pl thanh
Trong công ty TNHH, thì thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp.
Tức là đối với công ty TNHH 1 thành viên, chủ công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ. Như vậy, nếu cho công ty TNHH 1 thành viên quyền được giảm vốn điều lệ thì sẽ là một điểm bất lợi đối với các chủ nợ. Quyền lợi của chủ nợ sẽ ko được đảm bảo. Tâm lí làm ăn của người Việt còn mang nặng tâm lí "tiểu thương", lươn lẹo, nên nếu quy định cho công ty TNHH 1 thành viên có thể giảm vốn điều lệ thì rất có thể họ sẽ tìm mọi cách để thực hiện điều này và qua đó giảm trách nhiệm của mình. Dự đoán được điều này, để bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ, các nhà làm luật đã quy định ko cho công ty TNHH 1 thành viên được giảm vốn điều lệ.
Trong thực tế, vốn điều lệ của công ty TNHH có thể giảm do những hoàn cảnh khách quan. Ví dụ, vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên do A làm chủ là ngôi nhà của A cộng thêm 1 tỷ đồng tiền mặt. Tuy nhiên sau 1 thời gian thì giá của ngôi nhà có thể giảm xuống, có nghĩa là vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên do A làm chủ đã giảm. Tuy vậy đối với công ty TNHH 1 thành viên thì những ngoại lệ này là ko nhiều.
Còn đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, luật ko quy định cấm giảm vốn điều lệ. Bởi thông thường, vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên giảm là do hoàn cảnh khách quan, như thay đổi số lượng thành viên hoặc ảnh hưởng bởi việc mua lại phần vốn góp của các thành viên trong công ty... Tuy nhiên trong thực tế, thì hầu như các công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng ko được giảm vốn điều lệ. Điều này cũng nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ.
Cty TNHH 1 thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về nguồn vốn và nợ của mình.
"Điều 63. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty."
tại sao công ty TNHH 1 thành viên chỉ được tăng vốn không được giảm vốn?
lý do của việc tăng giảm vốn ở công ty TNHH?
Bạn biết câu "Buôn tài không bằng dài vốn" chứ? Doanh nghiệp nào làm ăn mà không muốn mở rộng quy mô, huy động, tăng vốn để làm ăn. Những doanh nghiệp muốn giảm vốn thì đó là những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, chủ sở hữu không có khả năng góp, duy trì vốn đã cam kết hoặc có mục đích xấu. Trong khi đó công ty TNHH hoạt động, xác lập quyền tài sản, vốn vay dựa trên cơ sở vốn điều lệ. Các doanh nghiệp, ngân hàng khi tiến hành cho Công ty TNHH vay vốn, ghi nợ dựa cũng căn cứ trên cơ sở vốn điều lệ (Để đảm bảo thu được lại vốn cho vay) vậy nếu để Cty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ thì hậu quả gây cho các doanh nghiệp cho vốn cho vay, cho nợ rất nặng nề. Nếu bạn thắc mắc tại sao CTTNHH 2 thành viên trở lên lại được giảm thì đơn giản vì cơ cấu vốn góp của CTHNHH 2 thành viên trở lên khác với CTTNHH 1 thành viên, mặt khác việc giảm vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng phải chứng minh rất nhiều, về nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ; vốn góp của thành viên ở CTTNHH 2 thành viên trở lên có thể thay đổi do các yếu tố khách quan (khi thành viên chết) dẫn đến vốn điều lệ phải thay đổi, tăng, giảm (Bất khả kháng) tuy nhiên vẫn phải đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Tạm thế đã chẳng biết đúng hay sai!
Vì vậy, không được phép giảm vốn điều lệ khi đã đi vào hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân là do: Việc cho phép giảm vốn sẽ tạo cơ sở cho các hoạt động lừa đảo vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh tế (Ký hợp động lớn hơn mức qui định của luật pháp tương ứng mức vốn đăng ký)..
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top