Phương Pháp Nuôi Cá La Hán 2
I/BỐ TRÍ HỒ CÁ
Chúng ta bàn tới việc bố trí, trang điểm hồ cá "Hoa La Hán" cho đẹp nào.
Nếu nuôi 1 hay 2 con trong 1 hồ thì đơn giản rồi, máy lọc anh em để 2 cái bên 2 con, hoặc 1 cái xài chung cả hồ.
Vấn đề này thì đơn giản, nhưng cũng phức tạp lắm.
Tôi thì nuôi hồ 100x50x40, chia ra nuôi 4 con , xài 1 cái máy lọc, cho cả hồ, xài máy 2 đầu( đầu hút đầu phun). Thuận lợi, nhưng khuyên anh em đổi máy 1 đầu thôi, vì 2 đầu mà hồ chia nhỏ thế, đầu phun ra những thức ăn thừa bán vào thành hồ mau dơ, dù đã trang bị mỗi nơi 1 chú lau kiếng.
Nếu muốn xài máy lọc 2 đầu, thì nên nuôi 1 hồ với 2 em "Hoa La Hán" thôi( cần máy là đủ, sang thì chơi 2 máy).
Được biết anh em hay cho muối vào hồ mỗi khi thay nước xong, ko biết để làm gì?
Tôi thì ko làm thế, anh em có thế nói rõ hơn ko (tôi chỉ cho đối với cá Dĩa).
Sau khi tìm hiễu thì khi thay nước xong, trong nước ko có khóang chất, nên ta cho muối vào tạo khóang chất và lam môi trường thân thiện với cá hơn như ở môi trường tự nhiên.
Ah. NHớ là muối hột hay muối ăn thường nha , ko được cho muốn I-ốt vào( vì trong I-ốt người ta có cho hóa chất vào)
Nếu muốn bổ sung vitamin cho cá thì nên cho vào chai nước vitamin dành cho La Hán(100k/chai 250ml, tên thuốc là Cichlasoma Live Water của hãng A Zon, có thể vào http://www.azon.com.tw ), nó dùng để tăng màu sắc cho cá. Nước thuốc màu vàng, nên đôi khi mới thay nước trắng tinh, sau đó bỏ thuốc vào mà hồ vàng anh em chê.( thuốc đắng dã tật mà) nên cho 1 nắp đầy hoặc 1\2 nắp.
Đó là những gì tôi biết, ai biết cách nào hơn thì kể ra.
Bây giờ tới nhiệt độ nuôi "Hoa La Hán" từ 22-28 c, nhiệt độ sinh sản 27-29 c, cá thích ở nơi nước mền có tính axit yếu.
Cũng nên sửu ấm cho cá, ở nhiệt độ 30-35 o C, cá rất háu ăn và ko mang mần bệnh.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy "Hoa La Hán" có tuổi thọ đến 20 năm. . Vậy, nếu anh em là người kinh doanh? Muốn phát tài? Hãy nuôi thử "Hoa La Hán" và tin tưởng vào vận hạnh lâu dài.
Theo tôi được biết, tại HN chỉ có nguồn nhập cá từ Quảng Châu, Trung Quốc còn ở TPHCM có người nói từ Malaysia, Hồng Kông........ cá tuyển họ xuất khẩu rồi, còn hàng dạt ra( ko đẹp, ko u đầu cho lắm) họ bán cho Việt Nam, làm chúng ta chẳng lựa đưỡc em nào ưng ý cả, Nhưng bây giờ thì khác rồi.
Thị trường cá La Hán ở HCM đang khá sôi động, 1 số cá nhập về do dân buôn ở HCm đi qua Malai, hay hàng xách tay từ những chuyến du lịch tới nước sở tại như Malai, Singapo, Thailand,...........
Đây là 1 số tạp chí anh em có thể tham khảo hợac mua về nếu có dịp đi du lịch vì thông tin về La Hán ở VN hiện nay rất ít.
Tạp chí Aqua Life
Tạp chí Fish Magazine
Malaysia Rajah Cichlasonma
Get Wealthy with Cichlid (Qian Hu Fish Farm Trading)
II/SỰ SINH SẢN
-Về việc sinh đẻ
Cái này là việc khó đây, ai cũng biết La Hán có tính giành lãnh thổ, bổ chung là tơi bời hoa cá cỏ cây( tôi từng bỏ con đực và cái chung, chúng đánh con cái sức môi, hic), nên việc cho cá đẻ là khó đối với dân nghiệp dư chúng ta.
Nghe anh em bảo để lắm, vậy chỉ ra coi nào, để học hòi chứ.
Theo tôi biết, cá La Hán trưởng thành từ 6-8 tháng, là có thể cho sinh sản rồi.
Ban đầu , chúng ta cho cá làm quen dần, bằng cách cho con đực, con cái ở chung 1 hồ( nhớ phải có vách ngăn), chừng vài ngày trước khi con cái đẻ, sau đó lấy vách ngăn kiếng ra, để 2 con tìm hiểu nhau và thực hiện sinh sản.
Tuy nhiên nếu cá La Hán đẻ rồi mới cho cá đực vào thì 100% nó chém. . Sạch trứng, đôi khi óan luôn cái cái( nếu cá cái còn , chưa bắt ra).
Còn việc sinh sản của cá La Hán khá giống cá Dĩa( từ khâu làm tổ, việc sinh đẻ...), tuy nhiên cá con ko hút nhớt từ cá bố mẹ như cá Dĩa
Cách chọn và cho cá bắt cặp
Cá La Hán là một loài thích nghi rất nhanh với môi trường sống. Chúng cũng năng động và tò mò nữa. Người nuôi sẽ khám phá ra rằng loài này khá thông minh và có thể tạo mối quan hệ gần gũi với người nuôi chỉ trong vài ngày. Ở châu Á, đặc biệt là ở Malaysia, quê hương của cá La Hán, các cuộc thi được tổ chức hàng năm. Vì vậy, những người đam mê thường cố gắng tạo cho chính mình một giống mới không giống ai, không **ng hàng. Có 1 bộ sưu tầm phong phú về chủng loại là giấc mơ của những người chơi cá La Hán.
Cá La Hán rất dễ cho đẻ, nhưng để duy trì một cặp cá đẹp, đẻ nhiều là cả một thách thức. Nguyên tắc đầu tiên cần phải nhớ là cá trống phải to hơn cá mái. Giải thích cho việc này là bởi vì trong thời gian đẻ trứng, cá mái rất dữ và có thể làm cá trống bị thương nghiêm trọng hoặc nặng hơn là có thể giết chết nó. Một con trống lớn có thể khống chế con mái một cách dễ dàng, và điều quan trọng hơn hết là bạn phải có nhiều hồ, nếu không bạn sẽ bị đọng khi cá con nở và lớn lên, vì cá lớn rất nhanh.
Chọn cặp cá ưng ý, nhưng các bạn phải xem nó có tới thời kỳ động đực ( cách dùng cho động vật 4 chân), phát dục chưa chứ.
chứ đâu thể xem đẹp tướng đẹp nét bắt bỏ ép được.
Thời kỳ cá trưởng thành và sinh sản được nế nuôi từ nhỏ đến lớn 6-8 tháng.
Cũng có trường hợp 6 tháng là cá đã phát dục ( nhất là cái mái), đôi khi trẻ em giờ cũng dậy thì sớm nữa là cá.
Nếu đến tuổi phát dục, cá mái sẽ có biểu hiện dọn tổ,.. bộ phận sinh dục lồi ra ngoài, cá có hiện tượng rùng mình.
Khi đã chọn được cặp cá ưng ý, cho cả 2 vào cùng 1 hồ, nên ngăn đôi bằng 1 tấm kính.
Nếu cá có những đặc điểm đó thì các you có thể bắt bỏ riêng, sau thời gian 1 tiếng đến 1 ngày nếu cá đã làm wen và chịu nhau .
Đợi cho đến khi nào chúng không còn tỏ vẻ hung hăng với nhau nữa thì hãy bỏ tấm kính ngăn đi. Nhớ là phải tiếp tục quan sát chúng để đề phòng rủi ro , phòng chúng "đánh nhau".
Sau khi 2 con cảm thấy thích hợp và bắt cặp với nhau thì cá mái sẽ có những sọc đen trên thân mình và bắt đầu dùng miệng dời sỏi hoặc làm sạch giá thể để làm tổ. Cá mái sẽ dọn dẹp sạch sẽ nơi nó dự định đẻ trứng, đôi khi con trống cũng tham gia công việc này.
cá dùng "mỏ" dọn sạch giá thể.
Lúc này, cơ quan sinh dục của cá mái sẽ lòi ra, và sẵn sàng đẻ trứng trong vòng 5-7 giờ. Con trống thì rất hung hăng và màu sắc có vẻ hơi "phai" một chút, nhưng bạn đừng bận tâm vì khi ép xong khỏang 2 ngày sau nó sẽ trở lại bình thường
Đôi khi, việc cho cá La Hán sinh sản thực sự khó khăn dù chúng ta đã cố áp dụng đủ mọi phương pháp cần thiết. Mặc dù vậy, thị trường cá La Hán vẫn dồi dào ở mọi thời điểm trong năm chứng tỏ các nhà lai tạo chuyên nghiệp nắm giữ một số bí quyết hữu hiệu nào đó. Gần đây, khi có dịp xem một số băng đĩa về cá La Hán, tôi thấy các nhà lai tạo nước ngoài sử dụng phương pháp tiêm kích thích tố (lấy từ não thùy cá chép) để cho cá La Hán sinh sản. Đây là phương pháp kích thích sinh sản truyền thống được áp dụng cho rất nhiều loài cá khác nhau, tuy nhiên việc áp dụng cho cá La Hán cụ thể như thế nào vẫn là bí quyết và kinh nghiệm riêng của mỗi nhà lai tạo chứ chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể nào được công bố. Đối với người chơi cá thông thường, ai có đủ can đảm thử nghiệm trên con cá yêu quí của mình? Ai có đủ thời gian và đam mê để nghiên cứu vấn đề này rồi sau đó phổ biến lại một cách vô tư cho mọi người? Một số người coi việc cho cá La Hán sinh sản như là điều may mắn, có khi chợt đến thật dễ dàng nhưng có khi mòn mỏi chờ trông ngày này qua tháng nọ mà cặp cá vẫn trơ trơ. Hiện tượng xảy ra phổ biến nhất là khi cá cái đẻ trứng nhưng tất cả bị hư hết sau vài ngày, cá đực chỉ vờn tới vờn lui mà không chịu thụ tinh cho trứng. Vậy mới biết cá đực khó tính hơn cá cái trong việc sinh sản. Vậy đâu là bí quyết đơn giản và hiệu quả để người chơi cá có thể áp dụng được?
Sau đây là một số gợi ý rất cơ bản khi cho cá La Hán sinh sản:
1-Lựa chọn cá bố mẹ mạnh khoẻ và có các đặc điểm di truyền mong muốn. Cá cái bằng khoảng 85% kích thước cá đực. Cá cái thường đẻ hai lượt cách nhau từ nửa tháng đến 3 tuần, sau đó dừng khoảng 2 tháng trước khi đẻ đợt mới.
2-Cho cá ăn đầy đủ.
3-Trải đáy hồ bằng sỏi nhỏ và bố trí giá đẻ để kích thích bản năng làm tổ.
4-Thay một số lượng lớn nước hàng ngày và sục khí nhiều.
5-Kích thích cho cá đẻ bằng các cách sau: a/thêm vào hồ một vài con cá khác; b/che kín hồ để tạo cảm giác an toàn cho cặp cá; c/đặt hồ bên cạch hồ nuôi La Hán khác; d/chuyển cặp cá từ hồ trống sang hồ có chuẩn bị các điều kiện thích hợp để đẻ như giá đẻ, sục khí...
Nếu cặp cá vẫn không chịu đẻ nữa thì chúng ta phải nghĩ đến việc MÔ PHỎNG các điều kiện phù hợp với việc sinh sản của La Hán trong tự nhiên.
III/NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỂ BẢO VỆ CÁ
Bài viết dưới đây hướng dẫn căn bản việc bảo quản cá La Hán. Những người nuôi cá kinh nghiệm đều tuân thủ theo. Nhưng cũng có một vài thông tin chưa thích hợp. Nếu bạn có những thắc mắc thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi bằng cách nhấp vào đây (click here).
-Nhiệt độ
Như hầu hết cá loài cá nhiệt đới, La Hán phát triển ở nhiệt độ khoảng 20 - 30 độ C. Đề nghị nhiệt độ dao động 28 - 31 độ C.
-Môi trường nước
Một trong những tiêu chuẩn quan trọng bảo quản cá là độ pH trong nước. Độ pH đo lường tính axít hoặc tính kềm trong nước. Độ pH từ 0 - 14. La Hán đòi hỏi nước có tính kềm giữa 7.5 - 8. Để duy trì môi trường nước ổn định, cần thay nước 1 tuần 1 lần. Nên cho san hô và sỏi để duy trì độ ổn định của pH. Như những loài cá khác, sự thay đổi đột ngột dẫn đến thay đổi độ pH gây ra thiệt hại cho La Hán. Để phòng ngừa vấn đề này, cần phải kiểm tra định kỳ độ pH.
-Hệ thống lọc
Nhìn chung La Hán d6ẽ bảo quản. La Hán là loài cá khoẻ mạnh. Nhưng để thấy được những ưu việt của cá (màu sắc, đầu gù và thể trạng nói chung) thì chúng ta nên kết hợp hệ thống lọc hiệu quả. Có khá nhiều hệ thống lọc trên thị trường. Hệ thống lọc nên hội đủ các tiêu chuẩn sau:
- Dễ dàng vệ sinh
- Động cơ đủ công suất
- Lọc bẩn tránh bị nghẹt
Sau cùng là việc thay nước cũng rất quan trọng.
Thay nước
Việc thay nước là việc vặt vãnh đôi khi làm người ta ngại. Để duy trì hồ nước được tốt, cần thay nước định kỳ tối thiểu 01 tháng 01 lần. Bảo đảm nước trong sạch; độ pH ổn định và nhiệt độ lý tưởng không cho biết được nước trong hồ có sạch hay không. Ngoài ra, không có hệ thống lọc nào có thể bảo đảm nước sạch hoàn toàn. Hơn nữa nếu nước được thay thường xuyên thì bảo đảm sức khoẻ và sự phát triển của cá. Chắc chắn rằng chúng ta không tính được phần mặt nước bên trên bị bốc hơi. Phần dơ sẽ bị giữ ở lại.
Dòng chảy/lượng nước
Đa số người nuôi sẽ trông chừng lượng nước trong hồ. Nó cũng cần cho sức khoẻ của cá.
Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần quan tâm:
- Làm dịu bớt sự nóng ấm lên của nước. Nói một cách khác, hãy hòa nước cho nhiệt độ phân phối đều trong hồ.
- Nó cũng giúp cho khí oxy được phát tán đều.
- Ngăn cản bớt lớp màng trên mặt nước mà chính lớp này làm cản trở sự trao đổi khí giữa không khí bên ngoài và nước trong hồ.
* Lợi ích của muối
Muối tạo sự ổn định. Ở một vài khu vực, sự phân hủy muối trong nước không cao, và bể cá có muối làm cho cá có cảm giác như đang "ở nhà". Muối có tác dụng như thuốc tẩy, giúp giết chết các ký sinh. Muối còn cung cấp điện tích Natri và Clor giúp môi trường sống của cá được ổn định.
-La Hán là lòai có họ hàng với Loài cá ở vùng Nam Mỹ họ Cichlid thì rất hung hăng và mang tính hoang dã của địa phương. Chúng không thể cùng sống chung với nhau. Do vậy nếu bạn định nuôi 2 con La Hán hoặc nhiều hơn trong cùng 1 hồ thì bạn nên ngăn hồ ra. Điều này sẽ ngăn cản sự xung đột giữa chúng, dẫn đến thương vong.
Tiêu chuẩn chọn lựa cá đẹp
1. DÁNG :nên dày và có hình bầu dục . bụng đầy đặn và ko nên có nếp gấp
2.SẮC: cá la hán có màu đỏ nổi bật từ má đến bụng
3.VẢy.có màu xanh lơ ở khắp thân
4.ĐẦU:đầu gù là đẹp , nên cân đối với thân hình cá
5.ĐUÔI VÀ VÂy luôn ở vị trí thẳng đứng và xòe rộng
6.MẮT , lanh lợi , khoảng cách mắt càng lớn thì đầu lớn
7. ĐỐM NGANG MÀU ĐEN :đậm dày , biểu hiện sức khỏe của cá nhung nên xem xét toàn thân để chọn kựa
VII/ PHƯƠNG PHÁP LÀM CHO CÁ LÊN ĐẦU
Chuỗi hình mô tả quá trình phát triển đầu của một cá La Hán.
Theo như mình thấy : Tất cả những ai đang nuôi và yêu thích cá LH đều cùng chung 1 sự quan tâm đó là làm sao cho chú cá của mình lên đầu và làm sao để chú cá đang lên đầu của mình có thể giữ nguyên đầu và ngày càng to lớn thêm.
Đã nói cá LH đẹp thì theo mình nhất thiết con cá đó phải có hình dáng cân đối, màu sắc tươi sáng, tính tình sung mãn và quan trọng nhất là phải có "1 cái đầu u" đúng không các bạn?
Theo như ý của riêng mình thì tiêu chuẩn để có 1 con cá LH đẹp là như sau :
1 - Phải có "cái đầu"
2 - Phải có hình dáng đẹp
3 - Phải có màu sắc đẹp
4 - Phải có bản tính thật sung
5 - Giống
Theo các yếu tố trên thì có bạn nào đồng ý giống như vậy với mình không?
6 - Hiện nay trên thế giới, LH chưa được thống nhất 1 tiêu chuẩn chung nào cả, mà do thị hiếu của người tiêu dùng tự đánh giá.
Vì theo mình, nếu 1 con cá LH mà có đủ các yếu tố khác, nhưng lại thiếu mất yếu tố "phải có cái đầu" thì con cá đó giá trị không cao. Vì đã là cá LH thí nhất thiết phải có đầu mới là đẹp đúng không các bạn? Dù là giống nào đi nữa : châu hay chữ hay màu mà không có đầu thì cũng làm cho người chơi không thích bằng "có cái đầu" , đúng không? .Con cá nào đã đẹp về hình dáng, màu sắc mà còn "có đầu" nữa thì chắc chắn là không ai mà không thích, đúng không các bạn ?
Ngoài ra cá phải có tính tình thật sung, thật dạn dĩ thì mới thích. Cá LH mà không sung, không cắn xé thì đâu còn là LH nữa. 1 con cá LH mà bơi lội thong dong chậm chạp và hiền lành như 1 con cá dĩa thì ai thích đây?
Nói về phương pháp nuôi thế nào, huấn luyện thế nào để cho cá "lên đầu" thì đúng là có thể nói mỗi người có "bí kiếp riêng" và có thể cũng là " bí truyền" nữa. Vì đâu phải cứ áp dụng phương pháp như thế này hay nuôi nấng chăm sóc cá như thế kia thì con cá sẽ lên đầu như công thức đâu , đúng không?
Các bạn nào đã nuôi cá rồi thì chắc hẳn cũng đã áp dụng nhiều phương pháp và mong muốn con cá mình lên đầu, tuy nhiên có bạn nào cứ nuôi thì cá cứ lên đầu đều đều không?
Theo như mình thấy, cá LH muốn đẹp thì trước tiên nó phải được thừa hưởng gien "có đầu" của cá cha mẹ. Nếu cá cha mẹ mà không có đầu thì tỉ lệ cá con lên đầu sẽ rất thấp và có thể =0
Còn về phương pháp thì có thể nói vô số :
Trước khi vào nói phương pháp, chúng ta cần phải hiểu rõ về thời kỳ phát triển của LH
Giai đoạn cá La Hán phát triển 6 - 8 tháng là phát dục, có khả năng sinh sản.
Ta nên chia ra 3 giai đọan dể nuôi cá.
Giai đọan đầu: cá mới nở và phát triển vài tuần tuổi.
Giai đọan giữa: khi cá đã đạt kích thước từ 6 - 10 cm: đây là giai đoạn phat triển mạnh nhất ở cá( như trẻ em đang độ tuổi dậy thì, cần vận động, cho ăn uống, học tập hợp lí sẽ mau "nhổ giò" về chiều cao ), chúng ta cần bồi bổ các loại thức ăn tốt nhất có lợi cho cá : Tôm tép, cá lóc, cá trâm.... các loại thức ăn hạt, viên ( nên chọn loại nổi tiếng dù có mắc gấp 2 nếu bạn muốn đầu tư 1 con cá tốt ) và các loại vitamin dạng nước cho cá..... và môi trường sống phải rộng rải và lí tưởng.
Đúng là môi trường sống tốt như: Hô kích thước rộng để cá bơi lội, nước tốt,.....nhưng ko phải nhất thiết như thế là cá mới có đầu u to được, tôi đã áp dụng : cho con Châu Mã Lai, Red Shock sống trong cái hồ 40x20x20 cm vẫn phát triển tốt và lên đầu ok như thường, cho nên tôi khuyên bạn tùy kinh tế mà áp dụng ko nên nhất thiết phải như khuôn mẫu đc. Và tôi cũng đã nói là 50% là o con cá của bạn nó sở hữu gin từ bố mẹ nó và cộng thêm 1 chút may mắn nữa.
Trước tiên con cá phải được nuôi cho tốt , nước hồ phải sạch ( mà theo mình thấy là dòng nước chảy làm cho cá rất thích - những con cá hay đưa miệng táp ngay chỗ dòng nước chảy xuống và ra vẻ thích thú lắm ). Nhưng nếu dòng nước chảy mạnh quá thì cũng không tốt, vì như thế cá ít được nghỉ ngơi, sẽ làm cho cá khó "tăng cân".Mà 1 con cá suy dinh dưỡng thì khó mà có đầu được. Vì đầu ngoài do cấu tạo xương còn được góp bằng mỡ thừa nữa , đúng không các bạn?
Có người nói là phải nuôi riêng mỗi con cá 1 hồ thì cá mới lên được. Mình cũng đồng ý với ý kiến trên. Mình từng nuôi một số cá con. Theo như mình thấy thì dù bầy cá có thật tốt, nhưng nếu không được tách riêng ra thì cá cũng chỉ nhú nhú đầu 1 tí thôi chứ không thể nào to được. Phải tách riêng thì cá mới lên. Vì có thể mỗi con cá khi ở trong lãnh địa của riêng nó thì nó sẽ cố mà to cái đầu lên để chứng tỏ bản lĩnh và cũng để bảo vệ cái lãnh địa riêng đó nữa. Nhưng khi tách ra riêng cũng có nhiều trường hợp đa dạng lắm.
"Soi kiếng" thường xuyên sẽ làm cá "xung" và mau lên đầu
Có người tách cá ra riêng là tách hẳn , không cho cá tiếp xúc hay thấy con cá nào khác. Rồi lâu lâu lại để tấm kính nhỏ cho cá thấy hình dáng của mình trong kiếng rồi ngỡ là 1 con cá lạ nào khác đang xâm nhập vào lãnh địa của nó vì thế cá sung lên và giúp cho cái đầu nó to lên. Mình cũng từng áp dụng phương pháp này và thấy đây là phương pháp phổ biến và đạt hiệu quả ( Tuy nhiên tùy thuộc vào con cá nữa, cộng 1 chút may mắn ) . Song song đó mình cũng từng áp dụng là có một số con cá mình tách ra riêng nhưng không cách li hẳn. Mình vẫn để cho nó thấy những con cá khác trong cái hồ để kế bên cách 1 tấc và kết quả là đôi khi con cá đó lên đầu rất dữ , nó lên đầu rất to và mau. Có lẽ là khi đó nó vẫn cảm nhận được lãnh thổ của riêng nó và nó cố mà thể hiện mình trước những con cá khác "chưa được ra riêng".
Có người lại nói là cho cá mái vào để kích thích tính đực của cá trống , điều này sẽ làm cho cá trống lên đầu. Cách này mình thấy không triệt để cho lắm . Đúng là có con cá sau khi chúng ta cho cá mái vào ở chung vài ngày rồi lấy cá mái ra thì nó lên đầu to hơn lúc trước thât. Nhưng đâu phải cứ cho cá mái vào là cá trống mới to đầu lên.Vì như ai cũng biết : khi ta cho 1 con cá đực có đầu to ép đẻ với cá mái thì cá trống sẽ bị xẹp đầu sau đó. Vậy ta cứ vài ngày lại cho cá mái vào là nó sẽ lên đầu sao? Đâu có dễ như thế phải không các bạn?
Có người còn nói là cho vào 1 con cá con cho nó cắn chết, như thế sẽ kích thích nó. Điều này không đúng. Khác nào việc cho 1 con LH mái vào cho nó cá. Vì nếu đơn giản như thế thì mình có thể có những con cá trống "bung đầu" chỉ bằng cách vài ngày lại cho nó cắn chết 1 chú cá con sao? Đâu có đơn giản như thế.
Có người còn nói là cho vào 1 con cá LH nhựa mà anh em có thể mua ở tiệm cá cảnh cho nó cắn mà ko sợ chết cá, cách này cũng hay ok lắm, tuy nhiên các góc cạnh nhọn của con cá nhựa có thể làm cho con LH của bạn bị thương khi con Lh của bạn quá sung chiến đấu với con LH nhựa
Theo mình thì trước tiên nên tách cá ra riêng , nhưng không cách li hẳn , để cho cá sung 1 thời gian. Sau đó chúng ta cách li riêng ra và dùng kiếng rà để cho cá dạn dĩ và rượt đuổi theo tay. Có thể cho cá mái vào khoảng 1-2 ngày để kích thích cá trống. Nhưng phải canh chừng vì có thể 2 con sẽ cắn xé nhau đến chết
Chúng ta phải đùa giỡn với cá mỗi ngày để cá quen chủ , 1 con cá thích quấn quít đùa giỡn với người thì đầu se dễ to lên hơn.
Theo mình thì để có thể đạt hiệu quả tốt nhất là ta nên biết được tâm tính riêng của mỗi con cá rồi tuần tự áp dụng những phương pháp trên cho phù hợp.
Như thế sẽ mong đạt được hiệu quả hơn.
Trên đây là 1 vài ý kiến của riêng mình và áp dụng thành công cũng có mà thất bại cũng có , mong các bạn góp ý thêm nhé !
Như đã nói nói ngoài các yếu tố :
1 - Phải có "cái đầu"
2 - Phải có hình dáng đẹp
3 - Phải có màu sắc đẹp
4 - Phải có bản tính thật sung
5 - Giống
......................
1 chi tiết kha khá quan trọng là: việc ăn uống cũng góp phần làm tăng trưởng cái "đầu gù" của cá.
Nói như thế ko có nghĩa là cứ ép cá phải ăn, mà phải có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý và đều đặn, ko cho cá ăn quá nhiều thực phẩm chứa cholesterol (chà, ko biết chữ này có đúng ko nữa, lâu quá ko viết quên đâu mất rồi ).
Chúng ta hãy để ý 1 chút rằng: những con cá có "đầu" to thường ăn nhiều hơn những con ko có. Từ đó do thấy ngoài việc "tốt giống" thì cá còn phải biết tích trữ năng lượng cho riêng mình. Và cái mà người ta gọi là "đầu hơi" thực chất là mỡ do cá tích trữ.
Hiện nay nhu tôi biết là anh em bảo là LH có 2 loại đầu: đầu xương và đầu hơi.
Có thể là nhận định ban đầu đúng, nhưng thật sai lầm khi bạn quan niệm như thế.
tôi đã kiểm chứng được biết.
Đầu cá có khoảng trống
Nếu để ý kỹ anh em sẽ thấy 1 miếng xương đầu nhỏ
Các chú cá mà anh em cho là đầu xương : cá vẫn có đầu to và ổn định ko lên xuống thất thường. OK. Tôi rờ đầu chúng thấy khối thịt u chắc, cũng hơi mền . Và tôi có 1 anh bạn đã từng xẽ thịt 1 chú LH đầu xương, nhưng sau khi giả phẩu chả thấy miếng xương cá nào nhô cao cả, xương trên đầu cá rất nhỏ, khối thịt u to mà anh em cho là đầu xương thật ra vẫn chỉ là các khối thịt thôi. Tôi rờ đầu chúng thấy khối thịt u chắc, cũng hơi mền
Các chú cá mà anh em cho là "đầu hơi" thực chất là mỡ do cá tích trữ : cá vẫn có đầu to và và rất to, lên xuống thất thường, ko ổn định ( tùy đk ). Tôi rờ đầu chúng thấy khối thịt u chắc, cũng hơi mền , chắc ăn hơn tôi đã cho các chú LH đầu hơi của tôi "biểu diễn" cho chúng nhảy khỏi mặt nước khi tôi cho tay vào hồ , khí nó nhảy lên mặt nước để đớp tay tôi thì đầu nó **ng phải tấm ngăn nhựa tôi để đậy hồ, sau 3 lần "chú ta" nhảy lên và đều bị dụng đầu, tôi quan sát và có thấy 1 bên phần đầu của cá bị mốp, xẹp. Sau mấy ngày vẫn ko khỏi.
Anh em bảo đầu hơi là đầu rỗng( trên phần cá 1 phần trống khi hơi vào làm cho nó căng lên và to), nếu như thế tạo sao lại gọi là "đầu hơi" thực chất là mỡ do cá tích trữ . Câu nói của anh em mâu thuẩn quá, Và tôi cũng đã kiểm trứng khi mỗ đầu cá hơi ra, cũng chỉ là khối thịt to.
Có thể giải li đơn giản đầu hơi và đầu xương như sau:
Vì đầu ngoài do cấu tạo xương còn được góp bằng mỡ thừa nữa, trong cấu tạo phần đầu, các sớ thịt hay mỡ có phần xốp( gọi là các xoang rỗng), khi cá xung thì không khí đ vào làm cho các xoang đó phồng to lên tùy con cá có cấu tạo như thế nào về gen, thể chất.... mà khối thịt to hay rỗng. nên mới có viêc con LH này đầu to thế kia lúc lên lúc xuống, có con to những vẫn thường dù cho Mỹ có ném bơm sát nhà chúng
Còn việc đầu hơi như thế nào như anh em nói thì phải có cuộc nghiên cứu rõ ràng. Vì thực chất hiện giờ cá LH chỉ được chuyên gia làm sao cho đầu to, màu sắc đồng nhất phong phú, và họ cũng chưa thật sự hiểu rõ sao đầu cá to ổn định và rất to và ko có đầu. Phai có 1 cuộc nghiên cứu về khoa học mới hiểu rõ về cái gọi là nghiên cứu tìm hiểu về cá
Cụ thể như cái đồ hút nước cá hàng ngày anh em dùng để dọn phân thức ăn thừa..... , nếu để ý cái phần dùng để bóp tạo áp lực để nước chảy có 1 miếng nhựa nhỏ chặng lại. Khi anh em bóp mạnh nó chảy nước và miếng nhựa đó hở qua 1 bên, bóp 1 nhẹ thì nó ko hở . Có thể cách ví dụ này ko làm anh em hiểu rõ .
Có người bảo :Chúng ta hãy quan sát kỹ những con cá có "đầu" to thường có cái "nọng mỡ" (chỗ ngực cá) lớn hơn những con ko có.
Tôi đã quan sát và nghiên cứu kỹ các giống La Hán mà tôi hiện đang nuôi
Red Shock, Châu Ma Lai, Hoàng Kim, ....
Trong đó có rất to con, có cái "nọng mỡ" (chỗ ngực cá) lớn hơn nhưng dầu chúng vẫn ko cao to bao nhiêu, có những con chả có miếng nào cái "nọng mỡ" ấy, thế mà đầu vẫn to như thường.
Việc có cái "nọng mỡ" (chỗ ngực cá) lớn hơn các con ko có là do chúng ăn được nhiều, bao tử lớn....hocmon phát triển... thê thôi ko ảnh hưởng gì đến việc cái đầu cả. Ngay cả các con La Hán đoạt giải, lên poster bán đầy đường cũng chả có cái "nọng mỡ" (chỗ ngực cá) lớn hơn ai cả. Nói đúng hơn cái "nọng mỡ" ấy chính là phần mang của con cá, chứ ko là gì cả, như đã đề cập cá ăn nhiều mập thì cái "nọng mỡ" ấy sẽ lồi ra ngoài nên anh em thấy rõ hơn, còn các con cá ít ăn ko mập mập thì vẫn có nhưng ko to lắm. cái "nọng mỡ" (chỗ ngực cá) ko quyết định con cá đó đầu to bao nhiêu.
Tiếp theo là vấn đề nuôi chung 1 bầy mà cá ko lên đầu. Là do nuôi chung 1 bầy, những con cá tranh giành nhau mà ăn, có con ngốn cho 1 họng đầy ắp thức ăn, có con chẳng có miếng nào dính kẽ răng thì thử hỏi làm sao có đủ năng lượng tích trữ giúp cho "đầu" cá phát triển tốt ? + thêm việc đánh nhau trầy da tróc vẩy tốn nhiều năng lượng để phục hồi. Và giờ đây giải pháp tốt nhất là tách riêng từng con ra, chúng ở 1 mình muốn ăn bao nhiêu thì ăn (nhưng còn phụ thuộc vào chủ nhân của chúng nữa) và nhất là ko còn cắn lộn nữa ----> ko tốn tí "ka-lo" nào cả.
VIII/ Một số kinh nghiệm chọn giống cá la hán king-kamfa.
Sau hơn 2 năm vật vã với King Kamfa. Có 1 vài kinh nghiệm chia xẻ với các đàn em đang và sẽ đam mê La Hán.
1) Mỗi chúng ta có 1 ý thích riêng rẽ, có người thích châu sáng, mình tròn hoặc dài, đầu to hoặc bé, có người thích màu đỏ, vàng hoặc xanh. La Hán có thể đáp ứng tất cả các sở thích của từng người. Tuy nhiên, có 1 vài điểm chung mà ai cũng giống nhau là mơ ước cái đầu nó lên to hơn, màu sặc sỡ hơn,v.v...
2) Điều đáng buồn là vì đa số trong chúng ta những người có điều kiện thì ít, mà mê man thì nhiều. Có nghĩa là những "đại gia" khi mua lầm con cá thì có thể ung dung bán đổ bán tháo để tìm mua con khác đẹp hơn, cái thú tìm tòi thay đổi này có khi lên đến cả trăm triệu (cũng tốt thôi ! giúp cho kỹ nghệ cá cảnh fát triển mà!!!). Còn lại đa số các bạn khác mua lầm 1 qủa thì thôi ! coi như tiền quà sáng, tiền dấm dúi đi đong, nhìn con cá của mình than thân trách fận, bỏ thì tiếc, mang thì tình hận cứ đeo đuổi dài dài.
- Đầu KKF nếu có là đã xuất hiện từ nhỏ, lúc lớn lên cái đầu sẽ bành trướng theo tỷ lệ thuận của thân cá, 1 chú bé con đầu xẹp lép thì dù bạn có tốn cả triệu tiền đủ loại thức ăn, nó cũng sẽ KHÔNG lên đầu được. Các người bán có chiêu dụ rất độc: Đầu mới bị xẹp đấy lúc mới mang về đầu lớn hơn nhiều, thế là trong tư duy của chúng ta fát ra ý tưởng: Ạ há, mình đem về đầu nó chí ít sẽ lên to to chút nữa ! Thế là bạn hoan hỉ rước cậu ta đi và không quên bồi dưỡng cho người bán vài xi/vài chục xị/chai ngon lành.
- Châu và màu của KKF không thay đổi, từ bé sao thì lớn lên hệt như vậy. Các bạn lái luôn luôn ca bài "fát triển": châu SẼ lên đầu lên đuôi, lên đít..... ! Cứ nuôi đi tôi bao hết.Còn kết quả ra sao át hẳn nhiều bạn đã có kinh nghiệm trong vụ này rồi.
IX/ Phương Pháp và Bản Chuẩn Đoán Bệnh Của CáTrong nhiều trường hợp, vai trò của người có chuyên môn là không thể bỏ qua, vì hiểu biết với thuốc hoặc chuẩn đoán không chính xác nếu không được đào tạo chuyên môn.
Trong quá trình điều trị, chỉ số nước-trừ một phương pháp duy nhất-không được thay đổi.
1.Điều trị bằng nhiệt độ:
Tiến hành trong bể TS.
Chống nhiễm nhẹ Ichthyophtirius, Oodinium và một số ký sinh ngoài da(Costia/Trichodina)
Cách chữa:chỉ tiến hành trong bể sạch sẽ với dưỡng khí dồi dào. Tăng nhiệt độ từ từ 1°C/h
-Với Ichthyophtirius, nhiệt độ 30°C kéo dài 10 ngày
-Với Oodinium, 33-34°C kéo dài 24-36h
Lưu ý Theo dõi, nếu cá có biểu hiện mất thăng bằng, dừng ngay điều trị.
2.Ngâm Formalin:
Tiến hành trong xô, chậu.
Chống nhiễm giun ký sinh trong mang, trên da và nhiều loại ký sinh bên ngoài khác.
Cách chữa: 2-4ml Formalin(35-40%) trên 10l nước, ngâm cá trong thời gian tối đa 30min
Lưu ý Theo dõi, nếu cá có biểu hiện mất thăng bằng, dừng ngay điều trị.Đưa cá trở lại bể.
Nguy hiểm Formalin là chất gây bỏng rộp, không để tiếp xúc với da, mắt, miệng. Đề phòng trẻ em.
3.Ngâm muối:
Tiến hành trong xô, chậu
Chống nấm, Ichthyophtirius, nhiễm giun nhẹ trong mang, trên da.
Cách chữa: 10-15g muối trên 1l nước, kéo dài 20min
Lưu ý Với Ichthyophtirius, bắt buộc điều trị toàn bộ cá trong bể-quan trọng-sau 48-72h lần ngâm thứ nhất, tiếp tục ngâm lần thứ hai
4.Malachitgreenxalat:
Tiến hành trong bể.
Chống Ichthyophtirius, nấm. Khi một con bị nhiễm bệnh, bắt buộc điều trị cả bể.
Cách chữa: 0,15-0,2mg/l 4-6h ; 0,04mg/l 7-10 ngày
Lưu ý sục khí mạnh cho bể. Thay nước sau mỗi 3 ngày, bổ xung thuốc vào lượng nước mới.
5.Furazolidon:
Tiến hành trong bể, tốt nhất với hiệu 'Aquafuran'
Chống nhiều vi khuẩn gây bệnh, cũng như thời kỳ đầu của bệnh chướng bụng.
Cách chữa xem chỉ dẫn của thuốc.
Lưu ý Nguyên nhân viêm nhiễm vây, chướng bụng thường do môi trường nuôi xấu.
6.Trị bệnh lỗ trên đầu, ký sinh đường ruột:
-Với lỗ trên đầu, tăng lượng Vitamin trong thức ăn. Bệnh xẩy ra do thiếu Vitamin, thường do chỉ dùng một loại thức ăn
-Khi bị ký sinh đường ruột (phân trắng, nhớt, kéo dài). Dùng Metronidazol (hiệu Clont) 4-7mg/l, kéo dài 4 ngày.
-Khi bị sán lải (Camallanus)-đuôi của sán kéo dài ra hậu môn khi cá đứng yên, dùng Flubendazol (Flubenol 5%) 200mg/100l, kéo dài 5-8 ngày
1/ ĐẦU GÙ (NUCHAL HUMP)
Đầu gù là đặc điểm rất được ưa chuộng. Một số cá thể La Hán đực có đầu phát triển rất to, gọi là gù hay bướu. Kết quả phân tích cho thấy thành phần chủ yếu của bướu là nước và mỡ vì vậy các thức ăn dồi dào chất béo và protein như các nguồn cá biển có thể hỗ trợ cho đầu cá phát triển to.
Một yếu tố khác cũng tác động lên kích thước của bướu đó là lượng hormon. Cá đực thường được cho "soi kiếng" hay nuôi cạnh một cá đực khác để kích thích tính hiếu chiến của nó, lượng hormon cá sản sinh ra nhiều sẽ kích thích bướu phát triển to. Thực tế, ở giai đoạn trước và trong khi sinh sản; bướu sẽ phát triển rất to rồi nhỏ đi sau đó khi chăm sóc bầy cá con; nguyên nhân cũng là do lượng hormon trồi sụt mà thôi. Hiện tượng "rớt đầu" này chỉ là nhất thời và nếu cá đực được cách ly và chăm sóc thích hợp, bướu sẽ phát triển to trở lại. Một số cá đực được nuôi riêng rẽ cũng có hiện tượng bị "rớt đầu" do cá bị stress bởi lý do nào đó làm lượng hormon giảm sút. Việc khắc phục còn tuỳ vào từng trường hợp cụ thể như cải thiện chất lượng nước, thức ăn, ánh sáng, quang cảnh và kích thước hồ, thả cá mồi (dither fish)...Điều nữa có liên quan đến kích thước bướu đó là tính di truyền. Cá con của một cặp cá bố mẹ có đầu phát triển sớm và to thì sẽ có nhiều khả năng thừa hưởng các đặc tính tương tự từ bố mẹ. Tỷ lệ di truyền thông thường là từ 10 đến 15%.
Chuỗi hình mô tả quá trình phát triển đầu của một cá La Hán.
2/ MÀU SẮC
Cá La Hán có thể biến đổi màu sắc ở nhiều giai đoạn trong quá trình sinh trưởng của chúng mà thông thường chúng ta gọi là "lột". Khi trưởng thành và đặc biệt là trong thời kỳ sinh sản, màu sắc của cá thường trở nên sặc sỡ hơn dưới tác động của hormon sinh dục. Màu sắc của cá được thể hiện qua các tế bào sắc tố (chromatophore) nằm trên bề mặt da, mà chúng lại chịu tác động bởi các đột biến gen liên quan đến việc tổng hợp hắc sắc tố (melanin):
1. Phần da bị khiếm khuyết hay hoàn toàn không có khả năng tổng hợp hắc sắc tố sẽ có màu xanh, vàng, đỏ hay ánh kim (còn gọi là "châu") ở nhiều cấp độ khác nhau.
2. Phần da bị mất khả năng tổng hợp mọi sắc tố sẽ có màu trắng. Cá bị mất khả năng tổng hợp sắc tố toàn thân sẽ có màu trắng tuyền; loại này rất hiếm và được giới chơi cá gọi là "tuyết điêu La Hán".
Bây giờ xin được giải thích cặn kẽ hơn để mọi người dễ hiểu. Màu đen hay hắc sắc tố hay melanin là màu rất phổ biến ngoài thiên nhiên vì màu này giúp cá lẩn trốn kẻ thù hữu hiệu. Màu đen ở cá La Hán thể hiện qua các chấm đen trên thân và một ít ở vây và đuôi. Cá hoàn toàn có khả năng tổng hợp hắc sắc tố qua các thức ăn thông thường và nếu như chấm đen ở cá của bạn có bị nhợt nhạt thì bạn nên nghĩ đến yếu tố di truyền hơn là do chế độ ăn uống. Chế độ nuôi dưỡng thích hợp làm cá mạnh khỏe cũng có thể giúp cải thiện phần nào đó. Đối với các màu sắc khác như xanh, vàng, đỏ và ánh kim thì lại hoàn toàn khác. Cá không thể tự tổng hợp các sắc tố này mà phải tích tụ qua các nguồn thức ăn. Bảng sau đây sẽ liệt kê các màu sắc - tế bào sắc tố - chất và thức ăn liên quan:
1-Màu đỏ, cam tôm, tép, các động vật giápb-Carotene, Astaxanthin, CanthaxanthinErythrophore xác và hải sản.
cá vàng, bắp, trứng, hoaXanthophylls Xanthophore2-Màu vàng có màu vàng.
tảo lục spirulina, các loại thựcPhycocyaninCyanophore3-Xanh vật (qua thăm các bác chơi hồ rong ..để chôm về xay cho cá La Hán ăn, hé)
các con cá gì có vẩyGuanine và PurineIridophore4-Ánh kim hay "châu" óng ánh (xin giới thiệu cá...Ngân Long, he he).
Bạn có thể mua thức ăn kích thích màu sắc và đầu cho cá La Hán có bán sẵn ở tiệm, nhưng nếu bạn là người đam mê và có rất nhiều cá thì những điều kể trên có thể có ích trong trường hợp bạn muốn tự mình chế biến thức ăn giá rẻ cho các đệ tử iêu quí.
3/ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH GIỚI TÍNH
Giới tính của cá được hình thành dưới tác động của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH, hóc môn và quan hệ kích thước giữa các cá thể trong cùng bầy đàn. Các cá thể có kích thước lớn hơn trong bầy sẽ trở thành con đực còn các cá thể có kích thước nhỏ hơn sẽ trở thành con cái. Như vậy, một cá thể mang giới tính gì không phụ thuộc vào kích thước cụ thể của nó, mà vào kích thước tương đối của nó đối với các cá thể khác trong bầy. Thực tế, trong một bầy cá có cùng độ tuổi, các cá thể luôn luôn phát triển với nhiều kích thước khác nhau. Điều này dường như là để hỗ trợ cho việc hình thành giới tính của chúng.
Bầy cá La Hán phát triển với nhiều kích thước khác nhau.
Để việc xác định giới tính được chính xác thường phải đợi cho đến khi cá trưởng thành và cơ quan sinh dục phát triển hoàn toàn, tức tối thiểu là 6 tháng và đạt kích thước từ 5 đến 10 cm. Việc phân biệt giới tính của cá La Hán trước thời điểm đó là rất khó khăn. Phương pháp thông thường là quan sát đốm đen trên vây lưng nhưng cũng không hoàn toàn chính xác, ngoài ra cá La Hán các thế hệ sau này không hề có chấm đen trên vây lưng. Nếu dùng kính lúp quan sát bộ phận sinh dục ngoài thì cá đực có dạng chữ V còn cá cái có dạng chữ U nhưng việc này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm vì sự khác biệt không nhiều lắm đồng thời phải mất công bắt cá ra quan sát, mặt khác không phải lúc nào bộ phận này cũng lộ rõ ra cho chúng ta quan sát mà phải chờ cho đến khi cá trưởng thành. Cá cái trưởng thành khi phát dục cũng thường đẻ trứng mặc dù không có sự hiện diện của cá đực. Vấn đề chủ yếu ở đây vẫn là thời gian mà thôi.
.
Một gợi ý khác nữa về phân biệt giới tính đó là mức độ tăng trưởng ở cá La Hán đực nhanh hơn rất nhiều so với cá cái vì phần lớn năng lượng chúng tiêu thụ được chuyển hoá thành trọng lượng cơ thể, trong khi cá cái lớn rất chậm vì hầu hết năng lượng chúng tiêu thụ được chuyển hoá thành trứng với mục đích duy trì nòi giống; do vậy nếu bạn nuôi cá mà nó lớn như thổi, đầu nhú lên thì có nhiều khả năng nó là cá đực, bằng không...
Cơ chế hình thành giới tính của cá La Hán đặt ra một thách thức đối với nhà lai tạo là làm sao cho cá đẻ với tỷ lệ cá đực cao bởi vì nhu cầu thị trường đối với cá đực cao hơn so với cá cái. Về vấn đề này, chúng ta có thể tham khảo ngành nuôi cá rô phi bởi vì cá rô phi có lợi ích kinh tế cao nên có rất nhiều nghiên cứu nhằm làm tăng tỷ lệ cá đực và cũng vì cá rô phi có quan hệ "chị em họ" với các loài cichlid lai tạo nên cá La Hán; cho nên những gì thành công với cá rô phi thì cũng có thể thành công với cá La Hán chăng?. Nên chăng tăng nhiệt độ nước lên một vài độ? Hay tăng độ pH lên bằng cách thêm san hô vào hồ ươm cá? Hay xử lý cá con bằng hormon sinh trưởng như ở cá rô phi? Đôi khi tôi nghe những lời đồn đại rằng cá con trước khi nhập về Việt Nam đã được xử lý thuốc "tiệt sản" bởi các nhà sản xuất nước ngoài. Phải chăng đó chỉ là cách xử lý hormon để tăng tỷ lệ cá đực? Đến nay, chưa thấy tài liệu nào đề cập đến vấn đề này cho nên các câu hỏi vẫn còn treo ở đó...
Theo dòng lịch sử
Cá La Hán xuất hiện lần đầu ở thị trường cá cảnh Malaysia vào khoảng giữa của thập kỷ 1990-2000. Ban đầu, người ta muốn khám phá bí quyết lai tạo cá hồng két (red parrot) của người Đài Loan nên mới đem một số loài cichlid thuần chủng của châu Mỹ lai tạo với nhau với thành phần chủ yếu bao gồm Midas (Amphilophus citrinellus), Trimac hay Three-spot (Amphilophus trimaculatus), Red-terror (Cichlasoma festae), Red-head (Vieja synspilus) và cả cá hồng két nữa nhưng thực tế chỉ có nhà lai tạo mới biết đích xác những thành phần lai tạo còn không thì chỉ là phỏng đoán mà thôi. Kết quả ra sao chắc các bạn đã rõ, người ta không thể lai tạo được cá hồng két như dự tính lúc ban đầu, mà lại cho ra đời cá La Hán. Loại cá lai này mang một số đặc điểm của các loài thuần chủng kể trên nhưng nổi bật nhất là cái đầu to và hàng chấm đen trên thân mình, và chúng đã nhanh chóng tạo ra một trào lưu nuôi cá lan rộng trên toàn thế giới!
Về tên gọi, do các nhà lai tạo đã tập trung vào việc tạo ra các cá thể có đầu to gù như đầu của các vị La Hán nên người ta mới lấy tên các vị này mà đặt tên cho cá. Còn các tên Hoa La Hán hay flowerhorn có lẽ ám chỉ đến hàng chấm đen chạy dọc theo mình cá trông giống như một nhánh hoa trong các bức tranh thủy mặc
Về hình dáng, cá La Hán thời kỳ đầu có hình dáng tương tự với loài Trimac (bụng đỏ, mắt đỏ, có chấm trên đầu và thân, miệng móm) nhưng loài này lại có dạng đầu đặc trưng là đầu "xương" cho nên tôi tin là những cá thể La Hán đầu "hơi" được di truyền từ loài Midas. Midas (còn gọi là mojarras hay flamingo) được giới chơi cichlid Âu Mỹ nuôi làm cảnh mấy chục năm nay rồi và họ đã tuyển chọn được rất nhiều cá thể có đầu to đến mức không thể tin nổi, do đó không có lý do gì mà người ta lại không lấy chúng làm "chất liệu" cho việc lai tạo nên cá La Hán.
Về chấm đen, các chấm đen sắp thành một hàng liên tục trên thân cá là một dạng hình thái đặc biệt của Trimac bởi vì một cá Trimac điển hình, như tên gọi của nó, chỉ có ba chấm mà thôi. Còn một dạng hình thái đặc biệt khác của Trimac lại không có chấm đen nào trên thân do mất khả năng tổng hợp hắc sắc tố, phần da bị khiếm khuyết sắc tố thường có màu vàng. Đặc điểm này khi di truyền cho cá La Hán lại mang ý nghĩa khác hẳn; chẳng hạn cá La Hán nếu chỉ có 3 chấm hoặc các chấm chỉ kéo đến giữa thân thì bị xếp vào loại "chất lượng kém". Còn dạng không có chấm nào do khiếm khuyết sắc tố thì được gọi là Hoàng Kim làm người ta lầm tưởng rằng đó là một loại La Hán khác. Có trường hợp vài cá thể La Hán trong cùng một bầy khi trưởng thành tự nhiên "lột" xác thành Hoàng Kim làm cho người nuôi cá bối rối.
Các chấm đen đôi khi dính liền với nhau thành một vệt liên tục, đấy là một sự phát triển thái quá mà nhiều người không thích vì nó chiếm quá nhiều diện tích trên thân cá và làm cho màu sắc của cá bị "tối" đi. Một số cá thể có chấm đen phát triển lên phía trên gần vây lưng gọi là "hoa đôi" (double flowering hay double-row); hay xuất hiện ngay dưới viền mắt gọi là "lệ rồng" (dragon 's tear). Đặc biệt, cá có các chấm đen hình ký tự tiếng Hoa hay tiếng Ả Rập mang ý nghĩa tốt đẹp, được xem là điều mang lại may mắn cho người nuôi
Có lẽ, ở vào một thời điểm nào đó lúc ban đầu, một số nhà lai tạo cố tình lai tạo cá La Hán với các đặc điểm đặc trưng kể trên dù cũng có vài ngoại lệ như Hoàng Kim, hay là dạng La Hán có thân cực ngắn giống như Hồng Két nhưng không được thị trường ưa chuộng lắm. Mặt khác khi có thêm nhiều nhà lai tạo tham gia vào thị trường lai tạo này thì cùng với thời gian, nhiều dạng cá La Hán mới nối tiếp nhau ra đời như Trân Châu, Kim Hoa, Khỉ đỏ, Kamfa...mà một số trong chúng có rất ít chấm đen hay không hề có chấm đen nào. Vảy trân châu cũng có thể xuất hiện trên toàn thân cá chớ không giới hạn ở vùng xung quanh chấm đen. Đến đây thì đành chịu không thể đoán được cá La Hán có quan hệ với loài thuần chủng nào vì có hàng trăm loài cichlid ở Trung Mỹ có châu, nó là đặc điểm rất phổ biến và cũng chính vì nó mà người ta yêu thích cichlid và nuôi chúng làm cảnh. Chỉ có thể nói rằng, một số Kamfa có châu tương tự như loài Texas (Herichthys carpintis) và các thế hệ về sau có màu sắc và hình dáng tương tự như các loài ở chi Vieja mà thôi. Ngày nay người ta chỉ nói nhiều về đầu hay có thêm châu thì càng tốt mà hầu như bỏ qua tiêu chí về chấm đen; hay nói cách khác, không có một chuẩn mực nào cho cá La Hán cả, chỉ có cá La Hán đẹp hay không đẹp mà thôi; mà cái đẹp thì lại tùy thuộc vào con mắt của mỗi người.
Phong trào nuôi cá La Hán lên đến đỉnh điểm vào năm 2003 khi một con cá La Hán có thể bán ra thị trường Singapore với giá nhiều ngàn đô la kéo theo rất nhiều người đầu tư vào thị trường siêu lợi nhuận này. Kết quả là "cung" có quá nhiều so với "cầu" của thị trường làm cho nhiều nhà đầu tư bị phá sản và "sản phẩm" bị tống ra hệ thống kênh rạch ở Malaysia gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái ở đó.
Dù đây là một bước lùi nhưng nó không có nghĩa là phong trào sẽ đi xuống mà chỉ là lời cảnh báo trước những cuồng nhiệt thái quá vượt lên trên giá trị thực sự của cá La Hán. Thực tế, phong trào vẫn đang phát triển một cách mạnh mẽ về cả về bề rộng lẫn bề sâu; bằng chứng là cái tên "cá La Hán" đã trở nên quen thuộc trên cửa miệng của nhiều người và có rất nhiều gia đình đặt hồ nuôi cá La Hán ở những nơi trang trọng như phòng khách. Chưa từng có loài cá cảnh nào mà sức hấp dẫn lại mạnh mẽ và lan tỏa đến như vậy. Tất nhiên là những con cá xuất sắc vẫn có giá "trên trời" nhưng với một vài trăm ngàn bạn vẫn có thể sở hữu được một chú cá cũng kha khá rồi.
Ngày nay, cá La Hán hiện diện ở khắp nơi trong vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản. Cá La Hán cũng xuất hiện ở cả châu Âu và châu Mỹ, nhất là trong các cộng đồng người châu Á sống ở đó. Người ta nuôi cá này vì nhiều lý do mà một trong số đó là "phong thủy", tôi sẽ giải thích rõ ở phần sau.
Chơi cá lắm công phu, nếu bạ chỉ là tay chơi vì cá đẹp hì ko bàn rồi nếu bạn có chút di tâm thì nên tin đi. Đúng hiện nay là thời của Hoa La Hán rồi, nhưng nó chỉ lên xuống, chưa ổn định lắm. Hầu như thiên hạ đang chạy
theo thị trường thôi.
Các giống la hán ra đời rất nhiều từ, Kim hoa, Rồng Xanh, Đỏ, RS, Kim Mã Lưu....Big Head và thậm chí có trang web nước ngoài bảo đã tạo ra giống La Hán Hòn Ngọc Viễn Đông và có 1 số anh em trong nước liên hệ mua....... nhưng sao giờ ko thấy tin tức về ụ việc này. Hay chỉ là scandan của ai đó muốn làm cho La Hán thống trị sao.
Dù sao ai yêu thích la hán thì cũng có điểm riêng của nó.
Tôi yêu la hán vì tôi mơ sẽ làm giàu từ La Hán, tạo ra giống mới.
Vẻ đẹp và cá tính hoang dại của nó nhất là bọn RS.
Tuy nhiên tôi chưa mơ hết giấc mơ, chỉ mới có thể sở hữu phân nữa thôi. hì.
Nếu bài viết này mà cho các Dân người Hoa chắc họ thích và tin lắm chứ. Chắc họ tin thế nên nhà nào bên TQ cũng có Kim Long, La Hán,... nên giàu thế, qua Việt Nam đầu tư KCN quá trời
Vài vấn đề về hành vi
chu trình phát triển.
Cá La Hán được biết như là loài rất dữ tợn; khi trưởng thành, chúng phải được nhốt riêng rẽ từng con vì nếu không chúng sẽ cắn nhau cho đến chết. Cá La Hán không chỉ dữ tợn với đồng loại mà còn với tất cả các loài khác thả chung hồ. Loài duy nhất mà tôi thấy có thể chống chọi với cá La Hán là cá chùi kiếng vì có lớp da dày như áo giáp; vậy mà đôi khi cũng bị cắn rách vây hay thậm chí bị cắn chết. Có phải bạn đã từng thấy cá La Hán dù đã no vẫn đuổi theo và cắn chết cá mồi mà không thèm ăn? Nhiều người chơi cá, nhất là những người thích nuôi nhiều loài cá khác nhau trong cùng một hồ rất dị ứng với điều này. Thực ra, mọi vấn đề đều có nguyên nhân của nó. Các loài thuần chủng lai tạo ra La Hán là các giống cichlid lớn ở Trung Mỹ; chúng có bản năng xác định vùng lãnh thổ riêng mà thông thường là một vùng có bán kính 2 mét kể từ tổ. Ngoài tự nhiên, sự hung dữ này dường như là điều cần thiết để bảo vệ bày cá con và các đối tượng bị đe dọa chỉ cần bỏ chạy ra xa khỏi vùng lãnh thổ của chúng thì sẽ được an toàn. Điều này là không thể đáp ứng được trong môi trường nuôi dưỡng nhân tạo; cho nên những hành động "bạo lực" mà chúng ta thường thấy nên được hiểu là hành vi xác định và bảo vệ vùng lãnh thổ hơn là "sự tàn bạo bẩm sinh" như nhiều người thường nghĩ.
Về việc làm tổ, cá La Hán cũng giống như các loài cichlid đẻ trứng mặt đáy; cá bố mẹ đào sẵn một cái tổ dưới đáy hồ sau đó đẻ trứng lên giá thể gần đó. Khi cá con mới nở và chưa thể bơi được, cá bố mẹ sẽ dời chúng vào tổ để tiện việc chăm sóc và bảo vệ. Các cá thể đực khi trưởng thành, sau khi xác định vùng lãnh thổ như đã nói ở trên, sẽ đào tổ ngay giữa vùng lãnh thổ của nó. Nhiều người thả sỏi màu vào hồ, bảo là để cho cá La Hán chơi đùa, đẩy tới đẩy lui cho vui mắt. Không phải vậy, chúng thực hiện công việc đào bới một cách rất nghiêm túc, không phải chỉ làm cho vui đâu. Bạn có thấy con cá La Hán nào tươi cười khi làm việc này chưa? Nếu để chúng mặc sức đào thỏa thích thì tổ có thể sâu đến cả nửa mét mà không có hồ cảnh nào có thể đáp ứng nổi vì vậy trong môi trường nuôi dưỡng nhân tạo chúng ta thường thấy chúng đào tới đào lui hoài,
hôm nay góc này, mai góc khác kết quả là nền hồ sẽ bị xáo trộn hoàn toàn, và nếu có trồng cây cảnh thì sẽ chúng bị tróc gốc hết. Dù chúng ta có xắp xếp bố cục đến thế nào thì cũng chỉ mất công mà thôi. Có người cho rằng bởi vì khi đào xuống đụng mặt kiếng, cá La Hán chưa cảm thấy thỏa mãn nên sẽ tiếp đục đào ngang ra phá nền hồ, nếu đáy hồ được dán một lớp mút sẫm màu để giả lập nền đất cứng như ngoài thiên nhiên thì cá sẽ chấp nhận cái tổ đó và không đào nữa. Theo kinh nghiệm của tôi thì chúng ta nên xếp đá lớn để tạo địa hình, kế tiếp xếp sỏi cỡ ngón tay cái để làm nền, sau cùng là đổ sỏi nhỏ như loại trồng hồ rong; với cái nền này thì khi cá đào xuống đụng đến lớp sỏi cỡ ngón tay thì chúng sẽ dừng lại. Mỗi khi thay nước, chúng ta có thể dùng ống siphon để làm vệ sinh đáy hồ. Trước đây thì rất khó nhưng bây giờ chúng ta có thể mua ống siphon ngoài các tiệm cá cảnh, giá rẻ thôi, xài cũng tạm được.
Bây giờ chúng ta bàn đến một vấn đề có liên quan đến hành vi của cá La Hán mà rất ít người quan tâm, đó là làm sao để nuôi nhiều cá La Hán chung một hồ với nhau. Câu trả lời mà chúng ta thường nghe nhất, đó là nên nuôi cá chung với nhau từ khi chúng còn nhỏ để chúng quen dần với sự hiện diện và sự tiếp xúc của đồng loại. Kế đó là hồ cá phải có kích thước thiệt lớn và tránh không nên bố trí địa hình đặc biệt vì nó kích thích bản năng xác định vùng lãnh thổ nơi cá. Hồ cá kích thước lớn lại có một lợi điểm là cá sẽ rất mau lớn, bạn nên nhớ rằng "hồ lớn thì cá lớn". Bí quyết mà tôi muốn chia xẻ với các bạn ở đây, đó là các bạn nên nuôi thật nhiều cá; điều này thoạt nghe có vẻ khó chấp nhận vì nuôi quá
Nhà ở bình thường có lẽ không đủ diện tích để xây hồ lớn như vậy hoặc nếu có thì cũng không cân xứng. Theo tôi thì những hồ lớn cỡ cả căn phòng chỉ phù hợp với các khu công viên hay tụ điểm vui chơi giải trí. Hãy tưởng tượng một hồ nuôi đầy La Hán sẽ đem lại cho bạn nhiều thích thú như thế nào khi chiêm ngưỡng bầy chỉ là hình thức biểu hiện bề ngoài mà thôi. Thực ra, các cá thể đực khi cạnh tranh với nhau sẽ tiết ra nhiều hormon và trở nên rất hung dữ, kết quả là đầu con nào con nấy to đùng. Vậy tại sao chúng lại không đánh nhau tán loạn cả hồ? Và đây là câu trả lời, bởi vì có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, một cá thể sẽ không thể chỉ tập trung vào một mục đích cố định nào đó được. Nếu bạn vớt chỉ hai con đực rồi bỏ vào hồ riêng, chúng sẽ ngay lập tức đánh nhau cho đến chết.
__________________
THÀNH VIÊN CLB CÁ RỒNG SÀI GÒN
--------------------------------------------------------------------------------
Sửa lần cuối bởi LongXD : 06-07-2006 lúc 02:20 AM.
LongXD
Xem thông tin cá nhân
Gửi tin nhắn cho LongXD
Tìm tất cả bài viết của LongXD
#3 05-07-2006, 11:45 PM
LongXD
cá mắm suốt ngày Ngày tham gia: 21 Mar 2006
Thành phố: Bến Cảng Nhà Rồng
Tuổi: 30
Bài viết: 1,450
Cảm ơn: 117
Được cảm ơn 110 lần trong 74 chủ đề
II. / PHƯƠNG PHÁP NUÔI DƯỠNG và NHỮNG GIỐNG CÁ LA HÁN CƠ BÃN
1/ CÁ MỒI
Cá mồi ở đây được hiểu theo nghĩa "dẫn dụ" chứ không phải là mồi để ăn. Cá mồi được thả vào hồ nuôi để đem lại cảm giác an toàn cho cá La Hán và giúp chúng vượt qua sự nhút nhát. Sự nhút nhát là bản năng sinh tồn ở hầu hết các loài bởi vì loài nào cũng có kẻ thù đe dọa. Nếu như các loài cichlid tổ tiên của cá La Hán có là loài cá lớn nhất trên địa bàn sinh sống tự nhiên của chúng thì vẫn bị những loài ăn thịt lớn hơn đe dọa chẳng hạn như cá sấu, rắn, các loài chim săn mồi, báo và cả rái cá nữa; đó là chưa kể đến trong quá trình sinh trưởng, chúng có thể bị ăn thịt bởi bất cứ cá thể nào có kích thước lớn hơn! Có phải tôi từng nói rằng tính hung dữ hay dạn dĩ cũng là hành vi của cá La Hán, như vậy thì nó có mâu thuẫn với tính nhút nhát kể trên hay không? Thực ra, cá có cơ chế "đánh giá" về môi trường, một khi nó xác định môi trường là an toàn, thân thiện thì nó sẽ bộc lộ sự tự tin, dạn dĩ; bằng không, nó sẽ để bản năng sinh tồn dẫn dắt. Để dễ hiểu, tôi ví dụ bạn lấy con cá La Hán hung dữ nhất mà bạn có, con cá vẫn thường phùng mang trợn mắt mỗi khi bạn đến gần, rồi đem bỏ vào hồ có mấy con cá sấu dài cỡ 2 mét (ở Suối Tiên đó). Tôi tin là nó sẽ nhanh chóng đánh giá được "tình hình thực tế" và áp dụng ngay bài "tẩu vi là thượng sách", he he. Như vậy một khi bạn thấy cá La Hán của bạn trở nên nhút nhát thì đó có nghĩa là bản năng sinh tồn của chúng đang trỗi dậy; điều mà bạn cần làm là quan sát và cải thiện các điều kiện nuôi dưỡng bao gồm chất lượng nước, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng, môi trường...
Vấn đề mà chúng ta thường gặp nhất, đó là cá La Hán trở nên nhút nhát khi môi trường sinh sống thay đổi; chẳng hạn, cá mua ngoài tiệm rất dạn dĩ nhưng khi bắt về nhà một thời gian lại trở nên rất nhút nhát. Bạn đã gặp trường hợp này chưa? Điều gì đã xảy ra vậy? Xin trả lời là cá ngoài tiệm đã quen với môi trường náo nhiệt và trở nên dạn dĩ; sự hiện diện của bạn trước hồ nuôi cá cũng không phải là một sự thay đổi đáng kể gì so với khung cảnh xung quanh nhưng khi bạn bắt cá về nhà nuôi thì lại khác; một khi cá đã quen với sự yên tĩnh rồi thì sự xuất hiện của bạn là một sự thay đổi đáng kể đối với môi trường xung quanh và nó trở nên lo lắng với sự xuất hiện này, với biểu hiện màu sắc lợt lạt, lẩn trốn sau các vật dụng trong hồ như máy bơm, tảng đá, san hô và nếu không có chỗ nào để trốn thì nó cũng nép dúm dụm ở một góc hồ...Thông thường, các biểu hiện này mất đi một khi cá đã quen với hồ hoặc khi nó trưởng thành. Tôi cũng nghe có người tập cho cá quen với sự hiện diện của người bằng cách cho tay vào hồ, để yên thật lâu hoặc chơi với cá...thật là những người có tâm hồn, he he. Tôi xin giới thiệu cho bạn một lựa chọn khác nữa, đó là bỏ cá mồi vào hồ nuôi La Hán.
Sự hiện diện của cá mồi, như mục đích của nó, làm giảm sự lo lắng và đem lại cảm giác an toàn cho cá La Hán. Giống như nhiều loài khác, cá La Hán có khả năng đánh giá độ an toàn của môi trường dựa trên sự phản ứng và thái độ của các loài khác cùng sống trong hồ. Cá mồi phải là các loài có khả năng lẩn trốn thật nhanh hoặc là các loài sống theo bầy đàn. Loại cá có khả năng lẩn trốn nhanh có thể chọn cá sặt đồng, cá chim trắng hay "silver dollar" (hình như tôi thấy ngoài tiệm có bán nhưng kô rõ gọi là gì). Loại cá sống theo bầy đàn có thể chọn cá châm, cá chép nhỏ, cá bảy màu...chúng thường bơi tụm lại với nhau như là một cách để chống lại kẻ săn mồi, vì cá La Hán sẽ không biết tập trung vào cá thể nào để săn đuổi cả! Khi nuôi chung với cá dữ như cá La Hán, cá mồi để hết tâm trí vào việc đề phòng kẻ thù trước mắt mà rất ít quan tâm đến sự hiện diện của chúng ta. Thái độ dửng dưng này, đến lượt nó, lại có tác động tích cực lên cá La Hán và giúp chúng dạn dĩ hơn. Tất nhiên cá mồi phải là loại rẻ tiền vì sớm muộn rồi chúng cũng sẽ bị "hao hụt" vì vậy tôi không khuyến khích các bạn mua loại cá ne-on, cá cầu vồng hay hồng kim đắt tiền làm cá mồi đâu nhé. Tôi cũng thấy cá chùi kiếng không thể dùng làm cá mồi vì chúng rất nhát, mỗi khi tôi lại gần hồ thì chúng chạy cuống cuồng tông cả vào cá La Hán là khác.
Loài cá mồi giỏi lẩn tránh chỉ có tác dụng trong trường hợp hồ lớn, đủ không gian cho chúng bơi nếu không thì chúng sẽ bị cắn chết rất nhanh; nhưng mà hầu hết những người nuôi cá La Hán chúng ta đều có khuynh hướng ngăn hồ để nuôi được nhiều cá hơn, vì vậy, cá nhân tôi thấy loài cá sống theo bầy đàn nhất là cá châm là thích hợp hơn cả. Bạn chỉ thấy cá La Hán cắn chết cá chép mà không ăn chứ đâu thấy nó làm vậy với cá châm; bởi vì cá châm vừa miếng quá mà, "đâu nỡ" nhả ra làm gì, hả?. Và nếu vậy thì cá mồi bây giờ trở về đúng với ý nghĩa ban đầu của nó, tức là "thức ăn", bạn chỉ cần nhớ một điều, nên cho ăn dư dư một chút, hé.
Loại cá mồi kích thước lớn còn có một tác dụng khác là kích thích cho cá La Hán sinh sản! Bởi vì, ngoài cảm giác an toàn mà nó mang lại cho cá La Hán, nó còn là đối tượng để cho cặp cá "trút" sự hung dữ trong thời kỳ sinh sản của chúng. Bởi vậy, nếu cá của bạn mãi mà vẫn chưa chịu đẻ, bạn hãy thử thả một hai chú cá sặt đồng cỡ hai ngón tay hay vài chú cá chim trắng đôi khi cũng có bán ngoài tiệm, vào hồ nhé. Chúc bạn thành công!
Phần1: Bể nuôi La Hán Hoa
Kích thước cá "Hoa La Hán" theo ghi nhận là 30cm, hoặc có thể nhỏ hơn do di truyền.Kích thước cá đạt tới 30cm, thì nên chọn bồn kiếng tối thiểu là 60x45, thỏi mái hơn thì 90x45 hoặc có thể rộng hơn, nếu nhà bạn rộng rải và dư giả. Nuôi trong mội trường rộng cá tăng trưởng nhanh ( do vận động nhiều thi ăn càng nhiều).Hoa La Hán" là lòai năng động . Cá thường bợi lội sục sạo khắp bể, nên việc trang trí cây thủy sinh hay non bộ..... sẽ không hợp lí. Cảnh vậy dễ bị cá phá hủy, đôi khi gây tai nạn cho cá. Tốt nhất là chơi hồ trống là ok nhất, cũng nên thả vài viên sỏi để nó có chuyện mà làm, vân động, đôi lúc thấy nó phun châu nhả ngọc cũng vui( chỉ có "Hoa La Hán" mới làm thôi nha, chứ các lòai cá khác thì chưa thấy).Trường hợp nuôi nhiều "Hoa La Hán" các bạn cần phải nuôi mỗi con bằng 1 vách ngăn( nếu "Hoa La Hán" bầy nhỏ thì có thể nuôi chung) trong bể kiếng. Ý thức có cộng đồng bên cạnh kích thích sự tăng trưởng và phát sắc của cá. Khi nuôi chung 2 cá thể trở lên nếu ko có vách ngăn, thì cá lớn nuốt cá bế hoặc sẽ đánh nhau tới chết ( hiện tượng này thường gặp ở họ cá Cichlidae).
2/ THỨC ĂN
"Hoa La Hán" là cái giống phàm ăn( nhưng ko phải cho cái gì là nó cũng ăn). Nó có thể ăn các lọai thực phẩm khác nhau từ mồi sống như lăng quăng, trùn chỉ, cá con, tôm tép...... đến cả thức ăn khô đóng hộp sẵn.Theo cách nuôi của mỗi người thì việc cho ăn có khác. Có người cho ăn tôm bốc vỏ đông lạnh, thịt bò nhưng cái nào cũng có cái hại của nó cả.
a/ Sau đây tôi xin liệt kê 1 số thức ăn mà bạn có thể lựa chọn cho "Hoa La Hán" của mình:
1. Trùn chỉ hay ấu trùng đỏ: nguồn dinh dưỡng rất cao, đa số các lòai cá điều thích nhất, nhưng cá La Hán chê(nên chỉ cho cá con mới lớn ăn thôi, chứ cỡ bằng 1 ngón cái thì ko nên)
2. Lăng quăng: là ấu trùng của muỗi, các lòai cá thích ăn,nó có nguồn sinh dưỡng lớn, khi cá sắp đẻ thì nên cho ăn nhiều vào, vì theo các chuyên gia nó có hoocmon kích thích sinh sản...
3. Cá con: gồm cá trâm, cá chép con..... tiện lợi hợp vệ sinh, mau ăn chóng lớn
4. Tôm tép: mấy thứ này mua về bốc vỏ, bẻ đầu, hoặc mua tôm đông lạnh, nhớ tan đá rồi cho ăn.
5. Thịt bò:thái nhỏ ra hay xay nhuyễn,nhưng cho ăn cũng có chừng, tùy con "Hoa La Hán" thích nghi, nếu ko thì ăn vào sình bụng( thịt bò có cholectoron ko tốt cho cơ thể, cả người cũng ko tốt chứ dừng nói là cá).
6. Thức ăn dạng hạt: trên thi trường có nhiều loại nhưng kinh nghiệm của các bạn cho thấy chỉ có tác dụng lên màu,không có tác dụng làm to đầu
8. Người nuôi nên thử để tìm ra loại thức ăn tốt cho cá của mình, mồi sống tốt nhất vẫn là cá con, tôm tép.
b/ Công thức pha chế (1 Kg thức ăn đông lạnh ) được chép ra từ tập chí cá cảnh và rất thính hơp cho tất cả loài cá cảnh
thành phần
* 400g tim hoặc thịt bò tươi loại hết mỡ và gân
* 150g tảo Spirulina ; *400g tôm tươi
* 50g chất kết dính +premix ( tránh làm đục nước )
Cách làm
Dùng máy xay sinh tố đánh nhuyễn hỗn hợp, sau đó bỏ vào túi nylo cán dẹp và trữ trong ngăn đá cho cá ăn dần .
Có thể bảo quản 1Kg thức ăn trong vòng 2,3 tháng vẫn tốt, không cần mua thức ăn cho cá hàng ngày và quan trọng nhất là tránh các tác nhân gây bệnh ngoài da cho cá từ các loại thực phẩm tươi sống không rõ nguồn gốc mang vào
3/ CÁCH CHO ĂN
Ngày 3 bữa như người ta là ok rồi, tuy nhiên hơi rắc rối.Cá con thì cho ăn nhiều hơn, muốn biết chúng đói hay không thì nếu thấy chúng cứ bơi gần mặt nước là đòi ăn.Tùy theo cách cho ăn của bạn mà có thể cho thức ăn phối hợp với nhau.Nên nhớ dù cho ăn gì đi nữa, nếu cứ thấy cá ăn hoài thì ko nên cho ăn tiếp, ông bà ta có đâu "Ăn no phải chừa 1 chút đói", như thế cái bao tử làm việc mới tốt, và kích thích sự thèm ăn ở cá
La Hán rất háu ăn. Thức ăn chế biến có thể dung làm thực phẩm cho cá. Nên cho cá ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít. Có thể xen lẫn thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến. Điều này giúp cá có sức khoẻ tốt hơn. Ngoài ra, độ đậm của màu sắc trên mình cá hầu như phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống. Việc ăn uống quá mức sẽ làm cá sẫm màu hơn và việc này cũng không có lợi vì trong cá chứa lẫn hóa chất có hại cho sức khoẻ. Nên cho ăn uống điều độ.
4/ QUẢN LÝ NƯỚC
Cần sử dụng bể lọc, luôn thay nước mới trong bể nuôi.
-3 ngày nên thay 1 lần. màu sắc cá luôn đẹp, nhanh phát triển
-1 tuần nên thay 1 lần. màu sắc cá luôn đẹp
-2 tuần nên thay 1 lần.
Bạn nào lười quá thì nữa tháng nên thay( nhưng phải có bộ lọc tốt, chứ phân cá La Hán to, dơ mau hư nguôn nước)
Đặc biệt màu sắc cá dễ bị thay đổi do ảnh hưởng môi trường , nên dăt hồ cá nơi thoáng mát, nhớ chăm sóc nó thường xuyên như bản thân mình.
Đó là những vấn đề ban đầu cho bạn nào muốn nuôi cá "Hoa La Hán"
La Hán Hoa là 1 loài cá rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài nên nước trong hồ không sạch cũng có thể làm cho cá bị đen.Ngoài ra nếu cá bạn nuôi chung 2 con trong 1 hồ có vách ngăn 1 con bị đen do con đó sợ con còn lại.Khi đó bạn nên tách chúng ra,không cho gặp mặt 1 thời gian.Theo tôi tốt nhất là 1 con cá bạn nên nuôi 1 hồ.Bên cạnh hồ bạn nên để 1 tấm gương cho cá soi gương,kích thích tính hiếu chiến của cá làm tăng độ gù cùa đầu cá
Việc bỏ muối vào hồ có tác dụng diệt khuẩn cho hồ.Ngoài ra nếu bạn nuôi Super Red hoặc Red Shock(Khỉ Đỏ) bạn cần bỏ muối nhiều hơn các loài La Hán khác gắp 2 lần(hồ có chiều dài 80 ngang 40 bỏ 6 muỗng cà phê đầy muối- xin lưu ý là lần đầu nên bỏ ít để cá thích nghi dần rồi ta tăng nồng độ) Đối với các loài cá khác bạn dùng đèn là cách trang trí hồ nhưng với La Hán là 1 nghệ thuât để kích thích cá phát triển về mày sắc cũng như đầu.Tránh sử dụng màu đèn tối(xanh hoặc đỏ,rất có hại cho cá)Màu đèn tốt nhất là màu hồng tím (giá 35000/1 bóng).Lưu ý bạn không nên bật tắt đèn nhiều vì cá sẽ bị sợ.Thời điểm mở đèn tốt nhất khoảng 5-6h tối,thời gian 4-6h nếu bạn có điều kiện nên mở suốt đêm là tốt nhất
cá Kim Hoa là giống cá nhập cùng với các loài Super Red,Red Shock... đều đã bị triệt sản trước khi nhập khẩu vào VN.Cá con hoặc cá lớn được ngâm tring dung dịch hoặc chiếu tia cực tím làm cho cá trống lẫn cá mái không sinh sản được. Đó là do nhà kinh doanh không muốn giống cá mới bán tràn lan ngoài thị trường nên mới mắc.Cá con hiện nay ở VN đa số là cá La Hán Trân Châu thường(Rồng Xanh, Đại Bàng Xanh,Huyết Rồng)không có giá cao nên bạn có thể mua ép và liên hệ bán cá con ở các tiệm
Cá con đầu bự đa số là do di truyền, 1 số rất ít là do đột biến, nhưng cá đột biến có tuổi thọ không cao, thậm chí chết yểu, cá của nước ngòai ép đa phần có bố mẹ được chọn lọc khá kỷ, cá mái được chọn ép thường có giá rất đắt, có thể=2/3 giá cá trống và họ chỉ cho xuất trại những con chất lượng (khỏang 1/100 số cá con sinh ra và là cá trống 100% nhưng bị triệt sản), Những con cá còn lại 1 số được bán đại trà, cá mái và cá trống xấu sẽ được tái sinh làm mồi nuôi cá lớn. Đấy là NHBĐ đang nói về những trại cá có Uy tín nhá.Vì cá la hán rất dễ cho sinh sản nên người ta không xuất cá mái, cá trống thì bị triệt sản, một khi cá mái và cá trống không triệt sản được xuất ra thị trường nước ngòai thì có nghĩa là lọai cá ấy không còn thịnh hành, họ bán cá mái với 1 lý do duy nhất là hạ giá thành lọai cá ấy xuống mức thấp nhất, trong khi giống cá mới giá vẫn trên mây, đây là 1 câu trả lời vì sao cá đời mới luôn có giá
Lan man 1 tí, bây giờ trở lại vấn đề đầu bự, khi đã có 1 con cá chất lượng trong tay, việc chăm sóc và chế độ ăn uống của cá sẽ quyết định con cá đó có đầu bự hay không, nếu sở hữu 1 con cá tốt nhưng chế độ chăm sóc không tốt thì con cá ấy xem như mất đi 50% giá trị thậm chí mất giá 100% vì vô tình chúng ta đã làm hư con cá ấy rồi
Nuôi La Hán thì lọc đâu cần phải cầu kỳ lắm, bạn mua hộp lọc thường, loại lớn, lọc qua 3 lớp là được rồi, dưới cùng là than hoạt tính, giữa là 1 lớp san hô vụn, trên cùng là gòn lọc. Cái hộp lọc bạn thấy ở tiệm kiếng là hộp lọc 3 ngăn, cũng giống y như bạn lót 3 lớp lọc vậy thôi nhưng hiệu quả hơn vì nước được giữ lại ở mỗi ngăn để làm chổ sống cho những con vi sinh.
Đây là mô hình của cái hộp lọc 3 ngăn, nước sẽ chảy theo hình mũi tên. Cứ thế, ngăn đầu tiên bạn cho san hô vụn vào bên dưới, bên trên là gòn lọc, ngăn thứ 2 là than hoạt tính, ngăn cuối cùng để trống vì nó là ngăn lắng, theo mình thấy nếu cái lọc này để bên trên hồ thì ngăn này là thừa, chỉ cần 2 ngăn thôi cũng đủ rồi. Bạn nhớ mua cái vĩ lọc để lót dưới đáy của mỗi ngăn để nước lưu thông được dể dàng.
5/ CÁCH PHÂN LỌAI
Cá La Hán có thể chia ra 5 loại sau:
1-La Hán Trân Châu (Trân Châu xanh , đỏ thường và Trân Châu có chữ chạy dọc từ đầu đến đuôi gọi Rồng Xanh,Rồng Đỏ)
2-Hoàng Kim(toàn thân màu vàng đầu đỏ)
3-Kim Hoa(hơn 100 loại:King Kamfa,Kim Hoa Châu,Kim Hoa lai....)
4-Red Shock(Super Red,Red Shock và Super Red Syn(đỏ hơn Super Red))
5-Red Texas : loại này hiếm ở VN
Cá La Hán là loài khó phân biệt nhất.Theo cách nhận biết thong thường là các mái có miếng vá đen trên vây lưng nhưng sự chính xác chỉ 70%,đôi lúc cá trống vẫn có miếng vá đen trên lưng.Các bạn cần nên lưu ý là cá La Hán mái màu không đẹp, đầu không gù bằng cá La Hán trống
Nay giới thiệu với anh e 1 số giống cá phổ biến nha của Malai và ThaiLand
a /Đối với cá la hán Malaysia
1\.Blue Dragon: Mình xanh, ức đỏ, mắt đỏ, chữ đen, không có châu.Tỷ lệ cá cái đạt chuẩn rất cao. Có thể gây giống và cho nuôi xuất khẩu.
2\.Red Dragon: Tòan thân nó màu đỏ, chữ đen, mắt đỏ, không châu, mặt chữ đều chạy dài từ cuối đuôi đến mang. Nhìn mặt cá rất dữ, tỷ lệ cá con đạt cao như Rồng xanh.
3\.Kim hoa : Mắt trắng, mình dài và có nhiều màu khác nhau, nhận biết dễ nhất vào bộ vây trên, dưới và bộ đuôi trông rất quyến rũ, có nết xếp như cánh quạt, đầu
to. Tỷ lệ cá đẹp thấp, nhưng có giá trị kinh tế rất cao. Hầu hết người Việt Nam thích chơi Kim Hoa La Hán.
4\.King Bacara: Một màu, không có chữ, mắt trắng, đuôi và vây giống như Kim Hoa nhưng châu toàn thân sáng rưc rỡ. Giá rất đắt, hiếm có ở Việt Nam.
Trên là những lời của tạp chí cá cảnh tôi chỉ thuật lại cho anh em.
Nhưng tôi xem 1 số cá King Bacara đều có mắt đỏ và có chữ
5\.Goden Trimacultus: Mình có hai màu, vàng và đỏ, mắt đỏ, đầu to, đẻ nhiều, dể nuôi. Giá rẻ.
.
6\.Kimmalau: Đầu không lớn, mắt đỏ, tòan thân châu sáng, trên mình nền đỏ hoặc xanh, giống mới, hiếm.
b/ Đối với cá la hán ThaiLan
1.Red Shock: Còn nhỏ có màu trắng, lớn có màu đỏ ửng, hay đổi màu thất thường khi bị thay đổi môi trường sống , đuôi xòe to, có viền đỏ, mắt trắng. Cá rất dữ, ăn nhiều, khó nuôi, hiệu quả kinh tế không cao.
2.Supper Red: Tòan thân đỏ màu cam. mõn ngắn, đầu lớn, có hình như hột điều, mắt trắng, mình ngắn, dễ gần gủi với chủ nuôi. Giá trị cao, nhiều người thích nuôi trong nhà.
3.Suprem: Màu đỏ tươi tòan thân, đầu to hình quả lê, nhanh lớn, mắt trắng đuôi và vây có màu đỏ đậm. Giá trị cao, dễ nuôi.
4.Red Texas: Được lai tạo bởi Green Texas với Hòang Kim cho ra giống cá màu nền đỏ, châu sáng chạy tòan thân trông rất sặc sở rất đẹp, hoạt bát. Giá trị kinh tế cao. Thị trường ưa chuộng nhất là Thái Lan.
Red Texas đỏ
Red Texas Xanh
5.Snake Skin: Tòan thân có màu như da rắn, mắt đỏ, đầu nhỏ, màu sắc sặc sỡ. Giống hiếm.
6.Blue Star: Như những vì sao lấp lánh trên mình, không có chữ, mắt đỏ, đầu nhỏ, giống mới.
7.Red Cherry: Đầu to tròn giống như quả dâu, có màu đỏ chấm trắng chạy nửa thân, có chữ từ mang đến đuôi, nửa thân đỏ, nửa thân nâu, châu sáng, mắt đỏ, rất dể nuôi, nhiều người thích. Giá cả hợp lí.
__________________
THÀNH VIÊN CLB CÁ RỒNG SÀI GÒN
--------------------------------------------------------------------------------
Sửa lần cuối bởi LongXD : 06-07-2006 lúc 02:28 AM.
LongXD
Xem thông tin cá nhân
Gửi tin nhắn cho LongXD
Tìm tất cả bài viết của LongXD
#4 05-07-2006, 11:49 PM
LongXD
cá mắm suốt ngày Ngày tham gia: 21 Mar 2006
Thành phố: Bến Cảng Nhà Rồng
Tuổi: 30
Bài viết: 1,450
Cảm ơn: 117
Được cảm ơn 110 lần trong 74 chủ đề
III/ NHỮNG CHUẨN MỰC CỦA LA HÁN VÀ CÁCH BỐ TRÍ HỒ CÁ
a./ NHỮNG CHUẨN MỰC CỦA LA HÁN.
1) Hình dáng. Phần này nên dày và có hình oval. Vài biến thể của nó có dạng gần như hình tròn. Bụng đầy đặn và không có nếp gấp.
2) Màu sắc. Đa phần La Hán có màu đỏ nổi bật từ má đến vùng bụng. Tuy nhiên chúng có thêm màu nền gần như đỏ rực.
3) Vảy hạt trai. Đa phần có màu xanh với sức hấp dẫn kỳ lạ.
4) Đốm ngang màu đen. Đốm đen đậm dày nói lên sự khoẻ mạnh của cá. Tuy nhiên không phải con nào cũng được như vậy. Chúng ta nên xem xét mình cá để tham khảo.
5) Đầu. Không liên quan đến hình dáng, kích cỡ và màu sắc, đầu gù là loài cá được ưa chuộng. Nhưng nó cần được cân đối với hình dáng và kích cỡ của cá.
6) Mắt. Nằm ở vị trí hai bên đầu. Mắt tròn và mi mắt lanh lợi, dễ nhận thấy.
7) Vây và đuôi nên thường xuyên ở vị trí thẳng đứng.
Tại thị trường cá cảnh Tp.HCM, "Hoa La Hán" bày bán tập tung tại khu vực đường Nguyễn Thông(Q3), đường Lưu Xuân Tín(Q5). Giá cả từ 100-300 nghìn đ cho cho cá cỡ nhỏ(5-10cm) đến 10 triệu đ cho cá lớn(25-30cm). Qua tìm hiểu hầu hết là cá nhập khẩu vì chưa thực hiện nhân giống ở Việt Nam như cá Dĩa.
Hiện đã có thêm 1 số tiệm cá chuyên về La Hán như Cao Quý (Q5), Hải Yến (P10)...
Với giá cả đó thì anh em học sinh-sinh viên chúng ta ko tài nào nổi từ 2 em trở lên. Nhưng bây giờ thì đã khác, an hem có thể bỏ ra 100-300 để chọn bầy cá La Hán con về nuôi(5nghìn đ 1 em thôi, nhưng xin lưu ý đó chỉ là cá con Made in Viet Nam thôi, vì màu sắc cá ko đẹp, đầu ko u cho lắm), nhưng cũng với số ziền đó anh em có thể tậu đuợc từ 3-5 em La Hán con nhập khẩu từ chính quốc, 60k trở lên ( màu sắc rất đẹp, ko chê vào đâu được, nhưng cái đầu thì phải bỏ ra trên 2 triệu đồng để sở hữu 1 em như thế bằng 3 ngón tay, nó ko kém gì La Hán cổ thụ đâu), nhưng an hem cũng phải dẻo cái miệng đó. Vì đa số tôi thấy mua cái gì mà mình thích rồi, bọn họ hét giá dữ lắm đặc biệt là La Hán xịn đẹp.
Trên thị trường thế giới, hình thể và màu sắc quyết định giá cả của "Hoa La Hán": u trên đầu càng lớn, vảy đn nổi như mặt chữ trên than cá, giá trị càng tăng lên.
Nên anh em nào dang sở hữu 1 em La Hán mà mình nó chẳng có đốm đen nào mà đầu thì u như bom bi thì chúc mừng, đang sở hữu 1 gia tài kết xù đó, dù màu nó ko đẹp.
Trong phong trào nuôi "Hoa La Hán" vẫn là bước đầu. Có những bí quyết riêng của nghề cá cảnh chưa phổ biến như cách phân biệt cá trống, mái, sinh sản để có bầy cá con. Trước tiên nuôi làm cảnh là chính, "Hoa La Hán" được chọn theo các tiêu chí sau:
Tòan than thể cá tức là mình mẩy tay chân( nhầm! hi, vây lưng kỳ không mang khuyết tật).
Thân cá cao ( rộng bản, hay còn gọi là chiều ngang, đo từ lưng đến bụng), ngắn đòn( đủ xài, không nên chọn cá có chiều dài quá, nhìn mất cân đối).
Điểm quan trong nhất là cá đầu của nó phải thật lớn( chắc ăn, thì nên xem khoảng cách giữa 2 mắt phải rộng, như thế sau này đầu cá sẽ lớn, chứ khỏang cách nhỏ, biết chắc là nhỏ).
Về màu sắc thì do thị hiếu của người nuôi, chưa có đánh giá tiêu chuẩn màu sắc cho "Hoa La Hán" như ở cá Dĩa.
* Đây là các site có lien quan đến "Hoa La Hán" .
http://flowerhornusa.com/forums/index.php
http://www.arowanaclub.com/
http://www.arofanatics.com/index.php?
http://www.arowana-king.net/super_red.htm
http://sinhthaivietnam.com
http://www.luohanatic.com/whatsnew.htm
http://www.aquahobby.com
B./ BỐ TRÍ HỒ CÁ.
Chúng ta bàn tới việc bố trí, trang điểm hồ cá "Hoa La Hán" cho đẹp nào.
Nếu nuôi 1 hay 2 con trong 1 hồ thì đơn giản rồi, máy lọc anh em để 2 cái bên 2 con, hoặc 1 cái xài chung cả hồ.
Vấn đề này thì đơn giản, nhưng cũng phức tạp lắm.
Tôi thì nuôi hồ 100x50x40, chia ra nuôi 4 con , xài 1 cái máy lọc, cho cả hồ, xài máy 2 đầu( đầu hút đầu phun). Thuận lợi, nhưng khuyên anh em đổi máy 1 đầu thôi, vì 2 đầu mà hồ chia nhỏ thế, đầu phun ra những thức ăn thừa bán vào thành hồ mau dơ, dù đã trang bị mỗi nơi 1 chú lau kiếng.
Nếu muốn xài máy lọc 2 đầu, thì nên nuôi 1 hồ với 2 em "Hoa La Hán" thôi( cần máy là đủ, sang thì chơi 2 máy).
Được biết anh em hay cho muối vào hồ mỗi khi thay nước xong, ko biết để làm gì?
Tôi thì ko làm thế, anh em có thế nói rõ hơn ko (tôi chỉ cho đối với cá Dĩa).
Sau khi tìm hiễu thì khi thay nước xong, trong nước ko có khóang chất, nên ta cho muối vào tạo khóang chất và lam môi trường thân thiện với cá hơn như ở môi trường tự nhiên.
Ah. NHớ là muối hột hay muối ăn thường nha , ko được cho muốn I-ốt vào( vì trong I-ốt người ta có cho hóa chất vào)
Nếu muốn bổ sung vitamin cho cá thì nên cho vào chai nước vitamin dành cho La Hán(100k/chai 250ml, tên thuốc là Cichlasoma Live Water của hãng A Zon, có thể vào http://www.azon.com.tw ), nó dùng để tăng màu sắc cho cá. Nước thuốc màu vàng, nên đôi khi mới thay nước trắng tinh, sau đó bỏ thuốc vào mà hồ vàng anh em chê.( thuốc đắng dã tật mà) nên cho 1 nắp đầy hoặc 1\2 nắp.
Đó là những gì tôi biết, ai biết cách nào hơn thì kể ra.
Bây giờ tới nhiệt độ nuôi "Hoa La Hán" từ 22-28 c, nhiệt độ sinh sản 27-29 c, cá thích ở nơi nước mền có tính axit yếu.
Cũng nên sửu ấm cho cá, ở nhiệt độ 30-35 o C, cá rất háu ăn và ko mang mần bệnh.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy "Hoa La Hán" có tuổi thọ đến 20 năm. . Vậy, nếu anh em là người kinh doanh? Muốn phát tài? Hãy nuôi thử "Hoa La Hán" và tin tưởng vào vận hạnh lâu dài.
Theo tôi được biết, tại HN chỉ có nguồn nhập cá từ Quảng Châu, Trung Quốc còn ở TPHCM có người nói từ Malaysia, Hồng Kông........ cá tuyển họ xuất khẩu rồi, còn hàng dạt ra( ko đẹp, ko u đầu cho lắm) họ bán cho Việt Nam, làm chúng ta chẳng lựa đưỡc em nào ưng ý cả, Nhưng bây giờ thì khác rồi.
Thị trường cá La Hán ở HCM đang khá sôi động, 1 số cá nhập về do dân buôn ở HCm đi qua Malai, hay hàng xách tay từ những chuyến du lịch tới nước sở tại như Malai, Singapo, Thailand,...........
Đây là 1 số tạp chí anh em có thể tham khảo hợac mua về nếu có dịp đi du lịch vì thông tin về La Hán ở VN hiện nay rất ít.
Tạp chí Aqua Life
Tạp chí Fish Magazine
Malaysia Rajah Cichlasonma
Get Wealthy with Cichlid (Qian Hu Fish Farm Trading)
__________________
THÀNH VIÊN CLB CÁ RỒNG SÀI GÒN
--------------------------------------------------------------------------------
Sửa lần cuối bởi LongXD : 06-07-2006 lúc 01:54 AM.
LongXD
Xem thông tin cá nhân
Gửi tin nhắn cho LongXD
Tìm tất cả bài viết của LongXD
#5 05-07-2006, 11:54 PM
LongXD
cá mắm suốt ngày Ngày tham gia: 21 Mar 2006
Thành phố: Bến Cảng Nhà Rồng
Tuổi: 30
Bài viết: 1,450
Cảm ơn: 117
Được cảm ơn 110 lần trong 74 chủ đề
V /. SỰ SINH SẢN
Về việc sinh đẻ
Cái này là việc khó đây, ai cũng biết La Hán có tính giành lãnh thổ, bổ chung là tơi bời hoa cá cỏ cây( tôi từng bỏ con đực và cái chung, chúng đánh con cái sức môi, hic), nên việc cho cá đẻ là khó đối với dân nghiệp dư chúng ta.
Nghe anh em bảo để lắm, vậy chỉ ra coi nào, để học hòi chứ.
Theo tôi biết, cá La Hán trưởng thành từ 6-8 tháng, là có thể cho sinh sản rồi.
Ban đầu , chúng ta cho cá làm quen dần, bằng cách cho con đực, con cái ở chung 1 hồ( nhớ phải có vách ngăn), chừng vài ngày trước khi con cái đẻ, sau đó lấy vách ngăn kiếng ra, để 2 con tìm hiểu nhau và thực hiện sinh sản.
Tuy nhiên nếu cá La Hán đẻ rồi mới cho cá đực vào thì 100% nó chém. . Sạch trứng, đôi khi óan luôn cái cái( nếu cá cái còn , chưa bắt ra).
Còn việc sinh sản của cá La Hán khá giống cá Dĩa( từ khâu làm tổ, việc sinh đẻ...), tuy nhiên cá con ko hút nhớt từ cá bố mẹ như cá Dĩa
Cách chọn và cho cá bắt cặp
Cá La Hán là một loài thích nghi rất nhanh với môi trường sống. Chúng cũng năng động và tò mò nữa. Người nuôi sẽ khám phá ra rằng loài này khá thông minh và có thể tạo mối quan hệ gần gũi với người nuôi chỉ trong vài ngày. Ở châu Á, đặc biệt là ở Malaysia, quê hương của cá La Hán, các cuộc thi được tổ chức hàng năm. Vì vậy, những người đam mê thường cố gắng tạo cho chính mình một giống mới không giống ai, không đụng hàng. Có 1 bộ sưu tầm phong phú về chủng loại là giấc mơ của những người chơi cá La Hán.
Cá La Hán rất dễ cho đẻ, nhưng để duy trì một cặp cá đẹp, đẻ nhiều là cả một thách thức. Nguyên tắc đầu tiên cần phải nhớ là cá trống phải to hơn cá mái. Giải thích cho việc này là bởi vì trong thời gian đẻ trứng, cá mái rất dữ và có thể làm cá trống bị thương nghiêm trọng hoặc nặng hơn là có thể giết chết nó. Một con trống lớn có thể khống chế con mái một cách dễ dàng, và điều quan trọng hơn hết là bạn phải có nhiều hồ, nếu không bạn sẽ bị đọng khi cá con nở và lớn lên, vì cá lớn rất nhanh.
Chọn cặp cá ưng ý, nhưng các bạn phải xem nó có tới thời kỳ động đực ( cách dùng cho động vật 4 chân), phát dục chưa chứ.
chứ đâu thể xem đẹp tướng đẹp nét bắt bỏ ép được.
Thời kỳ cá trưởng thành và sinh sản được nế nuôi từ nhỏ đến lớn 6-8 tháng.
Cũng có trường hợp 6 tháng là cá đã phát dục ( nhất là cái mái), đôi khi trẻ em giờ cũng dậy thì sớm nữa là cá.
Nếu đến tuổi phát dục, cá mái sẽ có biểu hiện dọn tổ,.. bộ phận sinh dục lồi ra ngoài, cá có hiện tượng rùng mình.
Khi đã chọn được cặp cá ưng ý, cho cả 2 vào cùng 1 hồ, nên ngăn đôi bằng 1 tấm kính.
Nếu cá có những đặc điểm đó thì các you có thể bắt bỏ riêng, sau thời gian 1 tiếng đến 1 ngày nếu cá đã làm wen và chịu nhau .
Đợi cho đến khi nào chúng không còn tỏ vẻ hung hăng với nhau nữa thì hãy bỏ tấm kính ngăn đi. Nhớ là phải tiếp tục quan sát chúng để đề phòng rủi ro , phòng chúng "đánh nhau".
Sau khi 2 con cảm thấy thích hợp và bắt cặp với nhau thì cá mái sẽ có những sọc đen trên thân mình và bắt đầu dùng miệng dời sỏi hoặc làm sạch giá thể để làm tổ. Cá mái sẽ dọn dẹp sạch sẽ nơi nó dự định đẻ trứng, đôi khi con trống cũng tham gia công việc này.
Cá dùng mỏ dọn sạch giá thể ,cá mái lòi ra, và sẵn sàng đẻ trứng trong vòng 5-7 giờ. Con trống thì rất hung hăng và màu sắc có vẻ hơi "phai" một chút, nhưng bạn đừng bận tâm vì khi ép xong khỏang 2 ngày sau nó sẽ trở lại bình thường.
Đôi khi, việc cho cá La Hán sinh sản thực sự khó khăn dù chúng ta đã cố áp dụng đủ mọi phương pháp cần thiết. Mặc dù vậy, thị trường cá La Hán vẫn dồi dào ở mọi thời điểm trong năm chứng tỏ các nhà lai tạo chuyên nghiệp nắm giữ một số bí quyết hữu hiệu nào đó. Gần đây, khi có dịp xem một số băng đĩa về cá La Hán, tôi thấy các nhà lai tạo nước ngoài sử dụng phương pháp tiêm kích thích tố (lấy từ não thùy cá chép) để cho cá La Hán sinh sản. Đây là phương pháp kích thích sinh sản truyền thống được áp dụng cho rất nhiều loài cá khác nhau, tuy nhiên việc áp dụng cho cá La Hán cụ thể như thế nào vẫn là bí quyết và kinh nghiệm riêng của mỗi nhà lai tạo chứ chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể nào được công bố. Đối với người chơi cá thông thường, ai có đủ can đảm thử nghiệm trên con cá yêu quí của mình? Ai có đủ thời gian và đam mê để nghiên cứu vấn đề này rồi sau đó phổ biến lại một cách vô tư cho mọi người? Một số người coi việc cho cá La Hán sinh sản như là điều may mắn, có khi chợt đến thật dễ dàng nhưng có khi mòn mỏi chờ trông ngày này qua tháng nọ mà cặp cá vẫn trơ trơ. Hiện tượng xảy ra phổ biến nhất là khi cá cái đẻ trứng nhưng tất cả bị hư hết sau vài ngày, cá đực chỉ vờn tới vờn lui mà không chịu thụ tinh cho trứng. Vậy mới biết cá đực khó tính hơn cá cái trong việc sinh sản. Vậy đâu là bí quyết đơn giản và hiệu quả để người chơi cá có thể áp dụng được?
Sau đây là một số gợi ý rất cơ bản khi cho cá La Hán sinh sản:
1-Lựa chọn cá bố mẹ mạnh khoẻ và có các đặc điểm di truyền mong muốn. Cá cái bằng khoảng 85% kích thước cá đực. Cá cái thường đẻ hai lượt cách nhau từ nửa tháng đến 3 tuần, sau đó dừng khoảng 2 tháng trước khi đẻ đợt mới.
2-Cho cá ăn đầy đủ.
3-Trải đáy hồ bằng sỏi nhỏ và bố trí giá đẻ để kích thích bản năng làm tổ.
4-Thay một số lượng lớn nước hàng ngày và sục khí nhiều.
5-Kích thích cho cá đẻ bằng các cách sau: a/thêm vào hồ một vài con cá khác; b/che kín hồ để tạo cảm giác an toàn cho cặp cá; c/đặt hồ bên cạch hồ nuôi La Hán khác; d/chuyển cặp cá từ hồ trống sang hồ có chuẩn bị các điều kiện thích hợp để đẻ như giá đẻ, sục khí...
Nếu cặp cá vẫn không chịu đẻ nữa thì chúng ta phải nghĩ đến việc MÔ PHỎNG các điều kiện phù hợp với việc sinh sản của La Hán trong tự nhiên. Nghe tức cười quá vì cá La Hán là cá tạp giao (hybrid) nên không hề tồn tại ngoài tự nhiên, nhưng chúng vẫn thừa hưởng đặc tính của các loài thuần chủng lai tạo ra chúng. Các loài này phân bố ở Trung Mỹ và có thể sinh sản quanh năm nhưng đạt đỉnh điểm vào đầu và trong mùa mưa bởi vì lượng thức ăn tăng vọt ở thời điểm này. Mô phỏng các điều kiện môi trường vào thời điểm đầu mùa mưa có thể kích thích cho chúng hay cá La Hán đẻ.
Sau đây là một số gợi ý:
Mục Hiện tượng Mô phỏng
Lượng thức ăn tăng Lượng thức ăn tăng vọt sau một thời kỳ khan hiếm thức ăn vào cuối mùa khô. Để cá đói vài tuần trước khi cho chúng ăn đầy đủ trở lại.
Chủng loại loại thức ăn thay đổi Ấu trùng muỗi, các loài côn trùng sống trong nước, trứng và cá con của những loài cá khác xuất hiện. Thử cho cá ăn các loại thức ăn tương tự.
Nồng độ ô-xy trong nước tăng Nước mưa làm tăng lượng ô-xy trong nước. Sử dụng máy sục khí.
Nồng độ chất hoà tan giảm Mùa khô kéo dài dẫn đến nồng độ muối và chất mùn hữu cơ trong nước tăng. Khi mùa mưa đến, lượng nước tăng làm nồng độ các chất hoà tan giảm. Độ cứng và độ pH đều giảm. Tăng nồng độ chất mùn hữu cơ hoà tan và muối (phân hoá học, CaCO3, MgSO4) rồi sau đó giảm nồng độ của chúng bằng nước trong.
Nhiệt độ nước thay đổi Nhiệt độ nước thường thấp do mây và nước mưa. Sử dụng đầu nhiệt để tăng nhiệt độ nước. Điều chỉnh nhiệt độ trên đầu nhiệt giảm dần cho đên khi tắt hẳn. Cho chạy máy lạnh trong phòng đặt hồ hay bỏ nước đá vào hồ.
Mực nước tăng Mực nước tăng làm áp suất dưới đáy tăng. Khoảng cách từ đáy đến mặt nước tăng. Giảm 25% mực nước rồi tăng dần trong vài ngày cho trở lại mức bình thường.
Xuất hiện nhiều địa điểm trú ẩn Mực nước tăng làm ngập rễ và thân cây, tạo ra nhiều địa điểm đẻ trứng. Thay đổi cấu trúc hồ bằng cách trồng cây, đặt thêm đá và rễ cây.
Ánh sáng giảm Lượng chiếu sáng giảm do bị mây che. Giảm thời lượng và cường độ chiếu sáng.
Thời điểm thích hợp "Đồng hồ sinh học" bên trong cá tự phát hiện đâu là thời điểm đẻ trứng thích hợp. Áp dụng cho những cá thể bắt trực tiếp ngoài tự nhiên.
Âm thanh Tiếng mưa rơi và tiếng sấm có thể kích thích cho cá đẻ.
Bơm nước chảy vào tấm mica có khoan lỗ nhỏ. Nước giọt xuống hồ giống tiếng mưa rơi.
La Hán đời đầu mang đặc điểm của mấy con Trimac, Midas, Red-head. Nhiều tài liệu nói vậy rồi, do họ quan sát thôi chứ cụ thể thành phần lai tạo ra sao thì chỉ có nhà lai tạo biết rõ; vả lại, có quá nhiều nhà lai tạo tham gia vào thị trường này cho nên...Còn các La Hán đời sau trông tương tự các loài trong chi Vieja...Có phải bạn có nhắc đến hồng két? Trước đây, cũng có một số La Hán có thân ngắn cũn cỡn như hồng két nhưng có lẽ không được thị trường ưa chuộng lắm nên biến mất rồi
__________________
THÀNH VIÊN CLB CÁ RỒNG SÀI GÒN
--------------------------------------------------------------------------------
Sửa lần cuối bởi LongXD : 06-07-2006 lúc 02:11 AM.
LongXD
Xem thông tin cá nhân
Gửi tin nhắn cho LongXD
Tìm tất cả bài viết của LongXD
#6 05-07-2006, 11:58 PM
LongXD
cá mắm suốt ngày Ngày tham gia: 21 Mar 2006
Thành phố: Bến Cảng Nhà Rồng
Tuổi: 30
Bài viết: 1,450
Cảm ơn: 117
Được cảm ơn 110 lần trong 74 chủ đề
VI /. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN ĐỂ BẢO VỆ CÁ
Bài viết dưới đây hướng dẫn căn bản việc bảo quản cá La Hán. Những người nuôi cá kinh nghiệm đều tuân thủ theo. Nhưng cũng có một vài thông tin chưa thích hợp. Bạn nào biết nhiều hơn xin bổ xung giúp nha.
Nhiệt độ
Như hầu hết cá loài cá nhiệt đới, La Hán phát triển ở nhiệt độ khoảng 20 - 30 độ C. Đề nghị nhiệt độ dao động 28 - 31 độ C.
Môi trường nước
Một trong những tiêu chuẩn quan trọng bảo quản cá là độ pH trong nước. Độ pH đo lường tính axít hoặc tính kềm trong nước. Độ pH từ 0 - 14. La Hán đòi hỏi nước có tính kềm giữa 7.5 - 8. Để duy trì môi trường nước ổn định, cần thay nước 1 tuần 1 lần. Nên cho san hô và sỏi để duy trì độ ổn định của pH. Như những loài cá khác, sự thay đổi đột ngột dẫn đến thay đổi độ pH gây ra thiệt hại cho La Hán. Để phòng ngừa vấn đề này, cần phải kiểm tra định kỳ độ pH.
Hệ thống lọc
Nhìn chung La Hán d6ẽ bảo quản. La Hán là loài cá khoẻ mạnh. Nhưng để thấy được những ưu việt của cá (màu sắc, đầu gù và thể trạng nói chung) thì chúng ta nên kết hợp hệ thống lọc hiệu quả. Có khá nhiều hệ thống lọc trên thị trường. Hệ thống lọc nên hội đủ các tiêu chuẩn sau:
* Dễ dàng vệ sinh
* Động cơ đủ công suất
* Lọc bẩn tránh bị nghẹt
Sau cùng là việc thay nước cũng rất quan trọng.
Thay nước
Việc thay nước là việc vặt vãnh đôi khi làm người ta ngại. Để duy trì hồ nước được tốt, cần thay nước định kỳ tối thiểu 01 tháng 01 lần. Bảo đảm nước trong sạch; độ pH ổn định và nhiệt độ lý tưởng không cho biết được nước trong hồ có sạch hay không. Ngoài ra, không có hệ thống lọc nào có thể bảo đảm nước sạch hoàn toàn. Hơn nữa nếu nước được thay thường xuyên thì bảo đảm sức khoẻ và sự phát triển của cá. Chắc chắn rằng chúng ta không tính được phần mặt nước bên trên bị bốc hơi. Phần dơ sẽ bị giữ ở lại.
Dòng chảy/lượng nước
Đa số người nuôi sẽ trông chừng lượng nước trong hồ. Nó cũng cần cho sức khoẻ của cá.
Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần quan tâm:
* Làm dịu bớt sự nóng ấm lên của nước. Nói một cách khác, hãy hòa nước cho nhiệt độ phân phối đều trong hồ.
* Nó cũng giúp cho khí oxy được phát tán đều.
* Ngăn cản bớt lớp màng trên mặt nước mà chính lớp này làm cản trở sự trao đổi khí giữa không khí bên ngoài và nước trong hồ.
Lợi ích của muối :
Muối tạo sự ổn định. Ở một vài khu vực, sự phân hủy muối trong nước không cao, và bể cá có muối làm cho cá có cảm giác như đang "ở nhà". Muối có tác dụng như thuốc tẩy, giúp giết chết các ký sinh. Muối còn cung cấp điện tích Natri và Clor giúp môi trường sống của cá được ổn định.
Những đặc điểm cơ bản
La Hán là lòai có họ hàng với Loài cá ở vùng Nam Mỹ họ Cichlid thì rất hung hăng và mang tính hoang dã của địa phương. Chúng không thể cùng sống chung với nhau. Do vậy nếu bạn định nuôi 2 con La Hán hoặc nhiều hơn trong cùng 1 hồ thì bạn nên ngăn hồ ra. Điều này sẽ ngăn cản sự xung đột giữa chúng, dẫn đến thương vong.
Tiêu chuẩn chọn lựa cá đẹp
1. Dáng : nên dày và có hình bầu dục tựa như giọt nước. Bụng đầy đặn và không có nếp gấp.
2. Sắc : Cá la hán thường có màu đỏ nổi bật từ má đến bụng.
3. Vảy : Có màu xanh lơ ở khắp thân.
4. Đầu : Đầu gù nên cân đối với thân hình cá, không chọn cá có đầu xiên xẹo hay quái dị.
5. Đuôi và Vây : Luôn xòe rộng và vây luôn ở vị trí thẳng đứng.
6. Mắt : lanh lợi , khõan cách mắt càng rộng thì đầu càng lớn.
7. Đốm ngang màu đen ( Thường gọi là chử ) Đậm và dày, biểu hiện cho sức khỏe và sự hấp dẩn của chú cá, nên xem xét tòan thân để chọn lựa ( Tùy theo giống có chử hay không có chử).
__________________
THÀNH VIÊN CLB CÁ RỒNG SÀI GÒN
--------------------------------------------------------------------------------
Sửa lần cuối bởi LongXD : 06-07-2006 lúc 02:14 AM.
LongXD
Xem thông tin cá nhân
Gửi tin nhắn cho LongXD
Tìm tất cả bài viết của LongXD
#7 06-07-2006, 12:02 AM
LongXD
cá mắm suốt ngày Ngày tham gia: 21 Mar 2006
Thành phố: Bến Cảng Nhà Rồng
Tuổi: 30
Bài viết: 1,450
Cảm ơn: 117
Được cảm ơn 110 lần trong 74 chủ đề
VII /. PHƯƠNG PHÁP LÀM CHO CÁ LÊN ĐẦU
Theo như mình thấy : Tất cả những ai đang nuôi và yêu thích cá LH đều cùng chung 1 sự quan tâm đó là làm sao cho chú cá của mình lên đầu và làm sao để chú cá đang lên đầu của mình có thể giữ nguyên đầu và ngày càng to lớn thêm.
Đã nói cá LH đẹp thì theo mình nhất thiết con cá đó phải có hình dáng cân đối, màu sắc tươi sáng, tính tình sung mãn và quan trọng nhất là phải có "1 cái đầu u" đúng không các bạn?
Theo như ý của riêng mình thì tiêu chuẩn để có 1 con cá LH đẹp là như sau :
1 - Phải có "cái đầu"
2 - Phải có hình dáng đẹp
3 - Phải có màu sắc đẹp
4 - Phải có bản tính thật sung
5 - Giống
Theo các yếu tố trên thì có bạn nào đồng ý giống như vậy với mình không?
6 - Hiện nay trên thế giới, LH chưa được thống nhất 1 tiêu chuẩn chung nào cả, mà do thị hiếu của người tiêu dùng tự đánh giá.
Vì theo mình, nếu 1 con cá LH mà có đủ các yếu tố khác, nhưng lại thiếu mất yếu tố "phải có cái đầu" thì con cá đó giá trị không cao. Vì đã là cá LH thí nhất thiết phải có đầu mới là đẹp đúng không các bạn? Dù là giống nào đi nữa : châu hay chữ hay màu mà không có đầu thì cũng làm cho người chơi không thích bằng "có cái đầu" , đúng không? .Con cá nào đã đẹp về hình dáng, màu sắc mà còn "có đầu" nữa thì chắc chắn là không ai mà không thích, đúng không các bạn ?
Ngoài ra cá phải có tính tình thật sung, thật dạn dĩ thì mới thích. Cá LH mà không sung, không cắn xé thì đâu còn là LH nữa. 1 con cá LH mà bơi lội thong dong chậm chạp và hiền lành như 1 con cá dĩa thì ai thích đây?
Nói về phương pháp nuôi thế nào, huấn luyện thế nào để cho cá "lên đầu" thì đúng là có thể nói mỗi người có "bí kiếp riêng" và có thể cũng là " bí truyền" nữa. Vì đâu phải cứ áp dụng phương pháp như thế này hay nuôi nấng chăm sóc cá như thế kia thì con cá sẽ lên đầu như công thức đâu , đúng không?
Các bạn nào đã nuôi cá rồi thì chắc hẳn cũng đã áp dụng nhiều phương pháp và mong muốn con cá mình lên đầu, tuy nhiên có bạn nào cứ nuôi thì cá cứ lên đầu đều đều không?
Theo như mình thấy, cá La Hán muốn đẹp thì trước tiên nó phải được thừa hưởng gien "có đầu" của cá cha mẹ. Nếu cá cha mẹ mà không có đầu thì tỉ lệ cá con lên đầu sẽ rất thấp và có thể =0
Còn về phương pháp thì có thể nói vô số :
Trước khi vào nói phương pháp, chúng ta cần phải hiểu rõ về thời kỳ phát triển của LH
Giai đoạn cá La Hán phát triển 6 - 8 tháng là phát dục, có khả năng sinh sản.
Ta nên chia ra các giai đọan dể nuôi cá.
Giai đọan đầu: cá mới nở và phát triển vài tuần tuổi.
Giai đọan giữa: khi cá đã đạt kích thước từ 6 - 10 cm: đây là giai đoạn phat triển mạnh nhất ở cá( như trẻ em đang độ tuổi dậy thì, cần vận động, cho ăn uống, học tập hợp lí sẽ mau "nhổ giò" về chiều cao ), chúng ta cần bồi bổ các loại thức ăn tốt nhất có lợi cho cá : Tôm tép, cá lóc, cá trâm.... các loại thức ăn hạt, viên ( nên chọn loại nổi tiếng dù có mắc gấp 2 nếu bạn muốn đầu tư 1 con cá tốt ) và các loại vitamin dạng nước cho cá..... và môi trường sống phải rộng rải và lí tưởng.
Đúng là môi trường sống tốt như: Hô kích thước rộng để cá bơi lội, nước tốt,.....nhưng ko phải nhất thiết như thế là cá mới có đầu u to được, tôi đã áp dụng : cho con Châu Mã Lai, Red Shock sống trong cái hồ 40x20x20 cm vẫn phát triển tốt và lên đầu ok như thường, cho nên tôi khuyên bạn tùy kinh tế mà áp dụng ko nên nhất thiết phải như khuôn mẫu đc. Và tôi cũng đã nói là 50% là o con cá của bạn nó sở hữu gin từ bố mẹ nó và cộng thêm 1 chút may mắn nữa.
Trước tiên con cá phải được nuôi cho tốt , nước hồ phải sạch ( mà theo mình thấy là dòng nước chảy làm cho cá rất thích - những con cá hay đưa miệng táp ngay chỗ dòng nước chảy xuống và ra vẻ thích thú lắm ). Nhưng nếu dòng nước chảy mạnh quá thì cũng không tốt, vì như thế cá ít được nghỉ ngơi, sẽ làm cho cá khó "tăng cân".Mà 1 con cá suy dinh dưỡng thì khó mà có đầu được. Vì đầu ngoài do cấu tạo xương còn được góp bằng mỡ thừa nữa , đúng không các bạn?
Có người nói là phải nuôi riêng mỗi con cá 1 hồ thì cá mới lên được. Mình cũng đồng ý với ý kiến trên. Mình từng nuôi một số cá con. Theo như mình thấy thì dù bầy cá có thật tốt, nhưng nếu không được tách riêng ra thì cá cũng chỉ nhú nhú đầu 1 tí thôi chứ không thể nào to được. Phải tách riêng thì cá mới lên. Vì có thể mỗi con cá khi ở trong lãnh địa của riêng nó thì nó sẽ cố mà to cái đầu lên để chứng tỏ bản lĩnh và cũng để bảo vệ cái lãnh địa riêng đó nữa. Nhưng khi tách ra riêng cũng có nhiều trường hợp đa dạng lắm.
"Soi kiếng" thường xuyên sẽ làm cá "xung" và mau lên đầu
Có người tách cá ra riêng là tách hẳn , không cho cá tiếp xúc hay thấy con cá nào khác. Rồi lâu lâu lại để tấm kính nhỏ cho cá thấy hình dáng của mình trong kiếng rồi ngỡ là 1 con cá lạ nào khác đang xâm nhập vào lãnh địa của nó vì thế cá sung lên và giúp cho cái đầu nó to lên. Mình cũng từng áp dụng phương pháp này và thấy đây là phương pháp phổ biến và đạt hiệu quả ( Tuy nhiên tùy thuộc vào con cá nữa, cộng 1 chút may mắn ) . Song song đó mình cũng từng áp dụng là có một số con cá mình tách ra riêng nhưng không cách li hẳn. Mình vẫn để cho nó thấy những con cá khác trong cái hồ để kế bên cách 1 tấc và kết quả là đôi khi con cá đó lên đầu rất dữ , nó lên đầu rất to và mau. Có lẽ là khi đó nó vẫn cảm nhận được lãnh thổ của riêng nó và nó cố mà thể hiện mình trước những con cá khác "chưa được ra riêng".
Có người lại nói là cho cá mái vào để kích thích tính đực của cá trống , điều này sẽ làm cho cá trống lên đầu. Cách này mình thấy không triệt để cho lắm . Đúng là có con cá sau khi chúng ta cho cá mái vào ở chung vài ngày rồi lấy cá mái ra thì nó lên đầu to hơn lúc trước thât. Nhưng đâu phải cứ cho cá mái vào là cá trống mới to đầu lên.Vì như ai cũng biết : khi ta cho 1 con cá đực có đầu to ép đẻ với cá mái thì cá trống sẽ bị xẹp đầu sau đó. Vậy ta cứ vài ngày lại cho cá mái vào là nó sẽ lên đầu sao? Đâu có dễ như thế phải không các bạn?
Có người còn nói là cho vào 1 con cá con cho nó cắn chết, như thế sẽ kích thích nó. Điều này không đúng. Khác nào việc cho 1 con LH mái vào cho nó cá. Vì nếu đơn giản như thế thì mình có thể có những con cá trống "bung đầu" chỉ bằng cách vài ngày lại cho nó cắn chết 1 chú cá con sao? Đâu có đơn giản như thế.
Có người còn nói là cho vào 1 con cá LH nhựa mà anh em có thể mua ở tiệm cá cảnh cho nó cắn mà ko sợ chết cá, cách này cũng hay ok lắm, tuy nhiên các góc cạnh nhọn của con cá nhựa có thể làm cho con LH của bạn bị thương khi con Lh của bạn quá sung chiến đấu với con LH nhựa
Theo mình thì trước tiên nên tách cá ra riêng , nhưng không cách li hẳn , để cho cá sung 1 thời gian. Sau đó chúng ta cách li riêng ra và dùng kiếng rà để cho cá dạn dĩ và rượt đuổi theo tay. Có thể cho cá mái vào khoảng 1-2 ngày để kích thích cá trống. Nhưng phải canh chừng vì có thể 2 con sẽ cắn xé nhau đến chết
Chúng ta phải đùa giỡn với cá mỗi ngày để cá quen chủ , 1 con cá thích quấn quít đùa giỡn với người thì đầu se dễ to lên hơn.
Theo mình thì để có thể đạt hiệu quả tốt nhất là ta nên biết được tâm tính riêng của mỗi con cá rồi tuần tự áp dụng những phương pháp trên cho phù hợp.
Như thế sẽ mong đạt được hiệu quả hơn.
Trên đây là 1 vài ý kiến của riêng mình và áp dụng thành công cũng có mà thất bại cũng có , mong các bạn góp ý thêm nhé !
Như đã nói nói ngoài các yếu tố :
1 - Phải có "cái đầu"
2 - Phải có hình dáng đẹp
3 - Phải có màu sắc đẹp
4 - Phải có bản tính thật sung
5 - Giống
......................
Một chi tiết kha khá quan trọng là: việc ăn uống cũng góp phần làm tăng trưởng cái "đầu gù" của cá.
Nói như thế ko có nghĩa là cứ ép cá phải ăn, mà phải có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lý và đều đặn, ko cho cá ăn quá nhiều thực phẩm chứa cholesterol (chà, ko biết chữ này có đúng ko nữa, lâu quá ko viết quên đâu mất rồi ).
Chúng ta hãy để ý 1 chút rằng: những con cá có "đầu" to thường ăn nhiều hơn những con ko có. Từ đó do thấy ngoài việc "tốt giống" thì cá còn phải biết tích trữ năng lượng cho riêng mình. Và cái mà người ta gọi là "đầu hơi" thực chất là mỡ do cá tích trữ.
Hiện nay nhu tôi biết là anh em bảo là LH có 2 loại đầu: đầu xương và đầu hơi.
Có thể là nhận định ban đầu đúng, nhưng thật sai lầm khi bạn quan niệm như thế.
tôi đã kiểm chứng được biết.
Hình ảnh đã được thay đổi kích cỡ để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào thanh này. Hình ảnh gốc có kích cỡ 886x591 dung lượng 34KB.
Đầu cá có khoảng trống
Hình ảnh đã được thay đổi kích cỡ để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào thanh này. Hình ảnh gốc có kích cỡ 886x591 dung lượng 35KB.
Nếu để ý kỹ anh em sẽ thấy 1 miếng xương đầu nhỏ
Hình ảnh đã được thay đổi kích cỡ để xem hình ảnh nguyên gốc hãy nhấn vào thanh này. Hình ảnh gốc có kích cỡ 886x591 dung lượng 62KB.
Các chú cá mà anh em cho là đầu xương : cá vẫn có đầu to và ổn định ko lên xuống thất thường. OK. Tôi rờ đầu chúng thấy khối thịt u chắc, cũng hơi mền . Và tôi có 1 anh bạn đã từng xẽ thịt 1 chú LH đầu xương, nhưng sau khi giả phẩu chả thấy miếng xương cá nào nhô cao cả, xương trên đầu cá rất nhỏ, khối thịt u to mà anh em cho là đầu xương thật ra vẫn chỉ là các khối thịt thôi. Tôi rờ đầu chúng thấy khối thịt u chắc, cũng hơi mền
Các chú cá mà anh em cho là "đầu hơi" thực chất là mỡ do cá tích trữ : cá vẫn có đầu to và và rất to, lên xuống thất thường, ko ổn định ( tùy đk ). Tôi rờ đầu chúng thấy khối thịt u chắc, cũng hơi mền , chắc ăn hơn tôi đã cho các chú LH đầu hơi của tôi "biểu diễn" cho chúng nhảy khỏi mặt nước khi tôi cho tay vào hồ , khí nó nhảy lên mặt nước để đớp tay tôi thì đầu nó đụng phải tấm ngăn nhựa tôi để đậy hồ, sau 3 lần "chú ta" nhảy lên và đều bị dụng đầu, tôi quan sát và có thấy 1 bên phần đầu của cá bị mốp, xẹp. Sau mấy ngày vẫn ko khỏi.
Anh em bảo đầu hơi là đầu rỗng( trên phần cá 1 phần trống khi hơi vào làm cho nó căng lên và to), nếu như thế tạo sao lại gọi là "đầu hơi" thực chất là mỡ do cá tích trữ . Câu nói của anh em mâu thuẩn quá, Và tôi cũng đã kiểm trứng khi mỗ đầu cá hơi ra, cũng chỉ là khối thịt to.
Có thể giải li đơn giản đầu hơi và đầu xương như sau:
Vì đầu ngoài do cấu tạo xương còn được góp bằng mỡ thừa nữa, trong cấu tạo phần đầu, các sớ thịt hay mỡ có phần xốp( gọi là các xoang rỗng), khi cá xung thì không khí đ vào làm cho các xoang đó phồng to lên tùy con cá có cấu tạo như thế nào về gen, thể chất.... mà khối thịt to hay rỗng. nên mới có viêc con LH này đầu to thế kia lúc lên lúc xuống, có con to những vẫn thường dù cho Mỹ có ném bơm sát nhà chúng
Còn việc đầu hơi như thế nào như anh em nói thì phải có cuộc nghiên cứu rõ ràng. Vì thực chất hiện giờ cá LH chỉ được chuyên gia làm sao cho đầu to, màu sắc đồng nhất phong phú, và họ cũng chưa thật sự hiểu rõ sao đầu cá to ổn định và rất to và ko có đầu. Phai có 1 cuộc nghiên cứu về khoa học mới hiểu rõ về cái gọi là nghiên cứu tìm hiểu về cá
Cụ thể như cái đồ hút nước cá hàng ngày anh em dùng để dọn phân thức ăn thừa..... , nếu để ý cái phần dùng để bóp tạo áp lực để nước chảy có 1 miếng nhựa nhỏ chặng lại. Khi anh em bóp mạnh nó chảy nước và miếng nhựa đó hở qua 1 bên, bóp 1 nhẹ thì nó ko hở . Có thể cách ví dụ này ko làm anh em hiểu rõ .
Có người bảo :Chúng ta hãy quan sát kỹ những con cá có "đầu" to thường có cái "nọng mỡ" (chỗ ngực cá) lớn hơn những con ko có.
Tôi đã quan sát và nghiên cứu kỹ các giống La Hán mà tôi hiện đang nuôi
Red Shock, Châu Ma Lai, Hoàng Kim, ....
Trong đó có rất to con, có cái "nọng mỡ" (chỗ ngực cá) lớn hơn nhưng dầu chúng vẫn ko cao to bao nhiêu, có những con chả có miếng nào cái "nọng mỡ" ấy, thế mà đầu vẫn to như thường.
Việc có cái "nọng mỡ" (chỗ ngực cá) lớn hơn các con ko có là do chúng ăn được nhiều, bao tử lớn....hocmon phát triển... thê thôi ko ảnh hưởng gì đến việc cái đầu cả. Ngay cả các con La Hán đoạt giải, lên poster bán đầy đường cũng chả có cái "nọng mỡ" (chỗ ngực cá) lớn hơn ai cả. Nói đúng hơn cái "nọng mỡ" ấy chính là phần mang của con cá, chứ ko là gì cả, như đã đề cập cá ăn nhiều mập thì cái "nọng mỡ" ấy sẽ lồi ra ngoài nên anh em thấy rõ hơn, còn các con cá ít ăn ko mập mập thì vẫn có nhưng ko to lắm. cái "nọng mỡ" (chỗ ngực cá) ko quyết định con cá đó đầu to bao nhiêu.
Tiếp theo là vấn đề nuôi chung 1 bầy mà cá ko lên đầu. Là do nuôi chung 1 bầy, những con cá tranh giành nhau mà ăn, có con ngốn cho 1 họng đầy ắp thức ăn, có con chẳng có miếng nào dính kẽ răng thì thử hỏi làm sao có đủ năng lượng tích trữ giúp cho "đầu" cá phát triển tốt ? + thêm việc đánh nhau trầy da tróc vẩy tốn nhiều năng lượng để phục hồi. Và giờ đây giải pháp tốt nhất là tách riêng từng con ra, chúng ở 1 mình muốn ăn bao nhiêu thì ăn (nhưng còn phụ thuộc vào chủ nhân của chúng nữa) và nhất là ko còn cắn lộn nữa ----> ko tốn tí "ka-lo" nào cả.
__________________
THÀNH VIÊN CLB CÁ RỒNG SÀI GÒN
--------------------------------------------------------------------------------
Sửa lần cuối bởi LongXD : 06-07-2006 lúc 12:51 AM.
LongXD
Xem thông tin cá nhân
Gửi tin nhắn cho LongXD
Tìm tất cả bài viết của LongXD
#8 06-07-2006, 12:07 AM
LongXD
cá mắm suốt ngày Ngày tham gia: 21 Mar 2006
Thành phố: Bến Cảng Nhà Rồng
Tuổi: 30
Bài viết: 1,450
Cảm ơn: 117
Được cảm ơn 110 lần trong 74 chủ đề
IX./ CÁCH TRỊ BỆNH CHO CÁ LA HÁN.
Phương Pháp và Bản Chuẩn Đoán Bệnh Của Cá
Trong nhiều trường hợp, vai trò của người có chuyên môn là không thể bỏ qua, vì hiểu biết với thuốc hoặc chuẩn đoán không chính xác nếu không được đào tạo chuyên môn.
Trong quá trình điều trị, chỉ số nước-trừ một phương pháp duy nhất-không được thay đổi.
1.Điều trị bằng nhiệt độ:
Tiến hành trong bể TS.
Chống nhiễm nhẹ Ichthyophtirius, Oodinium và một số ký sinh ngoài da(Costia/Trichodina)
Cách chữa:chỉ tiến hành trong bể sạch sẽ với dưỡng khí dồi dào. Tăng nhiệt độ từ từ 1°C/h
-Với Ichthyophtirius, nhiệt độ 30°C kéo dài 10 ngày
-Với Oodinium, 33-34°C kéo dài 24-36h
Lưu ý Theo dõi, nếu cá có biểu hiện mất thăng bằng, dừng ngay điều trị.
2.Ngâm Formalin:
Tiến hành trong xô, chậu.
Chống nhiễm giun ký sinh trong mang, trên da và nhiều loại ký sinh bên ngoài khác.
Cách chữa: 2-4ml Formalin(35-40%) trên 10l nước, ngâm cá trong thời gian tối đa 30min
Lưu ý Theo dõi, nếu cá có biểu hiện mất thăng bằng, dừng ngay điều trị.Đưa cá trở lại bể.
Nguy hiểm Formalin là chất gây bỏng rộp, không để tiếp xúc với da, mắt, miệng. Đề phòng trẻ em.
3.Ngâm muối:
Tiến hành trong xô, chậu
Chống nấm, Ichthyophtirius, nhiễm giun nhẹ trong mang, trên da.
Cách chữa: 10-15g muối trên 1l nước, kéo dài 20min
Lưu ý Với Ichthyophtirius, bắt buộc điều trị toàn bộ cá trong bể-quan trọng-sau 48-72h lần ngâm thứ nhất, tiếp tục ngâm lần thứ hai
4.Malachitgreenxalat:
Tiến hành trong bể.
Chống Ichthyophtirius, nấm. Khi một con bị nhiễm bệnh, bắt buộc điều trị cả bể.
Cách chữa: 0,15-0,2mg/l 4-6h ; 0,04mg/l 7-10 ngày
Lưu ý sục khí mạnh cho bể. Thay nước sau mỗi 3 ngày, bổ xung thuốc vào lượng nước mới.
5.Furazolidon:
Tiến hành trong bể, tốt nhất với hiệu 'Aquafuran'
Chống nhiều vi khuẩn gây bệnh, cũng như thời kỳ đầu của bệnh chướng bụng.
Cách chữa xem chỉ dẫn của thuốc.
Lưu ý Nguyên nhân viêm nhiễm vây, chướng bụng thường do môi trường nuôi xấu.
6.Trị bệnh lỗ trên đầu, ký sinh đường ruột:
-Với lỗ trên đầu, tăng lượng Vitamin trong thức ăn. Bệnh xẩy ra do thiếu Vitamin, thường do chỉ dùng một loại thức ăn
-Khi bị ký sinh đường ruột (phân trắng, nhớt, kéo dài). Dùng Metronidazol (hiệu Clont) 4-7mg/l, kéo dài 4 ngày.
-Khi bị sán lải (Camallanus)-đuôi của sán kéo dài ra hậu môn khi cá đứng yên, dùng Flubendazol (Flubenol 5%) 200mg/100l, kéo dài 5-8 ngày.
Xem hình lớn: http://i43.photobucket.com/albums/e3...g/tabelle2.jpg
Xem hình lớn: http://i43.photobucket.com/albums/e3...oong/medi2.jpg
7. Nguyên nhân gây bệnh:
Bài này có sử dụng nhiều bài viết của nhiều tác giả.
@ Mong nhận được sự góp ý bổ xung của các bạn.
__________________
THÀNH VIÊN CLB CÁ RỒNG SÀI GÒN
--------------------------------------------------------------------------------
Sửa lần cuối bởi LongXD : 06-07-2006 lúc 01:01 PM.
LongXD
Xem thông tin cá nhân
Gửi tin nhắn cho LongXD
Tìm tất cả bài viết của LongXD
#9 06-07-2006, 07:50 AM
new fish
Thành viên tích cực Ngày tham gia: 14 Apr 2006
Thành phố: TP HCM
Tuổi: 14
Bài viết: 499
Cảm ơn: 0
Thanked 1 Time in 1 Post
Các mod nên đưa bài này lên thay cho bài kia vì bài này hay hơn rất nhiều,còn có ảnh nữa chứ
__________________
Rút tay ra khỏi giang hồ
new fish
Xem thông tin cá nhân
Gửi tin nhắn cho new fish
Tìm tất cả bài viết của new fish
#10 06-07-2006, 10:25 AM
Son Q4
( VLC ) Vui là chính ? Ngày tham gia: 04 Apr 2006
Thành phố: Sân bay Biên Hoà
Bài viết: 2,624
Cảm ơn: 11
Được cảm ơn 47 lần trong 17 chủ đề
Thêm phần nước và thời tiết ,nhiệt độ nước nữa Tramanhfashion ơi.....
Nếu xin phép DN được gom bài Lọc Đáy of DN vào nhé...
__________________
Hội lai Rai ....Mời các bạn tham gia
Vài hình ảnh của Hội Lai Rai
Son Q4
Xem thông tin cá nhân
Gửi tin nhắn cho Son Q4
Tìm tất cả bài viết của Son Q4
#11 06-07-2006, 08:58 PM
Người làm vườn Ngày tham gia: 04 Jun 2004
Thành phố: Hà Nội
Tuổi: 51
Bài viết: 4,814
Cảm ơn: 569
Được cảm ơn 1,470 lần trong 606 chủ đề
Các ý kiến liên quan đến ý kiến của U&I mình đã tách ra Góp ý cho khỏi loãng chủ đề.
Mọi người tập trung vào chuyên môn chỉnh sửa câu chữ các bài trên cho ngon lành với để mình đẩy lên website nhé
Có thể trích câu nào đó và post chỉnh sửa để thống nhất luôn rồi tôi sửa lại vào bài chính
__________________
Các bạn hãy giúp đỡ diễn đàn bằng cách thông báo bài viết vi phạm bằng nút trên bài viết đó nhé. Xin cảm ơn!.
Nội quy tham gia diễn đàn - điều chỉnh sửa đổi 6-2007
Xem thông tin cá nhân
Gửi tin nhắn cho tienbm
Tìm tất cả bài viết của tienbm
#12 06-07-2006, 09:16 PM
KingQueen
Thành viên chính thức Ngày tham gia: 06 Jun 2006
Thành phố: Đầu đội trời chân đạp đất
Bài viết: 180
Cảm ơn: 0
Được cảm ơn 2 lần trong 2 chủ đề
Trích dẫn: (sữa lỗi chính tả).
CÁ LA HÁN (FLOWERHORN)
I/GIỚI THIỆU
Sau phong trào chơi cá Dĩa (Dicus) thịnh hành một thời gian dài.Tiếp theo là cá Rồng(Arowana) trên trục năm.Và từ năm 2001, làng cá cảnh thế giới đã đón nhận một lòai cá hòan tòan mới: "Hoa La Hán".
Cá "Hoa La Hán" còn gọi là "La Hán" và có tên tiếng anh là "Flower Horn"(Hoa Sừng), tên gọi này diễnm tả theo hình thể của cá : Màu sắc rực rỡ, trên đỉnh đầu cá trưởng thành thường nổi khối u khá lớn như tấm sừng. Đây là những tên gọi chung vì dựa vào mằc sắc, hoa văn trên than cá mà còn khá nhiều tên gọi khác
như: "Trân Châu Hoa La Hán", "Trân Châu Kỳ Lân", "Hoa La Hán Hòang Kim", "Kim Phật", "Hỏa Kỳ Lân", "Hổ Diện", "Hỏa Thần", hoặc dài dòng như "Hòang Kim Trân Châu La Hán Hồng Vĩ Hình"...v.v.v.. Cuối cùng tên khoa học của cá là "Rajah cichlasonma", tên ghép từ tiếng Mã Lai "Rajah" (?) với "Cichlasonma" là danh từ chung của khoảng 25 loài trong họ cá Cichlidae(họ cá Rô phi) gốc Nam Mỹ.
Nếu cá Dĩa và cá Rồng có sẵn trong tự nhiên, được thuần hóa thành cá cảnh. "Hoa La Hán" lại xuất hiện hòan tòan do bàn tay con người tại bể nuôi Mã Lai và Singapore. Sự ra đời của " Hoa La Hán" giống như một truyền thuyết, người ta cho rằng những tay kinh doanh cá cảnh đã trải qua suốt thập niên 1990 để hòan thành tác phẩm "Hoa La Hán". Khỏang 4 năm trước, "Hoa La Hán" được giới thiệu tại Mã Lai và Singapore, nó đã tạo nên một cơn sốt kéo dài đến nay. Tại Singapore, trước hiện tượng bán đắt như tôm tươi của "Hoa La Hán", Ông Wee Koon, chủ tịch của Hội Sanh Sản Cá Cảnh Nhiệt Đới đã phát biểu: "Chưa bao giờ trong lịch sử kinh doanh cá cảnh tại Singapore lại cuồng nhiệt như vậy ....". Thánh 3 năm 2001, Mã Lai tổ chức cuộc thi cá "Hoa La Hán". Ngay lập tức, phong trào nuôi cá "Hoa La Hán" nhanh chóng lớn mạnh, lan tỏa đến Thái Lan,Indonesia,Đài Loan,Trung Quốc,Nhật Bản......(xin chúc mừng tong đó có Việt Nam chúng ta,hì..).Để làm người nuôi cá thõa mãn hơn, một tạp chí chuyên đề: "Malaysia Rajah Cichlasonma" được phát hành song ngữ Trung-Anh văn ra tòan thế giới. ( Tiếc là tới giờ này trên kệ sách của Việt Nam kiếm ko ra một trang của cuốn tạp chí này. Tôi biết thêm là trên các website của nước ngoài có bán sách về "Hoa La Hán", mà Việt Nam ko có, chả biết sao Nhà Sách Trí Việt ko mua bản Quyền về dịch cho dân cá cảnh Việt Nam ha Vì sao "Hoa La Hán" có sức hấp dẫn mãnh liệt đến thế ? Anh em nào biết xin phát biểu thay tôi nào :.............................. .
Nhận xét khách quan thì "Hoa La Hán" là loài cá dễ nuôi, màu sắc đa dạng, đi cùng với nhiều tên gọi hấp dẫn như "Phát tài La Hán", "Phong thủy La Hán" do suy đóan khác nhau từ đặc điểm mằc sắc, hoa văn của cá. Thí dụ những đốm vẩy đen trên than cá chỉ về vận may( có người còn đọc ra thành chữ Hán chi đó),( may mắn là tôi cũng có 1 em cái hoa văn khá giống chữ Hoa, mà tôi chưa tìm hiểu là chữ gì,hi), màu xanh là tình duyên( chúc mừng anh em nào còn cô đơn nha, tôi cũng có 1 em, nhưng bị đường ruột trị ko được đã thành ngư thiên cổ, hì), màu vàng chỉ tài lộc ( xin chúc mừng, cá đẻ tại Việt Nam dân da vàng nhiều hơn...) ..v.v.. Trên căn bản tên gọi "Hoa La Hán" được đặt theo quan niệm: "Hoa" chỉ phái nữ, "La Hán" chỉ phái nam tương ứng đa sắc trên thân cá, tượng trưng cho màu sắc kết hôn, là điềm cát tường. Tóm lại, "Hoa La Hán" đã dánh trúng vào "tim đen" của mọi người: Tín ngưỡng phát tài! Tại những gia đình người Hoa, bồn Kiếng nuôi "Hoa La Hán" đặt nơi sang sủa trong nhà, đôi lúc trang trí thêm hình Thần Tài trên mặt bồn kiếng.
KingQueen
Xem thông tin cá nhân
Gửi tin nhắn cho KingQueen
Tìm tất cả bài viết của KingQueen
#13 07-07-2006, 02:04 AM
LongXD
cá mắm suốt ngày Ngày tham gia: 21 Mar 2006
Thành phố: Bến Cảng Nhà Rồng
Tuổi: 30
Bài viết: 1,450
Cảm ơn: 117
Được cảm ơn 110 lần trong 74 chủ đề
Sửa lại chính tả
CÁ LA HÁN (FLOWERHORN)
I/GIỚI THIỆU
Sau phong trào chơi cá Dĩa (Dicus) thịnh hành một thời gian dài.Tiếp theo là cá Rồng(Arowana) trên chục năm.Và từ năm 2001, làng cá cảnh thế giới đã đón nhận một lòai cá hòan tòan mới: "Hoa La Hán".
Cá "Hoa La Hán" còn gọi là "La Hán" và có tên tiếng anh là "Flower Horn"(Hoa Sừng), tên gọi này diễn tả theo hình thể của cá : Màu sắc rực rỡ, trên đỉnh đầu cá trưởng thành thường nổi khối u khá lớn như tấm sừng. Đây là những tên gọi chung vì dựa vào màu sắc, hoa văn trên thân cá .Cá la hán còn khá nhiều tên gọi khác như: "Trân Châu Hoa La Hán", "Trân Châu Kỳ Lân", "Hoa La Hán Hòang Kim", "Kim Phật", "Hỏa Kỳ Lân", "Hổ Diện", "Hỏa Thần", hoặc dài dòng như "Hòang Kim Trân Châu La Hán Hồng Vĩ Hình"...v.v.v.. Cuối cùng tên khoa học của cá là "Rajah cichlasonma", tên ghép từ tiếng Mã Lai "Rajah" (?) với "Cichlasonma" là danh từ chung của khoảng 25 loài trong họ cá Cichlidae(họ cá Rô phi) gốc Nam Mỹ.
Nếu cá Dĩa và cá Rồng có sẵn trong tự nhiên, được thuần hóa thành cá cảnh. "Hoa La Hán" lại xuất hiện hòan tòan do bàn tay con người tại bể nuôi Mã Lai và Singapore. Sự ra đời của " Hoa La Hán" giống như một truyền thuyết, người ta cho rằng những tay kinh doanh cá cảnh đã trải qua suốt thập niên 1990 để hòan thành tác phẩm "Hoa La Hán". Khỏang 4 năm trước, "Hoa La Hán" được giới thiệu tại Mã Lai và Singapore, nó đã tạo nên một cơn sốt kéo dài đến nay. Tại Singapore, trước hiện tượng bán đắt như tôm tươi của "Hoa La Hán", Ông Wee Koon, chủ tịch của Hội Sanh Sản Cá Cảnh Nhiệt Đới đã phát biểu: "Chưa bao giờ trong lịch sử kinh doanh cá cảnh tại Singapore lại cuồng nhiệt như vậy ....". Thánh 3 năm 2001, Mã Lai tổ chức cuộc thi cá "Hoa La Hán". Ngay lập tức, phong trào nuôi cá "Hoa La Hán" nhanh chóng lớn mạnh, lan tỏa đến Thái Lan,Indonesia,Đài Loan,Trung Quốc,Nhật Bản......(xin chúc mừng trong đó có Việt Nam chúng ta!!! hì......).Để làm người nuôi cá thõa mãn hơn, một tạp chí chuyên đề: "Malaysia Rajah Cichlasonma" được phát hành song ngữ Trung-Anh văn ra tòan thế giới. ( Tiếc là tới giờ này trên kệ sách của Việt Nam kiếm ko ra một trang của cuốn tạp chí này. Tôi biết thêm là trên các website của nước ngoài có bán sách về "Hoa La Hán", mà Việt Nam ko có, chả biết sao Nhà Sách Trí Việt ko mua bản Quyền về dịch cho dân cá cảnh Việt Nam ha Vì sao "Hoa La Hán" có sức hấp dẫn mãnh liệt đến thế ? Anh em nào biết xin phát biểu thay tôi nào :.............................. .
Nhận xét khách quan thì "Hoa La Hán" là loài cá dễ nuôi, màu sắc đa dạng, đi cùng với nhiều tên gọi hấp dẫn như "Phát tài La Hán", "Phong thủy La Hán" do suy đóan khác nhau từ đặc điểm màu sắc, hoa văn của cá. Thí dụ những đốm vẩy đen trên than cá chỉ về vận may( có người còn đọc ra thành chữ Hán chi đó),( may mắn là tôi cũng có 1 em cái hoa văn khá giống chữ Hoa, mà tôi chưa tìm hiểu là chữ gì,hi), màu xanh là tình duyên( chúc mừng anh em nào còn cô đơn nha, tôi cũng có 1 em, nhưng bị đường ruột trị ko được đã thành ngư thiên cổ, hì), màu vàng chỉ tài lộc ( xin chúc mừng, cá đẻ tại Việt Nam dân da vàng nhiều hơn...) ..v.v.. Trên căn bản tên gọi "Hoa La Hán" được đặt theo quan niệm: "Hoa" chỉ phái nữ, "La Hán" chỉ phái nam tương ứng đa sắc trên thân cá, tượng trưng cho màu sắc kết hôn, là điềm cát tường. Tóm lại, "Hoa La Hán" đã đánh trúng vào "tim đen" của mọi người đó là" Tín ngưỡng phát tài" Tại những gia đình người Hoa, bồn Kiếng nuôi "Hoa La Hán" đặt nơi sang sủa trong nhà, đôi lúc trang trí thêm hình Thần Tài trên mặt bồn kiếng.
__________________
THÀNH VIÊN CLB CÁ RỒNG SÀI GÒN
LongXD
Xem thông tin cá nhân
Gửi tin nhắn cho LongXD
Tìm tất cả bài viết của LongXD
#14 07-07-2006, 03:38 AM
LongXD
cá mắm suốt ngày Ngày tham gia: 21 Mar 2006
Thành phố: Bến Cảng Nhà Rồng
Tuổi: 30
Bài viết: 1,450
Cảm ơn: 117
Được cảm ơn 110 lần trong 74 chủ đề
II./ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG
1/ ĐẦU GÙ (NUCHAL HUMP)
Đầu gù là đặc điểm rất được ưa chuộng. Một số cá thể La Hán đực có đầu phát triển rất to,nên gọi là đầu gù hay bướu. Kết quả phân tích cho thấy thành phần chủ yếu của bướu là nước và mỡ vì vậy các thức ăn dồi dào chất béo và protein như các nguồn cá biển có thể hỗ trợ cho đầu cá phát triển to.
Một yếu tố khác cũng tác động lên kích thước của bướu đó là lượng hormon. Cá đực thường được cho "soi kiếng" hay nuôi cạnh một cá đực khác để kích thích tính hiếu chiến của nó, lượng hormon cá sản sinh ra nhiều sẽ kích thích bướu phát triển to. Thực tế, ở giai đoạn trước và trong khi sinh sản; bướu sẽ phát triển rất to rồi nhỏ đi sau đó khi chăm sóc bầy cá con; nguyên nhân cũng là do lượng hormon trồi sụt mà thôi. Hiện tượng "rớt đầu" này chỉ là nhất thời và nếu cá đực được cách ly và chăm sóc thích hợp, bướu sẽ phát triển to trở lại. Một số cá đực được nuôi riêng rẽ cũng có hiện tượng bị "rớt đầu" do cá bị stress bởi lý do nào đó làm lượng hormon giảm sút. Việc khắc phục còn tuỳ vào từng trường hợp cụ thể như cải thiện chất lượng nước, thức ăn, ánh sáng, quang cảnh và kích thước hồ, thả cá mồi (dither fish)......Còn điều nữa có liên quan đến kích thước bướu đó là tính di truyền. Cá con của một cặp cá bố mẹ có đầu phát triển sớm và to thì sẽ có nhiều khả năng thừa hưởng các đặc tính tương tự từ bố mẹ. Tỷ lệ di truyền thông thường là từ 10% đến 15%.
Chuỗi hình mô tả quá trình phát triển đầu gù của một cá La Hán.
2/ MÀU SẮC
Cá La Hán có thể biến đổi màu sắc ở nhiều giai đoạn trong quá trình sinh trưởng của chúng mà thông thường chúng ta gọi là "lột". Khi trưởng thành và đặc biệt là trong thời kỳ sinh sản, màu sắc của cá thường trở nên sặc sỡ hơn dưới tác động của hormon sinh dục. Màu sắc của cá được thể hiện qua các tế bào sắc tố (chromatophore) nằm trên bề mặt da, mà chúng lại chịu tác động bởi các đột biến gen liên quan đến việc tổng hợp hắc sắc tố (melanin):
1. Phần da bị khiếm khuyết hay hoàn toàn không có khả năng tổng hợp hắc sắc tố sẽ có màu xanh, vàng, đỏ hay ánh kim (còn gọi là "châu") ở nhiều cấp độ khác nhau.
2. Phần da bị mất khả năng tổng hợp với mọi sắc tố sẽ có màu trắng. Cá bị mất khả năng tổng hợp sắc tố toàn thân sẽ có màu trắng tuyền; loại này rất hiếm và được giới chơi cá gọi là "tuyết điêu La Hán".
Bây giờ xin được giải thích cặn kẽ hơn để mọi người dễ hiểu. Màu đen hay hắc sắc tố hay melanin là màu rất phổ biến ngoài thiên nhiên vì màu này giúp cá lẩn trốn kẻ thù rất hữu hiệu. Màu đen ở cá La Hán thể hiện qua các chấm đen trên thân và một ít ở vây và đuôi. Cá hoàn toàn có khả năng tổng hợp hắc sắc tố qua các thức ăn thông thường và nếu như chấm đen ở cá của bạn có bị nhợt nhạt thì bạn nên nghĩ đến yếu tố di truyền hơn là do chế độ ăn uống. Chế độ nuôi dưỡng thích hợp làm cá mạnh khỏe cũng có thể giúp cải thiện phần nào đó. Đối với các màu sắc khác như xanh, vàng, đỏ và ánh kim thì lại hoàn toàn khác. Cá không thể tự tổng hợp các sắc tố này mà phải tích tụ qua các nguồn thức ăn. Các thứ tự sau đây sẽ liệt kê các màu sắc - tế bào sắc tố - chất và thức ăn liên quan:
1- Màu đỏ, cam tôm, tép, các động vật giápb-Carotene, Astaxanthin, CanthaxanthinErythrophore xác và hải sản, cá vàng, bắp, trứng, hoaXanthophylls Xanthophore
2- Màu vàng có màu vàng, tảo lục spirulina, các loại thựcPhycocyaninCyanophore
3- Xanh vật (qua thăm các bác chơi hồ rong ..để chôm về xay cho cá La Hán ăn, hé) các con cá gì có vẩyGuanine và PurineIridophore
4- Ánh kim hay "châu" óng ánh (xin giới thiệu cá...Ngân Long, he he).
Bạn có thể mua thức ăn kích thích màu sắc và đầu cho cá La Hán có bán sẵn ở tiệm, nhưng nếu bạn là người đam mê và có rất nhiều cá thì những điều kể trên có thể có ích trong trường hợp bạn muốn tự mình chế biến thức ăn giá rẻ cho các đệ tử yêu quí.
3/ CƠ CHẾ HÌNH THÀNH GIỚI TÍNH
Giới tính của cá được hình thành dưới tác động của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ pH, hóc môn và quan hệ kích thước giữa các cá thể trong cùng bầy đàn. Các cá thể có kích thước lớn hơn trong bầy sẽ trở thành con đực còn các cá thể có kích thước nhỏ hơn sẽ trở thành con cái. Như vậy, một cá thể mang giới tính gì không phụ thuộc vào kích thước cụ thể của nó, mà vào kích thước tương đối của nó đối với các cá thể khác trong bầy. Thực tế, trong một bầy cá có cùng độ tuổi, các cá thể luôn luôn phát triển với nhiều kích thước khác nhau. Điều này dường như là để hỗ trợ cho việc hình thành giới tính của chúng.
Bầy cá La Hán phát triển với nhiều kích thước khác nhau, để việc xác định giới tính được chính xác thường phải đợi cho đến khi cá trưởng thành và cơ quan sinh dục phát triển hoàn toàn, tức tối thiểu là 6 tháng và đạt kích thước từ 5 đến 10 cm. Việc phân biệt giới tính của cá La Hán trước thời điểm đó là rất khó khăn. Phương pháp thông thường là quan sát đốm đen trên vây lưng nhưng cũng không hoàn toàn chính xác, ngoài ra cá La Hán các thế hệ sau này không hề có chấm đen trên vây lưng. Nếu dùng kính lúp quan sát bộ phận sinh dục ngoài thì cá đực có dạng chữ V còn cá cái có dạng chữ U nhưng việc này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm vì sự khác biệt không nhiều lắm đồng thời phải mất công bắt cá ra quan sát, mặt khác không phải lúc nào bộ phận này cũng lộ rõ ra cho chúng ta quan sát mà phải chờ cho đến khi cá trưởng thành. Cá cái trưởng thành khi phát dục cũng thường đẻ trứng mặc dù không có sự hiện diện của cá đực. Vấn đề chủ yếu ở đây vẫn là thời gian mà thôi.
.
Một gợi ý khác nữa về phân biệt giới tính đó là mức độ tăng trưởng ở cá La Hán đực nhanh hơn rất nhiều so với cá cái vì phần lớn năng lượng chúng tiêu thụ được chuyển hoá thành trọng lượng cơ thể, trong khi cá cái lớn rất chậm vì hầu hết năng lượng chúng tiêu thụ được chuyển hoá thành trứng với mục đích duy trì nòi giống; do vậy nếu bạn nuôi cá mà nó lớn như thổi, đầu nhú lên thì có nhiều khả năng nó là cá đực, bằng không........
Cơ chế hình thành giới tính của cá La Hán đặt ra một thách thức đối với nhà lai tạo là làm sao cho cá đẻ với tỷ lệ cá đực cao bởi vì nhu cầu thị trường đối với cá đực cao hơn so với cá cái. Về vấn đề này, chúng ta có thể tham khảo ngành nuôi cá rô phi bởi vì cá rô phi có lợi ích kinh tế cao nên có rất nhiều nghiên cứu nhằm làm tăng tỷ lệ cá đực và cũng vì cá rô phi có quan hệ "chị em họ" với các loài cichlid lai tạo nên cá La Hán; cho nên những gì thành công với cá rô phi thì cũng có thể thành công với cá La Hán chăng ?. Nên chăng tăng nhiệt độ nước lên một vài độ? Hay tăng độ pH lên bằng cách thêm san hô vào hồ ươm cá? Hay xử lý cá con bằng hormon sinh trưởng như ở cá rô phi ? Đôi khi tôi nghe những lời đồn đại rằng cá con trước khi nhập về Việt Nam đã được xử lý thuốc "triệt sản" bởi các nhà sản xuất nước ngoài. Phải chăng đó chỉ là cách xử lý hormon để tăng tỷ lệ cá đực? Đến nay, chưa thấy tài liệu nào đề cập đến vấn đề này cho nên các câu hỏi vẫn còn treo ở đó..........
Theo dòng lịch sử
Cá La Hán xuất hiện lần đầu ở thị trường cá cảnh Malaysia vào khoảng giữa của thập kỷ 1990-2000. Ban đầu, người ta muốn khám phá bí quyết lai tạo cá hồng két (red parrot) của người Đài Loan nên mới đem một số loài cichlid thuần chủng của châu Mỹ lai tạo với nhau với thành phần chủ yếu bao gồm Midas (Amphilophus citrinellus), Trimac hay Three-spot (Amphilophus trimaculatus), Red-terror (Cichlasoma festae), Red-head (Vieja synspilus) và cả cá hồng két nữa nhưng thực tế chỉ có nhà lai tạo mới biết đích xác những thành phần lai tạo còn không thì chỉ là phỏng đoán mà thôi. Kết quả ra sao chắc các bạn đã rõ, người ta không thể lai tạo được cá hồng két như dự tính lúc ban đầu, mà lại cho ra đời giống cá La Hán. Loại cá lai này mang một số đặc điểm của các loài thuần chủng kể trên nhưng nổi bật nhất là cái đầu to và hàng chấm đen trên thân mình, và chúng đã nhanh chóng tạo ra một trào lưu nuôi cá lan rộng trên toàn thế giới!
Về tên gọi, do các nhà lai tạo đã tập trung vào việc tạo ra các cá thể có đầu to gù như đầu của các vị La Hán nên người ta mới lấy tên các vị này mà đặt tên cho cá. Còn các tên Hoa La Hán hay flowerhorn có lẽ ám chỉ đến hàng chấm đen chạy dọc theo mình cá trông giống như một nhánh hoa trong các bức tranh thủy mạc
Về hình dáng, cá La Hán thời kỳ đầu có hình dáng tương tự với loài Trimac (bụng đỏ, mắt đỏ, có chấm trên đầu và thân, miệng móm) nhưng loài này lại có dạng đầu đặc trưng là đầu "xương" cho nên tôi tin là những cá thể La Hán đầu "hơi" được di truyền từ loài Midas. Midas (còn gọi là mojarras hay flamingo) được giới chơi cichlid Âu Mỹ nuôi làm cảnh mấy chục năm nay rồi và họ đã tuyển chọn được rất nhiều cá thể có đầu to đến mức không thể tin nổi, do đó không có lý do gì mà người ta lại không lấy chúng làm "chất liệu" cho việc lai tạo nên cá La Hán.
Về chấm đen, các chấm đen sắp thành một hàng liên tục trên thân cá là một dạng hình thái đặc biệt của Trimac bởi vì một cá Trimac điển hình, như tên gọi của nó chỉ có ba chấm mà thôi. Còn một dạng hình thái đặc biệt khác của Trimac lại không có chấm đen nào trên thân do mất khả năng tổng hợp hắc sắc tố, phần da bị khiếm khuyết sắc tố thường có màu vàng. Đặc điểm này khi di truyền cho cá La Hán lại mang ý nghĩa khác hẳn; chẳng hạn cá La Hán nếu chỉ có 3 chấm hoặc các chấm chỉ kéo đến giữa thân thì bị xếp vào loại "chất lượng kém". Còn dạng không có chấm nào do khiếm khuyết sắc tố thì được gọi là Hoàng Kim làm người ta lầm tưởng rằng đó là một loại La Hán khác. Có trường hợp vài cá thể La Hán trong cùng một bầy khi trưởng thành tự nhiên "lột" xác thành Hoàng Kim làm cho người nuôi cá bối rối vô cùng.
Các chấm đen đôi khi dính liền với nhau thành một vệt liên tục, đấy là một sự phát triển thái quá mà nhiều người không thích vì nó chiếm quá nhiều diện tích trên thân cá và làm cho màu sắc của cá bị "tối" đi. Một số cá thể có chấm đen phát triển lên phía trên gần vây lưng gọi là "hoa đôi" (double flowering hay double-row); hay xuất hiện ngay dưới viền mắt gọi là "lệ rồng" (dragon 's tear). Đặc biệt, cá có các chấm đen hình ký tự tiếng Hoa hay tiếng Ả Rập mang ý nghĩa tốt đẹp, được xem là điều mang lại may mắn cho người nuôi
Có lẽ, ở vào một thời điểm nào đó lúc ban đầu, một số nhà lai tạo cố tình lai tạo cá La Hán với các đặc điểm đặc trưng kể trên dù cũng có vài ngoại lệ như Hoàng Kim, hay là dạng La Hán có thân cực ngắn giống như Hồng Két nhưng không được thị trường ưa chuộng lắm. Mặt khác khi có thêm nhiều nhà lai tạo tham gia vào thị trường lai tạo này thì cùng với thời gian, nhiều dạng cá La Hán mới nối tiếp nhau ra đời như Trân Châu, Kim Hoa, Khỉ đỏ, Kamfa...mà một số trong chúng có rất ít chấm đen hay không hề có chấm đen nào. Vảy trân châu cũng có thể xuất hiện trên toàn thân cá chứ không giới hạn ở vùng xung quanh chấm đen. Đến đây thì đành chịu không thể đoán được cá La Hán có quan hệ với loài thuần chủng nào vì có hàng trăm loài cichlid ở Trung Mỹ có châu, nó là đặc điểm rất phổ biến và cũng chính vì nó mà người ta yêu thích cichlid và nuôi chúng làm cảnh. Chỉ có thể nói rằng, một số Kamfa có châu tương tự như loài Texas (Herichthys carpintis) và các thế hệ về sau có màu sắc và hình dáng tương tự như các loài ở chi Vieja mà thôi. Ngày nay người ta chỉ nói nhiều về đầu hay có thêm châu thì càng tốt mà hầu như bỏ qua tiêu chí về chấm đen; hay nói cách khác, không có một chuẩn mực nào cho cá La Hán cả, chỉ có cá La Hán đẹp hay không đẹp mà thôi; mà cái đẹp thì lại tùy thuộc vào con mắt của mỗi người.
Phong trào nuôi cá La Hán lên đến đỉnh điểm vào năm 2003 khi một con cá La Hán có thể bán ra thị trường Singapore với giá nhiều ngàn đô la kéo theo rất nhiều người đầu tư vào thị trường siêu lợi nhuận này. Kết quả là "cung" vượt xa "cầu" của thị trường nên làm cho nhiều nhà đầu tư bị phá sản và "sản phẩm" bị tống ra hệ thống kênh rạch ở Malaysia gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái ở đó.
Dù đây là một bước lùi nhưng nó không có nghĩa là phong trào sẽ đi xuống mà chỉ là lời cảnh báo trước những cuồng nhiệt thái quá vượt lên trên giá trị thực sự của cá La Hán. Thực tế, phong trào vẫn đang phát triển một cách mạnh mẽ về cả về bề rộng lẫn bề sâu; bằng chứng là cái tên "cá La Hán" đã trở nên quen thuộc trên cửa miệng của nhiều người và có rất nhiều gia đình đặt hồ nuôi cá La Hán ở những nơi trang trọng như phòng khách. Chưa từng có loài cá cảnh nào mà sức hấp dẫn lại mạnh mẽ và lan tỏa đến như vậy. Tất nhiên là những con cá xuất sắc vẫn có giá "trên trời" nhưng với một vài trăm ngàn bạn vẫn có thể sở hữu được một chú cá cũng kha khá rồi.
Ngày nay, cá La Hán hiện diện ở khắp nơi trong vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và châu Á như Trung Quốc và Nhật Bản. Cá La Hán cũng xuất hiện ở cả châu Âu và châu Mỹ, nhất là trong các cộng đồng người châu Á sống ở đó. Người ta nuôi cá này vì nhiều lý do mà một trong số đó là "phong thủy", tôi sẽ giải thích rõ ở phần sau.
Chơi cá lắm công phu, nếu bạn chỉ là tay chơi vì cá đẹp thì không phải bàn rồi, nếu bạn có chút duy tâm thì nên tin đi. Đúng hiện nay là thời của Hoa La Hán rồi, nhưng nó chỉ lên xuống, chưa ổn định lắm. Hầu như thiên hạ đang chạy theo thị trường thôi.
Các giống la hán ra đời rất nhiều từ, Kim hoa, Rồng Xanh, Đỏ, RS, Kim Mã Lưu....Big Head và thậm chí có trang web nước ngoài bảo đã tạo ra giống La Hán Hòn Ngọc Viễn Đông và có 1 số anh em trong nước liên hệ mua....... nhưng sao giờ ko thấy tin tức về ụ việc này. Hay chỉ là scandan của ai đó muốn làm cho La Hán thống trị ?
Dù sao ai yêu thích la hán thì cũng có điểm riêng của nó. Tôi yêu la hán vì tôi mơ sẽ làm giàu từ La Hán, tạo ra giống mới. Vẻ đẹp và cá tính hoang dại của nó nhất là bọn RS.
Tuy nhiên tôi chưa mơ hết giấc mơ, chỉ mới có thể sở hữu phân nữa thôi. hì.
Nếu bài viết này mà cho các Dân người Hoa chắc họ thích và tin lắm chứ. Chắc họ tin thế nên nhà nào bên TQ cũng có Kim Long, La Hán,... nên giàu thế, qua Việt Nam đầu tư KCN quá trời.
Vài vấn đề về hành vi
chu trình phát triển.
Cá La Hán được biết như là loài rất dữ tợn; khi trưởng thành, chúng phải được nhốt riêng rẽ từng con vì nếu không chúng sẽ cắn nhau cho đến chết. Cá La Hán không chỉ dữ tợn với đồng loại mà còn với tất cả các loài khác thả chung hồ. Loài duy nhất mà tôi thấy có thể chống chọi với cá La Hán là cá chùi kiếng vì có lớp da dày như áo giáp; vậy mà đôi khi cũng bị cắn rách vây hay thậm chí bị cắn chết. Có phải bạn đã từng thấy cá La Hán dù đã no vẫn đuổi theo và cắn chết cá mồi mà không thèm ăn? Nhiều người chơi cá, nhất là những người thích nuôi nhiều loài cá khác nhau trong cùng một hồ rất dị ứng với điều này. Thực ra, mọi vấn đề đều có nguyên nhân của nó. Các loài thuần chủng lai tạo ra La Hán là các giống cichlid lớn ở Trung Mỹ; chúng có bản năng xác định vùng lãnh thổ riêng mà thông thường là một vùng có bán kính 2 mét kể từ tổ. Ngoài tự nhiên, sự hung dữ này dường như là điều cần thiết để bảo vệ bày cá con và các đối tượng bị đe dọa chỉ cần bỏ chạy ra xa khỏi vùng lãnh thổ của chúng thì sẽ được an toàn. Điều này là không thể đáp ứng được trong môi trường nuôi dưỡng nhân tạo; cho nên những hành động "bạo lực" mà chúng ta thường thấy nên được hiểu là hành vi xác định và bảo vệ vùng lãnh thổ hơn là "sự tàn bạo bẩm sinh" như nhiều người thường nghĩ.
Về việc làm tổ, cá La Hán cũng giống như các loài cichlid đẻ trứng mặt đáy; cá bố mẹ đào sẵn một cái tổ dưới đáy hồ sau đó đẻ trứng lên giá thể gần đó. Khi cá con mới nở và chưa thể bơi được, cá bố mẹ sẽ dời chúng vào tổ để tiện việc chăm sóc và bảo vệ. Các cá thể đực khi trưởng thành, sau khi xác định vùng lãnh thổ như đã nói ở trên, sẽ đào tổ ngay giữa vùng lãnh thổ của nó. Nhiều người thả sỏi màu vào hồ, bảo là để cho cá La Hán chơi đùa, đẩy tới đẩy lui cho vui mắt. Không phải vậy, chúng thực hiện công việc đào bới một cách rất nghiêm túc, không phải chỉ làm cho vui đâu. Bạn có thấy con cá La Hán nào tươi cười khi làm việc này chưa? Nếu để chúng mặc sức đào thỏa thích thì tổ có thể sâu đến cả nửa mét mà không có hồ cảnh nào có thể đáp ứng nổi vì vậy trong môi trường nuôi dưỡng nhân tạo chúng ta thường thấy chúng đào tới đào lui hoài,
hôm nay góc này, mai góc khác kết quả là nền hồ sẽ bị xáo trộn hoàn toàn, và nếu có trồng cây cảnh thì sẽ chúng bị tróc gốc hết. Dù chúng ta có xắp xếp bố cục đến thế nào thì cũng chỉ mất công mà thôi. Có người cho rằng bởi vì khi đào xuống đụng mặt kiếng, cá La Hán chưa cảm thấy thỏa mãn nên sẽ tiếp đục đào ngang ra phá nền hồ, nếu đáy hồ được dán một lớp mút sẫm màu để giả lập nền đất cứng như ngoài thiên nhiên thì cá sẽ chấp nhận cái tổ đó và không đào nữa. Theo kinh nghiệm của tôi thì chúng ta nên xếp đá lớn để tạo địa hình, kế tiếp xếp sỏi cỡ ngón tay cái để làm nền, sau cùng là đổ sỏi nhỏ như loại trồng hồ rong; với cái nền này thì khi cá đào xuống đụng đến lớp sỏi cỡ ngón tay thì chúng sẽ dừng lại. Mỗi khi thay nước, chúng ta có thể dùng ống siphon để làm vệ sinh đáy hồ. Trước đây thì rất khó nhưng bây giờ chúng ta có thể mua ống siphon ngoài các tiệm cá cảnh, giá rẻ thôi, xài cũng tạm được.
Bây giờ chúng ta bàn đến một vấn đề có liên quan đến hành vi của cá La Hán mà rất ít người quan tâm, đó là làm sao để nuôi nhiều cá La Hán chung một hồ với nhau. Câu trả lời mà chúng ta thường nghe nhất, đó là nên nuôi cá chung với nhau từ khi chúng còn nhỏ để chúng quen dần với sự hiện diện và sự tiếp xúc của đồng loại. Kế đó là hồ cá phải có kích thước thiệt lớn và tránh không nên bố trí địa hình đặc biệt vì nó kích thích bản năng xác định vùng lãnh thổ nơi cá. Hồ cá kích thước lớn lại có một lợi điểm là cá sẽ rất mau lớn, bạn nên nhớ rằng "hồ lớn thì cá lớn". Bí quyết mà tôi muốn chia xẻ với các bạn ở đây, đó là các bạn nên nuôi thật nhiều cá; điều này thoạt nghe có vẻ khó chấp nhận vì nuôi quá nhiều thì nhà ở bình thường có lẽ không đủ diện tích để xây hồ lớn như vậy hoặc nếu có thì cũng không cân xứng. Theo tôi thì những hồ lớn cỡ cả căn phòng chỉ phù hợp với các khu công viên hay tụ điểm vui chơi giải trí. Hãy tưởng tượng một hồ nuôi đầy La Hán sẽ đem lại cho bạn nhiều thích thú như thế nào khi chiêm ngưỡng bầy chỉ là hình thức biểu hiện bề ngoài mà thôi. Thực ra, các cá thể đực khi cạnh tranh với nhau sẽ tiết ra nhiều hormon và trở nên rất hung dữ, kết quả là đầu con nào con nấy to đùng. Vậy tại sao chúng lại không đánh nhau tán loạn cả hồ? Và đây là câu trả lời, bởi vì có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, một cá thể sẽ không thể chỉ tập trung vào một mục đích cố định nào đó được. Nếu bạn vớt chỉ hai con đực rồi bỏ vào hồ riêng, chúng sẽ ngay lập tức đánh nhau cho đến chết.
__________________
THÀNH VIÊN CLB CÁ RỒNG SÀI GÒN
LongXD
Xem thông tin cá nhân
Gửi tin nhắn cho LongXD
Tìm tất cả bài viết của LongXD
#15 07-07-2006, 01:50 PM
LongXD
cá mắm suốt ngày Ngày tham gia: 21 Mar 2006
Thành phố: Bến Cảng Nhà Rồng
Tuổi: 30
Bài viết: 1,450
Cảm ơn: 117
Được cảm ơn 110 lần trong 74 chủ đề
II. / PHƯƠNG PHÁP NUÔI DƯỠNG và NHỮNG GIỐNG CÁ LA HÁN CƠ BÃN
1/ CÁ MỒI
Cá mồi ở đây được hiểu theo nghĩa "dẫn dụ" chứ không phải là mồi để ăn. Cá mồi được thả vào hồ nuôi để đem lại cảm giác an toàn cho cá La Hán và giúp chúng vượt qua sự nhút nhát. Sự nhút nhát là bản năng sinh tồn ở hầu hết các loài bởi vì loài nào cũng có kẻ thù đe dọa. Nếu như các loài cichlid tổ tiên của cá La Hán có là loài cá lớn nhất trên địa bàn sinh sống tự nhiên của chúng thì vẫn bị những loài ăn thịt lớn hơn đe dọa chẳng hạn như cá sấu, rắn, các loài chim săn mồi, báo và cả rái cá nữa; đó là chưa kể đến trong quá trình sinh trưởng, chúng có thể bị ăn thịt bởi bất cứ cá thể nào có kích thước lớn hơn! Có phải tôi từng nói rằng tính hung dữ hay dạn dĩ cũng là hành vi của cá La Hán, như vậy thì nó có mâu thuẫn với tính nhút nhát kể trên hay không? Thực ra, cá có cơ chế "đánh giá" về môi trường, một khi nó xác định môi trường là an toàn, thân thiện thì nó sẽ bộc lộ sự tự tin, dạn dĩ; bằng không, nó sẽ để bản năng sinh tồn dẫn dắt. Để dễ hiểu, tôi ví dụ bạn lấy con cá La Hán hung dữ nhất mà bạn có, con cá vẫn thường phùng mang trợn mắt mỗi khi bạn đến gần, rồi đem bỏ vào hồ có mấy con cá sấu dài cỡ 2 mét (ở Suối Tiên đó). Tôi tin là nó sẽ nhanh chóng đánh giá được "tình hình thực tế" và áp dụng ngay bài "tẩu vi là thượng sách",... he... he. Như vậy một khi bạn thấy cá La Hán của bạn trở nên nhút nhát thì đó có nghĩa là bản năng sinh tồn của chúng đang trỗi dậy; điều mà bạn cần làm là quan sát và cải thiện các điều kiện nuôi dưỡng bao gồm chất lượng nước, chế độ dinh dưỡng, ánh sáng, môi trường...
Vấn đề mà chúng ta thường gặp nhất, đó là cá La Hán trở nên nhút nhát khi môi trường sinh sống thay đổi; chẳng hạn, cá mua ngoài tiệm rất dạn dĩ nhưng khi bắt về nhà một thời gian lại trở nên rất nhút nhát. Bạn đã gặp trường hợp này chưa? Điều gì đã xảy ra vậy? Xin trả lời là cá ngoài tiệm đã quen với môi trường náo nhiệt và trở nên dạn dĩ; sự hiện diện của bạn trước hồ nuôi cá cũng không phải là một sự thay đổi đáng kể gì so với khung cảnh xung quanh nhưng khi bạn bắt cá về nhà nuôi thì lại khác; một khi cá đã quen với sự yên tĩnh rồi thì sự xuất hiện của bạn là một sự thay đổi đáng kể đối với môi trường xung quanh và nó trở nên lo lắng với sự xuất hiện này, với biểu hiện màu sắc lợt lạt, lẩn trốn sau các vật dụng trong hồ như máy bơm, tảng đá, san hô và nếu không có chỗ nào để trốn thì nó cũng nép dúm dụm ở một góc hồ...Thông thường, các biểu hiện này mất đi một khi cá đã quen với hồ hoặc khi nó trưởng thành. Tôi cũng nghe có người tập cho cá quen với sự hiện diện của người bằng cách cho tay vào hồ, để yên thật lâu hoặc chơi với cá...thật là những người có tâm hồn, he he. Tôi xin giới thiệu cho bạn một lựa chọn khác nữa, đó là bỏ cá mồi vào hồ nuôi La Hán.
Sự hiện diện của cá mồi, như mục đích của nó, làm giảm sự lo lắng và đem lại cảm giác an toàn cho cá La Hán. Giống như nhiều loài khác, cá La Hán có khả năng đánh giá độ an toàn của môi trường dựa trên sự phản ứng và thái độ của các loài khác cùng sống trong hồ. Cá mồi phải là các loài có khả năng lẩn trốn thật nhanh hoặc là các loài sống theo bầy đàn. Loại cá có khả năng lẩn trốn nhanh có thể chọn cá sặt đồng, cá chim trắng hay "silver dollar" (hình như tôi thấy ngoài tiệm có bán nhưng không rõ gọi là gì). Loại cá sống theo bầy đàn có thể chọn cá châm, cá chép nhỏ, cá bảy màu...chúng thường bơi tụm lại với nhau như là một cách để chống lại kẻ săn mồi, vì cá La Hán sẽ không biết tập trung vào cá thể nào để săn đuổi cả! Khi nuôi chung với cá dữ như cá La Hán, cá mồi để hết tâm trí vào việc đề phòng kẻ thù trước mắt mà rất ít quan tâm đến sự hiện diện của chúng ta. Thái độ dửng dưng này, đến lượt nó, lại có tác động tích cực lên cá La Hán và giúp chúng dạn dĩ hơn. Tất nhiên cá mồi phải là loại rẻ tiền vì sớm muộn rồi chúng cũng sẽ bị "hao hụt" vì vậy tôi không khuyến khích các bạn mua loại cá ne-on, cá cầu vồng hay hồng kim đắt tiền làm cá mồi đâu nhé. Tôi cũng thấy cá chùi kiếng không thể dùng làm cá mồi vì chúng rất nhát, mỗi khi tôi lại gần hồ thì chúng chạy cuống cuồng tông cả vào cá La Hán là khác.
Loài cá mồi giỏi lẩn tránh chỉ có tác dụng trong trường hợp hồ lớn, đủ không gian cho chúng bơi nếu không thì chúng sẽ bị cắn chết rất nhanh; nhưng mà hầu hết những người nuôi cá La Hán chúng ta đều có khuynh hướng ngăn hồ để nuôi được nhiều cá hơn, vì vậy, cá nhân tôi thấy loài cá sống theo bầy đàn nhất là cá châm là thích hợp hơn cả. Bạn chỉ thấy cá La Hán cắn chết cá chép mà không ăn chứ đâu thấy nó làm vậy với cá châm; bởi vì cá châm vừa miếng quá mà, "đâu nỡ" nhả ra làm gì, hả?. Và nếu vậy thì cá mồi bây giờ trở về đúng với ý nghĩa ban đầu của nó, tức là "thức ăn", bạn chỉ cần nhớ một điều, nên cho ăn dư dư một chút, hé.
Loại cá mồi kích thước lớn còn có một tác dụng khác là kích thích cho cá La Hán sinh sản! Bởi vì, ngoài cảm giác an toàn mà nó mang lại cho cá La Hán, nó còn là đối tượng để cho cặp cá "trút" sự hung dữ trong thời kỳ sinh sản của chúng. Bởi vậy, nếu cá của bạn mãi mà vẫn chưa chịu đẻ, bạn hãy thử thả một hai chú cá sặt đồng cỡ hai ngón tay hay vài chú cá chim trắng đôi khi cũng có bán ngoài tiệm, vào hồ nhé. Chúc bạn thành công!
Phần1: Bể nuôi La Hán Hoa
Kích thước cá "Hoa La Hán" theo ghi nhận là 30cm, hoặc có thể nhỏ hơn do di truyền.Kích thước cá đạt tới 30cm, thì nên chọn bồn kiếng tối thiểu là 60x45, thỏi mái hơn thì 90x45 hoặc có thể rộng hơn, nếu nhà bạn rộng rải và dư giả. Nuôi trong mội trường rộng cá tăng trưởng nhanh ( do vận động nhiều thi ăn càng nhiều).Hoa La Hán" là lòai năng động . Cá thường bợi lội sục sạo khắp bể, nên việc trang trí cây thủy sinh hay non bộ..... sẽ không hợp lí. Cảnh vậy dễ bị cá phá hủy, đôi khi gây tai nạn cho cá. Tốt nhất là chơi hồ trống là ok nhất, cũng nên thả vài viên sỏi để nó có chuyện mà làm, vân động, đôi lúc thấy nó phun châu nhả ngọc cũng vui( chỉ có "Hoa La Hán" mới làm thôi nha, chứ các lòai cá khác thì chưa thấy).Trường hợp nuôi nhiều "Hoa La Hán" các bạn cần phải nuôi mỗi con bằng 1 vách ngăn( nếu "Hoa La Hán" bầy nhỏ thì có thể nuôi chung) trong bể kiếng. Ý thức có cộng đồng bên cạnh kích thích sự tăng trưởng và phát sắc của cá. Khi nuôi chung 2 cá thể trở lên nếu ko có vách ngăn, thì cá lớn nuốt cá bế hoặc sẽ đánh nhau tới chết ( hiện tượng này thường gặp ở họ cá Cichlidae).
2/ THỨC ĂN
"Hoa La Hán" là cái giống phàm ăn( nhưng ko phải cho cái gì là nó cũng ăn). Nó có thể ăn các lọai thực phẩm khác nhau từ mồi sống như lăng quăng, trùn chỉ, cá con, tôm tép...... đến cả thức ăn khô đóng hộp sẵn.Theo cách nuôi của mỗi người thì việc cho ăn có khác. Có người cho ăn tôm bốc vỏ đông lạnh, thịt bò nhưng cái nào cũng có cái hại của nó cả.
a/ Sau đây tôi xin liệt kê 1 số thức ăn mà bạn có thể lựa chọn cho "Hoa La Hán" của mình:
1. Trùn chỉ hay ấu trùng đỏ: nguồn dinh dưỡng rất cao, đa số các lòai cá điều thích nhất, nhưng cá La Hán chê(nên chỉ cho cá con mới lớn ăn thôi, chứ cỡ bằng 1 ngón cái thì ko nên)
2. Lăng quăng: là ấu trùng của muỗi, các lòai cá thích ăn,nó có nguồn sinh dưỡng lớn, khi cá sắp đẻ thì nên cho ăn nhiều vào, vì theo các chuyên gia nó có hoocmon kích thích sinh sản...
3. Cá con: gồm cá trâm, cá chép con..... tiện lợi hợp vệ sinh, mau ăn chóng lớn
4. Tôm tép: mấy thứ này mua về bốc vỏ, bẻ đầu, hoặc mua tôm đông lạnh, nhớ tan đá rồi cho ăn.
5. Thịt bò:thái nhỏ ra hay xay nhuyễn,nhưng cho ăn cũng có chừng, tùy con "Hoa La Hán" thích nghi, nếu ko thì ăn vào sình bụng( thịt bò có cholectoron ko tốt cho cơ thể, cả người cũng ko tốt chứ đừng nói là cá).
6. Thức ăn dạng hạt: trên thi trường có nhiều loại nhưng kinh nghiệm của các bạn cho thấy chỉ có tác dụng lên màu, còn tác dụng làm cho cá lên đầu thì cần sự kiểm chứng và nhận xét của các bạn.
8. Người nuôi nên thử để tìm ra loại thức ăn tốt cho cá của mình, mồi sống tốt nhất vẫn là cá con, tôm tép.
b/ Công thức pha chế (1 Kg thức ăn đông lạnh ) được chép ra từ tập chí cá cảnh và rất thính hơp cho tất cả loài cá cảnh
thành phần
* 400g tim hoặc thịt bò tươi loại hết mỡ và gân
* 150g tảo Spirulina ; *400g tôm tươi
* 50g chất kết dính +premix ( tránh làm đục nước )
Cách làm
Dùng máy xay sinh tố đánh nhuyễn hỗn hợp, sau đó bỏ vào túi nylo cán dẹp và trữ trong ngăn đá cho cá ăn dần .
Có thể bảo quản 1Kg thức ăn trong vòng 2,3 tháng vẫn tốt, không cần mua thức ăn cho cá hàng ngày và quan trọng nhất là tránh các tác nhân gây bệnh ngoài da cho cá từ các loại thực phẩm tươi sống không rõ nguồn gốc mang vào
3/ CÁCH CHO ĂN
Ngày 3 bữa như người ta là ok rồi, tuy nhiên hơi rắc rối.Cá con thì cho ăn nhiều hơn, muốn biết chúng đói hay không thì nếu thấy chúng cứ bơi gần mặt nước là đòi ăn.Tùy theo cách cho ăn của bạn mà có thể cho thức ăn phối hợp với nhau.Nên nhớ dù cho ăn gì đi nữa, nếu cứ thấy cá ăn hoài thì ko nên cho ăn tiếp, ông bà ta có đâu "Ăn no phải chừa 1 chút đói", như thế cái bao tử làm việc mới tốt, và kích thích sự thèm ăn ở cá
La Hán rất háu ăn. Thức ăn chế biến có thể dung làm thực phẩm cho cá. Nên cho cá ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít. Có thể xen lẫn thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến. Điều này giúp cá có sức khoẻ tốt hơn. Ngoài ra, độ đậm của màu sắc trên mình cá hầu như phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống. Việc ăn uống quá mức sẽ làm cá sẫm màu hơn và việc này cũng không có lợi vì trong cá chứa lẫn hóa chất có hại cho sức khoẻ. Nên cho ăn uống điều độ.
4/ QUẢN LÝ NƯỚC
Cần sử dụng bể lọc, luôn thay nước mới trong bể nuôi.
-3 ngày nên thay 1 lần. màu sắc cá luôn đẹp, nhanh phát triển
-1 tuần nên thay 1 lần. màu sắc cá luôn đẹp
-2 tuần nên thay 1 lần.
Bạn nào lười quá thì nữa tháng nên thay( nhưng phải có bộ lọc tốt, chứ phân cá La Hán to, dơ mau hư nguôn nước)
Đặc biệt màu sắc cá dễ bị thay đổi do ảnh hưởng môi trường , nên đặt hồ cá nơi thoáng mát, nhớ chăm sóc nó thường xuyên như bản thân mình.
Đó là những vấn đề ban đầu cho bạn nào muốn nuôi cá "Hoa La Hán"
La Hán Hoa là 1 loài cá rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài nên nước trong hồ không sạch cũng có thể làm cho cá bị đen.Ngoài ra nếu cá bạn nuôi chung 2 con trong 1 hồ có vách ngăn 1 con bị đen do con đó sợ con còn lại.Khi đó bạn nên tách chúng ra,không cho gặp mặt 1 thời gian.Theo tôi tốt nhất là 1 con cá bạn nên nuôi 1 hồ.Bên cạnh hồ bạn nên để 1 tấm gương cho cá soi gương,kích thích tính hiếu chiến của cá làm tăng độ gù cùa đầu cá
Việc bỏ muối vào hồ có tác dụng diệt khuẩn cho hồ.Ngoài ra nếu bạn nuôi Super Red hoặc Red Shock(Khỉ Đỏ) bạn cần bỏ muối nhiều hơn các loài La Hán khác gắp 2 lần(hồ có chiều dài 80 ngang 40 bỏ 6 muỗng cà phê đầy muối- xin lưu ý là lần đầu nên bỏ ít để cá thích nghi dần rồi ta tăng nồng độ) Đối với các loài cá khác bạn dùng đèn là cách trang trí hồ nhưng với La Hán là 1 nghệ thuât để kích thích cá phát triển về màu sắc cũng như đầu.Tránh sử dụng màu đèn tối(xanh hoặc đỏ,rất có hại cho cá)Màu đèn tốt nhất là màu hồng tím (giá 35000/1 bóng).Lưu ý bạn không nên bật tắt đèn nhiều vì cá sẽ sợ và nhát .Thời điểm mở đèn tốt nhất khoảng 5-6h tối,thời gian 4-6h nếu bạn có điều kiện nên mở suốt đêm là tốt nhất ( nhất là đối với cá bột và cá nhỏ )
cá Kim Hoa là giống cá nhập cùng với các loài Super Red,Red Shock... đều đã bị triệt sản trước khi nhập khẩu vào VN.Cá con hoặc cá lớn được ngâm trong dung dịch hoặc chiếu tia cực tím làm cho cá trống lẫn cá mái không sinh sản được. Đó là do nhà kinh doanh không muốn giống cá mới bán tràn lan ngoài thị trường nên mới mắc.Cá con hiện nay ở VN đa số là cá La Hán Trân Châu thường(Rồng Xanh, Đại Bàng Xanh,Huyết Rồng)không có giá cao nên bạn có thể mua ép và liên hệ bán cá con ở các tiệm
Cá con đầu bự đa số là do di truyền, 1 số rất ít là do đột biến, nhưng cá đột biến có tuổi thọ không cao, thậm chí chết yểu, cá của nước ngòai ép đa phần có bố mẹ được chọn lọc khá kỷ, cá mái được chọn ép thường có giá rất đắt, có thể=2/3 giá cá trống và họ chỉ cho xuất trại những con chất lượng (khỏang 1/100 số cá con sinh ra và là cá trống 100% nhưng bị triệt sản), Những con cá còn lại 1 số được bán đại trà, cá mái và cá trống xấu sẽ được tái sinh làm mồi nuôi cá lớn. Đấy là NHBĐ đang nói về những trại cá có Uy tín nhá.Vì cá la hán rất dễ cho sinh sản nên người ta không xuất cá mái, cá trống thì bị triệt sản, một khi cá mái và cá trống không triệt sản được xuất ra thị trường nước ngòai thì có nghĩa là lọai cá ấy không còn thịnh hành, họ bán cá mái với 1 lý do duy nhất là hạ giá thành lọai cá ấy xuống mức thấp nhất, trong khi giống cá mới giá vẫn trên mây, đây là 1 câu trả lời vì sao cá đời mới luôn có giá
Lan man 1 tí, bây giờ trở lại vấn đề đầu bự, khi đã có 1 con cá chất lượng trong tay, việc chăm sóc và chế độ ăn uống của cá sẽ quyết định con cá đó có đầu bự hay không, nếu sở hữu 1 con cá tốt nhưng chế độ chăm sóc không tốt thì con cá ấy xem như mất đi 50% giá trị thậm chí mất giá 100% vì vô tình chúng ta đã làm hư con cá ấy rồi
Nuôi La Hán thì máy lọc không cần phải cầu kỳ lắm, bạn mua hộp lọc thường, loại lớn, lọc qua 3 lớp là được rồi, dưới cùng là than hoạt tính, giữa là 1 lớp san hô vụn, trên cùng là gòn lọc. Cái hộp lọc bạn thấy ở tiệm kiếng là hộp lọc 3 ngăn, cũng giống y như bạn lót 3 lớp lọc vậy thôi nhưng hiệu quả hơn vì nước được giữ lại ở mỗi ngăn để làm chổ sống cho những con vi sinh.
Đây là mô hình của cái hộp lọc 3 ngăn, nước sẽ chảy theo hình mũi tên. Cứ thế, ngăn đầu tiên bạn cho san hô vụn vào bên dưới, bên trên là gòn lọc, ngăn thứ 2 là than hoạt tính, ngăn cuối cùng để trống vì nó là ngăn lắng, theo mình thấy nếu cái lọc này để bên trên hồ thì ngăn này là thừa, chỉ cần 2 ngăn thôi cũng đủ rồi. Bạn nhớ mua cái vĩ lọc để lót dưới đáy của mỗi ngăn để nước lưu thông được dể dàng.
5/ CÁCH PHÂN LỌAI
Cá La Hán có thể chia ra 5 loại sau:
1-La Hán Trân Châu (Trân Châu xanh , đỏ thường và Trân Châu có chữ chạy dọc từ đầu đến đuôi gọi Rồng Xanh,Rồng Đỏ)
2-Hoàng Kim(toàn thân màu vàng đầu đỏ)
3-Kim Hoa(hơn 100 loại:King Kamfa,Kim Hoa Châu,Kim Hoa lai....)
4-Red Shock(Super Red,Red Shock và Super Red Syn(đỏ hơn Super Red))
5-Red Texas : loại này hiếm ở VN
Cá La Hán là loài khó phân biệt nhất.Theo cách nhận biết thong thường là các mái có miếng vá đen trên vây lưng nhưng sự chính xác chỉ 70%,đôi lúc cá trống vẫn có miếng vá đen trên lưng.Các bạn cần nên lưu ý là cá La Hán mái màu không đẹp, đầu không gù bằng cá La Hán trống
Nay giới thiệu với anh e 1 số giống cá phổ biến nha của Malai và ThaiLand
a /Đối với cá la hán Malaysia
1\.Blue Dragon: Mình xanh, ức đỏ, mắt đỏ, chữ đen, không có châu.Tỷ lệ cá cái đạt chuẩn rất cao. Có thể gây giống và cho nuôi xuất khẩu.
2\.Red Dragon: Tòan thân nó màu đỏ, chữ đen, mắt đỏ, không châu, mặt chữ đều chạy dài từ cuối đuôi đến mang. Nhìn mặt cá rất dữ, tỷ lệ cá con đạt cao như Rồng xanh.
3\.Kim hoa : Mắt trắng, mình dài và có nhiều màu khác nhau, nhận biết dễ nhất vào bộ vây trên, dưới và bộ đuôi trông rất quyến rũ, có nết xếp như cánh quạt, đầu
to. Tỷ lệ cá đẹp thấp, nhưng có giá trị kinh tế rất cao. Hầu hết người Việt Nam thích chơi Kim Hoa La Hán.
4\.King Bacara: Một màu, không có chữ, mắt trắng, đuôi và vây giống như Kim Hoa nhưng châu toàn thân sáng rưc rỡ. Giá rất đắt, hiếm có ở Việt Nam.
Trên là những lời của tạp chí cá cảnh tôi chỉ thuật lại cho anh em.
Nhưng tôi xem 1 số cá King Bacara đều có mắt đỏ và có chữ
5\.Goden Trimacultus: Mình có hai màu, vàng và đỏ, mắt đỏ, đầu to, đẻ nhiều, dể nuôi. Giá rẻ.
.
6\.Kimmalau: Đầu không lớn, mắt đỏ, tòan thân châu sáng, trên mình nền đỏ hoặc xanh, giống mới, hiếm.
b/ Đối với cá la hán ThaiLan
1.Red Shock: Còn nhỏ có màu trắng, lớn có màu đỏ ửng, hay đổi màu thất thường khi bị thay đổi môi trường sống , đuôi xòe to, có viền đỏ, mắt trắng. Cá rất dữ, ăn nhiều, khó nuôi, hiệu quả kinh tế không cao.
2.Supper Red: Tòan thân đỏ màu cam. mõn ngắn, đầu lớn, có hình như hột điều, mắt trắng, mình ngắn, dễ gần gủi với chủ nuôi. Giá trị cao, nhiều người thích nuôi trong nhà.
3.Suprem: Màu đỏ tươi tòan thân, đầu to hình quả lê, nhanh lớn, mắt trắng đuôi và vây có màu đỏ đậm. Giá trị cao, dễ nuôi.
4.Red Texas: Được lai tạo bởi Green Texas với Hòang Kim cho ra giống cá màu nền đỏ, châu sáng chạy tòan thân trông rất sặc sở rất đẹp, hoạt bát. Giá trị kinh tế cao. Thị trường ưa chuộng nhất là Thái Lan.
Red Texas đỏ
Red Texas Xanh
5.Snake Skin: Tòan thân có màu như da rắn, mắt đỏ, đầu nhỏ, màu sắc sặc sỡ. Giống hiếm.
6.Blue Star: Như những vì sao lấp lánh trên mình, không có chữ, mắt đỏ, đầu nhỏ, giống mới.
7.Red Cherry: Đầu to tròn giống như quả dâu, có màu đỏ chấm trắng chạy nửa thân, có chữ từ mang đến đuôi, nửa thân đỏ, nửa thân nâu, châu sáng, mắt đỏ, rất dể nuôi, nhiều người thích. Giá cả hợp lí.
__________________
THÀNH VIÊN CLB CÁ RỒNG SÀI GÒN
LongXD
Xem thông tin cá nhân
Gửi tin nhắn cho LongXD
Tìm tất cả bài viết của LongXD
Trang 1 của 2 1 2 >
« Chủ đề trước | Chủ đề tiếp »
Những thành viên đang xem chủ đề này: 1 (0 thành viên và 1 khách lạ)
Công cụ chủ đề
Xem bản in
Gửi email trang này
Điều lệ gửi bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
--------------------------------------------------------------------------------
BB code is On
Smilies are On
[IMG] code is On
HTML code is On
Chủ đề giống nhau
Chủ đề Người gửi chủ đề Diễn đàn Trả lời Bài cuối
Tổng hợp kinh nghiệm nuôi cá la hán của các anh em trên diễn đàn LongXD Kinh nghiệm - các vấn đề có liên quan 74 11-06-2008 11:04 AM
CÁ ( 1 bài lượm lặt về cá ) f51 Cá nước ngọt 1 26-05-2006 08:57 AM
Theo giờ GMT +7. | Bây giờ là 07:13 PM.
-- English (US) -- VietNamese Contact Us - HomeABV - Lưu trữ - Top
Trên nền: vBulletin phiên bản 3.7.1
Bản quyền ©2000 - 2008, Jelsoft Enterprises Ltd.
Nếu bạn sử dụng lại những nội dung tại đây, bắt buộc phải ghi rõ: "Nguồn từ diễn đàn Aquarium Bird Vietnam - http://www.aquabird.com.vn/"
[Output: 265.85 Kb. compressed to 256.17 Kb. by saving 9.68 Kb. (3.64%)]
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top