Câu3
Câu 3: Phân tích
a, Khái niệm hệ thống pháp luật
b, Đặc điểm hệ thống pháp luật
c, Căn cứ để phân chia ngành luật
d, Mối quan hệ giữa hệ thống pháp luật vs hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Bài làm:
a. Hệ thống pháp luật là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành theo những hình thức, thủ tục luật định.
- Các quy phạm pháp luật phải được sắp xếp theo một trật tự chặt chẽ trong sự thống nhất với nhau . Các QPPL không tồn tại rời rạc mà giữa chúng có mối liên hệ gắn bó hữu cơ với nhau, tác động qua lại tạo thành 1 chỉnh thể thống nhất – một hệ thống pháp luật.
- Hệ thống cấu trúc pháp luật được phân định thành các ngành luật và chế định háp luật. Trong đó ngành luật là tổng thể các QPPL điều chỉnh 1 lĩnh vực QHXH với những đặc điểm chung nhất định như ngành luật dân sự điều chỉnh các QHXH về tài sản và nhân thân; ngành luật được phân chia thành các chế định pháp luật, ví dụ như trong ngành luật dân sự có các chế định về thừa kế, hợp đồng dân sự,...
- Các QPPL trong hệ thống pháp luật được ban hành theo hình thức như Hiến pháp, luật, nghị định,... và theo những thủ tục chặt chẽ mà pháp luật quy định.
b. Hệ thống pháp luật có những đặc điểm sau:
- Có sự thống nhất, nhất quán trong hệ thống:
+ Thể hiện ở sự thống nhất giữa các quy phạm pháp luật cũng như giữa các văn bản pháp luật trong hệ thống, giữa chúng có sự phối hợp chặt chẽ.
+ Các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp và không được trái với quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành, tất cả các quy phạm pháp luật cả toàn bộ hệ thống khong được trái với các quy phạm trong HIến pháp và Luật của Quốc hội. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trên những lĩnh vực khác nhau cũng không được có sự mâu thuẫn mà phải có sự phối hợp.
+ Các văn bản quy phạm pháp luật tồn tại theo thứ bậc hiệu lực pháp lý.
- Sự phân chia hệ thống pháp luật thành các bộ phận cấu thành: Hệ thống pháp luật Việt Nam được phân chia thành các ngành luật, trong mỗi ngành luật lại được chia thành các chế định pháp luật, mỗi chế định pháp luật lại bao gồm nhiều quy phạm pháp luật.
- Tính khách quan của hệ thống pháp luật:
+ Thể hiện ở việc phân chia hệ thống pháp luật thành các bộ phận cấu thành theo một trật tự chặt chẽ do các quan hệ xã hội đang tồn tại một cách khách quan quy định.
+ QPPL trong hệ thống phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
c. Những căn cứ để phân chia ngành luật
- Đối tượng điều chỉnh:
Đối tượng điều chỉnh là các lĩnh vực quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật tác động vào. Mỗi ngành luật chỉ điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội trong mỗi lĩnh vực có tính đặc thù khác với đối tượng điều chỉnh của ngành luật khác.
Ví dụ: Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân; luật hôn nhân gia đình điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân giữa các thành viên trong gia đình, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình Việt Nam.
-> Đối tượng điều chỉnh là căn cứ để phân chia ngành luật.
- Phương pháp điều chỉnh:
Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là cách thức mà nhà nước sử dụng trong pháp luật để tác động lên cách xử sự của các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội của ngành luật đó. Do các lĩnh vực quan hệ xã hội có đặc điểm tính chất khác nhau và vị trí khác nhau trong đời sống xã hội nên cũng cần có các cách thức điều chỉnh khác nhau.
Ví dụ: Luật hành chính sử dụng phương pháp mệnh lênh; Luật dân sự sử dụng phương pháp bình đẳng – thỏa thuận.
d. Mối quan hệ giữa hệ thống pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:
- Theo cấu trúc bên trong: Hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng bao gồm các quy phạm pháp luật đặt trong phạm vi mỗi văn bản nhất định.
- Theo hình thức biểu hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: là hệ thống được hình thành bởi sự liên kết các văn bản quy phạm pháp luật thành một chỉnh thể thống nhất, toàn diện và ổn định, cụ thể, chặt chẽ, trên cơ sở sự phân công và phân cấp hợp lý về thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong việc ban hành văn bản và hệ thống hóa pháp luật.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top