ptpmpxv4
Chương 4 :Cơ sở mạng của TMĐT
1. Mạng máy tính
2. Trang mạng (Website)
3. Cơ sở dữ liệu
************************************************************************
1. Mạng máy tính
- Mạng máy tính là một hệ thống gồm 2 hay nhiều máy được kết nối để trao đổi thông tin với nhau. Các loại mạng: LAN, MAN, WAN, Internet, Intranet, Extranet
1.1 Mạng LAN
- LAN (Local Area Network): là mạng máy tính được nối với nhau trong một khu vực hạn hẹp như trong một toà nhà, nhờ một số loại cáp dẫn và không sử dụng tới thuê bao điện thoại.
1.2 Mạng MAN
- MAN (Metropolitan Area Network): kết nối các mạng LAN lại với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn khác nhau và các phương thức truyền thông khác nhau.
1.3 Mạng WAN
- WAN (Wide Area Network): tập hợp các mạng LAN, MAN nối lại với nhau bằng các phương tiện như: vệ tinh (satellites), sóng viba (microwave), cáp quang, cáp điện thoại, …
1.4 Mạng Internet
- Internet là mạng toàn cầu của các mạng máy tính kết nối với nhau sửdụng giao thức TCP/IP hỗ trợ kết nối giữa các mạng máy tính khác nhau.
a. Lịch sử hình thành Internet
- Năm 1958, mạng ARPA (Advanced Research Projects Agency Network) ra đời, sau đó chuyển thành DARPA (Defense Advanced Research Projects Agency) dùng trong quân đội
- Năm 1962, công nghệ chuyển mạch gói (packet switching technology) được đưa ra đảm bảo cho máy tính khác nhau trao đổi thông tin với nhau
- Năm 1969, mạng máy tính đầu tiên được thiết kế trên các ý tưởng 1962 đánh dấu sự thành công của giao thức NCP (Network Control Protocol).
- Năm 1972, ra đời thư điện tử (email)
- Năm 1981, Giao thức Internet (NCP) được thay thế bằng giao thức TCP/IP
- Năm 1984, hệ thống tên miền ra đời
- Năm 1989, Web được ra đời
- Năm 1991, dịch vụ Gopher và WAIS ra đời
b. Sự vận hành của Internet
- Giao thức: Là các quy tắc chuẩn quy định cách thức các máy tính giao tiếp và trao đổi dữ liệu với nhau
- Địa chỉ IP: Là số duy nhất dùng để định vị một máy tính trên Internet
- Tên miền: Là hệ thống tên có cấu trúc để xác định vị trí của các máy tính trên Internet
- URL: Là hệ thống tên thống nhất để xác định địa chỉ duy nhất của các nguồn tin trên Internet
- Máy khách và máy chủ
* Giao thức trên Internet
- Internet là một mạng truyền các gói dữ liệu, sử dụng TCP/IP là giao thức chủyếu
- TCP/IP là một bộ các giao thức quản lý các địa chỉ mạng và việc tổ chức đóng gói các thông tin được gửi qua mạng Internet
- TCP – Kiểm soát đường truyền và khôi phục các gói dữliệu
- IP – Xác định địa chỉvà truyền tới các gói dữliệu
- HTTP – dùng đểtruy cập và truyền tải tài liệu web
- FTP – giao thức truyền tệp giữa các máy tính
- Giao thức Gopher – truy cập tài liệu thông qua menu gopher (không còn được sửdụng phổbiến)
- Giao thức Telnet – cho phép người dùng đăng nhập vào một máy tính ở xa
- SMTP – dùng để gửi và quản lý thư điện tử(email)
* Địa chỉ IP
- Địa chỉ IP là địa chỉ duy nhất của mỗi máy tính kết nối với Internet
- Được sửdụng bởi giao thức TCP/IP để truyền các gói thông tin từ người gửi tới một vị trí trên Internet
- Địa chỉ IP bao gồm bốn bộ sốnằm trong dải từ 0 đến 255
Ví dụ: 249.7.13.53
+ Hai bộ số đầu tiên xác định tên mạng
+ Bộ số thứ ba xác định mạng cục bộ
+ Bộ số thứ tư xác định một máy tính cụ thể
* Tên miền
- Tên miền là tên hiệu hoặc tên tương đương bằng tiếng Anh của một địa chỉ IP của máy tính .
- Hệ thống tên miền (DNS) cho phép sử dụng các tên dễ nhớ thay vì các địa chỉ IP để định vị máy tính trên Internet
- Các thiết bị giải tên miền quét trên Internet dịch tên miền thành địa chỉ IP
- Tên miền có hai phần:
+ Phần thứ nhất là địa chỉ máy chủ
+ Phần thứ hai xác định tên miền cấp cao nhất
- Miền cấp cao nhất (TLD)
- Miền cấp cao chung
- Miền cấp cao chỉ mã nước
- Tên miền được sử dụng trong địa chỉ URL và địa chỉ email
-Miền cấp cao
- .com – site thương mại/công ty
- .edu/ac – site giáo dục/nghiên cứu
- .gov – site chính phủ
- .org – site tổ chức phi lợi nhuận
- .mil – site quân đội
- .int – site của các tổchức quốc tế
- .net – site của các tổ chức cung cấp mạng
- .aero – sử dụng trong ngành công nghiệp vận tải hàng không
- .biz – site kinh doanh nói chung
- .coop – site của các tổ chức hợp tác
- .info – site nói chung của các tổ chức thương mại và phi thương mại
- .pro – site của các tổ chức nghề nghiệp
- Miền cấp cao chỉ mã nước
-.au – Australia
- .ph – Philippines
- .cn – China
- .sg – Singapore
- .uk – United Kingdom
- .id – Indonesia
- .us – United States
- .jp – Japan
- .vn – Vietnam
- http://www.iana.org/cctld/cctld-whois.htm
* URL – Định vị tài nguyên thống nhất
- Mỗi tài liệu hoặc tệp tin Internet có một địa chỉ duy nhất gọi là URL
- URL gồm ba phần:
+ Giao thức – cho phép máy tính hiểu cách xử lý thông tin mà nó nhận được
+ Tên miền – địa chỉ Internet của máy tính lưu website và tài liệu đó
+ Đường dẫn – cho máy tính biết thư mục và tệp tin để truy cập
* Các thành phần của hệ thống Internet
- Phần cứng: Máy chủ (Server)
+ Chuyên quản lý tài nguyên của mạng và đáp ứng nhu cầu truy cập Internet của máy khách
+ Máy chủ Web (Web server)
+ Máy chủ của thư điện tử (Mail server)
+ Máy chủ CSDL (Database server)
+ Máy chủ lưu trữ tài liệu (File server)
- Một số chương trình Web server: Apache, Webphere, Weblogic, Tomcat, IIS
- Các trình duyệt Web sửdụng giao thức HTTP, SMTP, POP, IMAP, FTP để truyền dữ liệu giữa các máy tính
- Đánh giá khả năng của web server
+Tốc độ kết nối Connected Speed
+ Bao nhiêu người có thể truy cập đồng thời
+ Hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình nào?
- Phần mềm
+ Nhà cung cấp ứng dụng TMĐT
+ Cơ sở dữ liệu
+ Hệ điều hành
- Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP)
1.5 Mạng Intranet
- Là hệ thống hạ tầng mạng để phục vụ nhu cầu chia sẻ thông tin trong nội bộ công ty bằng việc sử dụng nguyên lý và công cụ của Web.
- Cung cấp tính năng của Internet: xem, tìm kiếm, giao tiếp và phối hợp hợp tác trong doanh nghiệp
- Intranet thường được kết nối với Internet, cho phép thực hiện các hoạt động TMĐT
- Dễ dàng truy nhập vào CSDL
- Công cụ tìm kiếm, công cụ sắp xếp hỗ trợ cơ chế tìm kiếm theo từ khóa
- Giao tiếp hai chiều, tán gẫu (chát), hỗ trợ chương trình phát thanh, hội thảo trực tuyến
- Phân phối tài liệu và dòng thông tin bao gồm tải thông tin qua giao diện Web và định hướng dữ liệu.
- Phần mềm nhóm bao gồm thư điện tử, bảng thông tin nội bộ, chia sẻ thông tin và các phương tiện hỗ trợ làm việc nhóm khác
- Thống kê gọi điện thoại bằng mạng máy tính
- Intranet được kết hợp với TMĐT, tương thích với hệ thống mua hàng, thanh toán và phân phối, trở thành một bộ phận của Extranet
- TMĐT: marketing sản phẩm trong nội bộ doanh nghiệp có thể thực hiện trong môi trường trực tuyến, bán hàng cho đối tác bên ngoài qua Extranet
- Dịch vụ khách hàng
- Tìm kiếm và truy cập dữ liệu: cung cấp truy cập bấy kỳ loại thông tin làm tăng năng suất và thúc đẩy làm việc nhóm
- Cá thể hóa thông tin: Intranet giúp truyền thông tin cá nhân qua trang Web cá nhân hay Email
- Thúc đẩy chia sẻ kiến thức
- Thúc đẩy quá trình ra quyết định và quá trình kinh doanh
- Ủy quyền, người lao động ủy quyền đểra quyết định
- Tổ chức ảo: Xóa được rào cản về công nghệ không tương thích trong quá trình kinh doanh.
- Phân phối phần mềm
- Quản lý dữliệu
- Quản lý dựán
- Đào tạo
- Thúc đẩy xửlý quá trình giao dịch
- Phân phối thông tin không cần thông qua giấy tờ
- Hoàn thiện quá trình thực hiện hoàn chỉnh: quản lý sản xuất, tồn kho, mua bán, vận chuyển và phân phối.
1. 6. Mạng Extranet
- Là Intranet được mở rộng ra bên ngoài công ty đến một người sử dụng khác ở bên ngoài mạng nội bộ, sử dụng đường truyền Internet, nối mạng riêng hay thông qua hệthống viễn thông
- Thành phần gồm intranet, máy chủ Web, tường lửa, ISPs, công nghệchuyển thông tin mã hóa, phần mềm, giao diện, ứng dụng kinh doanh…
- Nhóm yếu tố để phát triển Extranet gồm:
+ Nhóm yếu tốcông cụphát triển Extranet
+ Nhóm yếu tố máy chủ và hệ thông kết nối, gồm Intranet, máy chủ Web, tường lửa, ISP, hệ cáp truyền dẫn
+ Dịch vụ Extranet
+ Hệ thống mạng ảo an toàn VPN
- Ứng dụng của mạng Extranet
+ Tăng cường khả năng giao tiếp trong nội bộ DN, hoàn thiện kênh giao tiếp giữa các đối tác kinh doanh, tăng cường tính hiệu quả tiếp thị, bán hàng và dịch vụ khách hàng, các hoạt động hỗ trợ sự liên kết
+ Chia sẻ thông tin kịp thời, giảm lượng thông tin quá tải, chồng chéo, hợp tác tối ưu giữa các đối tác
+ Tiếp cận thị trường nhanh hơn, chi phí thấp hơn
+ So sánh giá cả với đối thủ cạnh tranh dễ dàng
2 . Trang mạng (Website)
- Website còn gọi là trang web, là tập hợptrang web, chỉ nằm trong 1 tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web của Internet. Một trang web là tập tinHTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP.
- Trình duyệt Web : Internet Explorer, Mozila Firefox, Netscape, Safari
- Để sử dụng được Web cần
+Mạng Internet, Intranet, Extranet
+ Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML)
+ Giao thức truyền tệp (FTP)
+ Giao thức TCP/IP
+ Phần mềm trình duyệt Web
- Một trang Web có thể gồm chữ, hình ảnh, video, âm thanh, links kết nối
- Trang Web bao giờ cũng gồm trang chủ(home page) và các trang nội dung (main pages)
- Đặc điểm Web
+ Tính tương tác
+ Tính cá nhân
+ Tính riêng tư
+ Thông tin
+ Ngay lập tức
+ Tính đo được
+ Tính linh họat
+ Tính liên kết
- Lợi thế của Web
+ Web rất đa dạng, truyền tải hình ảnh dưới dạng chữ, hình ảnh, âm thanh
+ Tương tác giữa người cung cấp thông tin và người sửdụng
+ Dễdàng phản hồi cho các chiến dịch khuyếch chương
+ Luôn sẵn sàng 24/24
+ Là công cụ hỗ trợ khách hàng thuận tiện
+ Tiết kiệm nguồn nhân lực với FAQs
+ Có thể nhắm vào thị trường địa phương hay quốc tế
+ Chi phí sản xuất và duy trì thấp
+ Thời gian quay vòng nhanh
+ Tiếp cận được thị trường có đẳng cấp, toàn cầu
+ Giảm bớt ô nhiễm môi trường
- Font chữ, kích thước chữ
- Sử dụng kết nối
- Đồ họa
- Phần mềm, phần cứng liên quan tới tốc độ download, duyệt Web
- Quá trình truy cập thông tin, sử dụng màu sắc
3 . Cơ sở dữ liệu
* Khái niệm dữ liệu điện tử : Dữ liệu điện tử là tất cả các mục thông tin, văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc sự kết hợp giưa chúng được lưu trữ bằng các phương tiện điện tử.
- Phân loại : Dữ liệu điện tử số , Văn bản , Hình ảnh , Âm thanh , Video.
* Khái niệm CSDL :
+ Dữ liệu được lưu trữ trên máy được gọi là CSDL
+ CSDL là một hệ thống dữ liệu điện tử có cấu trúc, được kiểm soát và truy cập thông qua máy tính
- Mô phỏng dữliệu (Data Modeling) : Là quá trình xác định dữ liệu nào được xác định và sử dụng trong hệ thống thông tin và dữ liệu đó sẽ được tổ chức như thế nào .
- Các loại CSDL : CSDL liên hệ , CSDL đa chiều , Kho CSDL (data warehouse) , CSDL văn bản và hình ảnh , CSDL phương tiện và Web.
* Hệ quản trị CSDL (DBMSs)
- Khái niệm : Là tập hợp các chương trình sửdụng để định nghĩa CSDL, thực hiện giao dịch dùng để cập nhật dữ liệu, lấy dữ liệu từ CSDL và thiết lập CSDL một cách hiệu quả.
- Tính năng của DBMSs:
+ Kiểm soát và tổ chức dữliệu để tăng giá trị của dữ liệu
+ Tăng tính hiệu quả cho lập trình
+ Quy định cách thức hệ thống quản lý CSDL và truy cập vào dữ liệu
+ Đánh giá dữ liệu
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top