PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA TÍNH LOGIC

Tác giả: Woody Woodpecker

1.Tính logic (hay còn gọi là tính hợp lý) là sự tuân thủ logic của tất cả các tình tiết, kết cấu trong truyện. Tính logic không được phép vi phạm. Tuy nhiên vì năng lực của các tác giả có hạn nên nhiều truyện vẫn vi phạm tính logic, tất nhiên những truyện này sẽ không được độc giả đánh giá cao. Ví dụ ở chương 5 tác giả miêu tả nhân vật A bị giết, nhưng đến chương 10 tác giả lại quên mất những gì mình đã miêu tả ở chương 5 nên lại để nhân vật A chạy nhảy hoạt động khắp nơi, như vậy là vi phạm tính logic. Nhưng trong tường hợp khác, tác giả vẫn nhớ nhân vật A đã chết nhưng cho nhân vật B hồi sinh nhân vật A thì lúc này sự sống lại của nhân vật A là hoàn toàn hợp logic.

Tác giả không được phép vi phạm logic nhưng lời thoại (chỉ lời thoại) của các nhân vật được phép vi phạm logic. Ví dụ để miêu tả một nhân vật ngu xuẩn, tác giả cho nhân vật đó phát ngôn ra một câu phi logic, như vậy câu chuyện vẫn hoàn toàn logic, không có vấn đề gì cả.

2. Tính quen thuộc (hay còn gọi là tính hiện thực) nhưng tôi thích gọi nó là tính quen thuộc hơn bởi vì gọi là tính hiện thực thì dễ gây hiểu nhầm. Ví dụ một truyện miêu tả các nhân vật là loài người sống ở đầu thế kỷ 21, không có hiện tương siêu nhiên, không có bất cứ thứ gì kỳ quặc, mới lạ thì có thể nói truyện đó có tính quen thuộc cao. Nhưng nếu một truyện khác miêu tả cuộc sống con người trong thời kỳ phong kiến ở thế kỷ 10 chẳng hạn, thì có thể nói chuyện này có tính quen thuộc hơi thấp (hay nói cách khác là tính lạ lẫm hơi cao). Nếu là một truyện viễn tưởng ở tương lai xa xôi, hoặc chuyện tuy ở hiện tại nhưng liên quan đến yêu ma quỷ quái, người ngoài hành tinh, hoặc chuyện ở dị giới, hoặc chuyện liên quan đến ma pháp, tu chân, khoa huyễn, thần tiên, rồng, quái vật, zombie, phù thủy, siêu năng lực... các loại thì có thể nói là tính quen thuộc rất thấp (tính lạ lẫm rất cao). Đối với thể loại truyện giải trí thì tính quen thuộc càng thấp (tức là tính lạ lẫm càng cao càng tốt). Bởi vì người đọc chán những thứ quen thuộc trong cuộc sống thực và muốn tìm đến những thứ lạ lẫm, thú vị trong tiểu thuyết giải trí. Những độc giả nào thích tính quen thuộc thì họ sẽ đọc tiểu thuyết văn học, những độc giả nào thích tính lạ lẫm thì họ sẽ đọc tiểu thuyết giải trí. Đa phần độc giả có xu hướng thích tiểu thuyết giải trí hơn tiểu thuyết văn học.

3.Tính cảm giác thực: ví dụ truyện kể nhân vật A đi vào một ngội nhà thì người đọc sẽ không có cảm giác thực. Nhưng nếu tác giả miêu tả tỉ mỉ một vài đồ vật trong ngôi nhà đó, rồi cho nhân vật A tương tác (sờ, nắm, ngửi thấy mùi đồ vật) với các vật dụng đó, rồi một vật dụng nào đó khiến nhân vật A hồi ức lại một kỷ niệm nào đó, như vậy độc giả sẽ cảm giác câu chuyện chân thật hơn, như bản thân độc giả đang là nhân vật A trong ngôi nhà và trải nghiệm tất cả những thứ đó. Đó gọi là tính cảm giác thực. Tính cảm giác thực càng cao càng tốt.

Tóm lại:
Có 2 tính càng cao càng tốt: tính logic, tính cảm giác thực
Có 1 tính càng thấp càng tốt: tính quen thuộc.

Đôi khi có một vài người thường phát biểu ngu xuẩn như thế này: "Đã đọc truyện giả tưởng rồi thì đừng có đòi hỏi logic" hoặc cụ thể hơn "Đã đọc truyện có siêu năng lực/tu tiên/yêu ma quỷ quái/tận thế/ma pháp... thì đừng đòi hỏi logic." Những người đó đã nhầm lẫn giữa "tính quen thuôc" và "tính logic", tưởng 2 tính đó là một. Hoặc cũng có thể họ cho rằng nếu tính quen thuộc thấp thì tính logic cũng phải thấp theo mà không hề biết rằng một truyện hay thì phải có tính quen thuộc thấp và tính logic cao.

Viết truyện có yếu tố hài hước như thế nào?

Tác giả: Woody Woodpecker

Viết truyện hài không dễ. Và càng không dễ hơn nữa khi bạn hiểu sai về hài hước.

1.Một truyện hài hước tốt có thể hay gấp đôi một truyện nghiêm túc. Nhưng một truyện nghiêm túc sẽ hay gấp mười một truyện hài hước tệ. Nếu bạn không biết làm cách nào để viết hài hoặc chưa đủ khả năng để viết hài, đừng cố gắng. Cố quá coi chừng quá cố.

2.Cách viết hài hước tệ hại nhất là gán những câu nói đùa vào mồm các nhân vật. Cùng một câu nói, nếu xuất phát từ mồm một nhân vật trong phim hài hoặc một nghệ sĩ hài trên sân khấu có thể làm khán giả bật cười, nhưng cũng chính câu nói đó nếu xuất phát từ mồm một nhân vật trong truyện lại khiến người đọc khó chịu. Tại sao như vậy? Vì nó không thật. Người đọc sẽ có cảm giác nhân vật giống như đang cố ý diễn hài cho mình xem chứ không phải sống trong câu chuyện. Những câu nói đùa trong trường hợp này thường phản tác dụng. Một lý do nữa là trong phim hài hoặc tiểu phẩm hài, cái gây cười không chỉ là câu nói mà còn kết hợp nhiều yếu tố khác như điệu bộ, tình huống, bối cảnh xuất hiện ngay lúc đó. Nhưng trong tiểu thuyết, chúng ta không thể cho tất cả những thứ đó xuất hiện cùng một lúc như trên màn ảnh được.

3.Miêu tả hài hước (hình dáng nhân vật, bối cảnh, vật dụng...) thường cho tác dụng tốt nhưng chỉ khi nó đơn giản, dễ mường tượng, bất ngờ và không cố ý chọc cười.

4.Đỉnh cao của sự hài hước trong tiểu thuyết:
- Tạo ra một ý tưởng mới lạ, thậm chí quái đản, vô lý, khó tin nhưng cố gắng trình bày, giải thích ý tưởng đó một cách logic và nghiêm túc nhất có thể. Bạn có thể tham khảo Rapeman - một bộ anime hentai gồm 2 tập rất hay, có thể nói là hentai hay nhất mọi thời đại. Nhân vật chính là Rapeman (nhại lại Batman) là một siêu anh hùng được các bậc cha mẹ thuê để cưỡng hiếp các cô con gái của họ nhằm giúp các cô gái trở nên tốt hơn. Ý tưởng rất nhân văn này xuyên suốt câu chuyện và các nhà làm phim đã cố gắng để làm cho các tình tiết nghiêm túc nhất có thể. Tất nhiên họ càng cố gắng nghiêm túc thì bộ phim càng trở nên buồn cười. Nhưng giả sử họ làm ngược lại, đưa các tình tiết gây hài vào thì có lẽ bộ phim sẽ trở nên nhạt nhẽo hơn nhiều. Hãy ghi nhớ: ở cấp độ cao nhất, chính sự nghiêm túc của câu chuyện mới là yếu tố tạo nên sự hài hước.
- Tạo ra một tình huống hiểu nhầm. Ví dụ nhân vật A nói ra một câu nói với ý số 1, nhưng nhân vật B nghe xong lại hiểu nhầm sang ý số 2. Mỗi nhân vật sẽ hiểu cuộc gao tiếp của họ theo một chiều hướng khác nhau. Nếu khai thác tốt điều này sẽ tạo nên những tình huống cực kỳ hài hước.
- Sử dụng sự bất ngờ và đối lập: ví dụ trong một cuộc hỗn chiến, một nhân vật được miêu tả rất ngầu, tính cách tự tin, phong cách bá đạo, cực kỳ nổi trội nhưng lại là kẻ đầu tiên bị giết chết.
- Quy tắc 3 yếu tố: tạo ra một danh sách gồm 2 yếu tố bình thường và dễ đoán xuất hiện trước, sau đó yếu tố thứ 3 là yếu tố bất ngờ và gây cười xuất hiện. Ví dụ: Bí quyết giảm cân rất dễ dàng, nó chỉ bao gồm 3 bước: ăn ít, tập thể dục và trả tiền cho NASA để họ cho phép bạn sống trong một căn phòng chống trọng lực.

5.Nếu sự hài hước làm loãng mạch truyện hoặc tạo ra sự xao nhãng không cần thiết, hãy cắt bỏ nó. Bởi vì cái được không bù cái mất. Luôn ghi nhớ: diễn biến truyện là chính, hài hước là phụ. Nếu bạn làm chậm mạch truyện lại chỉ để các nhân vật có cơ hội lải nhải với nhau vài câu nói đùa, bạn đã thất bại thảm hại. Cốt truyện, tình tiết, diễn biến là món thịt bò và sự hài hước là nước sốt. Nước sốt làm cho thịt bò ngon hơn với điều kiện bạn để cho thực khách ăn thịt bò. Nếu bạn lấy thịt bò ra khỏi mồm thực khách và bắt họ uống nước sốt, sẽ chẳng ai còn hứng thú ngồi ở bàn ăn nữa.

Ghi nhớ cuối cùng: nếu bạn cố gắng biến một tình tiết không buồn cười trở nên buồn cười, nó sẽ trở nên nhạt nhẽo và nhảm nhí. Nếu bạn nghiêm túc hóa một tình huống thật sự buồn cười, sự hài hước sẽ càng gia tăng gấp bội.  

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top