Printer

Máy in Laser do hàng Hewlett-Packard giới thiệu vào năm 1984 dựa trên công nghệ phát triển của Canon . Nó làm việc tương tụ như máy Photocopy nhưng khác nhau nguồn sáng . Đối với máy Photocopy những trang giấy được quét dùng trên ánh sáng sáng chói thì đối với máy in Laser dùng nguồn ánh sáng Laser . Sau đó quá trình diễn ra tương tự nhau bằng cách ánh sáng tạo một hình ảnh tĩnh điện của trang giấy lên trên phần nhận kích thích ánh sáng và hút mực vào hình dạng nạp điện vào phần tĩnh điện .

Máy in Laser nhanh chóng trở nên thông dụng do chất lượng cao và giá thành bản in ngày càng thấp . Giá của nó ngày càng giảm do nhiều nhà sản xuất đã tìm mọi cách để giảm giá sản phẩm . Độ phân giải của máu in cũng được cải tiến đến 600pdi , kích thước của máy in cũng ngày càng nhỏ hơn và thuận tiênh hơn khi sử dụng và thích hợp hơn đối với những công việc dùng tại nhà .

Máy in Laser thuận lợi hơn đối với máy in dùng công nghệ in phun . Chúng cho chất lượng bản in đen trắng tốt hơn , thiết kế của nó ngày càng được thay đổi để thuận lợi hơn cho người sử dụng cho nên việc in văn bản nhiều trong một tháng có giá thành rẻ hơn nhiều so với máy in phun . Bên cạnh đó máy in Laser có thể in được với những khổ giấy khác nhau hoặc với những khổ giấy có thể định nghĩa được mà không phải loại thông thường sử dụng .

Những thành phần làm nên máy in Laser cũng phức tạp không kém gì trong máy tính . RIP (raster image processor - những hình ảnh được định nghĩa như kiểu dots/pixel trong định dạng hàng và cột nó là quá trình xử lí những giá trị xác định dots/pixel để tạo thành hình ảnh ) có thể dùng kiểu xử lí tiên tiến RISC (Reduced Instruction Set Computer) . Để được hình ảnh từ máy tính bao gồm kết hợp của : mã hoá , quang học , cơ hoạc , hoá học ...

2. Truyền dữ liệu

Máy in Laser có tất cả thông tin về trang in trong bộ nhớ của nó trước khi bắt đầu quá trình in . Hình ảnh được chuyển từ bộ nhớ máy tính tới máy in phụ thuộc vào kiểu máy in được dùng . Hình ảnh được chuyền có dạng Bitmap ( là file đồ hoạ mà mọi Pixel trên màn hình được mô tả bằng một mẩu dữ liệu , mặc dù một vài kiểu âm thanh cũng được định dạng bằng Bitmap . Mỗi Pixel được biểu diễn bằng một bit - đối với đen trắng - hoặc bằng 32-bit - đối với màu chất lượng cao . Nó có kiểu tên mở rộng là BMP ) .

Trong mọi hệ thống màn hình hiển thị hình ảnh tốt hơn là dữ liệu được chuyển tới bộ nhớ của máy in khi in ra giấy . Đối với giấy A4 là 8.5" x 11" và độ phân giải 300 dpi thì cần hơn 8 triệu dots so với 800.000 Pixel trong độ phân giải màn hình 1024 x 768 . Rõ ràng nếu độ phân giải 600 dpi thì trên giấy có thể có tới 33 triệu dots.

Cách chính để nâng cấp chất lượng bản in là gửi trang mô tả những thông tin dựa trên Vector và cho phép máy in in được chất lượng tốt nhất . Khi máy in ra lệnh vẽ một đường từ một điểm này tới một điểm khác , nó có thể dùng nguyên lí hình học mà đường thẳng chỉ có chiều dài mà không có độ rộng và đường vẽ có độ rộng là một điểm nhỏ ( 1 dot) . Cùng một cách tương tự đối với những đường cong đẹp tương tự với độ phân giải mà máy in cho phép .

Những kí tự văn bản được tạo bới những đường kẻ và đường cong được điều khiển cùng một cách , nhưng với độ phân giải tốt hơn được dùng Font đã được mô tả hình dạng từ trước hay được gọi là TrueType hoặc kiểu Type-1 . Dùng PDL (page description language) để xác định vị trí chính xác của kí tự được in , nó có thể có hình ảnh của Font , phóng to , quay , hoặc thông thường . Bên cạnh đó sự thuận lợi ở chỗ khi gửi đi tới máy in một file sẽ chứa Font và một file chứa kích thước của font . Đối với Font được định nghĩa trước nó cho phép máy tính gửi file có dung lượng nhỏ - 1byte / kí tự - file có chứa nhiều font với nhiều kích thước khác nhau .

3.Hoạt động

Hình ảnh cần in được truyền tới máy in cùng với PDL (Page Description Language ) , công việc đầu tiên của máy in là chuyển những lệnh thành dạng Bitmap . Công việc này được bộ vi xử lí bên trong máy in thực hiện , kết quả là hình ảnh ( trong bộ nhớ ) tương ứng với những dot trên giấy . Đối với những thiết kế kiểu " Windows Printer " thì không có bộ vi xử lí bên trong , do đó PC tại nên hình ảnh Bitmap và ghi trực tiếp tới bộ nhớ của máy in .

Nguyên tắc cơ bản của máy in Laser dựa trên hiện tượng tĩnh điện

Hiện tượng tĩnh điện là nạp điện qua một vật cáhc ly như quả cầu ... . Một vật nạp điện tử sẽ hút dính một vật đối diện khác . Máy in Laser dùng hiện tượng gọi là " dán tạm thời " . Nhân của thành phần của hệ thống này là thiết bị cảm quang , thông thường là trống xoay ( Drum ) hoặc trục lăn . Trống (Drum) được tạo thành bởi vật liệu dẫn sáng cao mà phóng điện bởi Photon ánh sáng .

Hình dưới đây là chu trình của giấy đi trong máy in Laser

Dưới đây là sơ đồ nguyên lí

Ban đầu trống được nạp điện tích dương bằng dây có tên gọi là Corona Wire - dây cấp điện áp cao , có một dòng điện đi qua dây này - ( một vài máy in dùng trục nạp - Charge Roller mà không dùng dây Corona , nhưng tính năng tương tự ) . Trống được quay tròn , máy in chiếu tia nhỏ Laser vào bề mặt để phản xạ lên mặt trống để phóng điện tại những điểm nào đó , Laser vẽ những kí tự và những hình ảnh cần in như là những mẫu hình nạp điện - tạo nên hình ảnh tích điện . Hệ thống cũng có thể được làm việc dựa trên tích điện nghịch đảo đó là hình ảnh tích điện dương trên một nền tích điện âm .

Sau khi mẫu hình được thiết lập , máy in phủ lên lớp trống với Toner ( mực in ) nạp điện dương , lớp bột màu đen , nhỏ . Khi đó nó tích điện dương , Toner hút tới vùng phóng điện âm của trống mà không tới vùng nạp điện dương .

Cùng với gắn thêm lớp bột hình mẫu , trống được cuộn vào tờ giấy mà chuyển động theo dây Curoa bên dưới . Trước khi giấy cuộn dưới tới trống nó được nạp điện âm bằng dây transfer corona wire . Sự nạp điện này mạnh hơn điện tích âm của hình ảnh điện tích , do đó giấy có thể kéo bột mực ra . Khi nó chuyển cùng tốc độ với trống , trên mặt giấy sẽ có hình ảnh mẫu chính xác . Để giữ cho giấy khỏi bị hút vào trống nó được phóng điện bằng dây detac corona wire ngay sau khi mực phủ lên trang giấy .

Cuối cùng máy in đưa giấy qua bộ phận Fuser , nó là một cặp trục hình trụ làm nóng . Khi giấy đưa qua Fuser những mực in chảy ra , bám vào giấy . Sau khi qua Fuser giấy được đưa tới khay ở đầu ra .

Làm thế nào mà giấy không bị cháy , đó là do tốc độ giấy đưa qua trục xoay nhanh nên mực chảy ra nhưng giấy không bị quá nóng gây cháy .

Sau khi chất đọng lại của mực trên giấy , bề mặt trống sẽ đi qua phần đèn phóng điện (Discharge Lamp ) . Ánh sáng sẽ chiếu lên bề mặt và xoá hình ảnh tích điện trên mặt trống .

Bên trong máy in Laser mỗi lần trống quay tạo nên một đường nằm ngang một lần , nếu đường nằm ngang này nhỏ bằng 1/600 inch thì chính đó là độ phân giải của máy in 600 dpi.

MỘT SỐ THÔNG BÁO LỖI CỦA HỌ MÁY IN HP-LASERJET + 02 Warning Up: Nếu thông báo này kéo dài, có thể cáp giao tiếp hoặc mối nối kết giao tiếp có vấn đề, kiểm tra lại cáp máy in, cổng LPT và có thể cả mạch điện giao tiếp của máy in. + 05 Self -Test: Một cuộc tự kiểm tra của máy in đang diễn ra, nếu thông báo này kéo dài, có thể mạch điện bên trong đang trục trặc. + 11 Paper Out: Không có giấy trong khay hoặc khay giấy gắn không chính xác vào máy + 12 Printer Open: Chưa đóng nắp đậy máy in hoặc hộp mực lắp không đúng cách + 12 Printer Open or No EP: Chưa dậy nắp máy in hoặc hộp mực EP có vấn đề (bị thiếu, bị vỡ...) cũng có thể quạt giải nhiệt không làm việc + 13 Paper Jam: Kẹt giấy trong máy in + 14 No EP Cart: không có hộp mực/EP trong máy hoặc hộp mực hỏng + 14 No Toner Cart: Giống như trên + 16 Toner Low: Gần hết bột mực hoặc hộp mực không tiếp xúc tốt với mạch điện trong máy in + 18 Aux I/O Init (Nt Rdy): Kiểm tra lại Card I/O + 20 Mem Overflow: Lỗi tràn bộ nhớ do quá nhiều dữ liệu gởi đến máy in ... __________________ Hoc không yêu yếu dần rồi chết Yêu không học không ngóc được lên

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #printer