pp hanh chinh
2. Phương pháp hành chính.
- Phương pháp này là cách thức tác động trực tiếp của các chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng văn bản chỉ thị những quy định về mặt tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong những điều kiện hay tình huống nhất định, do đó bắt buộc phải tuân thủ theo. Chỉ người ra quyết định mới thay đổi được quyết định đó.
- Đặc điểm của phương pháp này: có tính bắt buộc và tính quyền lực
+ Tính bắt buộc: đòi hỏi đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý.
+ Tính quyền lực: đòi hỏi các cơ quan quản lý chỉ được phép đưa ra các tác động hành chính đúng với thẩm quyền của mình.
- Phương pháp hành chính tác động vào đối tượng quản lý theo 2 hướng:
+ Tác động về mặt tổ chức (mặt tĩnh): được thể hiện ở những tác động có tính ổn định thông qua việc thể chế hóa tổ chức và tiêu chuẩn hóa tổ chức như cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ.
+ Tác động điều chỉnh hành động của đối tượng quản lý khi xuất hiện các vấn đề cần giải quyết trong quá trình quản lý (mặt động). Đây là tác động tức thời, không phải ổn định.
- Yêu cầu đối với ra quyết định hành chính:
+ Quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế.
+ Sử dụng phương pháp hành chính phải gắn với quyền hạn và trách nhiệm của cấp ra quyết định.
- Ưu điểm: xác định kỷ cương, trật tự làm việc trong tổ chức thông qua cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ. Giải quyết trực tiếp, nhanh chóng những vấn đề cụ thể trong quản lý vì tác động hành chính có hiệu lực ngay kể từ khi ban hành quyết định.
- Hạn chế: Có thể dẫn đến tình trạng quan liêu trong quản lý, lạm dụng quyền hành. Những quyết định hành chính không khoa học, thiếu thông tin làm ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đầu tư.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top