psycho
TÂM BỆNH HỌC
(PSYCHOPATHOLOGY)
BS.Phan Thiệu Xuân Giang
ĐỊNH NGHĨA VỀ TÂM BỆNH HỌC:
Không có một định nghĩa chung được chấp nhận cho tâm bệnh học.
PSYCHO : Tâm lý
PATHOLOGY : Bệnh học
Ta có thể tham khảo một số định nghĩa:
-Tâm bệnh học là thuật ngữ chỉ đến MÔN HỌC nghiên cứu về bệnh lý tâm thần hoặc các khó khăn nặng nề về tinh thần hoặc các biểu hiện về hành vi và các trải nghiệm mà từ đó có thể chỉ ra cho biết có bệnh lý tâm thần hoặc suy kém về tâm lý.
-Tâm bệnh học là môn học nghiên cứu về nguồn gốc ( nguyên nhân), sự phát triển và biểu hiện của các rối loạn sức khoẻ tâm thần hoặc rối loạn về hành vi.
-Tâm bệnh học cũng được sử dụng để gọi tên các hành vi hay các trải nghiệm mà qua đó cho thấy có bệnh lý tâm thần. Ngay cả khi nó không tạo thành một chẩn đoán đầy đủ. Ví dụ: ảo giác ( hallucination) có thể được xem là một dấu hiệu tâm bệnh lý ngay cả khi không có đủ các triệu chứng biểu hiện tiêu chuẩn đầy đủ cho một chẩn đoán rối loạn được liệt kê ở DSM (Diagnostic and Statistic Manual of Mental Disorders) hay ICD (International Classification of Diseases).
-Tâm bệnh học trẻ em ( Child psychopathology): Nghiên cứu tâm bệnh của trẻ em
-Tâm bệnh học phát triển ( Developmental Psychopathology): Là một tiếp cận để hiểu được làm thế nào tâm bệnh lý phát triển trong suốt cuộc đời, là môn học về quá trình phát triển góp phần vào tâm bệnh lý hay bảo vệ chống lại tâm bệnh lý.
-Tâm thần học (Psychiatry): Là một ngành thuộc y học, nghiên cứu, phòng ngừa và điều trị các rối loạn sức khoẻ tâm thần ở con người.
Có nhiều nhà chuyên môn làm việc trong lãnh vực tâm bệnh học như : BS tâm thần, nhà tâm lý lâm sàng, nhân viên xã hội…16 nhu cầu cơ bản của con người.
Tài liệu tham khảo : sách “The Normal Personality- A NEW WAY OF THINKING ABOUT PEOPLE” của Steven Reiss
Tất cả mọi người đều có 16 nhu cầu cơ bản nhưng được họ ưu tiên theo cách khác nhau. Cách mà mỗi cá nhân ưu tiên thỏa mãn nhu cầu được gọi là một Reiss Motivation Profile (RMP),nó tiết lộ về những giá trị ( values ) của người đó.
5 đặc điểm của 1 nhu cầu cơ bản :
1. Động cơ phổ quát (UNIVERSAL MOTIVATION) . Những nhu cầu cơ bản thúc đẩy mọi người hành động.
2. Những nhu cầu tâm lý (PSYCHOLOGICAL NEEDS ). Sự thỏa mãn 1 nhu cầu cơ bản luôn luôn mang tính tạm thời- nhiều giờ hoặc nhiều ngày sau khi thỏa mãn được 1 mục tiêu thì nhu cầu cơ bản của con người lại được xác lập lại và nó ảnh hường đến hành vi một lần nữa. Ví dụ, khi chúng ta thỏa mãn nhu cầu tò mò về 1 chủ đề, lĩnh vực nào đó , sớm hay muộn gì chúng ta cũng trở nên tò mò về những chủ đề khác.
Tại sao những nhu cầu cơ bản lại tự xác lập lại sau khi chúng ta đã thỏa mãn chúng ?
Bởi vì những nhu cầu cơ bản thúc đẩy chúng ta tìm kiếm những trải nghiệm thỏa mãn ở 1 mức độ nhất định. Ví dụ, nhu cầu ăn uống thúc đẩy chúng ta tiêu thụ khoảng 2500 calo mỗi ngày. Khi bạn ăn ít hơn số calo trong 1 ngày, bạn sẽ đói. Khi bạn ăn nhiều hơn, bạn sẽ thấy nặng nề. Khi bạn ăn đủ lượng thức ăn , bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn. Sự thỏa mãn của bạn chỉ là tạm thời.
3. Động cơ nội tại (INTRINSIC MOTIVATION ). People pursue basic desires for no reason other than that is what they want. Ví dụ, nhu cầu ngăn nắp gọn gàng thúc đẩy chúng ta tổ chức, sắp xếp cuộc sống của mình bởi vì chúng ta đánh giá cao tính trật tự, có kế hoạch ; trong khi đó nhu cầu muốn được người khác chấp nhận thúc đẩy chúng ta tránh né bị phê bình chỉ trích bởi vì chúng ta đánh giá cao sự chấp nhận.
Những nhu cầu khác nhau có thể là động cơ thúc đẩy hành vi giống nhau. Ví dụ , khi chúng ta sắp xếp lại nơi làm việc vì chúng ta đề cao tính trật tự, chúng ta bị thúc đẩy bởi nhu cầu ngăn nắp. Khi chúng ta sắp xếp lại nơi làm việc để tránh bị người quản lý phê bình thì chúng ta bị thúc đẩy bởi nhu cầu muốn được người khác chấp nhận. Khi chúng ta sắp xếp lại nơi làm việc vì cả 2 lý do trên, chúng ta bị thúc đẩy bởi nhu cầu ngăn nắp và muốn được chấp nhận.
4. Những giá trị nội tại (INTRINSIC VALUES) . We are a species motivated to assert our values.
5. PSYCHOLOGICAL SIGNIFICANCE
Sau đây là 16 nhu cầu cơ bản:
1. Acceptance, the desire to avoid criticism and rejection - Nhu cầu chấp nhận : muốn tránh không bị phê bình và chối bỏ.
2. Curiosity, the desire for cognition : Nhu cầu tò mò : khát khao về mặt nhận thức.
3. Eating, the desire for food : Nhu cầu ăn uống : khát khao với thức ăn
4. Family, the desire to raise one’s own children : Nhu cầu gia đình : nuôi dạy con cái.
5. Honor, the desire to behave morally Nhu cầu tự trọng : muốn hành xử theo đạo đức.
6. Idealism, the desire for social justice- Nhu cầu công bằng : khát khao về sự công bằng xã hội
7. Independence, the desire for self-reliance Nhu cầu độc lập
8. Order, the desire for structure Nhu cầu trật tự
9. Physical Activity, the desire to move one’s muscles Nhu cầu vận động cơ thể
10. Power, the desire for influence of will Nhu cầu quyền lực, khát khao ảnh hưởng đến mọi người
11. Romance, the desire for sex Nhu cầu tình dục
12. Saving, the desire to collect Nhu cầu tiết kiệm, tích lũy
13. Social Contact, the desire for friendship Nhu cầu kết nối xã hội, bạn bè
14. Status, the desire for prestige Nhu cầu địa vị xã hội, khát khao danh tiếng
15. Tranquility, the desire for inner peace Nhu cầu bình an nội tâm
16. Vengeance, the desire to get even Nhu cầu trả thù
Cường độ nhu cầu mạnh : chỉ về nhu cầu của người đó mạnh hơn những người bình thường ( trên 20% khi so sánh với dân số nói chung) . Người đó sẽ phát triển những nét tính cách, hoặc những thói quen để thỏa mãn nhu cầu được lặp đi lặp lại. Ví dụ, 1 người có nhu cầu suy nghĩ cao (a high-intensity need to think) sẽ dành nhiều thời gian cho hoạt động trí tuệ , người ấy sẽ bộc lộ những tính cách của người trí thức, học giả.
Cường độ nhu cầu yếu : Chỉ về nhu cầu của người đó yếu hơn, thấp hơn so với những người bình thường ( thấp hơn 20% khi so sánh với dân số nói chung). Người đó sẽ phát triển những nét tính cách, hoặc những thói quen để thỏa mãn nhu cầu được lặp đi lặp lại. Ví dụ, 1 người có nhu cầu suy nghĩ thấp (A person with a low-intensity need to think) sẽ dành ít thời gian cho hoạt động trí tuệ và người đó sẽ bộc lộ những tính cách của 1 người thiên về thực hành, thiên về hành động (traits of a practical, action-oriented).
Cường độ nhu cầu trung bình – bao gồm 60% dân số. Những nhu cầu đó được thỏa mãn hằng ngày và không yêu cầu phát triển những thói quen riêng biệt hoặc những nét tính cách để thỏa mãn những nhu cầu đó.Người có cường độ nhu cầu trung bình thỉnh thoảng sẽ bộc lộ những tính cách gắn liền với cường độ nhu cầu mạnh và thỉnh thoảng lại bộc lộ những tính cách gắn liền với cường độ nhu cầu thấp.
Bây giờ ta sẽ phân tích từng nhu cầu cụ thể.
1. Nhu cầu chấp nhận .
Là 1 nhu cầu mang tính phổ quát . Nhu cầu này thúc đẩy bạn tránh né những tình huống, hoàn cảnh mà bạn có thể bị chỉ trích và từ chối và tránh xa những người mà họ không thích bạn.Nhu cầu chấp nhận là lý do khiến bạn thỉnh thoảng cảm thấy lo lắng khi bạn bị đánh giá, bị kiểm tra hoặc phỏng vấn xin việc.
Bạn cần sự chấp nhận của 1 vài người nhiều hơn những người khác. Khi bạn còn bé, bạn đặc biệt cần sự chấp nhận của bố mẹ bạn. Khi trưởng thành, bạn có thể tìm kiếm sự chấp nhận từ người bạn tình, từ bạn bè trang lứa , từ đồng nghiệp và cộng đồng. Có lẽ cách đơn giản nhất để hiểu bạn cần sự chấp nhận của ai nhất , đó là tự hỏi mình rằng những lời phê bình chỉ trích nào gây tổn thương cho bạn nhất.
Sự chấp nhận làm cho khao khát được sống của bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Khi bạn cảm thấy được chấp nhận, bạn có được niềm say mê, vui vẻ trong cuộc sống. Khi bạn bị chối bỏ, bạn có thể sẽ nghi ngờ bản thân và có xu hướng to be down in the dumps. Một vài người trải nghiệm sự chối bỏ ( mang tính hủy hoại ) thì họ sẽ có những suy nghĩ tự tử.
Sự chấp nhận là 1 nhu cầu nội tại. Acceptance is about being valued for who you are.
Những ngừơi có nhu cầu được chấp nhận cao thì sẽ thiếu sự tự tin. Họ thường cảm thấy bất an và có xu hướng bị tổn thương bởi những lời phê bình, bởi sự từ chối và thất bại. Họ nhìn bản thân theo hướng tiêu cực và nhanh chóng đổ lỗi cho bản thân khi có vấn đề. Họ có thể lo lắng rằng mình sẽ bị đánh giá là thua kém người khác. Như Karen Horney (1939) đã mô tả , khi 1 người ( luôn cảm thấy bất an ) bắt gặp 1 người lạnh lùng, họ sẽ đổ lỗi cho bản thân vì người khác không nồng nhiệt với họ. Khi 1 người bạn không đáp lại cuộc điện thoại của họ 1 thời gian , họ có thể sẽ tự hỏi liệu người bạn đó không còn thích họ. Những người hay cảm thấy bất an thường đòi hỏi sự ủng hộ, cổ vũ từ người khác để thử làm những điều gì đó mới mẻ.Những nét tính cách có thể dùng để mô tả về họ bao gồm : thiếu tự tin, nỗ lực không nhất quán, bất an, nghi ngờ bản thân, bi quan , u sầu hoặc không quyết đoán.
Người có nhu cầu chấp nhận thấp/yếu là người tự tin . Họ lạc quan về những gì họ muốn có trong cuộc sống và kỳ vọng sẽ thành công. Khi gặp phải sự phê bình, từ chối hoặc thất bại, họ thường xử lý theo cách có tính xây dựng.Họ có cái nhìn tích cực về bản thân và kỳ vọng gây được ấn tượng yêu thích. Họ có thể không cần người khác nói với họ rằng họ xinh đẹp hoặc thông minh bởi vì trong sâu thẳm con người mình họ tin những điều này về mình. Những nét tính cách có thể dùng để miêu tả về họ bao gồm tự tin , sẵn sàng trải nghiệm mọi việc, lạc quan .
2. Nhu cầu tò mò
Tò mò là nhu cầu mang tính phổ quát về hoạt động trí tuệ ( nhu cầu nhận thức ). Sự thỏa mãn nhu cầu này sẽ tạo ra cảm xúc ngạc nhiên, trong khi đó sự không thỏa mãn nhu cầu này sẽ tạo ra sự nhàm chán.
Sự tò mò của bạn sẽ quyết định tiềm năng của bạn trong việc trải nghiệm những lĩnh vực thuộc về trí tuệ trong cuộc sống. Những đứa trẻ tò mò hỏi người lớn nhiều câu hỏi để kích thích suy tư(Maw & Maw, 1964).Những người lớn tò mò thích tham gia vào những cuộc nói chuyện mang tính trí tuệ.
Người không tò mò thì hỏi rất ít và tránh né những cuộc nói chuyện mang tính trí tuệ bởi vì họ không thích suy nghĩ...
Những kết quả từ cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho rằng rất nhiều ( nhưng không phải là tất cả ) những người trưởng thành trải nghiệm sự giảm sút sự tò mò khi họ già đi. Nhiều giáo sư trở nên kém tò mò khi họ ở lứa tuổi 40 và 50, nhưng một vài người vẫn duy trì được tính tò mò cao trong suốt cuộc đời họ.
Sự tò mò có giá trị sinh tồn. Khi kiến thức con người được mở rộng, khả năng tìm kiếm và sản xuất thức ăn, tự bảo vệ bản thân và phòng tránh, điều trị bệnh tật.
Người có nhu cầu tò mò cao : yêu thích việc theo đuổi về trí tuệ ví dụ như suy nghĩ, đọc sách, viết lách và nói chuyện. Những ý tưởng và lý thuyết có ý nghĩa rất lớn đối với họ. Bất kể hoàn cảnh sống của họ ra sao – như nghèo khổ, chiến tranh... thì những người đó vẫn theo đuổi việc học tập. Họ dễ trở nên buồn chán ( bored ) và có nhu cầu được kích thích về mặt trí tuệ thường xuyên để cảm thấy hạnh phúc (They are easily bored and need frequent intellectual stimulation to be happy). Những lĩnh vực họ quan tâm rất rộng lớn, và họ cũng có thể tập trung vào 1 lĩnh vực cụ thể. Họ có thể suy nghĩ về 1 vấn để lặp đi lặp lại cho đến chừng nào họ cảm thấy hiểu về nó. Họ có thể trở nên chìm đắm vào trong những suy nghĩ của mình. Họ có thể hướng đến những gì logic hoặc sáng tạo, những ý tưởng tưởng tượng. Những nét tính cách có thể dùng để mô tả về họ bao gồm : suy nghĩ sâu sắc, thông minh, hay chiêm nghiệm, tò mò.
Người có nhu cầu tò mò thấp : muốn giảm tối thiểu hoạt động trí tuệ. Họ trở nên dễ dàng chán nản khi họ cố gắng suy nghĩ. Họ hiếm khi đọc sách, xem phim tài liệu trên tivi, tranh cãi về các ý tưởng hoặc thích những buổi nói chuyện mang tính trí tuệ. Họ có thể ít kiên nhẫn với những vấn đề mang tính trí tuệ và thậm chí xem những nhà học giả, những vấn đề trí tuệ là tiêu cực. Họ thích nói chuyện bằng hành động hơn là bằng ngôn từ. Những nét tính cách có thể dùng để miêu tả về họ bao gồm : khuynh hướng hành động (action-oriented), người thực hành, thực tế.
3. Nhu cầu ăn uống
Người có nhu cầu ăn uống cao : thức ăn là một trong số những niềm vui lớn nhất của họ trong cuộc sống. Họ có thể thích thưởng thức nhiều loại thức ăn khác nhau. Khi trưởng thành họ có thể trở nên thừa cân. Những nét tính cách có thể dùng để mô tả về họ bao gồm : ăn quá nhiều, tính tham ăn, người theo chủ nghĩa khoái lạc.
Người có nhu cầu ăn uống thấp : ít hứng thú với thức ăn. Họ có thể hiếm khi nghĩ đến chuyện ăn uống và có thể kén chọn món ăn. Những nét tính cách có thể dùng để mô tả về họ bao gồm :ăn như mèo, gầy còm, người kén ăn.
4. Nhu cầu gia đình
Người có nhu cầu gia đình cao: muốn có nhiều con và dành phần lớn thời gian nuôi dạy chúng. Những đứa con có thể là tất cả đối với họ. Chăm sóc gia đình là niềm hạnh phúc lớn nhất đối với họ. Họ đánh giá cao việc làm cha mẹ và giá trị của gia đình. Những nét tính cách có thể dùng để mô tả về họ bao gồm : con người của gia đình ,motherly (or fatherly), and perhaps nurturing.
Người có nhu cầu gia đình thấp xem những bổn phận, nhiệm vụ làm cha mẹ như 1 gánh nặng. Họ có thể không muốn trở thành cha mẹ. Nếu họ có con, họ có thể không dành nhiều thời gian để nuôi dạy chúng. Những nét tính cách có thể dùng để mô tả về họ bao gồm : người không có con, noninvolved parent, and absentee parent.
5. Nhu cầu danh dự
Đó là nhu cầu muốn hành xử 1 cách có đạo đức. Việc thỏa mãn nhu cầu này sẽ tạo ra cảm giá trung thành, trong khi đó việc không thỏa mãn nhu cầu này tạo ra cảm giá tội lỗi và xấu hổ. Nhu cầu danh dự thúc đẩy bạn trở thành người trung thực, trung thành, đánh tin và có trách nhiệm.
Những người có nhu cầu danh dự cao là những người ngay thẳng. Họ có thể tập trung vào những vấn đề như tính nết, đạo đức và những nguyên tắc. Họ có thể trung thành với nhóm đạo đức và bố mẹ họ. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : trung thực, trung thành, phụ thuộc, đáng tin, chu đáo.
Những người có nhu cầu danh dự thấp là những người mưu mô ( expedient ). Họ có khuynh hướng làm bất cứ điều gì cần thiết để đạt mục tiêu quan trọng của họ. Họ có thể nghĩ rằng chẳng có gì sai trái khi thay đổi quan điểm và nuốt lời hứa khi hoàn cảnh thay đổi. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : mưu mô, chủ nghĩa cơ hội, nuốt lời hứa.
6. Nhu cầu lý tưởng idealism
Đó là khao khát muốn cải thiện xã hội. Sự thỏa mãn nhu cầu này tạo ra cảm giác nhân ái, trong khi việc không thỏa mãn nó tạo ra cảm xúc nổi giận trước những bất công của xã hội. Việc khao khát chủ nghĩa lý tưởng thúc đẩy con người trở nên quan tâm, tham gia vào những nguyên nhân của xã hội, chú ý đến những vụ ngoại tình hoặc quyên tiền cho các hội từ thiện.
Người có nhu cầu lý tưởng cao là những người bị ấn tượng bởi chủ nghĩa nhân đạo và tham gia tình nguyện. Sự công bằng xã hội và sự công bằng nói chung rất quan trọng đối với họ.Họ có thể quan tâm sâu sắc đến những vấn đề như hòa bình thế giới, sức khỏe thế giới; sự áp bức. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : nhân đạo, công bằng, chủ nghĩa lý tưởng, người mơ mộng, người tình nguyện, và có thể là người hy sinh đời mình , liệt sỹ.
Người có nhu cầu lý tưởng thấp : họ thường tập trung vào những sự kiện trong cuộc đời họ hơn là những vấn đề to tát của xã hội. Họ có thể nghĩ rằng sự bất công là 1 phần của cuộc sống và cá nhân ít có khả năng làm được gì trừ phi nó liên quan trực tiếp đến cá nhân đó hoặc đến những người thân yêu của họ. Họ có thể ít quan tâm đến những sự kiện về hòa bình thế giới. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : người thực tế, thực dụng.
7. Nhu cầu độc lập
Nhu cầu này thúc đẩy bạn tự chăm sóc bản thân và không yêu cầu sự giúp đỡ hoặc tiền bạc của người khác. Nó thúc đẩy bạn tự đưa ra quyết định của mình. Sự thỏa mãn nhu cầu này đem lại niềm vui của sự tự do cá nhân, trong khi đó sự không thỏa mãn nhu cầu nàu tạo ra cảm giác lệ thuộc.
Người có nhu cầu độc lập cao : sự tự do cá nhân có thể là tất cả đối với họ. Họ có thể không thích dựa vào người khác. Điều quan trọng đối với họ là làm mọi việc theo cách của họ.Họ có thể thích logic, lý trí, khoa học hơn là dựa vào trực giác khi đánh giá những tình huống và những người khác. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : tự chủ, độc lập, tự dựa vào bản thân, bướng bỉnh , tự hào.
Người có nhu cầu độc lập thấp: tin tưởng vào người khác để đáp ứng những nhu cầu của họ. Họ đánh giá cao sự hỗ trợ tâm lý, đặc biệt khi đưa ra quyết định. Họ xem nhẹ việc thể hiện tính cá nhân. Họ có thể dựa vào trực giác khi đánh giá những tình huống và những người khác. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : khiêm tốn, phụ thuộc lẫn nhau, thần bí.
8. Nhu cầu trật tự
Sự trật tự, ngăn nắp có lợi ích về mặt sinh tồn bởi vì nó thúc đẩy những sự sạch sẽ. Theo nhà tâm lý trị liệu Judith L. Rapoport (1990),sự bẩn thỉu, những vết thương và tạo ra ấn tượng của sự... “out of place” on the skin. Động vật liếm vết thương và có những nghi thức loại bỏ sự bẩn thỉu và chất gây ô nhiễm. Con người chúng ta muốn mọi thức ở đúng vị trí của nó và thích sự sạch sẽ hơn là bẩn thỉu. Xã hội con người đánh giá cao sự sạch sẽ hơn là bẩn thỉu.
Người có nhu cầu trật tự cao là những người có tính tổ chức. SỰ gọn gàng, sạch sẽ và đúng giờ là rất quan trọng đối với họ. Họ có thể chú ý đến những chi tiết, luật lệ và lịch trình; họ có thể thấy thoải mái với những tình huống đoán trước được và không thay đổi. Họ thích làm theo những lề thói. Họ nghĩ rằng chỉ có 1 cách duy nhất để làm mọi việc. Họ có thể gặp khó khăn khi thích nghi với sựu thay đổi; họ không thích làm mọi việc theo cách ngẫu hứng. Những nét tính cách mô tả về họ là : ngăn nắ, cẩn thận, không linh hoạt, biết tổ chức, chính xác, đúng giờ, chuẩn bị, sạch sẽ.
Người có nhu cầu trật tự thấp là người linh hoạt. Họ chịu đựng được sự mơ hồ, không rõ ràng. Họ có thể không thích tính trật tự, cấu trúc, và ghét tuân theo những luật lệ và thời gian biểu. Họ thường xuyên thay đổi kế hoạch. Họ có thể tập trung vào bức tranh tổng thể và bỏ qua những chi tiết chính. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : không trật tự, ko biết tổ chức, linh hoạt, ghét lập kế hoạch, ngẫu hứng, không sách sẽ.
9. Nhu cầu vận động thân thể
Người có nhu cầu vận động thân thể cao tìm kiếm 1 phong cách sống năng động. Làm việc ngoài trời hoặc thể thao là 1 phần quan trọng trong cuộc sống của họ. Họ đánh giá cao sự khỏe mạnh thân thể, sức sống, sức dẻo dai, sức mạnh. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : năng động, vận động viên, tràn đầy năng lượng, khỏe mạnh.
Người có nhu cầu vận động thân thể thấp thích 1 lối sống ít di động, ở yên 1 chỗ. Họ cần sự cổ vũ khuyến khích và những lý do bên ngoài – ví dụ như sức khỏe để tập thể dục thường xuyên. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : thụ động, ở yên một chỗ, thờ ơ.
10. Nhu cầu quyền lực
Thúc đẩy con người đạt thành công,sức mạnh ý chí, làm lãnh đạo. SỰ thỏa mãn nhu cầu này tạo ra sự vui sướng về khả năng bản thân . Việc không thỏa mãn nhu cầu này tạp ra sự hối tiêc hoặc xấu hổ.
Người có nhu cầu quyền lực cao thích tự chịu trách nhiệm cho những hoàn cảnh và thích đóng vai lãnh đạo. Họ có thể tìm kiếm sự thách thức và làm việc chăm chỉ để đạt được những mục tiêu. Họ có thể thích cho người khác lời khuyên. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : tham vọng, làm việc chăm chỉ, tự quyết định, ương ngạnh,ngay thẳng.
Người có nhu cầu quyền lực thấp : không thích sự tự khẳng định bản thân . Họ có khuynh hướng để cho mọi việc xảy ra mà không can thiệp vào. Họ có thể thiếu tham vọng và không ra lệnh. Họ có thể không thích vai trò lãnh đạo hoặc không thích cho lời khuyên hoặc chỉ dẫn người khác. Họ biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình. Họ có thể tránh né những thử thách và những mục tiêu thành công. Họ không phải là người lười biếng hoặc không quna tâm; họ chỉ là không thích kiểm soát hoặc can thiệp đến người khác. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : không tham vọng, dễ tính, không ra lệnh, thoải mái.
11. Nhu cầu lãng mãn.
Khao khát tình dục .Sự thỏa mãn nhu cầu này tạo ra khoái cảm, sự không thỏa mãn nhu cầu tạo ra cảm giác ham muốn , thèm khát.
Nhu cầu này thúc đẩy bạn quan tâm đến ngoại hình bản thân và theo đuổi những đối tác tình dục tiềm năng.
Ham muốn tình dục giảm dần trong suốt tuổi trưởng thành.
Người có nhu cầu tình dục cao : theo đuổi đời sống tình dục. Họ đánh giá cao những kỹ năng tình dục hoặc đam mê. Họ có thể thường xuyên nghĩ về tình dục. Họ có thể bị thu hút bởi nhiều đối tác tiềm năng. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm :Lãng mạn, đam mê, tình dục quá mức, ưa tán tỉnh.
Người có nhu cầu tình dục thấp : có thể dành ít thời gian suy nghĩ về tình dục hoặc theo đuổi tình dục. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm :thuần khiết, trong sạch, người độc thân, khắt khe.
12. Nhu cầu tiết kiệm
Là nhu cầu muốn tích lũy đồ vật. Con người tích lũy, sưu tầm nhiều đồ vật khác nhau, bao gồm đồ lưu niệm, tranh ảnh, điện thoại, quần áo, sách, tranh sức,đồ chơi...
Việc tiết kiệm thúc đẩy con người đánh giá cao sự thanh đạm và phản đối việc lãng phí. Việc tiết kiệm mang giá trị sinh tồn bởi vì nó thúc đẩy con người tích trữ những vật dụng quan trọng.
Người có nhu cầu tiết kiệm cao là những người thích sưu tầm. Họ có thể ghét việc vứt đồ đạc đi và rất tằn tiện về tiền bạc. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : người thích tích trữ, tiết kiệm, keo kiệt.
Người có nhu cầu tiết kiệm thấp là những người có xu hướng sử dụng đồ vật. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm :lãng phí, trụy lạc, ngông cuồng, spendthrift.
13. Nhu cầu kết nối xã hội
Người có nhu cầu kết nối xã hội cao là người thân thiện. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : nồng nhiệt, quyến rũ, duyên dáng, tinh nghịch, hướng ngoại, vui vẻ, hòa đồng.
Người có nhu cầu kết nối xã hội thấp là người thích sự cô độc solitude ( lưu ý là cô độc solitude khác với cô đơn lonely ). Họ không thích tiệc tùng, ít quan tâm đến những người mà họ gặp. Họ có thể có rất ít bạn bè . Họ thường trông có vẻ nghiêm túc. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : hướng nội, nghiêm túc, riêng tư, ẩn sỹ, tách biệt.
14. Nhu cầu địa vị xã hội
Là ước muốn về chỗ đứng, vị trí xã hội dựa trên sự giàu có, danh tiếng, tầng lớ xã hội . Sự thỏa mãn nhu cầu này đem lại cảm giác về sự quan trọng của bản thân và cao siêu hơn người khác; trong khi đó sự không thỏa mãn nhu cầu tạo ra cảm giác thua kém, mình là người không quan trọng. Alfred Adler (1971/1927) cho rằng con người tìm kiếm địa vị xã hội để bù trừ cho cảm giác vô thức về sự thua kém (unconscious feelings of inferiority). Nhưng tác giả cuốn sách này lại cho rằng con người tìm kiếm địa vị vì họ đánh giá cao sự tôn trọng. Nhìn chung, khi mọi người chú ý đến bạn thì đó là dấu chỉ cho thấy địa vị, vị trí của bạn. Con người thường chú ý đến những người quan trọng (important people) và phớt lờ những người không quan trọng.
Địa vị là 1 cái gì đó mà người khác trao cho bạn; bạn không thể tự trao nó cho chính mình.
Nhu cầu về địa vị thúc đẩy con người chú ý đến và đánh giá cao danh tiếng của họ.
Nhu cầu về địa vị thúc đẩy con người xem xét đến yếu tố giai tầng xã hội khi lựa chọn bạn đời. Người có nhu cầu về địa vị cao sẽ hướng đến việc kết hôn với những người ở tầng lớ cao, giàu có , hoặc kết hôn với người xinh đẹp. Người có nhu cầu địa vị thấp có thể không quan tâm đến tiền bạc hoặc tầng lớp xã hội khi lựa chọn bạn đời.
Nhu cầu địa vị cũng thúc đẩy con người quan tâm đến vấn đề ăn mặc, quần áo, kiểu tóc, thời trang và phong cách của những ngôi sao.
Người có nhu cầu địa vị cao sẽ đánh giá cao sự giàu có, vật chất và giai cấp xã hội. Họ có thể gắn bản thân mình với những thứ gì đó phổ biến, nổi tiếng và chia tách với những gì không nổi tiếng.
Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm Hình thức, quý tộc, kiểu cách, cao cả , trang nghiêm, vật chất.
Người có nhu cầu địa vị thấp không mấy ấn tượng với những người tầng lớp cao, với sự giàu có và nổi tiếng. Họ tin rằng sẽ là sai lầm khi ngưỡng mộ người nào đó bởi vì người đó được sinh ra trong 1 gia đình giàu có. Họ có thể không quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về họ. Họ có thể đồng nhất mình với những người ở tầng lớp trung lưu hoặc tầng lớ thấp. Những nét tính cách dùng để mô tả về họ bao gồm : giản dị, không kiểu cách , bình đẳng.
15. Nhu cầu an toàn
Mong muốn tránh né sự trải nghiệm lo lắng hoặc đau đớn. Sự thỏa mãn nhu cầu này đem lại cảm giác thoải mái, thư giãn. Sự không thỏa mãn nhu cầu này đem lại cảm giác lo lắng , sợ hãi. Nhu cầu này ảnh hưởng đến những thái độ của bạn trước sự an toàn, sự mạo hiểm và có thể là những rủi ro tài chính. Nhu cầu an toàn có giá trị sinh tồn vì nó thúc đẩy con người tránh né rủi ro, nguy hiểm. Khi đứng trước 2 lựa chọn “ chiến đấu hoặc bỏ chạy “, nhu cầu an toàn thúc đẩy bạn bỏ chạy ( flight )
Người có nhu cầu an toàn cao: đánh giá cao về sự an toàn của bản thân. Họ có thể có nhiều nỗi sợ và rất nhạy cảm với nỗi đau cơ thể. Họ có thể lo lắng về tiền bạc, về tình cảm, về công việc , sức khỏe hoặc tương lai (Horney, 1939).
Họ có thể là những người tránh né rủi ro. Những nét tính cách dùng để mô tả về họ bao gồm : sợ hãi, lo lắng, e ngại, thận trọng, nhút nhát, là người hay lo lắng.
Người có nhu cầu an toàn thấp : là những người tìm kiếm sự mạo hiểm. Họ có thể không biết sợ. Họ có khả năng cao trong việc xử lý với stress. Họ dám đương đầu với nguy hiểm. Những nét tính cách dùng để mô tả về họ bao gồm : dũng cảm, bình tĩnh, can đảm, nhà thám hiểm, không sợ hãi , thoải mái, và mạo hiểm.
16. Nhu cầu trả thù
Là ước muốn trả thù người làm chúng ta thất vọng hoặc xúc phạm chúng ta.
Người có nhu cầu trả thù cao : nhanh chóng đương đầu với người khác. Họ đề cao việc cạnh tranh và chiến thắng. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : đối thủ cạnh tranh, hay gây gổ, và có lẽ hung hăng, tức giận, tranh cãi, chiến đấu, đê tiện.
Người có nhu cầu trả thù thấp : tránh né đối đầu , đánh nhau, bạo lực. Thường thì phản ứng đầu tiên của họ là giảng hòa, hợp tác hơn là thách đố, cạnh tranh. Họ đề cao sự hòa bình, thỏa hiệp, hợp tác và không bạo lực. Họ phản đối việc tranh cãi, đánh nhau, thách đố. Những nét tính cách mô tả về họ bao gồm : hợp tác xã, tốt bụng, thương xót, khong gây hấn, và sứ giả hòa bình.
16 nguyên tắc của động cơ
Principle I. Basic desires, also called psychological needs, predict behavior in natural environments. Những nhu cầu cơ bản, hau còn gọi là những nhu cầu tâm lý, dự đoán hành vi của con người trong môi trường tự nhiên.
Principle II. Motivation is the assertion of deeply held values, not the discharge of psychic energy.
Principle III. We can distinguish between means and ends. Only ends can explain personality and behavior. Chúng ta có thể phân biệt được giữa những phương tiện và những mục đích cuối cùng. Chỉ có những mục đích cuối cùng mới có thể giải thích được tính cách và hành vi.
Principle IV. Human motivation is multifaceted and cannot be reduced to just two or three kinds. Sixteen basic desires (psychological needs) drive the human psyche. Động cơ của con người có nhiều mặt và không thể giảm bớt xuống chỉ còn hai hoặc ba loại động cơ. 16 nhu cầu cơ bản ( những nhu cầu tâm lý ) thúc đẩy tâm lý con người.
Principle V. Basic desires have two significant characteristics, called intrinsically valued goal and satiating intensity. The intrinsically valued goal is the aim of a basic desire. The satiating intensity is the desired amount, frequency, or intensity of the intrinsically valued goal. Những nhu cầu cơ bản có 2 đặc tính quan trọng, gọi là mục tiêu có giá trị bên trong và cường độ thỏa mãn. Mục tiêu có giá trị bên trong là mục tiêu của 1 nhu cầu cơ bản. Cường độ thỏa mãn là chỉ về số lượng, tần số , cường độ của mục tiêu có giá trị bên trong.
Principle VI. Each of the sixteen basic desires can be considered as a continuum of motivation. The points on these continua represent different intensities of motivation. A “sensitivity” or “Aristotelian mean” or “satiating intensity” is the desired point of temporary balance
Principle VII. The sixteen basic desires make us individuals. Everybody embraces the sixteen basic desires, but to different extents. The satiating intensities with which an individual experiences the sixteen basic desires reveal his/her normal personality traits. 16 nhu cầu cơ bản tạo ra cá nhân con người. Mỗi người đều có 16 nhu cầu cơ bản nhưng với cường độ nhu cầu khác nhau. Cường độ thỏa mãn mà 1 cá nhân trải nghiệm về 16 nhu cầu tiết lộ những nét tính cách của người ấy.
Principle VIII. Strong satiating intensities motivate interest in multiple gratification objects. Cường độ thỏa mãn nhu cầu mạnh thúc đẩy con người quan tâm đến nhiều đối tượng đem lại sự hài lòng.
Principle IX. Self-report often is a valid method for learning somebody’s basic desires and psychological needs. Bản đánh giá cá nhân thường là 1 phương pháp có hiệu lực trong việc nghiên cứu những nhu cầu cơ bản của người nào đó.
Principle X. People should learn how to make smart choices that gratify basic desires. Con người nên học hỏi cách đưa ra những lựa chọn thông minh để thỏa mãn những nhu cầu cwo bản của mình.
Principle XI. Analyses of childhood feelings and experiences are often of little help in resolving an adolescent’s or adult’s personal problems
Principle XII. We have a natural tendency to assume that our values are best, not just for us, but potentially for everyone. Such “self-hugging” motivates (1) personal blind spots; (2) intolerance of people with different values; and (3) a tendency to confuse individuality with abnormality. Chúng ta có khuynh hướng tự nhiên là giả định rằng những giá trị của chúng ta là tốt nhất, không phải chỉ đối với bản thân mình mà còn đối với tất cả mọi ngừi. Điều đó dẫn đến (1) sự mù quáng của cá nhân, (2) Không chấp nhận sự khác biệt về giá trị của những người khác , và (3) có khuynh hướng lẫn lộn giữa tính cá nhân với tính bất thường.
Principle XIII. People bond to those with similar values and separate from those with opposite values. Con người gắn kết với những người có cùng giá trị sống và tách biệt với những người có giá trị sống đối lập.
Principle XIV. People pay attention to stimuli relevant to their basic desires and tend to ignore stimuli irrelevant to their basic desires. Con người chú ý đến những kích thích liên có quan đến những nhu cầu cơ bản của họ và có xu hướng phớt lờ những kích thích không liên quan đến những nhu cầu cơ bản của họ.
Principle XV. Positive and negative emotions signal the temporary satiation or frustration of an intrinsically desired goal
Principle XVI. The sixteen basic desires potentially motivate vicarious experiences, including preferences for plays, movies, and stories
Khi bạn muốn dự đoán khả năng 1 người đã kết hôn sẽ ngoại tình, chúng ta cần xem xét độ mạnh yếu của nhu cầu về danh dự và nhu cầu về tình dục.
- Nhu cầu tình dục cao, nhu cầu về danh dự thấp = khả năng ngoại tình cao.
- Nhu cầu tình dục cao, nhu cầu về danh dự cao = khả năng ngoại tình trên mức trung bình
- Nhu cầu tình dục thấp, nhu cầu về danh dự thấp = khả năng ngoại tình dưới mức trung bình
- Nhu cầu tình dục thấp, nhu cầu về danh dự cao = khả năng ngoại tình thấp.Người học và hành Tâm lý suy tư ra sao? 1. Tính phê phán
Mặc định người học và hành tâm lý thường duy trì là không tin; bởi họ vốn hay hoài nghi, cần được thuyết phục thông qua chứng cứ cho sự kiện nào đó là xác thực, đúng đắn.
2. Phẩm chất uyên thâm
Trong công việc, người làm nghề tâm lý muốn nhìn thấy các khung tham chiếu bài bản (references): chúng đảm bảo thẩm quyền giải quyết và sự tham khảo sáng giá.
Điều này cực kỳ thiết yếu vì tâm thế chịu ơn vô số học giả (scholars) đi trước từng đề cập cùng vấn đề bản thân đang chia sẻ, và đến phiên mình, nhận bổn phận đáp ứng trung thực để bất kỳ ai cũng tiếp cận, dõi theo vấn đề triển khai đến đâu rồi kiểm tra, đối chứng…
3. Thói tò mò
Háo hức tìm hiểu, khám phá các hiện tượng và lý thuyết mới.
Điều này dẫn tới…
4. Năng lực đả phá thần tượng
Nhiệm vụ dài hơi của người học và hành tâm lý nên nhắm tới tích tụ, chọn lọc các chứng cớ hiển nhiên đủ sức vượt qua các lý thuyết đã xuất hiện lâu nay, thậm chí, với chính sản phẩm của mình.
Cơn cớ gì mà chẳng cởi mở với những sự kiện trái ngược, đối chọi với niềm tin bấy lâu ung dung sở hữu chứ?
5. Nhìn nhận nhiều chiều, đa diện
Người học và hành tâm lý biết rõ họ có thể đưa ra các cách tiếp cận, với các mức độ phân tích khác nhau, về bất kỳ một vấn đề nào.
6. Phân tích cụ thể
Người học và hành tâm lý thuộc kiểu người mê phân tích, ít nhiều ám ảnh với những định nghĩa, xếp loại và phân biệt.
( theo Ngô Toàn ) Post: #1 Đoán biết tâm lý con người qua ngôn ngữ cơ thể
- Để đảm bảo cho sự sinh tồn , bộ não có những phản ứng tinh tế trước hiểm nguy hoặc sự đe dọa . Những phản ứng này được thể hiện dưới 3 hình thức : đứng im ( freeze ) , chạy trốn ( flight ) và đấu tranh ( fight )
- Những trẻ em bị ngược đãi thường bộc lộ những hành vi đứng im . Trước sự có mặt của cha mẹ hoặc 1 người lớn hay ngược đãi trẻ em , cánh ta chúng sẽ không cử động và được đặt ở 2 bên hông , đồng thời chúng tránh giao tiếp bằng mắt như thể điều đó giúp chúng không bị họ nhìn thấy . Bằng cách này , chúng đang lẩn trốn giữa thanh thiên bạch nhật – đây là 1 công cụ để sinh tồn đối với những đứa trẻ tội nghiệp này .
- Theo tiềm thức , người ta ngả người về phía sau để tránh xa nhau khi họ bất đồng ý kiến hoặc cảm thấy khó chịu với nhau .
- Nhắm mắt là 1 hành vi bộc lộ rất rõ sự khiếp sợ , hoài nghi và bất đồng .
- Trong quá trình tiến hóa với tư cách là 1 giống loài , chúng ta cùng với những động vật có vú khác – đã phát triển “ chiến lược “ biến nỗi sợ hãi thành cơn thịnh nộ để chống lại kẻ tấn công .
Trong xã hội hiện đại , cuộc tấn công được thể hiện dưới hình thức 1 cuộc tranh luận . Mặc dù nghĩa gốc của từ “ cuộc tranh luận “ chỉ đơn giản là cuộc tranh cãi hoặc thảo luận , nhưng từ này ngày càng được sử dụng để miêu tả 1 cuộc đấu khẩu . Một cuộc tranh luận quá gay gắt về bản chất chính là 1 cuộc “ đấu tranh “ ( theo nghĩa không sử dụng cơ thể ) . Việc dùng những lời lăng mạ , những cách nói làm tổn thương lòng tự trọng người khác , sự phản bác , những lời chê bai về địa vị nghề nghiệp , những lời công kích , chế nhạo , tất cả , theo cách riêng của chúng , đều là những hành vi tương đương với sự đấu tranh ( nhưng được sử dụng trong XH hiện đại ) , bởi vì đó đều là những hình thức của sự tấn công . Không cần dùng đến chân tay thì người ta vẫn có thể bộc lộ sự hung hăng qua thế đứng , đôi mắt , cái ưỡn ngực hoặc xâm phạm không gian riêng của người khác .
- Hành vi sờ cổ xuất hiện khi 1 người có cảm giác khó chịu , ngờ vực hoặc bất an.
- Sờ má hoặc mặt là 1 cách để xoa dịu khi người nào đó có cảm giác bồn chồn tức giận hoặc lo lắng .
- Thở ra đồng thời phồng má lên là 1 cách tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng và xoa dịu . Hãy lưu ý là người ta rất thường thực hiện hành vi này sau khi vừa “ thoát nạn “.
- Hành vi lấy tay che hõm cổ giúp làm dịu cảm giác bất an , khó chịu , sợ hãi hoặc lo lắng ở 1 thời điểm nào đó . Hành vi mâm mê vòng cổ cũng thường được thực hiện nhằm mục đích tương tự .
- Hành vi xoa trán thường là 1 dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy 1 người đang vật lộn với vấn đề nào đó hoặc đang trải qua cảm giác từ hơi khó chịu đến rất khó chịu .
- Nếu người ở trạng thái căng thẳng là kẻ nghiện thuốc lá , họ sẽ hút thuốc nhiều hơn ; nếu người đó nhai kẹo cao su , họ sẽ nhai nhanh hơn . Tất cả những hành vi xoa dịu này đều nhằm thỏa mãn 1 nhu cầu của bộ não : bộ não yêu cầu cơ thể thwujc hiện 1 điều gì đó để kich thích các đầu dây thần kinh , giải phóng các chất làm dịu thần kinh trong não ; vì thế bộ não có thể được xoa dịu .
- Các hành vi sờ vào mặt , đầu , cổ , vai , cánh tay , bàn tay hoặc cẳng chân để phản ứng trước 1 tác nhân kích thích tiêu cực đều là hành vi xoa dịu . Những cử chỉ vuốt ve này giúp chúng ta giữ được bình tĩnh khi gặp rắc rối . Đàn ông thích sờ vào mặt , còn phụ nữ thích sờ vào cổ , quần áo , đồ trang sức , cánh tay và tóc .
- Khi nói đến các hành vi xoa dịu , mọi người đều cso nhwuxng sở thích riêng . Một số người lựa chọn việc nahi kẹo cao su , hút thuốc lá , ăn nhiều hơn , liếm môi , xoa cằm , vuốt mặt , mân mê các đồ vật ( bút , son môi hoặc đồng hồ ) , kéo tóc hoặc gãi cảng tay . Đôi khi các hành vi xoa dịu còn được thể hiện tinh vi hơn , vd vuốt vạt áo hay chỉnh lại cà vạt . Có vẻ anh ta chỉ đơn giản là làm đỏm nhưng trên thực tế , anh ta đang làm dịu sự căng thẳng của mình bằng cách đưa cánh ta vắt ngang người và giúp bàn tay có việc gì đó để làm .
- Đàn ông chỉnh lại cà vạt khi có cảm giác bất an hoặc khó chịu . Hành vi này giúp che vùng hõm cổ .
- Sờ hoặc vuốt cổ là 1 trong những hành vi xoa dịu thường gặp và quan trọng nhất được chúng ta sử dụng để phản ứng lại tình trạng căng thẳng .
- Đàn ông có xu hướng xoa bóp hoặc vuốt cổ để làm dịu sự căng thẳng . Khu vực này có nhiều dây thần kinh , khi được xoa bóp , chúng sẽ làm giảm nhịp tim.
- hành vi che cổ ở đàn ông được thể hiện rõ ràng hơn so với phụ nữ . Ngay cả việc sờ cổ thật nhanh cũng sẽ giúp làm dịu cảm giác lo lắng hoặc khó chịu .
- Sờ hoặc vuốt mặt là phản ứng xoa dịu thường thấy ở con người để đối phó với tình trạng căng thẳng . Tất cả các động tác như xoa trán , sờ hoặc xoa , liếm môi , dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kéo hoặc xoa dái tai , vuốt mặt hoặc râu và mân mê tóc được dùng để tự xoa dịu khi đối mặt với tình huống căng thẳng . 1 số người sẽ xoa dịu bằng cách phồng má lên rồi từ từ thở ra . Do có vô số đầu dây thần kinh nên khuôn mặt trở thành khu vực lí tưởng của cơ thể được não rìa lựa chọn để xoa dịu .
- Các hành vi xao dịu bằng âm thanh : Huýt sáo để tự xoa dịu khi đang đi trong 1 khu vực lạ hoặc đi trong bóng tối , hay đi trên 1 con đường vắng . Để cố gắng xoa dịu trong thơi gian bị căng thẳng , 1 số người thậm chí còn nói chuyên 1 mình hoặc nói rất nhanh khi bồn chồn . 1 số hành vi lại kết hợp sự xoa dịu thính giác và xúc giác như gõ nhẹ bút chì hoặc gõ gõ các ngón tay .
- Người ta cũng có thể ngáp quá nhiều khi đnag trong tình trạng căng thẳng .
- Khi căng thẳng hoặc lo lắng , người ta sẽ “ chà “ lòng bàn tay lên đùi để tự xoa dịu . Động tác này thường bị khuất dưới gầm bàn , nhưng lại là 1 dấu hiệu rất chính xác cho thấy người nào đó đang khó chịu hoặc lo lắng .
- Động tác thông khí : Trong động tác này , 1 người ( thường là đàn ông ) đặt những ngón tay của mình ở giữa cổ áo và cổ rồi kéo cổ áo ra xa phần da . Động tác thông khí này thường là 1 phản ứng trước sự căng thẳng và là dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy người này không vui với những điều mình đang nghĩ đến hoặc trải qua trong cuộc sống . 1 phụ nữ có thể thực hiện hành vi phi ngôn từ này tinh tế hơn chỉ bằng cách thông khí cho vạt áo hoặc hất tóc phía sau lưng lên không khí để giúp cổ được thông khí .
- người nào càng căng thẳng thì họ sẽ thực hiện hành vi vuốt mặt hoặc cổ càng nhiều.
- đôi bàn chân nhún nhảy là tín hiệu cho thấy 1 người vô cung tự tin . Tuy nhiên , việc lắc lư bàn chân và đôi chân có thể chỉ đơn giản biểu lộ sự mất kiên nhẫn .
- chúng ta có xu hương xoay người về phía những điều mình thích hoặ khiến mình dễ chịu . Và chúng ta có xu hướng quay đi để khỏi nhìn thấy những điều mình không thích hoặc khiến mình khó chịu .
- Khi một người xoay bàn chân sang phía khác thì đó thường là 1 tín hiệu rút lui , cho thấy họ mong muốn thoát khỏi nơi mình đang ngồi .
- Động tác chuyển hướng bàn chân ;à 1 tín hiệu cho thấy người đó muốn đi .
- Động tác bàn tay ôm đầu gối và chuyển trọng tâm xuống bàn chân là 1 dấu hiệu thể hiện ý định cho thấy 1 người muốn đứng dậy và đi khỏi.
- Những động tác chống lại trọng lực của đôi bàn chân
- Khi đang có tâm trạng vui vẻ và phấn khởi , chúng ta đi như đnag bước trên không khí . Trọng lực dường như không phải là rào cản đối với những người đang có tâm trạng vui vẻ .
- Khi thích thú 1 điều gì đó hoặc cảm thấy rất lạc quan về tình thế của mình , chúng ta có xu hướng chống lại trọng lực bằng cách làm những động tác như nhảy lên nhảy xuống trên mu tròn của bàn chân hoặc bước đi với bước chân hơi nhún nhảy .
- Khi các ngón chân hướng lên trên thì tín hiệu này thường có nghĩa là người đó đang có tâm trạng vui vẻ , đang suy nghĩ hoặc nghe thấy điều gì đó lạc quan .
- Khi người ta cố gắng kiểm soát các phản ứng của não rìa hoặc các động tác chống lại trọng lực của bản thân , chúng sẽ có vẻ giả tạo . Chúng xuất hiện quá thụ động , thiếu tự nhiên trong tình huống đó hoặc xuất hiện thiếu sinh động . 1 cánh tay giơ lên 1 cách giả tạo để vẫy chào sẽ không dừng lại đột ngột .
- Những động tác chiếm hữu không gian : hầu hết các động vật có vú và con người đều có biểu hiện chiếm hữu không gian khi đnag có căng thẳng hoặc lo lắng , khi đang bị đe dọa hay ngược lại , đnag đe dọa những con vật khác . Cảnh sát và binh lính sử dụng những hành vi này vì họ đã quen với việc chỉ huy người khác . Đôi khi họ sẽ cố ganh đua với nhau và lúc đó sự việc trở nên khôi hài khi mỗi người đều cố choãi chân rộng hơn đồng nghiệp của mình với 1 ý nghĩ trong tiềm thức là phải nỗ lực chiếm nhiều không gian hơn .
- Khi người ta nhận thấy mình đangg rơi vào những tình huống đối đầu , chân và bàn chân họ sẽ choãi rộng ra . Họ thực hiện hành vi này không chỉ để giữ thăng bằng tốt hơn mà còn để khẳng định mình chiếm nhiều không gian hơn . Khi 2 người kết thúc cuộc gặp trong tình trạng bất đồng ý kiến , bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy họ bắt chéo chân đến mức bị mất thăng bằng.
- nếu quan sát thấy 2 bàn chân của 1 người chuyển từ tư thế đặt cạnh nhau sang tư thế mở rộng ra 2 bên , bạn có thể thật sự tin rằng người này đang ngày càng trở nên buồn bực . Tư thế “ làm chủ không gian “ này rõ ràng truyền tải thông điệp :” có điều gì đó không ổn và tôi sẵ sàng giải quyết nó “...người đó có nguy cơ nổi cơn thịnh nộ .
- Tầm quan trọng của không gian đối với loài người và các loài động vật khác : chúng ta càng có ưu thế về địa vị , kinh tế xã hội thì chúng ta càng đòi hỏi không gian rộng hơn . Những người có xu hướng chiếm nhiều không gian ( lãnh thổ ) hơn trong các hoạt động hàng ngày thường tự tin hơn , bạo dạn hơn và dĩ nhiên là có nhiều khả năng hơn trong việc đạt đến địa vị cao hơn .
- Tất cả chúng ta rất có ý thức bảo vệ không gian riêng của mình , bát kể nó rộng hay hẹp . Chúng ta không thích người khác đứng quá gần mình .
- Chúng ta thường bắt chéo chân khi cảm thấy thoải mái . Nếu 1 người mà ta không thích đột ngột xuất hiện thì ta sẽ buông chân .
Khi bạn bắt chéo 1 chân trước mặt người khác trong lúc đang đứng , trạng thái thăng bằng của bạn bị giảm đáng kể . Xét về khía cạnh an toàn , nếu có 1 mối đe dọa thực sự , bạn không thể đứng yên dễ dàng cũng không thể bỏ chạy bởi trong tư thế đó , về cơ bản bạn chỉ giữ thăng bằng treen1 chân . Do đó , não rìa cho phép chúng ta thực hiện hành vi này chỉ khi chúng ta cảm thấy thoải mái hoặc tự tin . Giả sử 1 người đang đứng 1 mình trong thang máy , 1 chân bắt chéo lên chân kia . Nếu có người lạ bước vào thang máy , cô ta sẽ buông chân ngay lập tức và đứng bằng cả 2 chân thật vững vàng trên sàn . Với tín hiệu này , não rìa đang truyền đi thông điệp :” không thể phó thác cho sự may rủi ; có thể cô phải đối mặt với 1 mối đe dọa tiềm ẩn hoặc 1 vấn đề rắc rối ngay bây giờ , vì thế hãy đặt 2 bàn chân thật vững trên sàn .”
- Nếu 2 người đang nói chuyện với nhau và cả 2 đều bắt chéo chân , thì đây là 1 tín hiệu cho thấy họ rất thoải mái khi giao tiếp với nhau .”
- Khi 1 người nói chuyện với bạn mà bàn chân họ lại hướng sang phía khác thì đây là 1 dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy họ muốn đi nơi khác . Hãy quan sát những người có lời lẽ không thân mật và đang ở trong tư thế này , bởi đây là 1 hình thức thể hiện sự xa lánh .
- Khi ai đó đang đứng cạnh 1 kẻ đáng ghét hoặc 1 người mà mình không thích , thân trên của anh ta sẽ xoay ra xa kẻ đó.
- Người ta ngả người về phía nhau khi cảm thấy vô cùng thoải mái và có sự nhất trí cao độ . Hành vi bắt chước này xuất hiện khi chúng ta còn bé.
- Khi 1 người đột ngột khoanh tay trong lúc đang nói chuyện thì có thể đó là tín hiệu cho thấy anh ta cảm thấy khó chịu.
- Khi khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần , chúng ta sẽ quan tâm đến vẻ ngoài của mình và vì vậy làm đỏm cũng như tự chải chuốt cho mình .
- Ngả người về phía sau là 1 biểu hiện khẳng định không gian riêng.
- Động tác hơi nhún vai báo hiệu sự thiếu quả quyết hoặc bất an.
- Vai nhô lên về phía tai tạo nên hình ảnh “ rùa rụt cổ “ : nó gửi đi thông điệp về sự yếu đuối , bất an và những cảm xúc tiêu cực . Động tác này gợi ta nhớ đến hình ảnh các vận động viên bại trận trên đường trở về phòng thay quần áo .
- Khi vui vẻ , chúng ta không hạn chế các cử động của cánh tay ; thực ra chúng ta có xu hướng tự nhiên là chống lại trọng lực và đưa cánh tay lên cao quá đầu . Khi 1 người thực sự tràn trề sinh lực và hạnh phúc , cánh tay của họ sẽ thực hiện động tác chống lại trọng lực . Các hành vi chống lại trọng lực có liên quan đến những cảm xúc tích cực . Khi 1 người cảm thấy thoải mái , tự tin , anh ta sẽ vung vẩy cánh tay 1 cách dứt khoát ,chẳng hạn trong lsuc đang bước đi . Chính những người có cảm giác bất an thường kiềm chế cánh tay của mình theo tiềm thức , dường như họ không thể chống lại sức nặng của trọng lực .
- Sự hạn chế các cử động của cánh tay hay còn gọi là sự bất động của cánh tay , đặc biệt khi điều này xuất hiện ở trẻ em , đôi khi có thể ẩn chứa những thông điệp đáng sợ hơn . Khi nghiên cứu những dấu hiệu cho thấy sự ngược đãi trẻ em , người ta rút ra kinh nghiệm sau : những đứa trẻ này sẽ hạn chế các cử động của cánh tay khi có mặt những người cha , người mẹ ngược đãi chúng hoặc những kẻ nguy hiểm khác . Điều này giúp bản năng sinh tồn trở nên hoàn thiện bởi tất cả các loài động vật , đặc biệt là thú ăn thịt , thường chú ý đến những mục tiêu chuyển động . Theo bản năng , đứa trẻ bị ngược đãi biết rằng nó càng cử động thì càng có khả năng bị chú ý và sẽ có nguy cơ trở thành mục tiêu của kẻ ngược đãi . Hệ não rìa của đứa trẻ sẽ tự điều chỉnh để đảm bảo rằng 2 cánh tay của nó không thu hút sự chú ý .
- Hành vi cháp tay sau lưng có nghĩa là “ đừng đến gần tôi “ , đôi khi nó còn được gọi là “tư thế vương giả “ . Bạn sẽ thấy những người trong hoàng gia sử dụng hành vi này để giữ khoảng cách với mọi người .
- Chúng ta cảm thấy buồn lòng khi bị khước từ sự đụng chạm . Khi đưa tay ra để chạm vào người khác mà không được đáp lại , chúng ta sẽ cảm thấy bị hắt hủi và thất vọng . Sự đụng chạm rất quan trọng đối với sức khỏe con người . Người ta cho rằng sức khỏe , tâm trạng , sự phát triển trí tuệ và thậm chí tuổi thọ bị ảnh hưởng bởi số lần chúng ta chạm vào người khác và tần suất của sự đụng chạm tích cực . Nghiên cứu cho thấy chỉ cần vuốt ve 1 chú chó cũng khiến nhịp tim của 1 người giảm xuống và cử chỉ này có tác dụng như 1 liều thuốc giảm đau . Có lẽ điều này đúng bởi các con vật nuôi thường mang đến cho chúng ta tình yêu thương vô điều kiện đến mức chúng ta không bao giờ phải lo lắng về việc đáp lại .
- Chúng ta đưa tay về phía những vật mình thực sự thích và giữ khoảng cách với những vật mình không thích . Nếu đưa cho ai đó 1 miếng tã bẩn để vứt đi , bạn sẽ thấy phản ứng xảy ra ngay tức khắc là người đó dùng rất ít ngón tay ( càng ít càng tốt ) để cầm nó và giữ cho cánh tay xa cơ thể . Chẳng ai dạy ta làm điều đó . Nhưng tất cả chúng ta đều làm được bởi não rìa đã hạn chế sự tiếp xúc với các đồ vật gây khó chịu, mất vệ sinh hoặc nguy hiểm đối với chúng ta.
- những người tự tin hoặc có địa vị cao sẽ dùng 2 cánh tay để chiếm nhiều không gian hơn những người kém tự tin hoặc có địa vị thấp . VD 1 người đàn ông đầy quyền lực có thể đặt cánh tay quanh thành ghế để mọi người biết rằng đây là lãnh địa của anh ta ; hoặc trong lần hẹn hò đầu tiên , anh ta có thể tự tin quàng 1 cánh tay qua vai 1 phụ nữ như thể cô ấy thuộc về mình .
- 2 tay chống nạnh là hành vi xâm chiếm không gian được sử dụng để khẳng định vị thế và tạo ra 1 hình ảnh quyền uy , hoặc để thông báo rằng giữa mọi người đang có “ vấn đề “.
- Động tác đan 2 bàn tay sau đầu là 1 dấu hiệu thể hiện sự thoải mái và quyền lực . Thông thường , những người có địa vị cao trong cuộc họp sẽ có tư thế “ che đầu “ như vậy .
- Cánh tay dang rộng và đặt lên thành ghế như muốn nói với cả thế giới rằng bạn đang cảm thấy tự tin và thoải mái.
- Các đầu ngón tay choãi rộng và chống lên mặt bàn là 1 động tác khẳng định không gian quan trọng . Nó thể hiện sự tự tin và quyền uy của 1 người .
- Ở khắp nơi trên thế giới , người ta thường phô trương sự giàu có bằng việc đeo những đồ vật hoặc trang sức quý giá trên cánh tay . Nam giới sẽ đeo những chiếc đồng hồ đắt tiền để thể hiện địa vị kinh tế xã hội hoặc mức độ giàu có của mình .
- Khi đến gần 1 người lạ trong lần gặp đầu tiên , bạn hãy thử thể hiện thái độ nồng nhiệt bằng cách thả lỏng 2 cánh tay , tốt nhất là để lộ thân trên và thậm chí là lòng bàn tay sao cho người đó có thể nhìn thấy rõ . Đây là 1 cách hiệu quả giúp bạn gửi đến hệ não rìa của họ thông điệp sau :” xin chào , tôi là người vô hại “. Nó giúp các bạn nói chuyện với nhau dễ dàng hơn.
- Khi nói chuyện trực tiếp với người nào đó , hãy luôn bảo đảm rằng họ nhìn thấy đôi tay của bạn , nếu không họ sẽ nghi ngờ bạn . Và nếu bạn đã từng nói chuyện với ai đó mà người này để tay dưới gầm bàn thì chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy cuộc nói chuyện không được thoải mái . Khi giao tiếp với người khác , chúng ta luôn muốn nhìn thấy đôi tay của họ , bởi bộ não xem đôi tay như 1 phần không thể thiếu của quá trình giao tiếp . Khi người khác không nhìn thấy tay bạn hoặc bạn ít bộc lộ cảm xúc qua đôi tay thì điều này sẽ làm giảm giá trị và tính chân thực của các thông tin được trao đổi qua lại .
- Chỉ tay vào người khác là 1 trong những cử chỉ xúc phạm nhất mà con người thực hiện . Cử chỉ này mang ý nghĩa tiêu cực trên khắp thế giới .
- Chải chuốt cho bản thân là điều có thể chấp nhận được , nhưng bạn hãy tránh thực hiện hành vi này khi người khác đang nói chuyện với bạn vì đây là 1 dấu hiệu cho thấy sự thiếu tôn trọng người khác .
- Trong 1 mối quan hệ , tần suất thực hiện các hành vi chải chuốt giữa những người yêu nhau chính là cơ sở đáng tin cậy cho thấy sự hòa hợp và mức độ thân mật giữa họ .
- Hành vi cắn móng tay được cho là dấu hiệu của sự bất an hoặc căng thẳng.
- Động tác chắp tay hình tháp chuông : thể hiện sự tự tin cao độ , cho thấy bạn tin tưởng vào suy nghĩ và quan điểm của mình . . Nó giúp người khác biết chính xác cảm nhận của bạn về việc gì đó và sự tâm huyết của bạn đối với quan điểm của mình . Những người có địa vị cao thường sử dụng động tác này như 1 phần trong chuỗi hành vi thường ngày vì họ tin tưởng vào bản thân và địa vị của họ .
- Siết chặt bàn tay là 1 cách phổ biến để thể hiện rằng chúng ta đang căng thẳng hay lo lắng.
- Phụ nữ thường chắp tay dưới gầm bàn hoặc để tay ở vị trí rất thấp , điều này làm giảm sự tự tin vốn có của họ .
- Thò ngón tay cái ra ngoài túi áo là động tsac thường dược thấy ở những người có địa vị cao . Nó thể hiện rằng họ rất tự tin .
- khi 1 người giơ ngón tay cái lên thì đó là dấu hiệu cho thấy họ đang đề cao bản thân hoặc tin tưởng vào những suy nghĩ hay hoàn cảnh hiện tại của mình .
- khi 1 người ( thường là nam giới ) đút ngón tay cái vào túi quần và để lộ các ngón còn lại ở 2 bên hông thì điều này có thể chứng tỏ họ có cảm giác tự ti .
- đôi khi nam giới , từ trong vô thức , sẽ móc ngón tay cái vào bên trong cạp quần ( từ cả 2 bên khóa kéo ) vè kéo quần lên hoặc thậm chí còn để ngón cái ở vị trí đó , vì các ngón tay đung đưa là cách để họ khẳng định giới tính . Động tác khẳng định giới tính là động tác rất hiệu quả trong việc thể hiện ưu thế của bản thân .
- Nghiên cứu chỉ ra rằng những người nói dối có xu hướng ít làm các điệu bộ hơn , ít thực hiện các hành vi đụng chạm hơn và ít cử động tay chân hơn so với những người trung thực . Bởi vì khi đối mặt với 1 mối đe dọa ( trong trường hợp này là việc nói dối bị phát hiện ) , chúng ta ít di chuyển hơn hoặc đứng im nhằm tránh thu hút sự chú ý . Hành vi này thường rất dễ nhận ra trong cuộc trò chuyện , bởi cánh tay của 1 người có khuynh hướng bị kìm giữ và không cử động khi họ nói dối nhưng lại rất linh động khi họ nói thật.
- Việc đan các ngón tay vào nhau là 1 dấu hiệu rất chính xác thể hiện sự căng thẳng tột độ .
- Những cảm xúc hạnh phúc mà chúng ta thật sự trải qua và không thể kìm nén sẽ được phản ánh qua khuôn mặt và vùng cổ . Khi ta có những cảm xúc tích cực , các nếp nhăn trên trán sẽ giãn ra , các cơ quanh miệng được nới lỏng , đôi môi trở nên đầy đặn ( chứ không mím chặt ) và đôi mắt mở to vì các cơ xung quanh được thư giãn . Khi ta thật sự thoải mái thì các cơ trên khuôn mặt sẽ giãn ra và đầu ta nghiêng sang 1 bên , để lộ vùng dễ bị tổn thương nhất – cổ .Và đây là hành vi mà ta gần như không thể bắt chước được khi cảm thấy khó chịu , căng thẳng , ngờ vực hoặc bị đe dọa .
- Nếu ta thích những thứ mình nhìn thấy , đồng tử của ta sẽ giãn ra ; còn nếu ta không thích , đồng tử sẽ co lại .
- Nhắm mắt hoặc lấy tay che mắt là 1 cách hiệu quả để chuyển tải thông điệp :” tôi không thích những gì mình vừa nghe , thấy hoặc biết .”
- Hành vi chạm tay lên mắt thật nhanh trong 1 cuộc nói chuyện có thể là manh mối tiết lộ cho bạn biết rằng người nào đó có nhận định tiêu cực về vấn đề đang được thảo luận .
- Nhắm mắt tạm thời khi nghe 1 thông tin nào đó hoặc nhắm mắt 1 lúc lâu là dấu hiệu thể hiện những cảm xúc tiêu cực hoặc thái độ không hài lòng .
- Khi người nào đó nhắm mắt thật chặt thì có nghĩa là họ đang cố gắng chối bỏ hoàn toàn 1 tin xấu hoặc sự kiện không hay nào đó .
- hành vi nhướng mày lên : dấu hiệu chắc chắn cho thấy người đó đang có những cảm xúc tích cực.
- Khi chúng ta cảm thấy hài lòng , đôi mắt ta như giãn và chỉ hơi căng ra 1 chút .
- Hành vi mở mắt sáng rực có thể xuất hiện khi chúng ta cảm thấy phấn khích khi nhìn thấy ai đó hay khi lòng ta đầy ắp những cảm xúc tốt đẹp mà ta không thể kìm nén được.
- Khi chúng ta nhìn thẳng vào mắt người khác thì điều đó có nghĩa là chúng ta thích họ , tò mò về họ hoặc muốn đe dọa họ .
- Khi trò chuyện với bạn bè , ta thường xuyên nhìn đi chỗ khác vì cảm thấy thoải mái khi làm như vậy ; lúc đó não rìa nhận thấy không có mối đe dọa nào từ người này . Vì vậy , đừng đánh giá 1 người nào đó đang lừa dối , thiếu quan tâm hoặc bực dọc chỉ vì họ nhìn đi chỗ khác . Khi nhìn đi chỗ khác , ta sẽ hình dung rõ hơn 1 ý nghĩ nào đó , và đó là lí do khiến ta thwucj hiện hành vi này .
- Trong nhiều nền văn hóa , người ta được dạy là phải nhìn xuống đất hoặc nhìn đi chỗ khác khi có sự hiện diện của cấp trên hoặc người có quyền thế . Trẻ con cũng thường được dạy phải nhìn xuống 1 cách nhún nhường khi bị cha mẹ hoặc người lớn phạt . Trong những tình huống gây lúng túng , nguwofi nghe có thể nhìn đi chố khác vì phép lịch sự đòi hỏi như vậy . Vì những lí do trên , bạn đừng bao giờ kết luận rằng hành vi nhìn chằm chằm và hướng xuống là dấu hiệu của sự lừa dối .
- Trong tất cả những nền văn hóa nơi mà hành vi nói trên được nghiên cứu , giới khoa học thừa nhận rằng những người có địa vị cao thường thoải mái hơn khi thực hiện hành vi nhìn chằm chằm . Về cơ bản , họ có quyền nhìn bất cứ chỗ nào mình muốn . Tuy nhiên , những người có địa vị thấp lại bị hạn chế hơn về phạm vi nhìn cũng như thời điểm nhìn . Sự khiêm nhường khiến người ta phải cúi đầu trước sự hiện diện của những thành viên thuộc hoàng gia , chẳng hạn trong nhà thờ . Như 1 qui luật phổ biến , những người có địa vị cao thường không nhìn những người có địa vị thấp , trong khi đó những người có địa vị thấp thường nhìn chằm chằm vào nguwofi có địa vị cao từ xa . Nói cách khác , những người có địa vị cao có thể tỏ ra thơ ơ , còn những người có địa vị thấp được yêu cầu phải chú ý bằng cách nhìn chằm chằm . Tóm lại , 1 vị vua có thể nhìn bất cứ người nào mình muốn nhưng tất cả thần dân đều phải hướng mắt về phái nagfi , ngay cả khi họ lùi bước cáo từ .
- Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng trong 1 cuộc phỏng vấn , họ rất ghét những ứng cử viên nào cứ đảo mắt khắp phòng “ như thể mình là chủ ở đây vậy “ . Bởi việc đảo mắt nhìn khắp nơi sẽ khiến 1 người trông thờ ơ hoặc trịch thượng , và hành vi này luôn để lại ấn tượng xấu .
- Chúng ta chớp mắt nhiều hơn khi bị kích động , khi cảm thấy khó chịu , căng thẳng hoặc lo lắng ; và ta sẽ chớp mắt bình thường khi cảm thấy thoải mái .
- Chúng ta lườm người khác khi ta nghi ngờ hoặc không vững tin vào họ .
- Khi ai đó mím môi thì nguyên nhân thường là do căng thẳng hoặc lo lắng .
- hãy chú ý rằng đôi môi đầy đặn thường là dấu hiệu cho thấy người nào đó cảm thấy hài lòng.
- Khi mím môi thật chặt và 2 khóe miệng bị kéo xuống thì điều này có nghãi là các cảm xúc và lòng tự tin của 1 người đang giảm sút trong khi sự căng thẳng và lo lắng lại tăng lên .
- Chúng ta bĩu môi hoặc chẩu môi khi không đồng ý với điều gì đó hay người nào đó , hoặc khi ta đang nghĩ đến 1 giải pháp khả thi .
- Cái nhếch mép thoáng qua thể hiện thái độ thiếu tôn trọng hoặc khinh miệt . Nó gửi đi thông điệp :” tôi không quan tâm đến anh hay suy nghĩ của anh .”
- Liếm môi là hành vi xoa dịu , nó giúp bạn bớt căng thẳng và trấn tĩnh lại . Bạn có thể thấy nó trong lớp học ngay trước giờ kiểm tra.
- Người ta thè lưỡi khi bị bắt quả tang đang làm 1 việc mà mình không nên làm , khi làm việc gì đó rất kém hoặc khi thoát nạn . Hành vi này chỉ xuất hiện thoáng qua.
- Hành vi nhăn trán là dấu hiệu giúp bạn dễ dàng kết luận người nào đó đang khó chịu hoặc lo lắng . Bạn hầu như không nhìn thấy hành vi này khi người ta hạnh phúc và thỏa mãn .
- Chúng ta chun mũi lại để thể hiện thái độ không thích hoặc ghê tởm .
- Câu tục ngữ “ hãy ngước cằm lên “ là lời khuyên dành cho nhwuxng người đang trong tâm trạng buồn nản hay đang gặp những chuyện không may . Câu tục ngữ phổ biến này phản ánh chính xác phản ứng của não rìa trước nghịch cảnh . 1 người hướng cằm xuống bị xem là thiếu tự tin và đang có những cảm xúc tiêu cực , trong khi 1 người ngước cằm lên được đánh giá là đang có tâm trạng tích cực .
( Tham khảo ở sách Ngôn ngữ nữ cơ thể cuủa Allan và Barbara Pease)ìm hiểu "đồng tính luyến ái" Nguồn: http://www.boyvn.com/index.php?op=timhie...a5e14ef73c
------------------------------
Tìm hiểu về đồng tính luyến ái
"Đồng tính luyến ái là hiện tượng những người cùng giới có quan hệ tình dục với nhau" - Đại từ điển Tiếng Việt
Những biểu hiện bên ngoài : Thích những người đồng giới và thể hiện rất rõ thái độ không thích những người khác giới.
Ở phương diện y học, đồng tính luyến ái chia làm 2 loại :
Đồng tính luyến ái thật: là những người có rối loạn các chất nội tiết tố hoặc cơ quan sinh dục bị dị hình.
Đồng tính luyến ái giả : không có những rối loạn thực tế như đồng hính luyến ái thật mà do yếu tôt tâm lý, do sự rủ rê lôi kéo của bạn bè
Ở những người bị đồng tính luyến ái thật, người ta dùng phương pháp điều chỉnh các chất nội tiết tố hay chỉnh hình cơ quan sinh dục.
Ở những người đồng tính luyến ái giả, người ta dùng những biện pháp tâm lý để điền trị như : thay đổi nếp sống, cách nhìn và môi trường sống.
Đồng tính luyến ái (ĐTLA) là một hiện tượng đã có từ lâu trong lịch sử, ở tất cả các nước. ĐTLA là yêu thương, có quan hệ tình dục với người cùng giới, xảy ra ở người đã trưởng thành. Nam với nam thì gọi là pédérastie (gọi tắt là pêđê hoặc gay), nữ với nữ gọi là lesbian. Không nên nhầm mại dâm nam là ĐTLA. Thực tế những người bán dâm làm việc này để kiếm tiền chứ không phải yêu thương tự nhiên Theo các điều tra khoa học, tỷ lệ ĐTLA ở một số nước như Mỹ, Pháp, Đức... là 1-2%. Ở Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này và trước đây nó ít được nhắc tới. Gần đây, báo chí, phim ảnh đề cập nhiều hơn đến ĐTLA, gây cảm giác là hiện tượng này đang gia tăng.
Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ĐTLA là gì. Có một số giả thiết cho rằng tình trạng này mang tính bẩm sinh hoặc liên quan đến rối loạn nội tiết, vấn đề tâm lý, thần kinh, môi trường, xã hội... Người ta đã tìm thấy một vài chất nội tiết có tỷ lệ bất thường ở người ĐTLA, nhưng cũng có những ý kiến bác bỏ. Hoàn toàn chưa có cơ sở khoa học để kết luận ĐTLA là một bệnh. Hoàn cảnh sống, môi trường xã hội, ảnh hưởng của bạn bè góp phần làm cho ĐTLA thể hiện rõ hơn. Tốt nhất là nên tránh giao du quá thân mật với người ĐTLA, đừng để ai tiếp xúc dễ dàng. Nếu có bức xúc, lo lắng, cần trình bày, hỏi ý kiến người lớn, thầy thuốc tâm lý, tình dục học... Cũng không nên khinh bỉ, xa lánh người ĐTLA. Nếu thật sự tự thấy mình có khuynh hướng này, cần bình tĩnh tìm hiểu, tham vấn để tự đề ra cách sống hợp lý nhất. Vì không phải là bệnh nên cũng chẳng có thuốc để chữa.
Trong quan hệ tình dục, đa số nhân loại có quan hệ với người khác giới tính, nam đến với nữ và nữ cũng chỉ chấp nhận nam. Nhưng có một số nhỏ (3%) lại có quan hệ với người đồng giới tính mà thường gặp nhất là nam - nam.
Điều quan trọng trước hết cần nắm rõ là hiện nay y học không xem đồng tính luyến ái (homosexuality) là bệnh. Họ không bị tâm thần, không loạn dâm như nhiều người nghĩ, không bị thiếu testosterone. Cũng không phải vì hồi nhỏ những đứa trẻ đó được cha mẹ cho mặc đồ con gái hay do tính tình có vẻ ẻo lả, thích chơi trò con gái mà sau này lớn lên thành "gay". Y học chưa rõ vì sao, có giả thiết cho rằng đó là do biến đổi của gene khiến trung tâm nhận diện đối tượng tình dục ở não của những người này chỉ tiếp nhận hình ảnh của người cùng giới tính.
Do không phải là bệnh nên không có thuốc gì để chữa trị. Hoàn toàn không nên dùng testosterone cho những người này, vì thuốc chẳng những không có tác dụng nào mà còn có thể gây hại. Răn đe, cấm đoán chỉ vô ích; càng không nên ép buộc phải có bạn gái, lấy vợ. Những người đồng tính luyến ái thực thụ thường kín đáo, rất nhạy cảm. Bạn nên chấp nhận .
Tình dục đồng giới (TDĐG) có phải là một bệnh tinh thần hoặc có vấn đề về đời sống tình cảm không?
Không. Các nhà tâm lý, tâm thần và các chuyên gia về sức khỏe tinh thần đều thống nhất rằng TDĐG không phải là một bệnh - rối loạn tinh thần hay có vấn đề về cảm xúc. Nhiều công trình nghiên cứu khách quan trong 35 năm qua đã chứng minh rằng XHTD đồng giới không phối hợp với những vấn đề về cảm xúc và xã hội.
Năm 1973, Hội tâm thần học Mỹ đã khẳng định tầm quan trọng của những nghiên cứu mới bằng cách không để TDĐG vào danh sách các bệnh về tình cảm và tinh thần. Năm 1975 Hội Tâm lý Mỹ cũng đã thông qua một nghị quyết ủng hộ chủ trương nói trên. TDĐG không được xếp vào danh sách các bệnh tinh thần hay rối loạn tình cảm. Cả hai Hội đều yêu cầu các chuyên gia về sức khỏe tinh thần tham gia vào việc xóa bỏ cái tiếng xấu đã từng một thời gán cho TDĐG là bệnh tinh thần.
Những người TDĐG nam hay nữ có thể là những bậc cha mẹ tốt không?
Có. Đã có nhiều công trình nghiên cứu so sánh những đứa trẻ do các bậc cha mẹ TDĐG nuôi dạy với những đứa trẻ do các bậc cha mẹ có xu hướng tính dục khác giới nuôi dạy thì thấy không có sự khác biệt nào giữa 2 nhóm trẻ này về mặt chỉ số thông minh, điều chỉnh tâm lý - xã hội, chan hòa với bạn bè, phát triển giới tính, bản sắc giới và XHTD. Cũng còn có một sự ngộ nhận nữa cho rằng người TDĐG nam có xu hướng nhiều hơn những người nam bình thường về mặt quấy rối tình dục trẻ em. Thật ra chưa có bằng chứng nào về mặt này.
Tại sao một số người TDĐG công khai nói về XHTD của họ?
Vì được chia xẻ với người khác cũng là điều rất cần thiết cho sức khỏe tinh thần, để không bị dồn nén. Quá trình phát triển bản sắc ở những người TDĐG nam và nữ, thường được gọi là quá trình bộc lộ, có liên hệ mật thiết với sự điều chỉnh tâm lý - những người TDĐG nam hoặc nữ càng khẳng định bản sắc của mình thì càng có sức khỏe tinh thần tốt hơn và có sự tự tin hơn.
Tại sao "quá trình bộc lộ" lại khó khăn đối với một số người TDĐG?
Vì những định kiến sai lầm của cộng đồng đối với họ, làm cho quá trình bộc lộ của họ có thể trở nên rất khó khăn, đến mức đau đớn, khắc khoải, thậm chí bế tắc muốn tự tử. Những người TDĐG nam nữ thường cảm thấy cô đơn khi lần đầu tiên có ý thức về sự hấp dẫn đối với người cùng giới của mình. Họ cũng lo sợ bị gia đình, bè bạn và cả tôn giáo của mình xa lánh nếu họ bộc lộ ra.
Ngoài ra, những người TDĐG cũng thường là đối tượng để xã hội kỳ thị và đàn áp. Sự đe dọa này là trở ngại chính để cho những người TDĐG không phát triển được. Năm 1989, khảo sát ở Mỹ cho thấy 5% những người TDĐG nam và 10% những người TDĐG nữ cho biết là họ đã bị lạm dụng về thân thể hoặc bị tấn công do tình trạng tính dục của họ, 47% cho biết đã từng phải chịu một hình thức kỳ thị nào đó trong cuộc đời. Nhiều công trình điều tra khác cũng cho những tỷ lệ tương tự về sự kỳ thị và tấn công.
Làm gì để giúp những người TDĐG vượt qua những thành kiến và kỳ thị?
Những người biểu lộ thái độ dung nạp với hành vi TDĐG là những người hiểu rõ về một số người này. Do đó, các nhà tâm lý cho rằng thái độ không dung nạp là thái độ không dựa trên cơ sở thực tế mà chỉ dựa trên những định kiến. 8 bang của Mỹ đã có luật cấm kỳ thị đối với các xu hướng tình dục khác nhau.
Có liệu pháp nào có thể thay đổi được XHTD không?
Không. Mặc dù XHTD đồng giới không phải là một bệnh tâm thần và không có lý do khoa học nào khiến phải tìm cách biến những người TDĐG nam hay nữ thành những người có hành vi tình dục khác giới, một số người cũng tìm cách thay đổi XHTD của chính mình hoặc của người khác (ví dụ bố mẹ tìm cách chữa trị để thay đổi XHTD của con cái). Một số người làm công việc điều trị để thay đổi XHTD này báo cáo là họ đã thay đổi được XHTD cho khách hàng của họ (từ chỗ có hành vi tình dục đồng giới đã chuyển sang hành vi tình dục khác giới) nhưng xem xét kỹ những báo cáo của họ thấy rằng có nhiều yếu tố đáng ngờ: họ thuộc về những tổ chức có quan điểm duy ý chí đối với XHTD chứ không phải là những nhà nghiên cứu về sức khỏe tâm thần, cách điều trị và kết quả không có bằng chứng cụ thể, thời gian theo dõi khách hàng sau điều trị còn quá ngắn. Năm 1990, Hội tâm lý Mỹ đã tuyên bố rằng các bằng chứng khoa học cho thấy việc thay đổi XHTD không đem lại hiệu quả và có hại nhiều hơn có lợi. Thay đổi XHTD của một người không chỉ đơn thuần là thay đổi hành vi tính dục của người đó mà còn phải thay đổi cả cảm xúc, cảm nhận về bản thân và giới tính của họ. Mặc dầu một số nhà nghiên cứu về sức khỏe tâm thần cố gắng thay đổi XHTD nhưng nhiều nhà khoa học khác đã đặt vấn đề về đạo lý của những công việc đó, tại sao lại phải thay đổi một tính cách không phải là một rối loạn và rất quan trọng cho bản sắc của một con người. Không phải tất cả những người TDĐG nam nữ tìm đến với trị liệu pháp là muốn thay đổi XHTD của họ mà họ muốn được tư vấn như mọi người khác: được giúp đỡ về mặt tâm lý để có thể bộc lộ hoặc để vượt qua những thành kiến, kỳ thị và bạo lực.
Tại sao cộng đồng cần hiểu biết hơn về TDĐG?
Mọi người cần có hiểu biết hơn về các XHTD và TDĐG để giảm bớt những kỳ thị và thành kiến. Những thông tin chính xác về TDĐG là cần thiết cho giới trẻ để họ xác định bản sắc tính dục của họ. Có người lo ngại nếu tiếp xúc với những thông tin về TDĐG sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành XHTD, những lo ngại này hoàn toàn không có căn cứquot;Đồng tính đồng ái!" Bạn nghĩ sao? Nguồn: http://www.talawas.de/
***
Ý Nhi
[size=14px]Ðồng tính đồng ái[/size]
Nắm tay, quàng vai, bá cổ, gác chân, dung dăng, dung dẻ, chăm sóc một người đồng giới tính mà được vui vẻ chấp thuận thì gọi là tình bạn thắm thiết.
Nắm tay, quàng vai, bá cổ, gác chân, dung dăng, dung dẻ, chăm sóc một người đồng giới tính mà bị xa lánh, hắt hủi, kinh tởm thì gọi là đồng tính luyến ái.
Kỳ thị đồng tính luyến ái đối với tôi vô lý như là chuyện anh da trắng ghét cay ghét đắng người da vàng bởi vì cặp mắt của họ sao mà ti hí, da của họ sao mà vàng bủn, mũi của họ sao mà tẹt dí... những đặc điểm rất thân thương đối với tôi. Ghét là cái lưng lót đường cho quyền lực, là cái thùng rác để trút những bực tức trong đời, là sự sợ hãi do kiến thức hạn hẹp.
Từ thuở nào đến giờ trong trời đất xảy ra biết bao là sự kiện, riêng nhà sinh vật học Bruce Bagemihl đã dành 750 trang để ghi chép lại hành vi đồng tính luyến ái của 450 loại động vật trong cuốn “Biological Exuberance”. Vào mùa hè, bọn cá voi sát thủ (killing whale) dành một phần mười thời giờ cho sinh hoạt đồng tính luyến ái, và bọn hải mã đực thì cứ đù khú giao cấu với nhau. Bọn hươu cao cổ đực có cạ cổ, gợi dục, với nhau hơn là với các con cái, thì đó là chuyện rất bình thường. Lại có những cặp ngỗng mái xin tinh trùng của anh ngỗng đực nào đó, rồi tách riêng ra để cùng nhau ấp trứng và nuôi con. Giống kỳ nhông Cnemidophorus thì hoàn toàn thiếu mặt của con đực; tất cả đều mang bộ phận sinh dục cái, làm hành động giao hợp giả, và tự sanh những đứa con giống mình như đúc. Bagemihl nhận xét đồng tính luyến ái xảy ra trong bốn trường hợp: quan hệ tình dục, bày tỏ tình cảm, đồng dưỡng, và liên kết bầy đàn. Trong trường hợp cây cỏ, phần đông nở hoa hoàn chỉnh, gồm hai bộ phận sinh dục nam và nữ - nhị và nhụy - ví dụ như hoa hồng, hoa đinh hương, táo, mận, v.v.. Những loại cây như bạch dương và thông đều là lưỡng tính, cả hai loại hoa đực và hoa cái cùng xuất hiện trên một cây. Thế giới này lại có những câu chuyện kỳ lạ như cây củ cải hoang, còn được gọi là củ cải Ấn độ, bắt đầu cuộc đời bằng giới tính nam. Hai năm sau, hoặc khi được dời qua vùng đất màu mỡ, chúng chuyển sang giới tính nữ và đơm hoa kết nụ. Nếu chẳng may môi trường thay đổi đột ngột, chúng sẽ nhanh chóng biến thành cây củ cải đực trở lại.
“Nguyên nhân của đồng tính luyến ái” là một câu hỏi rối rắm chẳng thua gì câu hỏi “Ðàn ông đàn bà từ đâu ra?” hoặc “Từ một ông Adam và một bà Eva, tại sao con cháu của họ lại đen vàng trắng đỏ khác nhau?”. Hỏi ông Freud thì ông ấy sẽ nheo mắt trả lời đấy là vấn đề tâm lý, khó hiểu lắm. Ðại khái Freud cho rằng khởi đầu tất cả trẻ con là lưỡng tính và chúng trải qua nhiều giai đoạn sinh lý để rồi cuối cùng đi đến giai đoạn tình dục khác giới tính. Hai giai đoạn đầu quanh quẩn cái mồm và hậu môn. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn “chim chóc” mà đứa bé trai sẽ mãi mê khám phá cảm giác kỳ diệu của bộ phận mình. Nếu không tiếp tục phát triển, đồng tính luyến ái sẽ dừng ngay đây và dục vọng sẽ được chuyển sang người đồng phái khác. Hỏi khoa học gia như Deborah Miller và Alex Waignady thì họ sẽ đưa ra cái thuyết rằng có nhiều người trẻ quay qua hướng đồng tính luyến ái vì trong quá khứ họ đã bị tổn thương trầm trọng trong quan hệ tình dục khác giới tính. Hỏi giáo sư Daryl Bem của đại học Cornell thì ông ta sẽ khẳng định rằng cường độ kích thích tố ảnh hưởng hành vi tính dục và do đó là nguyên nhân của đồng tính luyến ái. Một thí nghiệm khoa học cho thấy những con chuột đực bị nữ tính hóa bằng kích thích tố estrogen trong giai đoạn còn là bào thai và thiến lúc sơ sinh, sẽ có hành vi giao cấu của chuột cái. Cũng tương tự như vậy, nghiên cứu của Dennis McFadden và Edward Pasanen của đại học Texas cho thấy ốc tai của đàn bà dị tính nhạy cảm gấp ba lần đàn ông dị tính; ngược lại, sự nhạy cảm này của đàn bà đồng tính luyến ái rất tương tự với đàn ông dị tính và chỉ bằng một phần ba của đàn bà dị tính. Kết quả này chứng minh rằng mức độ androgen, một loại kích thích tố nam, ảnh hưởng sự phát triển và nhạy cảm của ốc tai từ lúc tiền sản, cao hơn trong phụ nữ đồng tính luyến ái so với phụ nữ dị tính. Hỏi nhà sinh vật học Dean Hamer và Steve Kangast thì họ sẽ thuyết phục, à đây là vấn đề gen. Trong công trình phân tích gen với viện Ung bướu Quốc gia, họ khám phá rằng 33 cặp trong 40 cặp anh em đồng tính luyến ái mang một dấu di truyền giống nhau ở đoạn Xq28 của thể nhiễm sắc X. Mỗi vị mỗi lẽ, đây chỉ là vài thuyết và bằng chứng điển hình chúng ta có thời giờ nói tới. Tóm tắt: nguyên nhân đồng tính luyến ái là một hệ thống xa lộ phức tạp để đến một địa điểm.
Bay lên cao, nhìn xuống thấp, tôi thấy một chuỗi tính dục lấp lánh muôn vàn màu sắc, giăng quanh quả đất này. Nằm ở hai đầu là màu hồng và màu xanh cho nhóm dị tính, cận đó là màu tím cho nhóm đồng tính luyến ái, ngay giữa là nửa xanh nửa hồng cho nhóm lưỡng tính, rồi lại có những màu biến hóa khó tả cho nhóm nằm ngay rìa bên này mép bên kia viền bên nọ. Thỉnh thoảng lại có đoạn trong veo, sáng ngời; đó là nhóm vô giới tính như hầu hết các loại động vật đơn bào và vài động vật đa bào như loài ruột khoang và bọt biển. Sợi chuỗi đẹp vậy mà lại có người muốn túm lấy và giựt cho đứt. Chẳng lẽ tôi phải ví người đồng tính luyến ái như những con ong thợ, chỉ biết làm việc siêng năng, đóng thuế chăm chỉ và tận tụy chăm sóc con ong chúa dị tính, ngày đêm chỉ biết ăn và đẻ. Chẳng lẽ tôi phải nói tiếp rằng bầy ong thợ có khả năng hè nhau đốt phù tay kẻ khiêu khích, đe dọa chúng quá trớn, thì may ra ít ai dám với tay, giựt đứt sợi chuỗi giới tính muôn màu của thiên nhiên? Ðồng tính luyến ái và lưỡng tính đầy dẫy trong thiên nhiên, bởi vậy tôi mong người chính nghĩa có phản đối thì phải phản đối cho đồng đều - đừng quên cầm biểu ngữ, viết bài và hô hào chống luôn cây cỏ và thú vật trong vườn hoa, rừng, biển, sa mạc.... Thật sự con người không hiểu gì nhiều về thiên nhiên, nhưng chúng ta lạm dụng quyền lực tập thể và đám đông để áp đặt cái đúng và sai, có thể rất thiển cận và giới hạn, trên sự sống và quyền tự do của kẻ khác như Nazis đã làm đối người Do Thái và người đồng tính luyến ái.
_______________________________________Stress hay những sự kiện cuộc đời. Trong cuộc sống, bạn sẽ phải đối đầu với hàng loạt những sự việc xảy ra hằng ngày. Những sự việc mà tạo dấu ấn có liên quan đến bạn tạm gọi là "những sự kiện cuộc đời".
Mỗi người sẽ phản ứng rất khác nhau với cùng một sự kiện, hoặc với nhiều sự kiện khác nhau lại có cùng một hình thức phản ứng.
Cách thức phản ứng của mỗi người tùy thuộc vào 3 yếu tố sau:
1. Bản chất của sự kiện.
2. Ý nghĩa của sự kiện đó với cá nhân.
3. Tính nhạy cảm của cá nhân.
Ví dụ:
- Sự kiện một người cha qua đời: một người em 15 tuổi và một người anh 35 tuổi sẽ có những phản ứng khác nhau.
- Hai chị em sinh đôi cùng yêu một chàng trai. một trong hai chị em đã từng có một mối tình, người kia mới yêu lần đầu. Hai người nữ này sẽ phản ứng rất khác nhau với chàng trai kia, mặc dù chàng trai đó cư xử với họ như là những người bạn gái không thiên vị.
- Cùng là thi rớt đại học, nhưng ở 10 thí sinh, mỗi người có một tâm trạng khác nhau.rạng thái tâm lý của Bill Gates ngày ra đi? Ngày làm việc cuối cùng Hôm nay là ngày làm việc cuối cùng của ngài Chủ tịch hãng phần mềm khổng lồ Mỹ - công ty do ông thành lập cách đây 33 năm để đưa máy tính cá nhân trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
Hôm nay là một ngày quan trọng đối với ngành công nghệ. Bill Gates, một trong những người giàu nhất thế giới và cũng là một trong những người có ảnh hưởng lớn đến thế giới IT, sẽ chính thức nghỉ hưu để tập trung thời gian làm từ thiện cùng với vợ.
Rời cương vị là Kiến trúc sư trưởng, chuyển giao trách nhiệm này lại cho Ray Ozzie, phụ trách phát triển phần mềm, và Craig Mundie, phụ trách chiến lược phần mềm và Office. Ngài Chủ tịch Bill Gates sẽ dành phần lớn thời gian cho Tổ chức nhân đạo Bill and Melinda Gates. Mỗi tuần, Bill Gates sẽ đến làm việc và gặp gỡ đồng nghiệp 1 ngày.
*Những dấu mốc quan trọng trong lịch sử Microsoft:
1975: Paul Allen và Bill Gates là hai bạn thân đã cùng nhau viết một ngôn ngữ lập trình cho máy tính cá nhân Altair. Đây là sản phẩm đầu tiên của Microsoft.
Tháng 1/1979: Dinh thự của Microsoft chuyển từ Albuquerque đến thành phố Seattle.
Năm 1980: Microsoft được IBM đặt hàng phát triển hệ điều hành cho máy tính đầu tiên. Đó là hệ điều hành MS-DOS. Cũng thời gian này, Steve Ballmer gia nhập Microsoft.
Ngày 12/8/1981: IBM chính thức trình làng PC đầu tiên chạy hệ điều hành MS-DOS.
Năm 1983: Microsoft ra mắt chương trình xử lý văn bản Word, và công bố kế hoạch phát triển hệ điều hành Windows. Allen rời bỏ cương vị Phó Chủ tịch nhưng vẫn tham gia trong Hội đồng quản trị.
Tháng 11/1985: Microsoft xuất xưởng phiên bản Windows đầu tiên.
Ngày 13/3/1986: Cổ phiếu của Microsoft chính thức lên sàn chứng khoán
Ngày 1/8/1989: Microsoft khai trương gói phần mềm Office dành cho doanh nghiệp đầu tiên.
Năm 1991: Ủy ban thương mại liên bang (FTC) điều tra cáo buộc cho rằng Microsoft độc quyền thị trường hệ điều hành máy tính. Điều tra kết thúc sau 2 năm mà không có kết luận chính thức.
Ngày 1/1/1994: Bill Gates cưới vợ là bà Melinda French tại đảo Hawai.
Tháng 7/1994: Ủy ban chống độc quyền Mỹ và châu Âu tham gia vụ kiện chống độc quyền với Microsoft. Lúc này, Microsoft đồng ý chia sẻ công nghệ với các hãng sản xuất máy tính. Việc sắp xếp này đã bị tòa án liên bang phản đối. Năm 1995, vụ kiện lại tiếp tục được đưa lên bàn tọa.
Ngày 24/8/1995: Microsoft ra mắt HDH Windows 95.
Ngày 27/11/1995: Microsoft khai trương trình duyệt Internet Explorer 2.0, thách thức trình duyệt web Navigator của Netscape.
Ngày 7/12/1995: Gates lên kế hoạch chi tiết tập trung phát triển lĩnh vực Internet.
Ngày 6/8/1997: Microsoft và Apple Computer đồng ý chia sẻ công nghệ và gạt mối thù truyền kiếp sang một bên.
Ngày 20/10/1997: Bộ Tư pháp kiện Microsoft, cho rằng hãng đã vi phạm quy định đồng thuận ban hành năm 1994, bắt buộc các hãng sản xuất máy tính nếu cài đặt HDH Windows thì phải sử dụng trình duyệt Internet Explorer.
Ngày 18/5/1998: Bộ Tư pháp và 20 bang kiện Microsoft vì đã vi phạm luật chống độc quyền. Sau đó 1 bang rút khỏi vụ kiện.
Ngày 21/7/1998: Ballmer trở thành Chủ tịch của Microsoft.
Ngày 19/10/1998: Vụ kiện chống độc quyền bắt đầu, và kéo dài đến mùa hè năm 1999.
Ngày 5/11/1999: Thẩm phán Penfield Jackson tuyên bố Microsoft đã độc quyền công nghệ.
Ngày 13/1/2000: Gates nhường vị trí Giám đốc điều hành CEO cho Steve Ballmer. Gates vẫn làm Chủ tịch và trở thành Kiến trúc sư trưởng của Microsoft.
Ngày 17/2/2000: Microsoft phát hành HDH Windows 2000.
Ngày 7/6/2000: Thẩm phán Jackson yêu cầu Microsoft tách thành hai công ty.
Ngày 26/9/200: Tòa án tối cao từ chối đơn kháng cáo của Microsoft và chuyển vụ án sang tòa án Liên bang.
Ngày 6/9/2001: Bộ Tư pháp cho rằng Microsoft không cần tách đôi nữa.
Tháng 11/2001: Microsoft và Bộ Tư pháp không giải quyết dứt khoát vụ kiện chống độc quyền.
Ngày 25/10/2001: Microsoft chính thức phát hành Windows XP trên toàn cầu.
Tháng 8/2002: Thực hiện theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, Microsoft thay đổi các chiến lược phát triển sản phẩm và kinh doanh.
Ngày 23/7/2003: Microsoft ra mắt HDH dành cho điện thoại di động Windows Mobile.
Ngày 24/3/2004: Ủy ban châu Âu phạt Microsoft số tiền kỷ lục 613 triệu USD vì vi phạm luật chống độc quyền. Lệnh trừng phạt này đã bị gián đoạn vì Microsoft kháng án.
Ngày 2/4/2004: Sun dàn xếp cáo buộc với Microsoft với số tiền là 1,95 tỷ USD.
Ngày 30/6/2004: Tòa án Mỹ đồng ý phán quyết của Bộ Tư pháp.
Ngày 22/12/2004: Tòa án EU phản đối đơn kháng cao của Microsoft.
Ngày 12/5/2005: Microsoft ra mắt máy chơi game Xbox 360. Đầu game này chính thức “lên kệ” vào tháng 11.
Ngày 1/7/2005: Microsoft đồng ý nộp phạt cho IBM số tiền 75 triệu USD bằng tiền mặt và 75 triệu USD bằng phần mềm để dàn xếp vụ kiện.
Ngày 11/10/2005: RealNetworks dàn xếp vụ kiện với Microsoft với số tiền là 761 triệu USD.
Ngày 23/3/2006: Microsoft tuyên bố sẽ “cải tổ” lại bộ phận Windows. Hai ngày sau thì cho biết hoãn kế hoạch ra mắt phiên bản Windows mới, kế hoạch ban đầu sẽ ra mắt vào cuối mùa hè.
Ngày 15/6/2006: Bill Gates tuyên bố kế hoạch nghỉ hưu vào tháng 7/2008 để tập trung làm từ thiện.
Ngày 14/11/2006: Microsoft ra mắt máy nghe nhạc Zune.
Ngày 30/1/2007: Microsoft phát hành hệ điều hành Windows Vista và Office 2007 sau nhiều lần trì hoãn.
Ngày 31/1/2008: Microsoft đề nghị mua lại Yahoo với số tiền 44,6 tỷ USD nhưng Yahoo từ chối mặc dù đã nâng giá lên 47,5 tỷ USD.
Hôm nay, 27/6/2008: Bill Gates nghỉ hưu, nhưng vẫn giữ chức Chủ tịch, sẽ làm việc mỗi tuần một ngày.
*Ấn tượng về một con người - một thương hiệu
-Tôi còn nhớ một câu của ông khá nổi tiếng, đại ý thế này: Tương lai trên 10 đầu ngón tay
Lúc đó tôi cũng không hiểu nhiều, rồi đến khi chiêc điện thoại trở nên phổ biến (công nghệ ngón tay cái). Tôi mới hiểu một phần, và bây giờ cũng vẫn đang ...tìm hiểu.
-Nói đến Bill người ta nghĩ đến 2 thương hiệu: Một là Microsoft và hai là chính ông với quỹ từ thiện cùng tên.
Con người ấy 2 lần đến Việt nam ( làm tôi phải điêu đứng để có được một tấm ảnh về đăng bài), một con người luôn mang đến sự tươi mới và hấp dẫn cho giới trẻ. Một con người mà ngay cả thủ tướng cũng phải nói đùa: Để ông ấy gia nhập Đảng� đựơc không?
- Có rất nhiều tấm gương doanh nhân - danh nhân. Có những người thân thiện, có người không. Có người là thày, có người đơn giản họ chỉ là Vip mà chẳng có ý nghĩa gì với ta cả...Nhưng tất cả họ là những con người làm nên : Sự kiện - chính trị - tiền bạc và lịch sử, trong khi chúng ta sống cùng thời cũng đang cố viết cho mình "một dấu ấn" trong cõi đời này! Từ slogan và logo, nghĩ đến TLH quảng cáo
Mình ko có chuyên môn về TLH quảng cáo, tiếp thị, chỉ thấy thích, định là sẽ nghiên cứu nhiều sau này. Vì thế mình cũng ko vỉết về chuyên môn, nên để topic này ở đây, như một cuộc trò chuyện vui. Và ban đầu mình cũng chỉ muốn thỏa cái sở khoái của mình là suy nghĩ về những yếu tố trong lĩnh vực này, trong đó có slogan (tạm hiểu là khẩu hiệu, thông điệp mà nhãn hiệu mong muốn người tiêu dùng ghi nhớ).
Quảng cáo ngày nay đã trở nên ko thể thiếu đối với con người. Dù các bạn có ghét QC đến đâu, như kiểu "Đang xem Bao Công đến đoạn Triển Chiêu đâu thì... Đại tràng hoàn PH"� , hay nhí nhố dưới chân màn hình trong các chương trình truyền hình cáp bây giờ, thì QC vẫn tồn tại mặc nhiên như hơi thở...
Slogan, cùng với logo, là một trong những biểu tượng của một nhãn hiệu (rộng hơn là một sự vật, hiện tượng nếu như thoát ra ngoài tầm thương mại). Tiêu chí của QC là làm cho người ta thấy --> nhớ. Và chỉ cần như vậy! Chuyện người ta có mua sản phẩm của tôi hay ko, mua nhiều như thế nào, chưa cần biết. Cái quan trọng là "tốc độ" gắn kết (đồng nhất hóa) giữa nhu cầu của khách hàng với sản phẩm của tôi thông qua các biểu tượng. Do vậy, slogan hay logo phải có tiêu chí là "dễ nhớ". Từ tiêu chí đó, người viết slogan sẽ đi theo hướng dài hay ngắn, cụ thể hay khái quát, có duyên hay... vô duyên. Từ từ chúng ta sẽ bàn đến đặc điểm của slogan, và hy vọng gắn nó với Tâm lý học, nếu ko topic này sẽ nhanh chóng bị xóa đi mất�
Vậy trước hết, theo bạn, câu slogan của nhãn hiệu nào bạn thích nhất?
Mình bỏ phiếu đầu tiên cho slogan của Heineken (ko hẳn là vì mình thích uống Heineken đâu nhé): "Chỉ có thể là Heineken". Một slogan rất lâu đời, khẳng định đẳng cấp của Heineken qua chất lượng sản phẩm, và qua các clip QC rất... Heineken (đến nỗi màu xanh ve chai từ lâu đã trở thành màu của Heineken). Ý nghĩa đầy đủ: Chỉ có Heineken mới đủ khả năng làm chuyện đó!
[img width=346 height=431]http://aeipm.ipm.edu.mo/phtoto/heineken.gif[/img]
Rất nhiều người thích slogan của Heineken nhưng ít ai biết nó được dịch từ slogan gốc là gì.
"It could only be Heineken"
[img width=424 height=300]http://designdepartment.files.wordpress.com/2006/06/heineken-line-up-bates-singapore-2000.jpg[/img]
Quả thật là một sự thành công khi chuyển ngữ slogan này sang tiếng Việt vừa sát nghĩa lại rất tuyệt vời!
Nào, mời mọi người tiếp! Mình nghĩ chủ đề này cũng hay, lại có nhiều cái để nói, và quan trọng là nó... kích thích suy nghĩ sáng tạoỪm, đó là một slogan chuyển thể sang tiếng Việt của một sản phẩm rất nổi tiếng ở nước ta từ gần 10 năm nay, đánh dấu sự tấn công ồ ạt của loại hình bảo hiểm nhân thọ đến từ nước ngoài, "Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu". Câu này thời gian sau đã bị xuyên tạc khá nhiều do dân ta vẫn chưa ưa với loại hình dịch vụ mới này, với các nhân viên bảo hiểm đến thu tiền thì cười nhăn cười nhở, đến khi bồi thường thì chậm chạp, thành ra "Luôn luôn lắng nghe, lâu lâu mới hiểu"... Nhưng Prudential cóc cần biết, chính những xuyên tạc đó đã chứng minh thương hiệu PRUDENTIAL đã rất thành công. Marketing chỉ cần có thế!Cái slogan ấy đã bị xuyên tạc nhiều lắm đấy Béo à�
Có 1 slogan cũng rất hay "Dù bạn không cao, nhưng người khác vẫn phải ngước nhìn"
Ở đây có một trích đoạn trong bài: "Làm gì để có được một "slogan" hay?"
Một slogan hay phải hội tụ được một số yếu tố sau:
Thứ nhất là mục tiêu. Một slogan khi được tung ra phải mang một mục tiêu nhất định và hướng đến mục tiêu đó. Ví như khi Pepsi ra đời thì Coca Cola đã là một người khổng lồ trong ngành giải khát rồi. Muốn phát triển được thì phải có một slogan nhắm đến một mục tiêu là lấy lại được thị phần từ Coca Cola. Hãng nước giải khát Pepsi đã lấy slogan là: "Generation Next" (Thế hệ tiếp nối), ý nói đó là một loại nước uống của thế hệ mới và ngầm ý chê bai đối thủ trực tiếp Coca Cola là loại đồ uống cổ lỗ sĩ. Với slogan hay mang trong mình mục tiêu rõ ràng là đánh vào khách hàng trẻ tuổi, Pepsi đã thu hút được phần đông giới trẻ và vươn vai trở thành một đối thủ đáng gờm của Coca Cola.
Thứ hai là ngắn gọn. Một slogan hay luôn phải là một slogan ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc. Với nhiệm vụ phải đi vào tiềm thức của khách hàng, không ai đi xây dựng một slogan dài dằng dặc đầy đủ toàn bộ về tính năng, tác dụng, đim ưu việt của sản phẩm cả, bởi khách hàng sẽ chẳng ai bỏ công đi nhớ một slogan dài lõng thõng như vậy. Cà phê Trung Nguyên đã phải bỏ slogan dài cũ: "Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới" bằng "Khơi nguồn sáng tạo". Quả thực slogan sau ngắn gọn, ấn tượng và dễ nhớ hơn nhiều.
Thứ ba là không phản cảm. Slogan phải tuyệt đối tránh những từ ngữ có thể gây phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác cho dù đó chị là một bộ phận khách hàng rất nhỏ. Nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh DHL đã từng mắc lỗi này khi tung ra một slogan gây một ấn tượng không tốt: "Đến chậm gậm xương".
Thứ tư, cần nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm. Slogan phải thể hiện được tính năng và lợi ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Ví như: "Connecting People" (Kết nối mọi người) của hãng điện thoại di động Nokia hay "Luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn thấu hiểu" của hãng bảo hiểm quốc tế Prudential.
Một slogan có liên quan tâm lý của Tâm Việt Group:
"Làm tâm người Việt sáng hơn
Nâng tầm người Việt cao hơn"
Mà Long thấy trong banner của tamlyhoc.net có:
"Tâm lý học và bạn"
là slogan? hay là???ừ slogan và logo, nghĩ đến TLH quảng cáo
Một số slogan tiêu biểu:1. Biti's
“Nâng niu bàn chân Việt”
2. VISO
Trắng gì mà sáng thế
3. Vinaphone
Nối liền mọi khoảng cách
4. Heineken
Chỉ có thể là Heineken
5. NIVEA
Sự chăm sóc nhẹ nhàng cho làn da
6. Johnson & Johnson
Chăm sóc bé yêu ngay từ thuở lọt lòng
7. Puppy
Hiểu cả những điều bé yêu chưa nói.
8. Chinsu
Thơm ngon đến giọt cuối cùng
9. Tiger
Bản lĩnh đàn ông thời nay
10. Bia Foster
Bia phong cách Úc
11. AIA
Gửi trọn niềm tin
12. Bia Bến Thành
Uống bia phải biết cách
13. kotex xìtin
Phong cách rất xìtin ( Và một ngày tôi sẽ là một ngôi sao )
14. Nippo
Sơn đâu cũng đẹp
15. 177
Điện thoại quốc tế giá rẻ
16. Cà fê Trung Nguyên
Khơi nguồn sáng tạo
17. Comfor
Thật nhẹ nhàng và dịu êm là comfor
18. DHL
Chúng tôi thông thạo Châu Á TBD như lòng bàn tay
19. NoKia
"Connecting People" (Kết nối mọi người)
"Ở Nokia, chúng tôi gọi đó là công nghệ mang tính nhân bản" - (cũ)
20.Prudential
Luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn thấu hiểu
21. NIKE
"Just Do It!" (Hãy làm điều đó!).
23. Anpelibe
Ngọt ngào như vòng tay âu yếm
24. Tinh Vân software company
“Cùng nhau toả sáng - Together We Shine”
25. La vie
“ Một phần tất yếu của cuộc sống”
26. Nutifood
“Vì trí tuệ Việt, Vì tương lai Việt”
27. Coca-cola
“Ăn bóng đá-ngủ bóng đá-uống Coca-Cola”
28. Tiger
“It’s time - Còn chần chờ gì nữa”
29. Duracell
”Liên tục, liên tục...liên tục ”
30. Suzuki
"Suzuki là sành điệu"
31. Ajinomoto
"Vòng quanh thế giới, Ajinomoto"
32. Kotex
"Tinh tế và nhẹ nhàng"
33. Double Mint
"Giữ hơi thở thơm tho một cách tự nhiên"
34. Anlene
" Mọi lúc mọi nơi giúp ngừa bệnh loãng xương"
35. Double Rich
“Ấn tượng khó phai”
36. Triumph
“Thời trang và hơn thế nữa”.
37. Lioa
Cho ngay nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau
38. Sữa Mika
“Càng lắc càng ngon”
39. Neptune
Điểm 10 cho chất lượng
40. Essance
Càng ngắm càng yêu
41. Oral-B
Nhãn hiệu các nha sĩ tin dùng
42. Tường An
Tường An, dầu ăn thượng hạng
43. Clear
Sạch gàu và quyến rũ hơn dưới nắng hè.
44. X-Men
Đàn ông đích thực.
45. FPT
Cùng đi tới thành công
46. SPT
Kết nối hôm nay với tương lai.
47. S-fone
Nghe là thấy
48. MobiFone
Hãy yêu sự lựa chọn của bạn
49. VNPT
Cuộc sống đích thực.
50. Bia Sài Gòn
Có thể bạn không cao, nhưng người khác cũng phải ngước nhìn
51. Điện Quang
Ở đâu có điện ở đó có điện quang
52. Sơn Nippon
Nếu bạn có bề mặt, chúng tôi có sơn
53. EZ-up
“Cho mắt ai mãi tìm”
54. Du Lịch Việt Nam
Vẻ đẹp tiềm ẩn (hide charm)
55. Việt Nam
Điểm đến của thiên niên kỷ mới
.....
(Theo: sangtaovietonline)Một số slogan tiêu biểu:
9. Tiger
Bản lĩnh đàn ông thời nay ==> Bản lĩnh đàn ông
19. NoKia
"Connecting People" (Kết nối mọi người)
"Ở Nokia, chúng tôi gọi đó là công nghệ mang tính nhân bản" - (cũ) - Câu này là 1 thồng điệp trong dòng sản phẩm 8x10 của Nokia năm 2001
21. NIKE
"Just Do It!" (Hãy làm điều đó!). ==> Cứ làm đi! - thực ra đây là slogan mà Nike ko hề có ý định chuyển ngữ sang bất kỳ thứ tiếng nào, bởi nó rất đơn giản, dễ nhớ mà lại rất tự do nữa
28. Tiger
“It’s time - Còn chần chờ gì nữa” - Chính xác là "It's time for a Tiger" - slogan này xuất hiện năm 1930, như là slogan đầu tiên của bia Tiger. Năm 2006 Tiger đã gửi 1 thông điệp rất hoành tráng "Rạng danh trên toàn thế giới"
48. MobiFone
Hãy yêu sự lựa chọn của bạn ==> Đã đổi thành "Mọi lúc, mọi nơi"
50. Bia Sài Gòn
Có thể bạn không cao, nhưng người khác cũng phải ngước nhìn - là của bia Saigon Special
54. Du Lịch Việt Nam
Vẻ đẹp tiềm ẩn (hide charm) - The Hiden Charm sự phát triển và hình thành nhân cách
� Nhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó, con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội. Bản chất con người vốn có khả năng sáng tạo, song, tiềm lực này có được "thực tế hóa" hay không, lại phụ thuộc vào điều kiện xã hội, giáo dục cộng đồng và ý thức cá nhân. Nhân cách sáng tạo được hình thành trong quá trình con người lao động và hoạt động thực ti ễn nói chung, cùng với sự ti ếp nhận những thành tựu ti ến bộ xã hội và giáo dục xã hội. Đồng thời, nhân cách sáng tạo cũng là năng l ực tự phát tri ển của m ỗi cá nhân con người, l à khả năng "đổi m ới" của nó được nảy sinh trong hoạt động thực tiễn, học hỏi xã hội và giáo dục nhà trường. Một nhân cách sáng tạo bao giờ cũng bi ết tự ý thức, chủ động và tích cực tạo nên một sản phẩm m ới (tinh thần, vật chất), m ột "hiện thực m ới", nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích và mục đích đa dạng, ngày càng tăng của sự phát tri ển con người và xã hội. Bởi, xét tới cùng, như V.I.Lênin vi ết: "nghĩa l à thế giới không thỏa mãn con người và con người quyết định biến đổi thế giới bằng hành động của m ình" Có thể nêu ra những nhân tố của nhân cách sáng tạo, bao gồm: Vốn tri thức mà xã hội đã tạo ra, tích l ũy được đặc bi ệt là những tri thức khoa học tiên ti ến, li ên quan đến l ĩnh vực sáng tạo m ới hướng tới. Hoạt động thực tiễn dưới hình thức thực ti ễn vật chất hoặc thực ti ễn tinh thần. Năng lực nắm bắt và thực hành phương pháp "tạo ra hi ện thực m ới" từ vật liệu, nguy ên liệu, tài li ệu do chính hiện thực đã có và đang có cung cấp. Phẩm chất xã hội và lý tưởng trong xã hội của chủ thể sáng tạo phù hợp với yêu cầu nhân văn hóa con người trong một đời sống cộng đồng đang hướng tới những giá trị, mục ti êu phát triển bền vững, nhằm thực hiện m ột xã hội "dân giàu, nước m ạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", m ột thế giới tiến bộ, nhân văn. Như thế, để có được nhân cách sáng tạo, con người không phải chỉ có nỗ lực cá nhân, mà còn phải được gi áo dục, tức l à có sự chuẩn bị, trang bị và hướng dẫn nhân cách trở thành nhân cách sáng tạo, con người sáng tạo. Có thể đưa ra đây những y êu cầu chủ yếu đối với hoạt động giáo dục hi ện nay để "sản xuất" ra những nhân cách sáng tạo nhằm đáp ứng y êu cầu phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa. Cung cấp những tri thức nhiều m ặt mang tính hiện đại do các thành tựu khoa học mà nhân loại hiện nay đã đem l ại với tính cách l à tài sản chung của mọi xã hội. Những tri thức khoa học này không chỉ là mảnh đất nuôi dưỡng trí tuệ con người, m à điều chủ yếu hơn, chúng l à bàn đạp để mọi sáng tạo của cá nhân có thể nảy nở, cất cánh. Trong bức tranh sôi động và sinh động toàn cầu hóa hi ện nay, khi mà mọi hoạt động của con người phải mang tính tri thức, thì sự sáng tạo với tính cách l à động lực tối ưu của phát triển bền vững, tất y ếu phải l à sáng tạo tri thức, sáng tạo bằng trí tuệ tinh khôn nhất và hiệu quả nhất. Hiện nay, tri thức đang trở thành một loại tư li ệu chủ yếu của sản xuất xã hội, khoa học, tri thức khoa học - sản phẩm sáng tạo của con người đang trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp", "l ực l ượng sản xuất độc lập", như C.Mác từng dự báo (C.Mác và Ph.Ăngghen, 1995, tập 4, tr. 187). Bất cứ một sáng tạo nào cũng đều bắt nguồn từ thực tiễn, do thực tiễn quy định, thúc đẩy, đánh giá,kiểm chứng, định hướng và cuối cùng là hiện thực hóa m ục đích của sáng tạo. Chính vì vậy, mọi nội dung hay mọi phương thức giáo dục đều phải được tồn tại trong thực ti ễn. Một nhân cách sáng tạo phải được đào luyện trong thực ti ễn mà nhân cách đó muốn tham gia bằng sự sáng tạo của mình. Quá trình hoạt động thực tiễn cũng chính là môi trường học tập để sáng tạo, thử nghiệm, thử thách sự sáng tạo và xác định m ục tiêu của sáng tạo. Giáo dục khả năng nắm bắt thực ti ễn và hoạt động thực tiễn là một yêu cầu, một nguyên tắc của gi áo dục nhân cách sáng tạo. Hoạt động sáng tạo l à một tổng thể bao gồm cả phương thức, phương pháp sáng tạo tức là cách chuyển năng lực sáng tạo của chủ thể sáng tạo và tư li ệu sáng tạo của cuộc sống hiện thực thành kết quả sáng tạo, sản phẩm sáng tạo. Nếu phương thức sáng tạo, phương pháp sáng tạo là một công cụ khoa học, thì việc gi áo dục, đào tạo con người sử dụng công cụ đó có một ý nghĩa cần thiết và quan trọng. Tính quy định của giáo dục phương thức sáng tạo phương pháp sáng tạo là ở chỗ: Chủ thể sáng tạo phải được trang bị các phương thức, phương pháp sáng tạo đã được xác định cùng với những nguyên tắc chung, nguy ên l ý phổ biến của chúng. Chủ thể sáng tạo phải có năng lực l ựa chọn phương thức sáng tạo, phương pháp sáng tạo sao cho phù hợp với đối tượng sáng tạo và mục ti êu sáng tạo. Khả năng chủ quan của chủ thể sáng tạo phải làm chủ được phương thức, phương pháp sáng tạo có trong tay, đồng thời, tạo ra được những cái cần thiết chưa có trong chúng để có thể đáp ứng đầy đủ các y êu cầu cụ thể, ri êng bi ệt do quá trình thực thi sáng tạo đặt ra. Kỹ năng, kỹ xảo và công nghệ sử dụng phương thức sáng tạo, phương pháp sáng tạo là yêu cầu bắt buộc đối với m ọi nhận thức và mọi hành động cụ thể trong quá trình sáng tạo. Rõ ràng l à, việc giáo dục nhân cách sáng tạo bao gồm cả yêu cầu hoàn thiện nhân cách đó bằng các chỉ dẫn, hướng dẫn, định hướng đối với phương thức, phương pháp sáng tạo. Như trên đã nêu, nhân cách sáng tạo là một hiện tượng xã hội, mang giá trị xã hội' nhất định, đồng thời cũng chịu sự qui định của xã hội. Một nhân cách sáng tạo chỉ thật sự hữu ích đối với đất nước, nhân dân và cộng đồng nhân loại, khi hoạt động thực tiễn và ý thức con người của nhân cách đó nhằm mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân, cho dân tộc, cho xã hội nói chung. Điều đó đòi hỏi một phẩm chất tư tưởng, tình cảm của nhân cách sáng tạo phải trong sáng, cao đẹp, một phẩm chất của con người XHCN. Ở đây, việc gi áo dục con người có năng lực sáng tạo không thể tách rời việc gi áo dục “ đạo làm người", giáo dục nhân cách nhân văn, nhân cách "tiên ti ến, đậm đà bản sắc dân tộc", nhân cách của "hiền tài , trong thời đại Hồ Chí Minh, nhân cách của m ột thành viên trong hệ thống nhân loại tiến bộ và nhân văn. Đồng thời, chính phẩm chất tích cực trên đây không chỉ là nền tảng vững chắc m à còn l à động lực m ạnh mẽ cho m ọi sáng tạo đúng đắn, chân chính của con người. Cần lưu ý rằng, nội dung, mục đích của bất kỳ một sáng tạo nào cũng đều phải nhằm nhân văn hóa con người và xã hội, cải thiện môi trường sinh thái tự nhiên. Nhân cách sáng tạo l à nhân cánh tự chủ, tự ý thức và tự giác. Không có sự nỗ lực, chủ động và tích cực của cá nhân thì sẽ không có sự sáng tạo, sự tìm tòi cái m ới tiến bộ hơn, giá trị hơn. Chính vì thế, giáo dục nhân cách sáng tạo l à tạo ra mọi nhân tố mọi điều ki ện để bản thân nhân cách sáng tạo tự chuyển hóa chúng thành năng l ực cá nhân, thành khả năng bên trong, thành "do mình, của mình". Mọi sự áp đặt, gi ản đơn, máy móc, khô cứng trong gi áo dục nhân cách sáng tạo l à hoàn toàn xa lạ, phản tác dụng. Nói cách khác, đó là sự đị nh hướng, chỉ đường, hỗ trợ, tạo mọi tiền đề cần thiết để chủ thể sáng tạo tự khẳng định "cái mới" của m ình. Để đáp ứng nhu cầu giáo dục nhân cách sáng tạo trong phát tri ển bền vững, ngành gi áo dục và xãhội cần có những quan tâm và giải pháp tương ứng, nhằm tạo ra một "thế hệ vàng" phù hợp với dòng chảy phát triển nguồn nhân lực của dân tộc ta trong thời đại toàn cầu hóa hi ện nay. Về nhận thức cũng như về chủ trương, chính sách, ngành giáo dục và đào tạo nên xem việc gi áo dục nhân cách sáng tạo nằm trong tầm chi ến lược con người, thuộc phạm vi hạt nhân của nguồn lực phát triển xã hội nói chung, của phát tri ển "trồng người" nói riêng. Một sự đầu tư thích đáng về nhiều mặt cho giáo dục nhân cách sáng tạo là một yêu cầu thực tiễn có giá trị cấp thi ết và bền vững. Hệ thống giáo dục và nhà trường, từ mẫu giáo đến đại học, sau đại học, cần tạo m ọi điều ki ện vật chất và tinh thần để có thể phát hiện, nuôi dưỡng, bồi dưỡng những nhân cách sáng tạo. Thừa nhận nhân cách sáng tạo là động l ực tích cực, quan trọng của phát tri ển đất nước và hội nhập quốc tế cũng có nghĩa là thừa nhận rằng động lực đó phải do chính xã hội tạo ra, trong đó trước hết và chủ yếu l à từ nhà trường, từ một nền gi áo dục có tính tiên tiến về mặt khoa học và có tính nhân văn về mặt xã hội. Bởi vậy, nhà trường cần xem việc "đào tạo nhân cách sáng tạo" như là một quá trình được đầu tư hoàn chỉnh, vững chắc, khẩn trương và lâu dài. Như mọi hoạt động giáo dục khác, hoạt động giáo dục nhân cách sáng tạo, với tính cách l à một hình thái giáo dục xã hội, cần được xã hội hóa theo tinh thần đổi mới, định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế phát tri ển bền vững của thế giới ti ến bộ hiện nay. Tính đặc thù của xã hội hóa gi áo dục nhân cách sáng tạo l à ở chỗ: tạo ra m ột "phong trào" dư luận xã hội, ý thức xã hội và hành động xã hội đối với giáo dục nhân cách sáng tạo, từ phát hi ện, bồi dưỡng, khuyến khích đến sử dụng, khai thác, như một sự nghiệp và tài sản quốc gia, cùng với việc đưa đến cho nhân cách đó mọi điều ki ện cần thi ết về vật chất và tinh thần để hình thành và phát tri ển. Nhân cách sáng tạo l à một trong những nguồn động lực nội sinh tối ưu của phát tri ển con người và xã hội. Giáo dục nhân cách sáng tạo cũng chính l à con đường tạo dựng "thế hệ hiền tài" - "Hiền tài là nguy ên khí quốc gia" (Thân Nhân Trung). Một nền gi áo dục vì phát triển bền vững trong thời đại hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa cần xem việc gi áo dục nhân cách sáng tạo l à một nội dung quan trọng, một phương thức hiệu nghiệm, m ột thành tố thiết yếu để khẳng định gi á trị của m ình. Đó cũng l à một y êu cầu đối với giáo dục của m ột quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Công cuộc đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghi ệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng CNXH, thực hi ện thắng l ợi mục ti êu "dân gi àu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" đang đòi hỏi một nguồn lực sáng tạo m ới. Đó là những sáng tạo trong hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương m ại, dịch vụ, nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật, công nghệ, văn hóa thẩm m ỹ, văn học, nghệ thuật, quản lý xã hội và hành chính sự vụ, thậm chí trong cả sinh hoạt thường nhật, vui chơi, giải trí... Nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập, đào tạo công dân tri thức, tạo l ập xã hội văn minh, văn hóa l à những ti ền đề trực tiếp cho "phong trào sáng tạo". Trên cơ sở này, nhà trường, giáo dục học đường, đang trở thành "trung tâm" và "hạt nhân" của việc đào tạo m ột "thế hệ sáng tạo" nhằm đáp ứng y êu cầu "tăng trưởng m ọi mặt" của dân tộc ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay. Vì thế, xã hội, ngành gi áo dục, các cơ sở nghiên cứu khoa học, cần "Đào tạo, bồi dưỡng và phát huy m ọi tiềm năng của đội ngũ trí thức để tạo nguồn l ực trí tuệ và nhân tài cho đất nước", như cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng đã xác định (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1991, tr.7). Quá trình phát tri ển bền vững, công cuộc đổi mới là một dòng chảy của tiến bộ hóa, nhân văn hóa con người và xã hội, trong đó phải đồng thời bảo đảm sự hài hòa, hoàn thiện m ối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, giữa l ợi ích xã hội và lợi ích tự nhiên, giữa lợi ích trước m ắt và lợiích lâu dài, trên mẫu số chung l à sự song hành, thống nhất của sản xuất lợi ích (nền tảng. điều ki ện) và hưởng thụ lợi ích (mục tiêu, tác nhân). "Quá trình lợi ích" này luôn luôn ở trong "thế vận động" theo chi ều hướng ngày càng đa dạng và rộng mở hơn, sâu sắc và to lớn hơn, triệt để và hợp lý hơn. Điều đó đòi hỏi chủ thể, nhân cách sáng tạo, không ngừng "làm mới m ình", "sáng tạo lại m ình", nhằm "tái sáng tạo" những thành tựu mới, những hiệu quả mới đối với “ lợi ích". Đây cũng chính là nguồn động l ực chủ yếu, tất yếu và khách quan của sự phát tri ển bền vững cùng với lợi ích mà nó đem lại cho mỗi con người và toàn xã hội. Để "bắt kịp" các nước đi trước, ta không chỉ học hỏi, ti ếp nhận những thành tựu sáng tạo đang được ứng dụng ở các nước phát triển, mà điều chủ yếu hơn là, phải tự tìm l ấy con đường đi riêng cho sự sáng tạo do mình, vì mình, tức l à "của m ình". Chính con đường tự sáng tạo của m ỗi người, của m ọi tài năng và của toàn xã hội trong hoạt động thực tiễn là giải pháp hi ệu quả nhất và ít tốn kém nhất đối với sự phát tri ển bền vững của đất nước ta hi ện nay. X-( :* Blogging - cái tôi trong thế giới ảo - dưới góc độ Tâm lý học Cái tôi trong thế giới thực vẫn còn là 1 vấn đề lớn, thú vị mà Tâm lý học nói riêng và các ngành KHXH nói chung còn chưa nghiên cứu hết, thì nay xuất hiện một vấn đề khác ko kém phần đặc biệt, đó là "cái tôi trong thế giới ảo". Thế giới ảo mà mình muốn đề cập ở đây là thế giới Internet. Cái thế giới này tuy ko thực nhưng nó lại khiến cho con người ta có thể sống và hình thành thái độ ko khác gì ngoài đời. Đặc biệt hơn, đối với một bộ phận cá nhân, nó còn quan trọng hơn thế giới thực, làm biến cải con người theo nhiều cách khác nhau: tích cực hơn cũng có, tiêu cực hơn càng có. Vấn đề này đã được một vài nhà nghiên cứu, các tờ báo rải rác lên tiếng với cách tiếp cận Xã hội học. Thế còn chúng ta, những người đang theo đuổi Tâm lý học, thiết nghĩ nên xem đó là 1 chủ để cần đưa vào trong suy nghĩ và thảo luận!
Cái tôi trong thế giới ảo được thể hiện qua các hình thức nào?
- Hiện diện trên các diễn đàn
- Trang web cá nhân
- Blog
- Các cộng đồng chia sẽ trực tuyến
- Game trực tuyến
- ...?
Trong đó, mình thấy Blog hiện đang dần trở thành công cụ hữu hiệu nhất và có nhiều chuyện để nói nhất khiến cho 1 cá nhân quảng bá cái tôi của mình trên thế giới Internet (ko cần nghi ngờ, bởi gần như mỗi chúng ta đều có ít nhất 1 Blog). Ko cần định nghĩa Blog là gì nữa, cũng ko cần trích dẫn các bài báo về hiệu quả hay hậu quả của blog nữa. Chúng ta hãy nói ra ý kiến của mình theo cách hiểu của những người học Tâm lý.
Mình mới chỉ nghĩ ra "lý do chọn đề tài thôi", còn nội dung thì vẫn còn nằm trong đầu, từ từ sẽ viết ra. Rất mong được đọc ý kiến của các bạn! Đây cũng là 1 đề tài khá hay cho những ai mong muốn thực hiện 1 công trình nghiên cứu nho nhỏ. Tại sao ko nhỉ?Theo một khảo sát do Trung tâm Tương lai kỹ thuật số của Mỹ thực hiện trong 6 năm về thái độ người dùng web cho thấy, trong năm nay, mỗi thành viên truy cập Internet đã kết thân với 4,6 người bạn ảo.
Bạn ảo cũng mang lại niềm vui, nỗi buồn với người dùng Internet - 43% cư dân mạng đang cảm thấy cuộc sống trên Internet với những người bạn chưa một lần gặp gỡ cũng có vai trò quan trọng như những bạn bè trong cuộc đời thực của họ.
Mỗi năm, trường Đại học Nam California đều công bố số liệu về thái độ của người dân đối với Internet. Jeffrey Cole, GĐ Trung tâm Tương lai kỹ thuật số, cho biết: “Hơn một thập kỷ kể từ khi các cổng giao tiếp worldwideweb ra đời, và đến bây giờ, chúng ta đang được chứng kiến Internet giống như một kênh giao tiếp cá nhân và xã hội đầy uy lực”.
Giao tiếp xã hội trên web đã trở thành một hiện tượng trong vài năm gần đây với sự xuất hiện của những website, như MySpace, Bebo, Youtube... và cả xu hướng phát triển các thế giới ảo Second Life.
Tuy nhiên, khảo sát nhận thấy tình bằng hữu trong cuộc sống thực không gắn liền với máy tính.
Khảo sát cho thấy, 40% người dùng mạng sử dụng web để liên lạc với mọi người và 37,7% tin rằng Internet giúp họ giữ liên lạc thường xuyên hơn với bạn bè và người thân trong gia đình. Trong khi đó, 7,4% chia sẻ tâm tư với bạn bè bằng website cá nhân blog - gấp đôi so với năm 2003. Trong 2 năm qua, số người đăng ảnh lên các site chia sẻ tăng từ 11% đến 2,6%.
Theo khảo sát, hơn 3/4 người Mỹ là cư dân mạng thường xuyên, trung bình mỗi tuần lướt web khoảng 8,9 giờ. Số nữ giới vào mạng cũng “ngang ngửa” phái mạnh.
Ông Cole cho rằng, Internet đang trở thành kênh giao tiếp, thông tin, giải trí quan trọng.
TAH_OneloveGần đây, câu chuyện “thế giới phẳng” được khá nhiều người nhắc tới, thậm chí trong một số trường hợp, nó trở thành như một thứ “mốt” về mặt ngôn từ. Nhưng có đúng là thế giới chúng ta thực sự đang phẳng, hay đây lại là một thứ huyền thoại mới của công nghệ thông tin?
Quyển Thế giới phẳng của Thomas Friedman, bình luận viên nổi tiếng của tờ New York Times, vừa được dịch ra tiếng Việt (1) đã gây xôn xao không ít trong dư luận. Thực ra đây không phải là một công trình nghiên cứu về toàn cầu hóa, mà là một dạng bút ký xen với bình luận, trong đó chứa đựng nhiều mẩu chuyện sinh động do chính tác giả ghi nhận qua các chuyến đi của mình nhằm mục tiêu giải thích quá trình toàn cầu hóa, thể hiện dưới bút pháp hấp dẫn của một nhà báo. Ở Mỹ, ngay sau khi ra đời vào đầu năm 2005, nó đã nhanh chóng trở thành một cuốn bestseller và nhận được cả những lời tán dương lẫn những lời phê phán. Bài viết sau đây muốn điểm lại một vài ý kiến phê phán mà chúng tôi cho là đáng chú ý khi đọc cuốn sách này.
Toàn cầu hóa hay “Mỹ hóa”?
Theo Friedman, lịch sử toàn cầu hóa của thế giới đã trải qua ba giai đoạn. Lần đầu kể từ năm 1492 khi khám phá ra châu Mỹ cho tới khoảng năm 1800, với vai trò quan trọng của các quốc gia và của sức mạnh cơ bắp. Lần thứ hai từ năm 1800-2000, với vai trò động lực của các công ty đa quốc gia và sự ra đời của động cơ hơi nước và đường sắt. Và lần thứ ba kể từ năm 2000 trở lại đây, lần này với động lực là các cá nhân được kết nối với mạng lưới cáp quang toàn cầu [xem bản dịch, tr. 25-27]. Chính là ở giai đoạn thứ ba này đã hình thành nên cái mà Friedman gọi là “hệ thống thế giới phẳng”.
Luận điểm chính của cuốn sách là cho rằng thế giới đang được “làm phẳng” (flattening), nghĩa là một thế giới trong đó con người ngày càng kết nối với nhau do các thành tựu của tin học, Internet, các công cụ tìm kiếm trên mạng và các công nghệ khác. Nhờ đó, các công ty đa quốc gia bây giờ có thể xây dựng những chuỗi cung ứng và đặt gia công (outsourcing) ở tận Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, nơi mà các nhân viên và lập trình viên có thể làm việc trực tuyến cho những công ty có trụ sở mãi tận Hoa Kỳ...
Mặc dù cuốn sách dày tới mấy trăm trang, nhưng Friedman lại không đưa ra được một định nghĩa xác đáng xem thế nào là “thế giới phẳng”, thế nào là “toàn cầu hóa”, mà chỉ nói đi nói lại hàng trăm lần cái từ “phẳng”, làm như thể ông ta mới phát hiện ra một sự thật mới mẻ trong khi người ta đã bàn luận về các đặc điểm của quá trình toàn cầu hóa từ lâu. Theo GS. Jean-Jacques Salomon (2), tác giả đã quá giản lược hóa sự phân kỳ lịch sử đến mức chỉ còn quan tâm tới thế giới kinh doanh và vai trò của các đại công ty mà quên đi những thực tại vô cùng phức tạp khác của thế giới như đời sống công nghiệp, như vai trò của các quốc gia, của các lực lượng xã hội hay tôn giáo. Salomon cho rằng cái nhìn thiển cận của tác giả Thế giới phẳng đã dẫn ông ta đến chỗ lầm lẫn giữa quá trình toàn cầu hóa với quá trình “Mỹ hóa” (américanisation).
Vốn nhiệt tình ủng hộ lý thuyết tân tự do kinh tế, Friedman không chỉ kêu gọi các nước nghèo hãy tự do hóa kinh tế vì “các thị trường mở và cạnh tranh là phương thức bền vững duy nhất để đưa một quốc gia thoát khỏi nghèo đói” [tr. 577], ông còn có khuynh hướng coi nước Mỹ là kiểu mẫu phát triển duy nhất đúng đắn trên thế giới ngày nay. Theo Salomon, do chỉ tiếp xúc với những chuyên gia thuộc tầng lớp ưu tú ở các nước, Friedman tưởng rằng ở đâu người ta cũng nói cùng một thứ ngôn ngữ, sống, vui chơi và làm việc giống như nhau khi ông ta nhìn thấy những bảng hiệu IBM, Microsoft, HP, Texas Instruments hay cái mũ có nhãn 3M trong sân golf ở Bangalore - một thung lũng Silicon của Ấn Độ. Ông quên rằng chỉ cần bước ra ngoài cái hàng rào của những cái lõm công nghệ cao của các công ty đa quốc gia ấy thì người ta có thể chứng kiến ngay lập tức những thực tại khốn khổ của sự nghèo đói, thất học và phân hóa xã hội của một đất nước đông hàng tỉ người này.
Theo Michael Sandel (Đại học Harvard), lối nói về sự hợp tác hàng ngang trong thế giới phẳng thực ra “chỉ là một cái tên hoa mỹ để gọi khả năng thuê mướn nhân công rẻ ở Ấn Độ” (3). Roberto Gonzalez, Giáo sư nhân học tại San Jose State University, cho rằng mục tiêu của cuốn sách của Friedman là “quảng cáo” cho một lối sống, đề cao một thế giới quan chỉ biết tôn vinh các công ty đa quốc gia và ca ngợi một xã hội tiêu thụ, coi đấy là những con đường duy nhất để đi tới sự tiến bộ xã hội (4).
“Thế giới phẳng” làm cho thế giới bớt xung đột?
Mặc dù cho rằng thế giới phẳng “khiến cho các xã hội và nền văn hóa khác nhau tiếp xúc trực tiếp với nhau nhiều hơn” và “kết nối người ta lại với nhau” [tr. 687], nhưng Friedman cũng nhìn nhận sự xuất hiện của những tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan. Ông hiểu sai hoàn toàn về lịch sử văn minh của các nước Ảrập Hồi giáo, và giải thích sở dĩ có “sự giận dữ” chống Mỹ hiện nay chính là vì người ta “gần gũi nhau” và dễ dàng so sánh mình với người khác [tr. 688], và vô hình trung ông lại đi đến một nhận định nghịch lý với chính mình khi nói “quá trình phẳng hóa thế giới chỉ làm tăng thêm sự bất hòa này” [tr. 696]. Như vậy phải chăng ông hàm ý nói rằng cần phải “phẳng hóa” hay đồng nhất hóa theo mô hình của Mỹ thì mới là một sự “phẳng hóa” đúng đắn?
Friedman còn đề ra cái mà ông gọi là “lý thuyết Dell về ngăn ngừa xung đột”, cho rằng “không có hai quốc gia nào cùng nằm trong một dây chuyền cung ứng toàn cầu, như dây chuyền Dell chẳng hạn, sẽ gây chiến với nhau, chừng nào họ vẫn còn ở trong cùng dây chuyền đó” [tr. 745]. Có lẽ ông quên rằng trong thực tế lịch sử thế giới, những nước sắp gây chiến luôn luôn tính toán hơn thiệt các chi phí do cuộc chiến gây ra, và nếu thấy có lợi hơn thì họ vẫn đánh, cho dù giữa hai nước đã có những mối quan hệ thương mại hay những “dây chuyền” cung ứng như thế nào đi nữa (5).
Quyết định luận kỹ thuật
Friedman định nghĩa “hệ thống thế giới phẳng” là “sản phẩm của sự hội tụ giữa máy tính cá nhân (...) với cáp quang (...) và phần mềm xử lý công việc (cho phép các cá nhân trên khắp thế giới cộng tác trên cùng cơ sở dữ liệu số, bất kể từ nơi đâu với khoảng cách như thế nào)” [tr. 27]. Cũng theo chiều hướng này, trong chương 2, ông trình bày 10 nhân tố “làm phẳng” thế giới, trong số đó nhiều cái đều ít nhiều liên quan tới máy tính, Internet và các phương tiện truyền thông. Theo ông, chính nhờ sự bùng nổ về công nghệ thông tin mà quá trình toàn cầu hóa phiên bản 3.0 làm cho “các cá nhân từ mọi ngõ ngách của thế giới phẳng đều được trao quyền” [tr. 28].
Friedman nhìn nhận ông ta “đã tuyệt đối hóa sức mạnh của công nghệ” [tr. 660]. Cách nhìn đề cao cực đoan vai trò của kỹ thuật trong việc tạo ra “thế giới phẳng” dẫn ông ta đến chỗ quan niệm rằng sự phát triển của công nghệ thông tin có thể “trao quyền” cho cá nhân, làm như thể chỉ cần có chiếc máy tính và Internet thì các cá nhân kể từ nay có thể làm chủ được số phận của mình cũng như được tham gia một cách bình đẳng vào đời sống toàn cầu! Friedman đã nhầm lẫn khi nghĩ rằng nhân tố kỹ thuật đóng vai trò quyết định đối với sự chuyển biến của cấu trúc xã hội cũng như của các lĩnh vực văn hóa và chính trị. Quan niệm của Friedman thực chất phản ánh lý thuyết quyết định luận kỹ thuật ngây thơ và ảo tưởng mà nhiều người từng mắc phải mỗi khi xuất hiện một loại kỹ thuật mới, tương tự như khi ra đời đài phát thanh hay truyền hình vào nửa đầu thế kỷ 20. Điển hình là quan niệm của nhà nghiên cứu nổi tiếng về truyền thông, Marshall McLuhan, từng cho rằng các phương tiện truyền thông điện tử có thể làm cho thế giới hiểu biết nhau hơn, gắn kết và gần gũi nhau giống như trong một “ngôi làng toàn cầu” (6).
Chính vì rơi vào quan niệm giản lược hóa yếu tố kỹ thuật mà Friedman đã không trả lời được cho vấn nạn mà Bill Gates đặt ra, khi Gates nói: “Phải, thế giới đã nhỏ đi, nhưng có phải nhờ thế mà chúng ta nhìn thấu được điều kiện sống của mọi người không? Hay là thế giới vẫn còn rộng lắm, đến nỗi chúng ta vẫn chưa thể thấy hết hoàn cảnh nghèo khổ của người khác” [tr. 668], và “tôi lo rằng sẽ chỉ có một nửa thế giới trở nên phẳng và tình trạng đó sẽ không thay đổi” [tr. 667]. Lúc này, chúng ta mới thấy Friedman buộc phải thoát ra khỏi phần nào quan điểm quyết định luận kỹ thuật khi nói, một cách rất chung chung và mơ hồ, rằng: “Lối thoát duy nhất giờ đây là sự hợp tác giữa các phần phẳng và không phẳng của thế giới” [tr. 668].
Nhận xét chung về cuốn sách
Một bài điểm sách trên tờ The Economist cho rằng Thế giới phẳng của Thomas Friedman là một sự “thất bại ảm đạm”, vấn đề không phải là thiếu các chi tiết, mà là có quá ít cái để nói thông qua các chi tiết ấy, và tác giả lúc nào cũng lặp đi lặp lại rằng thế giới này đang nhỏ đi, quá trình này là không thể tránh khỏi, bao nhiêu thứ đang thay đổi, và chúng ta không nên sợ điều này...(7) Còn GS. Roberto Gonzalez thì đánh giá nặng nề hơn, cho rằng đây là một cuốn sách “thông tin sai lạc về văn hóa, thiếu sót về lịch sử và nghèo nàn về trí tuệ” . Khi so sánh mình với Kha-luân-bố (Colombo), người đã khám phá ra châu Mỹ vào năm 1492 mà cứ tưởng là mình khám phá ra Ấn Độ (vì thế mới gọi người da đỏ là “Indians”), Friedman cho rằng mình đã khám phá ra “thế giới phẳng” khi đến Ấn Độ - nhưng có lẽ chính ông cũng một lần nữa lại rơi vào ngộ nhận vì thế giới này thực ra không hề phẳng như ông ta mong muốn! Tự tử
Chà, một vấn đề khó, xin post lại một bài trên báo và nhờ mọi người cùng phân tích các nguyên nhân dẫn tới hành động tự tử của một số người trẻ tuổi.
Nguồn: http://www.dantri.com.vn/Sukien/2005/4/50113.vip
****************
[size=14px]Tự tử hàng loạt ở Tiền Giang[/size]
Chỉ trong ba tháng đầu năm nay, nhiều vụ tự tử đã xảy ra trên địa bàn huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. 37 trường hợp tự tử sau khi phát hiện đã được chuyển vào bệnh viện tuyến huyện để cấp cứu, một số khác được cấp cứu ở những trung tâm y tế xã hội rồi trả về gia đình hay chết tại địa phương.
Đa số trường hợp tự tử khi tuổi đời còn quá trẻ, trên dưới 20 và họ tìm đến cái chết bằng thuốc rầy có sẵn trong nhà.
Em Võ Thanh Hùng (sinh năm 1988) ở ấp Phú Bình, xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy tự tử đã qua đời ngày 20/2. Vợ chồng anh Võ Văn Sơn (1967) cùng chị Nguyễn Thị Bé (1963), cha mẹ của em Hùng, òa khóc nức nở: “Chúng tôi chỉ có một đứa con trai duy nhất nhưng không hiểu sao nó lại dại dột như vậy...”.
Bằng giọng đứt quãng, nghẹn ngào, anh Sơn cho biết: “Bình thường thằng Sơn (tên thường gọi ở nhà của em Hùng) ngoan hiền lắm. Cô giáo chủ nhiệm lớp 11 đánh giá cháu học giỏi, đối xử rất tốt với bạn bè trong lớp. Chỉ có hôm đó, đi học về, mẹ bảo đi gom lúa, nó dùng dằng thì bị la mắng vài câu. Chỉ vậy thôi mà nó bỏ ra nhà sau rồi cầm chai thuốc rầy uống ngay, chúng tôi trở tay không kịp...". Những ngày trước lúc xảy ra chuyện này, vợ chồng anh chị cũng chẳng thấy nó có biểu hiện gì khác thường. Anh chị có nghe bạn bè nó nói là ở trường Sơn có bạn gái nhưng về nhà nó không nói gì. Sau khi nó mất, anh chị mới tìm thấy một tấm hình của đứa bạn gái học cùng lớp với Sơn ở trong cặp sách.
Cũng tại xã Phú Nhuận, cách đây không lâu, cha mẹ của em Nguyễn Thị Hồng Dung (sinh năm 1988) cũng đau khổ không kém khi đứa con gái vĩnh viễn ra đi. Gia đình Dung rất nghèo, phải gửi em đi ở đợ cho người quen trên xã. Được ba tháng, sáng 27/11/2004, bà con đi chợ bắt gặp Dung cầm một chai nhỏ rồi uống cạn, một người hỏi: "Mày uống gì vậy Dung?" thì em trả lời: “Có uống gì đâu”. Nhưng ngay sau đó em nôn oẹ dữ dội, mọi người lập tức chở Dung vào bệnh viện cấp cứu nhưng không kịp . Theo lời hàng xóm của Dung thì em rất ngoan hiền, lại xinh xắn nhưng không hiểu vì sao phải uống thuốc rầy tự tử. Các cơ quan chức năng đã khám nghiệm, phẫu thuật tử thi nhưng không tìm thấy dấu hiệu bị đánh đập hay lạm dụng thân thể. Hành vi tự tử của em đến nay vẫn chưa tìm được một lời giải thích.
Tương tự, chuyện tự tử của chị Đường cũng rất “lãng xẹt”. Chị Lê Thị Đường (sinh năm 1986), quê ở Sóc Trăng kết hôn cùng anh Nguyễn Thanh Pha (sinh năm 1984) ngụ ấp 11, xã Mỹ Thành Nam (Cai Lậy). Theo lời ông Nguyễn Thanh Khá, ba chồng của Đường: “Sau khi cưới, hai vợ chồng nó sống tại nhà tôi. Ở nhà, tôi thấy vợ chồng nó cũng không có xích mích gì. Những ngày trước khi con Đường tự tử tôi thấy nó có vẻ buồn buồn. Chiều 9/3, trong lúc con trai tôi đi vác lúa mướn, tụi tôi nấu cơm và nói con dâu vào ăn nhưng nó nói: “Thôi chờ chồng về ăn luôn”. Vậy mà lúc ăn cơm xong vợ tôi ra vườn thắp nhang thì thấy nó nằm bất động ở đó. Chở vào bệnh viện cấp cứu mới biết nó tự tử bằng dây thuốc cá trong vườn, không cứu được. Ông Phá nghẹn ngào thêm: "Đêm hôm đó tôi khóc cả đêm, con cái giận cái gì thì nói cho cha mẹ biết chứ sao lại ra nông nỗi như vầy!".
Tại ấp 10 (xã Mỹ Thành Nam), Nguyễn Thanh Vinh (24 tuổi) cũng đã uống thuốc rầy tự tử tại nhà và cũng không qua khỏi sau khi được đưa đi cấp cứu. Theo những người dân trong ấp thì Vinh đem lòng yêu thương một cô gái cùng xã nhưng vì gia đinh hai bên ngăn cản nên đã dẫn đến sự việc đau lòng.
Bên cạnh những trường hợp tự tử dẫn đến tử vong, có nhiều trường hợp may mắn thoát khỏi cái chết sau khi được đưa cấp cứu kịp thời, như trường hợp của Nguyễn Chí Tuấn (SN 1984) ngụ ấp Mỹ Vĩnh, xã Long Khánh (Cai Lậy).
Tuấn, một thanh niên khỏe mạnh, cao lớn, thật thà kể lại: “Học lớp 6 xong thì mình nghỉ ở nhà phụ giúp cha mẹ làm ruộng và xin làm dân quân tự vệ xã. Ở địa phương mình có nhiều bạn bè thân, buổi tối hay tụ tập đi chơi, nhậu. Nhiều hôm đi nhậu mình cũng hay quá chén và ba mẹ có rầy la nên đâm ra buồn bực. Đêm hôm đó (5/2) mình đi nhậu về thì bị mẹ mắng, cảm thấy tức quá liền ra sau nhà lấy thuốc rầy uống. Lát sau mẹ phát hiện, gọi mọi người đưa đi cấp cứu. Khi tỉnh dậy mình cũng không nhớ gì, sau nghe mọi người kể lại mới thấy sao mình dại vậy. Bây giờ mình lo làm ăn, sau khi ra quân xin lên thành phố làm việc để dành tiền cưới vợ thôi!”.
Trường hợp tự tử của Phan Thị Mỹ Xuân (SN 1988), ấp Bình Thạnh, xã Tam Bình khá oái oăm. Hôm Xuân đi học (lớp 9 Trường PTCS Tam Bình) về, đúng lúc chị Hai của em để một số tiền trên bàn rồi ra nhà sau tắm. Khi trở vào, người chị kêu mất tờ 100.000 đồng và đổ thừa Xuân lấy. Mặc cho Xuân thanh minh, giải thích là mình không lấy tiền nhưng người chị vác roi dọa đánh em nếu không trả tiền lại. Thế là chiều 22/2, Xuân ra sau nhà cầm chai thuốc rầy nốc cạn. Được chở lên Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy cấp cứu kịp thời, Xuân được cứu sống và phải nằm viện 4 ngày, sau đó phải nghỉ học một tuần để phục hồi sức khỏe. Điều đáng nói là sau khi sự việc xảy ra, gia đình mới biết người lấy tiền là anh trai của Xuân.
Trả lời câu hỏi: “Nếu sau này bị oan em có hành động dại dột nữa không?”. Xuân trả lời tỉnh queo: “Em cũng không biết nữa, có mới tính...”.
Còn nhiều trường hợp tự tử tương tự như trên ở Cai Lậy. Có xã trong ba tháng đã xảy ra 5 vụ tự tử mà nguyên nhân chủ yếu là mâu thuẫn gia đình. Phần lớn những người tìm đến cái chết bằng thuốc rầy sẵn có trong nhà (những gia đình ở đây sống chủ yếu bằng nghề làm vườn, ruộng). Nguy hiểm hơn là nạn tự tử tại đây có tính chất “lây lan" và dường như có sự "bắt chước" lẫn nhau: Coi tự tử là một cách phản ứng và chứng tỏ mình trước những mâu thuẫn gia đình, xã hội...
Ông Lê Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Cai Lậy (phụ trách văn hóa - xã hội) - cho biết: “Hiện tượng này xảy ra là do một vài người có những suy nghĩ lệch lạc rồi dẫn đến hành động nông nổi. Còn vấn đề yêu đương không thành rồi dẫn đến tự tử thì tôi chưa nhận được thông tin nào!". Bà Trần Thị Chờ - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cai Lậy - nhận xét: "Nguyên nhân dẫn đến nạn tự tử như vậy thường là do một số em không lo học, đi chơi đánh bi da, uống rượu... về bị gia đình rầy la dẫn đến hậu quả đáng tiếc như vậy. Còn trường hợp yêu nhau gia đình cấm đoán thì ở đây chưa có".
Điểm qua nhiều vụ tự tử ở Cai Lậy thì nguyên nhân chủ yếu là mâu thuẫn trong gia đình không được giải quyết rốt ráo, thậm chí có những nguyên nhân được nhiều người cho là “cỏn con”, có nguyên nhân ảnh hưởng từ đạo đức, lối sống của giới trẻ, bị hạn chế bởi trình độ, nhận thức, lối giáo dục của gia đình...
Tự tử
Theo ý kiến cá nhân tôi, nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc tự tử là do những mối quan hệ cá nhân của những người đó với những người khác trong một thời điểm đột nhiên đều xấu đi, khiến người muốn tự tự cảm thấy "không có gì quan trọng níu giữ mình trên đời nữa", "sống còn khổ hơn chết"...
Thật ra để nói thế nào là ý nghĩa của cuộc sống, hay sống để làm gì cũng khó. Nhưng để tự tử thì đâu phải tự dưng múôn là làm được ngay, vì chúng ta tồn tại cùng vô số mối liên hệ với người khác. Ví như tôi muốn chết cũng phải nhớ tới mẹ và nghĩ tới nỗi đau của mẹ nếu tôi ra đi ... Hỏi cuộc sống là gì? Tại sao phải sống thì nhiều người hỏi rồi. Tôi tự trả lời mình rằng, nhiều khi cái ý nghĩa không tự có, mà là do ta tạo nên. Nếu loài người chán, tự tử hết sạch (giả dụ thế) thì đúng là cuộc sống có lẽ chẳng có ý nghĩa gì (dù cũng đã thải khá nhiều ô nhiễm vào vũ trụ), nhưng với sự nỗ lực của con người rất có thể đến một ngày nào đó, sự tồn tại của con người sẽ hiển nhiên rất có ý nghĩa đối với sự tồn tại của cả vũ trụ này chẳng hạn.
Nói xa xôi quá , và tiếp tục xa xôi nữa nhé . Cứ cụ thể là bạn nhọc nhằn tạo ra 1 sản phẩm nào đó đương nhiên bạn muốn gìn giữ nó. Bạn hẳn muốn nó tồn tại ngay cả sau khi bạn chết, vậy cần có thằng sống để tiếp tục gìn giữ và làm tốt hơn cái sản phẩm ấy (hay đó chính là một hình thức tồn tại tiếp tục của chính bạn).... Và chúng ta được tạo ra bởi những người đi trước, có mục đích nối tiếp cuộc sống của họ và bảo tồn những giá trị họ làm ra. Cứ thế, cứ thế...
Nhấn mạnh lại là theo thiển ý của tôi, cuộc sống được tạo ra bởi, duy trì bởi và cái cuộc sống để lại tiếp chính là những mối dây liên hệ giữa con người với con người. Nguyên nhân sâu xa gây nên việc tự tử là do.. nhiễu các mối dây liên hệ hoặc các mối liên hệ trở nên lỏng lẻo, bị cảm nhận, giải thích tiêu cực, bi quan bởi chủ thể.
Những ngừơi tự tử chắc hẳn đều ở trong trạng thái đang bị trầm cảm, hoặc trầm uất, phần lớn có kiểu hình thần kinh nghệ sỹ...
Dù gì đi chăng nữa, theo tôi những mối quan hệ với mọi người đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng cuộc sống và tình yêu cuộc sống của chúng ta. Những ai tạo được cho mình những mối quan hệ bền chặt thì bất kể lúc nào cũng có bạn bè, người thân gần quanh và giúp đỡ kịp thời khi cần chia xẻ hoặc có gì bất thường.
Và như thế, giáo dục gia đình và nhà trường cần thêm 1 nội dung quan trọng để giúp thanh niên tồn tại, phát triển trong xã hội: dạy thiết lập, duy trì, phát triển và giải mãi tích cực các mối quan hệ. Cuộc đời là những chuyến đi...
Nguyên nhân tự tử ở tuổi Thiếu niên
Nói về những nguyên nhân đưa các em thiếu niên đến chỗ tự tử, người ta thấy có nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, nói về nguyên nhân hay ảnh hưởng của xã hội. Xã hội chúng ta đang sống có quá nhiều lo lắng và căng thẳng trong tinh thần, khiến một số người không chịu nổi, phải tìm đến cần sa ma túy hoặc cái chết để chạy trốn tất cả. Nhưng còn đối với những đứa con của chúng ta, chưa phải đối phó với đời sống, tại sao lại chán đời đến nỗi phải tự tử? Người ta nghiên cứu và cho thấy xã hội có những ảnh hưởng sau đây trên nan đề tự tử của tuổi thiếu niên.
1. Thay đổi về tiêu chuẩn đạo đức
Tuổi thiếu niên tuy thấy như là tuổi muốn làm điều quấy nhưng sâu kín trong lòng các em muốn có một tiêu chuẩn đạo đức rõ ràng để noi theo. Với tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội ngày càng hạ thấp và thay đổi luôn, các em hoang mang, không biết nương vào đâu để hành động. Trong khi bạn bè xấu lôi cuốn vào chuyện sai quấy, cha mẹ và người lớn không làm gương, không chỉ dạy, các em không rõ đâu là điều phải để theo, đâu là điều quấy để tránh.
2. Thay đổi nơi ở, nơi sinh sống quá nhiều
Ngày nay ít có gia đình nào ở một chỗ từ thế hệ này sang thế hệ khác, bà con cũng không ở gần nhau. Vì lý do đó con em chúng ta thiếu tình thân yêu của người trong xóm, không có tình thân của người trong đại gia đình. Mỗi lần thay đổi chỗ ở, các em phải đổi trường, vì thế mất bạn, mất bà con, mất tình thân của đại gia đình. Điều này khiến con cái chúng ta mất đi sự hỗ trợ, nâng đỡ của người chung quanh.
3. Ly dị
trở thành chuyện thông thường và hầu như được chấp nhận
Sự kiện vợ chồng ly dị nhau quá thường cũng khiến con em chúng ta bị ảnh hưởng. Người lớn không làm gương trong vấn đề ràng buộc trong hôn nhân, gia đình đổ vỡ quá dễ dàng, vì thế gia đình không còn là nơi cho các em nương tựa khi gặp khó khăn.
4. Sự lan tràn của rượu, thuốc lá, cần sa ma túy
Sự lan tràn của rượu, thuốc lá, cần sa ma túy cũng có ảnh hưởng trên các em thiếu niên, liên quan đến nạn tự tử. Đây là những thứ độc hại các em có thể lấy được cách dễ dàng, khi gặp chuyện khó khăn hay buồn đau. Các em dùng những thứ này để quên thực tại, vì thế tinh thần bị tê dại, không còn khôn ngoan để nhìn thấy những suy nghĩ dại dột của mình.
5. Phim ảnh, sách báo và ti-vi về bạo động
Phim ảnh, sách báo và ti-vi nói về sự bạo động bạo hành trong xã hội quá nhiều, lắm khi hầu như ca tụng bạo động, bạo hành, và trình bày chuyện giết người, chuyện chết chóc như là điều bình thường của đời sống. Một khi xem mãi những hình ảnh này, con em chúng ta sẽ nghĩ rằng tiêu hủy mạng sống con người không phải là chuyện nghiêm trọng, phải tránh.
6. Súng đạn
Việc sở hữu và sử dụng súng ống quá dễ dàng cũng đóng góp một phần trong nan đề tự tử trong giới trẻ. Khi cần, các em đều có thể kiếm được súng cách dễ dàng. Người lớn cũng như trẻ con, nếu trong những phút tuyệt vọng, tức giận, thiếu khôn ngoan mà có khí giới để hủy hoại thân thể trong tay, người ta sẽ khó tránh được những hành động nguy hiểm chết người.
7. Người khác tự tử
Nạn thanh thiếu niên tự tử gia tăng cũng ảnh hưởng đến những em có ý muốn tự tử. Khi báo chí, bạn bè và người chung quanh nói đến chuyện tự tử thường xuyên, điều này có thể gieo tư tưởng tự tử trong trí những em đang gặp khó khăn hay đang chán đời, khiến các em nghĩ đó là con đường giải thoát tốt đẹp nên các em muốn bắt chước.
Là cha mẹ chúng ta thường nghĩ rằng con mình con nhỏ, la mắng nặng lời một chút cũng không sao, có lẽ con buồn một tí nhưng rồi sẽ quên, nhưng trong khi đó các em lại nghĩ rằng vì cha mẹ không thương mình nên mới la mắng như thế. Trong khi cha mẹ nghĩ rằng con mình là trẻ con, ngây thơ và vô tư, ngoài chuyện học hành không phải lo lắng chuyện gì cả nhưng trong thực tế con em chúng ta suy tư rất nhiều về đời sống, nhiều khi có những suy tư lệch lạc nên đâm ra chán đời, không muốn sống nữa. Cha mẹ cũng thường cho rằng mình không có chuyện gì cần nói với con, hoặc nghĩ rằng mình là cha mẹ nên đã biết rõ con; hơn nữa cha mẹ còn phải lo bao nhiêu công việc quan trọng làm sao có thì giờ trò chuyện với con. Vì những lý do đó chúng ta không biết con cái đang lo nghĩ điều gì, mơ ước gì hoặc có những điều buồn phiền lo lắng nào. Thêm vào đó, các em thiếu niên khi có chuyện lo buồn lại hay giấu cha mẹ vì thế mỗi khi có chuyện không hay xảy ra, cha mẹ rất kinh ngạc kinh hoàng vì không hay biết gì cả.
Có một điều mà không ai có câu trả lời thỏa đáng đó là những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong xã hội tự do này thường có những suy nghĩ rất khác với những em được trưởng dưỡng tại Việt Nam. Vì thế các em có những tâm lý rất phức tạp và khó hiểu mà cha mẹ phải theo dõi và tế nhị lắm mới có thể biết được. Chẳng hạn như ngày xưa bên Việt Nam cha mẹ có đánh oan hay mắng chửi vô lý con cũng phải chấp nhận. Ngày nay trong môi trường này, nếu cha mẹ la mắng con oan ức, vô lý hoặc sửa phạt mà không giải thích, các em sẽ không chấp nhận.
Ngoài ra, những băng nhạc mà các em thường nghe, phim ảnh các em thích xem hoặc sách các em đọc cha mẹ cũng cần để ý. Có những bài hát, những quyển sách và những cuốn phim khuyến khích thanh thiếu niên tự tử. Đặc biệt là âm nhạc, có những bài hát ca tụng chết chóc, kêu gọi người nghe nếm thử cái chết, cũng có những quyển sách dạy người đọc cách tự tử thế nào cho êm ái. Thưa quý vị những điều này các em hay bàn thảo với nhau nhưng không bao giờ nói cho cha mẹ biết. Chúng ta cũng cần để ý xem trong phòng trong tử các em thường chưng hình của ai, những người đó là ai. Nhiều khi thần tượng của các em tự tử, các em cũng muốn tự tử theo. Thông thường khi con đến tuổi thiếu niên, giữa cha mẹ và con cái đã có một khoảng cách lớn. Nếu cha mẹ nghiêm khắc, độc đoán, buộc con làm theo ý cha mẹ trong mọi việc, khoảng cách đó lại càng lớn hơn. Nếu cha mẹ vì công việc làm ăn, vắng nhà thường xuyên trong khi đó con cái lúc nào cũng ở trong phòng, nghe nhạc, nói điện thoại hoặc đi chơi với bạn, cha mẹ và con cái không bao giờ gặp mặt trò chuyện, khoảng cách đó lại càng kinh khủng và có thể rất nguy hiểm, vì cha mẹ không thể biết con mình đang suy nghĩ hay toan tính điều gì.
Điều cần hơn hết trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là cha mẹ cần dành nhiều thì giờ ở gần bên con, trò chuyện tâm tình với con và yêu thương con vô điều kiện, có như thế khi gặp chuyện khó giải quyết hoặc khi buồn chán các em mới dám đến với cha mẹ để xin cha mẹ giúp đỡ. (Viết bởi Minh nguyên http://www.tamly.caigi.com)
Riêng Mặt Trời chỉ có một mà thôi, và Mẹ em chỉ có một trên đời... e: Tự tử
Tự tử - "Sát nhân thầm lặng" ở châu Á
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tự tử đã trở thành vấn đề đáng báo động ở châu Á: trung bình mỗi ngày có tới 1.100 người chết vì tự tử. Đáng sợ hơn, tổng số người tự tìm đến cái chết cao gấp 20 lần con số này, song thất bại.
Những con số biết nói
Theo ước tính của WHO, tỷ lệ tự tử ở châu Á là 19,3/100.000 người trong khi tỷ lệ toàn cầu là 14/100.000. Cụ thể, ở Nhật Bản, cứ 100.000 người thì có 27 người chết vì tự tử - một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới. Thống kê cho thấy, hơn 32.000 người ở xứ hoa anh đào đã tự kết liễu cuộc đời trong năm 2004. Theo báo cáo của Bộ Y tế Nhật Bản, tự tử là nguyên nhân thứ 6 gây chết ở nước này sau ung thư, bệnh tim và một số bệnh hiểm nghèo khác. Trong khi đó, báo cáo của Bộ Y tế Trung Quốc cho thấy, tự tử là nguyên nhân phổ biến thứ 5 dẫn đến những ca tử vong trên toàn quốc, trong đó những người tự tử chủ yếu ở độ tuổi 20 - 35. Gần đây, số vụ tự tử ở đất nước đông dân nhất hành tinh đã tăng mạnh, lên tới khoảng 250.000 vụ/năm. Riêng số ca tự tử không thành là 2,5 - 3,5 triệu. Tỷ lệ tự tử ở Trung Quốc khá cao: 22/100.000. Riêng tại Thái Lan, tỷ lệ này trong năm 2004 là 6,9/100.000.
Đâu là nguyên nhân?
Theo WHO, có nhiều nguyên nhân khiến con người tìm đến cái chết, trong đó có sự thay đổi về kinh tế xã hội. Điều này bao gồm cả công việc và điều kiện sống. Việc dễ tiếp cận các phương tiện giúp tự tử như thuốc độc, súng cũng là một nguyên nhân khác nữa. Ngoài ra, bệnh tật, đổ vỡ trong quan hệ hôn nhân, gia đình cũng là những lý do đẩy con người đến chỗ tự tử. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc phiện, ma túy, rượu bia hay tình trạng tù tội cũng khiến nhiều người tìm cách giải thoát mình bằng cái chết. Thống kê cho thấy, những rắc rối về sức khỏe chiếm gần 45% số ca tự tử ở Nhật Bản và hơn 25% là do thất bại về tài chính. Trong khi đó, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tự tử ở Trung Quốc là do áp lực từ công việc, học hành và hôn nhân ngày càng cao.
Biện pháp khắc phục
Ông S.Omi - Tổng giám đốc WHO tại châu Á - cho rằng hạn chế con đường tiếp cận các loại thuốc trừ sâu hay các loại súng ống là việc làm cần thiết để giúp ngăn chặn tự tử. Gần 58% vụ tự tử ở Trung Quốc có liên quan đến việc dùng thuốc trừ sâu. Ngoài ra, cần sớm đưa ra các biện pháp hữu hiệu chữa trị chứng buồn chán hay rối loạn thần kinh. WHO cũng kêu gọi các nước quan tâm nhiều đến các cơ sở y tế cộng đồng, hơn là chỉ tập trung vào các bệnh viện điều trị tâm thần lớn. Ông Omi còn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vai trò gia đình, cộng đồng và công sở trong việc giúp giảm tỷ lệ tự tử. Trong khi đó, theo ông Wang Xiangdong - Cố vấn y tế của WHO tại châu Á, ý thức cộng đồng, xác định người có nguy cơ tự tử cao và công khai số liệu là những biện pháp giúp thực hiện thành công việc ngăn ngừa tự tử. Ngoài ra, việc thành lập các đường dây nóng để tư vấn tâm lý cho người dân là rất quan trọng. (BangkokPost, Business Week)
Châu YênXin ghi lại bài giảng của thầy Lê Khanh về tâm lý học hành vi. Tâm lý học hành vi được phân ra làm hai bộ phận: tâm lý học hành vi cổ điển và tâm lý học hành vi hiện đại
Watson và Skiner là những đại diện tiêu biểu của tâm lý học hành vi cổ điển.
Theo quan điểm của tâm lý học hành vi, bản chất của hành vi là phản ứng của cơ thể ® đáp ứng lại tác động của môi trường (S) và tạo nên công thức nổi tiếng S---->R.
Cặp S---->R này dựa trên quan điểm triết học thực chứng.
Để dự đoán và kiểm soát được hành vi, chúng ta có thể áp dụng phương pháp của khoa học tự nhiên: qua tính toán, quan sát, thực nghiệm....Ví dụ như dự đoán được người A trong tình huống B sẽ có những hành vi CDF nào...Tâm lý học hành vi nghiên cứu hành vi theo cách như vậy.
Như vậy ngay từ đầu, cách đặt vấn đề cũng như trong phương pháp nghiên cứu, tâm lý học hành vi đi theo hướng "thực dụng".
Chỉ căn cứ vào những cái nhìn thấy được, nghe thấy được, cảm nhận trực tiếp được từ đấy đi đến việc phán đoán hành vi, điều khiển hành vi. ("Thực dụng" không hiểu theo nghĩa là tiêu cực của nó) Chính vì vậy, quan điểm tâm lý học hành vi được ứng dụng rất nhiều trong thực tiễn.
Hi hi, lâu ngày quá mới gặp lại Đinh Hùng. Ông khỏe không?� :cheer:
Sao tớ thấy tâm lý học hành vi này nó làm sao ấy ông ạ. Những tiền đề nêu trên xem ra trình bày con người một cách quá đơn giản.
"Bản chất của hành vi là phản ứng của cơ thể ® đáp ứng lại tác động của môi trường (S) và tạo nên công thức nổi tiếng S---->R.": Sao lại thế được nhỉ? Khi gặp cùng một hoàn cảnh, các giống lòai sinh vật khác có thể có cùng phản ứng như nhau, nhưng với con người thì tớ không tin thế. Có thể về mặt sinh học thì như nhau: ví dụ gõ vào điểm nào đó ở đầu gối thì chân ai cũng giật lên cả, trừ phi mấy sợi thần kinh ở chỗ đó có vấn đề. Nhưng hành vi của con người đâu phải chỉ được quyết định bởi mấy sợi thần kinh sinh học?� �
"Để dự đoán và kiểm soát được hành vi, chúng ta có thể áp dụng phương pháp của khoa học tự nhiên: qua tính toán, quan sát, thực nghiệm....Ví dụ như dự đoán được người A trong tình huống B sẽ có những hành vi CDF nào...Tâm lý học hành vi nghiên cứu hành vi theo cách như vậy.
Như vậy ngay từ đầu, cách đặt vấn đề cũng như trong phương pháp nghiên cứu, tâm lý học hành vi đi theo hướng "thực dụng".
Tớ nghĩ dù hiểu hai chữ "thực dụng" theo nghĩa tích cực mấy đi nữa thì quan niệm như trên vẫn quá đơn giản, không thể áp dụng được vào đời sống con người. Một ví dụ nhé: trong gia đình, mấy đứa nhỏ có cùng bố mẹ, cùng hoàn cảnh sống... - nói chung là cùng "môi trường" - nhưng có phải cứ mỗi tình huống trong nhà thì mọi đứa con đều phản ứng giống y như nhau đâu!? Cái gì làm mỗi đứa con phản ứng môt cách khác, có khi rất khác?
Mà còn hơn thế: với cùng một tác động từ bên ngòai, môt người có thể có hai phản ứng rất khác nhau ở vào hai thời điểm khác nhau. Cái đó tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố mà "khoa học tự nhiên" không thể tiên liệu hết được.
Lạ nhỉ? Ông Hùng có thể nói thêm về tâm lý học hành vi này không? Có những ví dụ cụ thể nào không cho thấy lý thuyết trình bày trên có thể áp dụng đúng vào thực tế cuộc sống con người?� � � Mình tiếp tục nhận xét chung về dự đoán và kiểm soát hành vi, qua thói quen, sở thích, quan điểm... lấy ví dụ thói quen "sớm, muộn" để dự đoán cho cuộc hẹn gặp hôm nay bạn sẽ đến "sớm, muộn, hay đúng giờ"... Sở thích "yêu, ghét" đề tài gì, đưa ra đúng đề tài "yêu hay ghét" biết trước phản ứng cảm tình của bạn... sở thích "ăn, uống" thế nào, biết trước phản ứng khi đưa ra món bạn ghét hay thích... Vấn đề "tôn giáo" nói chung cũng vậy, nếu bạn theo Đạo Phật, nhưng nói về Công Giáo và Hồi Giáo bạn có phản ứng tiêu cực hay tích cực v.v...
Những người có thái độ hòa hiếu, có tinh thần tích cực, yêu chuộng hòa bình, hòa hợp các tôn giáo... có thể dự đoán trước được sau khi chết đi, linh hồn người đó tồn tại ở muôn ngàn cảnh giới... còn những người chỉ yêu chuộng tôn giáo này mà bài bác, không thích hoặc đố kỵ tôn giáo khác, dự đoán khi chết đi, linh hồn người đó chỉ thuộc về cảnh giới của tôn giáo mà người đó tin theo, nhưng không hòa hợp với cảnh giới của tôn giáo khác v.v.. Bởi sống thiện là sống thân thiện với môi trường sống chung, nếu sanh lòng đố kỵ là chống lại sự sống.
Tiếp tục dựa theo môi trường sống gồm: đời sống sinh hoạt, giáo dục, truyền thống văn hóa gia đình và xã hội, kết hợp với những tính cách, đặc tính riêng và thông qua lý tưởng, mục đích sống mà mỗi người đang hướng tới để dự đoán tiếp, căn cứ vào động cơ thúc đẩy sự chuyển hóa nhận thức thành hành vi tương ứng... Ví dụ, thấy tai nạn bất ngờ, Nhà Sư sẽ niệm: Mô Phật và kêu gọi cứu giúp... Linh Mục sẽ niệm: Lạy Chúa và tham gia cứu giúp... người yêu công tác xã hội tham gia cứu giúp... người vô tâm thì dửng dưng... người gây tai nạn có lương tâm thì dừng lại cứu giúp, nếu không thì bỏ chạy... kẻ gian thì thừa cơ trộm cắp v.v... Ví dụ điển hình về tư tưởng chính trị, tôn giáo hiện nay: dù khác biệt tư tưởng chính trị, vẫn làm bạn, hợp tác, quan hệ ngoại giao thân thiện với nhau bởi "tình người". Mục đích là chỉ thay đổi tư duy bằng cách chuyển hóa tâm hồn bằng tình thương, sự bao dung, nghĩa là không tiêu diệt con người đó mà chỉ chuyển hóa "tư duy xấu" của người đó thành "tư duy tốt" để người đó sống hạnh phúc, thay vì tư tưởng dùng chiến tranh tiêu diệt sự sống của nhau, để giải quyết mâu thuẫn như trước đây âm lý học hành vi
VẠN VẬT DO TÂM TẠO: Tâm dẫn đầu tất cả, tâm là chủ, tâm tạo tác tất cả NGHIỆP DUYÊN đến, đi, luân, chuyển, trải qua chu kỳ giao hợp, tận diệt, sanh khởi, tái tạo vận hành liên tục không ngừng đều thông qua cổng giao diện NÃO BỘ do TÂM chỉ huy, điều hành mọi hoạt động kết nối, thu phát và xử lý thông tin, vận hành mọi hành vi, quá trình tiến hoá cụ thể qua các MÃ LỆNH phát ra từ TÂM.
TÂM SANH VẠN VẬT: không có nghĩa là dùng tâm biến mù thành sáng, biến bệnh thành khỏe, biến ra cái máy vi tính, ra cái ly nước trước mặt, ra ngôi nhà và cả những người trong đó... Mà tất cả đều tiến hóa theo quy luật nhân quả, nghĩa là tâm sanh ra khái niệm cái ly là nguyên nhân dẫn đến các hoạt động tạo thành "quả" là cái ly, hòa hợp với các duyên khác để có nước ở trong, sau khi hội tụ đầy đủ tác nhân ta có "ly nước"
Ngôi nhà và cả những người trong đó cũng vậy, cũng không dùng tâm biến ra như một phép nhiệm màu, mà từ khái niệm xây nhà của anh A cho đến khi hoàn thành, rồi cưới cô B, cùng với thời gian họ sinh ra bé C và D... tất cả đều thông qua quá trình lao động và sáng tạo để tích góp, xây dựng, yêu thương, hòa hợp và cùng chung sống... Cho thấy tất cả vạn sự, được sắp đặt, tiến hóa theo quan hệ nhân quả, do tâm bên trong tương tác với các tác nhân bên ngoài... Nhưng sau một lần gặp tai nạn gia đình anh A bắt đầu quan tâm đến quan hệ nhân quả.
Bởi CUỘC SỐNG LÀ MỤC TIÊU DI ĐỘNG nên NGHIỆP DUYÊN là bất định và không có sẵn vì nó tuỳ thuộc vào diễn biến của mọi hoạt động trong cuộc sống và tiến trình hành vi của mỗi người bắt đầu từ cái TÂM, tương tác, tạo nghiệp, và khởi duyên, khi đã tạo NGHIỆP khởi DUYÊN rồi thì sẽ có NGHIỆP BÁO và NỢ DUYÊN, vì tạo nghiệp mới có nghiệp báo, khởi duyên mới có nợ duyên, nghĩa là tạo nhân rồi tất thành quả. Khi đã tạo NHÂN thì hành trình QUẢ BÁO sẽ đuợc vận hành theo lập trình đã định từ NHÂN đó. Muốn hoá giải QUẢ BÁO cố định đó ta phải có giải pháp cụ thể và liên tục không ngừng tác động tích cực bằng mọi cách để thay đổi lộ trình vận hành của nó.
(Trên đây là phần giới thiệu, mình sẽ có bài viết về cách hóa giải "nghiệp báo và nợ duyên" sau). Chúc bạn Chi Rứa an vui. Ý Chí
Ý chí tự do và thuyết tất định
Thưa tiến sĩ Adler,
Tôi rất băn khoăn trước vấn đề chúng ta có “ý chí tự do,” tức là sức mạnh chọn lựa và quyết định mọi hành vi của riêng mình, hay không. Tôi chấp nhận lối giải thích thế giới của các nhà khoa học tự nhiên, theo đó dòng chảy vạn vật được tất định bởi một khuôn mẫu của các nguyên nhân... Nhưng tôi không hiểu phải phản bác thế nào trước một giải thích tương tự về những vấn đề con người từ các khoa học xã hội, và đặc biệt là tâm lý học, vốn bác bỏ ý niệm về ý chí tự do. Hơn nữa tôi còn do dự không chấp nhận được ý tưởng chúng ta không kiểm soát được cuộc đời riêng của chúng ta. Tôi muốn biết những nhà tư tưởng chính yếu, trong quá khứ và hiện tại, đã nói gì về câu hỏi ý chí tự do và thuyết tất định.
D.J.W.
D.J.W. thân mến,
Những người phủ nhận ý chí tự do thường làm thế vì họ giải thích mọi hiện tượng tự nhiên bằng một chuỗi những nguyên nhân. Họ cho rằng bởi vì con người là một phần của tự nhiên, hắn không thể được miễn trừ khỏi chuỗi các nguyên nhân phổ quát này. Những người ủng hộ ý chí tự do thì thường phân biệt giữa hành vi con người và mọi hiện tượng tự nhiên khác. Họ khẳng định rằng những hành vi của một con người bắt nguồn từ sự chủ động và chọn lựa của riêng nó. Tuy nhiên một số người theo thuyết ý chí tự do nói rằng sự chủ động của hành vi con người cũng là đặc điểm của mọi sự vật khác trong tự nhiên. Họ cho rằng kiểu mẫu căn bản để chúng ta giải thích thế giới như một chuỗi các nguyên nhân là hoàn toàn sai.
Chúng ta hãy làm rõ cụm từ “tự do của ý chí” có nghĩa gì. Nó có nghĩa là tự do quyết định, chứ không phải tự do hành động. Đó là tự do chọn lựa một kiểu hành động nào đó, một mục tiêu nào đó, hay một lối sống nào đó. Để có thể làm được những gì chúng ta lựa chọn làm tùy thuộc vào những hoàn cảnh ngoại tại. Bất chấp “những gì mọi người phụ nữ biết”, không phải mọi người phụ nữ muốn lập gia đình đều thành công. Vì thế có thể tin vào tự do của ý chí trong khi vẫn thừa nhận rằng tự do hành động của một con người có thể bị hạn chế bởi những hoàn cảnh đối nghịch.
Trong quá khứ các triết gia như Aristotle, D’Aquinas, Descartes, và Kant xác nhận tự do ý chí, trong khi Hobbes, Spinoza, Hume, và J.S. Mill phản đối. Trong thời hiện tại của chúng ta, Jean Paul Sartre(1), triết gia hiện sinh người Pháp, có lẽ là người bênh vực cực đoan nhất sức mạnh con người trong việc quyết định cho chính nó cái gì nó sẽ trở thành. Sartre nói con người tuyệt đối tự do thoát khỏi mọi tình thế, kể cả ảnh hưởng từ dĩ vãng của chính nó. Chúng ta chỉ là cái gì chúng ta lựa chọn hiện hữu. Chúng ta phải tự do chỉ để được hiện hữu một cách nào đó. Hiện hữu của con người là tự do. Kẻ không có tự do là không phải con người. Sartre tuyên bố:
“Tự do nhân vị có trước yếu tính trong con người và nó làm cho yếu tính khả hữu… Con người không hiện hữu trước để tự do sau đó; không có gì khác biệt giữa hiện hữu của con người và trạng huống tự do của nó”.
Các tư tưởng gia hiện đại khác, như A.N. Whitehead(2), Henri Bergson(3), Paul Weiss(4), và Charles Hartshorne(5), đồng ý với Sartre trong việc khẳng nhận sự tự do lựa chọn. Tuy nhiên, họ khác ông ta ở chỗ họ nhấn mạnh một số ảnh hưởng từ dĩ vãng của con người và ở chỗ họ mở rộng tự do lựa chọn đến thế giới phi nhân văn.
Khi nói đến tâm lý học như “sự bác bỏ” ý chí tự do, có lẽ bạn đang nghĩ về Sigmund Freud. Ông là một trong những kẻ phản đối hiển nhiên nhất của ý chí tự do trong thời đại chúng ta. Đối với Freud, tất cả những khát vọng của con người đều đã bị tất định, một mặt, bởi những xung lực và nhu cầu tự nhiên, và, mặt khác, bởi những áp lực văn hóa mà con người tuân theo một cách không tự giác. Phân tâm học đưa ra một phương pháp thực hiện tự do cá nhân, thông qua một tiến trình tự tri và tự chủ rất gian khổ. Nhưng tự do của ý chí hiểu như một thiên năng, đối với Freud, là điều hoàn toàn hư cấu. Freud nói:
“Nhà phân tâm học được biết tới như người có niềm tin đặc biệt mạnh mẽ vào sự tất định của đời sống tâm linh. Đối với ông ta, trong việc thể hiện tâm linh không có gì… tùy tiện, không có gì vô trật tự… Bất kỳ ai… trốn khỏi sự tất định của các hiện tượng tự nhiên ở bất kỳ mức độ nào, họ đã rời bỏ toàn bộ quan điểm khoa học về thế giới”.
Các triết gia thực chứng đương thời, như Moritz Schlick(6) và A.J. Ayer(7), cho rằng tự do hệ tại vào việc chúng ta có thể thực hiện những khát vọng của mình bằng hành động. Họ nghĩ rằng chúng ta tự do khi có những hoàn cảnh mà có thể chúng ta đã làm khác đi, nếu chúng ta đã lựa chọn làm khác đi. Nhưng họ cho là chúng ta không thể lựa chọn làm khác đi trừ phi toàn bộ dĩ vãng của chúng ta và tất cả những ảnh hưởng khác đối với chúng ta khác đi.
Trong khi xác lập một quan điểm về chủ đề này, chúng ta đối mặt với một song luận thú vị: Những quan niệm về tự do ý chí của chúng ta tự chúng có bị tất định không, hoặc chúng có phải là vấn đề lựa chọn tự do không? Trong bất kỳ trường hợp nào thì chúng ta cũng ở ngoài phạm vi của sự chứng minh khoa học. Và nhân tiện, chưa ai có thể tuyên bố rằng tâm lý học đã và đang phản chứng ý chí tự do. William James, bản thân là người tin vào ý chí tự do và đồng thời là nhà tâm lý học khoa học, khẳng định rằng lập trường mà chúng ta xác lập về vấn đề này tự nó là một hành vi của ý chí tự do. Chúng ta phải quyết định một cách tự do ngay cả khi chúng ta tán thành thuyết tất định. Mọi “chứng cứ” sau đó của chúng ta tùy thuộc vào hành vi ý chí tiên quyết này.
James kể một câu chuyện vui về một người đàn ông gặp phải một tình thế nan giải. Anh ta trông thấy hai tòa nhà ở hai bên đường đối diện nhau, một tòa nhà treo tấm bảng “Câu lạc bộ Những người theo thuyết Tất định,” tòa nhà kia treo tấm bảng “Hiệp hội ủng hộ Tự do Ý chí.” Trước tiên ông bước vào Câu lạc bộ Những người theo thuyết Tất định, nhưng khi được hỏi tại sao ông muốn gia nhập câu lạc bộ, ông trả lời, “Vì tôi chọn làm vậy,” thế là ông ta bị đẩy ra ngoài. Ông bèn tìm cách gia nhập Hiệp hội ủng hộ Tự do Ý chí, và khi được hỏi một câu tương tự như trên, ông trả lời, “Vì tôi không còn chọn lựa nào khác,” và một lần nữa ông bị xua đuổi.
Tính chất nghịch lý và vòng vo của vấn đề này khiến James nhiều đêm mất ngủ và suýt nữa thì bị suy sụp thần kinh. Tôi hy vọng rằng bạn sẽ không bị xáo động như vậy.
(1) Jean-Paul Sartre (1905 – 1980): triết gia, kịch tác gia, và tiểu thuyết gia người Pháp. Là một trong những nhà luận thuyết quan trọng nhất của chủ nghĩa hiện sinh, ông viết tác phẩm triết học L’Être et le Néant (“Hữu thể và Hư vô”; 1943) và tiểu thuyết La Nausée (“Buồn nôn”; 1939).
(2) Alfred North Whitehead (1861 – 1947): nhà toán học và triết gia người Anh. Ông soạn chung với Bertrand Russell công trình Principia Mathematica (“Nguyên lý Toán học”; 1910 – 1913).
(3) Henri Bergson (1859 – 1941): triết gia Pháp. Một trong những ý tưởng có ảnh hưởng quan trọng nhất của ông là năng lực sáng tạo giữ vai trò trung tâm trong sự phát triển của con người. Ông lãnh giải thưởng Nobel về văn chương năm 1921.
(4) Paul Weiss (1898 – 1989): nhà sinh vật học Mỹ gốc Ao, người có những nghiên cứu tiên phong về cơ chế của sự tái tạo của thần kinh, sự hồi phục thần kinh, và tổ chức tế bào.
(5) Charles Hartshorne (1897 - ?): triết gia, nhà thần học, nhà giáo dục người Mỹ, nổi tiếng là người đề xướng có ảnh hưởng nhất của “triết học tiến trình”, theo đó Thượng Đế được xem như một thành phần trong sự tiến hóa của vũ trụ.
(6) Moritz Schlick (1882 – 1936): triết gia thực nghiệm luận lý người Đức, đứng đầu trường phái các triết gia thực chứng nổi tiếng với tên gọi Nhóm Vienna ở châu Âu. (7) Alfred Jules Ayer (1910 – 1989): nhà giáo dục và triết gia Anh, người biện hộ cho thuyết thực chứng luận lý. Công trình gây chấn động và được nhiều người quan tâm của ông là Language, Truth, and Logic (“Ngôn Ngữ, Chân Lý, và Lôgic”; 1936).
Nguồn: http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-..._tat_dinh/Viết Cho Con: 6- Ý Chí Và Quyết Tâm
Trong cuộc đời, không phải ai cũng có được cái ý chí bền vững. Có người thì chỉ có nói, họ nói rất hay nhưng khi vào việc họ dễ dàng chán nản, nhất là khi họ bị thất bại một đôi lần, họ sẽ bỏ cuộc ngay.
Con ạ,
Thực ra giữa "Ý chí" và "Quyết tâm" nó không có gì khác biệt sâu xa cả! Cả hai đều đề cập đến một tình trạng nhất định: Tiến để đạt được mục tiêu (quyết tâm) và không nản chí ngã lòng, bỏ dở hướng đi (ý chí). Dù trong mọi hoàn cảnh nào, mọi sự khó khăn nào; con vẫn vững tiến, khắc phục mọi chướng ngại để đạt được mục tiêu cuối cùng, thực hiện lý tưởng của mình: Đó là ý chí và quyết tâm!
Tại sao Ba lại viết cho con vấn đề nầy? Vì trong cuộc sống, nếu con không có lý tưởng giống như thân xác con không có linh hồn; và nếu con không có ý chí, quyết tâm thì thân xác, linh hồn con không biết hoạt động! Ý chí và sự quyết tâm làm cho con trở nên sinh động, biến con từ một hình nhân trở thành con người thực sự.
Con yêu dấu,
Đứa học trò nào khi đi học cũng mong mình học được giỏi, được thầy cô yêu, bạn mến, và có tương lai xán lạn; chứ không ai nghĩ mình học dở bao giờ. Tuy nhiên, do nơi hoàn cảnh mỗi người mỗi khác, vì thiên tư mình thích chơi hơn thích học, cho nên bỏ học mà đi chơi. Có người thì thích học, nhưng vì gia đình nghèo quá nên phải dành nhiều thì giờ phụ giúp cha mẹ, khiến sự học càng ngày càng tệ đi, đành chán nản bỏ học luôn. Còn có những người điều kiện không được đi học, nhưng họ lại tìm đủ mọi cách để học giống như truyện Trần Minh đi học không có quần vải để mặc, phải lấy lá chuối che thân; Châu Trí đốt lá đa cho sáng để học bài. Họ đã thi đỗ, vinh quy bái tổ, ra làm quan chức, hưởng cuộc đời phú quý. Như vậy, ý chí và sự quyết tâm quyết định cho cả tương lai của mình, chứ không hẳn là "Định mệnh đã an bài". Chính vì thế mà người xưa mới nói: "Tận nhân lực tri thiên mệnh" là vậy!
Trong cuộc đời, không phải ai cũng có được cái ý chí bền vững. Có người thì chỉ có nói, họ nói rất hay nhưng khi vào việc họ dễ dàng chán nản, nhất là khi họ bị thất bại một đôi lần, họ sẽ bỏ cuộc ngay. Có người thì họ rất bền chí, họ từ từ mà tiến, không vội vã, nhưng họ lại thành công, đạt đến được đích giống như chú rùa trong cuộc đua với thỏ. Con có thể nghĩ được rằng, có người đã khoảng năm mươi mấy tuổi, khi sang đến Úc nầy họ học xong khóa Anh ngữ đặc biệt cho người mới tới, họ liền vào lớp 11 của bậc Trung học để học lại không? Và cũng có không ít người khoảng ba mươi mấy, hơn bốn mươi tuổi vào học lại lớp 12 để thi tốt nghiệp, và vào Đại học. Họ cũng tốt nghiệp Kỹ sư, Bác sĩ, Luật sư, Dược sĩ... Họ hành nghề trở lại với văn bằng mới tại xứ Úc, hoặc số mới đậu sau nầy. Họ cũng kiếm được việc vững chắc ở hảng và lương bổng cũng khá hậu hỹ. Đó là gương những người có chí và với sự quyết tâm họ đã thắng mọi trở ngại, hoàn cảnh để đạt được ý nguyện, mục đích và lý tưởng của mình. Còn con thì sao? Con còn trẻ, con không gặp trở ngại về ngôn ngữ, con đi học không gặp khó khăn về tài chánh. Vậy tại sao con phải thua những người ấy? Con có hiểu không? Chẳng qua vì con chưa từ bỏ "cái ham vui" của con. Con chưa hiểu được tương lai của mình là cần thiết. Con chưa tìm thấy được cái ý chí, cái mục đích cuộc sống, cho nên con chưa hạ quyết tâm. Ba cũng biết vài thanh niên trước kia họ ham vui, chỉ lo ăn chơi; cha mẹ của họ khuyên họ học hành để có tương lai tốt đẹp hơn. Họ không chịu nghe và cứ mãi bê tha. Đến sau nầy gặp người yêu, cưới vợ, tạo nếp sống gia đình, lúc đó họ mới vào hảng, ổn định công việc làm, trụ lại để làm ăn. Rồi có một đứa con: Họ thấy nhu cầu lo cho con là cần thiết, họ phải ráng lo làm. Rồi hai đứa con, họ phải làm nhiều hơn chút nữa và đến ba đứa con: Họ phải cật lực làm. Thực sự ra, họ làm không phải vì họ muốn làm giàu hay họ sợ họ đói, mà làm là chính vì các đứa con. Cha mẹ nào cũng vậy, mình có thể đói nhưng không nở nhìn thấy con đói; mình có thể thiếu thốn, nhưng con thì phải được ấm no, đầy đủ. Con khoẻ, con mạnh, con đẹp, con ngoan, con học giỏi, con khôn: Đó là nguồn an ủi của những bậc cha mẹ! Những điều kiện ấy bắt buộc họ phải như vậy, dù họ có ý chí hay không? Nhưng ít ra họ cũng phải có quyết tâm: Quyết tâm không để con khổ hay con đói!
Con ạ,
Ngày xưa Ba có đọc chuyện về ông Ngu Công, ông nầy ở gần núi. Do sự đi lại khó khăn, ông mớí đục núi, lấp sông tạo đường đi. Có người hỏi ông và khuyên ông bỏ cuộc vì ông đã lớn tuổi rồi. Nhưng ông bảo ông phải làm dù đời ông không xong, thì đến đời con ông, đời con ông không xong, thì sẽ đến đời cháu ông... Tất nó cũng phải được, cũng phải xong! Câu chuyện ấy nói về một người có ý chí và quyết tâm rất là mãnh liệt. Qua câu chuyện đó, con có học được điều gì của ông Ngu Công không? Nếu con đã tìm được lý tưởng, hướng đi của mình rồi, thì với ý chí, quyết tâm là điều kiện cần thiết để con đạt được mục tiêu.
Cũng như đối với dân tộc ta, tại sao là một dân tộc nhỏ, một đất nước nhỏ, bị đô hộ hơn ngàn năm đối với phong kiến Tàu phương Bắc. Bị đế quốc Pháp cai trị hơn trăm năm, nhưng vẫn không bị đồng hóa mà lại giành được độc lập. Vì ý chí của dân tộc ta muốn phải được độc lập, tự chủ, không thèm làm nô lệ; quyết tâm giành độc lập; cho nên sự hi sinh nào cũng không ngại, miễn đạt được mục đích cao cả ấy mà thôi. Trong lịch sử của một số dân tộc, của một số nước mà Ba được đọc, Ba chưa thấy dân tộc nào có được tính chất như dân tộc của mình. Do Thái là dân tộc có tiếng trên thế giới, nhưng khi họ bị đô hộ không bao lâu họ đã bị mất nước. Họ phải lưu vong khắp Âu châu. Đến Đệ Nhị Thế Chiến, vì Hitler muốn tiêu diệt người Do thái đã động đến lương tâm thế giới và Israel được lập quốc trở lại từ năm 1948 do sự giúp đỡ của Mỹ và Anh. Còn đối với dân tộc ta đã bị đô hộ trên 1000 năm vẫn giữ vững độc lập, đất nước và con người. Quân Mông Cổ đánh chiếm từ Á sang Âu, nhưng phải bại ở Việt nam những ba lần... Đó cũng là nhờ ý chí và quyết tâm muốn giữ vững độc lập, không muốn làm nô lệ và nhứt quyết giành lấy được tự do.
Sao? Đến đây con thấy thế nào? Con có thể hiểu được sự quan trọng của ý chí không? Và con có khái niệm gì về nó không? Ý chí giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt, hành động suốt cuộc đời của con. Nó cần đi song song với quyết tâm để hổ trợ cho nhau như là đôi bạn đồng hành không thể thiếu. Cùng sánh bước thực hiện kế hoạch, cùng đạt được mục đích sau cùng: "Là Lý tưởng". Con nên suy nghĩ để biết con "sẽ phài làm gì?" ! Bạn có ý chí mạnh mẽ?
Có bao giờ, bạn mua một thanh kẹo và chỉ ăn một nửa, còn nửa kia để dành, ăn vào lúc khác? Làm bài trắc nghiệm dưới đây để khám phá xem bạn có phải là người có ý chí mạnh mẽ không nhé.
1. Bạn nhìn thấy một chiếc váy thật ưng ý khi đi mua sắm nhưng giá của nó vượt quá khả năng tài chính của mình, bạn sẽ:
a. Cương quyết mua hoặc sẽ mua vào dịp khác
b. Tìm một chiếc khác vừa túi tiền hơn
2. Tình cờ nghe được một vài thông tin bí mật từ những lời tán gẫu của các đồng nghiệp, bạn sẽ:
a. Chia sẻ tin sốt dẻo đó cho người đồng nghiệp thân nhất sau khi yêu cầu người ấy phải giữ bí mật
b. Giữ bí mật đó cho riêng mình
3. Bạn có thường tuân thủ theo kế hoạch làm việc đã lập sẵn của mình?
a. Hiếm khi
b. Luôn luôn
4. Bạn có bao giờ mua một thanh kẹo và chỉ ăn một nửa, còn nửa kia để dành, ăn vào lúc khác?
a. Chưa bao giờ
b. Có
5. Bạn có bao giờ lướt qua những trang cuối của một quyển sách trước khi đọc hết nội dung của nó?
a. Thỉnh thoảng
b. Không bao giờ
6. Bạn có bao giờ để ý đến các loại tạp chí dành cho tuổi mới lớn?
a. Có đọc qua
b. Chỉ liếc sơ qua
7. Bạn có thói quen lấy thêm một món hàng nào đó vào những phút cuối trước khi tính tiền lúc đi mua sắm trong siêu thị?
a. Thường xuyên
b. Hiếm khi
8. Bạn bật TV và bắt đầu xem bộ phim yêu thích, nhưng bộ phim kết thúc khá muộn mà bạn phải dậy sớm. Bạn sẽ:
a. Tiếp tục xem
b. Tắt TV và đi ngủ
Bạn hãy chấm 10 điểm cho mỗi câu a và 5 điểm cho mỗi câu b
70-80 điểm: Bạn là người có ý chí sắt thép
Khi lên kế hoạch cho một công việc nào đó, bạn nhất định sẽ hoàn thành nó đến cùng. Tuy nhiên, nếu quá cương quyết và cứng rắn, bạn sẽ vô tình đánh mất nhiều niềm vui và những khoảng khắc thú vị bất chợt xuất hiện trong cuộc sống của mình. Bạn nên thả lỏng bản thân hơn, đừng quá khép mình vào những nguyên tắc hay kỷ luật.
60-65 điểm: Bạn là người linh hoạt và mềm dẻo
Khả năng thích nghi của bạn rất cao. Bạn có thể thay đổi cho phù hợp trong mỗi tình huống khác nhau. Bạn hiểu, năng lực của mỗi người đều có một giới hạn nhất định, vì thế không ai có thể kiểm soát hoàn hảo tất cả các vấn đề phát sinh trong cuộc sống.
Bạn biết sắp đặt công việc hiệu quả theo trình tự và thường ưu tiên cho những công việc có thể mang lại niềm vui và sự thoải mái cho bản thân. Vì vậy, ý chí của bạn sẽ yếu hẳn đi khi bạn đứng trước những cám dỗ liên quan đến hai khía cạnh trên.
55 điểm trở xuống: Bạn là người bốc đồng
Quan điểm của bạn là hưởng thụ cuộc sống. Vì vậy, bạn rất khó lòng nói lời từ chối trước một cám dỗ hay điều gì đó hấp dẫn khi nó đến với bạn. Tốt hơn hết, bạn nên biết cách đặt ra mục tiêu có thể thực hiện được cho cuộc sống của mình và phấn đấu để đạt được nó.
(Theo Phụ Nữ)
Post: #6
RE: Ý Chí
Tác giả Nguyễn Á tại buổi triển lãm
Triển lãm Họ đã sống như thế diễn ra tại Nhà văn hóaThanh niên (4 Phạm Ngọc Thạch, Q.1, TPHCM) từ ngày 12 đến 20/11/2009. Nội dung ảnh xoay quanh cuộc sống của của hơn 90 người khuyết tật đã thổi bùng trong lòng người xem một ngọn lửa nghị lực mới. Người xem không khỏi khâm phục về sức vươn lên của những nhân vật trong ảnh để rồi nhìn lại chính mình. Nước mắt khán giả đã rơi vì cảm phục những con người không toàn vẹn hình hài nhưng đã “sống” cho mình và cho cả cộng đồng.
“Không ai chọn cửa để sinh ra, trò số phận đặt để nhân sinh trước những thử thách nghiệt ngã...” - Nguyễn Á mở đầu cuộc trò chuyện về triển lãm ảnh của anh như thế.
Gần hai năm vác máy ảnh rong ruổi từ Nam ra Bắc, thực hiện 90 bộ ảnh về 90 số phận. Nhưng số con người hiện diện trong tác phẩm của Nguyễn Á không chỉ chừng ấy, bởi quanh 90 số phận ấy còn có bao người thân đang đồng hành cùng họ. Cùng với những số phận ấy chúng ta cũng thấy hiện lên những nét sinh hoạt đời thường, những mảng thiên nhiên ở khắp nơi trên đất nước.
Một khán giả xúc động chia sẻ: “Bản thân cháu cũng là người khuyết tật, thậm chí ngay khi đã là sinh viên rồi cháu vẫn chưa thể thấy màu hồng trong cuộc sống của mình. Vô tình cháu cảm thấy cuộc sống này sao quá nhẫn tâm nhưng chính những bức ảnh hôm nay đã đánh thức, cho cháu thấy rằngkhông phải cuộc sống này không tươi đẹp mà vấn đề là cháu đã chưa bao giờ thật sự cố gắng - sống”. KHÍ CHẤT
1.Khái niệm
Khí chất là một thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân mang tính ổn định và độc đáo. Nó quy định sắc thái diễn biến tâm lý trong hoạt động tâm lý của con người.
Trong các đặc điểm tâm lí để phân biệt người này với người khác thì khí chất có tầm quan trọng nhất. Từ xưa người ta đã nhận thấy có những khác biệt cá nhân rõ rệt trong những đặc điểm bên ngoài của hành vi. Ví dụ như có người thì nhanh nhẹn, hoạt bát, cởi mở, dễ thích nghi có người thì lại chậm chạp, khép kín khó thích nghi; có người thì bình thản, ung dung; có người thì lại luôn tất bật, vội vàng.
Những đặc điểm của khí chất chỉ thuần túy là các biểu hiện bên ngoài của hành vi và ta không thể đánh giá về mặt đạo đức của con người thông qua các đặc điểm này được. Khí chất chỉ phản ánh sắc thái hoạt động tâm lí của con người về mặt cường độ, tốc độ, nhịp độ của những động tác, cử chỉ... mà thôi.
Khí chất không định trước giá trị đạo đức và giá trị xã hội của cá nhân. Người có khí chất khác nhau có thể có chung một giá trị đạo đức. Hoặc những người có khí chất như nhau thì lại có những giá trị đạo đức và xã hội rất giống nhau.
Khí chất không định trước những nét tính cách mà chỉ có quan hệ chặc chẽ với tính cách.
Khí chất không định trước trình độ của năng lực
Như vậy không một thuộc tính nào của nhân cách lại do khí chất tiền định. Nhưng sự thể hiện của tất các thuộc tính của nhân cách điều bị phụ thuộc vào khí chất trong những mức độ nhất định.
2.Một vài nét về lịch sử nghiên cứu khí chất
Hypocrat một bác sĩ người Hy Lạp (460 – 356 TCN) là người đầu tiên phát hiện ra các loại khí chất của con người. Theo ông thì trong cơ thể người có bốn chất lỏng: máu, chất nhờn, mật vàng, mật đen. Và tùy thuộc vào tỉ lệ và mối quan hệ của các chất dịch này mà con người có những hành vi khác nhau.
Sau đó, Galen (130 – 250) bác sĩ người La Mã đã hoàn thiện học thuyết của Hypocrat qua việc phân chia khí chất thành bốn kiểu cơ bản dựa vào các chất dịch chiếm ưu thế
a.Kiểu Xănghanh (kiểu linh hoạt)
b.Kiểu Phlêmatic (kiểu trầm)
c.Kiểu Côlêric (kiểu nóng)
d.Kiểu Mêlangcôlic (kiểu ưu tư)
Khoa học phát triển đã gạt bỏ ý kiến cho rằng khí chất phụ thuộc vào quan hệ và tỉ lệ của các chất dịch trong cơ thể. Tuy nhiên cách chia bốn kiểu khí chất trên là khá chính xác về mặt tâm lý. Nên cách chia này vẫn còn giữ được giá trị cho đến ngày nay.
Và cho đến hiện nay thì thuyết thần kinh học của Páplốp đã cho ta một cái nhìn khoa học về khí chất. Theo ông thì cơ sở sinh lý của khí chất là kiểu hoạt động thần kinh cấp cao hay là kiểu hệ thần kinh. Và căn cứ vào ba thuộc tính cơ bản: cường độ, tính linh hoạt, tính câng bằng của hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế mà Páplốp xếp thành bốn kiểu thần kinh cơ bản tương ứng với bốn kiểu khí chất.
3.Một số đặc điểm về các loại khí chất
a.Kiểu linh hoạt (mạnh, cân bằng, linh hoạt)
Cấu tạo thần kinh: Ức chế cao, hưng phấn cao. Nhịp độ thần kinh nhanh, nhưng không cân bằng giữa ức chế (buồn) và hưng phấn (vui), lúc quá tải, lúc quá hữu, thay đổi nhanh, thất thường.
Biểu hiện bên ngoài: nói to, nói nhiều, nói mạnh, hành động mạnh mẽ, hay cáu gắt, hay biểu lộ cảm xúc ra ngoài, cởi mở, vồ vập, bạo dạn, chủ động, rất nhiệt tình với mọi người. Tuy nhiên do hay nổi nóng nên cũng hay và dễ làm mất lòng người khác.
Nhận thức mọi sự việc rất nhanh. Về vấn đề tình cảm thì yêu ghét rõ ràng, thường sống thiên về tình cảm, hay để tình cảm lấn át lí trí. Khả năng thích nghi với môi trường cao .
Ưu điểm là nhịêt tình, thẳng thắn bộc trực, quyết đoán, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Thường là những người đi đầu trong hoạt động chung. Đặc biệt có khả năng lôi cuốn người khác. Tuy nhiên lại hay vội vàng hấp tấp, nóng nảy, không có khả năng tự kìm chế, lại bảo thủ, hiếu thắng, không kiên trì. Khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn sẽ thường không tự chủ được bản thân. Nhưng lại là người không để bụng. Phù hợp với những công việc chứa nhiều mâu thuẫn và mới mẻ.
b.Kiểu trầm (mạnh, cần bằng, không linh hoạt)
Hưng phấn, ức chế ở mức độ bình thường. Phản ứng, nhịp độ thần kinh rất chậm, không linh hoạt.
Kiẻu người ít nói, nói chắc. Hành vi chậm chạp, không bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài, hơi khô khan. Là người khó gần, khó làm quen, cũng khó biết tâm trạng của họ. Mối quan hệ của họ rất hẹp vì họ không thích quan hệ rộng. Khó thích nghi với môi trường sống.
Ưu điểm của họ là chắc chắn, cẩn thận, điềm đạm, làm việc có kế hoạch, biết cân nhắc trước khi hành động, làm chủ được tình huống và vô cùng kiên định. Nên khả năng tiếp thu cái mới lại rất chậm, khá nguyên tắc, cứng nhắc, đôi khi máy móc làm mất thời cơ không cần thiết.
Hiệu quả công việc phụ thuộc vào thời gian gắn bó với công việc đó-càng lâu càng hiệu quả. Phù hợp với công việc đơn điệu,có thể đòi hỏi bảo mật kín đáo: bảo vệ ,tổ chức ,thanh tra điều tra
c.Kiểu nóng (mạnh, không cân bằng)
Phản ứng, nhịp độ thần kinh mạnh, mềm dẻo. Tính cân bằng giữa ức chế và hưng phấn cao. Đặc biệt nói nhiều, nhanh.Hoạt động cũng nhanh nhẹn, hoạt bát. Quan hệ thì vui vẻ dễ gần, có tài ngoại giao nên quan hệ rất rộng nhưng không sâu sắc.
Tư duy, nhận thức nhanh, lắm sáng kiến, nhiều mưu mẹo, hay vội vàng hấp tấp. Có khả năng thích nghi với mọi môi trường hoàn cảnh, tư tưởng rất dễ thay đổi. Đây là laọi người rất linh hoạt trong cuộc sống .
Về tình cảm thì là người dễ phát sinh tình cảm nhưng đa phần không bền lâu, dễ thay đổi. Lạc quan yêu đời, nhanh nhẹn, có tài ngoại giao nhiều sáng kiến, có khả năng tổ chức. Nhưng nhược điểm lại là vội vàng hấp tấp, lập trường không vững vàng, rất hay chủ quan. Làm việc nhanh nhưng chất lượng không cao. Phù hợp với công việc phải thay đổi ấn tượng thường xuyên, hiệu quả công việc lại phù thuộc vào hứng thú đối với công việc đó. Càng phải làm nhiều việc một lúc càng tốt. Phù hợp với công việc ngoại giao hay Maketing.
d.Kiểu ưu tư (thần kinh suy yếu)
Hưng phấn lẫn ức chế đều thấp, nhưng ức chế vẫn trội hơn. Có hệ thần kinh nhạy cảm, nhịp độ phản ứng thần kinh chậm, ít nói, tiếng nói thì nhẹ nhàng, yếu ớt. Hành động thiếu tính bạo dạn, rất rụt rè, nhút nhát. Nhận thức chậm, chắc, có năng khiếu riêng. Không thích đám đông, không thích ồn ào. Thiên về sống nội tâm, không thích quan hệ rộng. Rất chu đáo, ít làm mất lòng người khác.
Về vấn đề tính cảm: kín đáo, sâu sắc, chung thuỷ .Rất khó thích nghi với môi trường hoàn cảnh mới, sợ sự thay đổi.
Ưu điểm của loại người này là có tính tự giác cao, kiên trì trong công việc, làm việc rất cẩn thận, chu đáo. Nhưng hay lo nghĩ, dễ bị tổn thương, hay chịu tác động của môi trường, không chịu được sức ép công việc. Công việc thích hợp là nghiên cứu.
Nguồn: Internet
PHẦN I – NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC
Chương 1
TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT MÔN KHOA HỌC
I. ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC
Để xác định một môn khoa học cần chỉ ra được đối tượng, nhiệm vụ, vị trí, ý nghĩa và phương pháp nghiên cứu của khoa học đó.
Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý.
Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý.
* Phân loại hiện tượng tâm lý
Đời sống tâm lý của con người cực kỳ phong phú, đa dạng, sinh động. Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý, để tiện nghiên cứu người ta đã phân chia các hiện tượng tâm lý theo một số cách sau:
1. Cách phân loại phổ biến
Các hiện tượng tâm lý được phân loại theo thời gian tồn tại của chúng ta và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách. Theo cách phân chia này, các hiện tượng tâm lý có ba loại chính: các quá trình tâm lý; các trạng thái tâm lý; các thuộc tính tâm lý.
1.1. Các quá trình tâm lý
Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng.
Người ta thường phân biệt thành ba quá trình tâm lý:
+ Các quá trình nhận thức gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy.
+ Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu, khó chịu, nhiệt tình hay thờ ơ…
+ Quá trình hành động ý chí.
Các quá trình tâm lý chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định rồi kết thúc.
1.2. Các trạng thái tâm lý
Những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng. Thường các trạng thái tâm lý đi kèm và làm nền cho các hiện tượng tâm lý khác.
Ví dụ:
Trạng thái chú ý trong nhận thức,
Tâm trạng buồn bực, vui vẻ, sợ hãi,...
Trạng thái căng thẳng trong hành động.
1.3. Các thuộc tính tâm lý
Là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân như: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.
2. Cách phân biệt hiện tượng tâm lý khác
– Các hiện tượng tâm lý có ý thức.
– Các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức.
Chúng ta có nhiều nhận biết về các hiện tượng tâm lý có ý thức (được nhận thức, hay tự giác). Còn những hiện tượng tâm lý chưa được ý thức vẫn luôn diễn ra, nhưng ta không ý thức về nó, hoặc dưới ý thức, chưa kịp ý thức.
Một số tác giả nước ngoài còn chia ý thức thành hai mức:
+ Vô thức
+ Tiềm thức
Tóm lại, đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý, gọi chung là các hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành và phát triển của hoạt động tâm lý. Thế giới tâm lý của con người vô cùng đa dạng và phức tạp. Các hiện tượng tâm lý có nhiều mức độ, cấp độ khác nhau, có quan hệ đan xen vào nhau, chuyển hoá cho nhau.
Ngày nay, theo tính chất phục vụ thực tiễn của Tâm lý học, có những ngành Tâm lý học khác nhau như: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học lứa tuổi, Tâm lý học kinh doanh, Tâm lý học giao tiếp,…
Tâm lý học đại cương là một phân ngành của Tâm lý học. Nó nghiên cứu những quy luật nảy sinh và vận hành của sự phản ánh tâm lý trong hoạt động của người và động vật. Trong giáo trình này chỉ trình bày về tâm lý người.
II. NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC
– Nhiệm vụ cơ bản của Tâm lý học là nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lý, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý, cụ thể là nghiên cứu:
+ Những yếu tố khách quan, chủ quan nào đã tạo ra tâm lý người.
+ Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lý.
+ Tâm lý của con người hoạt động như thế nào
+ Chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người.
– Có thể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học như sau:
+ Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý cả về mặt số lượng và chất lượng. Chẳng hạn, chất lượng tri giác của con người phụ thuộc vào độ chiếu sáng như thế nào, thời gian ghi nhớ một bài học,…
+ Phát hiện các quy luật hình thành, phát triển tâm lý như quy luật hình thành và phát triển nhân cách, quy luật tư duy,…
+ Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lý.
Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, tâm lý học đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành, phát triển tâm lý, sử dụng tâm lý trong nhân tố con người có hiệu quả nhất. Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, tâm lý học phải liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhiều khoa học khác.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC
1. Những nguyên tắc phương pháp nghiên cứu của khoa học tâm lý
1.1 Nguyên tắc khách quan
Nguyên tắc này đòi hỏi khi nghiên cứu tâm lý phải xem xét, quan sát chúng từ bên ngoài. Nguyên tắc này giúp ta tránh được sai lầm của trường phái tâm lý học chủ quan, khi coi phương pháp tự quan sát là phương pháp duy nhất để nghiên cứu tâm lý.
1.2 Nguyên tắc quyết định luận
Nguyên tắc này khẳng định tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan tác động vào bộ não con người, thông qua "lăng kính chủ quan" của con người. Nguyên tắc này đòi hỏi các nhà khoa học khi nghiên cứu tâm lý phải nghiên cứu trong mối quan hệ với các vật hiện tượng khác.
1.3 Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động
Hoạt động là phương thức hình thành, phát triển và thể hiện tâm lý, ý thức, nhân cách. Đồng thời tâm lý, ý thức, nhân cách là cái điều hành hoạt động. Vì thế chúng thống nhất với nhau.
Nguyên tắc này cũng khẳng định tâm lý luôn luôn vận động và phát triển. Cần phải nghiên cứu tâm lý trong sự vận động của nó, nghiên cứu tâm lý qua sự diễn biến, cũng như qua sản phẩm của hoạt động.
1.4 Nguyên tắc nghiên cứu tâm lý kết hợp với sinh lý học
Nguyên tắc này đòi hỏi khi nghiên cứu tâm lý không được bỏ qua cơ sở sinh lý – thần kinh của chúng.
1.5 Nguyên tắc cá biệt hóa
Tâm lý người mang tính chủ thể, do vậy, phải nghiên cứu tâm lý người một cách cụ thể, của nhóm người cụ thể, chứ không có tâm lý một cách chung chung, tâm lý của một con người, nhóm người trừu tượng.
2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý
2.1 Phương pháp quan sát: Quan sát được dùng trong nhiều khoa học, trong đó có tâm lý học.
Phương pháp quan sát cho phép chúng ta thu thập được các tài liệu cụ thể, khách quan trong các điều kiện tự nhiên của con người, do đó nó có nhiều ưu điểm. Bên cạnh các ưu điểm nó cũng có những hạn chế sau: mất thời gian, tốn nhiều công sức…
Trong tâm lý học, có thể sử dụng hai hình thức quan sát sau:
+ Quan sát khách quan: là sự tri giác có mục đích, có kế hoạch hoạt động của con người trong những điều kiện bình thường của họ.
+ Tự quan sát: là tự thể nghiệm, tự mô tả diễn biến tâm lý của bản thân.
2.2 Phương pháp thực nghiệm: Đây là phương pháp có nhiều hiệu quả trong nghiên cứu tâm lý.
- Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện đã được khống chế, để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu.
- Người ta thường nói tới hai loại thực nghiệm cơ bản là thực nghiệm trong phòng thí nghiệm và thực nghiệm tự nhiên.
2.3 Phương pháp trắc nghiệm (Test) :
+ Test là một phép thử để "đo lường" tâm lý đã được chuẩn hoá trên một số lượng người đủ tiêu biểu.
+ Ưu điểm cơ bản của test là:
-Test có khả năng làm cho hiện tượng tâm lý cần đo được trực tiếp bộc lộ qua hành động giải bài tập test.
-Có khả năng tiến hành nhanh, tương đối đơn giản bằng giấy, bút, tranh vẽ…
-Có khả năng lượng hoá, chuẩn hoá chỉ tiêu tâm lý cần đo.
+ Tuy nhiên test cũng có những khó khăn, hạn chế:
-Khó soạn thảo một bộ test đảm bảo tính chuẩn hoá.
Test chủ yếu cho ta kết quả, ít bộc lộ quá trình suy nghĩ của nghiệm thể để đi đến kết quả. Cần sử dụng phương pháp test như là một trong các cách chẩn đoán tâm lý con người ở một thời điểm nhất định.
2.4 Phương pháp điều tra
Là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số lớn đối tượng nghiên cứu nhằm thu thập ý kiến chủ quan của họ về một vấn đề nào đó. Có thể trả lời viết (thường là như ậy), nhưng cũng có thể trả lời miệng và có người ghi lại. Có thể điều tra thăm dò chung hoặc điều tra chuyên đề để đi sâu vào một số khía cạnh.
IV. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
1. Tâm lý học trở thành một môn khoa học độc lập
Thế kỷ XIX, nền sản xuất lớn đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy nhiều lĩnh vực khoa học phát triển, tạo điều kiện cho Tâm lý học trở thành một ngành khoa học độc lập. Trước hết phải kể đến thuyết tiến hóa của Darwin Charles (1890 – 1882) người Anh, thuyết tâm lý học các giác quan của Helmholtz (1821 – 1892) người Đức, thuyết Tâm vật lý học của Feisner (1801 – 1887) và Veber (1795 – 1878), Tâm lý học phát sinh, phát triển của Galto (1882 – 1911) người Anh và công trình nghiên cứu về tâm thần của bác sĩ Charcot (1825 – 1893) người Pháp,…
Đối với Tâm lý học thể kỷ XIX, đặc biệt nhấn mạnh đến nhà Tâm lý học người Đức Wihelm Wundt (1832 – 1920), người đã sáng lập ra phòng Tâm lý đầu tiên trên thế giới tại thành phố Leipzip và một năm sau đó, trở thành viện Tâm lý học đấu tiên của thế giới.
Tâm lý học trở thành một môn khoa học độc lập do công sức của nhiều nhà khoa học qua nhiều thế kỷ. Nhưng W.Wundt đã có công to lớn trong việc quyết định các điều kiện cần thiết cho sự ra đời của một ngành khoa học. Khẳng định đối tượng cua khoa học, có cán bộ nghiên cứu, có phương pháp nghiên cứu tương ứng, có phương tiện nghiên cứu, có thông tin khoa học, các công trình nghiên cứu có giá trị lý luận và giá trị thực tiễn.
Điều đáng tiếc là lý luận Tâm lý học của W.Wundt không chỉ ra được nguồn gốc phát sinh, động lực phát triển và các chức năng, vai trò của tâm lý. Do đó, đã không giúp ích được gì nhiều cho việc điều khiển tâm lý, không thể nói tới việc giáo dục, hình thành tâm lý. Trong khi đó, nền sản xuất đương thời đang phát triển, đòi hỏi giáo dục phải cung cấp cho nó những con người đáp ứng các nhu cầu của cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì lẽ đó, nhiều nhà Tâm lý học đã rơi bỏ con đường nghiên cứu mang tình duy vật chủ quan để tìm các con đường phát triển khác cho Tâm lý học.
Đầu thế kỷ XX, xuất hiện ba dòng Tâm lý học khách quan: Tâm lý học hành vi, Tâm lý học cấu trúc và Phân tâm học. Trong thế kỷ XX còn có những dòng Tâm lý học khác nữa như Tâm lý học nhân văn, Tâm lý học nhận thức. Đặc biệt, sau cách mạng tháng 10 – 1917 thành công ở Nga, dòng Tâm lý học hoạt động đã đem lại những bước ngoặc lịch sử đáng kể trong Tâm lý học.
2. Các quan điểm cơ bản trong Tâm lý học hiện đại
2.1 Tâm lý học hành vi
Tâm lý học hành vi do John Broadus Watson (1878 – 1958) người Mỹ chủ trương không mô tả hay giảng giải về các trạng thái ý thức của con người, mà chỉ cần nghiên cứu về các trạng thái ý thức của con người mà chỉ cần nghiên cứu hành vi của họ là đủ. Hành vi được quan niệm là tổng số các cử động bề ngoài được nảy sinh để đáp lại một kích thích nào đó theo công thức kích thức – phản ứng (S – R). Các cử động này thể hiện chức năng thích nghi với môi trường xung quanh, theo phương pháp “thử - sai”.
Các học trò của Watson đã đưa thêm vào công thức S – R những biến số trung gian như: nền văn hóa, nhu cầu, trạng thái chờ đợi,… công thức được đổi thành: S – X – R. Nhưng về cơ bản, chủ nghĩa hành vi vẫn mang tính máy móc, thực dụng không phản ánh được cuộc sống thức của con người trong xã hội với những điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi người.
2.2 Tâm lý học cấu trúc (Tâm lý học Gestalt)
Do bộ ba Max Wertheimer (1880 - 1943) , Wolfgarg Kohler (1887 - 1967) và Kurt Koffka (1886 – 1947) lập ra ở Đức. Đây là dòng Tâm lý học khách quan chuyên nghiên cứu tri giác và ít nhiều nghiên cứu tư duy. Họ đi sâu nghiên cứu các quy luật về tính ổn định và tính trọn vẹn của tri giác, quy luật bừng sáng của tư duy. Trên cơ sở thực nghiệm, các nhà Tâm lý học Gestalt đã khẳng định các uy luật của tri giác, tư duy, tâm 1ý của con người do các cấu trúc tiền định của não quyết định. Khuyết điểm của họ là ít chú ý đến vốn sống, kinh nghiệm xã hội,…
2.3 Phân tâm học
Còn gọi là Tâm lý học Sigmund Freud do bác sĩ người Áo Sigmund Freud xây dựng nên. Luận điểm cơ bản của S.Freud là chia nhân cách con người thành ba khối: cái ấy, cái tôi, cái siêu tôi. Cái ấy bao gồm các bản năng vô thức, trong đó bản năng tình dục giữ vai trò quan trọng, trung tâm, đảm bảo năng lượng cho toàn bộ đời sống tâm lý và các hành vi của con người. Cái siêu tôi là những gì được coi là chuẩn mực xã hội, đạo đức, những quy tắc hành xử phải biết; hoạt động theo nguyên tắc kiềm chế. Cái tôi là phần quá độ, hoạt động theo hướng hiện thực, điều chỉnh sao cho vừa có thể thỏa mãn cái tôi, vừa phù hợp với cái siêu tôi.
Phân tâm học quá đề cao bản năng cái vô thức trong đời sống tâm lý của con người, họ không công nhận chân lý khoa sau: tâm lý người về bản chất là tâm lý ý thức.
Ba dòng Tâm lý học trên đã góp phần tấn công vào dòng chủ quan của Tâm lý học, đưa Tâm lý học phát triển theo hướng khách quan, nhưng họ đã bỏ qua các mối quan hệ bản chất của con người.
2.4 Tâm lý học nhân văn
Trường phái này do Carl Rogers (1902 - 1987) người Mỹ và Abraham Maslow sáng lập. Các nhà Tâm lý học nhân văn quan niệm rằng: bản chất con người vốn tốt đẹp, có lòng vị tha và có tiềm năng kỳ diệu.
A.Maslow đã nêu năm mức độ nhu cầu của con người xếp theo thứ tự từ thấp đến cao:
- Nhu cầu sinh lý cơ bản
- Nhu cầu an toàn
- Nhu cầu văn hóa – xã hội
- Nhu cầu được kính trọng
- Nhu cầu thực hiện hóa bản thân
C.Rogers cho rằng con người ta cần đối xử với nhau hết sức tế nhị, biết cởi mở, biết lắng nghe nhau và chờ đợi, cảm thông nhau. Tâm lý học cần phải giúp con ngươi tìm ra được bản ngã đích thực của mình để có thể sống một cách thoải mái, cởi mở, sáng tạo.
Tâm lý học nhân văn đề cao những trải nghiệm chủ quan của bản thân, mà thiếu vắng con người trong hoạt động thực tiễn vì tách con người khỏi các mối quan hệ xã hội.
2.5 Tâm lý học nhận thức
Đại diện sáng giá cho trường phái này là Jean Piaget (1896 - 1980). Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học nhận thức là hoạt động nhận thức của con người trong mối quan hệ với môi trướng, với cơ thể và não bộ. Trường phái này đã phát hiện được nhiều sự kiện khoa học có giá trị đạt tới một trình độ mới như tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ.
Họ cũng xây dựng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể nhằm góp phần hiện đại hóa khoa học tâm lý. Tuy nhiên, coi nhận thức của con người là sự nỗ lực của ý chí để đưa đến thay đổi kinh nghiệm, tri thức của chủ thể nhằm thích nghi, cân bằng với môi trường là hạn chế của Tâm lý học nhận thức, bởi chưa thấy hết ý nghĩa tích cực và ý nghĩa thực tiễn của hoạt động nhận thức.
Những trướng phái Tâm lý học trên đều có những đóng góp nhất định cho sự hình thành và phát triển của Tâm lý học. Nhưng vì hạn chế lịch sử nhất định nên vẫn chưa đầy đủ về con người, về hoạt động tâm lý của con người.
2.6 Tâm lý học hoạt động
Dòng Tâm lý học hoạt động do các nhà Tâm lý học Xô viết sáng lập như: L.X.Vuigotxki (1896 - 1934), X.L. Rubinstein (1899 - 1960), A.N. Leotiev (1903 - 1979), A.R. Luria,… đã khắc phục những hạn chế trên. Tâm lý học hoạt động lấy triết học Marx - Lenin làm cơ sở phương pháp luận, lấy phạm trù hoạt động có ý thức trong hệ thống lý luận Marxist làm mẫu để nghiên cứu đời sống con người.
Tâm lý học hoạt động cho rằng: tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào não thông qua hoạt động, tâm lý người mang tính chủ thể, có bản chất xã hội, tâm lý người đượng hình thành , phát triển trong hoạt động và giao lưu của con người trong xã hội loài người.
Chương 2
TÂM LÝ NGƯỜI
I. BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI
Có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất hiện tượng tâm lý người:
* Quan niệm duy tâm khách quan: tâm lý người là do thượng đế tạo ra và “thổi” vào thể xác con người. Tâm lý người không phụ thuộc vào thế giới khách quan cũng như điều kiện thực tại của cuộc sống, tâm lý người là hiện thân “ý niệm tuyệt đối” của thượng đế.
* Quan niệm duy tâm chủ quan: tâm lý con người là một trạng thái tinh thần sẵn có ở trong mỗi con người, không gắn gì với thế giới bên ngoài và cũng không phụ thuộc vào cơ thể. Bằng phương pháp nội quan, mỗi người tự quan sát, tự thể nghiệm tâm lý của bản thân, rồi suy diễn chủ quan về tâm lý người khác. Quan niệm đó không giải thích được bản chất hiện tượng tâm lý người, dẫn tới chỗ thần bí hóa tâm lý người, cho nó là cái không nghiên cứu được (bất khả tri).
* Quan niệm duy vật tầm thường: tâm lý cũng như mọi sự vật hiện tượng đều được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra giống như gan tiết ra mật. Quan niệm này đồng nhất cái vật lý, cái sinh lý với cái tâm lý, phủ nhận vai trò chủ thể, tính tích cực năng động của tâm lý, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lý con người.
* Quan niệm của tâm lý học macxit về bản chất hiện tượng tâm lý người: tâm lý người là chức năng của bộ não, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não người thông qua chủ thể mỗi con người, tâm lý người bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
1. Tâm lý người là chức năng của bộ não
+ Não người là tổ chức vật chất phát triển cao nhất có khả năng nhận tác động từ hiện thực khách quan để tạo ra các dấu vết vật chất trên nó (các quá trình sinh lý - sinh hóa diễn ra trong các tế bào não). Từ các dấu vết này nảy sinh những hình ảnh tâm lý/hình ảnh tinh thần trên não.
+ Não người hoạt động theo cơ chế phản xạ. Phản xạ là những phản ứng của cơ thể nhằm đáp lại các kích thích từ ngoại giới vào cơ thể con người. Phản xạ có ba khâu:
- Khâu thứ nhất - nhận cảm: Cơ thể nhận kích thích từ bên ngoài tạo thành hưng phấn theo đường hướng tâm dẫn truyền vào não.
- Khâu giữa: Quá trình thần kinh diễn ra trên não và tạo ra hoạt động tâm lý. Khi nảy sinh trên não, cùng với quá trình sinh lý của não, hoạt động tâm lý thực hiện chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi của cơ thể.
- Khâu kết thúc: Xung động thần kinh được dẫn truyền từ trung ương thần kinh theo đường ly tâm (dẫn ra) gây nên phản ứng của cơ thể.
Như vậy, các hiện tượng tâm lý người đều có cơ sở sinh lý là hệ thống chức năng thần kinh cơ động của toàn bộ não. Tâm lý người là chức năng của não. Nói cách khác, về mặt cơ chế, thì tâm lý hoạt động theo cơ chế phản xạ của bộ não. Điều đó cũng cho thấy hoạt động bình thường của não là một trong những điều kiện tất yếu đảm bảo cho hoạt động tâm lý diễn ra bình thường. Hoạt động tâm lý và hoạt động sinh lý gắn bó chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau.
2. Tâm lý người sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể
+ Trong quá trình vận động không ngừng của thế giới, các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan sẽ tác động lẫn nhau để lại dấu vết tác động trên cả vật tác động và vật chịu tác động. Dấu vết đó gọi là sự phản ánh. Như vậy phản ánh là sự ghi lại dấu vết (hình ảnh) tác động qua lại giữa hai hệ thống với nhau (hệ thống tác động và hệ thống chịu tác động).
+ Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau: từ phản ánh cơ, lý, hóa, sinh vật đến phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lý.
+ Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt. Cụ thể:
- Phản ánh tâm lý được tạo ra một cách đặc biệt, không giống như các dạng phản ánh vật chất khác. Khi có sự vật, hiện tượng từ hiện thực khách quan tác động vào não sẽ tạo ra các dấu vết vật chất trên nó (các quá trình sinh lý - sinh hóa diễn ra trong các tế bào não). Tại các dấu vết vật chất này nảy sinh những hình ảnh tâm lý (hình ảnh tinh thần) về sự vật, hiện tượng đang tác động. Khả năng nhận tác động từ hiện thực khách quan để tạo ra dấu vết vật chất, từ đó tạo ra phản ánh tâm lý là khả năng riêng có của não.
- Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý như một “bản sao” về thế giới. Tuy nhiên, hình ảnh tâm lý khác về chất so với các hình ảnh cơ, vật lý, sinh vật... ở chỗ:
Tính sinh động, sáng tạo cao. Thí dụ: Hình ảnh tâm lý về bông hoa trong trong đầu một người trồng hoa khác xa với hình ảnh vật lý “chết cứng” của bông hoa đó trước một cái gương.
Tính chủ thể (tính riêng, tính cá nhân). Mỗi cá nhân khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới bao giờ cũng đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của mình... vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan. Con người phản ánh thế giới thông qua “lăng kính chủ quan” của mình. Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở những điểm sau:
Cùng một hiện thực khách quan tác động vào những chủ thể khác nhau sẽ tạo ra trong đầu óc mỗi chủ thể những hình ảnh tâm lý có mức độ, sắc thái khác nhau.
Cùng một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể duy nhất nhưng ở vào những thời điểm khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau, trạng thái cơ thể và tinh thần khác nhau cũng sẽ tạo ra những hình ảnh tâm lý có mức độ, sắc thái khác nhau.
Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, thể hiện nó rõ nhất.
Tính chủ thể trong tâm lý thể hiện rõ nhất trong sự khác biệt về hành vi của mỗi cá nhân. Hành vi của mỗi cá nhân mang tính độc đáo, không lặp lại thể hiện rõ “cái tâm lý” điều khiển nó mang tính riêng biệt.
Nguyên nhân của tính chủ thể:
Sự khác biệt cá nhân về cơ thể, hệ thần kinh, não bộ.
Sự khác biệt cá nhân hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục.
Sự khác biệt cá nhân về tính tích cực hoạt động.
Bài học: Khi nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý người khác phải chú ý tới các nhân tố tác động sự hình thành bộ mặt tâm lý đó. Trong các hoạt động, quan hệ cần quán triệt nguyên tắc sát đối tượng.
3. Tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử
+ Loài vật cũng có tâm lý nhưng tâm lý người khác xa về chất so với tâm lý của loài vật ở chỗ tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
+ Bản chất xã hội và mang tính lịch sử của tâm lý người thể hiện như sau:
- Nơi trú ngụ của tâm lý người là não người. Não người không chỉ là sản phẩm tiến hóa của giới tự nhiên mà còn là kết quả của quá trình tiến hóa về mặt xã hội của loài người. Hoạt động lao động với tư cách là cái riêng có của loài người là điều kiện xã hội để chuyển hóa vượn thành người, não vượn thành não người.
- Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Ở đây, hiện thực khách quan không chỉ là những sự vật, hiện tượng tự nhiên mà còn có cả các quan hệ đặc thù của xã hội loài người (các quan hệ kinh tế, đạo đức, pháp quyền, văn hóa...). Những quan hệ này quyết định bản chất xã hội của tâm lý người. Mọi trường hợp trẻ em bị cách ly khỏi các quan hệ xã hội của loài người (do loài vật nuôi từ bé) sẽ chỉ có tâm lý của loài vật nuôi nó chứ không có tâm lý của loài người.
- Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa biến thành cái riêng của mỗi con người. Vì vậy, trong tâm lý cá nhân vừa có cái chung của loài người, vừa có cái riêng của từng cá nhân.
- Tâm lý của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, cộng đồng và dân tộc. Vì vậy, tâm lý cá nhân chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và lịch sử cộng đồng. Mỗi thời đại có con người của riêng mình. Mỗi cá nhân vừa là sản phẩm của chính mình, của cộng đồng nơi mình sống và của thời đại mình sống.
Chương 2
TÂM LÝ NGƯỜI
(tiếp theo)
II. Ý THỨC – HÌNH THỨC PHẢN ÁNH TÂM LÝ CAO NHẤT
Mọi phản ánh tâm lý và hiện tượng tâm lý của con người đều có liên quan đến ý thức, có sự thống nhất với ý thức và phụ thuộc vào ý thức
1. Khái niệm ý thức
Trong quá trình tiến hóa của sinh vật, mốc phân biệt rõ ràng nhất giữa con vật và con người là ý thức. Ý thức là một cấp độ phản ánh tâm lý đặc trưng, cao cấp, chỉ có ở con người.
Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.
Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Khả năng tự ý thức là khả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh, tự hoàn thiện mình.
2. Các thuộc tính cơ bản của ý thức
Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới.
Ý thức thể hiện thái độ của con người đối với thế giới
Ý thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh của con người
Trên cơ sở nhận thức bản chất khái quát và tỏ thái độ với thế giới, ý thức điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người đạt tới mục đích đề ra.
3. Cấu trúc của ý thức
3.1. Mặt nhận thức
Các quá trình nhận thức cảm tính mang lại những tài liệu đầu tiên cho ý thức, là tầng bậc thấp của ý thức.
Quá trình nhận thức lý tính là cấp bậc tiếp theo trong mặt nhận thức của ý thức, đam lại cho con người những hiểu biết bản chất, khái quát về thực tại khách quan. Đây là nội dung rất cơ bản của ý thức, giúp con người hình dung ra trước kết quả hoạt động và hoạch định kế hoạch hành vi.
3.2. Mặt thái độ của ý thức
Thái độ lựa chọn, cảm xúc, đánh giá của chủ thể đối với thế giới.
3.3. Mặt năng động của ý thức
Ý thức điều khiển, điều chỉnh hoạt động của con người, làm cho hoạt động của con người có ý thức. Đó là quá trình con người vận dụng những hiểu biết và tỏ thái độ của mình nhằm thích nghi, cải tạo thế giới và cải biến bản thân.
Trong ý thức, ba mặt trên thống nhất hữu cơ với nhau, điều khiển hoạt động có ý thức của con người.
4. Vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thức
Lao động đòi hỏi con người phải thấy trước kết quả, biết phân tích xem cái gì đã có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể lấy được, hoặc cái gì cần và có thể biến đổi được để thỏa mãn nhu cầu nào đó của bản thân hoặc của cộng đồng, có nghĩa là đặt ra được mục đích lao động và thực hiện mục đích này. Từ đó con người có ý thức về cái mình làm ra.
Trong lao động, con người phải chế tạo và sử dụng các công cụ lao động, tiến hành các thao tác và hành động lao động, tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản phẩm. Ý thức của con người được hình thành và thể hiện trong quá trình lao động.
Kết thúc quá trình lao động, con người có ý thức đối chiếu sản phẩm làm ra với mô hình tâm lý của sản phẩm mà mình đã hình dung ra trước, để hoàn thiện, đánh giá sản phẩm đó.
Như vậy, ý thức được hình thành và biểu hiện trong suốt quá trình lao động của con người, thống nhất với quá trình lao động và sản phẩm lao động do mình làm ra.
5. Vai trò ngôn ngữ và giao tiếp đối với hình thành ý thức
Nhờ có ngôn ngữ ra đời cùng với lao động mà con người có công cụ để xây dựng, hình dung ra mô hình tâm lý của sản phẩm và cách làm ra sản phẩm đó. Hoạt động ngôn ngữ giúp con người có ý thức về việc sử dụng công cụ lao động, tiến hành hệ thống các thao tác hành động để làm ra sản phẩm. Ngôn ngữ cũng giúp con người phân tích, đối chiếu sản phẩm mình làm ra.
Trong quá trình lao động và hoạt động tập thể, nhờ ngôn ngữ và giao tiếp mà con người thông báo, trao đổi thông tin với nhau, phối hợp với nhau để cùng làm ra sản phẩm. Nhờ có ngôn ngữ và giao tiếp mà con người có ý thức về bản thân mình, ý thức về người khác.
6. Sự hình thành ý thức và tự ý thức cá nhân
Ý thức của cá nhân được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân. Sản phẩm của hoạt động chứa đựng bộ mặt tâm lý, ý thức của cá nhân. Bằng các hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống thực tiễn, cá nhân hình thành, phát triển tâm lý, ý thức của mình.
Ý thức của cá nhân được hình thành trong mối quan hệ giao tiếp của cá nhân đối với người khác, với xã hội.
Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội.
Ý thức của cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của mình.
7. Các cấp độ của ý thức
7.1 cấp độ chưa ý thức
Hiện tượng tâm lý không ý thức, chưa nhận thức được gọi là vô thức
Vô thức là hiện tượng tâm lý ở tầng bậc chưa ý thức, nơi ý thức không thực hiện được chức năng của mình. Vô thức bao gồm nhiều hiện tượng tâm lý:
Vô thức tự nhiên
Vô thức nhân tạo
Vô thức bệnh
Trực giác (dạng trung gian giữa ý thức và tự ý thức)
Tiềm thức (hiện tượng tâm lý bắt đầu vốn có ý thức nhưng do lặp đi lặp lại nhiều lần đã chuyển thành dạng dưới ý thức
7.2. Cấp độ ý thức, tự ý thức
Ở cấp độ ý thức, con người nhận thức, tỏ thái độ, có chủ tâm và dự kiến trước được hành vi của mình.
Tự ý thức là mức độ phát triển cao của ý thức. Biểu hiện:
Có sự tự nhận thức về bản thân
Có thái độ đối với bản thân: tự nhận xét, tự đánh giá
7.3. Cấp độ ý thức nhóm, ý thức tập thể
Trong quan hệ giao tiếp và hoạt động, ý thức của cá nhân sẽ phát triển dần đến cấp độ ý thức xã hội, ý thức nhóm, ý thức tập thể
Các cấp độ khác nhau của ý thức luôn tác động lẫn nhau, chuyển hóa và bổ sung cho Chương 2
TÂM LÝ NGƯỜI
(tiếp theo)
III. HOẠT ĐỘNG VÀ TÂM LÝ
1. Khái niệm chung về hoạt động
Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng luôn vận động. Bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật, hiện tượng tồn tại và thể hiện đặc tính của nó. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật và hiện tượng (ở con người là hoạt động)
Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người (chủ thể). Trong mối quan hệ đó, có hai quá trình diễn ra đồng thời, bổ sung và thống nhất với nhau:
Quá trình đối tượng hóa: chủ thể chuyển năng lực và các phẩm chất tâm lý của mình thành sản phẩm của hoạt động, tâm lý người được bộc lộ, khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm. -> quá trình xuất tâm
Quá trình chủ thể hóa: con người chuyển nội dung khách thể (quy luật, bản chất, đặc điểm… của khách thể) vào bản thân mình, tạo nên tâm lý, ý thức, nhân cách của bản thân. -> quá trình nhập tâm
Như vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sản phẩm về thế giới, vừa tạo ra tâm lý, ý thức của mình (tâm lý, ý thức, nhân cách được bộc lộ, hình thành và phát triển trong hoạt động)
2. Những đặc điểm của hoạt động
Đối tượng: là cái con người cần làm ra, cần chiếm lĩnh, có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, đó là động cơ thúc đẩy con người hoạt động
Chủ thể: chủ thể là con người có ý thức tác động vào khách thể - đối tượng của hoạt động.Chủ thể hoạt động có thể là cá nhân hoặc nhóm người.
Mục đích: là biểu tượng về sản phẩm hoạt động có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của chủ thể, điều khiển, điều chỉnh hoạt động. Tính mục đích gắn liền với tính đối tượng, tính mục đích luôn bị chế ước bởi nội dung xã hội.
Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Trong hoạt động, con người phải sử dụng những công cụ nhất định: công cụ lao động và công cụ tâm lý (tiếng nói, chữ viết, kinh nghiệm, hình ảnh tâm lý). Đó chính là những công cụ giữ chức năng trung gian giữa chủ thể và đối tượng hoạt động, tạo ra tính gián tiếp của hoạt động.
Điều này chỉ ra sự khác biệt về chất giữa hoạt động của con người với hành vi bản năng của con vật.
3. Các loại hoạt động
Phương diện cá thể: hoạt động vui chơi, học tập, lao động, xã hội
Phương diện sản phẩm: hoạt động thực tiễn và lý luận
Cách phân loại khác: hoạt động biến đổi, nhận thức, định hướng giá trị, giao lưu.
4. Cấu trúc của hoạt động
Hoạt động luôn nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Khi nhu cầu gặp đối tượng thì trở thành động cơ. Đối tượng là cái vật thể hóa nhu cầu, là động cơ đích thực của hoạt động. Vậy, hoạt động là quá trình hiện thực hóa động cơ. Động cơ là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động. Bất kỳ hoạt động nào cũng có động cơ tương ứng. Động cơ có thể tồn tại ở dạng tinh thần, bên trong chủ thể, hoặc động cơ còn được vật thể hóa ra bên ngoài, mang hình thức tồn tại vật chất, hiện thực bên ngoài.
Quá trình hiện thực hóa động cơ được tiến hành từng bước, từng khâu để đạt được mục đích xác định trong những hoàn cảnh cụ thể. Các quá trình đó được gọi là hành động. hành động là quá trình bị chi phối bởi biểu tượng về kết quả phải đạt được, nghĩa là quá trình nhằm vào mục đích để dần dần tiến tới hiện thực hóa động cơ. Vì vậy, hành động là thành phần cấu tạo của hoạt động.. hoạt động chỉ có thể tồn tại dưới hình thức những hành động hay một chuỗi hành động.
Chủ thể chỉ có thể đạt được mục đích bằng các phương tiện trong các điều kiện xác định. Mỗi phương tiện quy định cách thức hành động – thao tác. Thao tác là đơn vị nhỏ nhất của hoạt động, không có mục đích riêng mà thực hiện mục đích hành động, đồng thời phụ thuộc chặt chẽ vào phương tiện, điều kiện cụ thể.
Cấu trúc vĩ mô của hoạt động bao gồm 6 thành tố:
Về phía chủ thể: hoạt động – hành động – thao tác (đơn vị thao tác của hoạt động)
Về phía đối tượng: động cơ – mục đích – phương tiện (nội dung đối tượng của hoạt động)
Sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng, giữa đơn vị thao tác và nội dung đối tượng của hoạt động tạo ra sản phẩm của hoạt động.
IV. GIAO TIẾP VÀ TÂM LÝ
1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người – người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.
Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau:
Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân.
Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm.
Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, nhóm với cộng đồng.
2. Các loại giao tiếp
Có nhiều cách phân loại giao tiếp:
2.1 Theo phương diện:
Giao tiếp vật chất: giao tiếp thông qua hành động với vật thể.
Giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…
Giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết): là hình thức giao tiếp đặc trưng cho con người.
2.2 Theo khoảng cách:
Giao tiếp trực tiếp: các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu với nhau.
Giao tiếp gián tiếp: qua thư từ, email, điện thoại…
2.3 Theo quy cách:
Giao tiếp chính thức: giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế
Giao tiếp không chính thức.
3. Chức năng của giao tiếp
3.1 Chức năng thông tin
Qua giao tiếp, con người trao đổi, truyền đạt tri thức, kinh nghiệm với nhau. Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiếp nhận thông tin. Thu nhận và xử lý là một con đường quan trọng để phát triển nhân cách
3.2 Chức năng cảm xúc
Gia tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ thể. Vì vậy, giao tiếp là một trong những con đường hình thành tình cảm con người.
3.3 Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau
Trong giao tiếp, mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ, thói quen… của mình, do đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau, là m cơ sở đánh giá lẫn nhau. Trên cơ sở so sánh với người khác và ý kiến đánh giá của người khác, mỗi chủ thể có thể tự đánh giá được về bản thân mình.
PHẦN II – CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
CƠ BẢN
Chương 1
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
Ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người: nhận thức, tình cảm, hành động. Nhận thức là tiền đề của hai mặt kia và đồng thời có quan hệ chặt chẽ với chúng và với các hiện tượng tâm lý khác.
Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới mức độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Căn cứ vào mức độ phản ánh có thể chia hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn lớn: nhận thức cảm tính (bao gồm cảm giác, tri giác) và nhận thức lý tính (bao gồm tư duy, tưởng tượng).
A. Nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, mức độ thấp nhất trong đó cảm giác là hình thức phản ánh tâm lý khởi đầu, là hình thức định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới xung quanh. Trên cơ sở nảy sinh những cảm giác ban đầu mà có tri giác.
Cảm giác và tri giác có mối liên quan chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau trong mức độ nhận thức “trực quan sinh động” về thế giới.
I. Cảm giác
1. Khái niệm
Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
* Đặc điểm cảm giác
- Cảm giác là một quá trình tâm lý, nghĩa là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc. Kích thích gây ra các cảm giác là bản thân các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
- Cảm giác phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp, nảy sinh diễn biến khi sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh trực tiếp tác động lên giác quan ta. Khi kích thích ngừng tác động thì cảm giác không còn nữa.
- Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật và hiện tượng như: hình dáng, đường nét, màu sắc chứ không phản ánh được các sự vật, hiện tượng trong tính trọn vẹn của nó.
Tuy là một hiện tượng tâm lý sơ đẳng, có chung ở cả con người lẫn con vật nhưng cảm giác của con người khác xa về chất so với cảm giác của con vật vì nó mang tính chất xã hội.
* Tính chất xã hội thể hiện ở chỗ
- Đối tượng phản ánh của cảm giác ở con người không phải chỉ là những sự vật, hiện tượng vốn có trong tự nhiên, mà còn bao gồm cả những sản phẩm do con người sáng tạo ra, nghĩa là có bản chất xã hội.
- Cơ chế sinh lý của cảm giác ở con người không chỉ giới hạn ở hệ thống tín hiệu thứ nhất (tín hiệu, thuộc tính của sự vật), mà nó còn bao gồm các cơ chế thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ)
- Ở con người, cảm giác là mức độ định hướng đầu tiên, sơ đẳng nhất, nhưng nó không phải là mức độ duy nhất và cao nhất như ở một số động vật.
- Cảm giác của con người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục. Ví dụ do ảnh hưởng của hoạt động nghề nghiệp mà người thợ nhuộm có thể phân biệt được 60 màu đen khác nhau.
2. Phân loại cảm giác
Dựa trên vị trí nguồn kích thích nằm ở bên ngoài hay bên trong cơ thể, người ta phân chia cảm giác thành hai loại:
2.1 Những cảm giác bên ngoài
a. Cảm giác nhìn (thị giác) nảy sinh do sự tác động của các sóng ánh sáng (sóng điện từ) phát ra từ các sự vật, có cơ sở sinh lý là cơ quan phân tích thị giác.
Cảm giác nhìn cho biết những thuộc tính về hình dạng, độ lớn, khối lượng, độ xa, độ sáng, màu sắc của đối tượng. Cảm giác nhìn chiếm vị trí quan trọng nhất trong việc thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài (90% lượng thông tin từ bên ngoài đi vào não qua mắt).
b. Cảm giác nghe (thính giác) nảy sinh do sự tác động của những sóng âm – những dao động của không khí gây nên, có cơ sở sinh lý là cơ quan phân tích thính giác.
Cảm giác nghe phản ánh những thuộc tính của âm thanh như cường độ âm thanh (độ lớn – bé của âm thanh), âm sắc (màu sắc âm thanh – trầm, buồn, réo rắt…), cao độ (độ cao thấp của âm thanh)
c. Cảm giác ngửi (khứu giác) nảy sinh do các phần tử của các chất bay hơi tác động lên màng ngoài của khoang mũi cùng không khí gây nên, phản ánh thuộc tính mùi của đối tượng.
d. Cảm giác nếm (vị giác) nảy sinh do sự tác động của các thuộc tính hóa học của các chất hòa tan trong nước lên các cơ quan thụ cảm vị giác ở lưỡi, phản ánh thuộc tính vị của đối tượng.
e. Cảm giác da (mạc giác) nảy sinh do những kích thích cơ học và nhiệt học tác động lên da, bao gồm 5 loại: cảm giác đụng chạm, cảm giác nén, cảm giác nóng, cảm giác lạnh và cảm giác đau.
2.2 Những cảm giác bên trong
a. Cảm giác vận động và cảm giác sờ mó
- Cảm giác vận động là cảm giác phản ánh những biến đổi xảy ra trong các cơ quan vận động. Khi các cơ, gân, khớp xương trong cơ thể bị kích thích sẽ tạo nên cảm giác vận động, nó tham gia vào sự vận động của cơ thể. Cảm giác vận động báo hiệu về mức độ co giãn của cơ và về vị trí các phần cơ thể.
- Sự kết hợp giữa cảm giác vận động và cảm giác đụng chạm tạo thành cảm giác sờ mó. Bàn tay với tư cách là một cơ quan sờ mó đã phát triển đầy đủ và trở thành công cụ lao động và nhận thức.
b. Cảm giác thăng bằng
Là cảm giác phản ánh vị trí và những chuyển động của đầu, cho ta biết vị trí phương hướng chuyển động của đầu ta so với phương của trọng lực. Cơ quan của cảm giác thăng bằng (ba ống bán khuyên) nằm ở tai trong có liên quan chặt chẽ với các nội quan. Khi cơ quan thăng bằng bị kích thích quá mức thì gây ra chóng mặt và nôn mửa.
c. Cảm giác cơ thể
Là loại cảm giác phản ánh tình trạng hoạt động của các nội tạng, gồm các cảm giác đói, no, khát, buồn nôn, đau ở các cơ quan bên trong (đau dạ dày…) và những cảm giác có liên quan đến quá trình tuần hoàn, hô hấp.
d. Cảm giác rung
Là cảm giác đặc biệt do các dao động của không khí tác động lên bề mặt của thân thể gây nên (do các vật thể bị rung động hay chuyển động), phản ánh sự rung động của các sự vật.
3. Quy luật cơ bản của cảm giác
a. Quy luật về quán tính (sức ì) của cảm giác:
Khi kích tác động vào giác quan, cảm giác chưa xuất hiện ngay mà nó đòi hỏi một khoảng thời gian nào đó. Khoảng thời gian kể từ khi kích thích tác động vào giác quan đến khi xuất hiện cảm giác gọi là giai đoạn ẩn của cảm giác. Cảm giác cũng chưa mất đi ngay khi kích thích ngừng tác động. Khoảng thời gian từ khi kích thích ngừng tác động đến khi cảm giác mất hẳn gọi là khoảng sau tác động của cảm giác.
b. Quy luật về ngưỡng cảm giác
Cảm giác nảy sinh khi có kích thích tương ứng tác động vào các cảm giác quan (ánh sáng tác động vào mắt, vị tác động vào lưỡi…), nhưng không phải mọi kích thích tác động vào các giác quan đều gây nên cảm giác: kích thích quá yếu không tạo nên cảm giác (hạt bụi rơi trên cánh tay), kích thích quá mạnh có thể dẫn đến mất cảm giác (ngọn đèn pha chiếu thẳng vào mắt).
Để gây ra được cảm giác thì kích thích phải có cường độ nằm trong một giới hạn nhất định. Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác, bao gồm:
+ Ngưỡng cảm giác phía dưới (ngưỡng tuyệt đối): là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây được cảm giác.
+ Ngưỡng cảm giác phía trên: là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây được cảm giác.
Ví dụ: ngưỡng cảm giác phía dưới và phía trên của cảm giác nhìn là những sóng ánh sáng có bước sóng tương ứng là 390mM (micromet) và 780mM; của âm thanh là những sóng âm thanh có tần số 16 hec và 20.000 hec.
Trong phạm vi giữa ngưỡng cảm giác phía dưới và phía trên – gọi là vùng cảm giác được – có một vùng phản ánh tốt nhất.
Ví dụ: vùng phản ánh tốt nhất của thị giác là những sóng ánh sáng có bước sóng là 565mM, của thính giác là những âm thanh có tần số là 1000 hec.
Cảm giác còn phản ánh sự khác nhau giữa các kích thích. Nhưng không phải mọi sự khác nhau nào của các kích thích cũng đều được phản ánh. Cần phải có một tỉ số chênh lệch tối thiểu về cường độ hay về tính chất thì ta mới cảm thấy có sự khác nhau giữa hai kích thích.
Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để ta phân biệt được hai kích thích gọi là ngưỡng sai biệt.
Khả năng cảm nhận được các kích thích tác động vào các giác quan đủ để gây ra cảm giác gọi là độ nhạy cảm của giác quan đó.
Khả năng cảm nhận được sự khác biệt giữa hai kích thích gọi là độ nhạy cảm sai biệt.
Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt. Ngưỡng cảm giác phía dưới càng thấp thì độ nhạy cảm càng cao, ngưỡng sai biệt càng thấp thì độ nhạy cảm sai biệt càng cao.
c. Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
Thích ứng là khả năng năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích: khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm → đảm bảo cho sự phản ánh được tốt nhất và bảo vệ cho hệ thần kinh khỏi bị hủy hoại.
Ví dụ: Khi đang ở ngoài sân đầy nắng (cường độ kích thích của ánh sáng mạnh) vào phòng tối (cường độ kích thích yếu) thì lúc đầu ta không nhìn thấy gì, dần dần mới thấy rõ (thích ứng) → cường độ kích thích giảm, độ nhạy cảm của cảm giác nhìn tăng.
Nhờ có khả năng thích ứng, cảm giác có thể mất hẳn nếu như kích thích tác động lâu dài và không thay đổi lên cơ quan cảm giác.
Ví dụ: Những người sinh sống khu vực ven bờ kênh không cảm giác thấy mùi hôi khó chịu như những người mới đến.
Khả năng thích ứng của các loại cảm giác không giống nhau. Có những cảm giác có khả năng thích ứng nhanh như cảm giác ngửi, cảm giác nhìn và cảm giác nhiệt độ. Có những cảm giác chậm thích ứng hơn như cảm giác nghe, cảm giác thăng bằng… riêng cảm giác đau hầu như không thích ứng.
Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do hoạt động, rèn luyện và tính chất nghề nghiệp…
Ví dụ: Công nhân luyện kim có thể chịu đựng nhiệt độ cao tới 50 - 60 độ C trong hàng giờ đồng hồ.
Tính thích ứng của cảm giác tạo nên sự đơn điệu, nhàm chán trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày, gây nên tâm trạng mệt mỏi → trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động cần phải chú ý tới những yếu tố gây ra trạng thái đơn điệu.
Ví dụ: Sản phẩm chỉ có một mẩu quảng cáo duy nhất trong thời gian dài không còn gây được sự chú ý của khán giả, khách hàng.
d. Quy luật về sự tác động lẫn nhau của các cảm giác
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác là sự thay đổi tính nhạy cảm của một cơ quan cảm giác này dưới ảnh hưởng của những kích thích vào các cơ quan cảm giác khác.
Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác diễn ra theo quy luật sau: sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia, sự kích thích mạnh lên cơ quan phân tích này lại làm giảm độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia.
Ví dụ: Trời lạnh mà ăn thức ăn cay sẽ cảm thấy ấm hơn (bớt lạnh): độ nhạy cảm của cảm giác nhiệt độ giảm (thấy ấm hơn dù trời vẫn lạnh) do ảnh hưởng của các tác động vào vị giác (thức ăn cay – kích thích mạnh). Cảm giác nếm yếu (chua) sẽ làm tăng độ nhạy cảm của thị giác.
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể đưa đến sự tăng hay giảm cảm giác. Cơ sở sinh lý của hiện tượng tác động lẫn nhau của các cảm giác là quy luật cảm ứng qua lại giữa hưng phấn và ức chế.
Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra một cách đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác loại. Tương phản chính là hiện tượng tác động qua lại giữa các cảm giác cùng loại: là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời:
+ Tương phản nối tiếp: sau khi cầm cục nước đá, ta cho tay vào thau nước lạnh sẽ có cảm giác nước ấm hơn bình thường.
+ Tương phản đồng thời: nếu ta đặt hai tờ giấy màu xám như nhau, một cái lên nền trắng, một cái lên nền đen, thì ta sẽ cảm thấy tờ giấy xám trên nền trắng có vẻ xẫm màu hơn tờ giấy xám trên nền đen.
Quy luật này thường được vận dụng trong các hoạt động tuyên truyền quảng cáo khi so sánh hai sản phẩm, dịch vụ với nhau để làm nổi bật sản phẩm của mình trong nhận thức, đánh giá của người tiêu dùng.
e. Quy luật bù trừ của cảm giác:
Khi một cảm giác nào đó mất đi, thì độ nhạy cảm của cảm giác khác sẽ tăng lên bù cho cảm giác đã mất.
Ở những người khuyết tật, mất một hay hai giác quan nào đó thì giác quan khác sẽ phát triển mạnh mẽ hơn để bù trừ.
Ví dụ: Người bị khiếm thị thì thính giác và xúc giác sẽ phát triển tinh nhạy.
II. Tri giác
1. Khái niệm
Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
* Đặc điểm cơ bản của tri giác:
Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở những cảm giác, nhưng tri giác không phải là phép cộng đơn giản của các cảm giác, mà là sự phản ánh cao hơn so với cảm giác. Tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác như:
- Là một quá trình tâm lý, có nảy sinh, diễn biến và kết thúc.
- Phản ánh thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng.
- Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp (đang tác động).
Tuy vậy tri giác có những đặc điểm nổi bật như:
- Tính trọn vẹn: Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn, đem lại cho ta một hình ảnh hoàn chỉnh về một sự vật, hiện tượng. Tính trọn vẹn của tri giác do tính trọn vẹn khách quan của bản thân sự vật, hiện tượng quy định. Trên cơ sở kinh nghiệm, hiểu biết của mình, chỉ cần tri giác một số thành phần riêng lẻ của sự vật ta cũng có thể tổng hợp được các thành phần riêng lẻ đó tạo nên hình ảnh trọn vẹn của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: trong trò chơi nốt nhạc vui, thí sinh chỉ cần nghe vài nốt nhạc cũng có thể đoán được tên bài hát.
- Tính kết cấu: Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định. Cấu trúc này không phải tổng số các cảm giác, mà là sự khái quát đã được trừu xuất từ các cảm giác đó trong mối liên hệ qua lại giữa các thành phần của cấu trúc ấy trong suốt một khoảng thời gian nào đó. Sự phản ánh này không phải đã có từ trước mà nó diễn ra trong quá trình tri giác.
Ví dụ: Người nước ngoài muốn hiểu được người Việt Nam nói gì phải học tiếng Việt Nam theo cấu trúc ngữ pháp, hệ thống phân loại từ vựng của Việt Nam → khi ta tri giác ngôn ngữ của người khác mà hiểu được là vì các từ của họ phát ra nằm trong một cấu trúc nhất định, với những mối liên hệ qua lại xác định giữa các thành phần của cấu trúc ấy.
- Tính tích cực: tri giác là một quá trình tích cực, gắn liền với hoạt động của con người. Tri giác mang tính tự giác, giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể nào đó, là một hành động tích cực trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của các yếu tố cảm giác và vận động.
→ Những tính chất chung của nhận thức cảm tính là:
- Dù là phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ (cảm giác) hay trọn vẹn của các thuộc tính (tri giác) thì đó đều là những thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng, chứ chưa phải những thuộc tính bên trong, bản chất.
- Cảm giác và tri giác đều phản ánh trực tiếp các sự vật và hiện tượng, phản ánh những cái trong hiện tại, đang tác động vào ta lúc đó.
- Cảm giác và tri giác đều phản ánh sự vật, hiện tượng một cách cá lẻ, nghĩa là phản ánh từng thuộc tính hay trọn vẹn các thuộc tính của từng sự vật, hiện tượng riêng lẻ, cụ thể, chứ không phải một lớp, một loại hay một phạm trù khái quát nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại.
2. Các loại tri giác
Có nhiều cách để phân loại tri giác, dựa trên những căn cứ khác nhau:
+ Nếu dựa theo cơ quan phân tích có vai trò chủ yếu nhất khi tri giác, ta có các loại tri giác: tri giác nhìn, nghe, ngửi, sờ mó.
+ Nếu dựa theo tính mục đích khi ta tri giác, ta có: tri giác không chủ định, tri giác có chủ định.
+ Nếu dựa vào sự phản ánh những hình thức tồn tại khác nhau của các sự vật, hiện tượng, ta có: tri giác không gian, tri giác thời gian, tri giác vận động, tri giác con người.
a. Tri giác không gian
- Tri giác không gian là sự phản ánh khoảng không gian tồn tại khách quan (hình dáng, độ lớn, vị trí các vật với nhau...).
- Tri giác không gian bao gồm sự tri giác hình dáng của sự vật (dấu hiệu quan trọng nhất là phản ánh được đường biên của sự vật), sự tri giác độ lớn của sự vật, sự tri giác chiều sâu, độ xa của sự vật và sự tri giác phương hướng. Trong tri giác không gian, cơ quan phân tích thị giác giữ vai trò đặc biệt quan trọng, sau đó là các cảm giác vận động, va chạm, cảm giác ngửi, cảm giác nghe. Nhờ có tri giác không gian mà con người có khả năng định hướng và điều chỉnh hành động của mình trong thế giới.
Ví dụ: căn cứ vào mùi có thể xác định trị trí của cửa hàng ăn, căn cứ âm thanh có thể xác định nơi phát ra âm thanh, nghe tiếng bước chân có thể biết người đang đi về phía nào.
b. Tri giác thời gian
- Tri giác thời gian là sự phản ánh độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục khách quan của các hiện tượng trong hiện thực. Nhờ tri giác này ta phản ánh được các biến đổi trong thế giới khách quan.
- Sự định hướng trong thời gian của con người được thực hiện nhờ những vùng trên vỏ não. Không có một cơ quan phân tích độc lập, chuyên biệt để tri giác thời gian. Tri giác thời gian được tiến hành bằng tất cả các cơ quan phân tích. Các cơ quan này tạo thành một hệ thống hoạt động như một thể thống nhất. Thành phần quan trọng nhất trong cơ sở sinh lý của tri giác thời gian là tính nhịp điệu của các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể con người. Quá trình hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, trạng thái thức, ngủ… diễn ra theo một nhịp độ đều đặn trong một ngày, tất cả những cái đó đều được não ghi lại, và đó là thước đo thời gian của chúng ta. Dần dần với kinh nghiệm, chúng ta dựa vào thước đo ấy để ước lượng thuộc tính thời gian của các hiện tượng bên ngoài, trên cơ sở đó ta mới sử dụng những thước đo lớn hơn như tháng, năm, và dựa vào những cảm giác như xúc giác, thị giác ... để tri giác những đơn vị nhỏ của thời gian.
- Những cảm giác nghe và vận động hỗ trợ đắc lực cho sự đánh giá các khoảng thời gian chính xác nhất.
- Hoạt động, trạng thái tâm lý và lứa tuổi có ảnh hưởng lớn đến việc tri giác độ dài thời gian.
Ví dụ: 5 phút chờ đợi sự kiện quan trọng ta cảm thấy rất lâu, nhưng trong 1 giờ xem một bộ phim hấp dẫn, lôi cuốn thì ta cảm thấy trôi qua rất nhanh.
→ Thời gian mà con người đánh giá một cách chủ quan gọi là thời gian tâm lý – có 2 đặc điểm: tính co – giãn và tính liên tục – gián đoạn và phụ thuộc vào tâm trạng, hứng thú của chủ thể.
c. Tri giác vận động
- Là sự phản ánh những biến đổi về vị trí của các sự vật trong không gian. Thông tin về sự thay đổi của vật trong không gian thu được bằng cách tri giác trực tiếp khi tốc độ của vật chuyển động lớn và bằng cách suy luận khi tốc độ vận động quá chậm (chuyển động của kim giờ đồng hồ).
- Vai trò chủ yếu trong tri giác vận động thuộc về cơ quan phân tích thị giác và vận động. Với tri giác nhìn ta có thể thu nhận được các thông số về sự chuyển động bằng hai cách: bằng sự cố định tầm mắt vào sự vật và bằng những cử động dõi theo của mắt:
+ Trường hợp 1: sự vận động được tri giác do ảnh của sự vật di chuyển và thay đổi trên võng mạc của mắt.
Ví dụ: quả bóng lăn trên sân cỏ, xe cộ di chuyển trên đường phố …
+ Trường hợp 2: sự vật đang vận động lại tương đối bất động đối với võng mạc, khi đó những vận động của mắt dõi theo sự vật đưa đến cho ta thông tin về sự vận động đó.
Ví dụ: đối với những sự vật vận động với tốc tộc rất chậm như kim giờ của đồng hồ, hình ảnh của kim giờ tương đối bất động trên võng mạc nhưng ta vẫn tri giác được vận động của kim giờ.
- Cơ quan phân tích thính giác cũng góp phần vào việc tri giác vận động: lúc ấy độ vang của âm thanh mà ta nghe được sẽ tăng lên hay giảm xuống khi nguồn phát ra âm thanh tiến gần hay lùi ra xa.
d. Tri giác con người
- Tri giác con người là một quá trình nhận thức (phản ánh) lẫn nhau của con người trong điều kiện giao lưu trực tiếp.
- Khi tri giác người khác, chưa quen biết, chủ thể hướng sự chú ý chính vào những đặc điểm bên ngoài nào chứa đựng nhiều thông tin nhất về các thuộc tính tâm lý của nhân cách, đó là vẻ mặt và các động tác biểu hiện của thân thể. Thành phần quan trọng nhất của khuôn mặt như là một nguồn kích thích tổng hợp đó là đôi mắt và cặp môi.
- Trong quá trình tri giác con người sẽ hình thành nên những biểu tượng của con người về nhau, hình thành kỹ năng xác định những tính cách, khả năng, các đặc điểm cảm xúc, nghề nghiệp của người khác.
* Mối liên hệ giữa hình thức bên ngoài và những đặc tính nhân cách là một trong những vấn đề chính của việc nghiên cứu tri giác xã hội. Thực tế cho thấy 4 phương pháp giải thích các mối quan hệ đó:
- Giải thích có tính chất phân tích, khi mà mỗi yếu tố của hình thức được gắn với một thuộc tính tâm lý cụ thể của nhân cách (môi mỏng hay hớt).
- Giải thích theo cảm xúc, khi mà phẩm chất tâm lý được mô tả tùy vào mức độ hấp dẫn và thẩm mỹ của vẻ bên ngoài (những người ti hí mắt lươn, trai thì trộm cướp – gái thì buôn chồng người).
- Giải thích theo tri giác - xã hội, khi mà phẩm chất nhân cách được mô tả theo phẩm chất của một người khác có vẻ ngoài giống họ.
- Giải thích theo liên tưởng xã hội, khi con người được mô tả theo phẩm chất của một kiểu nhân cách mà họ được xếp vào đó trên cơ sở tri giác bề ngoài.
Sự tri giác con người cũng rất hay sinh ra ảo ảnh, nhất là khi đánh giá, nhìn nhận một con người chỉ thông qua bằng cấp, địa vị, vẻ bền ngoài. Việc nhìn nhận, đánh giá một con người cũng thường bị chi phối bởi ấn tượng, tâm thế.
3. Các quy luật của tri giác
3.1 Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài. Tính đối tượng của tri giác nói lên sự phản ánh hiện thực khách quan chân thực của tri giác và nó được hình thành do sự tác động của sự vật, hiện tượng xung quanh vào giác quan con người trong hoạt động.
- Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng: nó là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi và hoạt động của con người.
Ví dụ: trẻ nhỏ nhận thức được sự vật tồn tại độc lập với cơ quan cảm giác, trong giai đoạn hành động với đồ vật, trẻ phát triển các chức năng tâm lý mới: biết cách sử dụng đồ vật, hoạt động có mục đích, sử dụng đồ vật theo những mục đích xác định.
3.2 Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Tri giác của con người không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật, hiện tượng đang tác động, mà chỉ tách đối tượng ra khỏi bối cảnh (tách vật nào đó ra khỏi các vật xung quanh). Khả năng của con người chỉ tri giác một vài đối tượng nào đó trong vô số những sự vật, hiện tượng xung quanh gọi là tính lựa chọn của tri giác.
- Tính lựa chọn của tri giác biểu hiện thái độ tích cực của con người, nhằm tăng hiệu quả của tri giác. Thực chất của quá trình tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh. Vì thế đối tượng càng khác biệt so với bối cảnh thì quá trình tri giác xảy ra một cách nhanh chóng và dễ dàng, ngược lại đối tượng càng giống với bối cảnh thì tri giác xảy ra một cách khó khăn.
- Sự lựa chọn trong tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh có thể thay đổi cho nhau, tùy thuộc vào mục đích cá nhân và điều kiện xung quanh khi tri giác.
Ví dụ: sự tri giác những bức tranh hai nghĩa
- Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan:
+ Yếu tố khách quan: những đặc điểm của kích thích (cường độ, nhịp độ vận động, sự tương phản ...), đặc điểm của các điều kiện bên ngoài khác (khoảng cách từ vật đến ta, độ chiếu sáng của vật ...), sự tác động bằng ngôn ngữ của người khác.
Ví dụ: hoạt động quảng cáo, nghệ thuật bán hàng dựa trên đặc điểm khách quan này để thu hút sự tri giác không chủ định của khách hàng.
+ Yếu tố chủ quan: tình cảm, xu hướng, nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm, tính chất nghề nghiệp ...
Ví dụ: hoạt động kinh doanh, quảng cáo phải chú ý những đặc điểm này của khách hàng để tạo ra sản phẩm phù hợp
3.3 Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
- Khi tri giác sự vật, hiện tượng con người không chỉ tạo ra hình ảnh trọn vẹn mà còn có khả năng gọi tên được sự vật, hiện tượng ở trong óc, hoặc xếp được sự vật đang tri giác vào một nhóm đối tượng cùng loại, hoặc chỉ ra được cùng dạng, ý nghĩa, công dụng của sự vật, hiện tượng đối với hoạt động của bản thân. Ngay cả khi nhìn thấy một sự vật, hiện tượng chưa quen biết, ta cũng cố ghi nhận trong nó một sự giống nhau nào đó với những sự vật, hiện tượng đã quen biết, xếp nó vào một nhóm nào đó.
- Tính ý nghĩa của tri giác có quan hệ chặt chẽ với tính trọn vẹn: tri giác càng đầy đủ các thuộc tính, các bộ phận của sự vật, hiện tượng thì việc gọi tên hoặc chỉ ra được công dụng, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng càng cụ thể và chính xác.
- Như vậy tri giác là một quá trình tích cực, trong đó con người tiến hành nhiều hành động trí tuệ (phân tích, so sánh, tổng hợp ... ) để hình thành một hình ảnh tương ứng về sự vật. Tính có ý nghĩa của tri giác phụ thuộc vào vốn kiến thức, vốn kinh nghiệm, khả năng ngôn ngữ và tư duy của chủ thể.
3.4 Quy luật về tính ổn định của tri giác
- Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tương đối ổn định về sự vật, hiện tượng nào đó khi điều kiện tri giác thay đổi.
- Điều kiện tri giác là vị trí của vật so với chủ thể, đó là độ chiếu sáng, góc độ chiếu sáng vào chủ thể ... Tất cả những cái đó luôn luôn thay đổi, nhưng con người vẫn có khả năng tri giác sự vật xung quanh như là những sự vật ổn định về hình dạng, kích thước, màu sắc ...
Ví dụ: trước mặt ta là một em bé, đằng xa phía sau là người mẹ. Trên võng mạc ta, hình ảnh đứa bé lớn hơn hình ảnh người mẹ nhưng ta vẫn tri giác người mẹ lớn hơn đứa trẻ.
- Tính ổn định của tri giác thể hiện rõ trong trường hợp tri giác về độ lớn, hình dạng, màu sắc của đối tượng. Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Cấu trúc tương đối ổn định của sự vật trong một thời gian, thời điểm nhất định.
+ Cơ chế tự điều chỉnh đặc biệt của hệ thần kinh dựa trên mối liên hệ ngược do vốn kinh nghiệm phong phú của con người tạo nên.
3.5 Quy luật tổng giác
- Hình ảnh tri giác không chỉ phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của vật kích thích mà còn phụ thuộc vào bản thân chủ thể tri giác. Khi tri giác, con người không chỉ phản ánh thế giới bằng những giác quan cụ thể mà bằng toàn bộ hoạt động của chủ thể.
→ Tri giác thế giới không có nghĩa là “chụp ảnh” thế giới một cách trực tiếp, mà là phản ánh thế giới thông qua “lăng kính” đời sống tâm lý của chủ thể
- Sự phụ thuộc của hình ảnh tri giác vào nội dung của đời sống tâm lý con người, vào đặc điểm tâm lý nhân cách của họ được gọi là hiện tượng tổng giác.
Ví dụ: Sự tri giác cùng một đối tượng của nhiều người thường không giống nhau do họ có mục đích, nhu cầu, hứng thú, tình cảm, kinh nghiệm, tâm thế khác nhau ... : Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ (Nguyễn Du)
3.6 Ảo ảnh tri giác
- Ảo ảnh tri giác là sự phản ánh sai lệch các sự vật, hiện tượng một cách khách quan của con người.
- Ảo ảnh là một hiện tượng có quy luật, xảy ra ở tất cả mọi người và có ở tất cả các loại tri giác, do ba nhóm nguyên nhân chính sau:
+ Nguyên nhân vật lý (do khúc xạ ánh sáng ...)
+ Nguyên nhân sinh lý (mức độ tiêu hao năng lượng thần kinh, hay độ căng thẳng cơ bắp khác nhau)
+ Nguyên nhân tâm lý (do sự chi phối của quy luật trọn vẹn của tri giác, hay sự tương phản của cảm giác ...)
→ Áp dụng hiện tượng ảo ảnh tri giác trong nghệ thuật quảng cáo, hội họa, trang trí, trang điểm hóa trang cho diễn viên khi lên sân khấu, nghệ thuật bán hàn.
Cần phân biệt hiện tượng ảo ảnh với ảo giác. Ảo ảnh là hiện tượng xảy ra ở tất cả những người bình thường. Còn ảo giác là hiện tượng bệnh lý – xuất hiện trong đầu những hình ảnh không có trong thực tế.
4. Quan sát và năng lực quan sát
Căn cứ vào mục đích của tri giác, các nhà tâm lý học chia tri giác thành hai loại: tri giác không chủ định và tri giác có chủ định. Tri giác có chủ định đó chính là quan sát.
- Quan sát là một hình thức tri giác cao nhất, mang tính tích cực, chủ động và có mục đích rõ rệt, làm cho con người khác xa con vật. Quá trình quan sát trong hoạt động, đặc biệt trong rèn luyện đã hình thành nên năng lực quan sát.
- Năng lực quan sát là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác những điểm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng.
- Năng lực quan sát ở mỗi người là khác nhau, và phụ thuộc vào những đặc điểm nhân cách, biểu hiện ở kiểu tri giác hiện thực khách quan như:
+ Kiểu tổng hợp: thiên về tri giác những mối quan hệ, chú trọng đến chức năng, ý nghĩa, coi nhẹ các chi tiết.
+ Kiểu phân tích: chủ yếu tri giác những thuộc tính, bộ phận
+ Kiểu phân tích – tổng hợp: giữ được sự cân đối giữa hai kiểu trên
+ Kiểu cảm xúc: chủ yếu phản ánh cảm xúc, tâm trạng do đối tượng gây ra.
- Muốn quan sát tốt cần chú ý những yêu cầu sau:
Xác định rõ mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của việc quan sát, từ đó xác định nhiệm vụ, thái độ quan sát
Chuẩn bị chu đáo (kiến thức và phương tiện quan sát trước khi quan sát)
Tiến hành quan sát có kế hoạch, có hệ thống
Cần ghi lại kết quả quan sát và những nhận xét rút ra đượcChương 1
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
(tiếp theo)
B. Nhận thức lý tính
I. Tư duy
1. Khái niệm chung về tư duy
- Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối quan hệ và liên hệ bên trong, có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan.
- Tư duy của con người có bản chất xã hội vì tư duy xuất phát từ nhu cầu có tính chất xã hội và trong quá trình tư duy con người sử dụng những kinh nghiệm mà các thế hệ trước đã tích lũy được, dựa vào vốn từ ngữ mà các thế hệ đã sáng tạo nên.
2. Đặc điểm của tư duy
2.1 Tính có vấn đề của tư duy
- Không phải hoàn cảnh nào cũng gây được tư duy của con người. Muốn kích thích được tư duy phải đồng thời có hai điều kiện sau đây:
+ Hoàn cảnh (tình huống) có vấn đề: tư duy chỉ nảy sinh trong những hoàn cảnh (tình huống) ở đó nảy sinh những mục đích mới, một vấn đề mới mà những phương pháp hoạt động cũ đã có không đủ để giải quyết, để nhận thức, con người phải vượt ra khỏi những phạm vi hiểu biết cũ và phải tìm cách giái quyết mới, tức là phải tư duy.
+ Hoàn cảnh có vấn đề đó phải được cá nhân nhận thức đầy đủ, được chuyển thành nhiệm vụ của cá nhân: tức cá nhân phải xác định được cái gì đã biết, và cái gì chưa biết cần phải tìm, đồng thời phải có nhu cầu (động cơ) tìm kiếm nó.
2.2 Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
- Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật hiện tượng những thuộc tính, những dấu hiệu cụ thể, cá biệt, chỉ giữ lại những thuộc tính bản chất, chung cho nhiều sự vật hiện tượng, rồi trên cơ sở đó mà khái quát các sự vật hiện tượng riêng lẻ khác nhau nhưng có chung những thuộc tính bản chất thành một nhóm, một loại, một phạm trù.
- Tính trừu tượng và khái quát của tư duy cho phép con người không chỉ giải quyết những nhiệm vụ hiện tại, mà còn nhìn xa vào tương lai, nghĩa là giải quyết ở trong đầu những nhiệm vụ đề ra cho họ sau này.
Ví dụ: do nắm được quy luật đàn hồi của kim loại dưới tác động của nhiệt, người kĩ sư đã thiết kế những khoảng cách nhỏ giữa các đoạn đường ray.
2.3 Tính gián tiếp của tư duy
- Tư duy có khả năng nhận thức thế giới một cách gián tiếp bằng ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ con người sử dụng vốn kinh nghiệm, những phát minh, kết quả tư duy của người khác để thực hiện quá trình tư duy.
- Trên cơ sở nắm được các quy luật của thế giới mà con người đã sáng tạo ra nhiều công cụ từ đơn giản đến phức tạp (nhiệt kế, vôn kế, ampe kế ...) giúp con người nhận thức thế giới một cách gián tiếp.
2.4 Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
- Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ, chúng thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau, cũng không tách rời nhau được: tư duy không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ, ngược lại ngôn ngữ cũng không thể có được nếu không dựa vào tư duy. Nếu không có ngôn ngữ thì các sản phẩm của tư duy sẽ không được chủ thể và người khác tiếp nhận, cũng như chính bản thân quá trình tư duy cũng không thể diễn ra được. Ngược lại, nếu không có tư duy, thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa, không có nội dung. Tuy vậy ngôn ngữ không phải là tư duy mà chỉ là phương tiện của tư duy.
2.5 Tư duy quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
- Tư duy phải dựa trên những tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm, trên cơ sở trực quan sinh động. Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy với hiện thực, là cơ sở của những khái quát kinh nghiệm dưới dạng các khái niệm, quy luật... Ngược lại tư duy và sản phẩm của nó cũng ảnh hưởng đến các quá trình nhận thức cảm tính (tính lựa chọn, tính ý nghĩa, tính ổn định của tri giác ...)
3. Tư duy là một quá trình (các giai đoạn của tư duy)
- Mỗi hành động tư duy là một quá trình giải quyết một nhiệm vụ nào đó, nảy sinh trong quá trình nhận thức hay hoạt động thực tiễn của con người.
- Quá trình này gồm nhiều giai đoạn từ khi cá nhân gặp phải tình huống có vấn đề, nhận thức được vấn đề, cho đến khi vấn đề đó được giải quyết. Hay nói cách khác, tư duy có đầy đủ các dấu hiệu của một quá trình: nẩy sinh, diễn biến và kết thúc. Bao gồm 5 giai đoạn:
a. Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề:
- Hoàn cảnh có vấn đề là một điều kiện quan trọng của tuy duy. Tư duy chỉ nảy sinh khi con người nhận thức được hoàn cảnh có vấn đề (tức là xác định được nhiệm vụ tư duy) và biểu đạt được nó
- Hoàn cảnh có vấn đề chứa đựng các mâu thuẫn khác nhau (giữa cái đã biết với cái chưa biết, giữa cái đã có với cái chưa có…). Con người càng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nào đó, càng dễ dàng nhìn ra và nhìn đầy đủ những mâu thuẫn đó, tức càng xác định những vấn đề đòi hỏi họ giải quyết.
→cải biến những dữ kiện ban đầu thành nhiệm vụ và biểu đạt vấn đề dưới dạng nhiệm vụ sẽ quyết định toàn bộ các khâu sau đó của quá trình tư duy.
b. Huy động các tri thức, kinh nghiệm:
- Khâu này làm xuất hiện trong đầu các tri thức, kinh nghiệm, những liên tưởng nhất định có liên quan đến vấn đề đã được xác định. Việc làm xuất hiện những tri thức, kinh nghiệm này đúng hướng hay lạc hướng là tùy thuộc vào nhiệm vụ đã xác định chính xác hay không.
c. Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết:
- Các kiến thức, kinh nghiệm và liên tưởng xuất hiện đầu tiên còn mang tính chất rộng rãi, bao trùm, chưa được khu biệt nên cần được sàng lọc cho phù hợp với nhiệm vụ đề ra.
Trên cơ sở sàng lọc này sẽ hình thành giả thuyết – cách giải quyết có thể có đối với nhiệm vụ tư duy.
- Sự đa dạng của các giả thuyết cho phép xem xét cùng một sự vật, hiện tượng từ nhiều hướng khác nhau, trong các hệ thống liên hệ và quan hệ khác nhau, từ đó tìm ra con đường giải quyết đúng đắn và tiết kiệm nhất.
- Sự đa dạng của giả thuyết quyết định sự thành công của việc giải quyết nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tư duy.
d. Kiểm tra giả thuyết:
- Việc kiểm tra có thể diễn ra trong đầu hay trong hoạt động thực tiễn. Kết quả của việc kiểm tra sẽ dẫn đến sự khẳng định, phủ định hay chính xác hóa giả thuyết đã nêu.
+ Trong trường hợp giả thuyết bị phủ định thì một quá trình tư duy mới lại bắt đầu.
+ Trong quá trình kiểm tra giả thuyết có thể phát hiện ra những nhiệm vụ mới khi nhìn nhận nhiệm vụ đó trong hệ thống quan hệ và liên hệ khác, do đó lại bắt đầu một quá trình tư duy mới
e. Giải quyết nhiệm vụ:
- Khi giả thuyết đã được kiểm tra và khẳng định, thì nó sẽ được thực hiện, nghĩa là đi đến câu trả lời cho vấn đề được đặt ra.
Quá trình tư duy giải quyết nhiệm vụ thường có nhiều khó khăn, do ba nguyên nhân thường gặp:
+ Chủ thể không nhận thấy một số dữ kiện của bài toán.
+ Chủ thể đưa vào bài toán một dữ kiện thừa.
+ Tính chất khuôn sáo, cứng nhắc của tư duy.
4. Quá trình tư duy với tư cách là một hành động
Xét về bản chất thì tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí tuệ nhất định để giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ đặt ra. Cá nhân có tư duy hay không chính là ở chỗ họ có tiến hành các thao tác này ở trong đầu của mình hay không, cho nên các thao tác này còn gọi là những quy luật bên trong của tư duy, bao gồm:
a. Phân tích, tổng hợp:
- Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân chia đối tượng nhận thức thành các “bộ phận”, các thành phần khác nhau.
- Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể.
- Phân tích và tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành thể thống nhất không thể tách rời: sự phân tích được tiến hành theo hướng tổng hợp, còn sự tổng hợp được thực hiện theo kết quả của phân tích.
b. So sánh
- So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống hay khác nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau của các đối tượng nhận thức (Sự vật, hiện tượng)
c. Trừu tượng hóa và khái quát hóa
- Trừu tượng hóa là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy.
- Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung nhất định.
- Trừu tượng hóa và khái quát hóa có quan hệ qua lại với nhau như mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp. Khái quát hóa chính là sự tổng hợp ở mức độ cao hơn.
* Lưu ý: Khi xem xét các thao tác tư duy trong một hành động tư duy cụ thể cần chú ý:
+ Các thao tác tư duy đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, thống nhất theo một hướng nhất định, do nhiệm vụ tư duy quy định.
+ Trong thực tế tư duy các thao tác đó đan chéo nhau, chứ không theo trình tự máy móc như trên.
+ Tùy theo nhiệm vụ, điều kiện tư duy, không nhất thiết trong hành động tư duy nào cũng phải thực hiện tất cả các thao tác trên
5. Các loại tư duy và quy luật của chúng
Theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy thì tư duy được chia làm 03 loại
+ Tư duy trực quan hành động: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống và nhờ các hành động vận động có thể quan sát được.
Ví dụ: trẻ em làm toán bằng cách dùng tay di chuyển các vật thật (cái bánh chẳng hạn) hay các vật thay thế (que tính) tương ứng với các dữ kiện của bài toán.
+ Tư duy trực quan hình ảnh: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được thực hiện bằng sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh. Loại tư duy này chỉ có ở người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Ví dụ: trẻ làm toán bằng cách dùng mắt quan sát các vật thật hay vật thay thế tương ứng với các dữ kiện của bài toán.
+ Tư duy trừu tượng (tư duy từ ngữ - logic): là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên sự sử dụng các khái niệm, các kết cấu logic, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ.
Ví dụ: học sinh làm toán bằng cách chỉ dùng ngôn ngữ làm phương tiện
6. Sản phẩm của tư duy
a. Khái niệm
Sản phẩm của tư duy là tri thức đã được khái quát hóa về toàn bộ một nhóm, một loại sự vật cùng có chung dấu hiện và bản chất nhất định.
Khái niệm bao giờ cũng được biểu hiện bằng từ (từ khái niệm) và bao hàm những nội dung nhất định (nội dung khái niệm). Quá trình tư duy ở một trình độ nào đó, mức độ nào đó giúp cho con người nhận thức được một số lượng và mức độ những nội dung nào đó của khái niệm.
Ví dụ: cùng một khái niệm những học sinh trung học có thể hiểu hẹp hơn khái niệm của thầy giáo nhưng lại hiểu rộng hơn học sinh cấp 1.
b. Phán đoán
- Phán đoán thường là một sự nhận định, một sự khẳng định về một cái gì đó. Nó có thể là một khái niệm hoặc một sự liên hệ nhất định của các loại khái niệm với nhau.
Ví dụ: “tâm lý học là một môn khoa học”, “An là một học sinh tốt”
- Phán đoán có thể đơn giản và cũng có thể phức tạp, có thể đúng và chưa đúng. Kinh nghiệm càng nhiều, càng phong phú và toàn diện, việc thực hiện các thao tác càng hợp lý và sự nỗ lực ý chí càng lớn thì sự phán đoán càng đúng đắn.
c. Suy lý
- Suy lý là một phán đoán rút ra từ một phán đoán khác. Có hai loại suy lý chủ yếu:
+ Quy nạp: là suy lý mà từ những phán đoán riêng biệt, cụ thể, rút ra được từ một phán đoán đúng.
+ Diễn dịch: là suy lý mà từ một phán đoán chung rút ra một phán đoán riêng.
→ Hai hình thức suy lý gắn chặt với nhau và có ý nghĩa quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức. Quy nạp tạo nên những tri thức khái quát. Diễn dịch giúp cho sự cụ thể hóa, sự tận dụng khái niệm trong trường hợp cụ thể trong đời sống thực tiễn.
II. Tưởng tượng
1. Khái niệm chung về tưởng tượng
- Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
* Đặc điểm của tưởng tượng:
- Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước hoàn cảnh có vấn đề, tức trước những đòi hỏi mới, thực tiễn chưa từng gặp, trước những nhu cầu khám phá, phát hiện, làm sáng tỏ cái mới, nhưng chỉ khi tính bất định (không xác định rõ ràng) của hoàn cảnh quá lớn (nếu rõ ràng, rành mạch thì diễn ra quá trình tư duy). Giá trị của tưởng tượng chính là ở chỗ tìm được lối thoát trong hoàn cảnh có vấn đề ngay cả khi không đủ điều kiện để tư duy, nó cho phép bỏ qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn hình dung ra kết quả cuối cùng. Song đây cũng chính là chỗ yếu trong giải quyết vấn đề của tưởng tượng (không có sự chuẩn xác, chặt chẽ)
- Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ. Biểu hiện của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của biểu tượng.
- Tưởng tượng quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những biểu tượng của trí nhớ, do nhận thức cảm tính thu lượm, cung cấp.
* Vai trò của tưởng tượng:
- Tưởng tượng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nào của con người. Sự khác nhau cơ bản giữa lao động của con người và hoạt động bản năng của con người chính là ở biểu tượng và kết quả mong đợi do tưởng tượng tạo nên. Ý nghĩa quan trọng nhất của tưởng tượng là cho phép con người hình dung được kết quả trung gian và cuối cùng của lao động.
- Tưởng tượng tạo nên những hình mẫu tươi sáng, rực rỡ, chói lọi, hoàn hảo mà con người mong đợi và vươn tới (lý tưởng), nó nâng con người lên trên hiện thực, làm nhẹ bớt những nặng nề, khó khăn của cuộc sống, hướng con người về phía tương lai, kích thích con người hành động để đạt được những kết quả lớn lao.
- Tưởng tượng có ảnh hưởng rõ rệt đến việc học tập của học sinh, đến việc tiếp thu và thể hiện các tri thức mới, đặc biệt đến việc giáo dục đạo đức, cũng như đến việc phát triển nhân cách nói chung cho họ.
2. Các cách sáng tạo hình ảnh mới của tưởng tượng
a. Thay đổi số lượng, kích thước, thành phần của sự vật để làm tăng hay giảm đi hình dáng của đối tượng so với thực tế: người khổng lồ, người tí hon, người ba mắt, tượng phật ngàn tay ngàn mắt...
b. Chắp ghép: ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau thành một hình ảnh mới. (con rồng, người cá ..). Trong hình ảnh mới, các bộ phận hợp thành vẫn giữ nguyên, không bị thay đổi, chế biến, chúng chỉ được ghép với nhau một cách đơn giản mà thôi.
c. Nhấn mạnh: là cách tạo hình mới bằng sự nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm chất nào đó, một mối quan hệ nào đó của sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.( các hình ảnh trong tranh biếm họa)
d. Liên hợp: khi tham gia vào hình ảnh mới, các yếu tố ban đầu bị biến đổi, cải tổ và nằm trong những mối tương quan mới. Liên hợp là một sự tổng hợp sáng tạo. Phương pháp này được sử dụng trong văn học sáng tạo nghệ thuật, khoa học kỹ thuật để thiết kế các công cụ, thiết bị kỹ thuật. (xe điện bánh hơi là kết quả của sự liên hợp giữa ô tô với tàu điện)
e. Điển hình hóa: là phương pháp tạo thành hình ảnh phức tạp nhất, trong đó những thuộc tính điển hình, những đặc điểm điển hình của nhân cách như: đại diện của một giai cấp hay tầng lớp xã hội nhất định được biểu hiện trong hình ảnh mới. Yếu tố mấu chốt của phương pháp này là sự tổng hợp sáng tạo mang tính chất khái quát những đặc tính và đặc điểm cá biệt, điển hình của nhân cách.
f. Loại suy: dựa trên những sự vật hiện tượng có thực để tạo ra những cái mới tương tự như vậy. (chế tạo cái búa mới dựa trên các cơ sở cái búa thật)
3. Các loại tưởng tượng
a. Dựa trên tính chủ động của tưởng tượng có thể chia thành hai loại tưởng tượng
- Tưởng tượng không chủ định: là loại tưởng tượng một cách tự nhiên, không phải cố gắng hay tập trung ý thức để tưởng tượng.
- Tưởng tượng có chủ định: là loại tưởng tượng xuất hiện khi con người có ý định, nhiệm vụ phải xây dựng nên những hình ảnh nào đó, người tưởng tượng phải có sự nỗ lực nhất định.
- Tưởng tượng có chủ định bao gồm:
+ Tưởng tượng tái tạo: là những tưởng tượng tạo nên những hình ảnh chỉ mới đối với cá nhân, nhưng không mới đối với loài người, hoặc dựa trên sự mô tả của người khác.
Ví dụ: Tưởng tượng của học sinh về những điều được mô tả trong sách giáo khoa địa lý, lịch sử, văn học.
+ Tưởng tượng sáng tạo: là tưởng tượng tạo nên những hình ảnh mới một cách độc lập, mới đối với cá nhân và xã hội, biểu hiện trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị như trong sáng tạo kĩ thuật, sáng tạo nghệ thuật…
b. Căn cứ vào tính tích cực hay không tích cực của tưởng tượng có thể chia chúng thành hai loại
- Tưởng tượng tiêu cực: là loại tưởng tượng tạo ra nhiều hình ảnh của sự vật không được thể hiện trong đời sống, vạch ra những chương trình không thể được thực hiện. Đây là loại tưởng tượng thay thế cho hành động, không thúc đẩy hành động.
- Tưởng tượng tích cực: là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh có thể được thể hiện ra trong đời sống, loại này thúc đẩy con người hành động, biến tưởng tượng thành hiện thực, nó định hướng cho hành động.
c. Ước mơ và lý tưởng
Đây là những loại tưởng tượng được hướng về tương lai, biểu hiện những mong muốn, ước ao của con người.
- Ước mơ giống tưởng tượng sáng tạo ở chỗ nó cũng là quá trình độc lập, còn khác ở chỗ nó không hướng vào hoạt động hiện tại. Có hai loại ước mơ: ước mơ có lợi (thúc đẩy cá nhân vươn lên, biến ước mơ thành hiện thực) và ước mơ có hại (không dựa vào khả năng thực tế) còn gọi là mộng tưởng (có thể làm cá nhân chán nản, thất vọng do viển vông, không thực tế).
- Lý tưởng có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước mơ, đó là mục tiêu cao đẹp, thúc đẩy con người vươn tới. Do đó lý tưởng có vai trò quan trọng, con người chỉ thực sự sống có ý nghĩa khi con người có lý tưởng và ước mơ cao đẹp.
Chương 1
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
(tiếp theo)
C. Chú ý
I. KHÁI NIỆMVÀ SỰ BIỂU HIỆN CỦA CHÚ Ý
1. Định nghĩa
Chú ý là sự hướng hoạt động tâm lý tập trung vào một hay một số đối tượng, hiện tượng nào đó, mà đối tượng hay hiện tượng ấy có ý nghĩa nhất định đối với cá nhân nhằm làm cho chúng được phản ánh rõ rệt và toàn vẹn nhất trong não.
- Đối tượng của chú ý là thế giới bên ngoài hoặc bên trong của cá nhân.
- Chú ý không phải là hiện tượng tâm lý độc lập. Nó luôn luôn gắn với hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức, biểu hiện qua xu hướng của cá nhân. Có nghĩa, chú ý làm tích cực hóa các quá trình tâm lý.
- Chú ý có tính chất lựa chọn.
- Chú ý được duy trì lâu hay mau là tùy thuộc vào ý chí của cá nhân.
2. Sự biểu hiện của chú ý ở cá nhân
- Nét mặt: Nhìn chằm chằm, không chớp mắt, há miệng để nghe, chau mày, nhăn trán để nhớ lại…
- Động tác: Khi chú ý về một điều gì đó thì con người thường hay ngây ra, im lặng, không cử động,…
- Tuy nhiên những dấu hiệu bề ngoài sự chú ý không phải bao giờ cũng phù hợp với trạng thái thực của nó. Trong thực tế còn có hiện tượng vờ chú ý và vờ không chú ý.
II. PHÂN LOẠI CHÚ Ý
1. Chú ý không chủ định
Là chú ý không có mục đích tự giác, không có ý định dùng một biện pháp nào mà vẫn chú ý được. Loại chú ý này xuất hiện do đặc điểm của vật kích thích trực tiếp hoặc là do quan hệ của đối tượng với xu hương, thái độ của cá nhân.
- Như vậy nguyên nhân tạo ra chú ý không chủ định có thể là chủ quan hay khách quan.
- Chú ý không chủ định có đặc điểm là không có sự nỗ lực của ý chí nên cá nhân không bị căng thẳng thần kinh. Những cũng do không có mục đích và tự phát nên tính bền vững của chú ý kém.
2. Chú ý không chủ định
Là chú ý có mục đích tự phát, có kế hoạch, có biện pháp để hướng chú ý và đối tượng, nó đòi hỏi ở cá nhân một sự nỗ lực nhất định.
- Ở loại chú ý này cá nhân phản ánh sự vật không phải do đặc điểm của vật kích thích mà do mục đích tự phát rất rõ rệt.
- Chú ý có chủ định nảy sinh ở cá nhân trong quá trình lao động và là nhân tố cần thiết đối với lao động.
- Chú ý có chủ định gắn liền với hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai – ngôn ngữ.
Muốn duy trì chú ý có chủ định cá nhân phải:
- Hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Xác định rõ mục đích của hoạt động.
- Củng cố, duy trì hứng thú.
- Tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động.
3. Chú ý không chủ định
Là loại chú ý có mục đích nhưng không đòi hỏi sự căng thẳng của ý chí. Nó bắt nguồn từ chú ý có chủ định.
- Chú ý sau chủ định nảy sinh trên cơ sở chú ý có chủ định, nhưng không giống chú ý có chủ định.
- Chú ý sau chủ định không đồng nhất với chú ý không chủ định.
- Các loại chú ý trên có thể chuyển hóa lẫn nhau và đều rất cần thiết đối với hoạt động sống của con người.
III. NHỮNG THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA CHÚ Ý
(phẩm chất của chú ý)
1. Sức tập trung của chú ý
Là sự phản ánh quy vào một phạm vi hẹp nhằm phản ánh đối tượng được tốt nhất. Những người có sức tập trung chú ý cao thì có thể học tập hay làm việc trong điều kiện ồn ào và lộn xộn. Phạm vi chú ý càng hẹp thì sức chú ý càng tập trung.
2. Tính bền vững của chú ý
Là khả năng duy trì chú ý trong một thời gian dài đối với một hay một số đối tượng nhất định. Đây là đặc trưng về thời gian của chú ý để đảm bảo hiệu quả cao của công việc.
3. Sự phân phối chú ý
Là khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ nhiều đối tượng hay hiện tượng khác nhau một cách có chủ định. Đây không phải là sự chia điều chú ý cho nhiều đối tượng.
4. Sự di chuyển chú ý
Sự di chuyển chú ý nói lên tính linh hoạt, mềm dẻo của chú ý; nó phụ thuộc vào chủ định của cá nhân vào kết quả hoạt động trước và mức độ quan trọng, hấp dẫn của hoạt động diễn ra tiếp theo. Nó hoàn toàn không mâu thuẫn với tính bền vững của chú ý.
5. Sự đãng trí
Là sự thiếu tập trung chú ý vào những đối tượng cần tìm hiểu theo nhiệm vụ đã đề ra. Đãng trí biểu hiện dưới nhiều hình thức.
- Phân tán chú ý: tức là có chú ý nhưng không tập trung cao độ và lâu bền theo một phạm vi xác định.
- Nguyên nhân của phân tán chú ý là do kém chú ý:
- Sự dao động chú ý: thường đi kèm với sự mệt mỏi có chu kỳ của cơ quan cảm giác.
- Đãng trí bác học: là hiện tượng quá tập trung chú ý vào một phạm vi hẹp khiến chú ý không phân phối hoặc di chuyển tốt sang phạm vi khác khi cần thiết.
- Đãng trí bệnh lý: là không có khả năng chú ý vào bất cứ đối tượng, hiện tượng nào cả. Nguyên nhân của loại đãng trí này là do bệnh tật, rối loạn thần kinh gây nên.
Tóm lại: Chú ý biểu lộ trong toàn bộ đời sống tâm lý cá nhân. Chú ý tốt là biểu hiện thiết yếu của hoàn thành mọi hoạt động, nhất là hoạt động học tập. Muốn chú ý tốt trước hết phải có hứng thú và bền vững đối với đối tượng phải có khả năng tạo ra chú ý có chủ định; chỉ làm việc khi đã chú ý đầy đủ vào công việc và cần biết đặc điểm chú ý của bản thân để phát huy và khắc phục.
Chương 2
TRÍ NHỚ
I. KHÁI NIỆMVỀ TRÍ NHỚ
1. Khái niệm
Trí nhớ được xem là hoạt động tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã trải qua của con người dưới hình thức biểu tượng.
Như vậy, trí nhớ phản ánh các sự vật, hiện tượng đã tác động vào con người trước đây, mà không cần sự tác động của chúng trong hiện tại. Trí nhớ phản ánh bản thân hiện thực, nhưng hiện thực này đã được con người tích lũy kinh nghiệm thành vốn riêng của mình. Kết quả của quá trình trí nhớ sẽ tạo ở con người những hiểu biết, nó có được là do con người đã trực tiếp tri giác, hoặc do từng trải.
Khi xét về mặt phản ánh của trí nhớ, trí nhớ được xem là bước quá độ giữa hoạt động nhận thức cảm tính sang nhận thức lý tính. Cấu tạo tâm lý được tạo thành trong quá trình trí nhớ là biểu tượng, đó là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng còn lưu giữ trong óc khi sự vật, hiện tượng không còn trực tiếp tác động vào giác quan.
Khác với hình tượng của tri giác, biểu tượng vừa có tính trực quan, vừa có tính khái quát. Tính trực quan của biểu tượng thể hiện ở chỗ: nó là kết quả của sự chế biến hình ảnh trước đây con người đã tri giác. Không có tri giác về sự vật, hiện tượng nào đó sẽ không có biểu tượng. Tính khái quát của biểu tượng thể hiện ở chỗ: biểu tượng là những hình ảnh mang đến những dấu hiệu chung, đặc trưng của sự vật, hiện tượng.
2. Vai trò của trí nhớ
Trí nhớ có vai trò lớn trong cuộc sống và hoạt động của con người. Nhờ trí nhớ mà con người xác định được phương hướng để thích nghi với ngoại giới. Trí nhớ giúp con người không chỉ hoàn thành những công việc quan trọng mà cả những công việc hàng ngày.
Trí nhớ giúp con người tích lũy kinh nghiệm, trên cơ sở đó con người mới có thể hành động và hành động có kết quả. Trí nhớ giúp con người học tập, tư duy và hiểu biết thế giới. Không có trí nhớ sẽ không có sự phát triển nào hết về trí tuệ cũng như về thực tiễn của con người.
II. QUÁ TRÌNH CƠ BẢN CỦA TRÍ NHỚ
1. Quá trình ghi nhớ
Là một quá trình lưu giữ lại trong não con người những hình ảnh của sự vật, hiện tượng tâm lý trong quá trình tri giác. Đây là một quá trình ghi nhận thông tin trong não người.
Ghi nhớ có hai loại:
Ghi nhớ không chủ định: là loại ghi nhớ được tiến hành mà không cần dùng một cách thức nào để giúp cho sự ghi nhớ được rõ ràng không đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí.
Đây là loại ghi nhớ tùy ý, độ bền vững và lâu dài của nó phụ thuộc vào mức độ cảm xúc mạnh mẽ, thỏa mãn nhu cầu, và mức độ hứng thú của cá nhân. Nó còn phụ thuộc vào màu sắc, sự di động và các đặc điểm khác của đối tượng. Nhờ có ghi nhớ không chủ định mà kinh nghiệm sống của con người càng được mở rộng và phong phú.
Ghi nhớ có chủ định: là loại ghi nhớ với mục đích xác định từ trước. Trong quá trình ghi nhớ đòi hỏi con người phải có sự nỗ lực bản than, phải sử dụng phương tiện và phương pháp nhất định để ghi nhớ được tốt.
+ Ghi nhớ máy móc: là cách ghi nhớ được xây dựng bằng cách dựa vào những mối liên hệ bề ngoài của sự vật, hiện tượng không để ý đến sự hiểu nội dung cũng như ý nghĩa của nó. Để ghi nhớ máy móc chỉ cần lặp đi lặp lại nhiều lần tài liệu cần ghi nhớ.
+ Ghi nhớ ý nghĩa: là cách ghi nhớ dựa trên cơ sở hiểu nội dung tài liệu, mối quan hệ logic, bản chất của sự vật, hiện tượng,… mới tìm ra được những dấu hiệu chung, bản chất của sự vật, hiện tượng. Để ghi nhớ tốt, con người phải sử dụng ngôn ngữ, phải biết khái quát vấn đề định nhớ, và sử dụng các kiến thức cũ.
Ghi nhớ có ý nghĩa giúp con người lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, nhưng con người phải tiêu hao nhiều năng lượng.
Hai cách ghi nhớ máy móc và ý nghĩa có liên quan mật thiết. Thường ghi nhớ ý nghĩa làm cho ghi nhớ máy móc được dễ dàng hơn, nó làm giảm số lần lặp lại tài liệu. Ghi nhớ máy móc đến lượt nó làm tăng độ chính xác, tăng tính ý nghĩa của tài liệu cần nhớ.
2. Quá trình gìn giữ
Là quá trình nhằm củng cố vững chắc những dấu vết đã được hình thành trên võ não trong quá trình ghi nhớ. Thường quá trình gìn giữ được diễn ra đồng thời và ngay sau quá trình ghi nhớ. Ghi nhớ và gìn giữ được hình ảnh của sự vật, hiện tượng có nghĩa là con người đã thu nhập và tích lũy được kinh nghiệm nhất định. Nói theo ngôn ngữ tin học, đây là quá trình ghi nhận, quá trình nạp và tạo dấu vết của thông tin trong não.
3. Quá trình nhận lại
Nhận lại là một quá trình làm nảy sinh trong não những hình ảnh của sự vật, hiện tượng đã được con người tri giác trước kia, giờ đây lại xuất hiện một lần nữa.
Nhận lại là một quá trình đơn giản, nó thường xảy ra sớm hơn so với nhớ lại. Nó không phải là tiêu chuẩn đánh giá trí nhớ của con người, bởi vậy nhiều người nhận lại khá nhanh nhưng chỉ cần nhớ lại thì thường gặp nhiều khó khăn.
Tính chinh xác và tốc độ của nhận lại phụ thuộc vào mức độ bền vững của ghi nhớ, sự giống nhau giữa kích thích cũ và mới.
4. Quá trình nhớ lại
Nhớ lại là quá trình làm hiện lại trong não những hình ảnh của sự vật, hiện tượng mà con người đã tri giác trước đây. Hiện tại, sự vật, hiện tượng không còn trực tiếp tác động vào các giác quan.
Nhớ lại chính là tiêu chuẩn để xác định, đánh giá trí nhớ của con người cao hay thấp.
Bốn quá trình cơ bản trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, chúng tạo thành một thể hoàn chỉnh và thống nhất: ghi nhớ và gìn giữ là tiền đề, là điều kiện của nhận lại và nhớ lại. Nhận lại và nhớ lại là kết quả để chứng minh cho hai quá trình trên. Một khi ghi nhớ và gìn giữ tốt thì nhớ lại và nhận lại cũng nhanh, chính xác và ngược lại.
III. NHỚ VÀ QUÊN
1. Một số quy luật của trí nhớ
- Con người thường nhớ tốt, sâu sắc ở những thời điểm đầu và cuối của một quá trình hoạt động.
- Người ta sẽ nhớ lâu, nhanh và chính xác khi ý thức được cần thiết phải nhớ.
- Con người thường nhớ những gì có liên quan đến cuộc sống, đến nhu cầu hứng thú và nghề nghiệp của bản thân.
- Trí nhớ của con người càng được củng cố và trở nên bền vững khi con người biết tổ chức hoạt động trí nhớ của mình, đặc biệt là biết tổ chức, ghi nhớ và giữ gìn.
Trí nhớ càng đạt chất lượng cao một khi con người biết đem những điều gì đã lĩnh hội, đã nhớ được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
2. Quy luật quên và chống quên
Quên là biểu hiện của sự không nhận lại và nhớ lại hoặc nhận lại và nhớ lại sai.
Quên được biểu hiện ở các mức độ khác nhau: quên hoàn toàn, quên tạm thời…
Sự quên cũng diễn ra theo quy luật của nó, con người thường hay quên những gì mà nó:
- Không phù hợp với nhu cầu hứng thú và nhu cầu của cá nhân.
- Không ít liên quan đến cuộc sống của bản thân.
- Ít được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống.
- Diễn ra ở thời điểm giữa quá trình.
- Là những kích thích mới lạ hay kích thích mạnh.
Về phía chủ thể cũng có một số nguyên nhân chính. Con người hay quên là do:
- Sự thiếu tập trung tư tưởng để ghi nhớ.
- Khả năng quan sát sự vật chưa cao.
- Tổ chức hoạt động chưa khoa học
- Thể lực không tốt.
Sự quên của con người diễn ra theo một trình tự sau:
- Ở giai đoạn đầu, tốc dộ khá nhanh và tốc độ sẽ giảm dần ở các thời điểm sau.
- Chi tiết quên trước, ý chính quên sau. Trong đó chi tiết nào không phù hợp với hứng thú, không gây được xúc cảm sâu sắc sẽ quên nhanh hơn.
- Nhịp độ quên còn phụ thuộc vào nội dung và khối lượng tài liệu. Nếu cần ghi nhớ là những vấn đề hấp dẫn thì sự quên sẽ diễn ra chậm hơn so với những tài liệu kém hấp dẫn, khối lượng tài liệu nhiều sẽ quên nhanh hơn so với khối lượng tài liệu ít.
Cách chống quên tốt nhất:
- Ôn tập một cách tích cực, tức là ôn tập chủ yếu bằng cách tái hiện.
- Tiến hành ôn tập sau khi ghi nhớ tài liệu.
- Ôn tập xen kẽ, không nên chỉ ôn tập liên tục một tài liệu, hay ôn tập liên tiếp hai tài liệu giống nhau.
- Ôn tập phân tán.
- Kết hợp ôn tập với nghỉ ngơi.
- Hồi tưởng lại những điều quên một cách có tổ chức và khoa học.Chương 3
ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TÌNH CẢM
1. Tình cảm và xúc cảm
1.1. Tình cảm là gì?
+ Xúc cảm là quá trình rung động của tâm lý có kèm theo sự rung động của cơ thể được nảy sinh khi chủ thể của nhu cầu gặp sự vật, hiện tượng liên quan đến nhu cầu của mình.
+ Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định đối với những sự vạt hiện tượng trong thế giới khách quan của con người, phản ảnh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ.Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình xúc cảm trong những điều kiện xã hội.
+ Phản ánh tâm lý trong tình cảm là một dạng tâm lý phản ánh mới - phản ánh cảm xúc. Sự phản ánh cảm xúc có những điểm giống với sự phản ánh nhận thức (đều là sự phản ánh hiện thực khách quan, đều mang tính chủ thể và có bản chất xã hội - lịch sử). Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác về căn bản với sự phản ánh nhận thức.
(Hình đính kèm bên dưới)
1.2. So sánh xúc cảm và tình cảm
+ Xúc cảm và tình cảm đều biểu hiện mặt thái độ của con người đối với hiện thực, vì vậy, chúng có sự giống nhau nhưng đây là hai mức độ có khác biệt căn bản trên ba mặt: tính ổn định, tính xã hội và cơ chế sinh lý - thần kinh. Sự phân biệt xúc cảm và tình cảm có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn.
(Hình đính kèm bên dưới)
+ Mối liên hệ giữa xúc cảm và tình cảm:
- Xúc cảm là cơ sở nảy sinh tình cảm và là trạng thái biểu hiện của tình cảm.
- Tình cảm là sản phẩm của sự tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa các xúc cảm đồng loại. Tình cảm chi phối các xúc cảm.
+ Người ta thường xác định các loại xúc cảm, tình cảm dương tính và xúc cảm, tình cảm âm tính. Xúc cảm, tình cảm dương tính nảy sinh, tồn tại gắn với sự thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Xúc cảm, tình cảm âm tính nảy sinh, tồn tại gắn với cản trở thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là xúc cảm, tình cảm âm tính là tiêu cực và xúc cảm, tình cảm dương tính là tích cực. Muốn xác định một xúc cảm, tình cảm nào đó là tích cực hay tiêu cực thì phải đặt nó trong mối quan hệ với hoạt động cải tạo thế giới và hoàn thiện bản thân của chủ thể.
2. Vai trò của tình cảm trong đời sống
+ Xúc cảm và tình cảm có vai trò to lớn trong đời sống của con người cả về mặt sinh lý lẫn tâm lý. Con người không có xúc cảm thì không thể tồn tại được, trừ những người bị bệnh tâm thần, bị chứng vô tình cảm. Sự “đói tình cảm” cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý và cơ thể con người như là sự “đói cảm giác” vậy.
+ Xúc cảm, tình cảm thúc đẩy con người hoạt động, giúp con người khắc phục những khó khăn, trở ngại gặp phải trong quá trình hoạt động. Sự thành công của bất kỳ của một loại công việc nào phần lớn cũng đều phụ thuộc vào thái độ của con người đối với công việc đó.
+ Tình cảm có một ý nghĩa đặc biệt trong công việc sáng tạo. “Nếu không có “những xúc cảm của con người” thì xưa nay không có và không thể có những tìm tòi chân lý” (V.I. Lênin).
+ Trong công tác giáo dục, tình cảm giữ một vị trí vô cùng quan trọng: nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện, vừa là nội dung của giáo dục.
3. Các mức độ của đời sống tình cảm
Tình cảm thường được phân loại thành tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao.
+ Tình cảm cấp thấp là những tình cảm có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu sinh lý. Những tình cảm cấp thấp có ý nghĩa sinh học to lớn: nó báo hiệu về trạng thái sinh lý của cơ thể.
+ Tình cảm cấp cao là những tình cảm mang tính chất xã hội rõ ràng và nó nói lên thái độ của con người đối với những mặt và hiện tượng khác nhau của đời sống xã hội.
Tình cảm cấp cao gồm có tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mĩ và tình cảm hoạt động.
- Tình cảm đạo đức là những tình cảm có liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn những nhu cầu đạo đức của con người.
- Tình cảm trí tuệ là những tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí óc, nó liên quan đến những quá trình nhận thức và sáng tạo, liên quan đến sự thoả mãn hay không thoả mãn những nhu cầu nhận thức của con người. Tình cảm trí tuệ bao gồm: sự ham hiểu biết, sự hoài nghi, sự tin tưởng, sự hài lòng.
- Tình cảm thẩm mĩ là những tình cảm có liên quan đến nhu cầu thẩm mĩ, nhu cầu về cái đẹp. Tình cảm thẩm mĩ biểu hiện thái độ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực (tự nhiên, xã hội, lao động, con người).
- Tình cảm hoạt động là sự thể hiện thái độ của con người đối với một hoạt động nhất định, liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu thực hiện hoạt động đó.
Các tình cảm cấp cao kể trên có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, chúng không tồn tại một cách riêng rẽ, tách rời.
II. CÁC QUY LUẬT CỦA ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM
1. Quy luật lây lan
- Xúc cảm, tình cảm của người này có thể được “lây” sang người khác, như: vui lây, buồn lây, chia sẻ, đồng cảm.
- Việc lây lan tình cảm từ chủ thể này sang chủ thể khác không là con đường chủ yếu để hình thành tình cảm.
2. Quy luật thích ứng
- Một xúc cảm, tình cảm nào đó được lặp đi lặp lại với một cường độ không thay đổi thì cuối cùng cũng bị suy yếu, bị lắng xuống.
- Hiện tượng “chai sạn” của tình cảm.
3. Quy luật tương phản hay cảm ứng
- Trong quá trình hình thành hoặc biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hoặc sự suy yếu đi của một tình cảm này có thể làm tăng hay giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó. Đó là hiện tượng “cảm ứng” hay “tương phản” trong tình cảm, ví dụ: “ôn nghèo, nhớ khổ”, “ôn cổ, tri tân”
- Vận dụng quy luật này vào trong văn học, nghệ thuật, càng yêu nhân vật chính diện bao nhiêu càng ghét nhân vật phản diện bấy nhiêu.
4. Quy luật di chuyển
- Tình cảm con người có thể di chuyển từ một đối tượng này sang một đối tượng khác có liên quan tới đối tượng gây nên tình cảm trước đó.
- Hiện tượng “giận cá chém thớt”, “ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”
5. Quy luật pha trộn
- Nhiều khi hai tình cảm đối cực nhau có thể xảy ra cùng lúc nhưng không loại trừ nhau mà chúng pha trộn vào nhau.
- Hiện tượng “giận mà thương”
Chương 4
Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
I. KHÁI NIỆM CHUNG Ý CHÍ
1. Định nghĩa
+ Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.
Ý chí được xem là mặt năng động của ý thức bởi lẽ ý chí chỉ xuất hiện khi chủ thể gặp những hoàn cảnh, tình huống có chứa đựng những trở ngại mà bằng hành động có ý thức thông thường chủ thể chưa thể giải quyết ngay được, cần phải có ý chí để vượt qua những trở ngại đó.
Ý chí không phải cái sẵn có. Nó mang tính chủ thể cao. Có những cá nhân có ý chí phi thường nhưng cũng có những cá nhân hầu như không có ý chí. Vì vậy, ý chí được xem là một thuộc tính, một phẩm chất của nhân cách.
Ý chí thể hiện năng lực ý thức của con người. Vì vậy nó cũng là cái riêng có của loài người. Sự thích nghi mang tính thụ động của con vật trước hoàn cảnh cho dù có “nỗ lực” thì cũng không đồng nhất với hoạt động có ý thức của con người với sự tham gia của ý chí.
+ Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở chỗ cường độ ý chí đó mạnh hay yếu mà còn ở chỗ nó được hướng vào cái gì, phục vụ lợi ích xã hội nào. Vì vậy, khi đánh giá ý chí của một cá nhân cần phải xem xét đồng thời cường độ ý chí và nội dung đạo đức của ý chí.
2. Vai trò của ý chí
Trong hoạt động của con người, ý chí có vai trò vô cùng to lớn, trước hết nhờ ý chí mà con người có thể tổ chức mọi hoạt động của mình một cách có ích và hợp lý nhất. Nhờ ý chí mà con người có thể cải tạo được tự nhiên và xã hội, sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần, có được những phát minh khoa học kỹ thuật và đạt được những chiến công hiển hách.
Nhờ ý chí mà các hoạt động tâm lý của con người mang một nội dung hoàn toàn mới.
3. Các phẩm chất ý chí của nhân cách
Trong khi thực hiện những hành động ý chí, con người sẽ hình thành cho mình những phẩm chất ý chí vừa đặc trưng cho họ với tư cách là một nhân cách, vừa có ý nghĩa rất to lớn cho đời sống và lao động. Những phẩm chất này làm cho đời sống và lao động của con người trở nên tích cực hơn, có những phẩm chất lại được thể hiện trong sự ức chế, kìm hãm, đè dẹp các quá trình tâm lý và các hành động mong muốn.
a. Tính mục đích:
Là một phẩm chất rất quan trọng của ý chí, đó là kỹ năng của con người biết đề ra cho hoạt động và cuộc sống của mình những mục đích gần, xa, biết bắt hành vi của mình phục tùng các mục đích ấy.
Tính mục đích của người lớn trước hết phụ thuộc vào thế giới quan và nguyên tắc đạo đức của họ. Tính mục đích mang tính chất giai cấp. Bởi vậy cần phải xem xét phẩm chất ý chí không phải ở mặt hình thức, mà ở mặt nội dung.
Ý chí của kẻ ăn cắp tài sản xã hội chủ nghĩa, của bọn lưu manh hoàn toàn khác ý chí của chiến sĩ cách mạng kiên cường, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phòng dân tộc.
b. Tính độc lập:
Đó là năng lực quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng của một ai. Tính độc lập không loại trừ việc con người tự giác nghe theo những ý kiến của người khác và chấp nhận những lời khuyên của họ nếu đồng tình với lời khuyên đó. Đồng thời người có ý chí phải là người không dễ bị ám thị tính dễ bị ám thị là một phẩm chất xấu. Nó khiến người ta dễ dàng từ bỏ ý kiến của mình, vui vẻ phục tùng người khác.
Tính độc lập chân chính khác với tính bướng bỉnh, nghĩa là bất luận đúng sai đều chồng lại những ảnh hưởng bên ngoài, thúc đẩy con người có những hành động không suy nghĩ, trái ngược với người khác một cách vô nguyên tắc. Đó là một ý chí yếu đuối.
Tính độc lập giúp con người hình thành niềm tin vào sức mạnh của mình.
c. Tính quyết đoán:
Đó là khả năng đưa ra được những quyết định kịp thời và cứng rắn mà không có những sự giao động không cần thiết. Tính quyết đoán thể hiện không phải trong những hành động thiếu suy nghĩ, thiếu phán đoán mà là trong những hành động có cân nhắc, có căn cứ chắc chắn.
Con người quyết đoán là con người tin tưởng vào mình. Tiền đề của tính quyết đoán là tình dũng cảm. Người không có tính dũng cảm thì không thể quyết đoán được, vì quyết đoán phải luôn luôn hành động có suy nghĩ, nhưng đồng thời phải nhanh chóng, đúng lúc không được giao động và hoài nghi.
d. Tính kiên trì:
Phẩm chất này được thể hiện ở kỹ năng đạt được mục đích đề ra dù cho con người đạt tới chúng có lâu dài và gian khổ đến đâu chăng nữa. Tính kiên trì được thể hiện ở sự khắc phục những trở ngại bên ngoài và bên trong, có khả năng duy trì sự nỗ lực một cách không mệt mỏi, hơn nữa khó khăn chỉ làm chậm sự mong muốn tiếp tục công việc của con người.
Tính bền bỉ khác với sự lì lợm, lì lợm thể hiện ở người không có khả năng từ bỏ quyết định sai lầm do tính tự ái, nhỏ nhen của mình. Người lì lợm thường ý thức được mình sai, hiểu được hành động của mình là không đúng, nhưng vẫn ngoan cố tiếp tục giữ quan điểm đó.
e. Tính tự chủ:
Đó là khả năng làm chủ được bản thân. Trong khi duy trì được sự kiểm soát đầy đủ đối với hành vi của mình, người tự chủ thắng được những thúc đẩy không mong muốn, những tác động có tính chất xung động (sợ hãi, giận dữ) ở trong mình. Tính tự chủ làm cho con người tự phê phán mình giúp họ tránh được những hành vi không suy nghĩ.
Trong sinh hoạt hàng ngày khái niệm “tính tự chủ” được thu hẹp lại: người ta chỉ dùng nó đối với mặt cảm xúc của con người khi muốn nhấn mạnh khả năng tự kiềm chế những cảm xúc của bản thân, được gắn liền với những phản ứng chân tay. Sở dĩ có sự eo hẹp là vì phẩm chất của ý chí này được thể hiện rõ rệt nhất trong phạm vi điều chỉnh các cảm xúc.
III. HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
1. Khái niệm về hành động ý chí
+ Hành động ý chí là hành động có ý thức trong đó chứa đựng đầy đủ các phẩm chất của ý chí. Hành động ý chí có các đặc tính sau:
- Có mục đích đề ra từ trước một cách có ý thức.
- Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp để thực hiện mục đích.
- Có sự theo dõi, kiểm tra, điều khiển và điều chỉnh, sự nỗ lực để khắc phục những khó khăn trở ngại bên trong và bên ngoài trong quá trình thực hiện mục đích.
+ Tùy theo sự có mặt của ba đặc tính trên, người ta chia ra ba loại hành động ý chí sau:
- Hành động ý chí giản đơn: đó là những hành động có mục đích rõ ràng, nhưng hai đặc tính sau không thể hiện đầy đủ hoặc không có. Hành động này còn được gọi là hành động có chủ định hay hành động tự ý.
- Hành động ý chí cấp bách: đó là những hành động xẩy ra trong một thời gian rất ngắn ngủi, đòi hỏi phải có sự quyết định và thực hiện quyết định trong chớp nhoáng. Trong hành động này, các đặc tính trên hòa nhập vào nhau, không phân biệt rõ ràng.
- Hành động ý chí phức tạp: là loại hành động ý chí điển hình, trong đó cả ba đặc tính trên được thể hiện một cách đầy đủ rõ ràng đồng thời bộc lộ đầy đủ ý chí của chủ thể.
2. Cấu trúc của một hành động ý chí điển hình
a. Giai đoạn chuẩn bị
Đây là giai đoạn hành động trong não, là giai đoạn suy nghĩ cân nhắc các khả năng khác nhau. Giai đoạn này bao gồm các khâu: đặt ra và ý thức rõ ràng mục đích của hành động; lập kế hoạch và lựa chọn phương pháp, phương tiện hành động; quyết định hành động.
b. Giai đoạn thực hiện
Sau khi đã quyết định thực hiện hành động thì chủ thể bước vào giai đoạn thực hiện quyết định đó. Thiếu giai đoạn này thì sẽ không còn hành động ý chí nữa.
Việc thực hiện hành động có thể có hai hình thức: hành động bên ngoài và kìm hãm các hành động bên ngoài (còn gọi là hành động ý chí bên ngoài và hành động ý chí bên trong). Nếu chủ thể đi chệch khỏi mục đích đã định thì đó là biểu hiện không có ý chí. Tuy nhiên, khi hoàn cảnh biến đổi, nảy sinh những điều kiện mới và việc thực hiện quyết định trước đây trở nên không hợp lý nữa thì sự từ bỏ quyết định đó lại là điều thể hiện chủ thể có ý chí.
c. Giai đoạn đánh giá kết quả hành động
Sau khi hành động ý chí được thực hiện, chủ thể tiến hành đánh giá các kết quả của hành động đã đạt được, nhằm rút kinh nghiệm cho những hành động sau. Sự đánh giá này được biểu hiện trong những phán đoán thể hiện tán thành, biện hộ hoặc lên án sự quyết định đã chọn và hành động đã thực hiện. Sự đánh giá xấu thường xẩy ra với những rung cảm tiếc nuối về hành động đã thực hiện, sự xấu hổ, tủi hận và chúng là động cơ để chủ thể đình chỉ hoặc sữa chữa hành động hiện tại. Sự đánh giá tốt thường xảy ra cùng với các rung cảm thỏa mãn, hài lòng, vui sướng và chúng là động lực kích thích việc tiếp tục, tăng cường và cải tiến hành động đang thực hiện.
Không chỉ có cá nhân mà cả tập thể, xã hội cũng tham gia đánh giá hành động. Sự đánh giá của tập thể, xã hội đối với hành động của cá nhân thể hiện trong việc nhận xét, tuyên dương hay phê bình theo những quan điểm chính trị - xã hội, đạo đức, thẩm mĩ nhất định.
Như vậy, qua ba giai đoạn trên, ta thấy, hành động ý chí là nơi bộc lộ rõ nét nhân cách của chủ thể.PHẦN III – NHÂN CÁCH
Chương
NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH
NHÂN CÁCH
Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của hệ thống các ngành khoa học về con người như: Triết học, xã hội học, Mĩ học, Văn học, Giáo dục học và Tâm lý học,…
Đứng trên góc độ Tâm lý học, nhân cách được làm sáng tỏ xung quanh những vấn đề như sau: Bản chất tâm lý của nhân cách, cấu trúc nhân cách, các con đường hình thành nhân cách.
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NHÂN CÁCH:
1. Nhân cách là gì?
Để tìm hiểu khái niệm về nhân cách, chúng ta cần phân tích một số khái niệm gần nghĩa với nó như “con người”, “cá nhân”, “cá tính”.
* Khái niệm con người, cá nhân, cá tính và nhân cách.
Con người: Là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là thực thể sinh vật (phần con), vừa là một thực thể xã hội (phần người).
Phần thực thể sinh vật: Con người là một tồn tại sinh vật nhưng ở mức độ cao nhất trong bậc thang tiến hóa sinh giới. Hoạt động của cơ thể con người, đứng về mặt sinh học, cũng tuân theo qui luật sinh lý (đồng hóa, tuần hóa, bài tiết,…)
Phần thực thể xã hội của con người khác xa về chất so với động vật: Con người luôn luôn chịu sự chi phối của các yêu tố xã hội chẳng hạn như: vỏ não con người có trung khu ngôn ngữ, điều mà động vật không thể có được. Bên cạnh đó, các giác quan của con người cũng chịu sự chi phối bởi yếu tố xã hội: tai của con người tuy không thính bằng tai của con dơi nhưng nhờ các yếu tố xã hội tác động mà tai con người trở nên tinh tế và nhạy cảm. Bản năng của con người cũng khác xa về chất so với bản năng của động vật, Karl Marx đã nhận xét như sau: cùng là đói nhưng cái đói của con người được thỏa mãn bằng các dụng cụ như dao, nĩa khác xa với cái đói của động vật được thỏa mãn bằng móng vuốt, bằng sự cào cấu cắn xé.
Vậy, đặc điểm thể chất của con người, đặc biệt là đặc điểm của bộ não, hệ thần kinh và các giác quan là cơ sở vật chất quan trọng của sự phát triển các chức năng tâm lý người. Phần thực thể xã hội là sản phẩm của các mối quan hệ xã hội.
Cá nhân: là khái niệm để chỉ một con người cụ thể trong cộng đồng, một thành viên xã hội. Cá nhân cũng là thực thể sinh vật, đồng thời là thực thể xã hội nhưng nó được xem xét một cách cụ thể với các đặc điểm riêng biệt tồn tại trong một con người cụ thể.
Cá tính: là khái niệm để chỉ cái đơn nhất, không lặp lại trong tâm lý (hoặc sinh lý) của một con người cụ thể.
Nhân cách: Nếu như khái niệm con người, cá nhân và cá tính đều đề cập đến mặt sinh vật và mặt xã hội trong con người thì khái niệm nhân cách đề cập đến mặt xã hội, giá trị tinh thần của cá nhân với tư cách là thành viên của một xã hội nhất định.
Có thể nêu lên một số khái niệm nhân cách như sau:
- “Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định” (A. G. Kovaliop).
- “Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lý, qui định hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội” (E.V. Sorokhova).
- “Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người” (Nguyễn Quang Uẩn).
2. Các đặc điểm cơ bản của nhân cách:
2.1. Tính thống nhất của nhân cách:
Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa phẩm chất và năng lực trong đời sống tinh thần của con người.
2.2. Tính ổn định của nhân cách:
Nhân cách là một tổ hợp các thuộc tính tâm lý tương đối bền vững, ổn định của cá nhân, những đặc điểm tâm lý mà thể hiện phẩm cách, giá trị đạo đức, giá trị xã hội của cá nhân đó. Các đặc điểm nhân cách tương đối khó hình thành và cũng khó mất đi. Trong thực tế, một số nét nhân cách có thể bị thay đổi do tác động biến đổi của môi trường hoàn cảnh, nhưng nhìn chung nhân cách vẫn là một cấu trúc trọn vẹn, tương đối ổn định. Nhân cách mang tính ổn định chứ không cố định, không bất biến. Có những nhân cách ngày càng hoàn thiện, cũng có những nhân cách ngày càng suy thoái. Không nên nhìn nhận, đánh giá nhân cách với cái nhìn bất biến.
2.3. Tính tích cực của nhân cách:
Nhân cách không chỉ là sản phẩm đơn thuần của môi trường hoàn cảnh, khi nhân cách được hình thành, đến lượt nó, trở thành chủ thể tích cực tác động vào môi trường hoàn cảnh xung quanh nhằm cải tạo môi trường.hoàn cảnh xung quanh. Hệ thống các nhu cầu của cá nhân của cộng đồng là động lực thúc đẩy nhân cách. Tính tích cực của nhân cách được thể hiện trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu. Trong quá trình hoạt động, trong lao động con người luôn luôn tích cực tìm tòi, biến đổi và sáng tạo các đối tượng làm cho nó ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của bản thân. Ngoài ra con người còn tích cực tìm kiếm những cách thức, phương thức thỏa mãn các nhu cầu, con người làm chủ các hình thức hoạt động do sự phát triển xã hội qui định nên.
2.4. Tính giao lưu của nhân cách:
Nhân cách không bẩm sinh, không có sẵn mà dần dần được hình thành (nên thân người) trong quá trình sống. Trong môi trường xã hội, thông qua hoạt động và giao lưu nhân cách được hình thành, phát triển, tồn tại, được đánh giá và được đóng góp giá trị của mình cho xã hội.
3. Các kiểu phân loại cấu trúc nhân cách:
Những kiểu phân loại cấu trúc nhân cách:
Kiểu 1:
Cấu trúc của nhân cách gồm 2 mặt thống nhất với nhau là ĐỨC – TÀI (phẩm chất – năng lực).
Mối quan hệ: tài và đức quyện với nhau tạo thành một nhân cách hoàn chỉnh, phát triển hài hòa. Trong đó đức là gốc là cốt lõi, tài là phương tiện biểu hiện.
Kiểu 2:
Cấu trúc nhân cách gồm 3 mặt: Nhận thức – Tình cảm – Hành động ý chí.
Kiểu 3:
Cấu trúc nhân cách gồm 5 mặt:
Đạo đức – Trí tuệ - Khả năng lao động – Thể lực – Khả năng thẩm mỹ.
Kiểu 4:
Cấu trúc nhân cách gồm 4 nhóm:
Xu hướng
Tính cách
Năng lực
Khí chất
II. Cấu trúc tâm lý của nhân cách (theo kiểu 4)
2.1 Xu hướng của nhân cách
2.1.1 Định nghĩa
- Xu hướng là sự hướng tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó.
- Xu hướng nhân cách là hệ thống động cơ thúc đẩy, quy định tính lựa chọn của các thái độ và tính tích cực của con người.
2.1.2 Vai trò
- Nó nói lên chiều hướng phát triển của nhân cách theo một mục tiêu nhất định.
- Xu hướng quy định nội dung giá trị đạo đức, giá trị xã hội của nhân cách.
2.1.3 Những mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách
a. Nhu cầu
- Định nghĩa: Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu mà cá nhân cảm thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
- Vai trò: thúc đẩy hoạt động của con người nhằm hướng tới một hoạt động nào đó.
- Đặc điểm:
• Nhu cầu có tính chu kỳ
• Nhu cầu có tính liên tục
- Phân loại: có thể chia nhu cầu thành 2 loại nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Theo Tháp nhu cầu của A. Maslow nhu cầu được phân chia như sau:
b. Hứng thú
- Định nghĩa: là thái độ có tính chất lựa chọn của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.
- Đặc điểm: chủ thể ý thức được rõ ràng ý nghĩa quan trọng của đối tượng đối với cuộc sống.
- Vai trò: nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả nhận thức, làm tăng sức lực hoạt động.
c. Lý tưởng
- Định nghĩa: lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, là hành vi mẫu mực tương đối hoàn chỉnh phù hợp với giá trị xã hội và có sức lôi cuốn toàn bộ cuộc sống của con người vươn tới.
- Vai trò:
• Lý tưởng là động cơ đặc biệt chủ yếu nhất, cơ bản nhất của nhân cách, động cơ mang tính xã hội và đạo đức cao nhất.
• Lý tưởng xác định mục tiêu, dự định và kế hoạch cho tương lai.
• Lý tưởng tạo ra nguồn năng lượng lớn lao cho hoạt động tích cực của xã hội, con người không ngừng phấn đấu vươn tới.
• Lý tưởng điều khiển, điều chỉnh sự phát triển của các nhân cách trong xã hội.
- Đặc điểm:
• Lý tưởng là biểu hiện của nhận thức sâu sắc. Chỉ có nhận thức sâu sắc mới có được hình ảnh lý tưởng.
• Trong lý tưỡng có biểu hiện của tình cảm mãnh liệt.
• Lý tưởng là động cơ mạnh mẽ nhất thúc đẩy con người hoạt động.
• Lý tưởng vừa mang tính hiện thực, vừa mang tính lãng mạn
d. Niềm tin
- Định nghĩa: là một phẩm chất của thế giới quan, niềm tin là sự gắn bó mật thiết của các quan điểm, tri thức với rung cảm, ý chí mà được con người thể nghiệm. Những quan điểm tri thức đó trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân.
- Vai trò: niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận
e. Thế giới quan
- Định nghĩa: là hệ thống những quan điểm, những tri thức về tự nhiên, xã hội và con người được hình thành trong quá trình lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử, xã hội và trong quá trình tạo ra những kinh nghiệm bản thân.
- Vai trò: xác định phương châm hành động, xu hướng đạo đức, chính trị và tư tưởng của con người. Thế giới quan nhất quán làm con người vững vàng trước cuộc sống. Thế giới quan mâu thuẫn làm con người hoang mang, dao động.
2.2 Tính cách
2.2.1 Định nghĩa
Tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lý ổn định của cá nhân. Những đặc điểm tâm lý này quy định hành vi của cá nhân.
2.2.2 Đặc điểm
- Tính ổn định và tính linh hoạt
• Tính ổn định: những thái độ, hành vi ổn định, nhất quán trong mọi hoàn cảnh.
• Tính linh hoạt: tính cách mang tính ổn định nhưng không bất biến, nó luôn biến đổi trong mọi hoàn cảnh.
- Tính điển hình và độc đáo
• Tính điển hình: những người sống trong cùng một điều kiện xã hội, lịch sử đều có nét tính các điển hình, đặc trưng cho điều kiện xã hội, lịch sử đó.
• Tính độc đáo: tính cách mỗi người mỗi vẻ mang đặc điểm riêng biệt của người đó.
Tính cách là sự kết hợp thống nhất biện chứng giữa cái điển hình và cái độc đáo.
2.2.3 Cấu trúc của tính cách
Tính cách là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt nội dung bên trong và hình thức bên ngoài.
Nội dung bên trong là hệ thống thái độ của cá nhân bao gồm:
- Thái độ đối với tự nhiên
- Thái độ đối với xã hội
- Thái độ đối với bản thân
Hình thức biểu hiện bên ngoài là hệ thống những hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân.
Tính cách – đó là hệ thống thái độ đã được củng cố trong hệ thống hành vi quen thuộc. hệ thống thái độ và hệ thống hành vi trong tính cách không tách rời nhau, chúng có quan hệ thống nhất hữu cơ với nhau. hệ thống thái độ là mặt chủ đạo mang tính chất quyết định, hệ thống hành vi là mặt biểu hiện ra bên ngoài.
Ví dụ: “khẩu phật tâm xà”, “miệng nam mô, bụng bồ dao găm”…
2.3 Khí chất
2.3.1 Khí chất là gì?
Khí chất là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân.
2.3.2 Các kiểu khí chất
Theo Hypocrates (460 – 356 TCN), ông chia loài người làm 4 loại tương ứng với 4 kiểu loại tính khí khác nhau. tùy theo chất nào chiếm ưu thế mà cá nhân có loại tính khí tương ứng.
Chất nước chiếm ưu thế Loại tính khí tương ứng
Máu (đặc tính nóng) Hăng hái
Nước nhờn (đặc tính lạnh) Bình thản
Mật vàng (đặc tính khô ráo) Nóng nảy
Mật đen (đặc tính ẩm ướt) Ưu tư
Học thuyết về hoạt động thần kinh cấp cao của I.P.Pavlov đề cập đến hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế với ba thuộc tính cơ bản: cường độ, tính cân bằng, tính linh hoạt. Sự kết hợp khác nhau của ba thuộc tính này đã tạo nên ba kiểu thần kinh đặc trưng (thể hiện ở cả người và động vật): cường độ, cân bằng, linh hoạt. ba kiểu thần kinh này là cơ sở sinh lý của 4 kiểu khí chất như sau:
Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt: Khí chất “hăng hái”
Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, không linh hoạt: Khí chất “bình thản”
Kiểu mạnh mẽ, không cân bằng: Khí chất “nóng nảy”
Kiểu yếu: Khí chất “ưu tư”
2.3.3 Đặc điểm tâm lý của các khí chất
a. Khí chất hăng hái
- Ưu điểm: sôi nổi, hoạt bát, nhận thức nhanh, phản ứng nhanh, vui tính, cởi mở…
- Nhược điểm: thiếu sâu sắc, tình cảm dễ xuất hiện nhưng dễ tahy đổi, thiếu kiên định, hấp tấp, vội vàng, làm việc tùy hứng, dễ nản lòng…
b. Khí chất bình thản
- Ưu điểm: bình tĩnh, điềm đạm, tự chủ cao, biết kiềm chế những cơn rung động, tức giận…
- Nhược điểm: chậm thích nghi với hoàn cảnh mới, hay do dự, bỏ lỡ thời cơ…
c. Khí chất nóng nảy
- Ưu điểm: nhận thức nhanh, phản ứng nhanh, nóng nảy, bộc trực, mãnh liệt, thẳng thắn,…
- Nhược điểm: vội vàng, hấp tấp, tự chủ kém, liều mạng, thiếu tế nhị và tính tình thất thường, dễ trở nên thô lỗ, gay gắt…
d. Khí chất ưu tư
- Ưu điểm: nhạy cảm, hiền dịu, dễ thông cảm với mọi người xung quanh, tình cảm kín đáo, dè dặt, thận trọng và bền vững, hay mơ mộng, tưởng tượng.
- Nhược điểm: hay lo lắng, thiếu tự tin, nhút nhát, bi quan, chán nản, ủy mị, ít sôi nổi, ít cởi mở, khó làm quen trong giao tiếp.
2.4 Năng lực
2.4.1 Năng lực là gì?
Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt được kết quả cao.
2.4.2 Phân loại năng lực
a. Xét về trình độ phát triển, có 2 loại năng lực
- Năng lực tái tạo
- Năng lực sáng tạo
b. Xét về chức năng
- Năng lực chung
- Năng lực riêng
2.4.3 Các mức độ của năng lực
Năng lực được chia làm 3 mức độ cao thấp khác nhau:
- Năng lực
- Tài năng
- Thiên tài
2.4.4 Mối quan hệ giữa năng lực và tư chất giữa năng lực và thiên hướng, giữa năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
- Năng lực và tư chất
- Năng lực và thiên hướng
- Năng lực và tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách
a. Bẩm sinh di truyền
o Bẩm sinh di truyển là toàn bộ những đặc điểm sinh lý cơ thể (đặc biệt là đặc điểm của hệ thần kinh, não bộ và các giác quan) đã có ngay từ khi lọt lòng mẹ (bẩm sinh) hoặc được truyền lại từ thế hệ trước (di truyền).
o Vai trò của yếu tố bẩm sinh di truyền
Là tiền đề vật chất, là cơ sở sinh lý của sự hình thành và phát triển nhân cách.
Không quyết định nhân cách nhưng nó tạo điều kiện thuận lợi hay gây khó khăn cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
Ảnh hưởng của bẩm sinh di truyền tới nhân cách thông qua mối quan hệ xã hội.
b. Yếu tố môi trường
o Có 2 loại môi trường: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
Môi trường tự nhiên: bao gồm những điều kiện địa lý, khí hậu, đất đai… có ảnh hưởng gián tiếp đến tâm lý cá nhân thông qua quan hệ xã hội và phương thức hoạt động của họ.
Môi trường xã hội: bao gồm nền văn hóa (văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần) của một dân tộc, một xã hội.
o Vai trò
Là nội dung, là nguồn gốc của sự hình thành và phát triển nhân cách
Môi trường xã hội không trực tiếp quyết định nhân cách theo kiểu “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”
Ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với nhân cách diễn ra theo hai con đường: tự phát và tự giác. Tác động tự giác của môi trường xã hội đối với sự hình thành và phát triển nhân cách còn được gọi là tác động giáo dục.
c. Giáo dục
o Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động có mục đích. Có kế hoạch, ảnh hưởng tự giác chủ động đến con người đưa đến sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức và nhân cách.
o Vai trò của giáo dục
Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển nhân cách vì nó hướng sự phát triển nhân cách theo một mục tiêu nhất định đáp ứng mục tiêu xã hội.
Thông qua giáo dục, dạy học mà con người tiếp thu kinh nghiệm lịch sử xã hỗi do thế hệ đi trước truyền thụ lại.
Phát huy tối đa những mặt mạnh của bẩm sinh di truyền hoặc có thể bù đắp những khiếm khuyết do yếu tố bẩm sinh đem lại. Giáo dục có khả năng uốn nắn nhựng phẩm chất xấu do môi trường đem lại.
d. Hoạt động tích cực của cá nhân
o Là sự tác động có mục đích, có ý thức của cá nhân vào hoàn cảnh nhằm cải tạo hoàn cảnh và cải tạo chính bản thân.
o Vai trò: đây chính là yếu tố quan trọng bậc nhất và mang tính chất quyết định đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
2. Con đường hình thành và phát triển nhân cách
o Hoạt động là hình thức tích cực nhất, là phương thức tồn tại của con người. Nhờ có hoạt động mà mối quan hệ của con người với thế giới xung quanh được thiết lập.
o Sự hình thành và phát triển nhân cách của con người diễn ra phụ thuộc vào các dạng hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn nhất định của lứa tuổi.
o Việc hình thành và phát triển nhân cách phải thông qua hoạt động (hướng tới đối tượng) và giao lưu (hướng tới mối quan hệ với con người). Thực tế cho thấy, nếu chỉ hình thành nhân cách bằng lời khuyên, bài giảng thì hiệu quả đem lại rất thấp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành, Tâm lý học đại cương, NXBĐHQG Hà Nội, 1998.
- Trần Trọng Thủy, Bài tập thực hành Tâm lý học, NXBĐHQG Hà Nội, 2002.
- Lê Tuyết Ánh, Kim Thị Dung, Nguyễn Thị Thanh Hằng, Nguyễn Ánh Hồng, Tâm lý học đại cương, giáo trình ĐHKHXH&NV. Tp HCM, 2004.
- ... Làm cách nào để Nâng Cao EQ ?? ^^
Để cải thiện trí tuệ cảm xúc
Trước tiên bạn phải hiểu bản thân thật kỹ lưỡng
+ Thông qua các test tâm lý
+ Thông qua nhận xét của thầy cô, bạn bè, người thân,…
+ Thông qua sự trải nghiệm của chính bạn
…
Sau đó bạn phải hiểu mọi người không giống bạn
+ Hệ thần kinh (đầu óc)
+ Môi trường sống
+ Kinh nghiệm sống
…
Do đó, chúng ta KHÁC BIỆT
1. Chấp nhận sự khác biệt
2. Đánh giá sự khác biệt
3. Hoạt động cùng với sự khác biệt
Đó là bước đầu tiên để cải thiên EQ
Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu công thức EQ:
TRÍ TUỆ CẢM XÚC = TỰ NHẬN THỨC + TỰ HỌC + TỰ THÍCH ỨNG VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG
Tự nhận thức:
+ Sống với thái độ tích cực (xe chết máy trên đường đi làm, văn phòng công ty lầu 5 mà thang máy hư >>> đi bộ cho nó khỏe)
+ Kiểm soát tâm trạng và hành vi (vừa rớt đại học thì hạn chế gặp mấy thằng đậu đại học và lên mạng đọc bài về ông Gate và bầu Đức)
+ Nâng cao sự tự tin và động cơ (hát dở nhưng nếu vào karaoke thì cứ hát vì đó là nơi để... tập hát)
+ Thái độ "vượt lên chính mình")
Tự học
+ Học những gì mình thích, liên quan(có thể học thêm học mò học lỏm không nhất thiết phải "chính quy")
+ Hạn chế những nhàm chán (Bảng tuần hoàn khó học có thể làm thơ về nó cho dễ học)
+ Phát triên kỹ năng tập thể, nhóm (tham gia hoạt động của...xóm trọ, lớp, đoàn,...)
+ Lập kế hoạch cho học tập, cuộc sống
+ Tuân thủ nề nếp (để tạo sự an tâm và an toàn - đừng để nước đến chân mới nhảy)
Tự thích ứng với môi trường
+ Hòa đồng và thân thiện với mọi người (hãy tập...cười khi vào lớp hay gặp ai đó dù xa lạ - nhưng đừng đi ngang quán nhậu nhìn vào cười nhé)
+ Tập lắng nghe thấu cảm và chia sẻ chân thành (đừng lắng nghe và chia sẻ kiểu BGK một số cuộc thi của nước ta)
+ Học kỹ năng sống cơ bản để hạn chế và giải quyết xung đột cuộc sống
+ Tập miễn dịch với những ảnh hưởng tiêu cựcTưởng tượng và tài năng sáng tạo
"Con người không biết tưởng tượng vẫn có thể thu thập được sự kiện. Nhưng nếu không có tưởng tượng sẽ không thể có phát minh vĩ đại, loài người sẽ không phát triển cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần" (Ti-mi-ria-zép)
Quá trình phát triển trí tuệ của con người thường liên quan đến bốn yếu tố. Bẩm sinh di truyền, môi trường sống, giáo dục đào tạo và tự thân rèn luyện. Tưởng tượng chỉ là một trong nhiều nội dung của tự thân rèn luyện.
Dù là học binh, sinh viên đến nhà khoa học, các vị lãnh đạo quản lý, SXKD, đến các văn nghệ sĩ... muốn phát triển tài năng nhất thiết phải biết tưởng tượng.
Trong quá trình nhận thức lý tính phải trải qua quá trình tư duy. Nhưng tư duy không thể đáp ứng được mọi đòi hỏi phức tạp do thực tiễn cuộc sống đặt ra. Có những tình huống có vấn đề, con người khó có thể dùng tư duy mà giải quyết được. Khi đó con người phải dùng đến một qúa trình nhận thức cao cấp khác, đó là tưởng tượng.
Vậy tưởng tượng là gì?
Là con người dựng lên trong óc mình những hình ảnh con người, sự vật, sự kiện mới chưa từng được trực tiếp tri giác hoặc chưa có trong hiện thực.
Hoặc có thể nói, tưởng tượng còn là quá trình nhận thức, phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm bằng cách xây dựng những hình ảnh mới, trên cơ sở những hình ảnh (biểu tượng) đã có.
Ví dụ như nhạc sĩ An Thuyên sáng tác bài "Hành quân lên Tây Bắc" năm 1983. Nhưng 11 năm sau ( l994 ), anh mới có dịp được lên Tây Bắc và mới trực tiếp thấy Tây Bắc… "Vút xa mờ" với Tây Bắc “Mây trắng bồng bềnh như mơ”.
Ngày nay, về mặt khoa học và kỹ thuật con người đã lên thăm được chị Hằng và một số ngôi nhà (hành tinh) khác ngoài trái đất. Con người đã lang thang dưới đáy đại dương tìm cua, tìm vàng và thăm "Vua thủy Tề”. Biết bao nhiêu sự kiện mà trước đây cho là hoang đường, thần bí nay thành sự thật. Tất cả đều bắt đầu từ Tưởng tượng. Lênin từng nói: "Thật là sai lầm nếu nghĩ rằng chỉ có nhà thơ mới cần tưởng tượng. Đó là một định kiến sai lầm ngu xuẩn. Ngay cả trong toán học cũng cần có tưởng tượng. Không có nó thì không thể có phép vi phân và tích phân" ( * )
Có loại tưởng tượng không chủ định và loại tưởng tượng có chủ định.
Loại tưởng tượng không chủ định là loại tưởng tượng mà những hình ảnh xuất hiện trong óc ta không theo một mục đích đặt ra từ trước.
Loại này có hai mức: Tưởng tượng không có sự tham gia của ý thức (khi mơ) và tưởng tượng có sự tham gia ít nhiều của ý thức ở giai đoạn đầu, sau đó mờ đi (Ngắm mây, ngắm cảnh sau đó tưởng tượng ra các loại hình thù).
Loại thứ hai là tưởng tượng có chủ định. Loại này có mục đích, có phương hướng rõ ràng, dựng lên nhưng hình ảnh nhất định nhằm giải quyết một ý muốn cụ thể của con người. Kết quả của tưởng tượng có chủ định bao giờ cũng xuất phát từ thực tiễn, từ những tri thức, kinh nghiệm nhất định mà con người đã tích luỹ được về vấn đề đó. (Những người sáng tác văn học như viết truyện ngắn, tiểu thuyết, làm thơ thấy rất rõ điều này). Vì nó được lựa chọn, phân tích, tổng hợp những nét chủ yếu của các hiện tượng, hình ảnh đã có, đã biết để xây dựng hình ảnh mới.
Loại tưởng tượng này gắn với hoạt động của tư duy, ý chí, với hệ thống tín hiệu thứ hai và luôn được sự điều khiển của ý thức. Điều này, các nhà tâm lý học, giáo dục học, những nhà khoa học, các văn nghệ sĩ... đều rõ. Các người chỉ huy quân sự trước khi bước vào trận đánh, quá trình phán đoán, phân tích tình hình là quá trình tưởng tượng các tình huống có thể xảy ra. Khi dự kiến các phương án tác chiến lại càng phải tưởng tượng cao hơn.
Tưởng tượng có chu định cũng có hai mức.
Một là tưởng tượng tái tạo. Đó là quá trình phản ánh trong óc những hiện tượng mới với bản thân mình bằng cách sử dụng những tài liệu, kinh nghiệm đã có của xã hội loài người, của người khác về các mặt như văn, sử, nghệ thuật, chiến đấu... Có nhiều cách xây dựng tưởng tượng tái tạo càng sâu sắc càng vững vàng thì kết quả càng cao. Các ca sĩ, diễn viên kịch, múa... rất cần sự tưởng tượng phong phú. Khi sáng tác bài thơ Đợi, nhà thơ Vũ Quần Phương đã phải trải qua tưởng tượng khá Phong phú. Sự tưởng tượng này giúp cho nhạc sỹ Huy Thục tưởng tượng tiếp theo lần thứ hai, sáng tác nhạc càng sâu lắng đi vào lòng người. Ca sỹ Thúy Mỵ biểu diễn phải tưởng tượng lần thứ ba như của chính mình. Có ca sĩ khi thể hiện một bài hát tưởng chừng như "rút ruột, rút gan" của mình ra, đưa người nghe đi vào hoàn cảnh, sự kiện và tâm hồn nhân vật.
Như vậy tưởng tượng là cái khuấy động ban đầu của nghệ thuật, là mảnh đất đem lại vàng bạc, châu báu cho các loại hình nghệ thuật. Người ta dùng tưởng tượng để sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật và gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình trong đó.
Tưởng tượng càng phong phú thì giá trị nghệ thuật càng được đầy lên cao. Muốn tưởng tượng tái tạo phong phú nhất thiết phải rèn luyện Trí nhớ.
Mức thứ hai là tưởng tượng sáng tạo. Đây là mức tưởng tượng cao hơn, phức tạp hơn, xây dựng những biểu tượng mới chưa có trong hiện thực. Không có tưởng tượng sáng tạo thì không có bất cứ thành tựu nào trong khoa học xã hội - nhân văn cũng như khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật...
Kết quả tưởng tượng sáng tạo phụ thuộc vào tư tưởng, tri thức, năng lực, kinh nghiệm và nhất là tình cảm và nguồn cảm hứng trong quá trình lao động sáng tạo. Đó là trạng thái đặc biệt của nỗ lực sáng tạo. Nó làm tăng hưng phấn của cảm xúc, tập trung chú ý, tư duy rành mạch, tăng nghị lực, tăng nhiệt tình.
(Chú ý: cảm hứng ngẫu nhiên chỉ là một nhân tố nảy sinh bổ sung thứ yếu, chứ không phải quyết định tưởng tượng sáng tạo. Ví dụ câu chuyện Niu-tơn nhìn quả táo rụng).
Có hai dạng đặc biệt của tưởng tượng sáng tạo là ước mơ và lý tưởng. Ước mơ là những biểu tượng, hình ảnh mong muốn tương lai. Ước mơ đúng, hữu ích là nguồn cổ vũ con người. Ước mơ viển vông dẫn đến hoang tưởng có hại.
Lý tưởng có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước mơ. Lý tưởng là hình ảnh chói sáng mà con người muốn vươn tới. Nó là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người vươn lên giành tới tương lai. Uớc mơ lý tưởng những hoài bão tạo khả năng tiềm tàng và sức mạnh to lớn. Ước mơ sáng tạo là một trong những đức tính quí giá. Vì vậy mỗi người phải biết sử dụng bộ não của mình phát triển trí tưởng tượng.
Về trí tuệ, phải chịu khó học tập để vừa có trình độ chuyên môn sâu vừa hiểu biết rộng. Tuỳ nghề nghiệp còn phải hiểu sâu sắc về con người, biết cóp nhặt, tích luỹ, "tiết kiệm vốn" (kinh nghiệm), nhậy cảm và có niềm tin sâu sắc. Ngày nay, trong doanh nghiệp trên thương trường yêu cầu có trí tuệ cao. Có nhà doanh nghiệp tư nhân đã nói: "Chỉ cần một cú điện thoại về thị trường là ăn không ngon, ngủ không yên, suy nghĩ bạc tóc, tưởng tượng biết bao nhiêu tình huống sẽ xảy ra, bao nhiêu phương án phải đối phó". Đối với sĩ quan quân đội mỗi khi ra chỉ thị, hạ mệnh lệnh trong chiến đấu đều liên quân đến sinh mệnh con người, đến kỹ thuật hiện đại, đến nghệ thuật tác chiến, nên yêu cầu về trí tuệ càng cao, phải trực giác tết và nhanh chóng phát hiện mâu thuẫn.
Về tính cách. Dù là ngành gì, nhưng rõ nhất là văn học nghệ thuật và kể cả các nhà chính trị, theo lý luận thì cần xây dựng cho mình một tính cách riêng, và phải có nghị lực. Đặc biệt phải có gan chịu đựng Vì trong khoa học và kỹ thuật cũng như trong sáng tạo nghệ thuật... đôi lúc và cũng có khi nhiều trường hợp bị đau khổ, cô đơn. Ví như đèn pha ôtô chiếu xa cỡ ngàn mét thấy được đàn trâu, bò cản đường, chiếc đèn pha 3 vôn chiếu xa chục mét thấy được đàn chuột đang ăn, nhưng chiếc đèn dầu hoả xách tay ánh sáng chiếu được vài mét thấy được mấy con gián đang chạy. Người cầm đèn dầu sẽ phản đối người chiếu đèn pha là nói bịa, người soi đèn pin sẽ phản đối người chiếu đèn pha là hoang tưởng... Nếu họ đa số và có quyền lực thì càng phải chịu đựng là vậy.
Người có óc tưởng tượng sáng tạo càng cao thì người bình thường càng khó nhận biết (Ví dụ như ngày 6/3/1946 Bác Hồ ký hiệp định sơ bộ Việt - Pháp, lúc đó nhiều nguồn không hiểu nổi trí tuệ, tầm nhìn xa của Bác).
Về khả năng, phải biết vận dụng lý luận gắn với thực tiễn, biết chọn lọc “đãi cát tìm vàng” duy trì khả năng tập trung cao và định hướng đúng.
Tuy mỗi người, mỗi ngành có sự vận dụng khác nhau, nhưng dù sao cũng có những nét chung mà mỗi con người phải biết tưởng tượng sáng tạo, không có tưởng tượng cao, không thể nhìn được về phía trước, khó có thể trở thành tài năng, nhân tài. Mác-xim-goóc-ki đã nói: "Kẻ nào không biết tới ngày mai, kẻ đó là người bất hạnh".
-------------------------------------Giao tiếp - Khái niệm về Giao tiếp trong Tâm lý học
Một bài đã post rồi nhưng khi tìm lại lại không thấy đâu. Em post lại nếu ở đâu đó còn thì xin anh/chị nhắn lại nhé�
1. Khái niệm� giao tiếp
Giao tiếp là một trong những phạm trù trung tâm của tâm lý học. Tư tưởng về giao tiếp được đề cập đến từ thời cổ đại qua thời kỳ phục hưng và đến giữa thế kỷ XX thì hình thành nên một chuyên ngành Tâm lý học giao tiếp. Ngay từ khi còn là các tư tưởng về giao tiếp đến khi xuất hiện Tâm lý học giao tiếp thì khái niệm, bản chất giao tiếp chưa bao giờ thống nhất hoàn toàn. Mỗi tác giả đề cập đến một mặt, một khía cạnh của hoạt động giao tiếp.
Tuy mới hình thành mấy chục năm gần đây nhưng trong chuyên ngành Tâm lý học đã có nhiều ý kiến, quan điểm, thậm chí trái ngược nhau về giao tiếp. Khi tìm hiểu khám phá bản chất giao tiếp các nhà Tâm lý học đã có các hướng khá rõ nét:
1.1. Trên thế giới
Nhà tâm lý học ng¬ười Mỹ Osgood C.E cho rằng giao tiếp bao gồm các hành động riêng rẽ mà thực chất là chuyển giao thông tin và tiếp nhận thông tin. Theo ông, giao tiếp là một quá trình hai mặt: Liên lạc và ảnh h¬ưởng lẫn nhau. Tuy nhiên ông ch¬ưa đư¬a ra đư¬ợc nội hàm� cụ thể của liên lạc và ảnh hư¬ởng lẫn nhau. Sau ông, nhà tâm lý học ng¬ười Anh M.Argyle đã mô tả quá trình ảnh hư¬ởng lẫn nhau qua các hình thức tiếp xúc khác nhau. Ông coi giao tiếp thông tin mà nó đ¬ược biểu hiện bằng ngôn ngữ hay không bằng ngôn ngữ giống với việc tiếp xúc thân thể của con ng¬ười trong quá trình tác động qua lại về mặt vật lý và chuyển dịch không gian. Đồng thời, nhà tâm lý học Mỹ T.Sibutanhi cũng làm rõ khái niệm liên lạc - nh¬ư là một hoạt động mà nó chế định sự phối hợp lẫn nhau và sự thích ứng hành vi của các cá thể tham� gia vào quá trình giao tiếp hay nh¬ư là sự trao đổi hoạt động đảm bảo cho sự giúp đỡ lẫn nhau và phối hợp hành động. Ông viết: “Liên lạc tr¬ước hết là phư¬ơng pháp hoạt động làm giản đơn hoá sự thích ứng hành vi lẫn nhau của con ngư¬ời. Những cử chỉ và âm điệu khác nhau trở thành liên lạc khi con ng¬ười sử dụng vào các tình thế tác động qua lại”.
Các tác giả trên mới chỉ dừng lại ở sự mô tả bề ngoài của hiện tượng giao tiếp.
Cũng có nhiều ý kiến phản đối những cách hiểu trên, chẳng hạn nh¬ư nhà nghiên cứu ng¬ười Ba Lan Sepanski đ¬ưa ra sự phân biệt giữa tiếp xúc xã hội và tiếp xúc tâm lý (không đư¬ợc phép đồng nhất giữa liên lạc và ảnh h¬ưởng lẫn nhau). Đồng quan điểm với ông có một số nhà nghiên cứu khác như¬ P.M.Blau, X.R.Scott…
Các nhà tâm lý học Liên Xô cũ cũng rất quan tâm tập trung vào nghiên cứu hiện tư¬ợng giao tiếp. Có một số khái niệm đ¬ược đ¬ưa ra như¬ giao tiếp là sự liên hệ và đối xử lẫn nhau (Từ điển tiếng Nga văn học hiện đại tập 8, trang 523 của Nxb Matxcơva); giao tiếp là quá trình chuyển giao tư¬ duy và cảm� xúc (L.X.V¬gôtxki). Còn X.L.Rubinstein lại khảo sát giao tiếp d¬ưới góc độ hiểu biết lẫn nhau giữa ngư¬ời với ng¬ười.
Trư¬ờng phái hoạt động trong tâm lý học Xô Viết cũng đ¬ưa ra một số khái niệm về giao tiếp nh¬ư là một trong ba dạng cơ bản của hoạt động con ngư¬ời, ngang với lao động và nhận thức (B.G.Ananhev); giao tiếp và lao động là hai dạng cơ bản của hoạt động của con ng¬ời (A.N.Lêônchep); và giao tiếp là một hình thức tồn tại song song cùng hoạt động (B.Ph.Lomov).
Một nhà tâm lý học nổi tiếng khác, Fischer cũng đư¬a ra khái niệm về giao tiếp của mình: Giao tiếp là một quá trình xã hội thư¬ờng xuyên bao gồm các dạng thức ứng xử rất khác nhau: Lời lẽ, cử chỉ, cái nhìn; theo quan điểm ấy, không có sự đối lập giữa giao tiếp bằng lời và giao tiếp không bằng lời: giao tiếp là một tổng thể toàn vẹn.
1.2. Ở Việt Nam
Theo “Từ điển Tâm lý học” của Vũ Dũng. Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động. Giao tiếp bao gồm hàng loạt các yếu tố nh¬ư trao đổi thông tin, xây dựng chiến l¬ược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu ngư¬ời khác. Giao tiếp có ba khía cạnh chính: Giao lư¬u, tác động t¬ương hỗ và tri giác.
Theo “Từ điển Tâm lý học” của Nguyễn Khắc Viện. Giao tiếp là quá trình truyền đi, phát đi một thông tin từ một ngư¬ời hay một nhóm cho một ngư¬ời hay một nhóm khác, trong mối quan hệ tác động lẫn nhau (tư¬ơng tác). Thông tin hay thông điệp đ¬ược nguồn phát mà ng¬ười nhận phải giải mã, cả hai bên đều vận dụng một mã chung.
Theo “Tâm lý học đại c¬ương” của Trần Thị Minh Đức (chủ biên). Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con ngư¬ời với con ngư¬ời nhằm mục đích nhận thức, thông qua sự trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, sự ảnh h¬ưởng tác động qua lại lẫn nhau.
Theo “Tâm lý học xã hội” của Trần Thị Minh Đức (chủ biên). Giao tiếp là sự tiếp xúc trao đổi thông tin giữa ngư¬ời với ng¬ười thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, tư¬ thế, trang phục…
Như vậy, có rất nhiều đinh nghĩa khác nhau về giao tiếp, mỗi tác giả tuỳ theo phương diện nghiên cứu của mình đã rút ra một định nghĩa giao tiếp theo cách riêng và làm nổi bật khía cạnh nào đó. Tuy vậy, số đông các tác giả đều hiểu giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng tình cảm…Giao tiếp là phương thức tồn tại của con người.
Nói tóm lại, có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về giao tiếp, và như vậy dẫn đến rất nhiều phương pháp tiếp cận, nghiên cứu các vấn đề về giao tiếp. Các quan điểm trên đây còn nhiều điểm khác nhau nh¬ưng đã phần nào phác họa nên diện mạo bề ngoài của giao tiếp. Giao tiếp và hoạt động không tồn tại song song hay tồn tại độc lập, mà chúng tồn tại thống nhất, chúng là hai mặt của sự tồn tại xã hội của con người. Giao tiếp được coi như:
- Qúa trình trao đổi thông tin
- Sự tác động qua lại giữa người với người.
- Sự tri giác con người bởi con người.
2. Các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp
Với sự nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, ngôn ngữ học, y học…đặc biệt với sự phát triển của tin học và điều khiển học, khái niệm giao tiếp không chỉ đơn thuần như một quá trình truyền đạt thông tin từ một điểm phát tới một điểm thu. Để quá trình giao tiếp phát huy được hiệu quả cao nhất thì phải tính đến các yếu tố tham gia trong giao tiếp.
Theo “Giáo trình tâm lý học xã hội” - PGS.TS Trần Thị Minh Đức chủ biên thì có bẩy yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp. Chúng tôi điểm qua và chỉ đi sâu vào nội dung giao tiếp.
2.1 Chủ thể giao tiếp
Là con người cụ thể tham gia vào quá trình giao tiếp: một người hay nhiều người - đó là ai - với những đặc điểm sinh lý, tâm lý và xã hội ra sao? Tri thức và trình độ hiểu biết…như thế nào? Tất cả các đặc điểm của chủ thể giao tiếp đều ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp.
Giao tiếp người - người thì cả hai đều là chủ thể giao tiếp và đều là đối tượng giao tiếp, vai trò này được chuyển đổi linh hoạt thường xuyên trong quá trình giao tiếp. Họ không chỉ là người nói và người nghe vì mọi giác quan đều tham gia vào quá trình này, từ dáng điệu, cử chỉ, ánh mắt, vẻ mặt, thậm chí cả mùi nước hoa…
2.2. Mục đích giao tiếp
Nhằm thoả mãn nhu cầu nào - nhu cầu trao đổi thông tin, nhu cầu chia sẻ tình cảm, nhu cầu tiếp xúc giải trí, nhu cầu được khẳng định trước người khác…
2.3. Nội dung giao tiếp
Nội dung giao tiếp là những vấn đề mà chủ thể đề cập đến khi giao tiếp với người khác.
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình giao tiếp thể hiện ở thông tin cần truyền đạt. Thông tin cần phải được cấu trúc như thế nào để nó phản ánh được đúng nội dung cần truyền đạt, cũng như đến được người thu với kết quả cao nhất. Đối với các chủ thể giao tiếp, thông tin có thể đã biết hoặc chưa biết, muốn biết hoặc không muốn biết. Nội dung thông tin có thể đem lại điều tốt lành hoặc gây thất thiệt hoặc chỉ đơn giản là một điều thông báo…
Trong nội dung giao tiếp người ta thường chia ra hai loại: nội dung tâm lý và nội dung công việc.
2.3.1. Nội dung tâm lý trong giao tiếp
Nội dung tâm lý trong giao tiếp bao gồm các thành phần cơ bản là nhận thức, thái độ xúc cảm và hành vi.
- Ở bất kỳ một cuộc giao tiếp nào giữa con người với con người đều để lại trong chủ thể và đối tượng giao tiếp một phẩm chất nhất định về nhận thức. Nội dung nhận thức trong giao tiếp rất phong phú, đa dạng và sinh động. Thông qua giao tiếp để người ta trao đổi vốn kinh nghiệm, tranh luận về quan điểm, thái độ. Sau mỗi lần giao tiếp mọi thành viên đều nhận thức thêm được những điều mới mẻ. Thông qua giao tiếp để người ta truyền đạt và lĩnh hội những tri thức về tự nhiên, xã hội. Cũng chính thông qua giao tiếp để người ta hiểu biết lẫn nhau.
Như vậy, nội dung nhân thức có thể xảy ra trong suốt cả quá trình giao tiếp hoặc chỉ xẩy ra mạnh mẽ tại thời điểm gặp gỡ. Dù ở thời điểm nào thì kết thúc quá trình giao tiếp cũng đưa lại cho con người một nhận thức, một hiểu biết mới.
- Thành phần thái độ cảm xúc: Từ thời điểm bắt đầu, qua diễn biến rồi đến kết thúc của một quá trình giao tiếp đều biểu hiện một trạng thái xúc cảm nhất định của chủ thể và đối tượng giao tiếp. Trong giao tiếp, ngoài sự định hướng về hình thể, nội dung giao tiếp, con người bao giờ cũng thể hiện thái độ của mình trước khi bắt đầu tiếp xúc: Thiện chí, hữu nghị hay lãnh đạm, thiếu quan tâm…Những thái độ cảm xúc này mang tính định hướng cho quá trình giao tiếp, chúng thay đổi cùng với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp, có thể từ thiện chí đến không thiện chí, từ thờ ơ đến quan tâm…
- Hành vi, một nội dung tâm lý quan trọng trong quá trình giao tiếp. Nó được biểu hiện qua hệ thống những vận động của đầu, chân tay, nét mặt, ánh mắt, miệng, ngôn ngữ…sự vận động của toàn bộ những bộ phận trên hợp thành hành vi giao tiếp. Tất cả những hành vi đó đều chứa đựng một nội dung tâm lý nhất định trong một hoàn cảnh cụ thể.
2.3.2. Nội dung công việc.
Nội dung công việc trong giao tiếp chỉ tính chất mối quan hệ xã hội. Nội dung công việc trong giao tiếp chỉ tính chất mối quan hệ xã hội. Nội dung công việc mang tính chất tạm thời, vụ việc xẩy ra trong quan hệ con người với con người. Bất kỳ một tiếp xúc nào giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp đều tìm thấy một.nội dung nhất định. Ngay trong nội dung công việc cũng phải có nội dung tâm lý biểu hiện. Công việclà sự biểu hiện bên ngoài, công việc thực hiện tốt hay không tốt được các nội dung tâm lý hướng dẫn, kích thích như là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm trực tiếp. Giao tiếp trong công việc bao giờ cũng mang tính chất hoàn cảnh, tình huống, xảy ra trong thời gian ngắn, nhưng chính thái độ và hành vi ứng xử của chủ thể và đối tượng giao tiếp ở những tình huống này chứa đựng một bản chất thực vốn có của mọi người.
Như vậy, nội dung giao tiếp có thể luôn được thể hiện ở bất kỳ một quá trình giao tiếp nào, đó là một trong những đặc trưng của giao tiếp.
Nội dung giao tiếp chịu ảnh hưởng của lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính…của các chủ thể giao tiếp. Ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh, điều kiện giao tiếp cũng như trạng thái tâm lý của chủ thể.2.4. Phương tiện giao tiếp
Được thể hiện thông qua các hệ thống tín hiệu giao tiếp ngôn ngữ (gồm tiếng nói và chữ viết) và giao tiếp phi ngôn ngữ (nét mặt, giọng nói, cử chỉ, tư thế…)
2.5. Hoàn cảnh giao tiếp
Là bối cảnh trong đó diễn ra quá trình giao tiếp, bao gồm� cả khía cạnh vật chất và khía cạnh xã hội.
Khía cạnh vật chất thí dụ như địa điểm, kích thước không gian gặp gỡ, số người hiện diện, khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, màu sắc đồ vật xung quanh…Đây là những khía cạnh nằm bên ngoài các đối tượng đang giao tiếp.
Khía cạnh xã hội ví dụ như mục đích giao tiếp, quan hệ giao tiếp.
2.6. Kênh giao tiếp
Là đường liên lạc giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Vì vậy phải tổ chức kênh sao cho quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả nhất. Thí dụ: Kênh giao tiếp là thị giác thì cần phải cấu trúc bài viết ra sao và làm thế nào để đối tượng giao tiếp nhìn thấy rõ các chữ viết…
2.7. Quan hệ giao tiếp
Thể hiện mối tương quan giữa các chủ thể giao tiếp. Chẳng hạn như mức độ thân sơ, vai vế, uy tín, địa vị xã hội, tuổi tác… giữa họ.
Chán kí rồi.... Giao tiếp - Khái niệm về Giao tiếp trong Tâm lý học
3. Đặc trưng cơ bản của giao tiếp
Theo cuốn Tâm lý học đại cương - Trần Thị Minh Đức (chủ biên), giao tiếp có những đặc trưng cơ bản sau
3.1. Mang tính nhận thức
Cá nhân ý thức được mục đích giao tiếp, nhiệm vụ, nội dung của tiến trình giao tiếp, phương tiện giao tiếp; ngoài ra còn có thể hiểu đặc trưng được của giao tiếp là khả năng nhận thức và hiểu biết lẫn nhau của các chủ thể giao tiếp, nhờ đó tâm lý, ý thức con người không ngừng được phát triển. Nếu không giao tiếp với những người xung quanh, đứa trẻ không nhận thức được.
3.2. Trao đổi thông tin
Dù với bất kì mục đích nào, trong quá trình giao tiếp cũng xảy ra sự trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, nhân sinh quan. Nhờ đặc trưng này mà mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình theo những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, của nghề nghiệp, của vị trí xã hội mà họ chiếm� giữ. Cũng nhờ đặc trưng này, những phẩm� chất tâm lý, hành vi ứng xử, thái độ biểu hiện của con người được nảy sinh và phát triển theo các mẫu hình “nhân cách” mà mỗi cá nhân mong muốn trở thành.
3.3. Giao tiếp là một quan hệ xã hội, mang tính chất xã hội.
Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện thông qua giao tiếp người - người. Con người vừa là thành viên tích cực của các mối quan hệ xã hội vừa hoạt động tích cực cho sự tồn tại và phát triển của chính các quan hệ xã hội đó.
3.4. Giao tiếp giữa các cá nhân mang tính chất lịch sử phát triển xã hội.
Giao tiếp bao giờ cũng được cá nhân thực hiện với nội dung cụ thể, trong khung cảnh không gian và thời gian nhất định.
3.5. Sự kế thừa chọn lọc
Giao tiếp bản thân nó chứa đựng sự kế thừa, sự chọn lọc, tiếp tục sáng tạo những giá trị tinh thần, vật chất thông qua các phương tiện giao tiếp nhằm lưu giữ, gìn giữ những dấu ấn về tư tưởng, tình cảm, vốn sống kinh nghiệm của con người. Giao tiếp được phát triển liên tục không ngừng đối với cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, cộng đồng tạo thành nền văn hoá, văn minh của các thời đại.
Trong cuốn Tâm lý học xã hội, giao tiếp còn có những đặc trưng cơ bản khác như:
3.6. Tính chủ thể trong quá trình giao tiếp
Quá trình giao tiếp được thực hiện bởi các cá nhân cụ thể: một người hoặc nhiều người. Các cá nhân trong giao tiếp là các cặp chủ thể - đối tượng luôn đổi chỗ cho nhau, cùng chịu sự chi phối và tác động lẫn nhau tạo thành “các chủ thể giao tiếp”. Mức độ ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể giao tiếp và hiệu quả giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào các đặc điểm� cá nhân của chủ thể như vị trí xã hội, vai trò xã hội, tính cách, uy tín, giới tính, tuổi tác…cũng như các mối quan hệ và tương quan giữa họ.
3.7. Sự lan truyền, lây lan các cảm xúc, tâm trạng.
Sự biểu cảm thể hiện đầu tiên bằng nét mặt có ý nghĩa tiến hoá sinh học cũng như ý nghĩa tâm lý - xã hội, nó phản ánh khả năng đồng cảm, ảnh hưởng lẫn nhau của con người. Sự chuyển toả các trạng thái cảm xúc này hay khác không thể nằm ngoài khuôn khổ của giao tiếp xã hội.
4. Chức năng của giao tiếp
Các Mác khẳng định sự thống nhất của tiếng nói, ý thức và giao tiếp:� ý thức cũng như tiếng nói xuất hiện từ sự cần thiết của giao tiếp.
Giao tiếp có một ý nghĩa hết sức lớn lao đối với đời sống con người. Nhu cầu liên quan tới một số lượng lớn những nhu cầu cơ bản của con người bởi vì giao tiếp là điều kiện cần thiết cho sự phát triển bình thường của con người với tư cách là một thành viên của xã hội, một nhân cách . R.Noibe - một nhà khoa học người Đức đã viết “Căm thù người khác còn hơn phải sống cô độc”. Sự giao tiếp không đầy đủ về số lượng , nghèo nàn về nội dung của trẻ nhỏ đối với người lớn đã dẫn đến hậu quả nặng nề là bệnh Hospitalism mặc dù được nuôi dưỡng tốt, trẻ lớn lên trong điều kiện “đói giao tiếp đều bị trì trệ trong sự phát triển tâm lý cũng như thể� chất. Vì vậy, giao tiếp đối với người khác là một nhu cầu thiết yếu của con người.
Có rất nhiều cách phân chia và nhiều quan điểm khác nhau về chức năng của giao tiếp.
4.1. Theo tác giả Trần Hiệp, chức năng cơ bản của giao tiếp bao gồm:
- Chức năng thông tin liên lạc
Chức năng này bao quát tất cả các quá trình truyền và nhận thông tin.� Với tư cách là một quá trình truyền tín hiệu, chức năng này có cả ở người và động vật. Tuy nhiên, con người khác con vật ở chỗ có hệ thống tín hiệu thứ hai, quá trình truyền tin được phát huy đến tối đa tác dụng của nó và kết quả là con người có khả năng truyền đi bất cứ thông tin, tín hiệu gì mình muốn. Chức năng ngày thể hiện ở cả chủ thể giao tiếp và đối tượng giao tiếp, nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó như nhu cầu truyền tin, nhu cầu tình cảm, nhu cầu tiếp xúc, giải trí… . Nhưng cũng chính vì con người có hệ thống tín hiệu thứ hai, có ý thức, có trí tuệ phát triển hơn so với các động vật khác mà hiệu quả của quá trình này có thể được tăng lên hay giảm đi.
- Chức năng điều chỉnh điều khiển hành vi.
Thông qua giao tiếp, cá nhân không chỉ có khả năng điều chỉnh hành vi của mình mà còn có thể điều chỉnh hành vi của người khác. Chức năng này chỉ có ở người với sự tham gia của quá trình nhận thức, của ý chí và tình cảm. Khi tiếp xúc, trao đổi thông tin với nhau, các chủ thể giao tiếp đã hoặc đang ý thức được mục đích, nội dung giao tiếp, thậm chí còn có thể dự đoán được kết quả đạt được sau quá trình giao tiếp. Nhằm đạt được mục đích mong muốn, các chủ thể thường linh hoạt tuỳ theo tình huống thời cơ mà lựa chọn, thay đổi cách thức hoặc phương hướng, phương tiện giao tiếp sao cho phù hợp. Chức năng này thể hiện khả năng thích nghi lẫn nhau của các chủ thể giao tiếp, ngoài ra nó còn thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt của các phẩm chất tâm lý cá nhân trong giao tiếp. Hơn thế nữa, chức năng này còn thể hiện vai trò tích cực của các chủ thể giao tiếp trong quá trình giao tiếp, điều này chỉ có được trong giao tiếp xã hội5.
- Chức năng kích động liên lạc
Chức năng này có liên quan đến lĩnh vực cảm xúc của con người. Trong quá trình giao tiếp, không chỉ xảy ra các quá trình truyền tin hay các tác động điều chỉnh, mà còn xuất hiện các trạng thái cảm xúc của những người tham gia. Qua quan sát thực tế cuộc sống, ta thấy giao tiếp thường nảy sinh trong chính những thời điểm mà người ta muốn thay đổi trạng thái cảm xúc của mình. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có tác dụng rất lớn đối với chức năng này.
Ngoài cách phân chia chức năng của giao tiếp như trên, người ta có thể phân chia chức năng của giao tiếp thành: tổ chức hoạt động chung, nhận thức giữa người với người, hình thành và phát triển quan hệ liên nhân cách.
Cả hai kiểu phân loại chức năng giao tiếp trên không loại trừ lẫn nhau, mà chúng chứng tỏ rằng giao tiếp cần được nghiên cứu như một quá trình nhiều mặt đặc trưng bởi tính năng động cao và đa chức năng, tức là việc nghiên cứu giao tiếp đặt ra việc sử dụng các phương pháp phân tích hệ thống.
4.2. Theo GS.TS.Phạm Minh Hạc, chức năng giao tiếp được phân chia thành hai nhóm.
- Nhóm các chức năng thuần tuý xã hội bao gồm� các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm, các tập thể, các tổ chức tạo thành xã hội.
- Nhóm các chức năng tâm lý - xã hội là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu của từng thành viên xã hội với người khác. Tránh cho người khác rơi vào tình trạng cô đơn, một trạng thái nặng nề khủng khiếp, nhiều khi dẫn đến bệnh tật hoặc sự tự sát.
4.3. Theo B.Ph.Lômôv và A.A.Bôđaliôv thì giao tiếp có ba chức năng:
- Chức năng thông tin.
- Chức năng điều khiển, điều chỉnh.
- Chức năng đánh giá thái độ giao tiếp.
4.4. Theo Ngô Công Hoàn� nếu coi giao tiếp là một phạm trù của Tâm lý học hiện đại thì bản thân quá trình giao tiếp thực hiện các chức năng:
- Chức năng định hướnghoạt động của con người.
- Chức năng điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người.
Các quan điểm trên xuất phát từ những quan điểm khác nhau, những hướng nghiên cứu khác nhau nên cũng có những điểm khác nhau. Song tựu trung lại các quan điểm trên đều đã nêu ra được các chức năng cơ bản của giao tiếp theo nhiều hướng tiếp cận khác nhau.
5. Phân loại giao tiếp
Từ mỗi hướng nghiên cứu giao tiếp khác nhau, người ta có những cách phân loại giao tiếp khác nhau.
5.1. Theo PGS.TS Trần Thị Minh Đức
Giao tiếp được phân chia như sau
5.1.1. Căn cứ vào tính chất trực tiếp hay gián tiếp của quá trình giao tiếp
- Giao tiếp trực tiếp: Là sự tiếp xúc, trao đổi giữa các chủ thể giao tiếp, được thực hiện trong cùng một khoảng không gian và thời gian nhất định - giao tiếp trực tiếp còn gọi là đàm thoại. Có hai hình thức đàm thoại
+ Đối thoại: Là loại giao tiếp có tính chất trò chuyện, trao đổi của hai phía chủ thể và đối tượng. Trong đối thoại luôn có sự thay đổi vị trí người nói, nhờ đó hai bên hiểu được đối tượng của mình, kịp thời điều chỉnh hành vi, cử chỉ, cách nói cho phù hợp. Đối thoại thể hiện qua các hình thức như trò chuyện, phỏng vấn, bàn luận…
+ Độc thoại: Là loại giao tiếp trong đó chỉ có người nói, mà không có sự đáp lại của các đối tượng trong giao tiếp như diễn thuyết, nghe giảng. Độc thoại đòi hỏi người nói phải có trình độ hiểu biết về vấn đề trình bầy, phải có khả năng biểu cảm tốt và phải nắm vững các yếu tố làm nên hiệu quả của giao tiếp.
- Giao tiếp gián tiếp: Là giao tiếp được thực hiện qua các phương tiện trung gian như điện thoại, thư tín, sách báo, tivi…Ưu điểm của giao tiếp gián tiếp là tính nhanh chóng, thuận lợi hơn so với� giao tiếp trực tiếp. Tuy vậy nó có một số hạn chế như phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, kém sinh động, kém hiệu quả hơn. Trong loại giao tiếp này, hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ không đóng vai trò quan trọng.
5.1.2. Căn cứ vào mục đích giao tiếp
- Giao tiếp chính thức: Là� giao tiếp giữa các cá nhân đại diện cho nhóm, hoặc giữa các nhóm mang tính hình thức, được thực hiện theo các lễ nghi nhất định, được quy định bởi các nhóm chuẩn mực xã hội hoặc pháp luật. Trong giao tiếp chính thức, nội dung thông báo rõ ràng, khúc triết, ngôn ngữ đóng vai trò chủ đạo, thể hiện ở hình thức hội họp, bàn luận, ký kết…Giao tiếp chính thức nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể, mang tính thiết thực. Ví dụ các cuộc thăm viếng chính thức của những nguyên thủ Quốc gia, cuộc họp chính thức của hội đồng quản trị một công ty…
- Giao tiếp không chính thức: Là giao tiếp không mang tính hình thức, không có sự quy định về lễ nghi. Các hình thức giao tiếp cũng như cách phục trang, địa điểm, hoàn cảnh giao tiếp…thường không bị lệ thuộc, không gò bó. Đó là giao tiếp giữa các cá nhân hoặc nhóm mang tính chất cá nhân, không đại diện cho ai hay tổ chức, nhóm nào cả. Mục đích giao tiếp thường nhằm làm thoả mãn nhu cầu tiếp xúc, giải trí… nên bầu không khí giao tiếp mang tính chất thân mật, gần gũi, hiểu biết lẫn nhau.
5.1.3. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp
5.1.3.1. Phân loại theo số lượng người tham gia
- Giao tiếp song đôi: chủ thể và đối tượng giao tiếp là hai cá nhân tiếp xúc với nhau. Đây là hình thức giao tiếp cơ bản, có đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người (trẻ với mẹ) và phổ biến nhất. Khi mang tính chất công việc, thường dĩên ra nhanh gọn và dễ đạt hiệu quả cao, nghi thức đơn giản, gần gũi với các đối tượng tham gia, tiện lợi trong mọi hoàn cảnh và địa điểm.
- Giao tiếp nhóm: là giao tiếp giữa cá nhân với nhóm hoặc giữa các thành viên trong và ngoài nhóm với nhau. Đây là kiểu giao tiếp “đại trà”, thường nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhiều người, nội dung giao tiếp không bí mật và mất thời gian. Trong giao tiếp nhóm,vai trò chính vẫn thuộc về một hoặc vài người là đại diện nên thường không đòi hỏi mọi người phải tham gia đầy đủ, trừ khi cần thiết.
5.1.3.2. Phân loại theo tính chất nghề nghiệp
Mỗi nghề nghiệp quy định một hình thức giao tiếp khác nhau. Cách thức giao tiếp này thường chỉ xuất hiện ở những người đã có sự ổn định về tính cách, có năng lực nhận thức, hiểu biết nhất định đặc biệt trong một lĩnh vực hoạt động nào đó. Trong giao tiếp theo tính chất nghề nghiệp, các đặc điểm nghề nghiệp gần như bao trùm lên phong cách ứng xử của các chủ thể giao tiếp; nó quy định tích cách, cách biểu hiện ngôn ngữ, cách biểu hiện nét mặt, cử chỉ, giọng điệu, tư thế… cũng như quy định tính chất, nội dung của thông tin. Vì thế qua giao tiếp ta có thể nhận ra được nghề nghiệp của người cùng tham gia giao tiếp, là một nhà giáo, hay một nhà buôn, hay một bác sỹ…
5.2. Trong tâm lý học xã hội
Giao tiếp được chia ra làm ba loại
5.2.1. Giao tiếp định hướng xã hội:
Chủ thể giao tiếp với tư cách đại diện cho xã hội, cộng đồng người. Giao tiếp nhằm truyền tin, thuyết phục hoặc kích thích đối tượng giao tiếp hoạt động. Ví dụ như những báo cáo, bài giảng về các chính sách, đường lối đối nội, đối ngoại của một chế độ xã hội.
5.2.2. Giao tiếp định hướng - nhóm:
Chủ thể giao tiếp không đại diện quyền lợi của một nhóm xã hội nhằm giải quyết những vấn đề trong nhóm đặt ra trong học tập, sản xuất, kinh doanh, chiến đấu.
5.2.3. Giao tiếp định hướng - cá nhân:
Chủ thể giao tiếp không đại diện quyền lợi cho nhóm xã hội nào cả, mà hoàn toàn vì mục đích cá nhân xuất phát từ động cơ, nhu cầu, hứng thú, sở thích…của cá nhân.
Mặc dù giao tiếp theo cách nào thì các loại giao tiếp nói trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng phong phú đa dạng.
6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp.� �
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp.
6.1. Theo B.s Nguyễn Khắc Viện
Giữa bên phát tín hiệu và bên nhận tín hiệu có khi không thể trao đổi, và thường là dễ hiểu lầm nhau, do khác nhau về tuổi tác, về nghề nghiệp, lối sống, trình độ kinh tế văn hoá…Có thể hiểu như sau:
+ Người phát nói không rõ ý của mình.
+ Cùng một nội dung được hai bên hiểu khác nhau.
+ Do lễ nghi, cấm kỵ, có những điều được phép nói ra,hay không được phép nói ra, làm cho người phát và người nghe có thể không phát ra hay không tiếp nhận.
+ Do cương vị của hai bên trong một tổ chức, có trên có dưới; cấp trên thường nghĩ rằng mình rộng rãi với cấp dưới, nhắc đi nhắc lại cấp dưới có thể nói thẳng nói thật, nhưng ít khi cấp dưới nghĩ như vậy.
+ Lựa chọn không đúng kênh
+ Hình tượng của người tiếp nhận trong tâm trí của người phát, cần có tín hiệu hai chiều. Người phát tiếp nhận phản ứng của người nghe để điều chỉnh ứng xử của mình. Tóm lại, chính người phát phải thoát khỏi chủ quan, cố gắng thích ứng với người nghe.
6.2. Theo Laswell - nhà nghiên cứu đầu tiên về truyền thông
Với cách hiểu truyền thông cũng là một dạng giao tiếp, trong đó có những phương tiện quy mô lớn như báo chí, đài, tivi…) hay giao tiếp là là một dạng truyền thông, trong đó nguồn phát và nguồn thu đều là con người, Laswell đã đưa ra các yếu tố cần quan tâm khi truyền đạt để truyền thông có hiệu quả:
+ Chủ thể giao tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả giao tiếp không chỉ bởi những hiểu biết của anh ta mà còn chính bởi anh ta là người như thế nào. Nếu anh ta có hình ảnh tốt về bản thân, cởi mở, làm chủ được cảm xúc và các phản ứng của mình, biết rõ động cơ giao tiếp của mình… thì sẽ có nhiều thuận lợi để tiến hành một cuộc giao tiếp thành công và ngược lại.
+ Nội dung giao tiếp cần phải được xác định từ trước trên cơ sở những mục tiêu cụ thể mà chủ thể muốn đạt được sau quá trình giao tiếp.
+ Đối tượng giao tiếp sẽ tiếp nhận thông tin qua lăng kính chủ quan riêng của họ. Để giao tiếp thành công cần phải tìm hiểu về đối tượng mà chủ thể giao tiếp muốn tiến hành giao tiếp từ trước khi giao tiếp xảy ra và cả trong quá trình giao tiếp thông qua việc quan sát đối tượng, nắm bắt sự đáp ứng của họ và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp. Bên cạnh đó kết quả giao tiếp sẽ tốt hơn nếu bạn xác định được đúng đối tượng, đúng nội dung, đúng mức độ, phạm vi thông tin sẽ truyền đạt, đúng thời điểm, đúng nơi đúng chỗ…
+ Phương tiện truyền thông và kênh thông tin được sử dụng cần phải phù hợp thì cuộc giao tiếp mới thành công, nếu không phù hợp sẽ dẫn tới thất bại hoặc giảm� hiệu quả.
+ Trước khi tiến hành giao tiếp cần xem xét đến hiệu quả sẽ đạt được sau đó để không lãng phí thời gian, tiền của và công sức, đặc biệt đối với truyền thông.
Muốn đạt hiệu quả cao nhất như mong muốn, cần trả lời cặn kẽ các câu hỏi nêu trên và kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố thì sẽ có điều kiện thành công.
- Sự phản hồi. Đối với cá nhân phản hồi một cách trung thực sẽ giúp chúng ta sống thoải mái vì nếu để bụng khi không thể chịu đựng được nữa dễ dẫn đến chia rẽ, bất hợp tác, giao tiếp thất bại. Nhưng cũng cần lưu ý đến cách phản hồi vì đó là cả một nghệ thuật, nếu không khéo cũng sẽ làm cho giao tiếp gặp khó khăn hay thất bại.
- Nghệ thuật lắng nghe. Để thành công trong giao tiếp, ngoài việc luyện khả năng trình bày diễn đạt chúng ta còn rất biết lắng nghe. Biết lắng nghe sẽ giúp chúng ta phản hồi được một cách trung thực những gì người kia nói và hiểu chúng ta. Lắng nghe không hề dễ, cần phải luyện tập mới có được khả năng này, nhưng nếu đã thực hiện được thì gần như bạn đã nắm được phần nhiều thành công trong giao tiếp.
7. Các phương tiện giao tiếp
Giao tiếp là một quá trình xã hội thường xuyên bao gồm các ứng xử rất đa dạng và phong phú, thể hiện qua ngôn ngữ nói và viết: qua nét mặt, cử chỉ, tư thế, giọng nói, trang phục, cách sử dụng không gian trong giao tiếp… Đó là một hệ thống toàn vẹn, không có sự tách rời giữa biểu hiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ trong giao tiếp.
Các phương tiện giao tiếp là cách thức để biến những mục đích giao tiếp thành hiện thực trong thực tế.
7.1. Giao tiếp ngôn ngữ
Giao tiếp ngôn ngữ là sự giao tiếp được tiến hành thông qua hệ thống tín hiệu thứ hai: lời nói và chữ viết.
Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng cơ bản nhất trong hệ thống giao tiếp xã hội bởi nó có những chức năng: chức năng thông báo, chức năng diễn cảm và chức năng tác động.
Giao tiếp ngôn ngữ có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức. Trong giao tiếp, tuỳ vào đối tượng, mục đích, hoàn cảnh… mà người ta sử dụng các hình thức biểu đạt ngôn ngữ khác nhau. Theo như cách chia của trường phái Palo Alto thì có giao tiếp chỉ định và giao tiếp loại suy, hay bác sỹ Nguyễn Khắc Viện thì lại gọi là giao tiếp nói chỉ (chỉ định) và giao tiếp nói ví (loại suy). Trong tiếng Việt, tương ứng với các cách gọi như trên ta còn có thể gọi là hiển ngôn (nói chỉ) hay hàm ngôn (nói ví).
- Kiểu chỉ nói theo những quy ước rõ ràng ngôn ngữ nói hay viết với từ vựng, nghữ nghĩa nhất định. Ngôn ngữ toán học, vi tính, chữ người mù thuộc kiểu này.
- Kiểu ví vận dụng giọng nói, tư thế, cử chỉ tức những kênh cận ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ diễn tả tình cảm, và những yếu tố chủ quan, quan hệ cảm xúc giữa hai bên đối thoại. Ở đây không có những chỉ báo nói rõ mạch lạc, khung cảnh, bối cảnh.
=>� Giữa hai kiểu này có thể ăn khớp hay không và mọi sự giao tiếp đều diễn ra trong một bối cảnh nhất định
- Ngôn ngữ tình thái nhằm phản ánh khía cạnh tâm lý, xã hội của chủ thể, giúp cho đối tượng hiểu được tốt hơn ý nghĩa của nội dung thông tin. Ngôn ngữ tình thái phản ánh thái độ của người nói đối với thông tin mình nói ra, cách người đó đánh giá tính hiện thực hay không hiện thực, mức độ của tính xác thực, tính tất yếu, tính khả năng, tính chất mong muốn hay đáng tiếc của điều thông báo.
Muốn hiểu được khía cạnh tâm lý xã hội của ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp, ngoài các quy tắc sử dụng ngôn ngữ của mỗi dân tộc, đối tượng giao tiếp còn phải tìm hiểu cách diễn đạt ngôn ngữ của mỗi cộng đồng, mỗi nền văn hoá thông qua những thoả thuận ngầm về các quy tắc ứng xử của các cộng đồng hay nền văn hoá đó.
Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp còn phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, chủ thể và đối tượng giao tiếp cũng như mối quan hệ giữa họ.
Tin đồn là một phương thức giao tiếp ngôn ngữ phổ biến trong đời sống hàng ngày và trong các tổ chức xã hội. Khi thông tin được truyền miệng từ người này sang người khác, các chi tiết bị quên lãng hoặc bị nhớ thiếu chính xác, các ngôn ngữ bị thay thế khi kể truyền tiếp, nội dung và cách hiểu câu chuyện phụ thuộc nhiều vào đặc điểm� cá nhân mỗi người… vì thế tin đồn thường bị méo mó sai lệch, thiếu chính xác.
Qua việc phân tích như trên, ta nhận thấy trong giao tiếp ngôn ngữ gặp phải một số hạn chế do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
- Chủ quan
+ Giữa các chủ thể và đối tượng giao tiếp đã không thể tạo ra được điểm tương đồng do không xác định được những chuẩn mực ứng xử cá nhân hoặc do những ức chế tích dồn ở các cá nhân trong quá trình giao tiếp. Kết thúc dễ dẫn đến va chạm, xung đột.
+ Qúa trình giao tiếp phân chia làm hai cực, mỗi bên - chủ thể và đối tượng giao tiếp - bảo vệ ý kiến riêng của mình, không có sự chấp nhận, dung hoà…Kết cục là không đem lại kết quả như mỗi bên mong muốn.
+ Khi một bên đối thoại có những biểu hiện nổi loạn tâm lý, tư duy “không bình thường”.
- Khách quan
+ Do sự khác nhau về phong tục tập quán, ngôn ngữ, trình độ phát triển về văn hoá - xã hội ở các địa phương, các dân tộc và các quốc gia khác nhau
+ Môi trường giao tiếp: Tiếng ồn, nhiệt độ …
7.2. Giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp phi ngôn ngữ được thể hiện thông qua sự vận động của cơ thể như cử chỉ, tư thế, nét mặt; thông qua cách trang phục hoặc tạo ra khoảng không gian nhất định khi tiếp xúc.
Giao tiếp phi ngôn ngữ ra đời trước giao tiếp ngôn ngữ, có cội nguồn sinh học dựa trên cơ sở hành vi bản năng gắn liền với quá trình tiến hoá, di truyền từ thế giới động vật. Trong giao tiếp phi ngôn ngữ, không phải lúc nào cũng có sự tham gi của ý thức, vì thế nên qua hình thức giao tiếp này người ta thường bộc lộ chân thật các cảm nghĩ, thái độ, ý kiến… của mình, tuy nhiên lại không dễ hiểu được chúng. Đây là kiểu giao tiếp được thể hiện thông qua sự vận động của cơ thể như cử chỉ, tư thế, nét mặt, giọng nói; thông qua sự vận động của cơ thể như cử chỉ, tư thế, nét mặt, giọng nói. Thông qua cách trang phục hoặc tạo ra khoảng không gian nhất định khi tiếp xúc.
Giao tiếp phi ngôn ngữ có hai chức năng cơ bản đó là:
- Chức năng biểu hiện trạng thái cảm xúc nhất thời: thông qua nét mặt, điệu bộ, giọng nói… chủ thể giao tiếp biểu hiện các tâm tư, sắc thái trạng thái cảm xúc khác nhau, các trạng thái cảm xúc này lan truyền sang đối tượng giao tiếp, làm� ảnh hưởng rất lớn đến đối tượng giao tiếp.
- Chức năng biểu hiện các đặc trưng cá nhân: Thông qua “ngôn ngữ cơ thể” như cử chỉ, ánh mắt, giọng nói, điệu bộ, trang phục…một cách vô tình hay hữu ý, chủ thể giao tiếp nhận biết được đối tượng giao tiếp của mình là ai, tính cách như thế nào, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội…của họ ra sao.
Giao tiếp phi ngôn ngữ được phân thành hai loại: có chủ định và không chủ định.
- Giao tiếp không chủ định: Là những biểu hiện mang tính bản năng của các hành vi, tư thế, nét mặt…xuất hiện theo phản xạ, tự động; diễn ra không có sự kiểm soát của ý thức. Đó là những biểu hiện của hành vi vô thức. Giao tiếp phi ngôn ngữ không chủ định thường xuất hiện ở trẻ em, những người văn hoá thấp…
- Giao tiếp phi ngôn ngữ có chủ định: Đó là những biểu hiện của các hành vi, cử chỉ, các biểu cảm nét mặt có ý thức, có mục đích với sự cố gắng của ý chí. Giao tiếp phi ngôn ngữ có chủ định thường diễn ra ở những người có trình độ văn hoá cao, những người cao tuổi giàu kinh nghiệm…
Các kênh của giao tiếp phi ngôn ngữ gồm có: tư thế, giọng nói, âm thanh…Tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng lớn trong quá trình giao tiếp.
Như vậy, nếu chúng ta biết cách quan sát kỹ lưỡng, học được một số kỹ năng sử dụng hiệu quả cử động cơ thể cũng như không gian… thì hiệu quả giao tiếp sẽ được nâng lên rất nhiều. Qua giao tiếp phi ngôn ngữ, chúng ta hoàn toàn có thể nhận ra được tính cách, tâm trạng hay vị trí xã hội của một người dù ta mới tiếp xúc lần đầu. Giao tiếp phi ngôn ngữ đã và đang được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học thuộc nhiều trường phái tâm lý hội trên thế giới.� � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � � �
KẾT LUẬN
Giao tiếp là một hình thức hoạt động của con người. Thông qua giao tiếp, những mối quan hệ giữa con người được kiến tạo. Sự hiểu biết và nắm những quy luật của giao tiếp góp phần làm tăng hiệu quả lao động và điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Giao tiếp xã hội là một chủ đề thu hút được sự quan tâm của mọi người trong xã hội, đặc biệt là của các nhà Tâm lý học. Có biết bao quyển sách dạy về ứng xử, giao thiệp xã hội, đắc nhân tâm, bí quyết thành công trong ứng xử, bí quyết thành công trong giao tiếp kinh doanh, ngôn ngữ cơ thể…Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn luôn khẳng định với chúng ta rằng, để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp không hề dễ dàng. Hiểu biết những vấn đề chung về giao tiếp xã hội là cần thiết song chưa đủ. Bạn đừng hy vọng sau khi đọc xong một cuốn sách nào đó dạy về nghệ thuật ứng xử xã hội mà sau đó có thể luôn thành công trong mọi cuộc giao tiếp. Một cuộc giao bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau, biệt là các yếu tố chủ quan từ cả hai phía tiến hành giao tiếp. Quan trọng hơn cả là chúng ta đã dành cho vấn đề này một sự quan tâm tìm hiểu đúng mức hay chưa và luôn cố gắng hoàn thiện tri thức cũng như nhân cách của mình. Đó chính là bí quyết tốt nhất giúp bạn thành công trong giao tiếp, ứng xử xã hội, qua đó có cơ hội để phát triển hài hoà hơn nữa về mọi mặt.Hứng thú - khái niệm Hứng thú trong Tâm lý học
Trên thế giới:
Những công trình nghiên cứu về hứng thú ở trên thế� giới xuất hiện tương đối sớm và ngày được phát triển.
- Herbart (1776-1841) nhà tâm lý học nhà triết học, nhà giáo dục học, người Đức người sáng lập ra trường phái giáo dục hiện đại ở Đức thế kỷ XIX. Đã đưa ra 4 mức độ của dạy học: Tính sáng rõ, tính liên tưởng, tính hệ thống, tính phong phú, đặc biệt là hứng thú yếu tố quyết định k ết qu ả h ọc t ập c ủa ng ư ời h ọc.
- Ovide Decroly (1871 – 1932) bác sĩ và nhà tâm lý người Bỉ khi nghiên cứu về khả năng� tập đọc và tập làm tính của trẻ đã xây dựng học thuyết về những trung tâm hứng thú và về lao động tích cực.
- I.K. Strong đã nghiên cứu “Sự thay đổi hứng thú cùng với lứa tuổi”. Từ những năm 1931 ông đã đưa ra quan điểm và phương pháp nghiên cứu hứng thú bằng bảng câu hỏi.
- Năm 1938 Ch.Buher trong công trình “Phát triển hứng thú ở trẻ em” đã tìm hiểu khái niệm hứng thú.
- Đến năm 1946 E.Clapade với vấn đề “Tâm lý trẻ em và thực nghiệm sư phạm” đã đưa ra khái niệm hứng thú dựa trên bản chất sinh học. Trong giáo dục chức năng, Clapade đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động của con người và cho rằng quy luật của hứng thú là cái trục duy nhất mà tất cả hệ thống phải xoay quanh nó.
- Từ những năm 1940 của thế kỷ XX: A.F.Bêliep đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về “Tâm lý học hứng thú”. Các nhà tâm lý học như S.LRubinstein, N.G.Morodov... đã quan tâm nghiên cứu khái niệm hứng thú, con đường hình thành hứng thú, và cho rằng hứng thú là biểu hiện của ý chí, tình cảm.
- John Dewey (1859 – 1952) nhà giáo dục học, nhà tâm lý học người Mỹ năm 1896 sáng lập lên trường thực nghiệm trong đó ưu tiên hứng thú của học sinh và nhu cầu của học sinh trong từng lứa tuổi. Hứng thú thực sự xuất hiện khi cái tôi đồng nhất với một ý tuởng hoặc một vật thể đồng thời tìm thấy ở chúng phương tiện biểu lộ.
Năm 1955 A.P.Ackhadop có công trình nghiên cứu về sự phụ thuộc của tri thức học viên với hứng thú học tập. Kết quả cho� thấy tri thức của học viên có mối quan hệ khăng khít với hứng thú học tập. Trong đó sự hiểu biết nhất định về môn học được xem là một tiền đề cho sự hình thành hứng thú đối với môn học.
- D.Super trong “Tâm lý học hứng thú”(1961) đã xây dựng phương pháp nghiên cứu về hứng thú trong cấu trúc nhân cách.
- Năm 1966 N.I.Ganbiô bảo vệ luận án tiến sĩ về đề tài “Vận dụng tính hứng thú trong giảng dạy tiếng Nga. Tác giả cho rằng hứng thú học tập của học sinh là một phương tiện để nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Nga trong nhà trường”.
- Năm 1967 N.G.Marôsôva nghiên cứu sự khác nhau trong việc hình thành hứng thú của trẻ em trong sự phát triển bình thường và phát triển không bình thường. N.G .Marôsôva đã nghiên cứu vấn đề “Tác dụng của việc giảng dạy, nêu vấn đề đối với hứng thú nhận thức của sinh viên”. Năm 1976 tác giả đưa ra cấu trúc tâm lý của hứng thú, đồng thời còn phân tích những điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú trong quá trình học tập và lao động của học sinh.
- Trong công trình nghiên cứu của mình L.I.Bôzôvitch đã nêu lên quan hệ giữa hứng thú tính tích cực học tập của học sinh. I.G.Sukira trong công trình “Vấn đề hứng thú trong khoa học giáo dục” (1972) đã đưa ra khái niệm về hứng thú nhận thức cùng với biểu hiện của nó, đồng thời bà còn nêu lên nguồn gốc cơ bản của hứng thú nhận thức là nội dung tài liệu và hoạt động học của học sinh.
- Những công trình của A.G.Côvaliôp, A.V.Zapôrôzet... đã góp phần quan trọng trong nghiên cứu về hứng thú nói chung, hứng thú nhận thức nói riêng.
- Năm 1976 A.K.Marcôva nghiên cứu về vai trò của dạy học nêu vấn đề với hứng thú học tập của học sinh. Dạy học nêu vấn đề là một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao hứng thú học tập học tập của học sinh trong quá trình học tập.
- J.Piaget (1896 – 1996) nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sĩ có rất nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ trẻ em và giáo dục. Ông rất chú trọng đến hứng thú của học sinh Ông viết “Nhà trường kiểu mới đòi hỏi phải hoạt động thực sự, phải làm việc một cách chủ động dựa trên nhu cầu và hứng thú cá nhân”. Ông nhấn mạnh: cũng giống như người lớn, trẻ em là một thực thể mà hoạt động cũng bị chi phối bởi quy luật hứng thú hoặc của nhu cầu. Nó sẽ không đem lại hiệu suất đầy đủ nếu người ta không khêu gợi những động cơ nội tại của hoạt động đó. Ông cho rằng mọi việc làm của trí thông minh đều dựa trên một hứng thú, hứng thú chẳng qua chỉ là một trạng thái chức năng động của sự đồng hóa.
* Vậy từ những công trình nghiên cứu trên ta có thể khái quát lịch sử� nghiên cứu hứng thú trên thế giới chia làm các xu hướng sau:
+ Xu hướng thứ I: Giải thích bản chất tâm lý của hứng thú:
Đại diện cho xu hướng này là A.F.Bêliep. Năm 1944 tác giả tiến hành thành công luận án tiến sĩ “Tâm lý học hứng thú” nội dung cơ bản của luận án là những vấn đề lý luận tổng quát về hứng thú trong tâm lý học.
+ Xu hướng thứ II: Xem xét hứng thú trong mối quan hệ với sự phát triển nhân cách nói chung và vốn tri thức của cá nhân nói riêng.
Đại diện cho xu hướng này là L.LBôgiôvích “Hứng thú trong quan hệ hình thành nhân cách”, Lukin, Lêvitôp nghiên cứu “Hứng thú trong quan hệ với năng lực”. L.P.Bơlagôna Dejina, L.X.Xlavi, B.N.Mione lại xem xét hứng thứ trong mối quan hệ với hoạt động” các tác giả này đã coi hứng thú là động cơ có ý nghĩa của hoạt động. Trong xu hướng này còn có nhiều nhà nghiên cứu khác như: L.X.Rubinstêin, A.V.Daparôzét, M.I.Bôliép, L.A.Gôđôn ...
+ Xu hướng thứ III: Nghiên cứu sự hình thành và phát triển hứng thú theo các giai đoạn lứa tuổi: Đại diện là G.ISukina “Nghiên cứu hứng thú trẻ em ở các lứa tuổi”. D.P.Xalônhisư nghiên cứu sự phát triển hứng thú nhận thức của trẻ mẫu giáo. V.G Ivanôp đã phân tích sự phát triển và giáo dục hứng thú của học sinh lớn trong trường trung học. V.N. Marôsôva nghiên cứu “Sự hình thành hứng thú trẻ em trong điều kiện bình thường và trong điều kiện không bình thường”(1957). Những công trình nghiên cứu này đã phân tích đặc điểm hứng thú của từng lứa tuổi, những điều kiện và khả năng giáo dục hứng thú trong các giai đoạn phát triển lứa tuổi của trẻ.2. Trong nước:
- Năm 1960 Trương Anh Tuấn, năm 1970� Phạm Huy Thụ, năm 1980 Đặng Trường Thanh nghiên cứu “Hứng thú bộ môn của học sinh cấp III”.
- Năm 1973 Phạm Tất Dong đã bảo vệ thành công luận án PTS ở Liên Xô với đề tài “Một số đặc điểm hứng thú nghề của học sinh lớn và nhiệm vụ hướng nghiệp”. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự khác biệt về hứng thú học tập giữa nam và nữ, hứng thú nghề nghiệp không thống nhất với xu hướng phát triển nghề của xã hội, công tác hướng nghiệp ở trường phổ thông không được thực hiện nên các em học sinh chịu nhiều thiệt thòi. Hứng thú học tập các bộ môn của học sinh là cơ sở để đề ra nhiệm vụ hướng nghiệp một cách khoa học.
- Năm 1977 Phạm Ngọc Quỳnh với đề tài “Hứng thú với môn văn của học sinh lớp cấp II” đã nghiên cứu hứng thú đối với các môn học và đối với đời sống văn hóa xã hội của học sinh một số trường ở thành phố Ulianov.
-Năm 1977 Phạm Huy Thụ với luận án “Hiện trạng hứng thú học tập các môn của học sinh cấp II một số trường tiên tiến”. Hứng thú học tập của học sinh từ đó tác giả đề xuất biện pháp giáo dục nhằm nâng cao hứng thú học tập cho học sinh”.
- Năm 1977 tổ nghiên cứu của khoa tâm lý học giáo dục trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội I đã nghiên cứu đề tài “Hứng thú học tập của học sinh cấp II đối với môn học cụ thể” kết quả cho thấy hứng thú học tập các môn của học sinh câp II là không đồng đều.
- Năm 1980 Dương Diệu Hoa “Bước đầu tìm hiểu hứng thú học tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên khoa tâm lý học Trường đại học sư phạm Hà Nội”.
� � � � � - Năm 1980 Lê Bá Chương “Bước đầu tìm hiểu về dạy học môn tâm lý học để xây dựng hứng thú học tập bộ môn cho giáo sinh trường sư phạm 10 + 3� (luận án thạc sĩ).
- Năm 1981Nguyễn Thị Tuyết với đề tài luận văn “Bước đầ tìm hiểu hứng thú học văn học lớp 10 ở một số trường PTTH tại TPHCM. Tác giả đề xuất 5 biện pháp gây hứng thú cho học sinh: Giáo viên phải nâng cao lòng yêu người, yêu nghề và rèn luyện tay nghề, tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, tổ chức các giờ dạy mẫu, chương trình phải hợp lý và động viên học sinh tích cực tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật.
- Năm 1982 Đinh Thị Chiến “Bước đầu tìm hiểu hứng thú với nghề sư phạm của giáo sinh CĐSP Nghĩa Bình”. Tác giả đưa ra 3 biện pháp để giáo dục hứng thú đối với nghề sư phạm cho giáo sinh, trong đó tác giả nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của dư luận xã hội.
- Năm 1984 Trần Thị Thanh Hương đã thực nghiệm nâng cao hứng thú học toán của học sinh qua việc điều khiển hoạt động tự học ở nhà của học sinh”.
- Năm 1987 Nguyễn Khắc Mai với đề tài luận án “Bước đầu tìm hiểu thực trạng hứng thú đối với hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên tại trường của sinh viên khoa tâm lý giáo dục”. Tác� giả� đã� đưa ra
những nguyên nhân gây hứng thú là do ý nghĩa của môn học, trình độ của học sinh, phương pháp giảng dạy của giảng viên.
- Năm 1988 Vũ Thị Nho với đề tài “Tìm hiểu hứng thú với năng lực học văn của học sinh lớp 6”. Đề tài đã tiến hành thực nghiệm để nghiên cứu bước đầu về hứng thú về năng lực học văn của các em học sinh lớp 6.
- Năm 1990 Imkock trong luận án PTS� nhan đề “Tìm hiểu hứng thú đối với môn toán của học sinh lớp 8”.Tác giả kết luận: khi có hứng thú học sinh dường như cũng tham gia vào tiến trình giảng bài, cũng đi theo những suy luận của giảng viên nhờ quá trình nhận thức tích cực.
- Năm 1994 Hoàng Hồng Liên có đề tài “Bước đầu nghiên cứu những con đường nâng cao hứng thú cho học sinh phổ thông” tác giả kết luận dạy học trực quan là biện pháp tốt nhất để tác động đến hứng thú của học sinh”.
- Năm 1996 Đào Thị Oanh đã nghiên cứu về “Hứng thú học tập và sự thích nghi với cuộc sống nhà truờng của học sinh tiểu học”.
- Năm 1998 Phạm Thị Thắng “Nghiên cứu sự quan tâm của cha mẹ đến việc duy trì hứng thú học tập cho các em thanh thiếu niên”.
- Năm 1999 Nguyễn Hoài Thu� nghiên cứu “Bước đầu tìm hiểu hứng thú học môn ngoại ngữ của học sinh lớp 10 PTTH Hà Nội”.
- Năm 1999 Lê Thị Thu Hằng với đề tài “Thực trạng hứng thú học tâp các môn lý luận của sinh viên trường đại học TDTT I”. Trong đó phương pháp, năng lực chuyên môn của giảng viên là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hứng thú học tập của sinh viên”.
- Năm 2000 Trần Công Khanh đã đi sâu nghiên cứu “Tìm hiểu thực trạng hứng thú học môn toán của học sinh trung học cơ sở thị xã Tân An”. Kết quả cho thấy đa số học sinh trong diện điều tra chưa có hứng thú học toán.
- Năm 2001 Phạm Thị Ngạn nghiên cứu “Hứng thú học môn tâm lý học của sinh viên trường cao đẳng sư phạm Cần Thơ” (luận án thạc sĩ TLH – Hà Nội 2002), tác giả đã tiến hành thử nghiệm biện pháp nâng cao hứng thú học tập môn tâm lý học của sinh viên.
+ Cải tiến nội dung các bài tập thực hành.
+ Cải tiến cách sử dụng các bài tập thực hành.
+ Tăng tỉ lệ các giờ thực hành.
- Năm 2002 Đặng Quốc Thành nghiên cứu “Hứng thú học môn tâm lý học quân sự của học viên các trường cao đẳng, đại học kỹ thuật quân sự” tác giả đã đề xuất một số biện pháp.
+ Cải tiến phương pháp dạy học (kết hợp phương pháp giảng giải và phương pháp nêu vấn đề).
+ Cải tiến hình thức tổ chức dạy học (kết hợp hình thức bài giảng hình thức xêmina - bài tập thực hành).
+ Một số biện pháp nâng cao hứng thú.
*Cấu trúc lại nội dung.
*Vận dụng tốt phương pháp dạy học nêu vấn đề có kết hợp với phương pháp dạy học truyền thống.
*Nâng cao tay nghề sư phạm.
*Đổi mới việc kiểm tra đánh giá.
*Đảm bảo điều kiện vật chất.
- Năm 2003 Nguyễn Hải Yến – Đặng Thị Thanh Tùng nghiên cứu “Một số yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên truờng đại học khoa học xã hội và nhân văn”. Đề tài đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên là do chưa nhận thức được vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học, do bản thân chưa nỗ lực vượt khó trong quá trình� nghiên cứu.
- Năm 2004 Mai Văn Hải với đề tài nghiên cứu khoa học “Hứng thú của sinh viên Trường Đai học khoa học xã hội và nhân văn với môn học thể chất”. Các sinh viên chưa thấy hết được học thể chất có tác dụng như thế nào trong cuộc sống.
- Năm 2005 Vương Thị Thu Hằng với đề tài “Tìm hiểu hứng thú nghiên cứu khoa học của sinh viên truờng ĐHKHXHNV. Tác giả đưa ra nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú NCKH của sinh viên là do chủ quan của sinh viên. Đề ra một số kiến nghị nhà trường quan tâm tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hội nghị khoa học chuyên đề, câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học, cung cấp nhiều tài liệu cho sinh viên ...
- Năm 2005 Phạm Mạnh Hiền nghiên cứu “Hứng thú học tập của học viên thuộc trung tâm phát triển kỹ năng con người Tâm Việt”. Trong đó nổi bật lên phương pháp giảng dạy của giảng viên có ý nghĩa to lớn tác động tới hứng thú học của học viên.
- Năm 2005 Phan Thị Thơm trong nghiên cứu luận văn thạc sĩ “Hứng thú học tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên trường đại học dân lập Đông Đô”. Tác giả khẳng định: phần lớn sinh viên đã nhận thức vai trò sự cần thiết tầm quan trọng của môn tâm lý học đại cương đối với hoạt động học tâp và công tác sau này của họ. Tuy nhiên, sự nhận thức của sinh viên về vai trò tác dụng của môn tâm lý học đại cương chưa sâu sắc và chưa toàn diện phần lớn sinh viên có biểu hiện thích thú chờ mong hài lòng với việc học tập môn học này...
Hành vi khi học tập� môn học biểu hiện thiếu tích cực chưa chủ động sáng tạo trong khi học trên lớp cũng như ngoài giờ học chưa chủ động tích cực tìm và đọc thêm các tài liệu tham khảo, chưa hăng hái thảo luận, tranh thủ với thầy và bạn trong khi học tập môn tâm lý học đại cương. Tác giả khẳng định.
+Hứng thú học tập môn tâm lý học phát triển chưa cao, chưa đồng đều.
+Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập của sinh viên trong đó phải kể đến yếu tố của giảng viên 1. Hứng thú:
1.1: Khái niệm: Có nhiều quan điểm khác nhau về hứng thú, thậm chí trái ngược nhau:
- Phương tây:
- Nhà tâm lý học I.PH. Shecbac cho rằng, hứng thú là thuộc tính bẩm sinh vốn có của con người, nó được biểu hiện thông qua thái độ, tình cảm của con người vào một đối tượng nào đó trong thế giới khách quan. Một số nhà tâm lý khác cho rằng, hứng thú là dấu hiệu của nhu cầu bản năng cần được thỏa mãn. Hứng thú là trường hợp riêng của thiên hướng, nó được biểu hiện trong xu thế của con người.
� � - Annoi nhà tâm lý học người Mỹ lại cho rằng, hứng thú là một sự sáng tạo của tinh thần với đối tượng mà con người hứng thú tham gia vào.
� � - Harlette Buhler, hứng thú là một hiện tượng� phức hợp cho đến nay vẫn chưa được xác định, hứng thú là một từ, không những chỉ toàn bộ những hành động khác nhau mà hứng thú còn� thể hiện cấu trúc bao gồm các nhu cầu.
- K.Strong và W.James cho rằng hứng thú là một trường hợp riêng của thiên hướng biểu hiện trong xu thế hoạt động của con người như là một nét tính cách.
- E.Super hứng thú không phải là thiên hướng không phải là nét tính cách của cá nhân nó là một cái gì khác, riêng rẽ với thiên hướng, riêng rẽ với tính cách, riêng rẽ với cảm xúc. Tuy nhiên ông lại không đưa ra một quan niệm rõ ràng về hứng thú.
- Klapalet nghiên cứu thực nghiệm và đi đến kết luận hứng thú là dấu hiệu của nhu cầu bản năng khát vọng đòi hỏi cần được thỏa mãn của cá nhân.
- Nhìn chung các nhà tâm lý học đề cập ở trên đều có quan điểm hoặc� là duy tâm hoặc là phiến diện siêu hình về hứng thú, tác hại của các quan điểm này là nó phủ nhận vai trò của giáo dục và tính tích cực của cá nhân trong sự hình thành của hứng thú.
* Quan điểm của tâm lý học Macxit về hứng thú:
Tâm lý học Macxit xem xét hứng thú theo quan điểm duy vật biện chứng. Coi hứng� thú không phải là cái trừu tượng vốn có trong mỗi cá nhân mà là kết quả của sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân, nó phản ánh một cách khách quan thái độ đang tồn tại ở con người. Khái niệm hứng thú được xét dưới nhiều góc độ khác nhau.
+ Hứng thú xét theo khía cạnh nhận thức:
- Trong đó có V.N Miasixep, V.G.Ivanôp, A.GAckhipop coi hứng thú là thái độ nhận thức tích cực của cá nhân với những đối tượng trong hiện thực khách quan.
- A.A Luiblinxcaia khẳng định hứng thú là thái độ nhận thức, thái độ khao khát đi sâu vào một khía cạnh nhất định của thế giới xung quanh.
- P.A.Rudich coi hứng thú là sự hiểu biết của xu hướng đặc biệt trong sự nhận thức thế giới khách quan, là thiên hướng tương đối ổn định với một loại hoạt động nhất định.
+ Hứng thú xét theo sự lựa chọn của cá nhân đối với thế giới khách quan:
- X.L Rubinstêin: đưa ra tính chất 2 chiều trong mối quan hệ tác động qua lại giữa đối tượng với chủ. Ông nói hứng thú luôn có tính chất quan hệ 2 chiều.Nếu như một vật nào đó hoặc tôi chú ý có nghĩa là vật đó rất thích thú đối với tôi.
- A.N.Lêônchiev cũng xem hứng thú là thái độ nhận thức nhưng đó là thái độ nhận thức đặc biệt của chủ thể đối với đối tượng hoặc hiện tượng của thế giới khách quan.
- P.A.Đudich hứng thú là biểu hiện xu hướng đặc biệt của cá nhân nhằm nhận thức những hiện tượng nhất định của cuộc sống xung quanh, đồng thời biểu hiện thiên hướng tương đối ổn định của con người đối với các hoạt động nhất định.
- A.V.Daparôzét coi� hứng thú như là khuynh hướng lựa chọn của sự chú ý và đưa ra khái niệm hứng thú là khuynh hướng chú ý tới đối tượng nhất định là nguyện vọng tìm hiểu chúng một cách càng tỉ mỉ càng tốt.
B.M.Cheplốp thì coi hứng thú là thiên hướng ưu tiên chú ý vào một đối tượng nào đó.
+ Hứng thú xét theo khía cạnh gắn với nhu cầu:
- Sbinle hứng thú là kết cấu bao gồm nhiều nhu cầu. Quan niệm này là đồng nhất hứng thú với nhu cầu. Thực chất hứng thú có quan hệ mật thiết với nhu cầu của từng cá nhân, nhưng nó không phải là chính bản thân nhu cầu, bởi vì nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu cần được thỏa mãn, là cái con người ta cần, nhưng không phải mọi cái cần thiết đều đem lại sự hứng thú. Quan điểm này đã đem bó hẹp khái niệm hứng thú chỉ trong phạm vi với nhu cầu.
- Trong từ điển tâm lý học, hứng thú được coi là một biểu hiện của nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn nhu cầu tạo ra khoái cảm thích thú.
- Ngoài ra nhà tâm lý học A.Phreiet cho rằng: Hứng thú là động lực của những xúc cảm khác nhau,
-� Sbinle giải thích hứng thú là tính� nhạy cảm đặc� biệt của xúc cảm. * Một vài quan điểm khác về hứng thú:
� - Trong cuốn tâm lý học cá nhân, A.G.Côvaliốp coi hứng thú là sự định hướng của cá nhân, vào một đối tượng� nhất định, tác giả đã đưa ra một khái niệm được xem là khá hoàn chỉnh về hứng thú “Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong cuộc sống và sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó”.
- L.A.Gôđơn coi hứng thú là sự kết hợp độc đáo của các quá trình tình cảm, ý chí, trí tuệ, làm cho tính tích cực của hoạt động con người nói chung được nâng cao.
- Nhà tâm lý học người Đức A.Kossakowski coi hứng thú hướng tích cực tâm lý vào những đối tượng nhất định với mục đích nhận thức chúng tiếp thu những tri thức và nắm vững những hành động phù hợp. Hứng thú biểu hiện mối quan hệ tới tính lựa chọn đối với môi truờng và kích thích, con người quan tâm tới những đối tượng những tình huống hành động quan trọng có ý nghĩa đối với mình.
Tóm lại: Các nhà tâm lý học Macxit đã nghiên cứu hứng thú theo� quan điểm duy vật biện chứng đã chỉ ra tính chất phức tạp của hứng thú, xem xét hứng thú trong mối tương quan với các thuộc tính khác của nhân cách (nhu cầu, xúc cảm, ý chí, trí tuệ …).
* Một số quan niệm về hứng thú của Việt Nam:
- Tiêu biểu là nhóm của tác giả: Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy cho rằng: Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó.
- Nguyễn Quang Uẩn trong tâm lý học đại cương đã cho ra đời một khái niệm tương đối thống nhất: Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Khái niệm này vừa nêu được bản chất cửa hứng thú, vừa gắn hứng thú với hoạt động của cá nhân.
- Xét về mặt khái niệm: Hứng thú là một thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng, thể hiện ở sự chú ý tới đối tượng, khao khát đi sâu nhận thức đối tượng sự thích thú được thỏa mãn với đối tượng.
Một sự vật, hiện tượng nào đó chỉ có thể trở thành đối tượng của hứng thú khi chúng thoả mãn 2 điều kiện sau đây:
- Điều kiện I:
� � Có ý nghĩa với cuộc sống của cá nhân, điều kiện này� quyết định nhận thức trong cấu trúc của hứng thú, đối tượng nào càng có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của cá nhân thì càng dễ dàng tạo ra hứng thú. Muốn hình thành hứng thú, chủ thể phải nhận thức rõ ý nghĩa của đối tượng với cuộc sống của mình, nhận thức càng sâu sắc và đầy đủ càng đặt nền móng vững chắc cho sự hình thành và phát triển của hứng thú.
Điều kiện II:
- Có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân. Trong quá trình hoạt động với đối tượng, hứng thú quan hệ mật thiết với với nhu cầu. Khoái cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động với đối tượng, đồng thời chính khoái cảm có tác dụng thúc đẩy cá nhân tích cực hoạt động, điều đó chứng tỏ hứng thú chỉ có thể hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của cá nhân. Biện pháp quan trọng nhất, chủ yếu nhất để gây ra hứng thú là tổ chức hoạt động, trong quá trình hoạt động và bằng hoạt động với đối tượng, mới có thể nâng cao được hứng thú của cá nhân.
- Cũng như những chức năng cấp cao khác, hứng thú được quy định bởi những điều kiện xã hội lịch sử. Hứng thú của cá nhân được hình thành trong hoạt động và sau khi đã được gình thành chính nó quay trở lại thúc đẩy cá nhân hoạt động. Vì lý do trên hứng thú tạo nên ở cá nhân khát vọng tiếp cận và đi sâu vào đối tượng gây ra nó, khát vọng này được biểu hiện ở chỗ cá nhân tập trung chú ý cao độ vào cái làm cho mình hứng thú, hướng dẫn và điều chỉnh các quá trình tâm lý theo một hướng xác định, do đó tích cực hóa hoạt động của con người theo hướng phù hợp với hứng thú của nó dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn người ta vẫn thấy thoải mái và thu được hiệu quả cao.
Hứng thú trong công việc hoàn toàn khác với làm việc tùy hứng, hứng thú trong công việc là một phẩm chất tố đẹp chủa nhân cách, còn làm việc tùy hứng là biểu hiện của tính tùy tiện của một tính cách không được giáo dục chu đáo.
• Trong đề tài nghiên cứu của tôi sử dụng khái niệm hứng thú của Trần Thị Minh Đức làm công cụ: Khái niệm được định nghĩa như sau:
“Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”.
1.2. Cấu trúc của hứng thú:
Tiến sĩ tâm lý học N.GMavôzôva: Ông đã dựa vào 3 biểu hiện để đưa ra quan niệm của mình về cấu trúc của hứng thú:
+ Cá nhân hiểu rõ được đối tượng đã gây ra hứng thú.
+ Có cảm xúc sâu sắc với đối tượng gây ra hứng thú.
+ Cá nhân tiến hành những hành động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng đó.
- Vậy theo ông thì: Hứng thú liên quan đến việc người đó có� xúc cảm tình cảm thực sự� với đối tượng mà mình muốn chiếm lĩnh, có niềm vui tìm hiểu và nhận thức đối tượng, có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động, tự nó lôi cuốn, kích thích hứng thú, những động cơ khác không trực tiếp xuất phát từ bản thân hoạt động chỉ có tác dụng hỗ trợ cho sự nảy sinh và duy trì hứng thú chứ không xác định bản chất hứng thú.
+ Vậy hứng thú là sự kết hợp giữa nhận thức – xúc cảm tích cực và hoạt động, nếu chỉ nói đến mặt nhận thức thì chỉ là sự hiểu biết của con người đối với đối tượng, nếu chỉ nói đến mặt hành vi là chỉ đề cập đến hình thứcbiểu hiện bên ngoài, không thấy được xúc cảm tình cảm của họ đối với đối tượng đó, có nghĩa là hiểu được� nội dung tâm lý của hứng thú nó tiềm ẩn bên trong. Hứng thú phải là sự kết hợp giữa nhận thức và xúc cảm tích cực và hành động, nghĩa là có sự kết hợp giữa sự hiểu biết về đối tượng với sự thích thú với đối tượng và tính tích cực hoạt động với đối tượng.
Nhận thức – Xúc cảm tích cực – Hoạt động
- Bất kỳ những hứng thú nào cũng là thái độ cảm xúc tích cực của chủ thể với đối tượng. Nó là sự thích thú với bản thân đối tượng và với hoạt động với đối tượng. Nhận thức luôn là tiền đề là cơ sở cho việc hình thành thái độ.
- Cách phân tích hứng thú của Marôsôva được nhiều nhà tâm lý tán thành, điểm quan trọng nhất là tác giả đã gắn hứng thú với hoạt động. Tuy nhiên cách phân tích này quá chú trọng đến mặt xúc cảm của hứng thú nên đã xem nhẹ mặt nhận thức. Tác giả đã nhấn mạnh thái độ, xúc cảm của nhận thức mà chưa nói đến nội dung, đối tượng nhận thức trong hứng thú. Nếu chỉ nói đến mặt nhận thức, thì chỉ là sự biểu hiện của con người đối với đối tượng. Nếu chỉ nói đến mặt hành vi, là chỉ đề cập đến hình thái bên ngoài, mà chưa nói đến nội dung bên trong. Vậy hứng thú phải là sự kết hợp giữa
Nhận thức – Xúc cảm tích cực – Hành động.
Ba thành tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hứng thú cá nhân. Để có hứng thú đối với đối tượng nào đó cần phải có các yếu tố trên, Nó có quan hệ mật thiết với nhau, tương tác lẫn nhau, trong cấu trúc hứng thú, sự tồn tại của từng mặt riêng lẻ không có ý nghĩa đối với hứng thú, không nói lên mức độ của hứng thú.
1.3.Các loại hứng thú:
- Căn cứ vào hiệu quả của hứng thú: Chia ra làm 2 loại:
+ Hứng thú thụ động:
Là loại hứng thú tĩnh quan dừng lại ở hứng thú ngắm nhìn, chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, không thể hiện mặt tích cực để nhận thức sâu hơn đối tượng, làm chủ đối tượng và hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực mình hấp thụ.
+ Hứng thú tích cực:
Không chỉ chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú, mà lao vào hoạt động với mục đích chiếm lĩnh được đối tượng. Nó là một trong những nguồn kích thích sự phát triển nhân cách, hình thành kỹ năng kỹ xảo, nguồn gốc của sự sáng tạo.
- Căn cứ vào nội dung đối tượng, nội dung hoạt động: Chia ra làm 5 loại:
+ Hứng thú vật chất:
Là loại hứng thú biểu hiện thànhnguyện vọng như muốn có chỗ ở đầy đủ, tiện nghi, ăn ngon, mặc đẹp...
+ Hứng thú nhận thức:
Ta có thể hiểu hứng thú dưới hình thức học tập như: Hứng thú vật lý học, hứng thú triết học, hứng thú tâm lý học...
+ Hứng thú lao động nghề nghiệp:
Hứng thú một ngành nghề cụ thể: Hứng thú nghề sư phạm, nghề bác sĩ ...
+ Hứng thú xã hội – chính trị:
Hứng thú một lĩnh vực hoạt động chính trị.
+ Hứng thú mĩ thuật:
Hứng thú về cái hay, cái đẹp... như văn học, phim ảnh, âm nhạc...
- Căn cứ vào khối lượng của hứng thú: Chia ra 2 loại:
+ Hứng thú rộng:
Bao quát nhiều lĩnh vực nhiều mặt thường không sâu.
+ Hứng thú hẹp:
Hứng thú với từng mặt, từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể... trong cuộc sống cá nhân đòi hỏi có hứng thú rộng - hẹp, vì chỉ có hứng thú hẹp mà không có hứng thú rộng thì nhân cách của họ sẽ không toàn diện, song chỉ có hứng thú rộng thì sự phát triển nhân cách cá nhân sẽ hời hợt thiếu sự sâu sắc.
- Căn cứ vào tính bền vững: Chia ra làm 2 loại:
+ Hứng thú bền vững:
Thường gắn liền với năng lực cao và sự nhận thức sâu sắc nghĩa vụ và thiên hướng của mình.
+ Hứng thú không bền vững:
Hứng thú thường bắt nguồn từ nhận thức hời hợt đối tượng hứng thú,
- Căn cứ vào chiều sâu của hứng thú: Chia ra làm 2 loại:
+ Hứng thú sâu sắc:
Thường thể hiện thái độ thận trọng có trách nhiệm với hoạt động, công việc. Mong muốn đi sâu vào đối tượng nhận thức, đi sâu nắm vững đến mức hoàn hảo đối tượng của mình.
+ Hứng thú hời hợt bên ngoài:
Đây là những người qua loa đại khái trong quá trình nhận thức, trong thực tiễn họ là những người nhẹ dạ nông nổi.
- Căn cứ vào chiều hướng của hứng thú: Chia ra làm 2 loại:
+ Hứng thú trực tiếp:
Hứng thú đối với bản thân quá trình hoạt động, hứng thú với quá trình nhận thức, quá trình lao động, và hoạt động sáng tạo.
+ Hứng thú gián tiếp:
Loại hứng thú với kết quả hoạt động. Hứng thú - khái niệm Hứng thú trong Tâm lý học
1.4. Vai trò của hứng thú:
- Đối với hoạt động nói chung:
� Trong quá trình hoạt động của con người, cùng với nhu cầu, hứng thú kích thích hoạt động làm cho con người say mê hoạt động đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của mình. Hứng thú hình thành và phát triển dẫn đến nhu cầu trong lĩch vực đó phát triển dễ dàng hơn. Nhu cầu và hứng thú có quan hệ mật thiết với nhau, nhu cầu là tiền đề, cơ sở của hứng thú, khi có hứng thú với một cái gì thì cá nhân sẽ hoạt động tích cực chiếm lĩnh đối tượng để thỏa mãn nhu cầu trong cuộc sống lúc đó xuất hiện nhu cầu mới cao hơn.
� Công việc nào có hứng thú cao hơn người thực hiện nó một cách dễ dàng, có hiệu quả cao, tạo ra xúc cảm dương tính mạnh mẽ đối với người tiến hành hoạt động đó, và họ sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc, công việc trở nên nhẹ nhàng, ít tốn công sức hơn, có sự tập trung cao. Ngược lại người ta cảm thấy gượng ép, công việc trở nên nặng nhọc khó khăn làm cho người ta mệt mỏi, chất lượng hoạt động giảm rõ rệt.
- Đối với hoạt động nhận thức:
� � Hứng thú là động lực giúp con người tiến hành hoạt động nhận thức đạt hiệu quả, hứng thú tạo ra động cơ quan trọng của hoạt động. Hứng thú làm tích cực hóa các quá trình tâm lý (tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng...).
- Đối với năng lực:
Khi chúng ta được làm việc phù hợp với hứng thú, thì dù phải vượt qua muôn ngàn khó khăn, người ta vẫn cảm thấy thoải mái làm cho năng lực trong lĩnh vực hoạt động ấy dễ dàng hình thành, phát triển.
“Năng lực phụ thuộc vào sự luyện tập, nhưng chỉ có hứng thú mới cho phép người ta say sưa làm một việc gì đó tương đối lâu dài không mệt mỏi mà không sớm thỏa mãn mà thôi. Hứng thú làm cho năng khiếu thêm sắc bén”.
Đối với người học việc hình thành năng lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có hứng thú của người học đối với môn học là rất quan trọng, trong quá trình giảng dạy giảng viên� phải thu hút được người học vào bài giảng làm cho người học có hứng thú đối với môn học. Hứng thú là yếu tố quyết định đến sự hình thành và phát triển năng lực cá nhân. Hứng thú và năng lực có quan hệ biện chứng với nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia và ngược lại. Hứng thú và năng lực là một cặp không tách rời khỏi nhau, có nghĩa là tài năng sẽ bị thui chột nếu hứng thú không thực sự sâu sắc, đầy đủ, nói chung hứng thú không được nuôi dưỡng lâu dài nếu không có những năng lực cần thiết để thỏa mãn hứng thú”.
Đối với người học hứng thú học tập có vai trò quan trọng. Nó tạo ra động cơ chủ đạo của hoạt động học tập, đối với người học, vì vậy việc hình thành và phát triển hứng thú nói chung hứng thú học tập nói riêng của người học là mục đích gần của người giảng viên.
1.5. Biểu hiện của hứng thú:
- Hứng thú biểu hiện ở 2 mức độ của nó:
+ Mức độ I: Chủ thể mới dừng lại ở việc nhận thức về đối tượng. Chưa có xúc cảm tình cảm với đối tượng đó,chưa tiến hành, hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng đó.
+ Mức độ II: Đối tượng hứng thú thúc đẩy chủ thể hoạt động.
- Hứng thú biểu hiện ở nội dung của nó như: Hứng thú học tập, NCKH, đi mua hàng, đi dạo chơi...
- Hứng thú biểu hiện chiều rộng, chiều sâu của nó: Những người có hứng thú đối với nhiều đối tượng khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau thường có cuộc sống hời hợt, bề ngoài. Những người chỉ tập trung hứng thú vào một hoặc một vài đối tượng thì cuộc sống thường đơn điệu. Trong thực tế những người thành đạt là những người biết giới hạn hứng thú của mình trong phạm vi hợp lý, trên nền những hứng thú khác nhau, họ xác định được một hoặc một số hứng thú trung tâm mang lại ý nghĩa thúc đẩy con người hoạt động.
- Phạm Tất Dong: cho rằng hứng thú biểu hiện ở các khía cạnh sau:
+ Biểu hiện trong khuynh hướng của con người đối với hoạt động có liên quan tới đối tượng của hứng thú đó.
+ Biểu hiện trong sự trải nghiệm thường xuyên những tình cảm dể chịu do đối tượng này gây ra.
+ Biểu hiện trong khuynh hướng bàn luận thường xuyên về đối tượng này, về việc có liên quan tới chúng.
+ Biểu hiện trong sự tập trung chú ý của con người vào đối tượng của hứng thú.
+ Biểu hiện trong sự ghi nhớ nhanh và lâu những điều có quan hệ gần gũi với đối tượng này, trong hoạt động tưởng tượng phong phú, trong tư duy căng thẳng những vấn đề có liên quan đến đối tượng của hứng thú đó.
- Theo G.I.Sukina: Hứng thú biểu hiện ở những khía cạnh sau:
+ Khuynh hướng lựa chọn các quá trình tâm lý con người nhằm vào đối tượng và hiện tượng của thế giới xung quanh.
+ Nguyện vọng, nhu cầu của cá nhân muốn tìm hiểu một lĩnh vực, hiện tượng cụ thể, một hoạt động xác định mang lại sự thỏa mãn cho cá nhân.
+ Nguồn kích thích mạnh mẽ, tính tích cực cho cá nhân, do ảnh hưởng của nguồn kích thích này, mà tất cả các quá trình diễn ra khẩn trương, còn hoạt động trở nên say mê và đem lại hiệu quả cao.
+ Thái độ đặc biệt (không thờ ơ, không bàng quan mà tràn đầy những ý định tích cực, một cảm xúc trong sáng, một ý trí tập trung đối với các đối tượng, hiện tượng, quá trình ...).
(Hì..không nhớ tài liệu tham khảo để ở trang nào nữa )Giải thích và phân tích: Tâm lý là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn nghe nhắc nhiều đến từ tâm lý. Với cách hiểu thông thường và dừng lại ở mức phổ thông, ta có thể hiểu: tâm lý là một từ chung để nói về những người có sự hiểu biết về lòng người, về tâm tư tình cảm của người khác. Thế giới tâm lý của con người vô cùng kỳ diệu và phức tạp, nó bao hàm nhiều hiện tượng đa dạng, phong phú từ cảm giác, tư duy tưởng tượng cho đến tình cảm ý chí của con người...
Quá trình nghiên cứu các vấn đề trên đã dần hình thành nên một ngành khoa học mới đó là ngành Tâm lý học. Vẩy, trên cơ sở là một môn khoa học, ta cần hiểu tâm lý là gì?
Vào thời xa xưa, trong tiếng Latinh "Psyche" là linh hồn" "tinh thần" và "logos" là học thuyết khoa học. Vì thế, tâm lý học_ Psychologie là khoa học về tâm hồn. Trong lịch sử ngành tâm lý học có rất nhiều trường phái nghiên cứu về tâm lý và vì vậy cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tâm lý. Mỗi một định nghĩa mang một bản sắc riêng, bởi trong định nghĩa nào cũng cũng đã bao hàm một quan niệm, một lý lẽ riêng mà trên lập trường của mỗi trường phái đều có cái lý của nó. Dưới đây xin đưa ra một định nghĩa của quan điểm tâm lý học hiện đại bàn về "Tâm lý là gì?"
"Tâm lý là toàn bộ những hiện tượng tinh thần nảy sinh và diễn biến ở trong não tạo nên cái mà ta gọi là nội tâm của mỗi người và có thể biểu lộ ra thành hành vi".
Định nghĩa này đã bao hàm được hai đối tượng, đó là "tinh thần" và "hành vi", trong khi một số trường phái khác lại giới hạn định nghĩa chỉ có một đối tượng là hành vi hoặc chỉ có linh hồn. Cả hai quan niệm này đều không bao quát và đầy đủ bằng định nghĩa bên trên. Bởi, tâm lý người không tự sinh ra, nó cũng không phải là một vật thể ở bên ngoài tác động vào con người, mà tâm lý là do não sinh ra (chủ yếu là phần vỏ não).
Trong định nghĩa chúng ta cần hiểu rõ hơn về các khái niệm như hiện tượng tâm lý, nội tâm và hành vi.
Hiện tượng tâm lý là gì?
Hiện tượng tâm lý bao gồm sự cảm thấy, nhìn thấy, sờ, suy nghĩ, cảm xúc...
Nội tâm con người là gì?
Nội tâm là những gì diễn ra trong "đầu" của mỗi người, được hiểu gần như là "tâm lý". Nội tâm là cái mà ta không thể trực tiếp nhìn thấy được, cũng không sờ được. Nó chỉ diễn ra ở trong não của chúng ta.
Hành vi là gì?
Hành vi con người bao gồm các cử động, chuyển động, cử chỉ, lời nói, điệu bộ, hành động có ý thức của con người. Người khác có thể trực tiếp nhìn thấy và đánh giá chúng.
Trên thực tế, chúng ta sống trong thế giới vật chất khách quan và trực tiếp nhận sự tác động cua vật chất vào cơ thể thông qua các giác quan, sự hiểu biết và sự tổng hợp phân tích của bộ não. Tâm lý chính là kết quả của quá trình phân tích, tổng hợp các thông tin từ ngoài môi trường đưa vào não. Qua đó chúng ta thấy được rằng, não bộ chính là nơi sản xuất ra tâm lý, nguyên liệu không thể thiếu để tạo được sản phẩm tâm lý chính là các tác động của môi trường, thông tin mà bộ não nhận được thông qua các giác quan của cơ thể.
Nói các thông tin, các tác động là nguyên liệu không thể thiếu bởi nếu không có sự tác động đó thì não không nhận được thông gì để phản ứng => không có tâm lý. Cùng một sự vật tác động vào hai người khác nhau, nhưng các giác quan đón nhận thông tin của mỗi người khác nhau sẽ đưa lên não tổng hợp phân tích thành những "tâm lý" khác nhau, thậm chí sẽ không có sự sinh ra tâm lý nếu các giác quan không làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin.
Lấy ví dụ: cùng xem một vở kịch câm. Một người có sự hiểu biết về loại hình nghệ thuật này sẽ có những cảm nhận khác so với một khán giả bình thường như có sự đồng cảm, dễ bày tỏ cảm xúc hơn do hiểu được ý nghĩa ngôn ngữ của hành động trong vở kịch. Lại càng khác biệt hơn so với việc cho một người mù xem kịch câm. Bởi giác quan duy nhất để cảmnhận vở kịch là mắt không hoạt động thì vở kịch là vô nghĩa đối với họ. Bộ não không nhận được bất kỳ tín hiệu thông tin nào và do đó vở kịch không tác động được vào não, và cũng không có tâm lý khi xem kịch của người này.
Lấy ví dụ khác để làm rõ hơn về sự không thấy được của diễn biến trong não_tâm lý:
Ca dao Việt Nam có câu:
Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao
Qua câu ca dao này ta có thể giải thích được mặt tâm lý của con người là cái mà ta không thấy được, không sờ được chỉ có thể biết nó qua quan sát hành vi của người mang tâm lý đó. Một người có vẻ ngoài luôn thân thiện với mọi người, đó là hành vi có ý thức của người này trong việc giao tiếp, tiếp xúc với mọi người. Việc "thơn thớt nói cười" là hành động mà người khác có thể biết được vì nó đã được thể hiện thành hành vi là cười_nói. Từ đây, đối tượng tiếp xúc có thể tạm rút ra nhận xét mang tính chủ quan của mình: đây là một người thân thiện luôn vui vẻ cởi mở. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những gì chủ thể ý thức để lộ ra ngoài cho chúng ta quan sát và đánh giá. Điều đó không thực sự khách quan và chính xác. Vì ngoài phần hành động nói trên còn có một phần không được thể hiện ra ngoài, đó là cái mà chúng ta gọi là nội tâm. Có thể đối với đối tượng này,chủ thể vẫn nói_cười nhưng không mưumô tính toán,nhưng với đối tượng khác vì ngoài hành động nói_cười được biểu hiện rõ,nhưng bên trong lại là những ý nghĩmiễn cưỡng, khó chịu khi tiếp xúc vì có ác cảm hoặc những mưu đồ vì lợi ích,thù hận... Những suy nghĩ ý tưởng đó chúng takhông thê nào biết được, thậmchí không cam nhận được nếu chính chủ thể không để nó biểu hiện ra ngoài mà chỉ để nó ở trong nội tâm.
Đơn giản hơn, chúng ta cứ hình dung bộ não chúng ta chính là CPU máy vi tính,nóđiều hành mọi hoạt động của máy. Hành động chính là những gì chúng ta thấy ở trên màn hình, được CPU điều khiển để hiện thị,nhưng mặt khác chúng ta không thấy được cách làm việc củamáy vi tính, chúng hoạt độngvới những dữ liệu ra sao, và đó được ví như nội tâm của chúng ta. Chính vì thế mà tâm lý con người là bao gồm cả hành vi và hiện tượng tinh thần (linh hồn), chúng ta vừa có thể nhận biết (qua hành vi) lại vừa không thể biết được toàn bộ những hiện tượng tinh thần.
Qua quá trình phân tích, chúng ta nhận thấy rằng tâm lý con người là do não sinh ra do chịu sự tác động của hiện thực khách quan là thế giới vật chất. Con người có bộ não, có các giác quan, có sự tác động của môi trường thì sẽ sinh ra tâm lý. Và tâm lý là sản phẩm của chính con người chúng ta chứ không phải tự nhiên hay do đấng thần linh tạo ra.
[right]By Nguyễn Thị Bách Thảo
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Tuấn Lộ[/right]
Tâm Lý Học Đại Cương II
Chương I. Những vấn đề chung
I. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học
- Tâm lý học là bộ môn khoa học cơ bản trong hệ thống các khoa học về con người, đồng thời nó là bộ môn nghiệp vụ trong hệ thống các các khoa học tham gia vào việc đào tạo con người, hình thành nhân cách con người nói chung và nhân cách nghề nghiệp nói riêng.
- Nghiên cứu các hiện tượng tâm lý tinh thần nảy sinh từ thế giới khách quan, được phản ánh vào não người thông qua lăng kính chủ quan.
I.1. Đối tượng nghiên cứu
-� Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý, các quy luật của hoạt động tâm lý và cơ chế tạo nên chúng.
I.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học là nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lý, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lý, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lý, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý, cụ thể là nghiên cứu:
+ Những yếu tố khách quan, chủ quan nào đã tạo ra tâm lý người.
+ Tâm lý của con người hoạt động như thế nào?
+ Chức năng, vai trò của tâm lý đối với hoạt động của con người.
- Có thể nói lên các nhiệm vụ cụ thể của tâm lý học như sau:
+ Nghiên cứu bản chất của hoạt động tâm lý cả về mặt số lượng và chất lượng.
+ Phát hiện các quy luật hình thành, phát triển tâm lý.
+ Tìm ra cơ chế của các hiện tưọng tâm lý.
Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, tâm lý học đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành, phát triển tâm lý, sử dụng nhân tố tâm lý trong nhân tố con người có hiệu quả nhất. Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, tâm lý học phải liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhiều khoa học khác.
II.Mối quan hệ giữa cái tự nhiên và cái xã hội trong sự phát triển tâm lý người
1. Tiền đề di truyền trong sự phát triển tâm lý nhân cách
- Khi sinh ra, cá nhân đã có sẵn những điều kiện bên trong đó là những đặc điểm di truyền tư chất được kế thừa ở những thế hệ trước để đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của những hoàn cảnh sống theo cơ chế định sẵn.
- Những đặc điểm di truyền: đặc điểm giải phẫu sinh lý cơ thể, chức năng tâm sinh lý của não, chức năng tâm sinh lý thần kinh…..là những tiền đề cho sự phát triển nhân cách.
Tất cả những tiền đề tự nhiên đó luôn gắn bó mật thiết với nhau, có những tác động từ thế giới bên ngoài vào con người. Từ tiền đề tự nhiên quyết định sự khác nhau về di truyền giữa người này với người khác.
Hiệu quả của hiện tượng tâm lý phụ thuộc và sự tác động qua lại lẫn nhau giữa những đặc điểm di truyền và sự tác động của điều kiện bên ngoài và bắt đầu từ những điều kiện bên ngoài tác động vào con người.
Các đặc điểm di truyền giữ vai trò đáng kể trong sự phát triển tâm lý nhân cách, là điều kiện cần thiết nhưng không phải là điều kiện đầy đủ cho sự phát triển tâm lý nhân cách con người.
II.2. Mối quan hệ giữa tâm lý và sinh lý trong sự phát triển nhân cách
- Hiện tượng tâm lý và sinh lý đều tham vào hoạt động của con người. Tuy nhiên, hoạt động sinh lý của người và động vật là khác nhau. Hoạt động bản năng của động vật được kế thừa theo con đường di truyền và có cơ sở sinh lý là các phản xạ không điều kiện nhằm để thích nghi với môi trường tự nhiên. Hoạt động của con người do các hiện tượng tâm lý điều khiển và nó được hình thành trên cơ sở mối quan hệ giữa phản xạ phản xạ có điều kiện và phản xạ có điều kiện trong những hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định. Các hiện tượng tâm lý đều xuất hiện trên cơ sở các hoạt động phản xạ của não và các hiện tượng tâm lý đều có mối quan hệ với các cơ chế sinh lý. Ngoài ra, các hiện tượng tâm lý còn có nội dung riêng của nó bởi vì con ngưòi vừa là thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội. Nội dung của các hiện tượng tâm lý phản ánh mối quan hệ giữa con người với con người và xuất phát từ nhu cầu phục vụ xã hội.
- Các hiện tượng tâm lý và sinh lý đều nằm trong một hệ thống nhất định trong con người, chúng tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc vào nhau.
VD: hoảng sợ - thoát mồ hôi
VD: sợ hãi – co người lại
II.3. Đặc điểm xã hội - lịch sử của tâm lý người
- Con người là một thực thể tự nhiên
+ Con người là một bộ phận của giới tự nhiên, là kết quả của quá trình tiến hoá.
+ Sự phát triển của con người gắn liền với sự tiến hoá của tự nhiên.
+ Hoạt động của con người là sự tác động qua lại giữa cơ thể con người với thế giới tự nhiên.
+ Cuộc sống của con người phụ thuộc vào giới tự nhiên.
- Con người là một thực thể xã hội:
+ Con người khác các loài động vật khác là con người được sinh ra trong môi trường xã hội.
+ Con người sống trong sự liên kết với người khác trong môi trường xã hội.
+ Con người sử dụng kinh nghiệm của xã hội loài người để hoạt động và giao tiếp thông qua phương tiện ngôn ngữ.
+ Mỗi con người sống và hoạt động trong những hoàn cảnh xã hội - lịch sử nhất định, hoàn cảnh xã hội lịch sử đó nó quy định các hiện tượng tâm lý con người.
+ Các hiện tượng tâm lý con người là sự phẩn ánh hiện thực khách quan bao gồm thế giới tự nhiên và thế giới xã hội, trong đó thế giới xã hội là yếu tố quyết định bản chất tâm lý con người.
em luôn vững tin khi có anh dẫn đường, đặt ngàn yêu thương lên chiếc hôn ngọt ngào, em lắng nghe tim mình hạnh phúc ngất ngây trào dâng..........
01-12-2008 01:06 PM
dantamly
Member
Posts: 61
Thanks Given: 0
Thanks Received: 0 in 0 posts
Joined: Apr 2006
Reputation: 0
Post: #2
Re: Tâm Lý Học Đại Cương II
Chương II: Các quá trình nhận thức
Bài 1: Cảm giác
I.Khái niệm về cảm giác
I.1. Khái niệm
Cảm giác là một quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật hiện tượng khi chúng trực tiếp tác độngvào các giác quan của con người.
- Nhận thức là một quá trình phản ánh hiện thức khách quan vào trong đầu óc chúng ta. Phản ánh này từ thấp đến cao, trực tiếp đến gián tiếp
- Phản ánh là sự tương tác giữa thế giới khách quan vào não người và có để lại dấu vết.
- Cảm giác là quá trình nhận thức cảm tính trực tiếp ở mức độ thấp, sơ đẳng trong toàn bộ hoạt động nhận thức của con người.
II.2. Đặc điểm
- Là một quá trình nhận thức (có nảy sinh, diễn biến và kết thúc) có kích thích là bản thân các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.
- Chỉ phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng chứ không phản ánh được trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Đặc điểm này cho thấy cảm giác là mức độ nhận thức thấp nhất của con người nói chung và của hoạt động nhận thức của con người nói riêng trong phản ánh hịên thực khách quan.
- Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp, nghĩa là sự vật, hiện tượng phải trực tiếp tác động vào giác quan của ta thì mới tạo ra được cảm giác.
II.3. Bản chất của cảm giác
Cũng như những hiện tượng tâm lý khác, cảm giác của con người có bản chất xã hội, thể hịên ở những điểm sau:
- Đối tượng phản ánh của cảm giác ở con người khôngphải chỉ là những sự vật, hiện tượng vốn có trong tự nhiên, mà còn bao gồm cả những sản phẩm do lao động sáng tạo của con người tạo ra.
- Cơ chế sinh lý của cảm giác ở con người không chỉ giới hạn ở hệ thống tín hiệu thứ nhất, mà cả ở hệ thống tín hiệu thứ hai.
- Cảm giác của con người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục ( vd: người thợ dệt có thể phân biệt được tới 60 màu đen khác nhau).
III. Tính nhạy cảm của cảm giác
III.1. Ngưỡng cảm giác
- Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan và kích thích đó phải đạt tới một giới hạn nhất định. Giới hạn của cường độ mà ở đó kích thích gây ra cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác.
- Cảm giác có hai ngưỡng: ngưỡng cảm giác phía trên và ngưỡng cảm giác phía dưới.
+ Ngưỡng cảm giác phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu để gây ra được cảm giác. Ngưỡng cảm giác phía dưới còn gọi là ngưỡng tuyệt đối.
+ Ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây ra được cảm giác.
- Mõi giác quan kích ứng với một loại kích thích nhất định và có những ngưỡng xác định.
VD: ngưỡng phía dưói của cảm giác nhìn ở ngoài là những sóng ánh sáng có bước sóng 360 miromet, ngưỡng phía trên là 780 mm. Ngoài hai giới hạn trên là những tia cực tím (từ ngoại) và cực đỏ (hống ngoại). mắt người không nhìn thấy được.
III.2. Đo tính nhạy cảm của giác quan
- Tính nhạy cảm của giác quan là năng lực phản ánh của giác quan đó với những tác động tối thiểu. Vật kích thích càng yếu mà gây ra được cảm giác thì năng lực của giác quan đó có tính nhạy cảm cao. Tính nhạy cảm đó có chỉ số bằng một đại lượng tỷ lệ nghịch với ngưỡng cảm giác phía dưới
- Công thức: E = 1 Trong đó: E- độ nhạy cảm của giác quan
P P- ngưỡng cảm giác
- Ngưỡng sai biệt cảu mỗi giác quan là một hằng số (đại lượng không thay đổi) nó cho biết cần phải tăng thêm phần độ lớn ban đầu kích để cảm giác nhận ra được sự biến đổi đó.
- Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để ta phân biệt được hai kích thích đó gọi là ngưỡng sai bịêt.
- Quy luật ngưỡng sai biệt do 2 nhà tâm lý học người Đức, Bughe – Vebe tìm ra:
k=
Trong đó P: là cường độ ban đầu của vật kích thich.
Ap: độ tăng của vật kích thích
k: ngưỡng sai biệt
IV. Sự thích ứng
- Sự thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích, khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, ngược lại, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm.
VD: khi đang ở chỗ sáng (cường độ kích thích của ánh sáng mạnh) ta đi vào chỗ tối (cường độ kích thích yếu) thì lúc đàu ta không nhìn thấy gì, sau dần dần mớ thấy rõ (thích ứng). Trường hợp này đã xảy ra hiện tượng tăng độ nhạy cảm của giác nhìn.
- Quy luật thích ứng có ở tất cả các cảm giác, nhưng mức độ thích ứng khác nhau. Khả năng thích ứng của các cảm giác có thể phát triển do hoạt động và rèn luyện ( công nhân luyện kim có thể chịu đựng được nhiệt độ cao tới 50 – 60 tới hàng giờ đồng hồ….)
- Sự thích ứng của cơ quan cảm giác thị giác thường kéo dài đến hàng chục phút, sự thích ứng của thính giác là 15 giây, thíchứng của xúc giác xảy ra sau một vài giây trong� đó có cảm giác nhiệt độ, sự thích ứng về khứu giác diễn ra khác nhau theo mùi trong không gian có thể tăng lên hay giảm đi, kích thích làm đau cơ thể thì không thể thích ứng được.
V. Các loại cảm giác
V.1. Căn vị trí của nguồn kích thích gây ra cảm giác nằm ở ngoài hay ở trong cơ thể, người ta chia cảm giác thành 2 nhóm lớn đó là cảm giác bên trong và cảm giác bên ngoài.
V.1.1. Cảm giác bên ngoài, bao gồm
- Cảm giác nhìn (thị giác)
- Cảm giác nghe (thính giác)
- Cảm giác ngửi (khứu giác)
- Cảm gáic nếm (vị giác)
- Cảm giác da (mạc giác), bao gồm: + cảm giác đụng chạm
+ cảm giác nén
+ cảm giác nóng
+ cảm giác lạnh
+ cảm giác đau
V.1.2. Cảm giác trong:
- Cảm giác vận động và sờ mó (cảm giác sờ mó là sự kết hợp giữa cảm giác đụng chạm và cảm giác vận động)
- Cảm giác thăng bằng
- Cảm giác cơ thể
- Cảm giác rung
V.2. Các loại cảm giác
V.2.1. Cảm giác nhìn
-Xuất hiện khi có bước sóng ánh sáng (sóng điện từ) phát ra từ các vật.
- Một số hiện tượng hoà màu trong tri giác nhìn: mắt phản ứng với ánh sáng có bước sóng từ 390 – 760 mm, nếu cường độ ánh sáng rất mạnh thì mắt có thể cảm thụ được bước sóng tới 950mmtrong vùng hồng ngoại, 313mm trong vùng tử ngoại của quang phổ. Mắt có tính nhạy cảm không đồng đều với các tia khác nhau trong quang phổ. Mắt có tính nhạy cảm cao nhất với tia màu vàng, với những tai màu đỏ hay tràm thì thấp hơn 40 lần. Cảm giác màu sắc chia thành 2 nhóm: nhóm không sắc (bao gồm: xám, đen, trắng..) và cảm giác màu sắc là những màu sắc còn lại. Ánh sáng mặt trời thường giúp chúng ta thụ cảm một loạt cảm giác các tia màu khác nhau. Ánh sáng có bước sóng khác nhau gây ra những cảm giác màu khác nhau. Ánh sáng có bước sóng khoảng 687mm cho ta cảm giác màu đỏ, 580mmc cho màu vàng, 527mm cho màu llục, 430mm cho màu tràm, 396mm cho màu tím. Mắt người nhạy cảm nhất với các tia sáng có bước sóng vào khoảng 565mm.
-Việc nhìn màu sắc do các tế bào nón đảm nhận ( tế bào nón nhạy cảm với ánh sáng mạnh, tế bào que nhạy cảm với ánh sáng mờ, yếu)
- Hiện tượng hoà màu tuân theo một định luật nhất định so Newton đưa ra: Hoà 2 màu sẽ được một màu mới trugn gian giữa hai màu kia và người ta gọi đó là màu bổ sung.
VD: tràm + đỏ = tím
VD: vàng + đỏ = da cam
- Sự hoà lẫn các màu là một quá trình xảy ra trên vở não. Trong tất cả các trường hợp mù màu săc thì cảm giác nhìn màu đều là màu sáng. Ngoài ra, còn có trường hợp mù màu từng phần. Hay gặp nhất là mù màu đỏ và lục. Những người bị bệnh này thường thụ cảm các màu cơ bản trên thành màu vàng. Các màu đỏ, da cam, vàng lục đều là màu vàng; các màu đỏ, cam, vàng, lục đều trở thành màu vàng. Họ sẽ nhìn thấy màu xanh lam với cãc màu đỏ, lam, tramg, tím…trong các dạng màu sắc thường gặp, màu đỏ và lục ở nam giới chiêms 4% và nữ giới chiếm 1,2%. Việc nghiên cứu về cảm giác nhìn màu sắc có ý nghĩa quan trọng trong tuyển chon người trong vị trí nghề nghiệp công việc đòi hỏi phân bịêt màu sắc bình thường.
V.2.2. Cảm giác nghe
- Tai có cấu tạo bao gồm” tai ngoài, tai giữa và tai trong.
- Cảm giác nghe được gây ra bởi tác động lên cơ quan thính giác do sự dao động (sóng âm) của các vật phát ra. Sóng âm là dao động của các phần tử trong không khí do sự va đập của các vật thể gây ra, các vật thể này là nguồn âm.
- Âm thanh có 2 loại: âm nhạc và tiếng ồn. Hoặc chia thành 2 loại: âm thuần và âm phức tạp.
+ Nhạc âm là những dao động âm có chu kỳ
+ Tiếng ồn là những dao động âm không có chu kỳ
+ Âm thuần được đặc trưng bởi một tần số của dao động
+ Âm phức tạp: khác nhau về thành phần của những dao động có những tần số và biên độ khác nhau.
- Cảm giác nghe của con người có khác nhau về độ cao, cường độ và âm sắc. Độ cao được xác định bằng số lượng dao động trong một giây tức là tấn số dao dộng càng lớn âm càng cao và ngược lại. Cảm giác nghe của người phản ứng với những âm trong giới hạn từ 16 000 – 20 000 dao động trên một giây. Những âm nằm dưới giới hạn cảm giác nghe (âm thấp gọi là ngoại âm và những âm những âm cao của giới hạn cảm giác nghe gọi là siêu âm).
- Tính nhạy cảm chênh lệch của cảm giác nghe của con người rất cao đặc biệt với những người có tính nhạy cảm cao về âm nhạc. Cường độ của cảm giác nghe gọi là độ vang. Tai người có nhạy cảm khác nhau đối với những độ cao khác nhau. Âm sắc là một cảm giác riêng biệt phân biệt những âm giống nhau về tần số, cường độ nhưng khác nhau về các thành phần dao động phụ.
- Âm thanh phụ thuộc vào thành phần phụ trong các âm đó, số lượng các âm sắc thường nhíều hơn so với những âm cơ bản. Âm phức tạp có sự khác bịêt rõ rệt trong tiếng ồn, trong đó các dao động không có tính chu kì. Thính giác của con người có khả năng phân bịêt với những âm phức tạp nhưng cần có sự rèn luyện.
- Cảm giác nghe còn định vị dược vị trí của vật kích thich trong không gian. Sở dĩ có được khả năng đinh vị này là nhờ sự hoạt động đồng thời của hai bán cầu đạo não, sự chênh lệch về thời gian âm đó đi đến mỗi tai gây kích thích hưng phấn đến mỗi bán cầu đại não. Do sự khác nhau về khoảng cách âm đến mỗi tai là tín hiệu chỉ hướng của âm.
V.2.3. Cảm giác da
- Cảm giác da được gây ra bởi tác động của của các vạt thể lên bề mặt da. Cảm giác da bao gồm: cảm giác sờ nó, cảm giác nhiệt độ, cảm giác đau
- Cảm giác sờ mó: cảm giác tiếp xúc, cảm giác nén, cảm giác rung, cảm giác ngứa.. cảm giác này xuất hiện khi kích thích vào những bộ máy thụ cảm nằm trên mặt da và trong những lớp da sâu. Ở từng vùng da khác nhau thì số lượng điểm tiếp xúc là nơi tập trung nhiều số lượng dây thần kinh thụ cảm là khác nhau. Điểm tiếp xúc nhiều nhất là các đầu ngón tay và đầu lưỡi. Cảm giác sờ mó liên quan đến các dây thần kinh được truyền từ bộ máy thụ cảm xúc giác đến vỏ não.
- Cảm giác da có khả năng định vị không gian của vật kích thích tác động vào da. Ở các vùng da khác nhau thì khả năng định vị cũng khác nhau, điều này phụ thuộc vào độ nhạy cảm trên da của các bộ phận khác nhau trên cơ thể.
+ Cảm giác nén (cảm giác sáp lực) xuất hiện khi có cảm giác tăng cường độ kích thích lên da và nó làm cho sự biến dạng của các lớp da khi cường độ kích thích của vật càng lớn thì độ biến dạng của các lớp da càng cao giúp cho con người nhận biết được sức nén hoặc áp lực của vật vào da.
+ Cảm giác rung xuất hiện khi vật kích thích tác động theo một chu kỳ nhất định. Cường độ rung đặc biệt phát triển ở những người câm hoặc điếc.
+ Cảm giác nhịêt độ là sự phản ánh mức độ nóng của của vật lên da khi vật có nhiệt độ khác với nhiệt độ da (người ta quy ước nhịêt độ da là độ O sinh lý). Cảm giác nhiệt độ gồm hai loại: cảm giác nóng và cảm giác lạnh
* Cảm giác nóng xuất hiện khi nhiệt dộ bên ngoài cao hơn độ 0 sinh lý
* Cảm giác lạnh xuất hiện nhiệt độ bên ngoài thấp hơn dộ 0 sinh lý
Trên bề mặt da các giác nóng lạnh ở các vùng da khác nhau là khác nhau.
+ Cảm giác đau xuất hiện khi vật kích thích tác động vào cơ thể trở thành tác nhân phá hoại cơ thể. Cảm giác đau là do những đàu dây thần kinh thụ cảm nằm sâu trong da và những xung động thần kinh đau sẽ truyền theo những sợi dây thần kinh riêng. Các phản ứng đau có liên quan tới các cảm giác đau và làm theo là hiện tượng co mạch máu trong cơ thể. Cảm giác đau được kìm hãm ở mức độ nhất định nhờ hệ thống tín hiệu thứ hai.
V.2.4. Cảm giác vị giác (cảm giác nếm)
- Cảm giác nếm xuất hiện khi có đặc điểm hoá học của chất hoà tan trong nước tác động lên cơ quan thụ cảm vị giác (bộ máy thụ cảm vị giác còn gọi là chồi vị giác) nằm ở lưỡi, mặt sau của hầu, vòm miệng, mặt thanh quản đặc biệt là ở lưỡi.
- Trong mỗi chồi vị giác có 2- 6 tế bào vị giác.
- Điều kịên cần thíêt để có xuất hiện cảm giác nếm là khi có sự hoà tan của các chất trong nước bọt và bộ máy thụ cảm vị giác thông qua sự thâm nhập của các chất vào ống vị giác đến các tế bào của chồi vị giác. Điều kiện thứ 2 để xuất hiện cảm giác nếm là vận động của lưỡi làm tăng thêm sự tiếp xúc của các chất trong miệng và giúp cho các chất đó hoà tan nhíều trong nước để tăng cường sự kích thích lên lưỡi. Điều kiện thứ 3 để xuất hiện cảm giác nếm là cảm giác nhịêt độ, cảm giác sờ mó, cảm giác ngửi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xuất hiện vị giác.
- Cảm giác nếm chia thành 4 nhóm:� chua; mặn; ngọt ; đắng
- Mỗi một vùng của lưỡi nhạy cảm với các chất khác nhau: ngọt ở đầu lưỡi;� � �
chua ở hai bên mép lưỡi; đắng ở gốc lưỡi và mặn ở giữa lưỡi.
- Bộ máy thần kinh vị giác nằm ở vùng thái dương trên vỏ não.
- Ngoài ra vị giác còn bị ảnh hưởng bởi cách bày tí màu sắc..của vật tác động vào các giác quan; các thói quen ưa thích về thức ăn thời thơ ấu..
V.2.5. Cảm giác ngửi
- Đặc điểm hoá học của các chất trong không khí tác động vào dây thần kinh thụ cảm của các cơ quan khứu giác. Tế bào khứu giác nằm trong mô khứu giác, ở các nghách mũi trên. Mỗi tế bào được kéo dài ra thành một sợi dây thần kinh.
- Phần vỏ não của bộ máy phân tích khứu giác nằm ở vùng thái dương
-� Các chất có thể thâm nhập qua lỗ mũi tác động vào các dây thần kinh khứu giác. Các mùi thường được gọi tên theo các vật vốn có các mùi đó như mùi táo, mùi hoa hồng, mùi hoa ngọc lan…. Hiện nay người ta chưa có sự phân biệt thoả đáng cho các mùi. Tuy nhiên, có khả năng phân biệt 10 000 mùi khác nhau và có khả năng nhớ khá tốt.
- Trong nhiều nghiên cứu cho thấy nữ có cảm giác mùi cao hơn nam giới. Trong trường hợp thính giác và thị giác tổn thương thì cảm giác mùi có vai trò đặt biệt quan trọng để nhận biết thế giới xung quanh.
V.2.6 Cảm giác vận động
Là cảm giác về sự vận động và vị trí của các cơ quan trong cơ thể và nó được gây ra bởi quá trình diễn ra trong các cơ quan khi vận động vị trí không gian của chúng thay đổi.
Cảm giác vận động có liên quan đến sức căng của các bắp thịt, cảm giác da, sự tác động vào đầu các dây thần kinh thụ cảm trong cơ thể gây ra vị trí của các cơ quan trong cơ thể.
Như vậy:
1. Cảm giác nhìn, nghe là hai giác quan quan trọng nhất của cơ thể giúp chúng ta nhận biết được thế giới bên ngoài, để thích nghi, tồn tại và duy trì sự sống. Con người khác con vật ở chỗ ngoài nhận biết thế giới khách quan để thích nghi, tồn tại và duy trì sự sống, con người còn có thể cải tạo mội trường sống nhằm đáp ứng như cầu cơ bản của con người đó là stồn tại và phát triển.
2. Cảm giác nghe, vận động, thăng bằng tập trung ở tai.
Các bộ phận chính của tai bao gồm tai ngoài, tai giữa, của sổ bầu dục của tai� trong. Tai trong gồm: ốc tai, màng nhĩ của tai và tế bào lông.
3. Cảm giác thăng bằng có liên quan đến ống vành khuyên và sỏi của tai.
Khía cạnh vật lý của âm thanh bao gồm: tần số và cường độ, sự tác động của sóng âm gây ra cường độ và âm thanh.
4.Các cảm giác nếm, ngửi là cảm giác da có vai trò cung cấp thông tin ít hơn so với cảm giác nghe và nhìn. Tâm lý học tập trung nghiên cứu nhiều vào nguyên nhân gây ra đau và cách giảm đau.
V.2.7. Cảm giác đau
- Có rất nhiều thuyết về cảm giác đau trong đó có thuyết cảm giác cổng đau. Thuyết này cho biết cách kiểm soát các cơn đau có liên quan đến các vùng trên não khi các tế bào thần kinh thụ cảm bị chấn thương hay bệnh tật cua rmột số bộ phận trê cơ thể khi kích thích đó dẫn đến não� sẽ tạo ra cảm giác đau. Hiện nay người ta đã nghiên cứu cách giảm bớt các cơn đau bằng cách bế cổng đau. Có hai cách bế cổng đau:
+ Cách 1: Ngăn chặn lối đi của đường dây thần kinh liên quan đến cơn đau bằng hình thức phát triển rộng khắp ra các vùng xung quanh cả những nơi chấn thương và ở tren vỏ não. Kích thích này tạo ra sự cạnh tranh xung quanh chỗ chấn thưong và nó làm giảm đau. (bằng cách xoa bóp vùng xung quanh chỗ chấn thương làm giảm đau)
+ Cách 2: Kích thích vào bộ não, não gửi thông tin xuống tuỷ sống đến vùng chấn thương làm cảm giác đau, kích thích vào não bằng thuốc hoặc tâm lý.
- Thuyết kiểm soát cảm đau đã giải thích nhiều về cảm giác đau liên quan mật thiết đến yếu tố cảm xúc và văn hoá. Cảm xúc tích cực và tiêu cực đóng vai trò quan trọng trong việc mở và làm bế tắc cổng đau.
em luôn vững tin khi có anh dẫn đường, đặt ngàn yêu thương lên chiếc hôn ngọt ngào, em lắng nghe tim mình hạnh phúc ngất ngây trào dâng..........
01-12-2008 01:07 PM
dantamly
Member
Posts: 61
Thanks Given: 0
Thanks Received: 0 in 0 posts
Joined: Apr 2006
Reputation: 0
Post: #3
Re: Tâm Lý Học Đại Cương II
Bài 2: Tri giác
VI.1. Khái niệm
VI.1.1. Định nghĩa:
Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề� ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
VI.1.2. Đặc điểm
- Là một quá trình tâm lý, phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp
- Phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn: tri giác đem lại cho ta những hình ảnh hoàn chỉnh về sự vật hiện tượng. Tính trọn vẹn của tri giác là do tính trọn vẹn khách quan khách quan của bản thân sự vật và hiện tượng quy định. Trên cở sở kinh nghiệm, hiểu biết của mình chỉ cần tri giác một số thành phần riêng lẻ đó và tạo nên hình ảnh tổng hợp của sự vật hiện tượng. Sự tổng hợp này được thực hiện trên cơ sở sự hoạt động phối hợp của nhiều cơ quan phân tích
- Liên quan đến tính trọn vẹn, tri giác phản ánh sự vật hiện tượng theo những cấu trúc nhất định. Tri gáic không phải là một tổng số các cảm giác.
V1.2. Luật tổ chức của tri giác
VI.2.1. Luật Wertheimer
- Năm 1923. Wertheimer nhà tâm lý học cấu trúc người Đức khi nghiên cứu về tri giác đã dưa ra quy luật tổ chức của tri giác
- Nội dung: Các thông tin riêng lẻ từ quá trình cảm giác được tổ chức thành một hình ảnh tổng thể về sự vật hiện tượng. Quy luật này người ta gọi là luật� tổ chức tri giác. Quy luật này bao gồm một số nguyên tắc quan trọng: tính khép kín, tính phân loại, tính đơn giản, tính đồng dạng.
+ Tính khép kín: khi ta tri giác sự vật hiện tượng thì có xu hướng bỏ qua những tri tiết thiếu, không cơ bản để tạo ra một hình ảnh tổng thể về sự vật hiện tượng.
+ Tính phân loại: khi tri giác con người có xư hưóng phân thành nhóm các thành phần nằm gần nhau.
+ Tính đồng dạng: khi tri giác con người có khuynh hướng hợp thành nhóm những sự vật hiện tượng có vẻ ngoài giống nhau và nhận biết biết ra chúng rõ hơn so với những sự vật hiện tượng khác cùng tác động vào các giác quan.
+ Tính đơn giản: khi tri giác, con ngưòi có xu hưóng phân biệt sự vật hiện tượng theo một cách cơ bản, dễ hiểu nhất
VI.2.2. Quy luật cơ bản của tri giác
1.Nguyên tắc hình và nền: khi tri giác con người không phản ứng thụ động đối với kích thích thị giác mà con người chủ động sắp xếp tìm hiểu những gì mà mình đang nhìn thấy thông qua viẹc nhận biết đặc điểm của vật kích thích so với bối cảnh (khi tri giác sự vật hiện hiện tượng ta thường quy gán cho sự vật hiện tượng ý nghĩa chủ quan nào
đó)
2.Nguyên tắc: tính ổn định của tri giác: các sự vật hiện tượng trong qua trình tri giác có thể bị thay đổi do môi trường vật lý nhưng nhận thưc của con người về chúng là không thay đổi. Tính ổn định cao là màu sắc, độ lớn, hình dáng của sự vật hiện tượng. Tính ổn định của tri giác liên quan rất nhiều đến kinh nghiệm sống và so sánh sự vật hịên tượng với môi trường xung quanh.
3.Nguyên tắc tri giác về sự chuyển động: chúng ta thường không nhìn thấy sự vận động rất chậm của sự vật hiện tượng một cách trực tiếp. Để nhận biết sự vận động người ta căn cứ vào dấu hiệu gián tiếp, dựa vào vị trí ban đầu so với vị trí sau của sự chuyển động. Khi sự chuyển động với tốc độ lớn thì con người không nhận biết được diễn biến kiên tục của sự vận động. Nhờ vào sự nhận biết khoảng cách, nhờ vào xuất phát điểm ban đầu đến điểm đến để nhận biết tốc độ vận động của vật. Tri giác vận động có sự tham gia của một� số cơ quan phân tích như thị giác, thính giác và bộ phận tiền đình. Ngoài ra, tri giác vận động phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi người.
4.Nguuyên tắc tri giác thời gian: là sự phản ánh thời gian, độ nhanh và trình tự không gian của các hiện tượng trong hiện thực khách quan. Tri giác thời gian có sự liên quan đến trạng thái nhất định của tế bào thần kinh trên cơ sở của phản xạ có điều kiện với thời gian đã hình thành ở con người. Tri giác thời gian có sự liên quan tới các hoạt động sinh lý của cơ thể theo chu kỳ thời gian.
5.Nguyên tắc về ảo ảnh của tri giác:
- Ảo ảnh về chiều cao và chiều ngang: thông thường, con người tri giác sự vật hiện tượng về chiều cao lớn hơn chiều ngang nhưng thực chất thì chúng giống nhau về độ dài. (Nói cách khác, đó là cách đánh giá quá cao về chiều thẳng đứng)
- Ảo ảnh tương phản: là sự khác biệt quá lớn giữa các vật kích thích cùng tác động vào thị giác do đó mà quá trình tri giác nhận thấy chúng không đúng như thực tế.
- Ảo ảnh về tính toàn vẹn và tính bộ phận của sự vật hiện tượng.Ảo ảnh về phương hướng của các đường dưới sự ảnh hưởng của các đường khác: các đường song song dưới ảnh hưỏng của các đường khác đi qua dường như không còn song song.
- Ảo ảnh thời gian: thông thường ta cảm thấy thời gan trôi qua không chính xác trong những trạng thái tâm lý bất ổn. Thời gian trôi qua ở thực tại khi ta phải chờ đợi một cái gi đó thì thật dài, nhưng khi phải thực hiện một công việc thì thật ngắn, nỗi buồn thường cho ta cảm giác thời gian trôi qua thật lâu… Ảo ảnh thời gian thể hiện sự tăng hoặc giảm thời gian chứa đựng những sự kiện quan trọng thú vị thì được đánh giá ngắn hơn so với thời gian thật, những thời gain chứa đựng những sự kiện không qua trọng thường được đánh giá là dài hơn so với thực tế.
Đánh giá thời gian liên quan đến hoạt động của con người. Thường những hoạt động đơn điệu thì thời gian thường được kéo dài hơn do quá trình ức chế chiếm ưu thế trên vỏ não ngược lại, thời gian có sự hoạt động linh hoạt tích cực. Việc đánh giá thời gain rút ngắn lại do quá trình hưng phấn chiếm ưu thế trên vỏ não. Việc tri giác thời gian sai lầm liên quan đến sự nhớ lại sự kiện trong quá khứ. Những sự kiện vui vẻ hài lòng nó dài hơn so với sự kiện vô vị. Tri giác thời gian được hình thành trong quá trình sống và hoạt động của con người.
1.Ảo ảnh tri giác vận động: khi tri giác sự chuyển động của các vật, những vật ở gần người tri giác ta cảm thấy chúng chuyển động nhanh hơn so với những vật ở xa đang vận động. Tri giác này phụ thuộc nhiều vào sự tri giác sự vật hiện tượng vào mắt người (vào võng mạc)
2.Tri giác sự vật hiện tượng theo chiều từ dưới lên trên và từ trên xuống dưới:
- Để tri giác từ trên xuống dưới: con người nhận biết sự vật hiện tượng nhờ vào kinh nghiệm đã có và kích thích đang tác động. Còn khi tri giác sự vật hiện tượng từ dưới lên: thông thường con người nhận biết sự vật hiện tượng thông qua các phần riêng lẻ của vật kích thích. Trong thực tế, nhận thức sự vật hiện tượng có sự kết hợp từ dưới lên trên và từ trên xuống xảy ra cùng một lúc và tác động lẫn nhau.
- Nhận biết từ dưới lên: giúp ta nhận biết đặc điểm cơ bản của sự vật kích thích.
- Nhận biết từ trên xuống: kết hợp với kinh nghiệm của mình để đưa vào quá trình tri giác (tri giác thường mang tính tổng thể)
3.Tri giác hình dạng phẳng của sự vật
- Tri giác hình dạng phẳng cuả sự vật như là sự tri giác các hình vuông, hình tròn.. , khi tri giác chúng con người thường phân biệt rõ ràng các đường viền ranh giới của các sự vật. Tri giác này phụ thuộc độ lớn và vị trí của vật được quan sát.
- Trong tri giác hình dạng phẳng: vận động của mắt theo đường nền. góc nhìn và sự tham gia của cảm giác da (xúc giác) có vai trò quan trọng giúp con người xác định nhanh chóng hình dạng sự vật.
- Nó gắn liền với kinh nghiệm, hiểu biết của cá nhân trước kia.
4.Tri giác về chiều sâu và độ xa của sự vật
- Tri giác về chiều sâu, độ xa của sự vật: được thực hiện chủ yếu nhờ tri giác bằng mắt. Khi nhìn bằng hai mắt thì hưng phấn từ hai võng mạc được chuyển vào võ não và điều này có ý nghĩa quan trọng trong tri giác về chiều sâu (hình nổi) và độ xa của vật. Nếu ảnh của vật trên võng mạc đồng nhất ở 2 mắt sẽ tạo ra sự nhận biết về hình dạng phẳng của sự vật. Nếu ảnh của vật trên 2 võng mạc không trùng nhau hặc có sự hoà nhập vào nhau không hoàn toàn của các ảnh thì sự tạo ra sự nhận biết về hình nổi, hình khối của sự vật.
- Ngoài ra, tri giác sự vật có hình khối là do 3 mắt nằm cách nhau một khoảng nào đó (gần 60mm), do đó các ảnh của vật trên võng mạc của mắt trái và mắt phải không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Mắt phải nhìn thấy phía bên phải của sự vật nhiều hơn, mắt trái nhìn thấy phía bên trái của sự vật nhiều hơn, điều đó đã gây sự không trùng nhau hoàn toàn của các ảnh trên võng mạc. Hình nổi, hình khối, độ sâu của vật là hiệu quả của tri giác hai mắt.
- Sự chuyển chỗ các hình ảnh của vật trong mắt phải và mắt trái là tín híệu báo trước cho con người là trước mắt họ không phải là hình phẳng mà là hình nổi của sự vật. Đối với người có vấn đề về một mắt (bị hỏng, bị thương, bị kém…) khi nghiên cứu cho thấy người ta vẫn nhìn thấy hình nổi nhưng chậm hơn, và họ phải dùng một mắt và tri giác cả hai phía phải trái của sự vật.
5.Tri giác theo phép phối cảnh trực tuyến: khi tri giác ở độ xa lớn thì các sự vật càng nhỏ đi và nó tạo ra sự hội tụ của nhiều sự vật ở phía xa đối với người quan sát.
6.Tri giác theo phép phối cảnh chi tiết biểu hiện ở sự bỏ đi các chi tiết, xoá nhoà các chi tiết kém rõ ràng của sự vật.
7.Tri giác theo phép phối cảnh không khí: là phép tri giác khi có sự biến đổi màu sắc của sự vật trong thực tế đối với những vật ở càng xa dường như nó được bao phủ bởi một lớp sương, một lớp không khí màu xanh da trời. Vật càng xa thì màng sương ấy càng cảm thấy rõ hơn.
Bài 3: Tư duy
I.1. Khái niệm:
- Tư duy là một quá trình tâm lý, phán ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết đến.
+ Qúa trình tâm lý: có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách rõ ràng.
+ Bản chất: quá trình phát sinh hình thành phát triển của sự vật hiện tượng, cái logic nội tại của sự vật hiện tượng, cơ chế vận động logic nội tại của sự vật hiện tượng.
- Tư duy là một mức độ nhận thức mới về chất so với nhận thức cảm tính.
I.2. Các đặc điểm của tư duy
I.2.1. Tính có vấn đề của tư duy
- Tư duy chỉ trở nên thực sự cần thiết trong những hoàn cảnh( tình huống)
mà ở đó nảy sinh những thuộc tính mới và những phương tiện, phương pháp
hoạt động cũ, đã có trước đây trở nên không đủ (mặc dù là cần thiết đế đạt
được mục đích đó). Những hoàn cảnh, tình huống như thế ta gọi là tình huốn
huống có vấn đề
- Tính có vấn đề là điều kiện tiên quyết của tư duy.
I.2.2. Tính gián tiếp của tư duy
- Tư duy phản ánh sự vật hiện tượng một cách gián tiếp bằng ngôn ngữ. Tư d
duy được biểu hiện trong ngôn ngữ.
- Tư duy phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng và quy luật giữa chứng nhờ sử dụng công cụ, phương tiện (như đồng hồ, nhiệt kế, máy moc…) và s kết quả nhận thức (quy tắc, công thức, quy luật, …) của loài người và kinh nghiệm của mỗi cá nhân.
I.2.3. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
- Tư duy phản ánh cái bản chất nhất chung cho nhiều sư vật hợp thành một nhóm, một loại một phạm trù ( khái quát), đồng thời trừu xuất khỏi những sự vật đó cái cụ thể, cá biệt. Nói cách khác tư duy mang tính trưù tượng và khái quát.
-Nhờ đặc điểm này cuả tư duy mà con người có thể nhìn xa vào tương lai, nghĩa là giải quyết trong đầu những nhiệm vụ đề ra cho họ sau này, chứ không chỉ giải quyết những nhiệm vụ hiện tại.
VD: nắm được quy luật đàn hồi của kim loại dưới tác dụng của nhiệt độ mà người kỹ sư đã thiết kế những khoảng cách nhỏ giữa các đoạn đường ray.
I.2.4. Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
- Tư duy trừu tượng, gián tiếp, khái quát không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ, nó phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện cho mình. Nếu không có ngôn ngữ thì bản thân quá trình tư duy không diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận. Ngôn ngữ cố định lại các kết quả của tư duy và nhờ đó làm khách quan hoá chúng cho người khác và cho bản thân chủ thể của tư duy. Tuy vậy, ngôn ngữ không phải là tư duy, ngôn ngữ chỉ là phương tiện của tư duy.
I.2.5. Tính chất lý tính của tư duy:
Chỉ có tư duy mới giúp con người phản ánh được bản chất của sự vật hiện tượng, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của chúng, bởi vì chỉ tư duy mới vượt qua được những giới hạn trực quan, cụ thể của nhận thức cảm tính. Nhưng như thế không có nghĩa là, cứ tư duy là phản ánh đúng đắn, sâu sắc sự vật hiện tượng. Tư duy có phản ánh đúng hay không còn tuỳ thuộc vào chiến thuật và phương thức tư duy nữa.
I.2.6. Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
Tư duy phải dựa trên tài liệu cảm tính, trên kinh nghiệm, trên cơ sở trực quan sinh động. Nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy và hiện tại, là cơ sở của những khái quát kinh nghiệm dưới dạng các khái niệm quy luật. Ngược lại, tư duy và sản phẩm của nó cũng ảnh hưởng đến quá trình nhận thức cảm tính. Vd: tính lựa chon,tính ý nghĩa, tính ổn định của tri giác.
II. Các thao tác của tư duy để giải quyết vấn đề
II.1. Sự phân tích
- Để nhận thức các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đòi hỏi phải phân tích các bộ phận trong tất cả các dấu hiệu và thuộc tính của chúng.
- Để nhận thức một sự vật hiện tượng nguyên vẹn cũng cần phải phân tích các mối liên hệ giữa các bộ phận đó. Phân tích là một quá trình nhằm tách các bộ phận của sự vật hiện tượng của hiện tượng khách quan với dấu hiệu và thuộc tính của chúng cũng như mối liên hệ quan hệ giưã chúng theo một hướng nhất định qua đó nhằm mục đich nghiên cứu chúng một cách đầy đủ sâu săc hơn, nhận thức một cách trọn vẹn các sự vật hiện tượng
- Sự phân tích của con người nó được diễn ra thông qua một loạt các hình thức phân tích ngày càng phức tạp hơn, bao gồm: phân tích thử, phân tích cục bộ( phân tích từng phần), phân tích phức hợp, phân tích có hệ thống:
+ Phân tích thử: là hình thức phân tích có định hướng nhằm mục đích để thăm dò, tìm phương hướng và thương dựa vào một số dấu hiệu giống nhau bề ngoài của sự vật hiện tượng.
+ Phân tích cục bộ: phân tích từng yếu tố hoặc một số yếu tố của sự vật hiện tượng.
+ Phân tích phức hợp: phân tích tất cả những bộ phận của sự vật nguyên vẹn và phương thức này cung cấp những kiến thức về sự vật hiện tượng dưới hinh thức một tổng số của dấu hiệu thuộc tính.
+ Phân tích có hệ thống: là phân tích toàn diện các sự vật hiện tượng, xem xét các bộ phận trong một hệ thống của các mối liên hệ và các mối quan hệ nhất định vốn có của chúng để hiểu biết sâu sắc đầy đủ toàn diện về sự vật hiện tựơng.
II.2. Tổng hợp
- Là một thao tac của tư duy biểu hiện trong việc xác lập tính thống nhất các phẩm chất thuộc tính trong một sự vật nguyên vẹn. Nhờ có tính tổng hợp mà các bộ phận, trong toàn thể liên kết lại vói nhau thành một chỉnh thể cụ thể
- Phân tích và tổng hợp có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một sự thống nhất để nhận thức về sự vật hiện tượng hoặc nhiều sự vật hiện tượng. Tổng hợp cũng diễn ra từ hình thức tổng hợp đơn giản đến hình thức tổng hợp phức tạp.
II.3 So sánh
- So sánh là sự xác định sự giống và khác nhau của các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan. Trong tư duy, khi đề cập đến sự giống nhau là muốn nói tới một số quy luật chung của các thuộc tính hay phẩm chất, các mối quan hệ như nhau giữa các dối tưọng hoặc các hiện tượng được so sánh.
- So sánh nhằm mục đích nghiên cứu các dấu hiệu các mối liên hệ và quan hệ chung giống nhau giữa các sự vật hiện tượng. Nhờ có so sánh mà ngưòi ta có thể nghiên cứu được những dấu hiệu giống nhau, khác nhau bên ngoài mà có thể trực tiếp quan sát được những và những dấu hiệu bản chất giống nhau khác nhau của các sự vật hiện tượng� và quan hệ giứa chúng.
II.4. Trừu tượng hoá, khái quát hoá.
- Trừu tượng hoá là sự gạt bỏ bằng trí óc những mặt, những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố nào cần thiết để tư duy.
- Khái quát hoá là sự hợp nhất bằng trí óc nhiều đối tượng khác nhau nhưng có chung những thuộc tính, liên hệ, quan hê, ..nhất định thành một nhóm, một loại. Khái quát bao giờ cũng đem lại một cái chung nào đó, Những thuộc tính chung này có hai loại:
+ Những thuộc tính chung là những thuộc tính giống nhau
+ Những thuộc tính chung là những thuộc tính bản chất
- Khái quát hoá chỉ dựa trên những dấu hiệu chung giống nhau thì dễ dẫn đến sai lầm
- Trừu tượng hoá và khái quát hoá có quan hệ qua lại với nhau, như mối quan hệ giữa phân tích và tổng hợp. Khái quát hoá chính là sự tổng hợp ở mức độ cao.
II.5. Tư duy quy nạp
- Là chuyển đặc điểm nhận thức các hiện tượng riêng lẻ đến nhận thức cái chung
- Nhờ tư duy quy nạp mà mà các mối liên hệ nhân quả giữa các hịên tượng đơn nhất được khái quát và cũng chính bằng cách đó mà nhận thức được các mối liên hệ nhân quả chung dưới hình thức quy luật.
II.6. Tư duy suy diễn
- Là đi từ cái chung như khái niệm, định luật, quy tắc… đi đến cac sự vật hiện tượng riêng lẻ
- Tư duy suy diễn là thành phần của tư duy chỉ nguyên nhân
- Thông qua tư duy suy diễn mà các tri thức được cụ thể hoá và nhờ đó mà cá nhân tiếp thu được những tri thức mới về đối tượng, hiện tượng riêng lẻ mới của hiện thực.
III. Các giai đoạn của tư duy
III.1. Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề
III. Các giai đoạn của tư duy
1. Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề
Tư duy chỉ nảy sing trong hoàn cảnh có vấn đề tức là hoàn cảnh chứa đựng những vấn đề mới và cá nhân phải có kiến thức, có kinh nghiệm, có liên quan và cá nhân phải có nhu cầu để nhận thức vấn đề đó.
Để xác định vấn đề cá nhân phải hiểu được khái niệm của vấn đề trên cơ sở sự nắm vững vấn đề, cá nhân sẽ đặt ra các� nhiệm vụ� của tư duy để giải quyết vấn đề mới đó. Mọi vấn đề tư duy đều thực hiện dưới hình thức phán đoán. Trên cơ sở của phán đoán cá nhân lập kế hoạch để giải quyết vấn đề của tư duy.
Khi xác định được vấn đề thì điều quan trọng là phải diễn đạt vấn đề đó bằng ngôn ngữ một cách rõ ràng. Bằng cách diễn đạt rõ ràng thì cá nhân sẽ nhận thức được rõ hơn vấn đề cần tư duy.
2. Xuất hiện các liên tưởng
Khi xác định vấn đề được tư duy, giai đoạn cần thiết tiếp theo là phục hồi thông tin trong trí nhớ ngắn hạn và dài hạn và các thông tin này có liên quan tới các nhiệm vụ đã được xác định của quá trình tư duy.
Như vậy, với những người có trí nhớ kém thì việc liên tưởng là rất khó khăn.
3. Sàng lọc, liên tưởng và hình thành giải quyết
Giả thuyết là những kết luận giả định hoặc những phán đoán về kết quả của vấn đề tư duy. Trên cơ sở sàng lọc liên tưởng hình thành nên giả định. Giả thiết có thể đúng, sai hoặc chưa đầy đủ.
Để xây dựng giả thuyết thì cá nhân phải dựa vào những trí thức, kinh nghiệm và trên cơ sở đó có liên quan tới việc phân tích các phương tiện các mục đích chính và mục đích phụ. Ngoài ra, còn liên quan đến những kinh nghiệm trực giác của cá nhân trong quá trình đưa ra giải quyết.
4. Kiểm tra giả thuyết
Giả thuyết lúc đầu đưa ra rất đa dạng, khi lựa chọn phải kiểm tra xem giai đoạn nào tương ứng với các điều kiện về vấn đề đặt ra. Việc kiểm tra giả thuyết có thể diễn ra trong đầu hay trong hoạt động thực tiễn.
(Trực giác là một nhận thức đột ngột về mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau đã xuất hiện trước đây)
Kiểm tra giả thuyết diễn ra ở trong đầu là sự hình dung ở trong trí óc những điều sẽ xảy ra trong những trường hợp khác nhau với đối tượng, hiện tượng cần được nhận thức. Trong những trường hợp giả thuyết sai thì người ta sẽ xác định giả thuyết mới và giả thuyết mới đó được hình thành trên cơ sở phân tích những thông tin, kiến thức, kinh nghiệm và những lần thử nghiệm trước kia. Giả thuyết đúng đắn phần lớn phụ thuộc vào những tri thức của người đưa ra giả thuyết đó. Nên một người càng am hiểu nhiều trong lĩnh vực có liên quan đến nhiệm vụ, giải quyết vấn đề thì giả thuyết của người đó càng có khả năng đúng đắn, tri thức là cơ sở của giả thuyết.
5. Giải quyết nhiệm vụ
Là tiến hành chứng minh giả thuyết đưa ra là đúng đắn.
Giải quyết vấn đề trên cơ sở giả thuyết đã được đặt ra và khẳng định thì cá nhân sẽ ra quyết định đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề đó. Trong quá trình giải quyết vấn đề, thường có một số những khó khăn có liên quan đến việc giải quyết vấn đề..
+ Tính cứng nhắc của tư duy có nghĩa là giải quyết vấn đề dựa vào khuôn mẫu cũ.
+ Đánh giá các giải pháp không đúng.
+ Có định kiến trong giải quyết vấn đề.
Việc giải quyết vấn đề phụ thuộc vào khả năng sáng tạo, khả năng phê phán của cá nhân. Tính sáng tạo là tạo ra những cách suy nghĩ mới lạ thích hợp đối với vấn đề cần giải quyết và tính sáng tạo có liên quan đến suy nghĩ phân kỳ có nghĩa là tạo ra những cách giải quyết thất thường những vấn đề phù hợp với vấn đề. Tính sáng tạo có liên quan tới sự nhận thức phong phú nhiều lĩnh vực, quan tâm đến nhiều vấn đề,… đề ra các biện pháp tăng cường tư duy sáng tạo nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra một số biện pháp:
- Xác định lại vấn đề.
- Chia nhỏ thành từng phần của vấn đề để nghiên cứu.
- Suy nghĩ về vấn đề, về những ngoại lệ, những mâu thuẫn có thể xảy ra.
- Suy nghĩ phân kỳ.
- Tham khảo quan điểm của người khác.
- Đánh giá kinh nghiệm của bản thân.
- Thử nghiệm nhiều giải pháp khác nhau.
VI Các phẩm chất của tư duy
Sự khác nhau về phẩm chất tư duy của mỗi người thể hiện ở những hình thức sau và nó thể hiện tính độc đáo trong tư duy của mỗi người.
+ Tính mềm dẻo của tư duy: phù hợp với sự thay đổi, điều kiện, biết tìm ra những phương pháp mới để nghiên cứu vấn đề đồng thời cũng khắc phục tính khuôn mẫu trong giải quyết vấn đề. Dễ dàng chuyển từ phương pháp hành động này sang phương pháp hành động khác trong giải quyết vấn đề.
+ Tính ỳ của tư duy; thể hiện ở khả năng thiếu sự linh hoạt, thiếu sự dễ dàng chuyển từ tình thái này sang tình thái khác, chuyển từ thao tác trí tuệ này sang thao tác trí tuệ khác.
+ tính độc lập thể hiện ở kỹ năng tự mình tìm thấy vấn đề cần giải quyết, tự mình tìm ra lời giải đáp không dựa vào lời giải sẵn, không dựa vào sự hợp đồng với người khác. Tính độc lập đưa đến tư duy sáng tạo tìm ra con đường mới để nghiên cứu, tìm ra những sự kiện, quy luật mới, đưa ra những lời giải thích lý thuyết mới.
+ Óc phê phán: thể hiện ở kỹ năng không chịu ảnh hưởng của những ý nghĩ của người khác mà đánh giá những ý nghĩ tư tưởng của người khác một cách đúng đắn, nghiêm túc thúc đẩy được mặt mạnh yếu, những sai lầm trong tư tưởng đó. Ngoài ra cũng đánh giá ý nghĩ của mình, đó chính là óc tự phê phán.
=> Độc lập và phê phán của tư duy phụ thuộc vào kinh nghiệm sống của từng người, sự phong phú của kiến thức đã được tích lũy. Những người có kinh nghiệm sống phong phú, kiến thức nhiều mặt thì có thể đạt tới trình độ cao về tính độc lập và óc phê phán của tư duy.
+ Bề rộng của tư duy thể hiện ở khả năng bao trùm cả một phạm vi rộng lớn các vấn đề, khẳ năng tư duy sáng tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau và trong thực tiễn cuộc sống.
+ Bề sâu của tư duy thể hiện ở khả năng đi sâu vào bản chất của vấn đề, thực chất của công việc, tìm ra được nguyên nhân của vấn đề, thấy được những điều kiện khách quan, chủ quan, ý nghĩa và sự phát triển của vấn đề nhìn thấy được những quy luật, những vấn đề lớn của sự vật, hiện tượng.
+ Tính nhất quán thể hiện ở kỹ năng xem xét vấn đề theo một trình độ logic tuân theo cơ sở logic của những suy luận. Khi xem xét một vấn đề phức tạp thì thường trình bày theo đúng giàn ý nhất định có suy luận và có nhiều căn cứ, tuân theo tính logic chặt chẽ của tư duy.
+ Sự nhanh trí thể hiện ở tốc độ của hoạt động tư duy, giải quyết một vấn đề một cách mau lẹ nhưng không phải là vội vàng, hấp tấp mà nó căn cứ vào sự kiểm tra, đánh giá, kinh nghiệm hiểu biết để đưa ra quy định đúng đắn, giải quyết vấn đề đặt ra.
em luôn vững tin khi có anh dẫn đường, đặt ngàn yêu thương lên chiếc hôn ngọt ngào, em lắng nghe tim mình hạnh phúc ngất ngây trào dâng..........
01-12-2008 01:08 PM
dantamly
Member
Posts: 61
Thanks Given: 0
Thanks Received: 0 in 0 posts
Joined: Apr 2006
Reputation: 0
Post: #4
Re: Tâm Lý Học Đại Cương II
Chương IV Trí nhớI.Các lý thuyết nghiên� cứu về trí nhớ
I.1. Lý thuyết về trí nhớ của Atkinson: có 3 loại trí nhớ
- Trí nhớ cảm giác: là loại trí nhớ liên quan đến các cơ quan cảm giác đối với các ấn tượng của thế giới khách quan như hình ảnh âm thanh và các ấn tượng tác động đến các cơ qan cảm giác khác. Trong các nghiên cứu cho thấy, các trí nhớ này tồn tại trong một thời gian rất ngắn.
- Trí nhớ ngắn hạn: là loại trí nhớ dài hơn so với trí nhớ cảm giác, thời giưn lưu giữ thông tin khoảng một vài phút, loại thông tin được đưa vào trong não nhưng chưa được củng cố. Những thông tin cuối của chuõip thông tin được nhớ tốt hơn so với những thông tin ban đầu và gọi đó là hiệu ứng thông tin mới.
- Trí nhớ dài hạn: là loại trí nhớ lưu giữ trong khoảng thời gian dài từ nhiều phút đến nhiều năm. Trí nhớ này líên quan đến trí nhớ mới vf trí nhớ cũ. Những thông tin cũ trong chuỗi thông tin được nhớ lại được nhớ tốt hơn so với thông tin mới. Trí nhớ dài hạn phụ thuộc vào 3 giai đoạn ghi nhớ, lưu giữ và tái hiện thông tin.
I.2. Lý thuyết về các mức độ xử lý thông tin của Craik
- Trí nhớ của con người có 3 loại: trí nhớ cảm giác, trí nhớ làm việc, trí nhớ dài hạn.
- Thông tin được sử lý sâu sắc, kỹ càng sẽ lưu giữ tốt hơn trong não. Xử lý thông tin có liên quan đến xử lý đặc điểm vật lý, đặc điểm âm thanh và ý nghĩa của thông tin. Những thông tin có ý nghĩa có giá trị với cá nhân thì được lưu giữ tốt hơn so với thông tin khác. Qúa trình xử lý thông tin diễn ra tự động trên vỏ não.
I.2. Lý thuyết về trí nhớ của Tulving
Bao gồm: trí nhớ hồi đoạn (ngắn hạn), trí nhớ từ ngữ - logic, trí nhớ vận động.
� � � � � � � � � � � � � Loại trí nhớ
Tiêu trí� � � Trí nhớ hồi đoạn
Trí nhớ từ ngữ - logic
Nguồn thông tin Những kinh nghiệm thông tin có liên quan đến cảm giác Sự hiểu biết
Đơn vị thông tin Sự kiện Quan điểm, ý tưởng
Phương thức tổ chức Có liên quan đến thời gian Những tư tưởng, ý niệm
Yếu tố xúc cảm của trí nhớ Rất quan trọng Ít quan trọng
Mức độ quên Dễ quên Ít quên
Thời gian cần thiết để tiếp nhận thông tin Thời gian dài Thời gian ngắn
Cách đánh giá Nhớ lại những giai đoạn đặc biệt của cuộc đời Những hiểu biết chung
Mức độ sử dụng Ít sử dụng Sử dụng nhiều
Theo lý thuyết này, trí nhớ đối với kiến thức gần giống từ ngữ. Trong quá trình con người tiếp thu kiến thức được tổ chức lại trong óc theo mô hình tâm lý và tạo ra sự hiểu biết cá nhân về kiến thức đó
+ Trí nhớ vận động là những mối liên hệ giữa các kích thích và sự vận động của thân thể giúp con người học tập và rèn luyện.
Trí nhớ nếu được củng cố sẽ lưu giữ lâu hơn.
II. Khái niệm về trí nhớ
II.1. Định nghĩa
Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sau đó trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ trước đây.
II.2. Vai trò của trí nhớ
- Trí nhớ có vai trò rất to lớn trong đời sống con người: không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm và không có kinh nghiệm thì không có bất cứ hoạt động nào cũng như không thể hình thành được nhân cách. Vì vậy I.M.Sêchênôp
đã viết: nếu không có trí nhớ thì con người mãi mãi ở trong tình trạng của một đứa trẻ con.
- Trí nhớ của con người phản ánh kinh nghiệm thuộc mọi lĩnh vực: nhận thức, cảm xúc, hành vi. Vì vậy, trí nhớ là một đặc trưng quan trọng nhất, có tính quyết định của đời sống tâm lý con người, của nhân cách của họ. Nó bảo đảm cho sự thống nhất và toàn vẹn của nhân cách con người.
- Hình thành kỹ năng thao tác hành động và hoạt động có kết quả cao.
- Ngày nay, người ta xem trí nhớ không phải chỉ nằm trong giới hạn củahoạt động nhận thức, mà nó còn là một thành phần tạo nhân cách mỗi người, vì đặc trưng tâm lý của nhân cách mỗi người được hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm về cá thể về mọi mặt của họ, mà kinh nghiệm đó lại do trí nhớ đem lại.
II.3. Đặc điểm của trí nhớ
- Trí nhớ phản ánh các sự vật hiện tượng đã tác động và ta trước đây mà không cần có sự tác động của bản thân chúng trong hiện tại. Nói cách khác, trí nhớ phản ánh kinh nghiệm của con người. Kinh nghiệm này có thể là các hình ảnh cụ thể (trí nhớ vận động), có thể là những rung động, những trải nghiệm, xúc cảm (trí nhớ cảm xúc), cũng có thể là ý nghĩ, tư tưởng (trí nhớ từ ngữ - logic).
- Trong trí nhớ có sự liên tưởng. Sự liên tưởng là sự phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng với các sự vật hiện tượng mà ta nhớ tới, sự liên tưởng gắn liền với yếu tố không gian, thời gian.
- Cấu tạo tâm lý (hay sản phẩm) được tạo ra trong quá trình trí nhớ là những biểu tượng. (Trong trí nhớ có biểu tượng). Vậy biểu tượng của trí nhớ có gì khác với hình tượng của cảm giác, tri giác và với biểu tượng của tưởng tượng?
Biểu tượng là hình ảnh của sự vật hiện tượng nảy sinh trong óc chúng ta khi không có sự tác động trực tiếp của chúng vào giác quan của ta.
- Biểu tượng của trí nhớ chính là kết quả của sự chế biến và khái quát hoá các hình tượng của tri giác trước đây. Không có tri giác thì không thể có biểu tượng. Bằng chứng là những người mù từ lúc mới sinh không hề có biểu tượng về màu sắc, cảnh đẹp…, những người bị điếc từ lúc lọt lòng không có biểu tượng về âm thanh.
- Biểu tượng của trí nhớ khác với hình ảnh (hay hình tượng) của tri giác ỏ chỗ: biểu tượng phản ánh sự vật một cách khái quát hơn. Nó phản ánh những dấu hiệu đặc trưng, trực quan của sự vật hiện tượng. Như vậy, biểu tượng của trí nhơ vừa mang tính chất trực quan vừa mang tính tính chất khái quát. Nó giống hình ảnh của cảm giác và tri giác ở tính trực quan nhưng nó cao hơn ở tính khái quát. Vì vậy, ở góc độ hoạt động nhận thức, trí nhớ thường được xem là giai đoạn chuyển tiếp từ cảm tính lên lý tính.
- Tuy vậy, so với biểu tượng của tưởng tượng thì biểu tượng của trí nhớ không khái quát bằng, vì biểu tượng của tưởng tượng là “biểu tượng của biểu tượng”.
- Trí nhớ của người này khác trí nhớ của người khác phụ thuộc vào:
+ Khối lượng thông tin nhớ lại.
+ Tốc độ ghi nhớ.
+ Độ chính xác của thông tin nhớ lại.
+ Độ bên của thông tin nhớ lại
III. Các quá trình trí nhớ
Trí nhớ củacon người là một hoạt động tich cực, phức tạp bao gồm nhiều quá trình khác nhau và có quan hệ qua lại với nhau: ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại, nhớ lại và quên. Chúng không phải là các quá trình tự trị, những năng lực tâm lý tự trị mà được hình thành trong hoạt động và do hạot động quy định.
III.1. Qúa trình ghi nhớ (mã hoá thông tin)
- Đây là giai đoạn đầu tiên của một hoạt động trí nhớ cụ thể nào đó.
- Ghi nhớ là quá trình hình thành dấu vết, “ấn tượng” của đối tượng mà ta đang tri giác (tức là tài liệu phải ghi nhớ) trên vở não, đồng thời cũng là quá trình hình thành mối líên hệ giữa tài liệu mới và tài liệu cũ đã có, cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận của bản thân tài liệu mới với nhau.
- Trong giai đoạn này, trí nhớ cảm giác có vai trò quan trọng để ghi nhớ thông tin ban đầu dưới dạng những kích thích. Trí nhớ cảm giác chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn ngủi (khoảng 1 giây)
- Trí nhớ cảm giác có liên quan đến các cơ quan cảm giác tiếp nhận kích thích như trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác, và các loại trí nhớ khác tương quan với mỗi giác quan khác). Khả năng lưu giữ thông tin của trí nhớ giác quan khác nhau. Trí nhớ thị giác không đến 1 giây, trí nhớ thính giác kéo dài từ 3 – 4 giây,… Khả năng lưu giữ của thông tin mất ngay, tuy nhiên trí nhớ cảm giác có độ chính xác cao đối với kích thích tác động vào cơ quan cảm giác.
- Trí nhớ cảm giác như là một hình chụp nhanh để lưu giữ thông tin trong thời gian ngắn, sau khi kích thích tác động vào các qiác quan thì thông tin được lưu giữ trong khoảng thời gian 1 giây thì bị phá huỷ và được thay thsế bằng một thông tin mới. Nếu thông tin trong trí nhớ cảm giác không chuyển sang dạng trí nhớ khác thì sẽ bị mât thông tin.
III.2. Qúa trình lưu giữ thông tin
-� Lưu giữ là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã hình thành được trên vở não trong quá trình ghi nhớ
- Có liên quan đến trí nhớ ngắn hạn.
- Thông tin trong trí nhớ cảm giác thông thường ở dạng thô, muốn lưu giữ thì phải chuyển sang hình thức trí nhớ trí nhớ ngắn hạn. Việc xử lý thông tin trí nhớ cảm giác là những thông tin đầy đủ, chính xác, chi tiết được chuyển thành từng nhóm. Trí nhớ ngắn hạn của con người có khả năng lưu giữ thông tin 7 -+ 2 nhóm. Thực nghiệm cho thấy, muốn nhsớ một dãy số ta hay nhóm các dãy số hoặc dãy chữ trên thành 7 nhóm. Việc nhóm giúp lưu giữ thông tin trong trí nhớ ngắn hạn tốt hơn.
- Trí nhớ ngắn hạn (lưu giữ ngắn hạn) có thể nhớ đến 7 tâph hợp thông tin tương đối phức tạp, tồn tại tròn vòng 15 – 20 giây rồi biến mất. Sự lưu giữ lại thông tin phụ thuộc vào sự lặp lại nhắc lại thông tin. Đây là một điều kiện chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn.
- Việc lặp lại thông tin có liên quan đến sự sắp xếp thứ tự thông tin cho phù hợp logic và liên kết thông tin đó vói thông tin đã có trong trí nhớ.
III.3.Qúa trình tái hiện trí nhớ (người ta nghiên cứu trí nhớ dài hạn) có 2 loại:
- Trí nhớ đối với những sự kiện có liên quan đến cuộc sống của� cá nhân.
- Trí nhớ từ ngữ - khái niệm có liên quan đến kiến thức mà cá nhân tiếp thu được trong cuộc sống.
III.3.1. Trí nhớ sự kiện: việc nhớ lại các sự kiện có liên quan, liên kết, liên tưởng đó với thời gian, không gian, kinh nghiệm, kỷ niệm.. cụ thể trong trí nhớ.
III.3.2. Trí nhớ ngôn ngữ dựa vào ký hiệu ngôn ngữ, ký hiệu vận động trong quá trình con người nhớ lại những kiến thức tiếp thu được trong cuộc sống. Ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên, lâu dài thường nhớ lại nhanh hơn ngôn ngữ khác, ký hiệu về hình ảnh, vận động có liên quan đên việc tiếp thu kiến thức cũng là điều kiện để nhớ lại kiến thức.
Tái hiện gồm 3 quá trình: đó là nhận lại, nhó lại và hồi tưởng.
- Nhận lại đúng: nghĩa là ghi nhớ thông tin đầy đủ các đặc điểm cơ bản của thông tin. Hình ảnh tri giác trùng khớp với biểu tưọng trí nhớ dẫn đến nhận lại nhanh.
- Nhận lại sai:
+ Ghi nhớ thông tin không tốt, không đầy đủ, không phải là những đặc điểm cơ bản.
+ Hình ảnh tri giác không trùng khớp với sự vật hiện tượng (do tri nhớ tốt nhưng hình ảnh tri giác thay đổi quá nhiều dẫn đến có sự nhầm lẫn)
+ Suy diễn của cá nhân
+ Liên quan đến xúc cảm của cá nhân.
- Nhớ lại phức tạp hơn nhân lại vì nó không có quá trình tri giác. Nhớ lại liên quan nhiều đến sự liên tưởng.
- Hồi tưởng: nhớ lại thông tin mang tính chất tự thuật. Nhớ lại là theo mục đích cá nhân.
Như vậy: sự hồi tưởng phụ thuộc rất nhiều vào công việc cá nhân, xúc cảm và mục đích của cá nhân. Những người 50 tuổi thường hồi tưởng về thời thanh thiếu niên còn những người 70 tuổi thì hồi tưỏng về tuổi 20 của họ
- Khi hồi tưởng người ta thường nhớ lại những giai đoạn đặc biệt trong cuộc sống, người ta thưòng hay quên đi những kỷ niệm gây đau thưong, buồn phiền. Tuy nhiên, hồi tưởng có liên quan đến hoàn cảnh sống của cá nhân. Những người buồn phiền nhớ những sự kiện buồn phiền trong quá khứ dễ dàng hơn hạnh phúc mà họ đang có, những người hạnh phúc thường nhớ những sự kịên hạnh phúc hơn là sự kiện buồn phiền
III.4. Qúa trình quên
III.4.1. Khái niệm
- Quên là quá trình không làm tái hiện lại được những thông tin đã biết, đã có trong một thời điểm cần thiết.
- Quên thông thường là do cơ chế tự bảo vệ của não (quên để mà nhớ)
- Nguyên nhân của sự quên:
+ sự ghi nhớ không tốt
+ ức chế của thần kinh
+ hiện tượng không gắn với thực tiễn của cá nhân.
III.4.2. Một số quan điểm và lý thuyết của quá trình quên
1. Ebbinghaus
- Ông là nhà tâm lý học người Đức
- Năm 1885, là người đầu tiên nghiên cứu về sự quên
- Ông cho rằng: quá trình quên xảy ra nhanh nhất sau 9 tiếng đầu tiên sau khi học thuộc tài liệu, sau đó cấp độ quên chậm lại và giảm dần trong nhiều ngày sau:
Sau 20 phút, còn lại 60% tài liệu
Sau 1 giờ, còn lại 45% tài liệu
Sau 9 giờ, còn lại 40% tài liệu
Sau đó, vận tốc quên chậm dần.
Cho đến nay, kết luận của Ebbinghaus vẫn còn nguyên giá trị.
2Một số thuyết khác: hiện nay có hai thuyết lớn giải thích về sự quên:
- Thuyết thứ nhất: Payne cho rằng, các dấu vết đã được hình thành, được ghi nhó sâu thì một thòi gian sau nó bị phá huỷ khi con người không sử dụng hoặc khi não tiếp thu một kích thích mới, một thông tin mới thì dấu vết đã được hình thành ấy bị phá huỷ dẫn đến sự quên.
- Lý thuyết thứ 2: Năm 1990, Potter đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: có sự nhiễu thông tin trong trí nhớ¸những thông tin mới có thể ngăn cản gây trở ngại cho việc nhớ lại, phục hồi thông tin đã có trong trí nhớ. Có hai loại nhiễu thông tin tác động đến quá trình quên:
+ Sự nhiễu tác động trước: xảy ra khi thông tin học được trước đây gây tở ngại cho việc nhớ lại những thông tin mới học sau này.
+ Sự nhiễu thông tin ngược: là hiện tượng thông tin mới gây ra trở ngại cho việc nhớ lại các thông tin cũ đã học từ trước.
Sự khác biệt giữa thuyết thứ nhất (thuyết nghiên cứu về sự phá huỷ) và thuyết thứ hai (thuyết nghiên cứu về sự nhiễu thông tin): đó là, sự nhiễu tác động trước thì chuyển về phía trước thời gian tức là quá khứ đã gây trở ngại cho hiện tại, còn sự nhiễu tác động ngược thì đi lùi lại thời gian tức là hiện tại gây trở ngại cho quá khứ.
III.4.3. Đặc điểm sinh học của trí nhớ
- Phản xạ có điều kịên là cơ sở sinh lý của sự ghi nhớ. Đây là những quy định hoạt động thầnh kinh cấp cao được Pavlov phát hiện ra.
- Sự củng cố bảo vệ đường liên hệ thần kinh tạm thời được thành lập là cơ sở sinh lý của sự giữ gìn và tái hiện. Tất cả những quá trình này gắn chặt và phụ thuộc vào mục đích của hành động.
- Theo qun điểm vật lý: quan điểm này coi những kích thích để lại những dâu vết mang tính chất vật lý ( như những thay đổi về điện và về cơ trên các Xináp - tức là nơi nối liền hai tế bào thần kinh)), do đó sự diễn biến có tính chất lặp lại của kích thích được thực hiện dễ dàng trên con đường đã vạch ra.
III.4.4. Một số biểu hiện bệnh lý của hiện tượng mất trí nhớ
1.Bệnh Alzheimer (quên)
- Thời kỳ đầu có triệu chứng: quên thông thường. Vd: quên sinh nhật, quên cuộc hẹn..
- Giai đoạn tiếp theo: bệnh tiến triển và quên nhiều hơn. Nặng hơn nữa, họ không nhớ nổi tên và gương mặt của các thành viên trong gia đình, thậm chí họ mất khả năng về mặt ngôn ngữ.
- Bệnh này gắn với sự thoái hoá của tế bào thần kinh trong não do thiếu sự sản xuất ra một loại chất có tên gọi là: bêta amyloid
- Ngoài ra bênh này còn có nguyên nhân do di truyền.
- Theo thống kê ở nước Mỹ, bệnh Alzhiemer là nguyên nhân gây tử vòn xếp thứ và hơn 50% số người ở độ tuổi 85 trở lên bị mắc bệnh này.
* Chứng quên:
- Đây là những người mất trí nhớ nhưng không mắc bệnh tâm thân.
- Chứng quên có 2 loại: + chứng quên ngược
+ chứng quên trước
+ Chứng quên ngược: là hiện tượng mất trí nhớ về những gì đã xảy ra trước một sự kịên hay còn gọi là mất thông tin về những gì trước kia trong trí nhớ do sự tác động của hiện tại.
+ Chứng hay quên trước: mất trí nhớ về các sự kiện sau một chấn thương ở não nghĩa là thông tin ở người này không thể chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn và họ chỉ có thể nhớ được thông tin cũ trước khi xảy ra sự cố.
2.Hội chứng Korsaroff: là hội chứng hay quên ở những người nghiện rươu dài hạn và có chế độ ăn uống kém gây ra sự thiếu hụt chất Thiamine và ở họ có một số triệu chứng hay quên hay lặp đi lặp lại một câu hỏi, một câu chuyện và họ có một số ảo giác kỳ lạ. Về mặt trí tuệ thì họ vẫn bình thường.
III.4.5. Một số biện pháp ghi nhớ để hạn chế sự quên
1. Kỹ thuật từ khoá: để ghi nhớ một thông tin mới, thông thường người ta tìm một từ khoá đã có trong trí nhớ dài hạn để gắn liền với một từ mới hạơc thông tin mới. Kỹ thuật này liên quan đến việc ghi nhớ thông tin mới trên cơ sở thông tin cũ .
2. Biện pháp loci: là một biện pháp để ghi nhớ một thông tin mới lạ người ta sắp xếp thông tin đó theo một sơ đồ. Mỗi phần chi tiết của thông tin được gắn liền với những vị trí khác nhau giữa các vị trí ấy có mối liên hệ logic với nhau theo một chuỗi.
VD: Người ta cần phải nhớ tới một loạt từ, một danh sách… thông thường người ta sắp xếp chúng theo một vị trí nào đó mà chúng có lien quan với nhau.
3. Mã hoá thông tin: biện pháp này cho biết thông thường con người có sự ghi nhớ tốt hơn trong môi trường quen thuộc hoặc môi trường tương tự giống như nơi họ đang sống.
4. Biện pháp cấu trúc tài liệu: đó là việc xử lý các thông tin cần nhớ ở mức độ sâu hơn và sắp xếp các thông tin đó thoe một cấu trúc phù hợp với nội dung của tài liệu. Để thực hiện điều này thì điều đầu tiên phải đọc lướt qua mục lục của thông tin, của chương… hoặc có thể tóm tắt chương, sau đó mới đặt câu hỏi và trả lời để giúp người đọc có sự liên kết và hiểu các mối quan hệ giữa các thành phần khác nhau của tài liệu, xếp chúng theo một cấu trú nhất định.
5. Sắp xếp các ghi chú liên quan đến tài liệu:ghi lại các đặc điểm chính sau khi nghiên cứu tài liệu
6. Ôn tập, nhắc lại tài liệu sau khi đã nắm vững các tài liệu đó.
7. Việc lưu giữ thông tin: đó là việc ôn tập được chia đều trong suốt khoá họcNhững thành phần chủ yếu của tâm lý
Những thành phần chủ yếu của tâm lý
Lê Vân Long
Tâm lý học
Hoạt động của não người là một trong những chức năng của tâm lý. Tâm lý bao gồm những thành phần chủ yếu như: tư duy, cảm xúc và động lực thúc đẩy.
1- Tư duy
Là quá trình hoạt động của não phối hợp giữa ba yếu tố: trí nhớ, trí tưởng tượng và trí phán đoán. Trí nhớ lưu giữ thông tin, trí tưởng tượng đặt giả thiết, trí phán đoán có vai trò quan toà.
Tư duy hoạt động dựa vào 2 dấu hiệu thông tin: cảm xúc (thuộc loại không xác định rõ được) và ngôn ngữ. Tư duy dựa vào cảm xúc có ưu điểm là nhanh (có khi gần như tức thời), không cần chú ý nhiều nên có thể suy tính được những trường hợp phức tạp, nhưng nhược điểm là không chính xác, dễ sai. Tư duy dựa vào ngôn ngữ có ưu điểm là chính xác, nhược điểm là chậm, tốn nhiều chú ý.
Hai loại tư duy thông dụng là quy nạp, diễn dịch. Quy nạp là từ các trường hợp riêng biệt, khác nhau rút ra cái chung (giống nhau). Diễn dịch là từ cái chung vận dụng vào các trường hợp riêng.
a) Trí nhớ có hai loại
Trí nhớ thường xuyên: lưu giữ thông tin lâu dài. Yêu cầu của nó ở mức trung bình (vì có chữ viết) và chỉ được nhớ các thông tin có ích vì trí nhớ luôn có giới hạn.
Trí nhớ tạm thời: chỉ lưu giữ thông tin tạm để giải quyết các vấn đề trong quá trình tư duy kết thúc tư duy thì hết. Nếu trí nhớ tạm thời lớn và ta có khả năng tập trung chú ý hoàn toàn (100%) vào một việc nên có thể suy tính được các việc khó. Ví dụ, người chơi cờ có thể tính trước nhiều nước đi hơn. Nếu trí nhớ tạm thời nhỏ và khả năng tập trung kém thì hay nhầm lẫn, không suy tính được việc nhỏ. Ví dụ, người chơi cờ chỉ tính trước được một vài nước đi.
Yêu cầu trí nhớ này ở mức cao và khả năng tập trung chú ý cao (để dồn được hết trí nhớ tạm thời vào 1 việc làm tăng hiệu quả tư duy).
Giải pháp ở trường hợp này là rèn luyện hơp lý để tăng khả năng tập trung chú ý (quan trọng). Tập thể dục về mặt tâm trí một cách hợplý làm cho cơ thể khoẻ mạnh, khiến trí nhớ tạm thời ngày một tăng thêm.
b) Trí phán đoán:
Là nhận xét (cái gì, định nghĩa, khái niệm, đúng sai, tốt xấu, cần, không cần…), ước lượng (nhiều, ít, cao thấp…), so sánh (bằng, không bằng...).
Trí phán đoán cần phải chính xác, bao quát (tránh chỉ thấy cái trước mắt, ngắn hạn... mà không tính tới cái liên quan, dài hạn...). Do đó cần:
Tạo thói quen xác định chính xác các yếu tố của vấn đề, gọi chính xác tên các yếu tố đó (tránh để mức nhận biết lờ mờ).
Không tự lừa đối mình vì bất cứ lý do gì để tránh gây ảo tưởng.
Tạo thói quen liên hệ vấn đề thật rộng để tăng tầm tư duy bao quát.
Ảo tưởng làm mất tính chính xác do đó cần loại bỏ mọi nguyên nhân gây ảo tưởng (như mê tín...).
c) Trí tưởng tượng:
Là lấy ra các hình ảnh, thông tin từ trí nhớ hay từ môi trường xung quanh và lắp ghép với nhau (liên tưởng), từ đó có thể thay đổi một phần để tạo ra các hình ảnh, thông tin mới.
Trí phán đoán dễ đạt được một mức độ nhất định nhưng trí tưởng tượng khó lưu giữ, dễ bị suy giảm.
Trong cuộc sống có nhiều hiểu biết đơn giản nhưng trí phán đoán lại được mọi người dễ dàng nhận ra khi nghe người khác nói tới, nhưng không tự tìm ra được vì kém trí tưởng tượng.
Trí tưởng tượng cần phải phong nhú, đa dạng, nghĩa là có thể nhìn một vấn đề (hoặc đặt ra nhiều giả thiết) theo nhiều hướng khác nhau, đặc biệt là các hướng có tính đặc sắc, khác hẳn lệ thường và liên hệ được đầy đủ tới các yếu tố cần thiết có liên quan đến vấn đề. Sự phong phú, đa dạng của trí tưởng lượng tỷ lệ thuận với cảm xúc. Đồng thời caafn có khả năng liên tưởng tưởng tượng hình tượng cao. Như vậy cần phải tạo rạ khiếu hài hước. (có thể nhìn vấn đề theo hướng khác hẳn và liên tưởng).
Không vì ý muốn trở thành đạo mạo mà tự ức chế trí tưởng tượng.
Tạo thói quen tự chế giễu chính mình (nhất là các tật xấu) để giảm tính chủ quan, tăng khả năng dễ vượt qua được các tư duy cũ, tạo ra các trường tư duy mới khác hẳn. Tính chủ quan thường xuyên tổn tại và sinh ra các cảm xúc khó chịu khi hiểu biết bản thân bị phủ nhận.
Môi trường tốt cho trí tưởng tượng là người ta tự tại một mình nơi yên tĩnh và không làm gì cả.
Giữ môi trường sống sao cho luôn cảm thấy thoải mái để phát huy hết khả năng của trí tưởng tượng. Mọi sự sáng tạo luôn bắt đầu từ mơ mộng. Ví dụ các nhà khoa học được tư duy hoàn toàn tự do trong nghiên cứu (không ai bị giám sát) thường có nhiều phát minh, phát hiện mang tính đột phá như Newton, Edison, Einstein...
2- Cảm xúc:
Là loại cảm do não sinh ra, khác cảm giác do các giác quan sinh ra.
Có hai loại cảm xúc: xác định rõ được (thường thuộc về tình cảm) và loại không xác định rõ được. Loại xác định rõ được như: sung sướng, khổ cực, giận dữ, ghen tị, xấu hổ, ngạc nhiên... Loại không xác định rõ được dùng để phát hiện các đấu hiệu, các thông tin. Ví dụ có cảm xúc tương ứng với ý cho là đứng cho là sai, là thoáng, tù túng. Ví dụ: lời bài hát dễ thuộc vì được ký hiệu bằng các cảm xúc khá rõ ràng.
Yêu cầu đối với cảm xúc là:
Nhạy cảm để có trí tưởng tượng phong phú (nhưng không lấn át tư duy). Khả năng tập trung chú ý tăng tính tự chủ tăng, không lấn át tư duy. Tạo thói quen phân biệt, đánh giá chính xác. Các cảm xúc mạnh thường gây áp lực tới tư duy, nếu coi trọng cảm xúc sẽ dẫn đến chỗ điều khiển tư duy, lấn át tư duy.
Tạo thói quen dễ dàng chấp nhận các cảm xúc mới lạ.
Xoá bỏ 3 cảm xúc xấu: Xấu hổ, sợ hãi, tự ái. Xấu hổ về mặt nào là do thiếu tự tin mặt đó, nếu để xấu hổ mạnh lên sẽ ức chế tư duy, ngăn cản con người hành động. Khi gặp biến cố mà sợ hãi thì chỉ làm hoàn cảnh thêm tồi hơn. Để cảm xúc tự ái chi phối thì dễ có các hành động tiêu cực.
Tư duy trực giác : Trong cuộc sống đôi khi ta vẫn nói: "Tôi cảm thấy người này làm đúng...", “cảm thấy làm việc này sẽ nguy hiểm…”, hoặc nói sai: "tôi có cảm giác là nó làm đúng..." (cảm giác là loại cảm do giác quan sinh ra". Cảm thấy cảm nghĩ là tư duy trực giác. Tất nhiên trùng cảm xúc không đảm bảo ý nghĩ được gợi lại là đúng với vấn đề mới mà có thể sai. Ví dụ, khi gặp người có bộ mặt giống với tên giết người đã biết trước đấy thì có cảm xúc trùng với cảm xúc cũ, nhưng ý nghĩ gợi lại không đúng với người mới.
Tình cảm: là có cảm xúc khá bền vững xuất hiện lặp đi lặp lại khi gặp một vật hoặc một việc nhất định. Ví dụ, có tình cảm với một người khi gặp hoặc nhờ đến người đó sẽ sinh ra một cảm xúc nhất định. Tình cảm dựa trên cơ sở cảm xúc sẽ có tình cảm: yêu (ứng với cảm xúc sung sướng), ghét (ứng với cảm xúc khó chịu)…
Đối với người có tư duy quen để tình cảm (cảm xúc) chi phối, khi cái mới làm sinh ra các cảm xúc mới, thường bị tính chủ quan tạo ra các cảm xúc khó chịu kèm theo nên khó chấp nhận cái mới. Nếu có thêm đặc điểm là cảm xúc hay thay đổi thất thường sẽ thành loại người đồng bóng.
3- Động lực thúc đẩy
Là cái kích thích con người hành động. Nó thể hiện qua 4 ham muốn bản năng (tinh thần, vật chất, sinh dục, bầy đàn). Động lực thúc đẩy ít sẽ làm cho con người ta trì trệ.
Động lực thúc đẩy cần đúng hướng và ở mức cao (nhưng không lấn át tư duy). Khả năng tập trung chú ý tăng sẽ khiến tính tự chủ tăng. Vì vậy
Kích thích hợp lý để động lực tăng, dĩ nhiên là vừa đủ để không vượt quá khả năng chịu đựng của con người.
Ví dụ, nói "nếm mật, nằm gai" là người đó biết dùng kích thích để tăng động lực thúc đẩy.
Lý tưởng là động lực mạnh nhất (là sản phẩm của ham muốn tinh thần).
Khi ỷ lại tăng thì động lực giảm. Động lực luôn có một mức độ nhất định, nếu dồn nhiều vào ham muốn này thì có ít ở ham muốn khác. Động lực có thể chuyển từ ham muốn này sang ham muốn khác.
.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top