POLIME

CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

Bài 13: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được:

- Polime: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí( trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, cơ tính, tính chất hoá học ( cắt mạch, giữ nguyên mạch, tăng mạch) ứng dụng, một số phương pháp tổng hợp polime (trùng hợp, trùng ngưng).

Kĩ năng

- Từ monome viết được công thức cấu tạo của polime và ngược lại.

- Viết được các PTHH tổng hợp một số polime thông dụng.

- Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoặc nhân tạo.

B. Trọng tâm

- Đặc điểm cấu tạo và một số đặc tính vật lí chung (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính cơ học)

- Tính chất hóa học : phản ứng giữ nguyên mạch, cắt mạch, cộng mạch...

- Phương pháp điều chế: trùng hợp và trùng ngưng

C. Hướng dẫn thực hiện

- Đặc điểm cấu tạo:

     + có kích thước lớn và phân tử khối cao

     + Do nhiều mắt xích nối với nhau theo kiểu mạch phân nhánh, không phân nhánh, mạng không gian.

- Đặc tính vật lí chung:

     + không bay hơi

     + không có nhiệt độ nóng chảy cố định

     + khó hòa tan

     + nhiều chất cách điện, cách nhiệt ; một số có tính dẻo, tính đàn hồi...

- Tính chất hóa học :

     + Phản ứng giữ nguyên mạch: thường là phản ứng thế vào mạch (như clo hóa PVC...) hay cộng vào liên kết đôi trong mạch hoặc nhóm chức ngoại mạch (như tạo cao su clo-hiđro...)

     + Phản ứng cắt mạch: thường là phản ứng thủy phân hoặc giải trùng hợp hay depolime hóa

     + Phản ứng tăng mạch: thường là phản ứng nối các đoạn mạch không phân nhánh thành phân nhánh hoặc mạng không gian (như lưu hóa cao su...)

- Phương pháp điều chế:

     + Phản ứng trùng hợp: nhiều phân tử nhỏ kết hợp thành 1 phân tử polime duy nhất

                 (điều kiện đơn phân phải có ít nhất 1 liên kết bội hoặc 1 vòng kém bền)

     + Phản ứng trùng ngưng: nhiều phân tử nhỏ kết hợp thành 1 phân tử polime đồng thời giải phóng nhiều phân tử nhỏ khác (như H2O...)

                 (điều kiện đơn phân phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng)

- Luyện tập: + Viết cấu tạo và gọi tên một số polime (cấu tạo  tên gọi)

                      + Viết phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng giữ nguyên mạch, cắt mạch, cộng mạch...;

                      + Viết phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng điều chế một số polime

                      + Tính khối lượng đơn phân hoặc polime tạo ra với hiệu suất phản ứng

 

Bài 14: VẬT LIỆU POLIME

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Kiến thức

Biết được :

- Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng  của : chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su, keo dán tổng hợp.

Kĩ năng

- Viết các PTHH cụ thể điều chế một số chất dẻo, tơ, cao su, keo dán thông dụng.

- Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống.

B. Trọng tâm

- Thành phần chính và cách sản xuất của : chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su, keo dán tổng hợp

C. Hướng dẫn thực hiện

- Chất dẻo: là những vật liệu polime có tính dẻo

     + Polietilen (PE):     thành phần phân tử và phản ứng trùng hợp

     + Poli(vinyl clorua) (PVC) :  thành phần phân tử và phản ứng trùng hợp

     + Poli(metyl metacrylat) :  thành phần phân tử và phản ứng trùng hợp

     + Poli(phenol fomandehit) (PPF) :  thành phần phân tử và phản ứng trùng ngưng

- Vật liệu compozit: là hỗn hợp có ít nhất 2 thành phần phân tán vào nhau nhưng không tan vào nhau

- Tơ: là vật liệu hình sợi dài, bền, mạch không phân nhánh

     + Tơ tự nhiên: bông, sợi, len lông cừu, tơ tằm...

     + Tơ hóa học: tơ tổng hợp (nilon 6,6; capron; nitron hay olon ...) và tơ bán tổng hợp (visco, xenlulozơ axetat...)

- Cao su: là vật liệu polime có tính đàn hồi

     + Cao su tự nhiên: (C5H8)n với n » 1500 – 15000

     + Cao su tổng hợp: cao su buna, cao su buna – S, cao su buna – N

- Keo dán tổng hợp: là vật liệu có khả năng kết dính không làm thay đổi bản chất hóa học

     + Nhựa vá săm: dung dịch đặc của cao su trong dung môi hữu cơ

     + Keo dán epoxi:

     + Keo dán poli (ure – fomandehit)

- Luyện tập: + Viết cấu tạo và gọi tên một số polime cụ thể (cấu tạo  tên gọi)

                      + Viết phương trình hóa học các phản ứng tổng hợp một số polime

                      + Tính số mắt xích trong polime

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #htt