PPNCKH
ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Câu 1: Nêu các định nghĩa về khoa học. Ý nghĩa của mỗi cách định nghĩa đó?
Trả Lời:
-
Khoa học là một hình thái ý thức xã hội.
+
Ý thức xã hội phản ánh bằng nhiều hình thái khác nhau, trong đó có khoa học, chính trị nghệ thuật, đạo đức…
+
Ý thức xã hội chịu sự chi phối của tồn tại xã hội đồng thời tác độngtrở lại ý thức xã hội.
+
Khoa học là sự phán ánh hiện thực khách quan tao ra hệ thống chân lý về thế giới.
+
Khoa học tồn tại bằng một hệ thống các khái niệm, phạm trù, những nguyên lý, giả thuyết, học thuyết.
+
Khoa học lấy thực tiễn làm nguồn gốc, tiêu chuẩn, động lực của sự phát triển.
+
Khoa học vừa có tính độc lập tương đối, vừa có mối quan hệ bản chất với các hình thái ý thức xã hội khác.
-
Khoa học là một lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp xã hội đặc thù
+
Khoa học là nghề nghiệp vì có một đội ngũ chuyên làm khoa học, đội ngũ này phải được đào tạo cơ bản, có khả năng sáng tạo.
+
Sản phẩm của hoạt động khoa học là tri thức, tức là hoạt động khoa học đac tạo ra giá trị.
+
Khoa học thường gắn liền với công nghệ, công nghệ là quá trình áp dụng những thành tựu khoa học vào thực tiến, công nghệ là một hệ thống thiết bị kĩ thuật và những phương pháp được sử dụng để chế biến tài nguyên thành sản phẩm theo những qui định nhất định.
-
Khoa học là một hệ thống tri thức nhân loại về thế giới.
+
Tri thức là những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật hiện tượng nói chung.
+
Kiến thức là những hiểu biết ở những con người cụ thể.
+
Khoa học là toàn bộ những tri thức về sự vật hiện tượng, về qui trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng.
+
Tri thức kinh nghiệm với tri thức khoa học.
·
Tri thức kinh nghiệm được tích lũy ngẫu nhiên trong cuộc sống, được tạo ra bằng phương pháp qui nạp, không có mô hinhg lý thuyết, chưa chỉ ra được bản chất và các qui luật vận động của sự vật hiện tượng chưa thành hệ thống vững chắc.
·
Tri thức khoa học là hệ thống tri thức khái quát về bản chất và qui luật vận động của thế giới khách quan, được tích lũy một cách hệ thống các bộ môn khoa nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học.
Câu 2: Nêu các khái niệm: cách mạng khoa học, kĩ thuật, công nghệ, công nghệ cao?
Trả lời:
-
Cách mạng khoa học: Là sự phát triển mạnh mẽ của tất cả các lĩnh vực khoa học ở một giai đoạn lịch sử nhất định làm chuyển biến các lĩnh vực khoa học đó sang một giai đoạn lịch sử khác có qui mô, trình độ, nhịp độ phát triển mới cao hơn.
-
Kĩ thuật: Tập hợp thiết bị, phương tiện máy móc và công cụ được con người tạo ra để hỗ trợ và thay thế con người sản xuất sản phẩm.
-
Công nghệ: Tập hợp các tri thức tương ứng với tập hợp kỹ thuật nào đó, gồm: Tri thức về phương pháp, kỹ năng, kinh nghiệm, bí quyết…được sử dụng theo một qui trình hợp lý để tác động vào đối tượng, tạo ra sảm phẩm phục vụ con người.
-
Cách mạng công nghệ: Sự phát triển công nghệ trong một hoặc một số lĩnh vực nhưng tác động tới tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội đưa công nghệ sản xuất sang giai đoạn phát triển mới.
Câu 3: Nghiên cứu khoa học là gì? Phân tích các đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học?
Trả Lời:
-
Nghiên cứu khoa học: là quá trình nhận thức chân lý khoa học thong qua hoạt động trí tuệ đặc biệt bằng những phương pháp nhận định để tạo ra sản phẩm dưới dạng kiến thức mới cho nhân loại.
-
Các đặc điểm của hoạt động nghiên cứu khoa học:
+
Hướng tới cái mới, chưa từng ai biết, chưa nói tới bao giờ.
+
Phải đảm bảo độ tin cậy, không chấp nhận kết quả ngẫu nhiên, không có cơ sở khoa học, mà không lặp lại, kiểm chứng được.
+
Có tính thông tin, kết quả nghiên cứu phải truyền đạt và chuyển giao được.
+
Tính khách quan, phải phản ánh đúng bản chất của sự vật hiện tượng.
+
Tính rủi ro: Là khi giả thuyết không được chứng minh nhưng thất bại cũng là một kết quả.
+
Tính kế thừa.
+
Tính cá nhân: Đòi hỏi cá nhân phải nỗ lực cao trong tập thể
+
Tính phi kinh tế: Vì kết quả nghiên cứu chưa được áp dụng nên khó định mức lao động cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
Câu 4: Thế nào là vấn đề nghiên cứu? Các cách phát hiện vấn đề nghiên cứu?
Trả lời:
-
Vấn đề nghiên cứu: Là những câu hỏi, nhiệm vụ đặt ra trước nhà nghiên cứu cần phải trả lời, phải thực hiện để giải quyết mâu thuẫn nào đó của đối tượng nghiên cứu.
-
Các cách phát hiện vấn đề nghiên cứu:
+
Xem xét các mặt mạnh yếu trong nghiên cứu của đồng nghiệp.
·
Cần phân tích các mặt mạnh mặt yếu trong các luận đề, luận cứ, luận chứng mà công trình của đồng nghiệp trình bày để phát hiện ra những mâu thuẫn chưa được giải quyết, chưa được xem xét hoặc chưa được xem xét thấu đáo.
·
Luận đề là điều cần chứng minh, là phán đoán khoa học cần được xác nhận bằng các căn cứ khoa học.
·
Luận cứ là căn cứ, là các bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận đề: luận cứ lý thuyết, luận cứ thực tiễn.
·
Luận chứng là các cách thức qui tắc phương pháp tổ chức một phép chứng minh luận đề: luận chứng logic, luận chứng ngoài: tiếp cận và thu thập thông tin.
+
Phân tích các tranh luận khoa học
·
Lật ngược vấn đề thông thường.
·
Phát hiện những vướng mắc trong thực tế đề ra cách tháo gỡ và làm thử.
·
Lý giải những câu hỏi mới xuất hiện.
Câu 5: Thế nào là đề tài nghiên cứu? Phân tích các tính chất cần có của một đề tài?
Trả lời:
-
Đề tài nghiên cứu: Là một hoặc nhiều vấn đề
khoa học có nội dung mới chưa biết hoặc biết chưa đầy đủ, biết chưa có căn cứ khoa học nhưng đã xuất hiện những tiền đề và khái niệm có thể biết nhằm giải quyết vấn đề đề ra.
-
Các tính chất cần có của một đề tài:
+
Tính cấp thiêt: Là cần thiết phải nghiên cứu đề tài, giải quyết vấn đề đặt ra. Đây là những bức xúc nảy sinh do mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới; giữa thực tiễn và lí luận.. cần giải quyết thỏa đáng.
+
Tính thực tiễn: Là khả năng có thể giải quyết được mâu thuẫn hoặc kết quả giải quyết mâu thuẫn mang lại hiệu quả thực tiễn và có tính thời sự.
+
Tính tiên tiến: Là cách giải quyết mâu thuẫn cũng như kết quả giải quyết vấn đề cập nhật xu thế phát triển của khoa học.
+
Tính xác định: Là mức độ và phạm vi của đề tài có thể kiểm soát, có thể thực hiện được.
Câu 6: Phân tích các căn cứ chọn đề tài nghiên cứu? Phát biểu tên đề tài cần chú ý các yêu cầu gi?
Trả lời:
-
Các căn cứ chọn đề tài nghiên cứu:
+
Từ khái quát các thành tựu nghiên cứu khoa học đã có để phát hiện ra vân đề nghiên cứu. Đây là việc phân tích các nghiên cứu về vấn đề chúng ta đang xem xét để xem chúng đã được nghiên cứu thế nào; đã giải quyết những mâu thuẫn nào, những mâu thuẫn nào chưa được giải quyết, từ dó phát hiện ra mâu thuẫn có thể hình thành đề tài nghiên cứu của mình.
+
Từ kết quả nghiên cứu mới đối với thực tiễn. Đây là xem xét những kết quả nghiên cứu giải quyết vấn đề thực tiễn mới nhất lien quan tới vấn đề chúng ta đang quan tâm. Qua xem xét sẽ phát hiện ra vấn đề thực tiễn chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa thỏa đáng để xác định cái cúng ta tiếp tục nghiên cứu.
+
Từ phân tích các phương pháp nghiên cứu của các công trình trước đó để đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề ưu việt hơn. Đây là cách xem xét cách thực hiện giải quyết vấn đề của đề tài đã thực hiện để phát hiện phương pháp chưa hoàn thiện, tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề có hiệu quả cao honwm từ đó hình thành đề tài nghiên cứu của mình.
+
Từ thế mạnh của nhà nghiên cứu và lực lượng nghiên cứu. Đây là cách chọn mâu thuẫn giải quyết trên cơ sở khả năng của mình.
+
Từ nhu cầu thực tiễn đặt ra. Đây là cách chọn đề tài qua việc tìm câu trả lời, cách giải quyết vấn đề, biện pháp đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đặt ra.
+
Nguồn tài liệu tham khảo. Đây là xem xét các khả năng có thể xây dựng được cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.
+
Các phương tiện cần thiết cho thực hiện quá trình nghiên cứu đề tài. Đây là phân tích các điều kiện thực hiện đề tài của nhà nghiên cứu.
-
Các yêu cần chú ý khi phát biểu tên đề tài:
+
Tên đề tài là một mệnh đề khoa học rất súc tích, ngắn gọn, chính xác, phù hợp với nôi dung cơ bản của công trình.
+
Cần tránh sử dụng các từ có tính bất định cao tròn tên đề tài, suy nghĩ về vấn đề, một số vấn đề bước đầu..
+
Hạn chế các từ chỉ mục đích trong tên đề tài: đề, nhằm, góp phần.
Câu 7: Đề cương nghiên cứu là gì? Nêu tên các mục cơ bản trong đề cương nghiên cứu? Khái quát nội dung tính cấp thiết của đề tài?
Trả lời:
-
Đề cương nghiên cứu: Là bản thuyết minh về tính cấp thiết, ý nghĩa, nội dung cơ bản và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
-
Các mục cơ bản trong đề cương nghiên cứu của đề cương nghiên cứu:
+
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
+
Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.
+
Mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu.
+
Giả thuyết nghiên cứu đề tài.
+
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
+
Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
+
Các phương pháp nghiên cứu của đề tài.
+
Dàn ý nội dung công trình.
-
Nội dung tính cấp thiết của đề tài:
Nội dung này làm rõ lý do chọn đề tài, làm nổi bật ý nghĩa và sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài. Khi trình bày lý do chọn đề tài cần làm rõ 3 vấn đề sau:
+
Sơ lược về lịch sử nghiên cứu đề khẳng định đề tài có căn cứ cơ sở lí luận.
+
Làm rõ mức độ nghiên cứu của các đề tài trước đó sẽ kế thừa, chỉ rõ đề tài không lặp lại.
+
Giải thích lý do chọn đề tài về lý luận và thực tiễn và cề năng lực nghiên cứu của chủ đề tài, các thành viên đề tài.
Câu 8: Làm rõ đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu của đề tài trong bản đề cương nghiên cứu? Mối quan hệ giữa đối tượng và khách thể nghiên cứu? Ý nghĩa.
Trả lời:
-
Đối tượng nghiên cứu của đề tài và khách thể nghiên cứu của đề tài:
-
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trung tâm giải quyết đề tài nằm trong khách thể nghiên cứu là bản chất của sự vật hiện tượng cần phải làm rõ.
-
Khách thể nghiên cứu của đề tài là: tập hợp các sự vật hiện tượng có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành hệ thống trong đó chứa đựng các yếu tố liên quan tới đối tượng nghiên cứu của đề tài.
-
Mối quan hệ giữa đối tượng và khách thể nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu là bộ phận của khách thể nghiên cứu chứa đựng vấn đề nghiên cứu.
Câu 9: Thế nào là mục đích và nghiên cứu của đề tài? Làm rõ nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài trong bản đề cương nghiên cứu?
Trả lời:
-
Mục tiêu nghiên cứu: Là cái đích về nội dung mà nhà nghiên cứu phải xác định trước khi tiến hành nghiên cứu và phấn đấu để đạt cái đích về nội dung đó. Đây là các kết quả cụ thể cần đạt được. Mục tiêu trả lời cần hỏi: “ Làm được cái gì?”.
-
Mục đích nghiên cứu: là các giá trị, các ý nghĩa mang lại khi đề tài nghiên cứu hoàn thành; là ý nghĩa thực
của đề tài nghiên cứu, đồng thời đối tượng phục vụ của sản phẩm nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu trả lời cho câu hỏi:”nghiên cứu đề tài này để làm gì? phục vụ cho cái gì”
ü
Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
+
Nhiệm vụ : là công việc mà người thực hiện đề tài phải hoàn thành
để đạt được mục đích hoặc mục tiêu nghiên cứu.
Căn cứ để xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Thông thường đề tài phải tự
xác định các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện về lý luận và về thực tiễn
Một đề tài có thể có nhiều nhiệm vụ nghiên cứu. Đó là các công việc khác nhau để đạt được mục tiêu cụ thể khác nhau, tiến tới đạt mục đích nghiên cứu của đề tài.
Khi xác định nhiệm vụ nghiên cứu cần căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu đã xác định ; căn cứ yêu cầu của cơ quan quản lý và khả năng nghiên cứu của mình để xác định cho phù hợp
ü
Phạm vi nghiên cứu : Là giới hạn về đặc điểm , thành phần cấu trúc, thuộc tính…của đối tượng nghiên cứu sẽ được nhà nghiên cứu khảo sát xem xét để giải quyết vấn đề nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài không phải là phạm vi về không gian thực hiện đề tài. Phạm vi nghiên cứu trả lời câu hỏi: nghiên cứu gì ở đối tượng nghiên cứu? Giải quyết mâu thuẫn nào ở đối tượng ;là giới hạn lại những thuộc tính, tính chất, đặc điểm liên quan tới
mục đích nghiên cứu.
Khái niệm này khác với phạm vi thực hiện đề tài trả lời câu hỏi: Nghiên cứu ở đâu? Nghiên cứu vật nào? Nghiên cứu ai?
Câu 10: Trình bày khái niệm và thuộc tính cơ bản của giả thuyết nghiên cứu đề tài?
Trả lời:
-
Khái niệm:
giả thuyết khoa học là những nhận định trên cơ sở các lập luận, các suy đoán khoa học của nhà nghiên cứu đưa ra để từ đó làm xuất hiện vấn đề hoặc đề tài nghiên cứu; làm nảy sinh những phát minh khoa học.
Nghiên cứu khoa học là quá trình liên tục xây dựng giả thuyết, chứng minh giả thuyết cho tới khi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu.
-
Thuộc tính cơ bản của giả thuyết nghiên cứu đề tài:
ü
Có giả định: Tức là điều đó chưa xảy ra, nhưng có thể xảy ra. Để khẳng định có xảy ra hay không nhất định phải khảo nghiêm, kiểm nghiệm.
Tính giả định trong giả thuyết nghiên cứu không giống như giả định thông thường do giả định NCKH được xây dựng trên cơ sở những căn cứ khoa học(lý thuyết hay thực tiễn), vì thế bao giở cũng hiện thực hơn.
ü
Có tính đa phương án: Tức là điều dự đoán này mới chỉ có thể xảy ra. Trên thực tế chưa xảy ra và xảy ra như thế nào thì chưa thể khẳng định.
ü
Tính dễ biến đổi (tính dị biến): đó là tính chất có thể thay đổi của giả thuyết nghiên cứu. Sự thay đổi này do kết quả của các suy đoán , các lập luận trong nhận thức của nhà nghiên cứu. Đặc biệt là khi kiểm nghiệm phát hiện giả thuyết không phù hợp thì phãi xây dựng giả thuyết mới.
Câu 11: Trình bày các tiêu chí xem xét đánh giá một giả thuyết nghiên cứu? Ý nghĩa?
Trả lời:(
Trang 36):
-
Tiêu chí xem xét đánh giá một giả thuyết:
ü
Giả thuyết phải dựa trên cơ sở quan sát( không trái với thực tiễn hiển nhiên)
Đây là nói tới căn cứ đưa ra giả thuyết .Dự đoán, giả định khoa học phải có căn cứ khoa học. Đó là kết quả quan sát rất nhiều sự vật , hiện tượng , sự kiện , phân tích tài liệu đã quan sát được từ đó mới xuất hiện các tiên đoán . Điều đó còn nói lên rằng , càng có kiến thức rộng, chuyên môn sâu, kinh nghiệm thực tiễn phong phú thì đề xuất giả thuyết càng thuận
lợi và chính xác.
ü
Giả thuyết không được trái với lý thuyết đã được công nhận.
Lý thuyết là những kiến thức lý luận về sự vật, hiện tượng
đã được khái quát hóa, được đúc kết và kiểm nghiệm, được nhiều người thừa nhận và lấy làm cơ sở cho các hoạt động khác.
Giả thuyết khoa học trong nghiên cứu phải được lý thuyết khoa học chứng minh. Sự phù hợp của giả thuyết với lý thuyết phant ánh tính hiện thực của giả thuyết . Vì vậy, khi xây dựng giả thuyết cần phải nghiên cứu lý thuyết về vấn đề nghiên cứu một cách sâu sắc.
ü
Giả thuyết có thể kiểm chứng, trình bày ngắn gọn , dễ hiểu.:
Tiêu chí này phản ánh tính khoa học của giả thuyết. Đó là khả năng
có thể đối chiếu với lý luận và thực tiễn để chứng tỏ tính đúng đắn của giả thuyết . Nếu
giả thuyết không được chứng minh thì đề tài sẽ bế tắc.
-
Ý nghĩa: Giúp nhận biết, tiến hành xây dựng giả thuyết một cách chính xác.
Câu 12: Trình bày nội dung thể hiện giả thuyết là phán đoán đơn?
Trả lời:(
Trang 39):
Theo logic học thì phán đoán là hình thức của tư duy nhờ liên kết các khái niệm có thể khẳng định hay phủ định thuộc tính đặc trưng nào đó của sự vật, hiện tượng.
Phán đoán đơn là phán đoán chỉ có một chủ từ
và một vị từ,
Giả thuyết phán đoán đơn chỉ có 2 yếu tố có thể khẳng định nhau hay phủ định nhau.
Giả thuyết là phán đoán đơn có thể có các dạng sau
+
GT dạng phán đoán khẳng định : GT này có hình thức là một phán đoán xác nhận mối quan hệ giữa đối tượng của phán đoán với thuộc tính của đối tượng.
+ GT dạng
phán đoán xác suất: GT này được diễn đạt là một phán đoán mà sự nhận thức về đối tượng chưa đạt đến khẳng định chắc chắn.
+ GT có phán đoán tất nhiên : GT được diễn đạt là một phán đoán chắc chắn xảy ra.
+ GT dạng phán đoán chung: GT được diễn đạt dưới dạng tất cả các đối tượng nghiên cứu đều có chung một thuộc tính.
+ GT dạng phán đoán riêng: GT được diễn đạt dưới dạng một hoặc một số đối tượng của khách thể nghiên cứu có thuộc tính được xem xét
+
GT dạng phán đoán đơn nhất:GT được diễn đạt dưới dạng này chỉ có một đối tượng mang thuộc tính cần nghiên cứu
Câu 13: Trình bày nội dung thể hiện giả thuyết là phán đoán phức?
Trả lời:(
Trang 40):
Đây là giả thuyết được diễn đạt bằng nhiều phán đoán đơn. Loại này gồm:
ü
Giả thuyết dạng phán đoán phân liệt
(còn gọi là phán đoán lựa chọn hay phán
đoán phân tuyển) . Trong loại này , giả thuyết được diễn đạt bởi hai hay nhiều mệnh đề nối với nhau bởi liên từ “hoặc” để có thể lựa chọn khẳng định hay bác bỏ vấn đề
ü
Giả thuyết dạng phán đoán liên kết
: GT được diễn đạt bằng một số yếu tố có chức năng ngang nhau và được nối với nhau bằng các liên từ( và , nhưng, song, cũng, đồng thời)
ü
Giả thuyết dạng phán đoán giả định
(còn gọi là phán đoán kéo theo) : Giả thuyết được diễn đạt dưới dạng các phán đoán đơn nối với nhau theo kết cấu: “Nếu”-“thì”, có tính chất điều kiện của nhau.
Câu 14: Thế nào là kiểm nghiệm giả thuyết ? Có những phương pháp chứng minh giả thuyết nào?
Trả lời:(
Trang 43):
-
Khái niệm: Kiểm nghiệm giả thuyết là hình thức suy luận, ở đó nhà nghiên cứu dựa vào các luận cứ để khẳng định (chứng minh giả thuyết) hay bác bỏ giả thuyết thông qua các luận chứng.
-
Các phương pháp chứng minh giả thuyết:
ü
Chứng minh trực tiếp
: Là dùng các luận cứ để luận chứng một cách trực tiếp vấn đề đặt ra trong giả thuyết
ü
Chứng minh gián tiếp
: Là thông qua chứng minh một cái khác có liên quan với cái phải chứng minh để khẳng định nó.
PP chứng minh sử dụng khi không đủ luận cứ trực tiếp
.
ü
Chứng minh phản chứng
: là cách chứng minh thông qua xây dựng giả thuyết đối lập với giả thuyết đã có, đi chứng minh giả thuyết đối lập để khẳng định giả thuyết cần chứng minh.
ü
Chứng minh phân liệt
: là cách chứng minh gián tiếp dựa trên cơ sở loại bỏ những luận cứ này để khẳng định luận cứ khác. Phương pháp này sử dụng khi có nhiều tài liệu khác nhau nhưng đều có liên hệ trực tiếp như nhau tới vấn đề nghiên cứu. Vì vậy
chọn tài liệu nào, số liệu nào là khó khăn.
Câu 15: Thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học? Trình bày các cách phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học?
Trả lời:(
Trang 45):
-
Khái niệm:
Phương pháp nghiên cứu khoa học là cách thức, con đường thu thập, phân tích, xử lý thông tin nhằm làm sáng tỏ vấn đề, giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu để đạt được mục đích đề ra.
Nói cách khác PPNCKH là những phương pháp thu thập thông tin, trên cơ sở thiết lập mối quan hệ và liên hệ có tính quy luật giữa các vấn đề nghiên cứu và xây dựng lý luận khoa học mới.
Nội dung cốt lõi của phương pháp nghiên cứu khoa học là những quy luật vận động của khách thể và đối tượng nghiên cứu mà nhà nghiên cứu phải nắm bắt được để vận dụng vào giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
-
Các cách phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học
:
ü
Theo phạm vi chi phối của PPNCKH
:
+ Phương pháp chung (phương pháp triết học): Là những phương pháp khái quát nhất, phổ biến nhất, áp dụng cho mọi lĩnh vực nhận thức như : 3 phép biện chứng duy vật ( sự vật hiện tượng là chỉnh thể, luôn luôn vận động, luôn luôn đấu tranh và giải quyết mâu thuẫn để phát triển) và 6 cặp phạm trù….;hoặc : PP thu thập thông tin và xử lý thông tin, PP phân tích cấu trúc và chức năng….
+ Phương pháp riêng : Là phương pháp có thể áp dụng cho một số lĩnh vực nhất định ( PP toán học; PP mô hình hóa; PP thực nghiệm…)
+ Phương pháp đặc thù:
là PP chỉ áp dụng cho một lĩnh vực nhất định hoặc bộ phận hẹp của khoa học.
ü
Theo phương thức quan sát , phương thức tác động của nhà nghiên cứu vào đối tượng nghiên cứu
+ Các PP NC lý thuyết
+ Các PP NC thực nghiệm
+ Các PP NC phi thực nghiệm
ü
Theo giai đoạn thực hiện một đề tài nghiên cứu
+ Giai đoạn 1: Chuẩn bị nghiên cứu . Giai đoạn này có các PP: PPNC lý luận, PP tiếp xúc tìm hiểu đối tượng nghiên cứu: quan sát, khảo sát sơ bộ, trò chuyện, phỏng vấn…..
+ Giai đoạn 2: Lựa chọn các phương pháp nghiên cứu. Giai đoạn này có các PP: Chọn theo mục tiêu,nhiệm vụ nghiên cứu; chọn theo đặc điểm của đối tượng nghiên cứu; chọn theo điều kiện, phương tiện bảo đảm cho quá trình nghiên cứu; chọn theo khả năng sử dụng phương pháp của nhà nghiên cứu…
+ Giai đoạn 3: Thu thập thông tin, tài liệu nghiên cứu. Giai đoạn này có các phương pháp: các PP tiếp cận thông tin;
các PP phi thực nghiệm; PP trắc nghiệm ; PP thực nghiệm ; PP tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học;
+ Giai đoạn 4: Phân tích, xử lý tài liệu nghiên cứu. Giai đoạn này có các phương pháp: Phương pháp xử lý thông tin định tính; PP xử lý thông tin định lượng
+ Giai đoạn 5: Kiểm tra kết quả nghiên cứu và báo cáo kết quả. Giai đoạn này có các phương pháp: PP đánh giá sai lệch và sai số; PP trình bày độ chính xác của số liệu…
Câu 16: Thế nào là phương pháp tiếp cận thông tin? Có các cách tiếp cận thông tin nào?
Trả lời:(
Trang 47):
-
Khái niệm:
Tiếp cận là lựa chọn vị trí để quan sát đối tượng nghiên cứu; là cách thức xử sự, xem xét để thu được thông tin về đối tượng; là cách thức làm cho đối tượng bộc lộ những tính chất cần nghiên cứu để thu thập, nhận thức. Phương pháp này không đứng một mình mà luôn đi liền với phương pháp cụ thể.
-
Các cách tiếp cận:
ü
Tiếp cận hệ thống:
ü
Tiếp cận định tính và định lượng
ü
Tiếp cận lịch sử và logic
ü
Tiếp cận cá biệt và so sánh
ü
Tiếp cận phân tích và tổng hợp
Câu 17: Thế nào là phương pháp nghiên cứu tài liệu? Có những cách nghiên cứu tài liệu nào?
Trả lời:(
Trang 49):
-
Khái niệm:
là phương pháp đọc tài liệu để thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu
-
Các cách nghiên cứu tài liệu:
ü
Phân tích nguồn tài liệu:là xem xét vai trò và hướng thông tin của từng loại báo, tạp chí, sách để phát hiện những nguồn có thông tin thiết thực với vấn đề nghiên cứu.
ü
Phân tích tác giả: là xem xét thế mạnh, lĩnh vực kiến thức chuyên sâu của tác giả đó, phát hiện các công trình của tác giả có thông tin cần thu thập. Hiểu rõ trình độ, uy tín khoa học của các chuyên gia sẽ xác định được giá trị của tài liệu.
ü
Phân tích nội dung tài liệu: là đọc, nghiên cứu kĩ nội dung các tài liệu để thu thập, chọn lọc nhằm phát hiện, khai thác những khía cạnh khác nhau của tài liệu để phục vụ giải quyết vấn đề nghiên cứu.
ü
Tổng hợp tài liệu: Là tiến hành bổ sung,
điều chỉnh, lựa chọn, sắp xếp các tài liệu đã thu thập được, từ đó rút ra các nhận xét, đánh giá, kết luận, vạch ra các quy luật và giải thích các quy luật đó. Đây là công việc quan trọng và tốn nhiều thời gian nhất của quá trình nghiên cứu đề tài.
Câu 18: Trình bày khái niệm phương pháp thực nghiệm? Làm thế nào để thu được số liệu khách quan trong thực nghiệm?
Trả lời:(
Trang 50):
-
Khái niệm:
thực nghiệm là phương pháp quan sát được tổ chức một cách có chủ định, ở đó nhà nghiên cứu chủ động tác động vào đối tượng buộc đối tượng phải bộ lộ những tính chất cần nghiên cứu thông qua các phản ứng đối với các tác động. Sau khi thu thập và phân tích phản ứng của đối tượng sẽ rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
Thực chất thực nghiệm là quá trình làm thử, áp dụng thử các giải pháp đã đưa ra trong nghiên cứu theo công thức, mô hình đã định qua đó có kết luận về giải pháp đã đưa ra
Trong thực nghiệm ngoài các biểu hiện cần nghiên cứu, người ta không chế các biểu hiện còn lại.
Tách riêng từng phần thuần nhất của đối tượng nghiên cứu để quan sát.
Biến đổi các điều kiện tồn tại của đối tượng
Ưu điểm của phương pháp: Rút ngắn thời gian quan sát, chủ động về thời gian, có thể lặp lại được
-
Để thu được số liệu khách quan trong thực nghiệm( nguyên tắc thực nghiệm – trang 52)
ü
Phải có chuẩn và phương pháp đánh giá phù hợp. Chuẩn này phải được xây dựng cùng với xây dựng kế hoạch, giả thuyết thực nghiệm
ü
Giữ ổn định các yếu tố không trực tiếp chịu tác động thực nghiệm.
ü
Mẫu thực nghiệm phải có tính phổ biến.Chọn mẫu thực nghiệm sao cho đại diện được toàn bộ khách thể.
ü
Cần xây dựng giả thuyết thực nghiệm để quá trình thực nghiệm được tập trung.
Giả thuyết thực nghiệm là giả định, là dự đoán về kết quả thu được qua thực nghiệm.
Câu 19: Trình bày các loại thực nghiệm theo mục đích thực nghiêm?
Trả lời:(
Trang 51):
ü
Thực nghiệm thăm dò:để phát hiện các yếu tố chứa đựng bản chất, nhận dạng vấn đề, từ đó xây dựng giả thuyết.
ü
Thực nghiệm kiểm tra: là loại thực nghiệm nhằm kiểm tra tính chính xác của các luận cứ; đánh giá tính tương thích của mô hình; đánh giá tính xác thực của các dự báo mà nhà nghiên cứu đã đặt ra.
ü
Thực nghiệm song hành: cùng thực nghiệm trên các đối tượng khác nhau nhưng trong điều kiện giống nhau, qua đó thấy được sự ảnh hưởng của các tác động thực nghiệm.
ü
Thực nghiệm đối nghịch: tiến hành trên hai đối tượng giống nhau nhưng với các điều kiện đối lập nhau, qua đó đánh giá ảnh hưởng của phương thức tác động và các điều kiện mà đối tượng nghiên cứu tồn tại.
ü
Thực nghiệm so sánh: là thực nghiệm tiến hành trên hai mẫu đối tượng có tính chất ban đầu giống nhau;các điều kiện trong quá trình tác động như nhau;nhưng nội dung tác động khác nhau. Nhóm mẫu chịu tác động nghiên cứu gọi là nhóm thực nghiệm; nhóm kia là đối chứng. Kết quả thực nghiệm thu được của hai nhóm so sánh với nhau sẽ cho thấy kết quả của tác động đã sử dụng.
Câu 20: Trình bày các loại thực nghiệm theo thời gian tiến hành? Thực nghiệm phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Trả lời:(
Trang 52):
ü
Thực nghiệm theo thời gian ngắn:
xem xét ảnh hưởng của tác động trong thời gian ngắn. Mục đích của loại thực nghiệm này là để xây dựng giải pháp.
ü
Thực nghiệm dài:
xem xét ảnh hưởng của tác động lên đối tượng trong thời gian dài hay cả quá trình. Mục đích của loại thực nghiệm này là đánh giá chính xác hiệu quả tổng thể của tác động thực nghiệm.
ü
Thực nghiệm trung bình:
đây là loại thực nghiệm trung gian giữa hai loại thực nghiệm trên.
Câu 21: Trình bày khái niệm và cách tiến hành phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm?
Trả lời:(
Trang 54):
-
Khái niệm:
là phương pháp nghiên cứu dựa vào kết quả quan sát trạng thái tự nhiên đã hoặc đang diễn ra của đối tượng nghiên cứu mà không gây biến đổi trạng thái tự nhiên đó của đối tượng
-
Cách tiến hành phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm
ü
Quan sát khách quan
: là quan sát quá trình tồn tại và vận hành tự nhiên của đối tượng cần nghiên cứu mà không có tác động nào tới đối tượng. Các thông tin về sự vận động biến đổi của đối tượng được thu thập từ trạng thái tự nhiên, sau đó tiến hành phân tích, chọn lọc, phân loại… để thu lượm thông tin cần nghiên cứu.
ü
Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp thu thập ý kiến từ các chuyên gia, nhũng người có chuyên môn sâu, có trình độ cao với chuyên ngành mà họ nghiên cứu. Họ có thể nhận định bản chất vấn đề nhanh chóng và chính xác; phát hiện những giải pháp tối ưu; đánh giá chính xác giá trị của sản phẩm nghiên cứu. Đây là phương pháp nghiên cứu có hiệu quả kinh tế cao nhưng cần dựa vào ý kiến nhiều chuyên gia khác nhau về cùng một vấn đề thì độ tin cậy cao hơn.
Các cách sử dụng:
+ Hỏi ý kiến trực tiếp
+ Phương pháp hội đồng
+ Hỏi ý kiến bằng phương pháp hỏi
Câu 22: Thế nào là phương pháp xử lý thông tin? Trình bày nội dung phương pháp xử lý thông tin định lượng?
Trả lời:(
Trang 60):
-
Khái niệm:
là tập hợp các thao tác nghiệp vụ của nhà nghiên cứu để phân tích, so sánh , phân loại, hệ thống hóa,
khái quát hóa các tài liệu về đối tượng nghiên cứu đã thu thập được, làm xuất hiện bản chất quy luật, các mối liên hệ giữa chúng, từ đó rút ra kết luận cần thiết cho việc giải quyết vấn đề của đề tài.
-
Nội dung phương pháp xử lý thông tin định lượng:
ü
Thông tin định lượng là các tài liệu thống kê hoặc kết quả quan sát, thực nghiệm. Thông tin định lượng thu được thường tồn tại dưới dạng con số rời rạc.
ü
Xử lý thông tin định lượng là sắp xếp, phân loại, trình bày biểu diễn các tài liệu này dưới những hình thức nhất định để thuận lợi cho khái quát bản chất quy luật của các đối tượng.
ü
Các cách xử lý thông tinđịnh lượng:
+ Phân tích con số rời rạc
+ Bảng số liệu
+ Biểu đồ
+ Đồ thị
Câu 23:
Thế nào là phương pháp xử lý thông tin định tính? Trình bày nội dung phương pháp xử lý thông tin định tính?
Trả lời:(
Trang 62):
-
Khái niệm:
Thông tin định tính là các nhận định, mô tả về hiện tượng,mô tả diễn biến của các quá trình thu thập được. Xử lý thông tin định tính là phân tích so sánh đối chiếu , khái quát hóa và hệ thống hóa các nhận định, các tính chất , các đặc điểm và chiều hướng để rút ra kết luận về bản chất, tính quy luật, mối liên hệ bên trong của đối tượng nghiên cứu.
-
Các cách xử lý thông tin định tính:
ü
Xây dựng sơ đồ diễn tả mối quan hệ, tương tác qua lại
ü
Khái quát hóa các tính chất, các đặc điểm chung từ những mô tả về biểu hiện và diễn biến của sự vật hiện tượng.
ü
Rút ra nhận xét,kết luận chung từ những biểu hiện riêng lẻ
ü
Đưa ra những nhận định từ những diễn biến của hiện tượng.
Việc xây dựng các sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa các thành phần, các bộ phận tạo nên đối tượng nghiên cứu là công việc quan trọng nhất. Cần nắm vững các loại sơ đồ, cách thiết lập sơ đồ để việc xử lý đạt hiệu quả tốt nhất.
Câu 24: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu là gì? Các phương pháp xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu?
Trả lời:(
Trang 70):
-
Khái niệm cơ sở lý luận của đề tài
: là các luận cứ lý thuyết đã được nhà nghiên cứu hoặc các đồng nghiệp chứng minh có vai trò kiểm chứng giả thuyết về mặt lý luận hoặc là cở sở để đề xuất các giải pháp của đề tài.
Nội dung cơ sở lý luân là các quan niệm hoàn chỉnh về sự vật đang nghiên cứu và các mối liên hệ của nó với thế giới nói chung. Nội dung đó được thể hiện ở các khái niệm, phạm trù, quy luật…. được nhà nghiên cứu trình bày trong đề tài làm cơ sở cho giải quyết vấn đề nghiên cứu đặt ra.
-
Các phương pháp xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
ü
Xây dựng khái niệm của đề tài…….
ü
Xử lý khái niệm……..
ü
Phân loại khái niệm…..
ü
Phân đôi khái niệm……..
Câu 25: Nêu định nghĩa các loại sản phẩm nghiên cứu khoa học?
Trả lời:(
Trang 73):
Kết quả NCKH được phản ánh trong các công trình khoa học. Đó là loại sản phẩm lao động trí tuệ.Cách thức trình bày các công trình NCKH đó là các dạng sản phẩm NCKH.
Các loại sản phẩm NCKH
ü
Báo cáo và báo cáo hội nghị khoa học
là công trình nghiên cứu khoa học đặt ra và giải quyết một vấn đề cụ thể. Bài báo còn là hình thức công bố ý tưởng nghiên cứu, hoặc công bố từng phần, từng kết quả nghiên cứu riêng biệt của đề tài. Bài báo được viết với mục đích đăng trên tạp chí chuyên môn hoặc công bố trong các hội nghị khoa học.
ü
Thông báo khoa học:
là sự đưa tin vắn tắt
về hoạt động nghiên cứu tại các hội nghị, trên các tạp chí hoặc bản tin khoa học. Khuôn khổ của thông báo dài khoảng 100 đến 200 chữ hoặc nói không quá 5 phút.
ü
Tổng luận khoa học:
là bản tài liệu mô tả khái quát toàn bộ thành tựu và vấn đề còn tồn tại liên quan tới một công trình nghiên cứu. Trong bản tổng luận cần nêu được ý nghĩa của bản tổng luận, tóm lược các phương hướng khoa học được đề cập trong tổng luận, các vấn đề khoa học; các luận đề, cách tiếp cận, phương pháp và trường phái khoa họa, các nhận xét về các thành tựu và các phương pháp….
ü
Tác phẩm khoa học
: là sự tổng kết một cách có hệ thống toàn bộ phương hướng nghiên cứu. Đặc điểm của tác phẩm khoa học là vấn đề còn mới mẻ, có tính hệ thống. Nội dung vấn đề được giải quyết hoàn thiện về lý thuyết. Bố cục của tác phẩm khoa học tuân theo bố cục chung của báo cáo, bài báo khoa học nhưng chi tiết hơn, vấn đề lớn hơn, giải quyết trọn ven hơn.
ü
Kỷ yếu khoa học:
là ấn phẩm công bố các công trình , các tham luận của một hội nghị khoa học. Ấn phẩm này ghi nhận hoạt động của hội nghị khoa học, tạo cơ hội để người nghiên cứu công bố kết quả và thiết lập mối quan hệ với đồng nghiệp.
ü
Chuyên khảo khoa học:
là ấn phẩm đặc biệt được xuất bản theo kế hoạch của một chương trình, dự án hoặc nhóm nghiên cứu liên quan tới một hướng nghiên cứu đang có triển vọng. Chuyên khảo khoa học gồm các bài viết đề cập các vấn đề khác nhưng hướng vào một chủ đề xác định. Các bài viết không nhất thiết hợp thành một hệ thống lý thuyết, các tác giả không nhất thiết là một tập thể.
ü
Sách giáo khoa:
là một công trình khoa học thể hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa nội dung khoa học với đặc điểm tâm lý nhận thức của học viên. Nó bao gồm toàn bộ khối lượng kiến thức cần truyền thụ cho học viên, cập nhật các thành tựu mới nhất của khoa học và những phương pháp nghiên cứu hiện đại. Đồng thời, sách giáo khoa được trình bày phù hợp với logic nhận thức của học viên: từ chưa biết đến biết.
ü
Báo cáo kết quả nghiên cứu:
là văn bản trình bày một cách hệ thống các kết quả nghiên cứu để ghi nhận một giai đoạn nghiên cứu, công bố các kết quả nghiên cứu, mở rộng phạm vi trao đổi các ý tưởng nghiên cứu. Báo cáo kết quả nghiên cứu còn là văn bản mà nhà nghiên cứu trình với cơ quan quản lý hoặc tài trợ.
Câu 26:Trình bày khái niệm, phân tích bố cục
nội dung khoa học của bài báo?
Trả lời:(
Trang 74):
-
Khái niệm:
bài báo là loại công trình nghiên cứu khoa học phổ biến nhất để nhà nghiên cứu công bố nhanh nhất sản phẩm nghiên cứu của mình.
-
Bố cục nội dung khoa học bài báo:(
Trang 75)
ü
Mở đầu: làm rõ lý do, ý nghĩa nghiên cứu; làm rõ nội dung vấn đề nghiên cứu qua các luận đề cơ bản. Nghĩa là phần này trả lời câu hỏi: vấn đề được nghiên cứu để làm gì? Vì sao phải nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
ü
Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề: tức là trình bày vắn tắt, có tính hệ thống về vấn đề đang xem xét được nghiên cứu từ bao giờ; những ai nghiên cứu; đến nay vấn đề được đặt ra như thế
nào.
ü
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Trình bày các luận cứ lý thuyết của vấn đề nghiên cứu: các khái niệm, các phạm trùm các nguyên lý quy luật cần sử dụng để giải quyết vấn đề, phương pháp để xây dựng luận cứ.
ü
Kết quả thu thập thông tin: là kết quả quan sát thực nghiệm, kết quả trao đổi, điều tra, phỏng vấn… về vấn đề nghiên cứu. Các tài liệu này được thu thập để phục vụ trực tiếp cho bài báo.
ü
Phân tích kết quả: trình bày cách phân tích kết quả, bao gồm các lập luận chủ yếu, cách rút ra nhận xét kết luận từ các số liệu
và tài liệu đã nêu trên đây cùng với các kết luận rút ra, các nhận xét, độ chính các của số liệu trình bày.
ü
Kết luận và kiến nghị: các kết luận kiến nghị cần ngắn gọn, cô đọng khẳng định giá trị và ý nghĩa nghiên cứu.
Câu 27:Trình bày nội dung các quy định về hình thức trình bày một báo cáo kết quả nghiên cứu?
Trả lời:(
Trang 77):
Hình thức trình bày một báo các kết quả nghiên cứu:
-
Bìa ngoài:
thường là bìa cứng, in nhũ, ghi đủ thong tin về tên đề tài, mã số đề tài, họ và tên chủ nhiệm đề tài.
-
Bìa phụ:
tiếp theo bìa chính nhưng in trên giấy thường, ghi đầy đủ tên cơ quan chủ quản; họ và tên, học hàm, học vị chủ nhiệm đề tài và các thành viên; chữ kí và dấu của cơ quan chủ quản, cơ quan chủ trì thực hiện đề tài.
-
Bìa lót:
có thể có hoặc không, chỉ có tên đề tài.
-
Trang ghi lời cảm ơn:
tới cá nhân và tổ chức giúp đỡ hoàn thành công trình nghiên cứu; lời cam đoan của tác giả( có thể không).
-
Lời nói đầu:
do tác giả viết, trình bày vắn tắt lý do, ý nghĩa của tác phẩm( có thể không).
-
Mục lục:
có thể ghi tới đề mục cấp 2 hoặc cấp 3 tùy theo hệ thống đề mục của đề tài mà không nhất thiết phải ghi toàn bộ hệ thống đề mục.
-
Ký hiệu và viết tắt.
-
Nội dung chính:
+
Mở đầu:
+
Cơ sở lý luận:
+
Cơ sở thực tiễn:
+
Các giải pháp, biện pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu:
+
Kết quả thí nghiệm, thực nghiệm
-
Kết luận và kiến nghị:
+
Danh mục tài liệu tham khảo.
+
Phần phụ lục.
Câu 28: Trình bày yêu cầu đối với nội dung của báo cáo kết quả nghiên cứu?
Trả lời:
Yêu cầu đối với nội dung của báo cáo kết quả nghiên cứu:
-
Văn phong khoa học:
+
Văn phong được sử dụng phải giúp trình bày một cách khách quan kết quả nghiên cứu.
+
Sử dụng linh hoạt câu bị động và câu chủ động để nhấn mạnh chủ thể nghiên cứu hay nội dung nghiên cứu.
+
Dùng câu văn phải thể hiện sự khiêm tốn nhưng không mất tính tự tin làm ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.
-
Ngôn ngữ toán học:
để trình bày các quan hệ định lượng của đối tượng như: số liệu, biểu đồ, đồ thị… Cần chọn công cụ toán học thể hiện rõ nhất bản chất vấn đề nghiên cứu.
-
Sơ đồ:
được sử dụng để diễn đạt sinh động bằng hình ảnh trực quan về mối quan giữa các yết tố trong hệ thống hoặc liên hệ giữa các quá trình để diễn tả các hình ảnh khái quát về cấu trúc, nguyên lý vận hành hệ thống.
-
Hình vẽ:
sử dụng để diễn tả hình ảnh tương tự đối tượng về hình thể và tương quan không gian nhằm giúp cung cấp cho người đọc hình ảnh xác thực về nguyên lý vận hành hệ thống.
-
Ảnh:
được sử dụng để chứng minh tính xác thực của vấn đề nghiên cứu.
Câu 29: Trình bày yêu cầu về chất lượng của một đồ án tốt nghiệp?
Trả lời:(
Trang 82):
ü
Đối với luận đề:
Luận đề phải diễn đạt rõ rang, làm rõ đồ án đặt ra và giải quyết vấn đề gì.
ü
Đối với luận cứ:
Có luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiến
ü
Luận cứ lý thuyết
Thể hiện năng lục nghiên cứu lý thuyết của tác giả và được trình bày theo cách riêng chủa tác giả, gắn với vấn đề. Đây là phần có vị trí quan trọng tiếp theo phương pháp nghiên cứu.
ü
Luận cứ thực tiễn
Thể hiện cách thức tiến hành tổ chức thực tiễn, cách thức thu thập và xử lý thông tin thực tiễn của tác giả là chủ yếu.
ü
Đối với luận chứng (phương pháp nghiên cứu):
Gồm toàn bộ hệ thống phương pháp được sử dụng để hoàn thành công trình. Là phần quan trọng nhất đối với người làm đồ án, nhận văn bằng kĩ sư. Do đó, phương pháp chứng minh phải nhất quán rõ rang và sử dụng đầy đủ, chính xác các luận cứ.
Câu 30: Trình bày các bước chủ yếu trong chuẩn bị và viết đồ án?
Trả lời:(
Trang 83):
Bước 1: Lựa chọn và nhận đồ án tốt nghiệp
-
Với đồ án chỉ định, giao nhiệm vụ:
+
Đề tài đặt ra vấn đề gì?
+
Vấn đề đó thuộc lĩnh vực gì?
+
Cần giải quyết vấn đề đó bằng kiến thức, phương pháp, phương tiện nào.
-
Với đề tài do học viên tự đề xuất:
+
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài thế nào? Có sức thuyết phục không?
+
Đề tài có tính cấp thiết phải nghiên cứu không? Có thể giải quyết được vấn đề gì của lý luận và thực tiễn? Có thể đóng góp gì cho kinh tế, xã hội.
+
Có đủ điều kiện thực hiện đề tài không?
Bước 2: Xây dựng đề cương nghiên cứu của đồ án
-
Hình dung được chức năng của đối tượng sẽ thiết kế trong đồ án trước khi xây dựng đề cương.
-
Hình dung cấu tạo của đối tượng, các bản vẽ sẽ thể hiện cấu tạo đó.
-
Dự kiến khả năng thực nghiệm, thí nghiệm, chế thử nếu có.
Bước 3: Thu thập và xử lý thông tin
-
Bắt đầu thu thập thông tin lý luận.
-
Các thông tin thực tiễn có thể gắn với cơ quan, đơn vị. Cần xin ý kiến giáo viên.
-
Xử lý thông tin nên thực hiện với từng mục đề cương.
-
Cần hình thành bản vẽ nháp, vẽ mờ trong quá trình xử lý thông tin
Bước 4: Viết đồ án và bảo vệ đồ án
-
Hình thức của đồ án phải tuân theo quy định thống nhất
-
Đánh số chương mục.
-
Sau khi hoàn thành toàn văn đồ án, cần chuẩn bị lời bảo vệ trước hội đồng.
Câu 31: Nêu tên các bước cơ bản trong tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học?Phân tích bước xác định đề tài nghiên cứu?
Các bước cơ bản trong tiến hành một đề tài nghiên cứu:
-
Phát hiện mâu thuẫn cần giải quyết.
-
Xác định hướng nghiên cứu.
-
Xác định đề tài nghiên cứu.
-
Xây dựng giả thuyết nghiên cứu.
-
Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
-
Xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài.
-
Xác định cách giải quyết vấn đề nghiên cứu.
-
Soạn thảo toàn văn đề tài.
-
Hoàn thiện đề tài và báo cáo kết quả nghiên cứu.
Phân tích bước xác định đề tài nghiên cứu:
Câu 32: Phân tích các tiêu chí đánh giá kết quả một đề tài nghiên cứu khoa học?
Trả lời:(
Trang 85):
-
Tính mới mẻ của kết quả nghiên cứu:
-
Tính xác thực của các kết quả quan sát hoặc thí nghiệm
-
Tính đúng đắn của phương pháp khoa học
-
Tính ứng dụng
Câu 33: Phân tích nội dung các phương pháp đánh giá kết quả đề tài nghiên cứu khoa học?
Trả lời:( Trang 87):
-
Phương pháp chuyên gia
:
Là cách mà cơ quan quản lý hoặc đặt hàng mời chuyên gia am hiểu sâu sắc về lĩnh vực của đề tài đọc kỹ và phản biện.
-
Phương pháp hội đồng
:
Là cách đánh giá thong qua tập thể các nhà chuyên môn. Cơ quan chủ trì đánh giá lựa chọn các chuyên gia để thành lập một hội đồng gồm một số lẻ thành viên.
Thành viên hội đồng gồm:
+
Chủ tịch hội đông: Là người có uy tín khoa học cao, am tường sâu sắc lĩnh vực sẽ đánh giá, có thái độ tránh nhiệm cao.
+
Thư ký hội đông: Là một thành viên, vừa có trách nhiệm khách quan, chính xác, đồng thời có trách nhiệm ghi chép lại diễn biến của hội đồng, thay mặt chủ tịch hội đồng công bố kết qủa đánh giá và các vấn đề liên quan.
+
Các phản biện: có thể từ 1 đến
3 ủy viên phản biện
Câu 34: Trình bày quan niệm về sự sáng tạo?
Nêu nội dung các yếu tố tạo thành năng lực tư duy sáng tạo của con người?
Trả lời:(
Trang 89):
-
Quan niệm về sự sáng tạo
Trang 89)
+
STKH
là khả năng trí tuệ đặc biệt của con người có thể phát hiện nhanh và chính xác bản chất, cấu trúc của sự vật hiện tượng trên cơ sở đó đưa ra từng cách ứng xử phù hợp, độc đáo mang lại hiệu quả cao.
+
Sáng tạo luôn gắn liền với đổi mới, tạo ra cái mới khác so với cái cũ.
+
STKH đem lại cái mới tốt hơn có giá trị cao hơn so với cái cũ.
-
Các yếu tố tạo thành năng lực tư duy sáng tạo của con người
Trang 89)
ü
Tính sẵn sàng của trí nhớ
Trí nhớ là một quá trình tâm lý nhận thức giúp con người lưu giữ và sau đó cung cấp thông tin, tài liệu cho quá trình tư duy.
ü
Khả năng liên tưởng
:
Là thực hiện các mối liên hệ trong trí tưởng tượng, thực hiện liên hê, liên kết vấn đề đang cần giải quyết với những cái đã có, đã biết làm xuất hiện cái mới.
ü
Khả năng đề suất ý tưởng
Là khả năng phát hiện mâu thuẫn và đưa ra giải pháp giải quyết mâu thuẫn của vấn đề đặt ra.
ü
Khả năng đánh giá ý tưởng:
Là khả năng so sánh, lựa chọn trong số các ý tưởng đã đề xuất một ý tưởng có khả năng giải quyết cao nhất, khả thi nhất.
ü
Tính linh hoạt của tư duy:
Là khả năng thay đổi sự tập trung trí tuệ vào các đối tượng khác nhau một cách nhanh chong, nhưng phù hợp với mục đích cần giải quyết.
ü
Trí tưởng tượng
:
Là khả năng làm xuất hiện hình ảnh mới mẻ về đối tuongwjtrong ý thức phù họp với mục đích nghiên cứu.
ü
Trực giác
:
Là hiện tượng tâm lý không chủ định nảy sinh những nhận thức đúng đắn về đối tượng trên cơ sở tích tụ kiến thức kinh nghiệm về vấn đề cần giải quyết.
Câu 35: Phân tích các yếu tố kích thích tiềm năng tư duy sáng tạo của con người?
Trả lời:(
Trang 90):
-
Nhu cầu về vấn đề cần giải quyết
Đây là sự cần thiết của con người về kết quả giải quyết vấn đề đặt ra. Nhu cầu mãnh liệt, trở thành ham muốn, khao khát sẽ kích thích mạnh mẽ tiềm năng sang tạo trong quá trình tư duy.
-
Cảm xúc
:
Là thái độ tích cực của con người trên cơ sở ý thức rõ về vai trò của đối tượng.
-
Năng lực tư duy
Là những phẩm chất của con người bảo đảm cho quá trình nhận thức lý tính không ngừng đi sau nắm lấy cái bản chất, mối lien hệ bên trong của đối tượng nghiến cứu.
-
Sự nỗ lực ý chí:
Là quá trình ý chí của con người luốn nỗ lực vượt qua khó khắn cản trở để đạt mục đích hoạt đông.
-
Tính mục đích
:
Là sự ý thức rõ, sự hình dung trước về sản phẩm hoạt động sẽ mang lại và tích cực phấn đấu để đạt cho được.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top