Phương pháp trồng chuối tây

Phương pháp trồng chuối tây

Gửi bởi: khucthuydu

Ngày 22-7-2007 lúc 13 giờ 21 phút

Chọn đất trồng:

Trồng chuối tây nên chọn đất cát pha, thịt nhẹ, thoát nước nhanh. 3-4 vụ liền kề trước đó không trồng chuối các loại.

Chọn giống:

Giống trồng phải được chọn từ những vườn, cây không bị bệnh. Cây có quả to, đều, không có cạnh, núm quả ngắn, quả già có màu xanh phớt trắng.

Khi chọn giống, dùng dao sắc cắt 1/4 củ chuối, thấy thân có màu trắng tinh là cây không bị bệnh, nếu có vòng vàng, trắng đen phải bỏ ngay.

Trước khi trồng cắt bớt lá, rễ, nhúng phần thân ngầm vào dung dịch Padan 95SP 15% để loại bỏ sâu bệnh ký sinh trong cây.

Cách trồng:

Đất trồng cần làm kỹ, làm sạch cỏ dại, lên luống rộng 3-3,5m, cao 30-40cm, đào hố trồng giữa luống, cây cách cây 1,1-1,3m, mật độ trồng khoảng 2.500-2.700 cây/ha. Bón phân trực tiếp vào hố, liều lượng cho 1ha: (12-15 tấn) phân chuồng hoai mục + (4-6 tấn) tro bếp + (1-1,2 tấn) supe lân và vôi bột. Không được dùng phân chuồng chưa hoai, đạm và nước tiểu để chăm sóc chuối, vì cây dễ bị bệnh nhậy.

Thời gian trồng vào tháng 7 hoặc đầu tháng 8 để đảm bảo thu hoạch vào mùa hè (trước mùa mưa bão). Trồng ngập 2/3 thân ngầm, duy trì độ ẩm thường xuyên cho vườn chuối, nên trồng xen đậu tương hè thu để tăng thu nhập, giảm công làm cỏ. Muốn chuối trổ đều, tập trung, sau khi trồng 7- 8 tháng cần đốn lửng, dùng dao sắc cắt bỏ phần thân trên mặt đất, cách gốc 40-70cm, dọn sạch, loại bỏ các cây con mọc quanh cây mẹ, rắc vôi bột vào gốc để tập trung dinh dưỡng nuôi cây mẹ và tiếp tục trồng xen đậu tương xuân hè (vụ 2). Sau mỗi vụ thu hoạch đậu tương kết hợp rắc vôi bột, vun đất vào gốc chuối để phòng nấm bệnh và giữ gốc được chắc.

Chăm sóc:

Bón thúc cho chuối 2 lần: sau khi trồng 10-11 tháng và khi chuối sắp trổ, bón 1.200-1.500 kg supe lân/ha/lần, tưới Padan 95SP 15% hoặc rắc Basudin 10H vào gốc theo chu kỳ 2 tháng/lần. Khi chuối trổ xong cắt hoa, tiếp tục phun thuốc phòng trừ bệnh sâu ăn vỏ quả, bệnh sương mai... Dùng hỗn hợp Sherpa+Zidomil phun trực tiếp vào buồng chuối để giữ cho quả đep

--------------------------------------------------------------------------------

Kỹ thuật trồng chuối tiêu

--------------------------------------------------------------------------------

Chuối tiêu được trồng bằng cây con, bằng củ, bằng nuôi cấy mô. Thời vụ trồng: miền Bắc trồng vào các tháng 4-5 và 8-10; miền Nam: tháng 4-7.

Đất trồng chuối cần chú ý tạo rãnh thoát nước. Trồng chuối thành hàng, cách nhau 2m. Hố đào sâu 50cm, rộng 60-80cm. Mật độ: chuối tiêu thấp (cây cao dưới 2m, quả dài 14-15cm): cây cách cây 2m, chuối tiêu vừa (cây cao 2,2-2,7m, quả dài 12-17cm); 2mx2,7m, chuối tiêu cao (cây cao 3,5-4m, quả dài 16-20cm): 2,3mx2,7m. Nếu trồng chuối ở diện tích chuyên canh với quy mô lớn thì cần có đai rừng chắn gió và chú ý chống bão.

Bón lót cho 1 hố 10-15kg phân chuồng tốt + 0,2kg supe lân, 0,1kg kali. Tất cả trộn đều với đất mặt và lấp xuống hố, để 1-1,5 tháng mới trồng chuối.

Chuẩn bị cây con: chọn các cây con đồng đều về tuổi và kích cỡ để sau này vườn chuối được đồng đều. Lấy cây con ở cây mẹ khỏe mạnh không bị bệnh virus. Cây con có độ cao 1-1,5m, đường kính gốc 20cm, có dạng búp măng. Chú ý: đánh cây con khi cây mẹ đã có quả già hoặc đã chặt buồng. Sau khi đầu cây con lên thì dùng dao cắt hết rễ của cây con, cắt bỏ lá khô và 1/2 lá tươi và dựng và nơi râm mát. Có thể xử lý cây con bằng tro bếp nguội hoặc bằng hỗn hợp 1-2kg supe lân với 40-50kg phân chuồng hoai mục tạo thành thể nhão và nhúng củ vào, để vài ngày mới trồng.

Nếu trồng bằng củ thì chọn cây chuối quả ngon, buồng to, không virus, đã chặt buồng được vài tháng. Đào lên cắt hết rễ, nếu củ to, bổ đôi hoặc bổ tư, mỗi miếng có 1 mầm. Xử lý như với cây con rồi để nơi râm mát, sau vài ngày đem ươm tạo thành cây con để trồng mới đủ tiêu chuẩn như đã trình bày. Ngoài ra, người ta còn trồng chuối bằng cách nuôi cấy mô, tạo cây chuối con trong ống nghiệm, sau ươm thành cây con đủ tiêu chuẩn rồi đưa ra ruộng trồng cố định.

Cách trồng: Chọn ngày râm mát hoặc mưa nhẹ. Cuốc lỗ ở giữa hố đã đào như nói trên, đặt cây chuối con vào chính giữa rồi lấp đất, nén chặt, tưới nước, phủ cỏ rác xung quanh để giữ ẩm. Đối với những cây giống được tách từ cây chuối mẹ thì chặt mặt cắt của củ cùng về một hướng vì cây chuối sau này sẽ trổ buồng về hướng đối diện với mặt cắt, như vậy sẽ dễ chăm sóc, chống gió bão và thu hoạch sau này.

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Sau khi trồng, nếu hạn thì tưới thêm cho đủ ẩm, vài ngày 1 lần tưới. Trồng dặm kịp thời để chuối phát triển đồng đều. Làm cỏ để chuối sinh trưởng, nhất là đối với diện tích trồng bằng cây con nuôi cấy mô.

Xới xáo cách gốc 50-60cm để tránh gây hại cho bộ rễ ăn ngang và nông của chuối.

Trồng xen giữa các hàng chuối còn nhỏ bằng các cây đậu, dỗ, lạc, rau. Trồng xen cách gốc chuối 30-40cm. Khi cây chuối giao tán, có thể trồng các cây chịu che bóng như gừng, nghệ, địa liền... để tranh thủ diện tích và hạn chế cỏ dại.

Chế độ tưới tiêu: chuối luôn cần đủ ẩm để mỗi tháng cây chuối ra được 3-4 lá và 1 năm đạt khoảng 33-38 lá. Tuy vậy, chuối tiêu không chịu được ẩm ướt quá, nhất là ngập úng quá 24 giờ, bộ rễ của chuối dễ bị thối làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của chuối. Do vậy, luôn luôn quan tâm đến việc tiêu nước mỗi khi có mưa to để vườn chuối không đọng nước.

Bón thúc: Mặc dù đã bón lót, song cây chuối vẫn cần bón thúc. Cần căn cứ vào các biểu hiện thiếu dinh dưỡng ở cây chuối như: thiếu đạm, lá bị vàng, nhỏ, sinh trưởng chậm; thiếu lân, lá xanh sẫm quá mức, sau giảm dần và lớn chậm; thiếu kali, các lá giữa vàng đỏ; thiếu kẽm lá co hẹp, chậm lớn; thiếu đồng, lá bị rũ xuống... Lượng phân bón bình quân cho 1 cây chuối mỗi năm là 10-20kg phân chuồng, 0,5kg urê, 0,5-1kg kali, 0,5kg supe lân. Trong đó lượng phân chuồng và 0,1-0,2kg supe lân là để bón lót, còn lại bón thúc như sau:

Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 1-2 tháng, bón 30% lượng urê và 30% lượng kali và tưới 5kg nước phân chuồng.;Bón thúc lần 2: Sau lần thứ nhất 3 tháng, bón 40% phân urê, 30% phân kali, 7kg nước phân chuồng.;Bón thúc lần 3: sau lần thứ hai 3-4 tháng tức là trước khi cây trổ buồng, bón nốt lượng phân còn lại.

Cách bón: trộn đều phân khoáng và rải xung quanh, cách gốc 40-60cm, xới xáo nhẹ, sau tưới nước phân chuồng. Có thể bón lỗ sâu 10cm, xung quanh gốc cuốc 3-4 lỗ, đổ phân và lấp đất. Nếu cần thúc mầm chồi để lấy cây con trồng mới thì cuốc lỗ cạnh chồi mới nhú.Một khâu cần thiết nữa là đánh tỉa cây con và để cây thay thế, mỗi bụi chuối để lại những cây con khỏe và đào bỏ những cây con còn lại, tiến hành vào các tháng 4-5 và 7-8. Có thể đào bỏ cây con xấu hàng tháng để chúng không tiêu hao dinh dưỡng của bụi chuối.

Phòng trừ sâu bệnh:Sâu đục thân: cả sâu non và sâu trưởng thành đều sinh sống trong thân cây chuối. Sâu làm hại các hệ thống mạch dẫn làm lá vàng úa, cây tàn lụi. Mỗi cây có thể bị tới 15-20 con sâu gây hại. Sâu gây hại nhiều vào mùa hè thu, nơi chăm sóc kém... Cần vệ sinh dọn sạch cỏ dại và các cây chuối xấu, đã thu hoạch... không để bụi chuối quá 3 năm. Có thể phun Padan 95SP pha 0,1% vào quanh thân cây. Trước khi cắt buồng 1-2 tháng không được phun thuốc và không phun thuốc vào buồng chuối khi quả đang lớn.Lấy thân cây đã thu hoạch, chặt từng đoạn 30-40cm, chẻ làm đôi, đặt úp cạnh gốc chuối và hàng ngày kiểm tra để diệt sâu trưởnt thành đến đẻ trứng, sinh sống.

Rệp: Sinh sống ở mặt lá non thành từng ổ, gây lá vàng. Nguy hiểm hơn là rệp truyền bệnh virus cho cây chuối. Rệp phát sinh vào vụ hè và hè thu. Cần phát hiện sớm và dùng giẻ lau xoa diệt ổ rệp ở lá chuối.

Bệnh đốm lá: Nấm gây các đốm vàng trên lá, làm lá úa vàng và khô. Bệnh phát sinh vào vụ hè thu ở nơi kém chăm sóc, bụi chuối nhiều cây chen chúc nhau. Nấm xâm nhiễm cả vỏ quả xanh và làm quả xấu mã, kém chất lượng, chín ép.

Bệnh héo vàng: Nấm xâm nhiễm vào bẹ (thân giả) và gây héo vàng toàn bộ lá. Cây chuối suy yếu và héo rũ. Nấm ưa thời tiết nóng ẩm.Đối với 2 loại bệnh nói trên cần làm vệ sinh, trừ cỏ dại, tiêu thoát nước. Đào bỏ sớm các cây héo vàng. Rắc vôi bột vào nơi đã đào bỏ. Phun thuốc Ridomil MZ727WP pha 0,1%.

Bệnh virus: gây hiện tượng "đầu gà", rụt ngọn. Đây là bệnh hủy diệt bụi chuối do rệp truyền từ cây này qua cây khác. Cần đào bỏ triệt để các cây bệnh ngay từ khi mới chớm rụt ngọn. Không để cây bệnh sống lay lắt trong bụi chuối. Trừ rệp để tránh bệnh lây lan.Chuối còn bị tuyến trùng gây hại ở rễ và qua đó làm cây suy tàn. Chăm sóc tốt cho cây sinh trưởng khỏe, ra nhiều rễ. Luôn trẻ hóa bụi chuối, không để bụi chuối, vườn chuối quá 3-4 năm, không trồng chuối ngay vào nơi đã hủy cả bụi để sau 6-12 tháng mới tái canh.Ngoài ra, cần luôn chú ý chuẩn bị chống bão và chống rét hại, sương muối cho chuối, nhất là chuối đang nuôi quả.

Thu hoạch: Sau khi trổ buồng 3-5 tháng thì quả chín, mùa lạnh thì buồng chuối lâu chín hơn. Có thể căn cứ vào góc cạnh quả chuối, khi quả gần tròn, vỏ chuyển vàng nhạt thì thu hoạch.

Kỹ thuật trồng chuối?

cách đây 6 tháng

Báo cáo vi phạm

by que_nphu... Thành viên từ:

25 tháng một 2008

Tổng số điểm:

3340 (Cấp bậc 4)

Thêm vào Danh bạ

Chặn người này

Câu trả lời hay nhất - Do người đặt câu hỏi bình chọn

Chép giúp

Kỹ thuật trồng chuối năng suất cao

Muốn trồng chuối đạt năng suất cao cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật cơ bản sau:

+ Đất trồng chuối tốt nhất là đất tơi xốp, nhiều mùn, nhất là đất phù sa, bùn ao phơi ải, nơi không bị ngập úng và dễ tưới tiêu nước. Vườn trồng chuối phải quang đãng để có đủ ánh sáng quang hợp. Độ pH thích hợp trồng chuối là từ 5-7.

Qua theo dõi thấy rằng, cứ 13,5m2 lá cần tới 25 lít nước/ngày (lượng nước tối thiểu là 15 đến 18 lít) để vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi cây. Vì vậy, nếu thiếu nước lá của các cây chuối sẽ bị héo rũ, nếu kéo dài cây sẽ bị chết. Ngược lại, vườn chuối tiêu bị ngập úng chỉ sau vài giờ cũng bị héo rũ, ngập úng kéo dài chuối cũng bị chết. Những nơi có mực nước ngầm thấp, đất lúc nào cũng ướt thì trồng chuối cũng cho năng suất rất thấp.

+ Cây giống: có thể tạo bằng nuôi cấy mô. Cây giống phải là sạch bệnh, độ đồng đều cao, nhân nhanh với số lượng lớn. Có thể tạo cây giống bằng củ của cây chuối đã có buồng, đào củ không để xây xước, lựa tránh phần có mắt (sẽ mọc cây giống) bổ làm hai, nếu củ to bổ làm 4. Xoa các vết cắt vào tro rồi đem ươm ở vườn ươm, đào hố cách nhau 30 đến 35cm, hàng cách hàng 40cm, đặt phần có mắt mầm xuống dưới, phủ đất kín. Sau vài tháng cây con sẽ mọc cao 60 đến 70cm (có từ 3 đến 4 lá) thì đánh đem trồng.

+ Kỹ thuật trồng: Cây con nếu từ đánh tỉa thì sau khi tách khỏi cây mẹ (không bị xây xước) dùng dao cắt gọt bớt đất và rễ sát củ, ấp phần cắt từ cây mẹ vào tro sạch rồi xếp vào nơi râm mát, vài ba ngày sau mới đem trồng. Những cây giống có lá tốt và to có thể phát bớt, chỉ để 1/3 tàu lá để giảm bớt sự mất nước của cây giống, khi trồng sẽ mau hồi phục hơn.

- Đào lỗ trồng: Khoảng cách lỗ và kích thước của mỗi lỗ phụ thuộc vào từng loại đất tốt, xấu và giống chuối.

- Mật độ trồng: với giống chuối lùn là 2,3x2m (khoảng 2000 cây/ha).

- Với giống chuối trung bình là 2,7x2m (khoảng 1850 cây/ha).

- Với giống chuối cây cao là 2,7x2,7 (khoảng 1600 cây/ha).

- Kích thước của hố trồng: đất tốt, tầng mùn dày, đào hố có kích thước vuông 40 đến 45cm, sâu từ 30 đến 35cm, nơi đất xấu đào lỗ có kích thước lớn hơn. Đào lỗ sau 7 đến 10 ngày cho hả (tháo hết các khí độc hại). Nếu lớp đất màu nông thì phải để lớp đất này riêng rồi đem 1/2 lượng đất trộn với 1 lượng phân rác và tro (có tỷ lệ 4/1) cho vào gần đầy hố.

Chuối có thể trồng theo hàng hay theo kiểu nanh sấu. Hàng chính trồng theo hướng Đông-Tây để các cây ở vườn chuối tận dụng được nhiều ánh sáng hơn.

Đào trên hốc đã chuẩn bị 1 lỗ to hơn củ của cây giống và sâu hơn 3 đến 4 phân. Giữ cho cây thật thẳng, phủ nốt phần đất mặt còn lại vào xung quanh và lấy chân dậm đều xung quanh cho chặt, miệng hố thấp hơn mặt đất 2 đến 3cm, lấy rơm, rác, cỏ khô ủ kín giữ ẩm. Cần lưu ý là đặt mặt cắt của củ cây giống từ cây mẹ về một phía để khi trổ buồng, buồng cũng hướng về một phía, tạo thuận lợi cho thu hoạch. Nếu trồng trên sườn đồi thì đặt mặt cắt của củ cây giống hướng xuống phía cân đồi để khi cây trổ buồng chuối sẽ ở phía trên. Và làm thế để khi chuối có buồng, các buồng sẽ kéo cây vào phía trong làm cây đỡ bị đổ.

Trồng chuối nuôi cấy mô

Nội dung:

Chuẩn bị đất:

Chọn đất: đất dễ thoát nước, đất thịt nhẹ, không quá chua hoặc mặn, độ dày tầng canh tác >50cm.

Kỹ thuật làm đất và đào hố: đất phải cày bừa kỹ, sạch cỏ, kích thước hố 40 x 40 x 40 cm.

Mật độ: 2.000 - 2.400 cây/ha

- Cách 1: hàng cách hàng 2,2 m, cây cách hàng 2,5m. Tương đương với mật độ 60 - 70 cây/sào Bắc bộ.

- Cách 2: trồng theo khóm 2 cây, khoảng cách: hàng cách hàng 3,5 m, khóm cách khóm 3 m, khoảng cách giữa 2 cây trong khóm 50 - 60 cm. Tương đương với mật độ 78 - 80 cây/sào Bắc bộ.

- Cách 3: trồng 3 khóm cây. Khoảng cách: hàng cách hàng 3,5 m, khóm cách khóm 3,5 m, cây cách cây trong khóm 70 cm. Tương đương với mật độ 80 - 90 cây/sào Bắc bộ.

Khi trồng theo cách 3 chỉ nên duy trì thu hoạch 2 năm thì hủy toàn bộ vườn chuối và trồng lại.

Bón phân: lượng bón: đạm 290 g/hố; Kali 370 g/hố; lân 600 g/hố; phân chuồng 5 - 7 kg/hố.

Bón lót: mỗi hố lót 5 - 6 kg phân chuồng trộn đều với 400 g phân lân + 10 - 15 g Furadan. Sau đó lấp đất trồng cây lên trên.

Bón thúc: ngoài phân bón lót cần bổ sung phân cho cây vào các đợt như sau:

+ Đợt 1: 10 - 20 ngày sau trồng 10g Urê/hốc.

+ Đợt 2: 30 ngày sau trồng 10 g Urê + 10 g Kali/hốc.

+ Đợt 3: 60 ngày sau trồng 40 g Urê + 50 g Kali/hốc

+ Đợt 4: 120 ngày sau trồng 100 g Urê + 100g Kali/hốc.

+ Đợt 5: 180 ngày sau trồng 100 g Urê + 100 g Kali/hốc.

+ Đợt 6: Trước khi trổ buồng (khi cây ra lá non) 30 g Urê + 100 g Kali/hốc.

Cách bón: ở giai đoạn cây non có thể hòa nước tưới, ở giai đoạn cây trưởng thành bón theo hố cách gốc 0,5 - 0,6 m (hố sâu 5 - 6 cm rồi lấp đất lại).

Kỹ thuật trồng: sau khi lót phân phủ đất, tiến hành xé túi bầu, đặt cây ngay ngắn giữa hố, giữ cho cây đứng thẳng, phủ đất cho kín gốc. Phần xung quanh vùng rễ cây nên lấp bằng đất nhỏ. Tưới nước từ từ kết hợp với lắc nhẹ cây chuối cho đất trôi theo nước lèn chặt gốc cây và tiếp xúc với rễ. Sau đó phủ rơm rạ xung quanh hốc, tưới nước giữ ẩm (tránh làm vỡ bầu cây) chú ý khi trồng tránh để cây tiếp xúc với phân lót.

Tưới nước: chuối là cây chịu nóng kém, nhưng lại cần rất nhiều nước vì vậy cần phải thường xuyên tưới nước cho cây giữ ẩm để cây có thể phát triển bình thường. Thiếu nước lá sẽ ra chậm và trổ buồng chậm, buồng nhỏ năng suất kém.

Kỹ thuật tỉa mầm để chồi non:

- Trên mỗi cây mẹ chỉ nên để 2 chồi con, có thời gian cách nhau bốn tháng, nên chọn chồi ở xa gốc cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối. Chọn tuổi chuồi so le sao cho 1 năm được thu hoạch từ 2 buồng.

- Bẻ bắp bao, quầy chuối: sau khi trổ buồng xong hàng hoa cái thì tiến hành bẻ bắp. Nên bẻ bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa, sau đó có thể dùng bao giấy xi măng để bao buồng chuối hạn chế nám trái hoặc côn trùng phá hại...

Bình Sơn-Quảng Ngãi: trồng chuối thâm canh phủ bạt cho hiệu quả kinh tế cao

Bình sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp sản xuất nhiều loại cây trồng. Diện tích cây ăn quả phân tán, nhỏ lẻ. Diện tích trồng chuối trong huyện khoảng 50 ha, nhưng được canh tác theo phương thức cổ truyền lâu đời.

Nhằm giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác, năm 2006 Trạm khuyến nông huyện đã thực hiện mô hình trồng chuối thâm canh phủ bạt với mục tiêu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân, giúp người dân nắm bắt kỹ thuật thâm canh và kỹ năng thực hành nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phảm, giảm chi phí công lao động, chủ động trong sản xuất chuyên canh.

Mô hình trồng chuối thâm canh được thực hiện trên diện tích 3 ha trong đó 2 ha sử dụng phủ bạt (dùng màng phủ nông nghiệp mặt trên có màu xám bạc, mặt dưới có màu đen), 1 ha không phủ bạt. Giống chuối được lựa chọn trồng là chuối lùn, có 46 hộ tham gia thực hiện, thời gian thực hiện 10 tháng, bắt đầu từ tháng 6/2006. Chuối được trồng 1ha với mật độ 2.000 cây, sử dụng 6 cây bạt phủ nông nghiệp; tiêu chuẩn cây con sạch bệnh, cao từ 1.2 - 1.3 m, củ chuối lớn, có lá bàng và sạch sâu bệnh. Trong thời kỳ sinh trưởng gặp một số sâu bệnh như sâu cuốn lá, bệnh đốm vàng, khô đầu lá nhưng đã được hướng dẫn phòng trừ kịp thời.

Kết quả sau thời gian trồng 10 tháng, chuối cho sản lượng 1900 buồng/ha. Trên diện tích chuối phủ bạt quả đẹp, to hơn chuối không phủ bạt, giá bán cao hơn từ 5.000-10.00 đồng/buồng, với giá bán trung bình 35.000 đồng/buồng trên 1 ha trồng chuối phủ bạt thu 66,5 triệu đồng, trừ chi phí lãi 49 triệu đồng/ha. Còn trồng chuối thâm canh không phủ bạt thu 57 triệu đồng/ha, trừ chi phí lãi 41 triệu đồng/ha. Ngoài ra các hộ tr

cách đây 6 tháng

Chủ đề: Triệu phú... chuối "tiêu hồng"

Ngày cập nhật: 16/3/2008

Nguồn tin: ND, 15/03/2008

ND - Lạc quan, dám nghĩ, dám làm, không sợ khó, sợ khổ, từ đôi bàn tay trắng anh đã làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương mình. Ðó chính là nét phác họa về anh Nguyễn Ðức Quảng ở xã Ðại Tập (Khoái Châu, Hưng Yên). Người mà người dân nơi đây vẫn thường quen gọi: "Triệu phú... chuối tiêu hồng".

Ði lên từ đôi bàn tay trắng

Năm 1987, sau khi xuất ngũ, chàng trai trẻ Nguyễn Ðức Quảng (trong ảnh) trở về quê hương, như biết bao thanh niên khác cùng lứa tuổi, anh cũng ấp ủ chí làm giàu. Nhưng, khó khăn lớn nhất của anh lúc này là vốn và hướng làm giàu. Anh tâm niệm: Phải làm giàu ngay trên quê hương mình. Nhưng làm giàu bằng cách nào đây, khi quê hương anh từ trước đến nay, người dân sống chủ yếu dựa vào cây lúa, cây ngô thu nhập vài trăm nghìn đồng/sào?

Câu hỏi đó lúc nào cũng trăn trở trong tâm trí anh. Anh đã đi khắp mọi nơi trong tỉnh và các tỉnh lân cận để làm thuê và học cách làm giàu, đã nhiều lần anh làm thử một số mô hình nhưng đều thất bại, số tiền đầu tư bị mất trắng. Không nản lòng, anh vẫn kiên trì quyết tìm cách làm giàu. Trời không phụ lòng người, trong lần tình cờ đi chơi cùng một người bạn đến xã Nhân Hòa (Nhân Hậu, Hà Nam), anh đã phát hiện ra cây chuối tiêu hồng, nhận thấy loại chuối này rất phù hợp thị hiếu của người dân Hà Nội và điều kiện ruộng đồng, trình độ canh tác của địa phương mình, anh Quảng đã quyết định "đi lên" bằng cây chuối tiêu hồng.

Loại chuối này có rất nhiều ưu điểm: Kỹ thuật canh tác đơn giản, có mầu và mã rất đẹp, thích hợp cả mùa đông và mùa hè, càng về mùa hè mã của quả chuối càng đẹp. Ngoài ra, nó còn giúp điều hòa huyết áp và không gây lượng đường thừa trong máu đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Ðược sự giúp đỡ của anh em bạn bè, sự hỗ trợ về vốn của Ngân hàng phát triển nông thôn, gia đình anh đã thế chấp nhà để vay vốn, bước đầu mua giống và thực hiện trồng cây chuối tiêu hồng trên diện tích bảy sào ruộng. Những năm đầu, anh gặp rất nhiều khó khăn do loại chuối này còn mới lạ trên thị trường chưa chấp nhận.

Anh kể lại: "Những ngày đầu mang chuối bán cực khổ, dân trong huyện và các huyện khác họ chưa quen nên chưa dám mua chuyển lên Hà Nội bán, phần lớn người dân cho rằng, chuối nhuộm thuốc Trung Quốc nên không mua hoặc trả giá rất rẻ, chỉ có số ít người sống ở những khu phố cổ là biết được giá trị của loại chuối này". Có những hôm chở chuối đi bán, không bán được lại phải chở về nhà, mồ hôi thấm ra ướt đẫm cả áo. Không chấp nhận thua cuộc, anh Quảng chịu khó đi khắp các khu phố cổ, rong ruổi từng ngày trên chợ Trương Ðịnh để giới thiệu và mong muốn mọi người chấp nhận và hiểu được giá trị của loại chuối này, khi mọi người chưa hiểu anh vẫn bền bỉ giải thích cho họ và cắt thử cho mỗi người một quả mang về giấm. Sau một thời gian, thấy quả chuối sau khi chín có mầu và mã rất đẹp, ăn lại rất ngọt và ngon, nên người dân đã bắt đầu chấp nhận.

Ước mơ xây dựng "thương hiệu"

Tiếng lành đồn xa, chuối của anh Quảng bán rất chạy, thu nhập của gia đình anh cũng bắt đầu tăng lên. Bên cạnh việc mua chuối, một số người dân đã đến học hỏi và mua chuối giống của anh về trồng. Anh đã truyền lại cho họ kỹ thuật canh tác và cách chăm bón chuối tốt nhất mà anh đã học hỏi được từ người khác và học qua sách báo.

Anh Nguyễn Văn Bẩy một người dân trong vùng cũng đến học cách trồng chuối của anh tâm sự: "Nhờ anh Quảng mà chúng tôi đã biết đến cây chuối tiêu hồng. Nhờ cây chuối mà người dân quê tôi đã dần thoát khỏi cái nghèo". Giờ đây, cây chuối tiêu hồng đã có mặt hầu hết trong tỉnh Hưng Yên và các tỉnh lân cận như: Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương... tên tuổi của anh Quảng và cây chuối tiêu hồng đã được nhiều người biết đến. Diện tích trồng chuối của gia đình anh cũng tăng lên nhanh chóng. Gia đình anh đã thuê khoảng 5 ha đất để trồng cây ăn quả, trong đó chủ yếu là trồng chuối tiêu hồng.

Bên cạnh đó, anh còn trồng thêm một số cây ăn quả dài ngày khác như: Bưởi Diễn, cam đường canh... và một số loại nhãn quý của Hưng Yên. Anh nói: "Muốn gì thì cũng phải giữ gìn được nét đẹp truyền thống của quê hương đất nhãn chứ".

Nhận xét về anh, anh Nguyễn Văn Hanh, Chủ tịch UBND xã Ðại Tập nói: "Anh Quảng là một tấm gương điển hình về cách làm giàu cho mọi người học tập và noi theo". Trung bình, trừ mọi chi phí gia đình anh thu nhập được khoảng 200 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho sáu, bảy lao động, năm 2006, anh đã bán 20 nghìn cây chuối giống sang tỉnh Hà Tây. Nhờ cây chuối tiêu hồng, thu nhập của người dân trong xã cũng tăng lên đáng kể, trung bình thu nhập từ bốn đến năm triệu đồng/sào chuối. Vào dịp Tết, nếu bán chuối chạy và canh tác tốt có thể lên đến bảy, tám triệu đồng/sào chuối. Khi được hỏi về những dự định của mình sau này anh tâm sự: "Tôi mơ ước mình sẽ xây dựng được thương hiệu và chỗ đứng cho cây chuối tiêu hồng, để từ đó mọi người trong nước sẽ biết đến và xa hơn nữa có thể xuất khẩu".

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top