pldan3
Bản chất của nhà nước:
Nhà nước: Là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lí đặc biệt nhằm để duy trì trật tự xã hội và bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.
Nhà nước có tính giai cấp:
+ Nhà nước là một tổ chức do giai cấp thống trị tạo ra để bảo vệ quyền và lợi ích của họ
+ Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế do giai cấp thống trị lập ra để duy trì quyền thống trị giữa giai cấp này với giai cấp khác, dựa trên 3 lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng
Nhà nước có tính xã hội: Nhà nước phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội, nghĩa là phải thực hiện chức năng quản lí toàn xã hội của nhà nước
Bộ máy nhà nước CHXHCNVN:
Khái niệm: Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan tư pháp. Mỗi cơ quan có chức năng và nhiệm vụ riêng phù hợp với chức năng, phạm vi và quyền hạn cùa mình là góp phần để hoàn thành nhiệm vụ chung của bộ máy nhà nước.
Tổ chức bộ máy nhà nước CHXHCN VN:
Nguyên tắc: Mọi quyền lực tập trung về nhân dân
Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp
Tổ chức: + 492 đại biểu: 2/3 kiêm nhiệm, 1/3 chuyên trách
+ 1 UB thường trực ( UB thường vụ quốc hội)
+ 7 ban đầu mối + 1 hội đồng (dtộc of quốc hội)
Hoạt động: Họp
Chức năng: +Ban hành pháp luật
+ Giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước
+ Quyết định những chính sách lớn of nhà nước theo thẩm quyền quốc hội
Cơ quan hành chính
Cơ quan tư pháp: Viện kiểm sát, tòa án nhân dân ( tối cao, tỉnh, huyện)
Chủ tịch nước: Là người đứng đầu bộ máy nhà nước, là nguyên thủ quốc gia
Chủ tịch hội đông an ninh & quốc phòng
Nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước ta:
Bảo đảm quyền lãnh đạo của Đảng CS trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Bảo đảm cho quần chúng nhân dân lao động tham gia ngày càng đông vào tổ chức và hoạt động của nhà nước
Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Bảo đảm quyền bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Chức năng của bộ máy nhà nước CHXHCN VN:
Khái niệm: Chức năng của nhà nước là những phương diện hoạt động chủ yếu of nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm mà nhà nước đã đặt ra. Chức năng của nhà nước có nhiều loại và nhiều cách phân chia khác nhau nhưng nếu căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước thì chức năng của nhà nước được chia làm 2 loại: đối nội & đối ngoại.
Chức năng của nhà nước CHXHCN VN:
Chức năng đối nội:
Tổ chức và quản lí kinh tế để phát triển theo mục tiêu và chiến lược mà Đảng CSVN đề ra.
Giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
Tổ chức và quản lí văn hóa, giáo dục
Bảo vệ trật tự pháp luật, thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
Chức năng đối ngoại:
Bảo vệ tổ quốc XHCN
Củng cố tình đoàn kết, tương trợ, hợp tác vs các nhà nước XHCN. Đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác với các nước khác mà không phân biệt chế độ CT-XH. Thực hiện nguyên tắc hòa bình, hợp tác, hữu nghị, bình đẳng cùng có lợi, không can thiệp vào việc nội bộ của nhau
Bản chất của pháp luật:
Sự ra đời của pháp luật:
Bản chất của pháp luật:
Pháp luật có tính giai cấp:
Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật
Pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
Tính mục đích của pháp luật: Dùng pháp luật để sắp xếp trật tự xã hội theo ý nhà nước ( ý của giai cấp thống trị- có lợi cho giai cấp thống trị)
Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền thống trị giai cấp
Pháp luật có tính xã hội: Tính thích ứng của pháp luật đối với các thành phần khác nhau
àPháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành ra và được bảo đảm thực hiện. Nó thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
Chức năng của pháp luật: Có 3 chức năng cơ bản
Chức năng điều chỉnh ( các quan hệ xã hội, hành vi xử sự của con người)
Chức năng bảo vệ ( Các quan hệ xã hội mà nhà nước đã xác lập hoạt động)
Chức năng giáo dục ( tác động vào ý thức của con người)
Vai trò của pháp luật:
Pháp luật là phương tiện để thực hiện quyền lãnh đạo của Đảng
Pháp luật là phương tiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ XH
Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội
Hình thức của pháp luật:
Tập quán pháp: Là việc nhà nước duy trì những tập quán có sẵn được lưu truyền trong quần chúng nhân dân và thong qua con đường hợp pháp hóa bằng pháp luật
Tiền lệ pháp: Là việc nhà nước sử dụng những bản án hoặc quyết định của tòa án hoặc là quyết định xử phạt của cơ quan hành chính nhà nước đem áp dụng để giải quyết những trường hợp (vụ việc) tương tự mà pháp luật không quy định.
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Đây là hình thức pháp luật tiến bộ nhất, hiện nay đại đa số các nước trên thế giới đều sử dụng trong đó có nhà nước CHXHCN VN, lấy hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật làm hình thức pháp luật chủ yếu của nhà nước. Tuy nhiên khi hệ thống pháp luật chưa đầy đủ, chưa hoàn chỉnh thì nhà nước có sử dụng tập quán pháp và tiền lệ pháp nhưng được vận dụng hợp lí, phù hợp trong điều kiện mới, tình hình mới
QUY PHẠM PHÁP LUẬT:
Khái niệm: Quy phạm PL là quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra hay do nhà nước thừa nhận, nó thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của nhà nước, dùng để điều chỉnh quan hệ trong đời sống xã hội, hướng các quan hệ xã hội đó theo định hướng của nhà nước
Cơ cấu của quy phạm PL:
Phần giả định:
Nêu lên cá nhân hay tổ chức nào thực hiện
Nêu lên điều kiện và hoàn cảnh dự kiến có thể xảy ra
Phần quy định:
Nêu lên mệnh lệnh, yêu cầu của nhà nước đối với những cá nhân (tổ chức) phải làm j và phải làm như thế nào?
Phần chế tài:
Là biện pháp mà nhà nước dự kiến áp dụng để trừng phạt cá nhân hay 1 tổ chức nào đó hay chế tài là hậu quả pháp lí bất lợi mà cá nhân (tổ chức) phải ghánh chịu do không thực hiện đúng quy định
Căn cứ vào tính chất của chế tài và thẩm quyền được áp dụng chế tài người ta chia chế tài thành nhiều loại:
+ Chế tài hình sự: (Do tòa án áp dụng)
Chính: (phạt chính): áp dụng 1 trong 7 mức: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình
Bổ sung (phạt phụ): Cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề, làm 1 công việc nhất định.Cấm cư trú, quản chế, trục xuất, phạt tiền
+ Chế tài hành chính: ( Cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền)
Chính: Cảnh cáo, phạt tiền (phổ biến)
Bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm, tước
quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề
+ Trục xuất: Tùy từng trường hợp để có thể áp dụng như phạt chính
hoặc bổ sung
+ Chế tài dân sự ( Do tòa án)
Chịu trách nhiệm về vật chất
Bồi thường thiệt hại: Do vi phạm hợp đồng, ngoài hợp đồng
+ Chế tài kỉ luật: (Do thủ trưởng cơ quan): Khiển trách, cảnh cáo, hạ
bậc lương, hạ tầng công tác, cắt chức, thôi việc
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Khái niệm: Văn bản QPPL là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một hình thức và thủ tục nhất định. Nó chứa đựng những quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống
Đặc điểm:
+ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
+ Là văn bản chứa đựng những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
+ Là văn bản được quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, hình thức và nội dung nhất định.
+ Là văn bản được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống
Các loại văn bản QPPL của nước ta:
Văn bản QPPL của nước ta hiện nay có rất nhiều loại và có nhiều cách phân chia khác nhau nhưng nếu căn cứ theo trình tự ban hành và giá trị pháp lí của văn bản thì người ta chia văn bản QPPL làm 2 loại: vb luật và vb dưới luật
Văn bản luật:
Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc Hội (Cơ quan cao nhất của quyền lực Nhà nước ban hành), chúng có giá trị pháp lý cao nhất.
Có 2 hình thức: Hiến pháp và các đạo luật
Văn bản dưới luật:
Do nhiều cơ quan từ TW đến địa phương ban hành
Văn bản dưới luật nói chung có giá trị pháp lí thấp hơn văn bản luật
Văn bản luật gồm các hình thức sau:
+ Pháp lệnh của UB thường vụ quốc hội
+ Nghị quyết của UB thường vụ QH
+ Lệnh và quyết định của chủ tịch nước
+ Nghị định của chính phủ
+ Quyết định của thủ tướng chính phủ
+ Quyết định của tổng kiểm toán nhà nước
+ Thông tư của Bộ trưởng ( thứ trưởng cơ quan ngang bộ)
+ Nghị quyết của hội đồng thẩm phán, tòa án nhân dân tối cao
+ Thông tư của viện trưởng VKS nhân dân tối cao, chánh án tòa án nhân dân tối cao
+ Thông tư liên tịch, nghị quyết liên tịch
+ Văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân, UB nhân dân
Hiệu lực của văn bản QPPL:
Theo thời gian: Là tjan bắt đầu thi hành đến không thi hanh nữa
Theo không gian: Khoảng không gian chịu sự điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo quốc gia, một vùng hay một địa phương nhất định.
Theo đối tượng tác động: Là các cá nhân (tổ chức) chịu sự tác động của văn bản
QUAN HỆ PHÁP LUẬT:
Khái niệm và đặc điểm:
Khái niệm: Quan hệ xã hội được nhà nước dùng quy phạm pháp luật tác động, điều chỉnh để diễn ra theo ý nhà nước gọi là quan hệ PL
Đặc điểm:
Có ý chí
Là quan hệ tư tưởng
QHPL XHCN thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
Nội dung of quan hệ pháp luật bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lí của các bên
Thành phần của quan hệ pháp luật:
Chủ thể của quan hệ pháp luật: Là những cá nhân hay một tổ chức nào đó đáp ứng được những yêu cầu, những điều kiện mà nhà nước đặt ra cho từng loại quan hệ pháp luật nhất định. Những cá nhân (tổ chức) đáp ứng được yêu cầu of nhà nước được gọi là có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể bao gồm:
+ Năng lực pháp luật: Là khả năng of cá nhân (tổ chức) để được hưởng những quyền và thực hiện nghĩa vụ mà nhà nước quy định cho
+ Năng lực hành vi: Là khả năng được nhà nước thừa nhận để với khả năng đó cá nhân (tổ chức) có thể tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ mà nhà nước quy định cho hoặc tự tạo ra cho mình quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào quan hệ pháp luật đồng thời phải ghánh chịu trách nhiệm do chính hành vi của mình gây ra
Nội dung của quan hệ pháp luật:
Quyền của chủ thể: Là cách xử sự được phép mà chủ thể được tiến hành khi tham gia vào quan hệ pháp luật
Quyền của chủ thể có những đặc trưng:
+ Chủ thể được xử sự theo 1 cách thức nhất định khi tham gia vào một quan hệ pháp luật nào đó
+ Có quyền yêu cầu chủ thể kia chấm dứt hành vi làm cản trở thực hiện quyền of mình
+ Có quyền khởi kiện lên cơ quan nhà nước để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền of mình khi bị xâm hại
Nghĩa vụ của chủ thể:
Là cách thức xử sự bắt buộc mà chủ thể phải thực hiện khi tham gia vào quan hệ pháp luật nhằm để đáp ứng quyền cho chủ thể kia
Nghĩa vụ bao gồm các xử sự bắt buộc sau:
+ Phải kìm nén bản thân không thực hiện những hành vi nhất định nhằm đáp ứng quyền cho phía bên kia
+ Phải thực hiện những hành vi nhất định nhằm đáp ứng quyền cho chủ thể phía bên kia
+ Phải ghánh chịu trách nhiệm khi không tiến hành những xử sự bắt buộc
Khách thể của quan hệ pháp luật: Khi tham gia vào 1 quan hệ pháp luật nhất định các bên chủ thể đều mong muốn đạt được 1 lợi ích nào đó, các lợi ích này rất phong phú & đa dạng, có thể là lợi ích vật chất, phi vật chất, chính trị, tên gọi,…. Tất cả các lợi ích này được coi là khách thể of quan hệ pháp luật. Vậy khách thể pháp luật là những j mà những bên chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật nhất định
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
Khái niệm: TNPL là một loại quan hệ đặc biệt phát sinh trong nhà nước và người vi phạm hoặc trong các bên tham gia quan hệ với nhau trong đó bên vi phạm PL phải ghánh chịu những hậu quả bất lợi đó là những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã quy định trong chế tài PL
Cấu thành của vi phạm pháp luật: Vi phạm PL là cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lí tuy nhiên để truy cứu TNPL đúng ta phải nghiên cứu cấu thành của VPPL. Cấu thành cùa VPPL gồm:
+ Mặt khách quan of vi phạm
+ Mặt chủ quan of vi phạm
+ Chủ thể of vi phạm
+ Khách thể of vi phạm
Mặt khách quan: Là biểu hiện ra bên ngoài của hành vi vi phạm PL bao gồm 3 yếu tố:
+ Là hành vi trái PL
+ Gây ra hậu quả xấu cho XH ( or có nguy cơ gây hậu quả xấu)
+ Có quan hệ nhân quả
Mặt chủ quan: Là biểu hiện tâm trạng bên trong of chủ thể đvới hành vi trái PL mà họ đã gây ra. Mặt chủ quan nói lên yếu tố lỗi of người vi phạm mà lỗi là thước đo trách nhiệm pháp lí bao gồm các yếu tố:
+ Yếu tố lỗi: Cố ý à Trực tiếp: Biết là trái PL+ nhận thức được hậu quả nhưng vẫn muốn điều đó xảy ra
à Gián tiếp: Biết là trái PL+ nhận thức được hậu quả tuy ko muốn điều đó xảy ra nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra
Vô ý à Vì quá tự tin: Nhận thức được hậu quả nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
àVì cẩu thả: Ko nhận thức được hậu quả mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thấy trước
+ Động cơ: Là nguyên nhân thôi thúc thực hiện
+ Mục đích: Là kết quả cuối cùng mà người vi phạm mong muốn đạt được
Chủ thể: là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lí
Khách thể: là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới
Các loại trách nhiệm pháp lí:
Trách nhiệm pháp lý hình sự: là loại trách nhiệm pháp lý cao nhất, nghiêm khắc nhất do tòa án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội.
Trách nhiệm pháp lý hành chính: là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng đối với mọi chủ thể khi học vi phạm hành chính.
Trách nhiệm pháp lý dân sự: là loại trách nhiệm pháp lý do tòa án áp dụng đối với mọi chủ thể khi họ vi phạm pháp luật dân sự.
Trách nhiệm kỷ luật: là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp … áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên … của cơ quan, xí nghiệp mình khi họ vi phạm kỷ luật.
VI PHẠM PHÁP LUẬT
Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi xử sự trái pháp luật & có lỗi do người có năng lực pháp lí thực hiện đã xâm hại đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ ( chịu trách nhiệm)
Đặc điểm:
VPPL là hành vi cụ thể được xác định of con người
Là hành vi trái với quy định của pháp luật
Là hành vi có lỗi: Cố ý or vô ý
Là hành vi có ý chí ( có khả năng ghánh chịu trách nhiệm pháp lí)
Các loại vi phạm pháp luật: Căn cứ vào mức độ nguy hại và đối tượng của vi phạm để chia vi phạm PL thành 4 loại:
VPPL hình sự (tội phạm):
+ Khái niệm tội phạm (Điều 8 bộ luật hsự): Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực chịu trách nhiệm pháp lí hình sự thực hiện & đã xâm hại tới những quan hệ XH được bộ luật hsự bảo vệ
+ Phân loại tội phạm: TP ít nghiêm trọng: 3 năm tù
TP nghiêm trọng: 7 năm tù
TP rất nghiêm trọng: 15 năm tù
TP đặc biệt nghiêm trọng: > 15 năm, chung
thân, tử hình
VPPL hành chính ( xâm hại đến trật tự quản lí nhà nước & trật tự an toàn xã hội but chưa đến mức bị coi là tội phạm)
VPPL dân sự ( xâm hại đến quan hệ tài sản, nhân thân)
VPPL kỉ luật ( xâm hại tới nội quy, quy chế của cơ quan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện,…)
CÁC NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CỦA NƯỚC TA
Căn cứ để phân định thành các ngành luật trong hệ thống PL VN:
Đối tượng điều chỉnh:
Mỗi ngành luật điều chỉnh 1 đối tượng khác nhau, những quan hệ xã hội giống nhau thuộc cùng 1 loại. Phạm vi những quan hệ xã hội ấy là đối tượng điều chỉnh of ngành luật. Như vậy đối tượng điều chỉnh of ngành luật là đối tượng là căn cứ trước hết thể hiện tính khách quan để phân định thành các ngành luật trong hệ thống PL VN
Phương pháp điều chỉnh: Là cách thức nhà nước sử dụng luật để tác động đến xử sự of những người tham gia vào những quan hệ xã hội nhất định. Cách thức tác động ấy khác nhau ở chỗ:
+ Xác định chủ thể tham gia vào quan hệ XH khác nhau
+ Xác định quyền và nghĩa vụ of họ # nhau
+ Cách bảo đảm quyền và nghĩa vụ of họ # nhau
Luật dân sự:
Khái niệm: LDS là một ngành luật trong hệ thống PLVN bao gồm các quy phạm PL do nhà nước ban hành ra để điều chỉnh những quan hệ XH về tài sản được biểu hiện dưới hình thức giá trị hàng hóa, ngoài ra luật dsự còn điều chỉnh những quan hệ XH về nhân thân ( Có liên quan đến tài sản or không liên quan đến tài sản)
Phương pháp điều chỉnh: Sử dụng phương pháp bình đẳng, thỏa thuận, các bên được tự do thể hiện ý chí
Một số chế định PL cơ bản of luật dân sự:
Quyền sở hữu: Là tổng thể những quy phạm PL do nhà nước ban hành ra để xác lập, điều chỉnh & bảo vệ các quyền năng of người chủ đvới tài sản of họ dựa trên 3 quyền cơ bản sau:
+ Quyền được chiếm hữu tài sản
+ Quyền được sử dụng tài sản
+ Quyền được định đoạt tài sản
Quyền thừa kế: là 1 loại quan hệ xã hội tồn tại khách quan trong đời sống xã hội thể hiện ở việc chuyển dịch quyền sở hữu về tài sản của người chết cho những tổ chức hoặc cá nhân đang sống. Tài sản đó được gọi là di sản thừa kế. Di sản thừa kế hợp pháp là tài sản thuộc sở hữu của người đã chết. Di sản thừa kế gồm cả các nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
+ Chế định về quyền thừa kế:
Theo di chúc: là
Theo luật: Diện thừa kế, hôn nhân, truyền thống, nuôi dưỡng chia ra
theo hàng:
Vợ chồng, con để or con nuôi, cha mẹ
Ông bà (nội ngoại), anh chị em ruột
Các cụ (nội ngoại), anh chị em ruột of bố mẹ, con of anh chị em
ruột
Luật hình sự: Là một ngành luật trong hệ thống PL VN bao gồm những quy phạm PL do nhà nước ban hành ra để quy định hành vi nguy hiểm nào cho XH là tội phạm, quy định hình phạt & điều kiện để áp dụng hình phạt đvới tội phạm
Khái niệm tội phạm (Điều 8 bộ luật hsự): Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực chịu trách nhiệm pháp lí hình sự thực hiện & đã xâm hại tới những quan hệ XH được bộ luật hsự bảo vệ
+ Phân loại tội phạm: TP ít nghiêm trọng: 3 năm tù
TP nghiêm trọng: 7 năm tù
TP rất nghiêm trọng: 15 năm tù
TP đặc biệt nghiêm trọng: > 15 năm, chung
thân, tử hình
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top