phuongkttn.chinh sach quan ly tai nguyen

1. Quyền sở hữu tài sản và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên

• Quyền sở hữu tài sản là một tập hợp các điều tính mang quyền lực đến cho người chủ sở hữu tài sản.

• Chủ sở hữu có thể là một cá nhân, một nhóm các cá nhân hoặc nhà nước.

• Quyền sở hữu tài sản có thể có nhiều đặc tính khác nhau.

• Quyền sở hữu có thể bị giới hạn bởi chính phủ hoặc các cá nhân tư nhân.

• Thời gian sở hữu cũng là một đặc tính quan trọng: freehold or leasehold.

• Ảnh hưởng của các loại hình và cơ chế sở hữu đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên:

- Quyền sở hữu tài sản tư nhân,

- Quyền sở hữu tài sản chung,

- Tự do tiếp cận

2. Quyền sở hữu tài sản và việc quản lý các tài nguyên tái sinh

• Quyền sở hữu tài sản thể hiện quyền được hưởng một số lợi ích, và quyền lợi đó chỉ được bảo đảm khi những người đó làm tròn bổn phận của họ đối với quyền này; và được bảo vệ khỏi bị tranh chấp và được tôn trọng

Đối với Khai thác tự do: có quyền sử dụng mà không có quyền lợi nào đi kèm và có thể được thực thi (đặc quyền).

• Các loại chế độ vquản lý tài nguyên dựa trên các dặc tính về quyền hạn, trách nhiệm, và những dặc lợi.

• Sở hữu nhà nước: Mọi người có trách nhiệm tuân theo những quy tắc sử dụng tài nguyên được xác định bởi cơ quan kiểm soát. Cơ quan kiểm soát có quyền xác định các quy tắc.

• Sở hữu tư nhân: Cá nhân có quyền sử dụng theo cách mà xã hội chấp nhận và

có trách nhiệm kiềm chế đối với những sử dụng không được chấp nhận. Những người khác có trách nhiệm tôn trọng

quyền sở hữu cá nhân của mỗi người.

• Sở hữu cộng đồng: Một nhóm quản lý có quyền loại trừ những người không phải là thành viên của nhóm. Những người không phải là thành viên đó có trách nhiệm phải tuân theo quyết định loại trừ này. Các thành viên của nhóm có trách nhiệm cũng như quyền lợi đối với việc sử dụng các tài nguyên.

• Tiếp cận tự do: Không xác định người sử dụng và người sở hữu. Mỗi người đều có đặt quyền, nhưng không có quyền sở hữu trong việc sử dụng tài nguyên

Khả năng áp dụng các quyền sở hữu khác nhau để quản lý các tài nguyên tái sinh:

2.1. Tư hữu hóa

• Giải quyết vấn đề sử dụng tài nguyên quá mức do việc khai thác tự do và sở hữu cộng đồng là tư nhân hóa.

• Hình thức Nhà nước trao giấy chững nhận quyền sở hữu đất, kèm theo việc thực thi quyền này bởi các cấp có thẩm quyền.

• Thiếu sự bảo đảm quyền sở hữu có thể dẫn tới sự không chắc chắn và góp phần làm suy giảm tài nguyên bởi

- Chủ đất không thấy được giá trị của việc cải tạo đất;

- Nếu giá đất gia tăng -> bán đất

- Quyền sở hữu chắc chắn giúp cho người chủ có thể đem thế chấp để vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác.

Như vậy, tư hữu hóa có thể được coi là cách thức tránh suy giảm TNTN trong tự do tiếp cận và sở hữu cộng đồng. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định

2.2. Sở hữu nhà nước

• Sở hữu nhà nước về đất đai và các tài nguyên thiên nhiên sẽ giải quyết được bi kịch tài sản (common property).

• để sở hữu nhà nước có hiệu quả, nhà nước cần phải có khả năng giám sát việc sử dụng các tài nguyên, xây dựng những luật lệ về sử dụng mà có thể chấp nhận được bởi các cá nhân và cộng đồng, và thực thi những luật lệ đó.

2.3. Quản lý cộng đồng

• Hình thức quản lý cộng đồng tận dụng được vốn hiểu biết môi trường sống cũng như kinh nghiệm thực tế của các thành viên trong cộng đồng địa phương nhằm quản lý tài nguyên một các tốt nhất.

• Mặt khác, điều này cũng dẫn đến "bi kịch của sở hữu cộng đồng", hay xung đột giữa mục tiêu của các cá nhân và cộng đồng.

• Một số nhân tố tác động tới hoạt động quản lý của cộng động:

- Sự gia tăng dân số;

- Về mặt kỹ thuật.

• Tuy nhiên, mô hình quản lý cộng đồng cũng có thể thành công ở nhiều nơi và nhiều lĩnh vực.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #phương