phuongkttn.phat hien su khan hiem tai nguyen . cac chi so

3. Phát hiện sự khan hiếm tài nguyên

• Lựa chọn phương tiện để phát hiện sự khan hiếm là bước đầu tiên đánh giá tính nghiêm trọng của khan hiếm tài nguyên.

• Việc lực chọn cần cân nhắc tới đặc điểm nào của các chỉ số lý tưởng nên có và mức độ của nó được sử dụng theo những chuẩn mực.

• Các chỉ tiêu cho một chỉ số khan hiếm lý tưởng.

Một chỉ số khan hiếm lý tưởng cần:

a. Có thể nhìn thấy trước (foresight)

b. Có thể so sánh (comparability).

Áp dụng các chỉ tiêu

c. Có thể tính toán được (computability

3.1. Các chỉ số vật lý

Sử dụng chỉ số này nhằm đánh giá tỷ lệ dự

trữ trên tiêu dùng.

Thông qua chỉ số dự trữ/tiêu dùng hiện tại sẽ tìm ra được thời gian cạn kiệt

Nhược điểm

• Tầm nhìn về tương lai của chúng là hạn hẹp;

• Cho phép so sánh, nhưng các kết quả xếp hạn không cung cấp hướng dẫn về tính nghiêm trọng của vấn đề và ít hữu ích trong việc thiết lập các ưu tiên quản lý tài nguyên.

• Không có khả năng để rút ra các kết luận về

tính khan hiếm của các tài nguyên tái sinh.

Ưu điểm

Cho phép tính toán dễ dàng từ các dữ liệu được công bố, hay "time until exhaustion"

3.2. Bốn chỉ số kinh tế

a) Giá cả tài nguyên b) Tô khan hiếm

c) Chi phí phát hiện biên d) Chi phí khai thác biên

a) Giá cả tài nguyên

• Giá cả tài nguyên hiệu quả thỏa mãn cả hai tiêu chí là có thể nhìn thấy trước và có thể so sánh được.

• Giá cả hiện tại có thể nhìn thấy được và chịu ảnh hưởng nhu cầu, khả năng dư trữ-thay thế và chi phí khai thác.

• Giá cả tương đối ảnh hưởng bởi sự co giãn giá cầu, đồng thời cho phép so sánh trực tiếp tài nguyên tái tạo và không tái tạo, mà phản ảnh tính nghiêm trọng của vấn đề.

Nhược điểm

• Một số thị trường nhất định chúng không thể trực tiếp quan sát và tính toán được. Chẳng hạn thị trường của các tài nguyên tiếp cận mở, các thị trường có sự quản lý giá hoặc trợ cấp bởi chính phủ, các thị trường với yếu tố ngoại lai.

b) Tô khan hiếm (scarcity rent)

• Xu hướng tô khan hiếm cho biết khoản thanh toán cho người chủ tài nguyên khi chi phí người sử dụng là dương.

• Tô khan hiếm hiệu quả có thể nhìn thấy trước, nếu tương lai không phải là vấn đề, thì có thể không có tô khan hiếm.

• Tô khan hiếm tiên đoán những gia tăng tương lai về cầu, thay đổi chi phí khai thác khi tài nguyên được sử dụng hết.

• Tô khan hiếm là một chỉ số cho cả khan hiếm tài nguyên tái sinh lẫn cạn kiệt.

Hạn chế

• Đối với một số tài nguyên khác, tô khan hiếm đại ít có tính đại diện đầy đủ hơn. Nhất là những nguồn tài nguyên tiếp cận mở.

• Quan hệ giữa tô khan hiếm và mức độ cạn kiệt tài nguyên không phải luôn được xác định rõ ràng.

• Sự giảm xuống của tô khan hiếm có thể là do gia tăng sự sẵn có của tài nguyên, đây là điều mong đợi, hoặc do gia tăng chi phí khai thác - là điều không mong đợi.

c) Chi phí phát hiện biên

• Chi phí phát hiện biên có thể dùng thay thế cho tô khan hiếm biên khi thông tin về chi phí khai thác là sẵn có và thiếu thông tin về tô khan hiếm biên

• Tuy nhiên, rất ít thông tin công về chi phí khai thác biên là sẵn có.

d) Chi phí khai thác biên

• Đây là kiểu phân tích truyền thống, hay xu hướng của chi phí khai thác biên.

• Với công nghệ khai thác xác định, khi chất lượng quặng thấp hơn được khai thác, chúng ta thường mong đợi chi phí khai thác biên tăng.

• Sự gia tăng chi phí khai thác biên được xem như là một dấu hiệu của mức độ hy sinh cần thiết để tạo ra mỗi đơn vị tài nguyên, kể cả "common property" hay "open access".

Hạn chế

• Chỉ tiêu này không thỏa mãn tiêu chí nhìn thấy được, bởi nó dựa vào chi phí hiện tại. Đồng thời, không cung cấp dấu hiệu về tương lai dẫn đến hạn chế về tiên đoán sự khan hiếm.

• Chi phí khai thác đơn vị cũng khó đo lường chính xác với các thông tin đã được xuất bản. Bởi vậy, hầu hết đều mang tính áng chừng chi phí này với các thông tin sẵn có.

Nhận xét chung về các chỉ số

• Không có chỉ số khan hiếm tài nguyên nào là tối ưu trong mọi trường hợp.

• Xu hướng giá cả tài nguyên thật có thể có ưu thế trong các thị trường hiệu quả.

• Xu hướng tô khan hiếm có thể có ưu thế trong một số thị trường như gỗ, ở đó vấn đề tiếp cận mở không tồn tại và ở đó giá trị của chính nó được khai thác một cách thường xuyên.

• Xu hướng chi phí phát hiện biên có thể là một xấp xỉ hữu ích với chi phí khan hiếm biên khi nó không được quan sát trực tiếp.

• Các xu hướng chi phí khai thác là có ưu thế

cho những tài nguyên dạng tiếp cận mở.

• Do vậy, việc đánh giá cần phải dựa trên cơ sở từng trường hợp cụ thể bằng cách sử dụng nhiều chỉ số.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #phương