pttp cafedang90

Câu 1. Nguyên tắc quang phổ hấp thụ nguyên tử? những lưu ý khi sử sụng quag phổ hấp thụ nguyên tử trong phân tích?

Câu 2. Nguyên tắc đo điện dẫn trong việc xác định trực tiếp 1 chất? những  lưu ý khi sử dụng phương pháp này trong hoá pt

Câu 3: Nguyên tắc của các pp cực phổ đạo hàm hỗn hống và sóng vuông. ứng dụng trong hoá pt?

Câu 4: Các loại cực điện thế?

Câu 6: Định luật lambe-bia có tính chất gì? những điều cần lưu ý trong so màu?

Câu 7: Nêu nguyên tắc phương pháp sắc kí trao đổi ion? nhựa ion là gi? các dạng của chúng

Câu 1. Nguyên tắc quang phổ hấp thụ nguyên tử? những lưu ý khi sử sụng quag phổ hấp thụ nguyên tử trong phân tích?

                                                Trả lời

* Nguyên tắc quang phổ hấp thụ nguyên tử:

- Dựa trên sự hấp thụ ánh sáng ở trạng thái khí tạo ra quang phổ (quang phổ vạch)

- Bức xạ điện từ chính là ánh sang chọn lọc cho nguyên tử đó, cụ thể đó chính là ánh sáng do nguyên tử này phát xạ khi bị kích thích. Sự hấp thụ as ở đây vẫn tuân theo định luật Lambe_Bia

* Những lưu ý khi sử dụng:

- Mỗi nguyên tố phân tích cần có đèn riêng cho nó (đèn với catot rỗng, catot làm từ chất chứa nguyên tố trùng với nguyên tố cần xacs định… Điện cực được nạp điện áp 1 chiều 220-500V, cường độ dòng điện 5-30mA)

- Cần chọn nhiệt độ thích hợp cho nguyên tử hóa của từng nguyên tố riêng biệt.

- Nguyên tử hóa bằng ngọn lửa: Không chọn hỗn hợp đốt mà sự hấp thụ của nó trùng với sự hấp thụ của nguyên tố cần phân tích. Đưa chất cần phân tích vào buồng đốt bằng phun dung dịch hoặc phun bụi của chất rắn cần phân tích

- Nguyên tử hóa bằng thanh nhiệt: Buồng nguyên tử hóa được nung nóng bằng điện, các chất cần phân tích đưa vào bằng cách bay hơi hoạc tẩm chúng vào thanh graphit. Ưu điểm của pp này là độ nhạy cao nhưng độ lặp kém và máy đo phức tạp

- pp này phân tích rất nhiều các nguyên tố trừ các nguyên tố phi kim.

Câu 2. Nguyên tắc đo điện dẫn trong việc xác định trực tiếp 1 chất? những  lưu ý khi sử dụng phương pháp này trong hoá pt

                                                Trả lời

- Đo điện dẫn là phương pháp dựa trên sự đo độ dẫn điện của các ion có trong dung dịch.         * Nguyên tắc:

- Phải vệ sinh sạch sẽ điện cực trước khi đo

- Độ dẫn điện của dung dịch phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ, vì thế khi đo phải khống chế nhiệt độ ở 0,2ºC. Nếu không khống chế được thì xây dựng hệ thống hiệu chỉnh, thường đưa về nhiệt độ là 25 ºC (ở VN) thong qua tỉ số dẫn điện của dd KCl: 2×10-5

- Độ nhớt: các mẫu không được sai khác nhau quá 10% chất tan.

*Lưu ý:

- Phương pháp đo trực tiếp không có tính chọn lọc, vì thế nó chỉ áp dụng để đo nồng độ của các dung dịch đơn chất.

Câu 3: Nguyên tắc của các pp cực phổ đạo hàm hỗn hống và sóng vuông. ứng dụng trong hoá pt?

                                                            Trả lời                                                      

- Phương pháp cực phổ theo dõi quan hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế dòng ngoài nạp trên 2 cực nhúng trong dung dịch điện phân. Một trong 2 điện cực bị phân cực hoàn toàn.

- Cực phổ hỗn hống: Trước hết đặt lên điện cực giọt thủy ngân 1 điện thế rất âm và giữ cho giọt thủy ngân không bị rụng, trên giọt thủy ngân sẽ xảy ra sự khử tất cả các ion kim loại để tạo thành hỗn hống KL-thủy ngân. Sau đó, thay đổi điện thế về giá trị dương dần, trên điện cực sẽ xảy ra sự tan hỗn hống (sự oxi hóa anot) và cho sóng cực phổ.

+ Vị trí và chiều sâu các rãnh trên song cực phổ cho biết định tính hoặc định lượng của chất cần xác định.

+ Ứng dụng: - pp này sử dụng để phân tích các dd có nồng độ nhỏ hơn 10-4

-         phân tích vết các chất :Cu, Pb, Zn, Cd. Sb, Bi, Sn…

- Cực phổ sóng vuông: điện cực giọt thủy ngân bị phân cực bằng hiệu điện thế hình chữ nhật có tính chu kỳ và dung điện kế có dao động tắt dần để đo cường độ dòng điện. Sóng cực phổ thu được có dạng gần giống cực phổ đạo hàm .

+ Ứng dung: Nâng cao độ nhạy của phương pháp cực phổ.

Câu 4: Các loại cực điện thế?

                                                Trả lời

+ Nhóm điện cực hoạt động dựa trên sự trao đổi e: các điện thế có điện cực được hình thành do phản ứng điện hóa sảy ra trên điện cực. Gồm 2 nhóm nhỏ.

- Điện cực hệ đồng tính: các chất tham gia phản ứng đều tan trong dd. Điện cực chỉ được làm bằng KL trơ như Pt. Điện cực loại này dùng để đo nồng độ các chất tham gia phản ứng OXH_khử.

- Điện cực hệ không đồng tính: một trong 2 chất tham gia phản ứng ở dạng rắn. Điện cực làm từ chính các kim loại hoạt động M, hoặc Pt phủ kim loại hoạt động

+ Nhóm điện cực hoạt động dựa trên sự trao đổi, khuếch tán ion qua màng: khi có sự chênh lệch nồng độ của 1 ion 2 bên mặt màng sẽ có sự trao đổi hoặc khuếch tán và xuất hiện 1 thế điện cực gọi là thế điện cực màng.

- Điện cực thủy tinh: Điện cực là bầu thủy tinh mỏng, bên trong chứa dd có ion trùng với ion cần phân tích. Thế điện cực là kết quả của sự trao đổi, khuếch tán ion qua màng thủy tinh.

- Điện cực màng silicon: Màng được dùng là nhựa silicon, trên đó phân tán kết tủa của các ion cần xác định. Màng có độ dày khoảng 0,5-2mm được gắn lên ống thủy tinh. Bên trong ống chứa dung dịch loãng cảu ion giống như ion cần phân tích.

Câu 5: Nêu nguyên tắc và cách tiến hành chuẩn độ điện thế xác định 1 chất. cho ví dụ?

                                                Trả lời

Câu 6: Định luật lambe-bia có tính chất gì? những điều cần lưu ý trong so màu?

                                                Trả lời

- Định luật Lambe-Bia: Độ hấp thụ quang của dung dịch hấp thụ màu là tỉ lệ thuận với chiều dày của tầng hấp thụ màu và nồng độ chất màu có trong tầng đó.

            A=εlC

- Tính chất:    + Tính cộng tính theo chiều dày của tầng hấp thụ màu: Nếu có thể chia tầng hấp thụ màu thành n phần nhỏ thì tổng độ hấp thụ quang của các tiểu phần là độ hấp thụ quang của toàn bộ dung dịch màu

            A=εlC= εl1C+ εl2C+….+ εlnC

Với l=l1+l2+...+ln

                        + Tính cộng theo nồng độ chất hấp thụ màu: Nếu có thể chia nồng độ chất hấp thụ màu thành n phần nhỏ thì tổng độ hấp thụ quang của các tiểu phần là độ hấp thụ quang của toàn bộ dung dịch màu

            A= εlC= εlC1+ εlC2+…+ εlCn

Với C=C1+C2+…+Cn

                                + Tính cộng tính theo thành phần các chất hấp thụ màu: Nếu trong dd có n chất hấp thụ màu thì tổng độ hấp thụ quang của các chất màu là độ hấp thụ quang của toàn bộ dd màu

            A= εlC= ε1C1+ ε2C2+…+ εnCn

* Lưu ý trong so màu:

- Có 2 phương pháp so màu:

+ So màu bằng mắt: dùng mắt để so sánh cường độ màu của dd phân tích với cường độ màu dd tiêu chuẩn. Cách tiến hành đơn giản, nhanh nhưng độ chính xác không cao

+ So màu bằng máy: Phương pháp này có độ nhạy lớn, dùng trong phân tích vi lượng. Khi đo phải chỉnh bước song đo về giá trị đã định. Phương pháp đường chuẩn thích hợp cho phân tích hàng loạt mẫu. Phương pháp them vào thích hợp cho trường hợp phân tích ít mẫu.

Câu 7: Nêu nguyên tắc phương pháp sắc kí trao đổi ion? nhựa ion là gi? các dạng của chúng

                                                Trả lời

Nguyên tắc của phương pháp sắc kí trao đổi ion là dựa vào sự trao đổi tỉ lượng thuận nghịch giữa các ion cần tách chứa trong dung dịch và các ion trong thành phần của chất trao đổi ion (ionit). Sự tách chất trong trường hợp này là do khả năng trao đổi không giống nhau của các ion cần tách đối với chất trao đổi ion cho

Nhựa ion: là những chất dẻo tạo nên do sự trao đổi ion của các chất hữu cơ trên nền polime

Ngườ ta chia nhựa trao đổi ion làm 4 nhóm chính:

+ Cationit axit mạnh (pKa<1)

+ Cationit axit yếu (pKa=4-6)

+ Anionit bazo mạnh (pKb=0-1)

+ Anionit bazo yếu (pKb=3-6)

Các chất cao phân tử sinh học (protein) là 1 loại ionit lưỡng tính điển hình. Ở pH<6,5, protein trở thành điện tích dương và hoạt động như 1 chất trao đổi anion. Ở pH=8.5, protein trở thành điện tích âm, hoạt động như 1 chất trao đổi cation

Câu 8: Nguyên tắc phương pháp quang kế ngọn lửa, những lưu ý trong phương pháp này

                                                Trả lời

- có 2 lưu ý

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #pttp