CÁC QUY LUẬT LOGIC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY HÌNH THỨC

Câu 1. Trình bày nội dung, yêu cầu của quy luật đồng nhất.

- Nội dung: một ý nghĩ, một tư tưởng đã được định hình trong tư duy phản ánh đối tượng ở một phẩm chất xác định, thì phải đồng nhất với chính bản thân nó (tức chính sự vật đó) hoặc với chính tư tưởng ấy về mặt giá trị logic. Nói cách khác, mỗi tư tưởng (khái niệm, phán đoán) khi đã định hình về đối tượng ở một phẩm chất xác định thì phải tường minh, và giữ nguyên nghĩa trong suốt quá trình tư duy (lập luận) để rút ra KL

- KH: a  a (Đọc là “a đồng nhất với a về giá trị logic” hay “Nếu a chân thực thì a là chân thực”

- Yêu cầu:

+ Không được đánh tráo nội dung của tư tưởng: trong quá trình tư duy, lập luận không được thay đổi nội dung tư tưởng (cùng các điều kiện tạo thành ND đó) đã được xác định từ đầu, không được thay đổi đối tượng của tư tưởng này bằng đối tượng của tư tưởng khác. VD: “Khi thấy sứ thần dâng cho chúa Trịnh một mâm đào trường thọ, Tràng Quỳnh bèn chạy tới lấy một quả ăn ngay. Chúa cho Quỳnh đã phạm tội khi quân bèn sai người lôi ra chém. Trạng nói:“Chém thần cũng được nhưng phải chém thằng dâng đào trước đã. Nó bảo đòn trường thọ sao thần vừa ăn đã chết? Đây phải gọi là đào đoản thọ mới đúng”. Chúa nghe vậy liền bật cười tha tội”. Ở đây, Trạng Quỳnh đã cố tình vi phạm quy luật đồng nhất để thoát chết bằng cách đánh tráo nội dung của k/n “chết do phạm tội” với k/n “chết sinh học”.

+ Không được đánh tráo ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng: trong biểu đạt không được ý nọ lời kia, nếu khi chọn từ, chọn câu để diễn đạt mà lại không trình bày đúng ý tưởng, đúng đối tượng phải trifng bày tức là đã vi phjm luật đồng nhất. VD:“Trong buổi dạ hôi, Puskin mời một tiểu thư khiêu vũ. Nàng tiểu thư thấy Puskin vừa đen vừa gầy bèn kênh kiệu nói:”Xin lỗi, tôi không nhảy cùng với một đứa bé.” Putskin muốn sửa tính kiêu ngạo của cô nàng bèn nói to:“Xin lỗi, tôi không biết là tiểu tthuwddang mang thai”. Mọi người nghe vậy liền đều cười ồ lên khiến cô nàng tiểu thư xấu hổ đỏ mặt. Ta thấy, ở đây, Putskin đã đánh tráo ngôn ngữ diễn đạt của cô gái “đứa bé” bằng “mang thai”.

+ Ý nghĩa, tư duy tái tạo phải đồng nhất với ý nghĩa, tư duy nguyên mẫu: khi nhắc lại, tái tạo một tư tưởng nào đó thì phải nhắc lại, tái tạo chính xác tư tưởng đó, không được sai lạc ND của ý nghĩa, tư tưởng nguyên mẫu. VD:“Cô giáo: hai lần chín là bao nhiêu? Học sinh: Hai lần chín là nhừ ạ.”.

 

Câu 2. Tìm các ví dụ về việc tư duy vi phạm quy luật đồng nhất?

Xem câu 1.

Câu 3. Trình bày nội dung, yêu cầu quy luật cấm mâu thuẫn.

- Nội dung: một ý nghĩ, một tư tưởng đã định hình trong tư duy, phản ánh đối tượng ở một phẩm chất xác định thì không thể đồng thời mang hai giá trị logic trái ngược nhau

- KH: ˥ (a ^ ˥a) (Không thể có vừa là a vừa không a đều mang giá trị chân thực)

- Yêu cầu:

+ Không được dung chứa mâu thuẫn logic trực tiếp trong tư duy khi phản ánh về đối tượng ở một phẩm chất xác định (với cùng số lượng, cùng thời gian và cùng mối quan hệ). VD: Bố mẹ hỏi: Con ngủ chưa? Con: Con ngủ rồi.

+ Về một đối tượng nào đó, ta không được vừa khẳng định một điều gì đó về đối tượng sau đó lại phủ định những hệ quả được rut ra từ điều ta vừa khẳng định. VD: Khi xưa, ở nước Sở có một người bán Mâu và Thuẫn. Người đó rao:“Mua đi, mua đi, Mâu của tôi rất tốt, nó có thể đâm thủng bất cứ vật gì. Mua đi, mua đi, Thuẫn của tôi rất tốt, không vật gì có thể đâm thủng được nó”. Thế là có người nói:“Onng thử lấy cái Mâu của ông đâm vào cái Thuẫn của ông đi, nếu đúng thì tôi mua.”

+ Về cùng một đối tượng, ta không được khẳng định cho chúng hai thuộc tính mà trong thực tế, hai thuộc tính đó lại loại trừ lẫn nhau. VD: một khách bộ hành xin ngủ qua đêm tại nhà của Quỷ. Vợ chồng Quỷ rất mừng vì tưởng gặp may. Vợ chồng Quỷ sửa soạn bữa tối, mời khách bộ hành ăn cùng. Ngồi vào bàn, anh ta đưa tay lên miện thổi. “Ông làm gì vậy?” Quỷ vợ hỏi. “Trời lạnh cóng, ta thổi cho nó ấm lên”. Quỷ vợ dọn súp ra bàn, người khách ghé miệng vào đĩa thổi. “Ông làm gì vậy?” Quỷ cái lại hỏi. Khách trả lời:”Ta thổi cho nó nguội đi”. Nghe vậy, Quỷ chồng hốt hoảng:“Ông ơi, xin ông đi đâu thì đi. Ngay cả bọn quỷ chúng tôi cũng không thể làm một cái thổi vừa nóng lên lại vừa lạnh đi”. Ta thấy, trong câu chuyện trên, Quỷ đã lầm khi cho rằng con người làm được hai việc mâu thuẫn nhau vì nó đã đồng nhất hai hoạt động “thổi” ở hai thời điểm khác nhau trong hai mối quan hệ khác nhau (thôi-nóng tay/thổi-lạnh đĩa súp)

 

Câu 4. Mâu thuẫn logic của tư duy có phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực không?

- Không đồng nhất. Mâu thuẫn logic của tư duy là mâu thuẫn của logic chủ quan, thể hiện sự phản ánh không chân thực hiện thực khách quan còn mâu thuẫn trong hiện thực là mâu thuẫn của bản thân sự vật khách quan.

Câu 5. Nội dung và yêu cầu của quy luật loại trừ cái thứ ba.

- Nội dung: một ý nghĩ, tư tưởng đã được định hình trong tư duy, phản ánh về một đối tượng ở một phẩm chất xác định thì phải mang một giá trị logic xác định, hoặc chân thực hoặc giả dối, không có trường hợp thứ ba.

- KH: a ᴧ ˥a (Tư tưởng a chân thực hoặc giả dối chứ không có khả năng thứ ba)

- Yêu cầu:

+ Phải định hình tư duy khi phản ánh đối tượng ở phẩm chất xác định nào đó, tức là phải công nhận là chân thực một trong hai tư tưởng mâu thuẫn với nhau khi cùng phản ánh đối tượng ở phẩm chất xác định trong cùng một quan hệ nhất định

VD: chuyện dân gian TQ kể rằng, chúa sơn lâm hỏi Gấu:”Hôm nay phòng ta có mùi gì?”. Gấu thưa:“Phòng bẹ hạ hôm nay có mùi hôi”. Gấu bị chém vì tội khi quân.

Hỏi đến Cáo, Cáo thấy Gấu bị phạt nên nói:“Phòng bệ hạ hôm nay thơm như hoa nhài”. Cáo bị phạt vì tội nói dối.

Hỏi đến Thỏ, Thỏ thấy cả Gấu và Cáo đều bị phạt nên khôn ngoan trả lời:“Thưa bệ hạ, hôm nay thần bị ngạt mũi nên không ngửi thấy mùi gì”.

Ở đây, ta thấy, Thỏ đã khôn ngoan sử dụng việc vi phạm luật chơi của chúa sơn lâm để tránh né phải trả lời.

- Phải định hình nội dung các danh từ logic được sử dụng để diễn đạt tư tưởng.

VD: Một nhà thông thái muốn kén rẻ thông minh cho con gái bèn treo bảng kén rẻ. Anh hào các nơi kéo về, nhà thông thái bày ra 2 đĩa thức ăn và bảo:“Các anh hãy ăn đi. Ăn thừa thì ta đánh đòn cho chết, mà ăn hết thì ta đánh chết bằng đòn. Ai ăn mà vẫn không thể bị đòn thì ta sẽ kén làm rể.” Mọi người lúng túng rồi bỏ đi. Mãi sau mới có một chàng trai xin thử. Anh ta ăn hết một đĩa thức ăn còn đĩa còn lại thì không động tí nào, kết quả anh ta được chọn làm rể.

Trong câu chuyện trên, nhà thông thái khôn ngoan đã sử dụng tính không xác định của phạm vi k/n “ăn còn” và “ăn hết” đối với thức ăn đem ra (2 đĩa) để thử trí thông minh của các chàng trai.

 

Câu 6. Nội dung và yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ.

- ND: một ý nghĩ, một tư tưởng khi đã được định hình trong tư duy phản ánh về đối tượng ở một phẩm chất xác định thì chỉ được công nhận là chân thực khi có đầy đủ căn cứ để xác định hay chứng minh cho tính chân thực đó.

- Yêu cầu:

+ Khi một tư tưởng, một ý nghĩ đã được định hình trong tư duy thì cũng phải xác định được giá trị logic của chúng

+ Phải tìm được đầy đủ căn cứ làm chỗ dựa cho giá trị logic của tư tưởng, của ý nghĩ được nêu trên. Có hai căn cứ:

(1). Lý do suy ra trực tiếp từ nguyên nhân (lý do ngoài logic), tức là lý do của một hiện tượng nào đấy chính là nguyên nhân của hiện tượng đấy. Ở đây, lý do và nguyên nhân đồng nhất với nhau.

(2). Lý do logic: dựa vào những luận điểm, định lý, quy tắc, công thức...đã được chứng minh là tin cậy làm lý do, làm tiền đề chứng minh cho một tư tưởng hay luận điểm nào đó là chân thực.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #phiêulưu