CÁC THAO TÁC LOGIC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY.
Câu 1. Phân biệt: suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp, suy luận diễn dịch trực tiếp và suy luận diễn dịch gián tiếp.
* Phân biệt suy luận diễn dịch và suy luận quy nạp:
- Suy luận diễn dịch là suy luận đi từ cái chung đến cái riêng còn suy luận quy nạp là đi từ cái riêng đến cái chung.
- Đối tượng trong kết luận của phép suy luận diễn dịch nhỏ hơn hoặc bằng phạm vi đối tượng được đề cập ở tiền đề, do đó kết luận tất yếu chân thực và suy luận hợp logic. Đối tượng trong kết luận của suy luận quy nạp lớn hơn hoặc bằng phạm vi đối tượng được đề cập ở tiền đề, do đó kết luận chỉ có tính xác suất mặc dù tiền đề chân thực và suy luận hợp logic.
- Suy luận diễn dịch có quy tắc chung còn suy luận quy nạp không có.
* Phân biệt suy luận diễn dịch trực tiếp và suy luận diễn dịch gián tiếp:
- Suy luận diễn dịch trực tiếp thì kết luận được rút ra từ tiền đề là một phán đoán
- Suy luận diễn dịch gián tiếp thì kết luận được rút ra từ hai tiền đề trở lên.
Câu 2. Trình bày quy tắc phép suy luận diễn dịch
* Phép suy diễn trực tiếp:
- Phép đổi chỗ: là phép suy diễn trực tiếp từ tiền đề là một phán đoán đơn và kết luận cũng là một phán đoán đơn trong đó có sự đổi chỗ giữa chủ từ và vị từ nhưng chất của phán đoán vẫn được giữ nguyên. Quy tắc chung là thuật ngữ nào không chu diên ở tiền đề thì không được chu diên ở kết luận.
+ Nếu tiền đề là phán đoán khẳng định toàn thể: Mọi S là P, suy ra có P là S (Vì Asp chân thực nên Isp cũng chân thực)
+ Nếu tiền đề là phán đoán khẳng định bộ phận: Có S là P, suy ra có P là A (Vì Isp chân thực nên Ips cũng chân thực)
+ Nếu tiền đề là phán đoán phủ định toàn thể: Mọi S không là P, suy ra mọi P cũng không là S (Vì Esp chân thực nên Eps cũng chân thực)
- Phép đổi chất: là hình thức suy diễn từ tiền đề xuất phát, người ta thu được câu kết luận bằng cách giữ nguyên lượng của phán đoán tiền đề, giữ nguyên vị trí chủ từ, đổi chất của phán đoán xuất phát thành chất ngược lại, thay vị từ bằng từ ngữ mâu thuẫn với nó.
+ Nếu tiền đề là phán đoán khẳng định toàn thể: Tất cả mọi S là P, suy ra mọi S không phải là không P (Vì Asp là chân thực nên Es˥p cũng chân thực)
+ Nếu tiền đề là phán đoán khẳng định bộ phận: Có S là P, suy ra có S không là không P (Vì Isp chân thực nên Os˥p chân thực)
+ Nếu tiền đề là phán đoán phủ định toàn thể: Tất cả mọi S không là P, suy ra mọi S không là P (Vì Esp chân thực nên As˥p cũng chân thực)
+ Nếu tiền đề là phán đoán phủ định bộ phận: Có S là P, suy ra có S là không P (Vì Osp chân thực nên Is˥p cũng chân thực)
Câu 3. Tại sao cần khôi phục tam đoạn luận rút gọc về tam đoạn luận đầy đủ?
* Tam đoạn luận rút gọn là những tam đoạn luận mà trong đó một phán đoán nào đó bị lược bỏ, không được diễn đạt bằng ngôn từ (không phát biểu thành lời). Khi sử dụng tam đoạn luận rút gọc rất dễ gặp sai lầm, vì vậy, để phát hiện xem có sai lầm hay không, ta cần đưa chúng về dạng tạm đoạn luận đầy đủ:
- Để xem xét có thể rút ra kết luận tất yếu từ những tiền đề đã cho hay không (nếu kết luận bị lược bỏ)
- Để xem có thể dùng tiền đề đã cho để chứng minh cho tính chân thực của kết luận được rút ra từ đó hay không (nếu tiền đề bị lược)
Câu 4. Tại sao trong suy luận điều kiện xác định thì phương thức suy luận đi từ khẳng định hệ quả đến khẳng định điều kiện là không hợp logic?
* Trong suy luận điều kiện xác định, điều kiện chỉ là một trong số nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của hệ quả. VD: đường ướt có thể do trời mưa hoặc do xe phun nước.
Ta có suy luận điều kiện xác định “Nếu trời mưa thì đường ướt” với điều kiện là “trời mưa” và hệ quả “đường ướt”. Nhưng từ hệ quả “đường ướt” không thể suy ra điều kiện “trời mưa”
Câu 5. Trình bày các phương pháp xác định mối liên hệ nhân quả trong suy luận quy nạp
* Phương pháp giống nhau duy nhất:
- Là phương pháp quy nạp khoa học dựa trên cơ sở phát hiện những đặc điểm giống nhau trong sự khác biệt
- Công thức: qua quan sát, thí nghiệm, người ta phát hiện sự lặp lại của một hiện tượng khi điều kiện thay đổi khác nhau trong đó chỉ có một điều kiện duy nhất được bảo tồn. Từ đó cho thấy điều kiện lặp lại đó có thể là nguyên nhân của hiện tượng đang nghiên cứu
* Phương pháp khác biệt duy nhất:
- Là quy nạp khoa học dựa trên cơ sở so sánh các trường hợp mà hiện tượng nghiên cứu có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
- Công thức: nghiên cứu các điều kiện giống nhau và khác nhau ứng với các trường hợp khác nhau khi hiện tượng nghiên cứu có thể xảy ra khoặc không xảy ra. Nếu các điều kiện có chiều hướng lặp lại nhưng chỉ có một điều kiện thay đổi ứng với sự thay đổi hiện tượng đang nghiên cứu thì có thể kết luận rằng điều kiện thay đổi đó là nguyên nhân của hiện tượng đang xét
- Ưu điểm so với pp giống nhau duy nhất:
+ Có thể tái tạo hiện tượng nghiên cứu bằng thí nghiệm, từ đó tin được vào sự đúng đắn hay không đúng đắn của kết luận so bộ ban đầu về nguyên nhân của hiện tượng nghiên cứu.
+ Chỉ cần hai lần nghiên cứu
+ Đôi khi có thể tiên đoán, dự báo sự tồn tạicủa điều kiện mà tạm thời chúng ta chưa biết, nhưng điều kiện đó lại rất có thể là nguyên nhân của hiện tượng đang nghiên cứu.
* Phương pháp biến đổi kèm theo:
- Nếu mỗi khi xuất hiện hay biến đổi hiện tượng nào đó (A), dẫn đến sự xuất hiện hay biến đổi của hiện tượng khác (M) kèm theo hiện tượng ấy thì hiện tượng thứ nhất có thể là nguyên nhân của hiện tượng thứ hai.
- Sơ đồ cấu tạo:
Hiện tượng a xuất hiện trong hoàn cảnh ABC
Hiện tượng a1 xuất hiện trong hoàn cảnh A1BC
Hiện tượng a2 xuất hiện trong hoàn cảnh A2BC
=> Có thể, A là nguyên nhân của hiện tượng a
* Phương pháp loại trừ (phần dư)
- Nếu biết những điều kiện cần thiết của hiện tượng nghiên cứu, trừ một điều kiện không là nguyên nhân của nó thì điều kiện bị loại trừ có thể là nguyên nhân của hiện tượng còn lại
- Sơ đồ cấu tạo:
Với hoàn cảnh ABCD thì xuất hiện a, b, c, d
Biết A là nguyên nhân của a
Biết B là nguyên nhân của b
Biết C là nguyên nhân của c
=> (Có lẽ) do D cùng loại với A, B, C nên D là nguyên nhân của d
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top