phuongte2013

I.        CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT:

1.    Tê giác địa hoàng thang trừ Tê giác, Sinh địa hoàng ra thành phần còn có các vị:

A.  Thược dược, Đan sâm

B.   Thược dược, Đan bì

C.   Sơn dược, Đơn bì

D.  Nguyên sâm, Tri mẫu

2.    Thanh hao miết giáp thang có cái hay của các vị thuốc là làm “trước nhập sau xuất” là các vị:

A.  Đan bì, Thanh hao

B.   Thanh hao, Miết giáp

C.   Miết giáp, Sinh địa

D.  Tri mẫu, Đan bì

3.    Bán hạ trong Tiểu sài hồ thang có công hiệu:

A.  Hòa vị tiêu bĩ

B.   Ôn vị chi ẩu

C.   Giáng nghịch chi ẩu

D.  Giáng nghịch trừ hàn

4.    Chủ trị chứng của Tiêu giao tán là:

A.  Chứng can tỳ lưỡng hư

B.   Chứng khí huyết lưỡng hư

C.   Chứng huyết uất, khí đới hàn trệ

D.  Chứng can uất khí hư, tỳ nhược

5.    Thành phần vị thuốc của Toan táo nhân thang là:

A.  Toan táo nhân, Cam thảo, Tri mẫu, Viễn trí, Xuyên khung

B.   Toan táo nhân, Cam thảo, Tri mẫu, Phục linh, Xuyên khung

C.   Toan táo nhân, Đại táo, Tri mẫu, Phục linh, Xuyên khung

D.  Toan táo nhân, Cam thảo, Hoàng cầm, Phục linh, Xuyên khung

6.    Tinh thần hoảng hốt, kinh quý chính xung, đêm mộng mị, dễ quên, mồ hôi trộm, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác nên chọn dùng:

A.  Quỳ tỳ thang

B.   Toan táo nhân thang

C.   Chích cam thảo thang

D.  Bá tử dưỡng tâm hoàn

7.    Nhị trần thang có công dụng là:

A.  Kiện tỳ, hóa đàm, lý khí, hòa trung

B.   Táo thấp, khứ đàm, hành khí, khai uất

C.   Hóa đàm, chỉ khái, kiện tỳ lợi thấp

D.  Táo thấp hóa đàm, lý khí hòa trung

8.    Những hạng mục nào dưới đây không thuộc phạm vi của Quân dược:

A.  Lượng dùng nhiều nhất

B.   Đúng với chủ bệnh

C.   Là tác dụng trị liệu chủ yếu

D.  Đúng với chủ chứng

9.    Cách dùng thuốc và phương pháp uống thuốc để trị liệu hàn nhiệt trong chứng “chân hàn giả nhiệt”

A.  Thuốc hàn uống lạnh

B.   Thuốc nhiệt uống nóng

C.   Thuốc hàn uống nóng

D.  Thuốc nhiệt uống nguội

10.     Các vị thuốc dưới đây những vị nào cùng thuộc phương Ngân kiều tán và Tang cúc ẩm:

A.  Tang diêp, Cúc hoa, Liên kiều, Bạc hà, Cam thảo

B.   Liên kiều, Bạc hà, Cát cánh, Lô căn, Cam thảo

C.   Liên kiều, Ngưu bang tử, Cát cánh, Lô căn, Cam thảo

D.  Liên kiều, Trúc diệp, Cát cánh, Lô căn, Cam thảo

11.     Những điều dưới đây khi uống thuốc giải biểu thì điều nào không nên:

A.  Nên uống lạnh

B.   Nên uống ấm

C.   Nên mặc nhiều áo

D.  Nên ăn kiêng đồ sống

12.     Dưới đây mục nào không phải là chú ý sử dụng của Quế chi thang:

A.  Uống ấm, uống từ từ

B.   Không thể uống nhanh như uống nước

C.   Có thể uống ấm trong vòng 1 giờ

D.  Uống lạnh, uống từ từ

13.     Chủ trị chứng của Long đởm tả can thang không bao gồm:

A.  Nhĩ lung, nhĩ chủng

B.   Đại tiểu tiện ra máu

C.   Âm hộ sưng đau

D.  Tiểu tiện đục rỉ

14.     Chứng trị thích hợp Thanh nhiệt tễ là:

A.  Lý của nhiệt thịnh, thượng chưa kết thực

B.   Lý có nhiệt thịnh, biểu tà chưa tận

C.   Đại nhiệt thương tân, lý nhiệt thành thực

D.  Chân âm bất túc, âm hư sinh nhiệt

15.     Các hạng mục nào sau đây không cùng trong bài Độc hoạt tang ký sinh và Tam tý thang

A.  Phòng phong, Đương quy, Bạch thược, Độc hoạt

B.   Tế tân, Quế tâm, Đương quy, Bạch thược

C.   Khương hoạt, Tần giao, Hoàng kỳ, Xuyên khung

D.  Ngưu tất, Tần giao, Bạch thược, Đương quy

16.     Trong các chứng dưới đây, Đại thừa khí thang không thích hợp dùng với chứng nào:

A.  Nhiệt kết bàng lưu

B.   Hạ tiêu súc huyết

C.   Thực chứng ở phủ dương minh

D.  Chứng thuộc lý nhiệt thực của động kinh hoặc điên

17.     Thành phần của Đại thừa khí thang:

A.  Đại hoàng, Chỉ thực, Hậu phác, Mang tiêu

B.   Đại hoàng, Chỉ xác, Hậu phác, Mang tiêu

C.   Đại hoàng, Chỉ thực, Hậu phác, Cam thảo

D.  Đại hoàng, Chỉ thực, Mang tiêu, Cam thảo

18.     Công dụng của Tứ quân tử thang:

A.  Ích khí kiện tỳ

B.   Ích khí cố biểu

C.   Kiện tỳ chỉ tả

D.  Điều bổ tỳ vị

19.     Những mục nào dưới đây không thuộc thành phần thuốc của Bổ trung ích khí thang:

A.  Nhân sâm, Hoàng kỳ

B.   Bạch truất, Chích cam thảo

C.   Phục linh, Sa nhân

D.  Thăng ma, Sài hồ

20.     Hạng mục nào dưới đây không thuộc chủ trị của Bát chân thang:

A.  Váng đầu, hoa mắt

B.   Chân tay mỏi, thở ngắn

C.   Mạch tế sác,

D.  Lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng

 II.        CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG:

1)   Phối ngũ thuốc của Quế chi thang  có tác dụng điều hòa dinh vệ là:

A.  Quế chi, Bạch thược

B.   Bạch thược, Đại táo

C.   Quế chi, Sinh khương

D.  Quế chi, Đại táo

E.   Sinh khương, Đại táo

2)   Thuốc giải biểu dùng để trị:

A.  Ngoại cảm phong hàn

B.   Mụn nhọt mới mọc

C.   Phù thũng mới phát

D.  Ôn bệnh mới phát

E.   Thấp ôn mới phát

3)   Đại sài hồ thang và Tiểu sài hồ thang cùng có các vị thuốc:

A.  Sài hồ, Hoàng cầm

B.   Sinh khương, Đại táo

C.   Nhân sâm, Cam thảo

D.  Bach thược

E.   Đại hoàng, Hoàng cầm

4)   Toan táo nhân thang điều trị chứng mất ngủ, tâm quý hư phiền, bất an, ngoài ra còn điều trị chứng trạng nào?

A.  Váng đầu, hoa mắt

B.   Lưỡi đỏ, mạch tế

C.   Nảy đom đóm mắt

D.  Tai ù, tai điếc

E.   Họng khô, miệng táo

5)   Nguyên tắc về sự hợp thành phương tễ

A.  Trong phương tễ không thể thiếu Quân dược

B.   Trong mọi phương tễ đều phải đầy đủ quân, thần, tá, sứ

C.   Trong phương tễ quân dược không nên quá nhiều

D.  Vị thuốc chủ bệnh có thể chữa bệnh nhưng không nhất thiết phải dẫn thuốc vào kinh

E.   Mỗi phương tễ vị thuốc nhiều, ít cần dựa vào pháp điều trị và bệnh tình

6)   Long đởm tả can thang trong tả có bổ, trong lợi có tư, có những tác dụng nào dưới đây:

A.  Thanh can kinh uất hỏa

B.   Sơ can đởm uất hỏa

C.   Sơ can đởm thực hỏa

D.  Lý can đởm khí đới

E.   Tả hạ tiêu thấp nhiệt

7)   Miết giáp trong Thanh hao miết giáp thang có tác dụng:

A.  Thanh nhiệt thấu tà

B.   Nhập lạc sưu tà

C.   Dẫn tà ra ngoài

D.  Tư âm thoái nhiệt

E.   Nhiễm kiên tán kết

8)   Chứng trị thích hợp của Bạch hổ thang là:

A.  Tráng nhiệt

B.   Bứt rứt, khát nước

C.   Ra mồ hôi

D.  Sốt rét

E.   Mạch hồng đại mà hư

9)   Chứng trị thích hợp của Thanh nhiệt tễ không bao gồm:

A.  Lý nhiệt cực thịnh, thượng chưa thành thực

B.   Lý nhiệt cực thịnh, biểu tà chưa tận

C.   Biểu tà nhâp lý, hóa nhiệt thành thực

D.  Chân âm bất túc, âm hư hỏa vượng

E.   Tỳ khí bất túc, khí hư phát nhiệt

10)    An thần tễ phân thành:

A.  Bổ dưỡng an thần

B.   Trọng trẫn an thần

C.   Dưỡng tâm an thần

D.    

E.     

11)    Những vị thuốc có tác dụng tư âm trong Thiên vương bổ tâm đan:

A.  Sinh địa

B.   Mạch môn đông

C.   Huyền sâm

D.  Ngũ vị tử

E.     

12)    Nhị trần thang chủ trị chứng nào:

A.  Mạch hoạt

B.   Lợm giọng buồn nôn

C.   Cơ hoành bế tắc

D.  Đầu nóng, tim hồi hộp

E.   Kinh giật

13)    Nhị trần thang và Bán hạ bạch truật thiên ma thang cùng có các vị:

A.  Trần bì,

B.   Bạch truật

C.   Phục linh

D.  Bán hạ

E.   Cam thảo

14)    Đại thừa khí thang chủ trị chứng:

A.  Nhiệt kết bàng lưu

B.   Lý nhiệt kết thực chứng

C.   Đầy trướng, táo thực

D.  Trường ung mới phát

E.   Chứng thực ở dương minh phủ

15)    Thận khí hoàn chủ trị thận dương bất túc, những chứng trạng có thể gặp:

A.  Bụng dưới lạnh đau

B.   Tiểu tiện nhiều

C.   Lưng đau gối mỏi

D.  Di tinh, liệt dương

E.   Tiểu tiện bất lợi

16)    Bổ trung ích khí thang có thành phần:

A.  Hoàng kỳ, Nhân sâm

B.   Thăng ma, sài hồ

C.   Bạch truật, Chích cam thảo

D.  Đương quy, Bạch thược

E.   Đại táo, Sinh khương

17)    Sâm linh bạch truật tán lấy Cát cánh làm sứ có tác dụng:

A.  Dẫn thuốc vào kinh phế

B.   Dẫn thuốc lên thượng tiêu

C.   Tuyên phế, lợi khí, thong điều thủy đạo

D.  Lợi cơ hoành

E.   Tuyên phế, trừ đàm

18)    Những phương nào dưới đây có thể trị tỳ hư tiết tả:

A.  Bổ trung ích khí thang

B.   Lý trung hoàn

C.   Hoắc hương chính khí tán

D.  Sâm linh bạch truật tán

E.   Lục quân tử thang

19)    Chứng trị thích hợp của Hoàng lien giải độc thang:

A.  Sốt cao, bứt rứt

B.   Đại tiểu tiện máu

C.   Miệng táo họng khô

D.  Nói nhảm, mất ngủ

E.   Mạch hoạt hữu lực

20)    Các vị thuốc nào dưới đây thuộc phương Ngân kiều tán:

A.  Lô căn, Trúc diệp

B.   Sài hồ, Cát căn

C.   Bạc hà

D.  Kinh giới tuệ

E.   Đạm đậu xị

III.            ĐIỀN TỪ VÀO CHỖ TRỐNG:

a.     Vị thuốc có cái hay là “vào trước ra sau” trong Thanh hao miết giáp thang là……miết giáp……..,thanh hao…………

b.     Quân trong Tứ quân tử thang là…Nhân sâm……., vị thuốc kiện tỳ lợi thấp là…phục linh …….

c.      Vị trong Bổ trung ích khí thang để thăng dương cử hãm là…thăng ma, sài hồ……..

d.     Tam tả trong Lục vị là chỉ…trạch tả, phục linh, đan bì………,……………..,………….

e.      Ý nghĩa phối ngũ của Ngũ vị tử trong Thiên vương bổ tâm đan là…liễm khí sinh tân, phòng ngừa tâm khí hao tân dịch,dùng cùng cốt để bổ tâm khí, yên ổn tâm thần.…….

IV.            TỰ LUẬN NGẮN

a.     Trong Tiêu giao tán phối ngũ Cam thảo, Bạch thược có ý nghĩa gì?

b.     Trình bày ngắn gọn điều cấm kỵ khi dùng Bạch hổ thang?

c.      Trong phương bổ âm sao lại thường phối ngũ với thuốc ôn bổ dương, trong phương bổ âm sao lại phối ngũ với thuốc bổ âm

   V.            BIỆN CHỨNG

Đề chẵn: tại sao thận khí hoàn vừa để trị tiểu tiện bất lợi, vừa để trị tiểu tiện nhiều?

Đề lẻ: Tê giác địa hoàng thang chủ trị nhiệt làm tổn thương huyết lạc…..Tại sao lại kết hợp với thuốc tán ứ là Đan bì.(hic! Câu nì đại khái là thế.không nhớ chính xác đc.huhu)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: