ĐỐI TƯỢNG-NHIỆM VỤ VÀ Y/N CỦA LOGIC HỌC
Câu 1. Đối tượng ngh/c của logic học là gì? Làm rõ sự khác nhau giữa logic học với các ngành khoa học khác cùng ngh/c tư duy.
- Tư duy là khách thể ngh/c của nhiều khoa học khác nhau/
- Đối tượng ngh/c của logic học là các hình thức tư duy và các quy luật chi phối quá trình , hình thành, liên kết, biến đổi, phát triển các hình thức biến đổi của tư duy
- Logic học khác với các ngành KH ngh/c tư duy khác ở chỗ: logic học là một :khoa học về tư duy” còn KH ngh/c tư duy là hệ thống phản ánh về thế giới hiện thực và các phản ánh ấy được xem xét dưới góc độ phản ánh chân thực hay giả dối.
+ Vấn đề cơ bản của logic học là vấn đề tính chân lý của tư tưởng
+ Nhiệm vụ của khoa học logic trả lời các câu hỏi về tư duy: tư duy được cấu tạo từ những yếu tố gì? Bản thân tư duy, và các yếu tố cấu thành nó được hình thành, tồn tại và biến đổi ra sao? Các yếu tố cấu thành tư duy có liên hệ gì vứi nhau? Chúng chịu sự chi phối của những quy luật nào? Chúng hoạt động như thế nào để phản ánh hiện thực?...
Câu 2. Hãy lựa chọn và đánh giá các câu sau:
- Đối tượng của logic học là tư duy => Không chính xác
- Đối tượng của logic học là cơ cấu logic của tư duy => Không đầy đủ
- Đối tượng của logic học là các hình thức và quy luật của tư duy => Đúng
Câu 3. Logic học hình thức và logic học biện chứng khác nhau như thế nào?
- Logic hình thức và logic biện chứng là 2 chuyên nghành cảu kgoc học logic
- Đối tượng của logic hình thức là tư duy hình thức, đối tượng của logic biện chứng là tư duy biện chứng.
- Phương pháp của logic hình thức là xem xét tư duy trong trạng thái đã được định hình ở chính thời điểm mà nó đượn nghiên cứu. Phương pháp của logic biện chứng là ngược lại nghiên cứu quá trình hifnhthafnh , biến đổi phát triển và chuyển hóa của các hình thức tư duy.
- Sự khác nhau giữa logic hình thức và logic biện chứng là sự khác nhau ở hai phương diện xem xét, 2 cấp độ xem xét tư duy. Logic hình thức là cơ sở của logic biện chứng.
Câu 4. Hãy lựa chọn và đánh giá các câu sau: cả 4 cầu đều ĐÚNG
- Logic hình thức nghiên cứu tư duy định hình ở một phẩm chất xác định
- Logic biện chứng nghiên cứu tư duy đang vận động
- Tư duy hình thức là đối tượng của logic dình thức
- Tư duy biện chứng là đối tượng của logic biện chứng
Câu 5. Phân biện tư duy hình thức và tư duy biện chứng. Hai phương thức tư duy này có đối lập nhau tuyệt đối hay không?
- Tư duy hình thức và tư duy biện chứng là hai phương thức khác biệt nhau, có những nguyên tắc cơ bản khác nhau.
- Tư duy hình thức dựa trên nguyên tắc đồng nhất trừu tượng, trong giả định đối tượng là đứng im, không vận động biến đổi. Đối tượng chỉ có thể là chính nó chứ không thể đồng thời là cái khác. Tư duy hình thức phản ánh đối tượng ở một thời điểm xác định, trong một mối quan hệ nhất định với những phẩm chất nhất định.
- Tư duy biện chứng dựa trên nguyên tắc đồng nhất cụ thể, tức là nguyên tắc xem xét đối tượng một cách hiện thực. Đối tượng có quá trình phát sinh, biến đổi chuyển hóa-nó vừa là nó lại vừa là cái khác. Tư duy biện chứng phản ánh đối tượng trong mối liên hệ phổ biến của hiện thực.
- Sự khác nhau giữa tư duy hình thức và tư duy biện chứng không có ý nghĩ tuyệt đối, vì trước khi nghiên cứu đối tượng thì tư duy cần tách đối tượng nghiên cứu ra khỏi lớp các đối tượng khác đã biết, đồng thời phải xem xét một quan hệ xác định cụ thể rồi mới có thể xem xét đối tượng trong các mối quan hệ khác. Tư duy hình thức chỉ là một trường hợp đặc biệt của tư duy biện chứng-nghiên cứu đối tượng trong trạng thái cân bằng, khi đối tượng chưa chuyển hóa sang sản phẩm khác.
Câu 6. Logic học có quan hệ thế nào với ngôn ngữ?
- Logic học và ngôn ngữ có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Logic là khoa học nghiên cứu cấu trúc và tư duy của tư duy còn ngôn ngữ chỉ là phương tiện vật chất biểu đạt tư duy-vỏ vật chất của tư tưởng.
- Mối quan hệ giữa logic học và ngôn ngữ được biểu thị qua sơ đồ sau:
Câu 7. Sai lầm của logic học duy tâm là gì?
- Logic duy tâm quan niêm tư duy và các hình thức cũng như quy luật của tư duy độc lập với kinh nghiệm con người.
- Logic duy tâm được xây dựng bởi Can-tơ và Hê-ghen.
+ Can-tơ là người đầu tiên phê phán một cách mạnh mẽ sự hạn chế về nguyên tắc của logic hình thức-mà theo ông là logic kinh nghiệm. Ông đặt vấn đề xây dựng, khắc phục hạn chế đó bằng một logic khác mà ông gọi là logic tiên nghiệm. Thực chất, Logic tiên nghiệm của Can-tơ là Logic biện chứng vì nó dựa trên cơ sở của nguyên lý mâu thuẫn, mà theo cách lý giải của Can-tơ, dó là những nghịch lý hay vấn đề tương quan và tương tác giwuax chính đề và phản đề, như hai mặt mâu thuẫn nan giải.
+ Hê-ghen là người đã xây dựng công trình nền tảng về Logic biện chứng với các hệ thống nguyên lý, quy luật, phạm trù.. Hê-ghen đã xây dựng các học thuyết về bện chứng của khái niệm, phán đoán và lập luận. Với Hê-ghen, tư duy biện chứng ăn nhập với biện chứng của tư duy và biện chứng của thực tại, vận động theo lược đồ logic nhất quán được gọi là tam đoạn thức với ba thành phần: nguyên đề, phân đề (gồm có chính đề và phản để), hợp đề.
+ Tuy nhiên, Logic học của Can-tơ và Hê-ghen vẫn là logic học duy tâm vì học cho rằng, Logic của tư duy, của khsi niệm hoặc vốn sẵn có của bản thân con người, độc lập với kinh nghiệm và thế giới bên ngoài (theo Can-tơ) hay “ý niệm tuyệt đối” tồn tại như một thực thể độc lập, và là nguồn gốc cua sự phát triển của thế giới vật chất (theo Hê-ghen)
Câu 8. Logic học có quá trình lịch sử phát triển như thế nào?
Logic học đã trải qua 4 giai đoạn phát triển chính:
- Giai đoạn 1: Sự ra đời Logic hình thức của Arixtot
+ Hòa cảnh ra đời: trong xã hội chiếm hữu nô lệ, khi mà hoạt động của đời sống xã hội được mở rộng, nhận thức khoa học đã hình thành, quá trình tranh luận, đòi hỏi dân chủ thành đòi hỏi không thể hạn chế ở kinh nghiệm tự phát mà phải nghiên cứu nguyên lý của tư duy chính xác, của những chứng minh, lập luận với cấu tạo của khái niệm, phán đoán một cách đúng đắn.
+ Arixtot đã xây dựng các nguyên lý, quy luật, phương pháp va phát triển tiếp tục cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành. Ông đã xây dựng học thuyết về tam đoạn luận, hình thức cơ bản nhất của suy lý diễn dịch, với những cấu hình, cách thức và quy tắc của nó, mà logic học hình thức sau này chỉ còn là sự hoàn thiện để vận dụng. Arixtot đã bao quát được tàn bộ phạm vi, thực chất đối tượng của logic học, đặt nền tảng cho khoa học logic phát triển trong nhiều thế kỉ sau.
+ Tuy nhiên, Logic học của Arixtot có nhiều nhân tố biện chứng liên hợp với siêu hình học, chống lại học thuyết mâu thuẫn của sự vật do Heraclit nêu ra.
- Giai đoạn 2: Logic phục hưng với quy nạp giả thuyết của Bê-cơn và giả thuyết diễn dịch của Decacxto
+ Bê-cơn: phát triển logic quy nạp làm cơ sở cho phương pháp thực nghiệm khoa học, tạo ra năng lực phát minh khoa học bằng con đường quy nạp-giả thuyết
+ Decacxto: hoàn thiện và phát triển logic diễn dịch làm cơ sở cho phương pháp lý thuyết khoa học, tạo ra năng lực phát minh khoa học nhờ lược đồ giả thuyết-diễn dịch
+ Thực chất, hai con đường của Decacxto và Bê-cơn bổ sung cho nhau chứ không mâu thuẫn loại trừ nhau. Sự đối lập là do hai ông đã quá đề cao vai trò của logic quy nạp và logic diễn dịch trong ý tưởng xây dựng “logic phát minh” khoa học. Thực ra, không bao giờ có cái gọi là “Logic phát minh”, nhưng cũng không thể có những logic phát mình khoa học bất chấp mọi logic.
- Giai đoạn 3: Sự xâm nhập của toán học vào logic tạo nên các chuyên ngành logic
+ Toán học bắt đầu xâm nhập vào logic từ công trình của G.Labnit (chủ trương xây dựng ngôn ngữ hình thức hóa để chính xác hóa các phát biểu và quá trình lập luận, thực chất là muốn kí hiệu hóa và toán học hóa các mô hình lập luận logic). Thành tựu toán học hóa logic hình thức thực sự bắt đầu từ công trình của G.Bun với “Phép tính logic” mà đơn giản nhất là “Phép tính logic mệnh đề” với các quan hệ logic như đồng nhất, kéo theo...được mô hình hóa với các phép tính đại số như đăng thức, phép nhân, phép cộng...nhờ các thao tác logic chuyển hóa thành các phép toán logic. Sự ra đời và phát triển của ngành logic toán gắn với nhiều nhà logic lớn: E.Serodero, G.Phreghe, D.Hinbe...
+ Bộ môn logic toán học được xây dựng trên cơ sở logic mệnh đề và logic vị từ. Thành tưu rực rỡ nhất là hệ toán logic suy diễn còn hệ toán logic quy nạp thì thành tự khiêm tốn hơn do mức độ hình thức hóa và toán học hóa bị hạn chế hơn.
+ Logic toán đã khắc phục tính không rõ ràng trong ngôn ngữ; nó không chỉ thỏa mãn với hệ logic lưỡng trị (Đúng-Sai) mà vương tới hệ đa trị “hơn hay kém”, gần đúng hay gần sai”,...Nhờ có logic toán mà logic hình thức ngày càng xích lại gần logic biện chứng.
- Giai đoạn 4: Logic biện chứng từ duy tâm của Can-tơ và Hê-ghen đến Mác
+ Logic biện chứng duy tâm của Can-tơ và Hê-ghen:
ü Can-tơ là người đầu tiên phê phán một cách mạnh mẽ sự hạn chế về nguyên tắc của logic hình thức-mà theo ông là logic kinh nghiệm. Ông đặt vấn đề xây dựng, khắc phục hạn chế đó bằng một logic khác mà ông gọi là logic tiên nghiệm. Thực chất, Logic tiên nghiệm của Can-tơ là Logic biện chứng vì nó dựa trên cơ sở của nguyên lý mâu thuẫn, mà theo cách lý giải của Can-tơ, dó là những nghịch lý hay vấn đề tương quan và tương tác giwuax chính đề và phản đề, như hai mặt mâu thuẫn nan giải.
ü Hê-ghen là người đã xây dựng công trình nền tảng về Logic biện chứng với các hệ thống nguyên lý, quy luật, phạm trù.. Hê-ghen đã xây dựng các học thuyết về bện chứng của khái niệm, phán đoán và lập luận. Với Hê-ghen, tư duy biện chứng ăn nhập với biện chứng của tư duy và biện chứng của thực tại, vận động theo lược đồ logic nhất quán được gọi là tam đoạn thức với ba thành phần: nguyên đề, phân đề (gồm có chính đề và phản để), hợp đề.
ü Tuy nhiên, Logic học của Can-tơ và Hê-ghen vẫn là logic học duy tâm vì học cho rằng, Logic của tư duy, của khsi niệm hoặc vốn sẵn có của bản thân con người, độc lập với kinh nghiệm và thế giới bên ngoài (theo Can-tơ) hay “ý niệm tuyệt đối” tồn tại như một thực thể độc lập, và là nguồn gốc cua sự phát triển của thế giới vật chất (theo Hê-ghen)
- Logic biện chứng của Mác: đã cải tạo, hoàn thiện và phát triển logic biện chứng với tư cách khoa học hiện đại về logic, vừa đóng vai trò phương pháp luận, vừa thực hiện chức năng công cụ (phương pháp) hữu hiệu của tư duy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. Logic biện chứng Mác là thành tựu hiện đại của logic biện chứng, được nhiều nhà khoa học Xô-Viết tiếp thu phát triển như B.M.Kedrop, P.V.Kopnin...
Câu 9. Ý nghĩa của logic học đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn.
- Rèn luyện phát triển tư duy
- Công cụ học tập và nghiên cứu khoa học hiệu quả.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top