PTTK HT

                                               Chương 1:

1.Hệ thống thông tin và các thành phần cơ bản của 1 HTTT Quản Lý

Hệ thống thông tin là một tập hợp gồm nhiều thành phần mà mối liên hệ giữa các thành phần này cũng như liên hệ giữa chúng với các hệ thống khác là liên hệ thông tin với nhau

Hệ thông tin quản lý là một hệ thống thông tin được sử dụng trong các tổ chức kinh tế xã hội, hệ gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần là một hệ thống con hoàn chỉnh.

*Theo quan điểm của hệ thống thì một hệ thống thông tin quản lý thường có 3 thành phần:

-   Thành phần quyết định: thực hiện chức năng ra quyết định.

-   Thành phần thông tin: thực hiện chức năng tiếp nhận, xử lý, truyền tin và lưu trữ thông tin trong hệ thống.

-   Thành phần tác nghiệp: là thành phần bảo đảm các hoạt động cơ sở của một tổ chức.

Ví dụ: hệ thống thông tin quản lý trong một xí nghiệp có thành phần quyết định là Ban Giám đốc, thành phần thông tin là các phòng ban chức năng, thành phần tác nghiệp là các phân xưởng, cơ sở sản xuất

2.Các tính năng của một HTTT

·       Thời gian trả lời: được tính bằng khoảng thời gian từ khi thông tin được hệ thống tiếp nhận đến khi hệ thống tác nghiệp nhận được quyết định tương ứng với thông tin đến.

·       Bản chất của quyết định thuộc loại tự động hóa được hay không.

·       Kiểu sản phẩm của hệ thống tác nghiệp.

·       Khối lượng thông tin được xử lý.

·       Độ phức tạp của dữ liệu.

·       Độ phức tạp của xử lý.

·       Độ phức tạp về cấu trúc của hệ thống.

*Độ tin cậy của hệ thống

3.Các giai đoạn xây dựng một hệ thống thông tin tin học hoá

Mọi phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin phải trải qua các giai đoạn sau:

·       Nghiên cứu nhu cầu (hệ thống cần gì?)

·       Nghiên cứu khả thi (cân nhắc giữa nhu cầu và khả năng)

·       Đề xuất một kiểu kiến trúc mới của hệ thống

·       Mã hóa (tổ chức dữ liệu và lập trình)

Thử nghiệm và khai thác

a. Lập kế hoạch (khảo sát hệ thống):

            Đây là giai đoạn đầu tiên thông qua việc tiếp xúc giữa người phân tích và chủ đầu tư nhằm xác định các công việc cần thiết trước khi có thể tiến hành nghiên cứu các lĩnh vực, bộ phận, hệ thống con, các tổ chức có liên quan đến hệ thống thông tin cần xây dựng. Giai đoạn này là làm rõ được ý muốn của chủ đầu tư là: xây dựng 1 hệ thống thông tin mới hay nâng cấp 1 hệ thống thông tin cũ. Mục đích cần làm sáng tỏ những vấn đề sau:

·       Có cần thiết xây dựng hệ thống thông tin mới hoặc nâng cấp HTTT cũ không? Nếu có,

·       Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc

·       Ước tính chi phí thực hiện

·       Nhân lực, vật lực phục vụ cho hệ thống tương lai.

·       Có ích lợi và những cản trở gì.

·       Trách nhiệm mỗi bên cũng được thỏa thuận sơ bộ vào giai đoạn này.

Nói tóm lại, kết thúc của giai đoạn này là một hợp đồng không chính thức giữa người phân tích thiết kế và chủ đầu tư.

b. Phân tích:

            Là giai đoạn trung tâm khi xây dựng 1 hệ thống thông tin, giai đoạn này bao gồm các giai đoạn và khởi sự ngay trong giai đoạn lập kế hoạch. Phân tích bao gồm các công đoạn sau:

   b1.Phân tích hiện trạng:

            Giai đoạn này nhằm hiểu rõ tình trạng hoạt động của hệ thống cũ trong mục đích hoạt động của tổ chức. Cụ thể, nó bao gồm các công việc:

            - Tìm hiểu hiện trạng: thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu để tìm hiểu thông tin chung về ngành dọc của tổ chức.

-   Tìm hiểu hoạt động hiện tại của tổ chức

-   Xác định các thành phần tham gia trong tổ chức

-   Các nhiệm vụ của các tổ chức thành viên và các tổ chức bên ngoài có liên quan

-   Các mối quan hệ thông tin giữa các thành viên trong tổ chức

b2.Phân tích khả thi và lập hồ sơ nhiệm vụ:

Phân tích khả thi phải tiến hành trên 3 mặt:

. Phân tích khả thi về kỹ thuật: xem xét khả năng kỹ thuật hiện có để đề xuất giải pháp kỹ thuật áp dụng cho hệ thống thông tin mới.

. Phân tích khả thi kinh tế: xem xét khả năng tài chính để chi trả cho việc xây dựng hệ thống thông tin mới cũng như chỉ ra những lợi ích mà hệ thống sẽ đem lại.

. Phân tích khả thi hoạt động: khả năng vận hành hệ thống trong điều kiện khuôn khổ, điều kiện tổ chức và quản lý cho phép của tổ chức.

Sau đó, người phân tích phải định ra một vài giải pháp và so sánh, cân nhắc các điểm tốt và không tốt của từng giải pháp. Tóm lại, trong giai đoạn này người phân tích phải tìm ra một điểm cân bằng giữa nhu cầu và khả năng.

Sau khi đã chọn lựa xong giải pháp người phân tích cần phải lập hồ sơ nhiệm vụ. Công việc này nhằm mục đích:

-   Định hình các chức năng hệ thống cần đạt được.

-   Định ra các thủ tục xây dựng quan niệm và thực hiện hệ thống.

-   Định hình sơ lược giao diện của hệ thống với người sử dụng trong tương lai. Làm các bản mẫu (prototype) để NSD hình dung được hệ thống trong tương lai.

Tóm lại, lập hồ sơ nhiệm vụ là một thỏa thuận không chính thức giữa 3 phía: Người phân tích, Chủ đầu tư và Người sử dụng.

b3. Xây dựng mô hình hệ thống chức năng:

Người phân tích dựa vào kết quả phân tích để xây dựng mô hình nghiệp vụ của hệ thống, từ đó làm rõ mô hình thông tin và mô hình họat động của hệ thống. Trong toàn bộ hoạt động phân tích thì đây là giai đoạn quan trọng nhất. Quá trình tìm hiểu và xây dựng mô hình hệ thống được gọi là hoàn tất nếu không còn một phản hồi nào từ phía chủ đầu tư.

c. Thiết kế:

Thiết kế và phân tích không phải là hai giai đoạn rời nhau. Thiết kế hệ thống sẽ cho một phương án tổng thể hay một mô hình đầy đủ của hệ thống thông tin. Nó bao gồm tất cả các đặc tả về hình thức và cấu trúc của hệ thống. Trong giai đoạn thiết kế người phân tích phải xác định một cách chi tiết:

-   Các thông tin.

-   Các qui tắc phát sinh, tiếp nhận và xử lý thông tin

-   Các kiểu khai thác

-   Các phương tiện cứng và mềm được sử dụng trong hệ thống.

Tóm lại, thiết kế bao gồm các công việc sau:

·       Thiết kế dữ liệu: xác định các đối tượng (tập thực thể) và cấu trúc dữ liệu được sử dụng trong hệ thống.

·       Thiết kế chức năng: định ra các modun xử lý thể hiện các chức năng xử lý của hệ thống thông tin.

·       Thiết kế giao diện: chi tiết hóa hình thức giao tiếp người - máy

·       Thiết kế an toàn hệ thống

·       Thiết kế phần cứng: tính toán các yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống

·       Dự kiến nhân sự tại các vị trí công tác của hệ thống.

d. Giai đoạn thực hiện

Trong giai đoạn này xây dựng hệ thống bao gồm xây dựng các file cơ bản. Viết các chương trình thực hiện các chức năng của hệ thống mới tương ứng với các kiểu khai thác đã đặt ra. Thực chất của giai đoạn này là thực hiện mã hóa dữ liệu và giải thuật nên còn được gọi là giai đoạn mã hóa (coding)

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giai đoạn này là làm tài liệu sử dụng để cho hướng dẫn cho người sử dụng và làm tài liệu kỹ thuật cho các chuyên gia tin học phát triển hệ thống sau này.

e.Chuyển giao hệ thống

Giai đoạn này là giai đoạn cuối cùng để người phân tích hiệu chỉnh hệ thống thông tin và đưa hệ thống vào khai thác, vận hành thử bằng số liệu giả để phát hiện sai sót. Sau đó người phân tích phải đào tạo người sử dụng tại mỗi vị trí trong hệ thống.

f.Bảo trì

Là quá trình sửa đổi, khắc phục những thiếu sót của hệ thống thông tin để làm cho hệ thống thích nghi hơn, thuận tiện hơn trong sử dụng.

4.Nội dung của phương pháp phân tích thiết kế SADT

Phương pháp phân tích thiết kế có cấu trúc (SADT-Structured Analysis and Design Technique-Kỹ thuật phân tích và thiết kế có cấu trúc): Phương pháp này xuất phát từ Mỹ, ý tưởng cơ bản của nó là Phân rã một hệ thống lớn thành các hệ thống con đơn giản. SADT được xây dựng dựa trên 7 nguyên lý sau:

. Sử dụng một mô hình

. Phân tích kiểu Top-down.

. Dùng một mô hình chức năng và một mô hình quan niệm (còn được gọi là “mô hình thiết kế” để mô tả hệ thống.

. Thể hiện tính đối ngẫu của hệ thống

. Sử dụng các biểu diễn dưới dạng đồ hoạ

. Phối hợp các hoạt động của nhóm

. Ưu tiên tuyệt đối cho hồ sơ viết.

  Công cụ để phân tích:

. Sử dụng sơ đồ chức năng công việc BFD (Business Function Diagram) và lưu đồ luồng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram) .

. Mô hình dữ liệu (Data Modes)

. Ngôn ngữ có cấu trúc SL (Structured Language)

. Từ điển dữ liệu (Data Dictionary)

. Bảng và cây quyết định (Warnier/orr)

. Đặc tả các tiến trình (Process Specification).

Phương pháp phân tích thiết kế SADT có ưu điểm là dựa vào nguyên lý phân tích có cấu trúc, thiết kế theo lối phân cấp, bảo đảm từ một dữ liệu vào sản xuất  nhiều dữ liệu ra. Nhược điểm của phương pháp này là không bao gồm toàn bộ các tiến trình phân tích do đó nếu không thận trọng có thể đưa đén tình trạng trùng lặp thông tin.

5.Theo phương pháp phân tích thiết kế MERISE các mức bất biến của hệ thống thông tin là gì

Có 3 mức trừu tượng của một hệ thống thông tin:

a. Mức quan niệm

Mức quan niệm của một hệ thống thông tin là sự mô tả mục đích hệ thống thông tin đó và những ràng buộc phải tôn trọng trong mối quan hệ với mục đích của hệ thống. Các mô tả này phải độc lập với mọi giải pháp cài đặt sau này

Cụ thể, ở mức quan niệm người ta cần mô tả:

-   Các đối tượng được sử dụng trong hệ thống.

-   Các hiện tượng và các mối quan hệ thông tin giữa các đối tượng, giữa các hệ thống con trong hệ thống và giữa hệ thống với môi trường bên ngoài.

-   Thứ tự công việc được thực hiện trong hệ thống.

-   Các qui tắc biến đổi, công thức tính toán, thuật toán.

-   Các nhiệm vụ mà hệ thống phải thực hiện và các ràng buộc mà hệ thống phải tôn trọng.

Có 3 loại quy tắc:

+ Qui tắc quản ly: qui định mục tiêu và ràng buộc của hệ thống

+ Qui tắc tổ chức: qui tắc liên quan đến giải pháp họat động của hệ thống.

+ Qui tắc kỹ thuật: qui tắc liên quan đến các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo hệ thống có thể họat động được.

Tóm lại ở mức quan niệm cần trả lời các câu hỏi:

. Chức năng của hệ thống thông tin là gì?

. Hệ thống thông tin cần những yếu tố gì?

. Hệ thống gồm những dữ liệu và các quy tắc quản lý như thế nào?

b. Mức tổ chức

Mục đích của mức tổ chức là xác định các phương tiện, nhân lực, máy móc, cách tổ chức để cung cấp các thông tin cho người sử dụng đúng thời hạn và đủ độ tin cậy. Tại mức này, cần trả lời các câu hỏi: Ai làm? Làm ở đâu? Làm khi nào?

c.Mức vật lý (tác nghiệp)

Đây là mức ít trừu tượng nhất vì nó chính là hệ thống có thể họat động và vận hành. Tại mức này, cần trả lời các câu hỏi hệ thống hoạt động  như thế nào?

Mục tiêu của mức vật lý là xác định cách thực hiện của hệ thống thông tin trong một môi trường cài đặt nào đó, thông  tin ở đây được mô tả với các cấu trúc, giá mang và phương thức truy nhập.

                                            Chương 2

1.    Các yêu cầu đặt ra đối với 1 hệ thống thông tin tin học hóa

Yêu cầu từ phía chủ đầu tư (người lãnh đạo): với tư cách là người đại diện cho quyền lợi của tổ chức, người lãnh đạo quan niệm hệ thống theo khía cạnh lợi ích có tính chiến lược. Các yêu cầu mà chủ đầu tư thường đặt ra đối với những người phát triển hệ thống là:

. Hệ thống thông tin tin học hoá phải phù hợp với chiến lược hoạt động của tổ chức

. Hệ thống thông tin tin học hoá phải có chức năng hỗ trợ ra quyết định và giảm thời gian ra quyết định.

. Hệ thống thông tin tin học hoá phải cho sản phẩm hoặc dịch vụ mới tốt hơn.

. Khả năng hoàn vốn đầu tư.

Yêu cầu từ phía người sử dụng: người sử dụng đầu cuối thường quan niệm hệ thống như là một sự mô phỏng công việc thường ngày chỉ có khác là có sự tham gia của máy tính. Các yêu cầu mà người sử dụng thường đặt ra đối với những người phát triển hệ thống là:

          . Hệ thống thông tin phải có nhiều khả năng. Nghĩa là hệ thống phải làm được các công việc của người sử dụng đầu cuối.

          . Hệ thống thông tin phải dễ sử dụng và có ích thực sự cho người sử dụng.

          . Hệ thống phải có độ tin cậy cao.

          Quan niệm đúng đắn nhất là hệ thống thông tin đã tồn tại ngay trong hoạt động của tổ chức, và nó phục vụ cho mục đích chiến lược của tổ chức. Như vậy đối với hệ thống thông tin tin học hoá thì trước hết phải phục vụ cho mục đích chiến lược của tổ chức sau đó mới đến nhu cầu cụ thể của người sử dụng cũng như nhân viên kỹ thuật.

2.    Quy mô tin học hóa

Quy mô tin học hoá của một tổ chức cho biết trình độ quản lý và mức độ tin học hoá của tổ chức đó, nó phụ thuộc vào các yếu tố sau:

          . Tổ chức có nhu cầu tin học hoá nhiều hay ít.

          . Trình độ quản lý của tổ chức cao hay thấp.

          . Quy mô hoạt động của tổ chức

Trong thực tế việc tin học hoá một hệ thống thông tin xẩy ra một trong hai dạng: tin học hoá toàn thểtin học hoá từng bộ phận.

          Việc tin học hoá toàn thể thường đòi hỏi một tập thể người phân tích đồng thời tham gia và phải có một đầu tư lớn ban đầu, thời gian xây dựng đối với tin học hoá loại này cũng dài hơn. Một khó khăn đối với tin học hoá toàn bộ là vấn đề tâm lý, bởi vì nó thay đổi hầu như toàn bộ các hoạt động cơ bản của tổ chức và thói quen của người sử dụng. Nhưng có một ưu điểm là hệ thống đồng hoạt động đồng bộ, không manh múm, chắp vá.

          Việc tin học hoá từng bộ phận thường xẩy ra đối với tổ chức lớn. Phương pháp này có nhiều ưu điểm: không gây xáo trộn hoạt động của tổ chức, đầu tư dần dần. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là sự không nhất quán giữa các phân hệ thông tin trong hệ thống. Điều này thường xẩy ra đối với các hệ thống thông tin mà những người phát triển hệ thống không cùng trong một tập thể phân tích hoặc hoạt động độc lập lẫn nhau.

3.    Nội dung của phương pháp phỏng vấn

Phương pháp này thường được sử dụng trong các hệ thống thông tin kinh tế xã hội, bởi vì nó mang lại những thông tin xác thực và chi tiết cho quá trình phân tích và thiết kế. Phân tích viên cần phải phỏng vấn: Ban lãnh đạo và các điểm công tác.

§       Phỏng vấn lãnh đạo:

Mục đích là nắm các thông tin chung nhất của tổ chức, có thể là cần nắm:

-         Nhiệm vụ chung của tổ chức

-         Sơ đồ tổ chức - Chúng sẽ cho danh sách các điểm công tác và vai trò của chúng trong hệ thống

-         Các số liệu chung - Chúng sẽ cho biết quy mô của hệ thống

-         Các lĩnh vực cần nghiên cứu có liên quan đến hệ thống thông tin sắp được xây dựng

§       Phỏng vấn các điểm công tác:

Mục đích là thu thập các thông tin chi tiết liên quan đến các hoạt động cụ thể và tất cả các thông tin liên quan đến hệ thống thông tin. Tại mỗi điểm công tác cần phải mô tả và liệt kê các quy trình của công việc phải thực hiện. Mỗi qui trình phải nắm cho được:

-         Phương thức hoạt động: công việc được thực hiện tự động hay thủ công.

-         Các thông tin và khối lượng thông tin liên quan đến công việc, các quy tắc thực hiện công việc.

-         Điều kiện khởi động: khi nào, với điều kiện nào thì công việc được khởi động.

-         Thời gian và chu kỳ thực hiện công việc: công việc được thực hiện khi nào và khoảng thời gian bao lâu thi công việc được thực hiện lại.

Ngoài ra, phân tích viên cũng phải nắm:

-         Ngôn ngữ công việc tại mỗi điểm công tác để thiết kế giao diện người-máy giữa người sử dụng với hệ thống thông tin tương lai.

-         Các luồng thông tin tác nghiệp đi từ điểm công tác này đến điểm công tác khác hoặc đến môi trường ngoài của hệ thống.

§       Tổ chức phỏng vấn

Trước khi phỏng vấn phân tích viên nên thông báo trước thời gian, địa điểm và nội dung phỏng vấn với người được phỏng vấn. Phỏng vấn với lãnh đạo và các điểm công tác không phải là một lần duy nhất, nên phân tích viên phải tạo tạo quan hệ tốt với người được phỏng vấn. Cần mở đầu hợp lý, biểu lộ thiện cảm, sự tin cậy và tôn trọng đối với người được phỏng vấn. Sau khi phỏng vấn xong, phân tích viên phải tóm tắt nội dung đã phỏng vấn, khẳng định các thoả thuận, để ngỏ khả năng tranh luận để phát huy tính tích cực của người được phỏng vấn.

Để có được tài liệu tổng kết giai đoạn nghiên cứu hiện trạng, sau mỗi lần phỏng vấn phân tích viên phải ghi chép lại các thông tin về cuộc phỏng vấn như: người được phỏng vấn, chức vụ, chủ đề phỏng vấn, tên dự án, ai hỏi, thời gian hỏi, địa điểm hỏi, các câu hỏi, các câu trả lời tương ứng, đánh giá của người phỏng vấn, ngày tháng năm phỏng vấn,... các thông tin này nên tổ chức trên các phiếu phỏng vấn

4.    Các công việc sau khi nghiên cứu hiện trạng

Sau khi dùng các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin và dữ liệu liên quan đến hệ thống tương lai, phân tích viên phải xử lý sơ bộ, phân loại và tổng hợp các dữ liệu thu được để tiện việc theo dõi, quản lý, phục vụ trực tiếp quá trình khảo sát và làm tư liệu cho các bước tiếp theo.

a. Xử lý sơ bộ kết quả khảo sát

          Dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát hiện trạng là một khối các dữ liệu thô, phân tích viên phải xem lại và hoàn thiện tài liệu thu được. Công việc này bao gồm việc phân loại, sắp xếp, bổ sung,... làm cho nó trở nên đầy đủ, chính xác, cân đối, gọn gàng, dễ kiểm tra và dễ theo dõi. Phát hiện chổ thiếu để bổ sung, chổ sai để sửa chữa. Những việc cần làm là:

          . Làm rõ các chức năng của hệ thống: qua khảo sát hoặc bằng kinh nghiệm phân tích viên có thể xác định được các chức năng và dữ liệu của hệ thống            . Rà soát lại dữ liệu: Kiểm tra lại các thông tin sau về dữ liệu:

  - Tên dữ liệu: do người phân tích lựa chọn

  - Định nghĩa về dữ liệu: mô tả bằng lời hoặc bằng công thức

  - Kiểu dữ liệu (số, chuỗi,...)

  - Loại: là dữ liệu cơ sở hay dữ liệu được suy từ dữ liệu khác.

  - Ràng buộc về giá trị    

b. Tổng hợp kết quả khảo sát

Việc phỏng vấn tại các điểm công tác chưa nói lên được mối quan hệ giữa các điểm công tác với nhau như thế nào. Lúc này người phân tích cần tổng hợp lại để có được một bức tranh tổng thể của hệ thống. Việc tổng hợp được tiến hành theo hai loại: tổng hợp các xử lý và tổng hợp theo dữ liệu.

- Tổng hợp các xử lý

Mục đích của tổng hợp các xử lý là làm rõ các thiếu sót và sự rời rạc của các yếu tố liên quan đến công việc khi phỏng vấn. Có hai cách tổng hợp các xử lý: tổng hợp kết hợp với yếu tố tổ chức và tổng hợp tách rời các yếu tố tổ chức.

§       Tổng hợp kết hợp với yếu tố tổ chức

Tổng hợp kết hợp với yếu tố tổ chức sẽ kết hợp các chức năng với điểm công tác. Tổng hợp này cho phép chúng ta kết nối được những công việc cùng thuộc một chức năng chung nhưng liên quan đến nhiều điểm công tác. Thông qua tổng hợp này chúng ta sẽ rà soát được các khiếm khuyết của việc điều tra tại các điểm công tác khác nhau. Tổng hợp kết hợp với yếu tố tổ chức dựa trên cơ sở lĩnh vực hoạt động trong hệ thống. Lĩnh vực hoạt động là một tập hợp các nhiệm vụ cùng liên quan đến một tập dữ liệu và một nhóm quy tắc quản lý. Để tách ra một lĩnh vực hoạt động cần phải:

-         Nhóm các hoạt động có mối quan hệ với nhau theo mục đích

-         Kết hợp các hành động đó với một tập hợp các quy tắc quản lý chung.

-         Kết hợp các hành động đó với một tập hợp các dữ liệu chung.

§       Tổng hợp tách rời các yếu tố tổ chức

Mục đích của tổng hợp loại này là làm xuất hiện mức bất biến cao nhất (mức quan niệm) của hệ thống. Nếu bỏ đi các yếu tố tổ chức (như các điểm công tác) và yếu tố kỹ thuật thì hệ thống chỉ còn lại các điểm công tác ngoài, các chức năng và thông tin về các đối tượng được xử lý.

- Tổng hợp các dữ liệu

          Mục đích của tổng hợp dữ liệu là liệt kê ra tất cả các dữ liệu có liên quan đến hệ thống nhằm xây dựng một từ điển dữ liệu chung cho toàn nhóm phân tích. Nếu không sau này có thể gây nhiều rắc rối khi xây dựng quan niệm và mã hoá hệ thống. Các mục từ đưa vào từ điển cần phải chọn lọc và chính xác hoá, loại bỏ những từ đồng nghĩa và đa nghĩa.

5.    Mục đích, ý nghĩa của các biểu đồ ngữ cảnh: BFD, DFD

* Biểu đồ chức năng  nghiệp vụ BFD

Biểu đồ chức năng nghiệp vụ là một sơ đồ hình học dùng để mô tả sự phân rã có thứ bậc các chức năng của hệ thống từ đại thể đến chi tiết. Mỗi nút trong biểu đồ là một chức năng, các chức năng này có quan hệ bao hàm với nhau và chúng được nối với nhau bằng các cung để tạo nên một cấu trúc cây

          Có hai dạng để biểu diễn mô hình chức năng nghiệp vụ là dạng phân cấp chức năng và dạng phân tích công ty.

-Xây dựng BFD theo phân cấp chức năng

          - Xây dựng BFD theo dạng công ty

        *Biểu đồ luồng dữ liệu DFD

Biểu đồ luồng dữ liệu (DFD-Data Flow Diagram ) là một sơ đồ hình học nhằm diễn tả các luồng tài liệu thông qua các chức năng của hệ thống.

a. Những  hỗ trợ của DFD

§       Xác định yêu cầu của người dùng.

§       Lập kế hoạch và minh hoạ những phương án cho phân tích viên và người dùng xem xét.

§       Trao đổi giữa những phân tích viên và người dùng trong hệ thống.

Làm tài liệu đặc tả yêu cầu hình thức và đặc tả thiết kế hệ thống

6.    Cách vẽ DFD

-Để xây dựng một DFD người ta dựa vào biểu đồ chức năng nghiệp vụ và sơ đồ ngữ cảnh. Sử dụng BFD để xác định các tiến trình theo từng mức cho DFD. Bởi vì BFD được thực hiện phân rã thành các mức nên nó dùng để chỉ ra các mức tương ứng trong DFD. Sử dụng sơ đồ ngữ cảnh để nhận dạng ra được các luồng dữ liệu vào và ra hệ thống, các tác nhân ngoài của hệ thống.

Tiến trình:

- Không một tiến trình nào chỉ có cái vào mà không có cái ra. Nếu một đối tượng nào đó mà chỉ có cái vào thì đó có thể là một tác nhân (đích-thu nhận thông tin).

-  Không một tiến trình nào chỉ có cái ra mà không có cái vào. Nếu một đối tượng nào đó mà chỉ có cái ra thì đó có thể là một tác nhân (nguồn-phát sinh thông tin).

- Cái vào của một tiến trình phải khác với cái ra của tiến trình đó.

- Tên một tiến trình phải là một mệnh đề chỉ hành động.

Kho dữ liệu:

- Tên một kho dữ liệu phải là một mệnh đề danh từ.

- Dữ liệu không thể di chuyển trực tiếp từ một kho dữ liệu này đến một kho dữ liệu khác.

- Không thể di chuyển trực tiếp dữ liệu từ một tác nhân đến một kho dữ liệu.

- Không thể di chuyển trực tiếp dữ liệu từ một kho dữ liệu đến một tác nhân.

Tác nhân:

- Tên một tác nhân phải là một mệnh đề danh từ.

- Dữ liệu không thể di chuyển trực tiếp từ một tác nhân này đến một tác nhân khác.

Luồng dữ liệu:

- Tên một luồng dữ liệu phải là một mệnh đề danh từ.

- Một luồng dữ liệu chỉ có một hướng chỉ hướng di chuyển của dữ liệu.

- Một luồng dữ liệu không thể quay lui nơi nó vừa đi khỏi.

- Một luồng dữ liệu đi vào một kho có nghĩa là kho được cập nhật dữ liệu.

- Một luồng dữ liệu đi ra khỏi một kho có nghĩa là kho dữ liệu được đọc.

Căn cứ vào việc phân rã chức năng của một BFD, chúng ta có thể mô tả một    DFD theo nhiều mức khác nhau. Mỗi mức được thể hiện trong một hoặc nhiều trang.

         . Mức 0:  còn gọi là mức bối cảnh, chỉ gồm một DFD, trong đó chỉ có một chức năng duy nhất (chức năng tổng quát của hệ thống) trao đổi các luồng thông tin với các đối tác. Tên của trang mức 0 là tên của hệ thống.

         . Mức 1: còn gọi là mức đỉnh, cũng chỉ gồm một DFD, và các mức 2,3,4,... mỗi mức gồm nhiều DFD được thành lập như sau:

§       Cứ mỗi chức năng ở mức trên, ta thành lập một DFD ở mức dưới, gọi là biểu DFD định nghĩa chức năng đó theo cách sau:

-         Phân rã chức năng đó thành nhiều chức năng con;

-         Vẽ lại các luồng dữ liệu vào và ra chức năng trên, nhưng bây giờ phải vào hoặc ra chức năng con thích hợp;

-         Nghiên cứu các quan hệ về dữ liệu giữa các chức năng con, nhờ đố bổ sung các luồng dữ liệu nội bộ hoặc các kho dữ liệu nội bộ.

§       Các chức năng được đánh số theo ký pháp chấm để tiên theo dõi vệt triển khai từ trên xuống.

                                            Chương 3

1.Mô hình quan niệm của HTTT là gì?cho ví dụ

Mô hình quan niệm của một hệ thống thông tin được thiết lập từ hai mô hình liên quan đến nhau là mô hình quan niệm về dữ liệumô hình quan niệm về xử lý.

Mô hình quan niệm về dữ liệu: là sự mô tả toàn bộ dữ liệu của hệ thống, những mô tả này độc lập với các lựa chọn môi trường cài đặt, là công cụ cho phép người phân tích thể hiện dữ liệu của hệ thống ở mức quan niệm. Mô hình có thể mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên hoặc bằng hình vẽ.

Mô hình quan niệm về xử lý: mô tả toàn bộ các quy tắc xử lý được áp dụng cho dữ liệu của hệ thống.

Mô hình quan niệm cũng là cơ sở để trao đổi giữa những người phân tích thiết kế hệ thống.

2.Các loại thuộc tính của một tập thực thể.Cho vd và giải thích

Thuộc tính của một thực thể có thể phân thành các loại chủ yếu sau: thuộc tính đơn, thuộc tính lặp (đa trị), thuộc tính định danh.

a. Thuộc tính đơn

Thuộc tính đơn là thuộc tính mà giá trị của nó không thể phân tách được trong các xử lý theo một ý nghĩa tương đối nào đó.

Ví dụ: Thuộc tính HỌTÊN là thuộc tính đơn trong hệ thống thông tin “Quản lý nhân sự” bởi vì trong hệ thống này người ta không có nhu cầu tách thuộc tính HỌTÊN  thành hai thuộc tính HỌLÓT và TÊN, tuy nhiên điều này không còn đúng nữa khi ở trong hệ thống thông tin “Quản lý Đào tạo”

b. Thuộc tính phức hợp

Thuộc tính phức hợp là thuộc tính được tạo từ những thuộc tính đơn khác nhau.

Ví dụ: Thuộc tính Ngày sinh là gộp của 3 thuộc tính ngày, tháng và năm sinh. Thuộc tính HỌTÊN được tạo từ hai thuộc tính HỌLÓT và TÊN

c. Thuộc tính lặp (đa trị): thuộc tính có thể nhận nhiều hơn một giá trị đối với mỗi thực thể.

Ví dụ: KỸNĂNG, TĐỘNGNGỮ là các thuộc tính lặp trong tập thực thể NHÂNVIÊN vì mỗi nhân viên có thể có nhiều kỹ năng và trình độ ngoại ngữ khác nhau.

d. Thuộc tính định danh (khóa)

Thuộc tính định danh là một hoặc một số tối thiểu các thuộc tính của một tập thực thể mà giá trị của nó cho phép phân biệt các thực thể khác nhau trong tập thực thể. Trong một tập thực thể có thể có nhiều thuộc tính định danh khác nhau. Thông thường người ta chọn thuộc tính định danh là một thuộc tính đơn duy nhất.

Ví dụ: Trong tập thực thể NHÂNVIÊN thuộc tính MÃNV, SỐCMND là các thuộc tính có thể làm thuộc tính định danh.

3.Bản số của một tập thực thể qua 1 mối quan hệ.Cho vd

Bản số là một cặp số nguyên (i,j), chứa số tối thiểu và tối đa trường hợp có thể có của các phần tử của tập thực thể tham gia vào mối quan hệ.Bản số cuả tập thực thể nào được ghi trên nhánh của tập thực thể đó. Nếu i,j nhận giá trị lớn hơn 1 thì quy ước thay chúng bởi ký tự n

Ví dụ

Bản số  (1,1): Một sinh viên học ít nhất là 1 lớp và nhiều nhất là 1 lớp.

Bản số  (1,n): một lớp có ít nhất là 1 sinh viên và nhiều nhất là n sinh viên.

4.Các cách xử lý các thuộc tính trong một thực thể

a. Loại bỏ các thuộc tính vô nghĩa

Loại bỏ các thông tin không bao giờ sử dụng đến. Ví dụ trong quản lý sinh viên thì thuộc tính anhem không cần.

b. Tính độc lập của các thuộc tính

Thuộc tính của một tập thực thể không được suy từ những thuộc tính khác của tập thực thể đó.

Vd.Thuộc tính Thành tiền được tính toán từ hai Thuộc tính Số lượngĐơn giá. Ta loại bỏ Thuộc tính Thành tiền khỏi tập thực thể hóa đơn.

c. Xác định thuộc tính khóa

Trong mỗi tập thực thể nên chọn khóa chỉ có một thuộc tính để tiện việc xử lý. Nếu trong tập thực thể không có một thuộc tính nào để làm khóa thì nên áp đặt một thuộc tính bên ngoài để làm khóa.

Thông thường thuộc tính áp đặt này có dạng: Mã + <Tên tập thực thể>,

d. Tách thuộc tính có dung lượng lớn

Nếu một thuộc tính của tập thực thể có nhiều giá trị, mỗi giá trị chiếm một dung lượng lớn và lặp lại nhiều lần thì nên tách thành một tập thực thể riêng có tên là <tên thuộc tính> và có hai thuộc tính là: + <tên thuộc tính> và Tên + <tên thuộc tính>.

e. Xử lý một thuộc tính lặp (đa trị) nằm trong một tập thực thể

Nếu trong tập thực thể có thuộc tính đa trị thì tách thuộc tính này thành một tập thực thể có tên là <tên thuộc tính đa trị> và có hai thuộc tính là:

  + <tên thuộc tính> và Tên + <tên thuộc tính>.

f.Xử lý một nhóm thuộc tính lặp nằm trong cùng một tập thực thể

Nếu trong một tập thực thể có một nhóm thuộc tính lặp thì tách chúng (các thuộc tính lặp) thành một tập thực thể riêng. Tập thực thể này nhận các thuộc tính lặp làm thuộc tính và nhận thuộc tính khóa của tập thực thể gốc làm khóa.

g.Xử lý các thuộc tính phức hợp

Thay thuộc tính phức hợp bởi các thuộc tính đơn tạo thành nó.

5.Cho trước 1nghiên cứu hiện trạng của một HTTT nào đó.Hãy vẽ mô hình thực thể mối quan hệ của HTTT đó

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: