pp kiem tra danh gia ong

3. Phương pháp kiểm tra đánh giá đàn ong

* Mục đích kiểm tra: Nhằm nắm vững tình hình đàn ong, dự đoán khả năng phát triển hoặc sa sút của đàn ong trong thời gian tới để xử lí đàn ong kịp thời như: thấy lượng ong đông có khả nawg xây tầng thì cho thêm cầu dự trữ hoặc tầng chân mới. Nếu thấy mất chúa thì giới thiệu chúa mới, thấy thưa quân thì loại bớt cầu. Cuối cùng là nắm tổng quát tình hình đàn ong trong cả trại để quyết định những biện pháp kỹ thuật như di chuyển, nhân đàn, thu mật,… ở trước các thời vụ quan trọng. Tài liệu của các lần kiểm tra cũng giúp cho việc dự đoán và xử lý kịp thời đàn ong ở cùng thời kỳ vào các năm sau.

* Nguyên tắc và yêu cầu kiểm tra đàn ong

- Phải lấy việc quan sát bên ngoài tổ làm mục tiêu chính. Mỗi ngày quan sát đàn ong 3 lần: sáng, trưa, chiều và ít nhất cũng quan sát được vào buổi sáng để đánh giá tình hình hoa nở và tình hình đàn ong. VD: đàn ong có chúa tơ đột nhiên lấy nhiều phấn là ong chúa đã đẻ (hoạc mất chúa, ong thợ đẻ). Trại ong đi làm tốt nhưng đàn nào đó ko đi làm là có thể chuẩn bị bốc bay. Đàn ong tha nhộng ra có thể bị bệnh. Đàn ong bốc bay bắt trở lại, đàn ong mới sang thùng, đi lấy phấn tốt, biểu hiện ong ổn định. Kiểm tra bên ngoài còn có thể phát hiện, xử lý được những hiện tượng ong ăn cướp mật, ong rừng và các loại địch hại khác và điều chỉnh chống nóng, che mưa cho đàn ong.

- Kiểm tra bên trong phải nhẹ nhàng, khi mở ván ong ra ko bị xô dạt, đánh giá đúng lượng ong ngay từ cầu ngoài cùng sát ván ngăn. Khi kiểm tra ko được làm xáo trộn đàn ong, ko để ấu trùng, nhộng ong bị nóng và lạnh. Ko để vương vãi phấn, mật để các đàn ong khác đến ăn cướp.

* Phương pháp kiểm tra bên trong dàn ong

- Kiểm tra điểm: Là kiểm tra một số đàn ong điển hình, những đàn ong này cũng chỉ kiểm tra một vài cầu. Kiểm tra điểm ko định kỳ, vì đó là cách kiểm tra nhanh từ điểm suy ra diện rộng đển nắm khái quát tình hình đàn ong trong trại. Kiểm tra điểm cũng thường được áp dụng để nắm một vấn đề nào đó của đàn ong như tình hình đổ mật, khả năng xây bánh tổ. Khả năng nuôi chúa, khả năng chgia đàn và tình hình bệnh. Kiểm tra điểm thường chỉ ghi nhận xét chung.

- Kiểm tra toàn bộ: Là kiểm tra tất cả các cầu và tất cả các đàn ong, cần kiểm tra định kỳ có thể là mỗi tháng một lần. Kiểm tra toàn bộ cần ghi chép tất cả các số liệu về thế đàn, số cầu con, tình hình thức ăn, chúa đẻ, sâu bệnh,…

- Các bước tiến hành kiểm tra đàn ong:

+ Chuẩn bị dụng cụ, sổ sách ghi chép, bình phun khói để phòng ong dữ, dao sửa cầu, chổi dọn vệ sinh, dụng cụ sử lý bệnh.

+ Thao tác khi kiểm tra: Khi kiwwmr tra toàn bộ nên có 2 nguời, một người kiểm tra, một người ghi chép giúp việc. Khi kiểm tra đứng về phía ván ngăn, mở nắp thùng nhẹ nhàng, nắp có ong phải để ngửa trước cửa thùng cho ong bò vào thùng. Sau đó lấy vật chống rét ra, dùng ngón tay tách ván ngăn ra khoảng 2-3cm, lấy cầu thứ nhất ra kiểm tra, khi kiểm tra phải nắm chắc tai cầu, khi cần dùng panh, dao xử lý cầu thì tì một góc cầu cho xuống mặt xà các cầu khác. Cầu kiểm tra ko được nhấc ra khỏi mặt thùng và luôn luôn giữ ở dộ nghiêng khoảng 30-35o so với mặt thùng và cách mặt thùng khoảng vừa tầm nhìn của người kiểm tra. Cần kiểm tra kỹ lưỡng trứng, ấu trùng, nhộng, lượng mật, phấn.

Sau khi kiểm tra xong mặt thứ nhất thì xoay sang mặt thứ 2: Khi xoay cũng phải giữ cầu ong vuông góc với mặt đất để phấn, mật và ong chúa ko bị rơi ra ngoài.

Kiểm tra xong cầu thứ nhất thì đặt sát ván ngăn. Sau đó xem cầu thứ 2, sau khi kiểm tra xong cầu thứ 2 thì đặt cách cầu thứ nhất một khoảng cách vừa bằng 1 cm. Cứ như thế đến cầu cuối cùng, sau đó dọn vệ sinh dưới đáy thùng (dùng chổi quét rồi thổi cho rác rưởi bay ra ngoài của). Khi kiểm tra số lượng đàn ong lớn cần làm nhanh nhưng ko bỏ sót, muốn vậy cần thao tác nhanh. Khi ổn định trở lại dùng các kẽ ngón tay kẹp đẩy 3-4 cầu một lúc vào sát vách thùng.

Khi kiểm tra bị ong đốt phải rửa sạch tay rồi mới kiểm tra tiếp. Nếu gặp đàn bệnh phải kiểm tra sau cùng, nếu đã chót kiểm tra thì phải rửa tay bằng xà phòng, lau khô rồi mới kiểm tra đàn khác.

* Xử lý ong khi kiểm tra

- Khi kiểm tra thấy ong chạy tụt xuống phải xem kỹ tình hình bệnh.

- Phải ghi chép kỹ những đàn cần cho ăn, xây tầng chân.

- Khi kiểm tra cần loại bỏ những cầu xấu, điều chỉnh ong nếu cần, cắt bỏ lỗ tổ ong đực, gọt bỏ phần lỗ tổ cũ và mốc.

- Đảo cầu theo thời vụ, nói chung cầu ấu trùng cần đặt vào giữa. Cầu trống thì đặt vào nơi ong chúa hoạt động (mùa đông ở giữa đàn, mùa hè ở sát ván ngăn hoặc gần cầu sát thành thùng). Cầu mật và phấn đặt ngoài cùng.

- Vụ mật nới rộng khoảng cách các cầu khi kiểm tra và qua hè qua đông thì ngược lại

Nếu ong chúa bây khi kiểm tra thì cần ngừng kiểm tra, rũ nhẹ một cầu ong lên trên thùng để ong chúa theo ong thợ vào tổ.

Gặp đàn ong quá dữ có thể dùng khói nhẹ để phun nhung nói chung kiểm tra nhẹ nhàng ko làm chết ong thì ong ít dữ, những đàn dữ kiểm tra sau cùng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: