CÁC HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA TƯ DUY

PHẦN 1. KHÁI NIỆM

Câu 1. Thế nào là định nghĩa khái niệm và định nghĩa khái niệm giải quyết những nhiệm vụ nào?

* Khái niệm

- là một hình thức (đơn vị) tồn tại cơ bản của tư duy, là tập hợp những dấu hiệu cơ bản, khác biệt phản ánh đối tượng tồn tại ở một phẩm chất xác định

- Là một hình thức tồn tại của tư duy, khái niệm không thể được dịnh hình, tồn tại nếu thiếu phương tiện ngôn ngữ: từ, cụm từ, hệ thống câu. Hệ thống câu (tiếng nói hay văn bản) chỉ là phương tiện vật chất được con người sử dụng để định hình và thể hiện k/n, thể hiện các dấu hiệu hợp thành nội dung của k/n, như vậy ngôn ngữ chỉ mang tính chất ký tín hiệu đơn thuần. Vì là ký tín hiệu nên nó có thể thay đổi tùy theo ý muốn của người sử dụng nó, “khái niệm” là khách quan, là cái ánh phản của hiện thực còn “tên gọi” là cái người ta giao ước với nhau từ lâu đời trở thành thói quen.

- Cấu trúc của khái niệm bao gồm: nội hàm và ngoại diên

+ Nội hàm: nội hàm của khái niệm cũng chính là khái niệm, nhưng là k/n được xét từ góc độ phan xẻ nội tại của những tri thức tạo nên k/n, tức là ta muốn nói tới k/n đó được tạo nên từ những tri thức gì? Đam lại cho ta những hieru biết gì về đối tượng?...

VD: Một con người (X) nào đó, khi ta xem xét anh ta ở góc độ công việc, ta có khái niệm “Anh X là một người lao động giỏi”, khi xem xét trong mối quan hệ gia đình, ta có “Anh X là người chồng, người cha tôt”; khi xem xét dưới góc độ thực hiện pháp luật, ta có “Anh X là một công dân gương mẫu”...Tập hợp các k/n trên, ta có một k/n đầy đủ hơn về anh X “Anh X là một con người tốt trên mọi phương diện”

+ Ngoại diên: ngoại diên của k/n là tập hợp những đối tượng mà k/n phản ánh, là lớp các đối tượng có các dấu hiệu được phản ánh trong nội hàm k/n. Ngoại diên của k/n trả lời câu hỏi: khái niệm phản ánh bao nhiêu đối tượng.

VD: Trong k/n “Sinh viên Đại học KTQD” ngoại diên bao gồm “tất cả những người đang học tại ĐH KTQD”.

+ Nội hàm và ngoại diên của k/n có mối tương quan xác định, đó là mối tương quan giữa chất và lượng của k/n nghĩa là với một nội hàm xác định sẽ có một ngoại diên tương ứng và ngược lại. Đó là mối tương quan tỷ lệ nghịch: nếu nội hàm càng sâu, càng phong phú thì ngoại diên của k/n càng nhỏ, càng hẹp và ngược lại.

* Định nghĩa khái niệm:

- Là một thao tác logic cơ bản của tư duy nhằm vào nội hàm của khái niệm để định ra được phần cơ bản nhất trong nội hàm ấy, sao cho từ đó có thể suy ra được các phần khác còn lại trong nội hàm của khái niệm này và căn cứ vào đó có thể phân biệt được đối tượng nằm trong ngoại diên của khái niệm ấy với những đối tượng khác

- Định nghĩa khái niệm giả quyết các nhiệm vụ:

+ Vạch được phần cơ bản nhất của nội hàm

+ Dựa vào dấu hiệu của nội hàm đã nêu để tách các đối tượng cần đối tượng cần định nghĩa từ những đối tượng tiếp cận với chúng.

Câu 2. Nêu và phân loại khái niệm.

* Phân loại theo nội hàm khái niệm:

- Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng:

+ Khái niệm cụ thể là những khái niệm phản ánh đối tượng tồn tại với một chỉnh thể. VD: cái cây, mặt trăng..

+ Khái niệm trừu tượng: là những khái niệm phản ánh thuộc tính, quan hệ của các sự vật, hiện tượng. VD: tốt-xấu, Âm-Dương...

- Khái niệm khẳng định và khái niệm phủ định:

+ Khái niệm khẳng định là khái niệm mà nội hàm của nó được xác định tường minh. VD: cao, thấp,...

+ Khái niệm phủ định là khái niệm mà nội hàm của nó được xác định dưới dạng không tường minh. VD: không cao (có thể là thấp hoặc trung bình)...

- Khái niệm tương quan và không tương quan:

+ Khái niệm tương quan là khái niệm mà khi nói tới nó (xác định nội hàm) người ta buộc phải hình dung nó đứng trong một quan hệ xác định nào đó. VD: Ca dao, tục ngữ VN có câu “sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”

+ Khái niệm không tương quan là khái niệm mà khi xác định nội hàm của nó ta không cần hình dung nó đứng trong một quan hệ xác định nào với các đối tượng khác. VD: nhà, tường,...

* Phân loại khái niệm theo ngoại diên:

- Khái niệm chung là khái niệm để chỉ một lớp đối tượng nghĩa là khái niệm mà ngoại diên của nó bao giờ cũng có số lượng phần tử lớn hơn một. VD: học sinh, hồ...

- Khái niệm riêng là khái niệm để chỉ một đối tượng duy nhất nghĩa là ngoại diên của khái niệm đó chỉ bao chứa một phần tử. VD: Hà Nội, truyện Kiều...

- Khái niệm tập hợp là khái niệm mà trong đó nhóm các sự vật đồng nhất được xem như một chỉnh thể duy nhất. VD: chòm sao đại hùng tinh, đội bóng...

- Khái niệm thực là khái niệm mà ngoại diên có số lượng phần tử lớn hơn hoặc bằng 1.

- Khái niệm hư là khái niệm mà trong thực tế ta không thấy có đối tượng nào mang đầy đủ dấu hiệu được xác định trong nội hàm hay ngoại diên của nó = 0. VD: thiên đường, địa ngục...

Câu 3. Nêu và phân tích các hình thức định nghĩa

* Định nghĩa thông qua loại và khác biệt về chủng:

- Là kiểu định nghĩa thông dụng nhất đối với các khoa học. Trong kiểu định nghĩa này, khái niệm dùng để định nghĩa bao gồm 2 phần: một phần nêu khái niệm “loại” gần nhất của khái niệm cần định nghĩa, phần hai nêu dấu hiệu khác biệt của khái niệm cần được định nghĩa như một “chủng” trong “loại” đã nêu với các “chủng” khác cùng chứa trong loại ấy.

- Công thức: a≡A(a1) trong đó: a là khái niệm cần định nghĩa, A là khái niệm loại gần nhất của a, a1 là khái niệm chủng thuộc A, dấu hiệu khác biệt của a.

=> Khái niệm cần đ/n = khái niệm loại gần nhất + dấu hiệu khác biệt.

- Các bước tiến hành định nghĩa:

+ B1: Xác định khái niệm loại gần nhất của khái niệm cần định nghĩa. VD: khái niệm cần định nghĩa là “người” thì khái niệm loại gần nhất là khái niệm “động vật”

+ B2: Phân tích nội hàm của khái niệm loại và khái niệm chủng cần định nghĩa.

+ B3: Áp dụng công thức “khái niệm cần định nghĩa = khái niệm loại gần nhất + dấu hiệu khác biệt” phát biểu định nghĩa.

* Định nghĩa qua quan hệ (định nghĩa ẩn, định nghĩa không tường minh)

- Là kiểu thường dùng để định nghĩa phạm trù, theo kiểu này trong khái niệm dùng để định nghĩa người ta thường nêu quan hệ đặc trưng của các đối tượng trong ngoại diên của khái niệm được định nghĩa với những đối tượng khác mà người ta dùng để so sánh

- Để phân biệt sự vật này với sự vật khác, người ta không chỉ ra thuộc tính khác biệt  vốn có của nó mà bằng cách nêu ra các quan hệ bản chất giữa sự vật cần định nghĩa với các sự vật khác. Qua việc phân tích mối quan hệ đó đẻ biến từ không tường minh thành tường minh.

- VD: Số “không” là một số khi cộng với một số a bất kỳ sẽ cho a.

* Định nghĩa phát sinh (định nghĩa xây dựng, định nghĩa kiến thiết):

- Là kiểu định nghĩa trong đó ở khái niệm dùng để định nghĩa người ta nêu lên phương thức hình thành, phương thức phát sinh ra đối tượng của khái niệm cần định nghĩa.

- VD: đường tròn là đường cong khép kín do điểm B của đoạn thẳng AB chuyển động xung quanh một điểm A cố định tạo thành

Câu 4. Muốn định nghĩa đúng đắn cần phải tuân theo những quy tắc nào? Hãy nêu VD.

- Quy tắc 1: Định nghĩa phải cân đối tức là ngoại diên của khái niệm dùng định nghĩa phải có quan hệ đồng nhất với ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa. VD: “Hydro là nguyên tố hóa học có nguyên tử lượng bằng 1” là định nghĩa đúng vì ngoại diên của khái niệm “nguyên tố hóa học có nguyên tử lượng bằng 1” bằng với ngoại diên của khái niệm “Hydro”

- Quy tắc 2: Phép định nghĩa phải được phát biểu tường minh, rõ ràng, không được dùng hình tượng ví von. VD: “Tuổi trẻ là mùa xuân của nhân loại” không định hình nội hàm của khái niệm cần định nghĩa “Tuổi trẻ”

- Quy tắc 3: Điịnh nghĩa không được vòng quanh tức là không được định nghĩa bằng chính khái niệm đó. VD: “Người duy vật là người có niềm tin duy vật”

- Quy tắc 4: Tùy theo khả năng, nhưng không nên định nghĩa bằng hình thức phủ định vì nó không vạch ra được phần cơ bản của nội hàm khái niệm. Tuy nhiên , trong một số trường hợp vẫn có thể sử dụng hình thức phủ định để định nghĩa. VD: Nước là một chất không màu, không mùi, không vị và trong suốt.

Câu 5. Bản chất của sự phân chia khái niệm và những quy tắc phân chia khái niệm . Nêu VD để chứng tỏ bạn có khả năng vận dụng những quy tắc này.

* Bản chất của sự phân chia khái niệm:

- Bản chất của phân chia khái niệm là để mở rộng và củng cố sự iểu biết của chúng ta về một đối tượng mà ta cần nghiên cứu.               

- Cơ sở của thao tác phân chia là ngoại diên của khái niệm, tập hợp các đối tượng mà khái niệm phản ánh, yêu cầu bảo toàn nội hàm của khái niệm trong mỗi thành phần sau phân chia. Phân chia đối tượng là chia cắt đối tượng, sự phân chia này không bảo toàn được nội hàm của khái niệm.

* Các quy tắc phân chia khái niệm:         

- Quy tắc 1: Phân chia phải cân đối nghĩa là ngoại diên của khái niệm bị phân chia phải bằng tổng các ngoại diên của các thành phần phân chia. VD: Học lực của SV chia làm các loại: xuất sắc, giỏi, khá, TB, yếu, kém. Ở đây, ổng ngoại diên của các thành phần xuất sắc,…, kém đã lấp đầy khái niệm ngoại diên của khái niệm học lực nên sự phân chia như vậy được gọi là sự phân chia cân đối.

- Quy tắc 2: Sự phân chia phải tiến hành theo cùng một cơ sơ. VD: “Các hiệp định kinh tế giữa các quốc gia là những hiệp định bình đẳng và bất bình đẳng, thành văn và bất thành văn” => trong ví dụ này, ban đầu chia theo thuộc tính “bình đẳng và bất bình đảng”, sau đó là “thành văn và bất thành văn” nên đây là lỗi phân chia khái niệm không theo cùng 1 cơ sở.

- Quy tắc 3: Các thành phần phân chia phải loại trừ lẫn nhau. VD: “Lao động thường là lao động trí óc, lao động chân tay và lao động nghiên cứu khoa học: => Khái niệm “lao động nghiên cứu khoa học” nằm trong “lao động trí óc”, chúng có quan hệ với nhau. Do đó, trong sự phân chia này, các thành phần của nó không loại trừ lẫn nhau.

- Quy tắc 4: Sự phân chia phải liên tục, không được vượt cấp. VD: Tốc độ vũ trụ gồm có V1=7.9 km/s, V2=11.2 km/s, V3=14.6 km/s. Nếu phân chia mà bỏ qua hay bỏ sót V2 là vượt cấp, tức là không liên tục.

Câu 6. Bản chất của phân loại khái niệm, các hình thức phân loại va vai trò của phân loại khái niệm.

- Bản chất của phân loại khái niệm là sự sắp xếp các đối tượng thành từng nhóm sao cho mỗi nhóm giữ một vị trí xác định theo một thứ bậc nhất định.

- Phân loại khái niệm trong logic học được hiểu là thao tác phân chia “liên tiếp” khái niệm từ một khái niệm giống thành các khái niệm loài nhỏ dần. Như vậy, phân chia khái niệm là cơ sở của phân loại khái niệm. 

- Có 2 loại phân loại khái niệm:

+ Phân loại tự nhiên là sắp xếp các đối tượng theo lớp xác định dựa trên các dấu hiệu bản chất của chúng. Nó có vai trò là cho phép xác định thuộc tính của đối tượng mà không cần kiểm nghiệm thực tế, cơ sở cho những dự báo về các hiện tượng dựa trên quy luật quan hệ nội tại giữa các đối tượng cùng lớp.

+ Phân loại bổ trợ là phân loại dựa trên nhưng dấu hiệu bên ngoài có tính hình thức, không gắn với bản chất của đối tượng. Nó có vai trò giúp cho việc nhận biết đối tượng được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác.

Câu 7. Xác định mối quan hệ giữa các cặp khái niệm:

- Tiêu cự và không tích cực => Quan hệ bao hàm

- Tích cực và tiêu cực => Quan hệ đối lập

- Tích cực và không tích cực => Quan hệ đối lập

Câu 8. Phân chia các khái niệm sau:

- “Hình thái kinh tế xã hội” phân chia được:

+ “Công xã nguyên thủy”

+ “Chiếm hữu nô lệ”

+ “Phong kiến”

+ “Xã hội tư sản”

+ “Xã hội chủ nghĩa”

Câu 9. Phát hiện lỗi logic của câu nói sau: “Thế giới hữu sinh gồm có các loại thực vật, các loài động vật, côn trùng và xã hội loài người”

Trong câu trên, người viết đã phân chia thế giới hữu sinh thành “thực vật”, “động vật”, “côn trùng” và “xã hội loài người” mà “xã hội loài người” chỉ là một phần của “động vật” nên chúng không loại trừ nhau.

PHẦN 2. PHÁN ĐOÁN

Câu 10. Phán đoán là gì? Mối quan hệ giữa phán đoán và câu

- Phán đoán là hình thức liên kết các khái niệmnhằm khẳng định hay phủ định một “cái gì đấy” về đối tượng.

- Mối quan hệ giữa phán đoán và câu là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Phán đoán là hình thức của tư duy có chức năng thông tin còn câu thuộc vè ngôn ngữ có chức năng diễn đạt, biểu đạt tư tưởng trên cơ sở quy ước

Câu 11. Có mấy loại phán đoán đơn? Quan hệ giữa các loại phán đoán đơn có cùng chủ từ và vị từ logic.

* Có 4 loại phán đoán đơn cơ bản: Phán đoán khẳng định toàn thể Asp (Tất cả S là P), Phán đoán khảng định bộ phận ISP (Một số S là P), Phán đoán phủ định toàn thể ESP (Tất cả S không là P), Phán đoán phủ định bộ phận OSP(Một số S không là P)

* Quan hệ giữa các phán đoán đơn có cùng chủ từ và vị từ logic:

- Quan hệ thứ bậc:

+ Là quan hệ giữa các phán đoán giống nhau về chất nhưng khác nhau về lượng. Đó là quan hệ giưa Asp và Isp, Esp và Osp. Trong hai phán đoán có quan hệ thứ bậc thì phán đoán có lượng toàn thể gọi là phán đoán bậc trên, phán đoán có lượng bộ phận gọi là phán đoán bậc dưới.

+ Đặc trưng:

(1) Khi phán đoán bậc trên có giá trị logic chân thựcthì phán đoán bậc dưới nhất thiết có giá trị logic chân thực

VD: Phán đoán”Mọi cây xanh đều có quá trình quang hợp” chân thực nên phán đoán “Một số cây xanh đều có quá trình quang hợp”

(2) Khi phán đoán bậc trên là giả dối thì phán đoán bậc dưới không xác định giá trị logic

VD1: Phán đoán “Mọi kim loại đều ở thể lỏng” giả dối, phán đoán “Một số kim loại ở thể lỏng” lại là phán đoán chân thực

VD2: Phán đoán “Bò là loài động vật biết trèo cây” giả dối, phán đoán “Một số con bò biết trèo cây” cũng là phán đoán giả dối.

(3) Khi phán đoán bậc dưới chân thực thì phán đoán bậc trên không xác định vì không có lý do logic.

VD1: Phán đoán “Một số loại qua có màu đỏ” chân thực nhưng phán đoán “Mọi loại quả đều có màu đỏ” giả dối.

VD2: Phán đoán “Một số kim loại dẫn điện “chân thực, phán đoán “Mọi kim loại đều dẫn điện” chân thực.

- Quan hệ đối chọi:

+ Là quan hệ giữa các phán đoán khác nhau về chất nhưng giống nhau về lượng. Đó là quan hệ giưa Asp và Esp, Isp và Osp. Nếu giống nhau về lượng toàn thể gọi là quan hệ đối chọi trên còn giống nhau về lượng bộ phận gọi là đối chọi dưới.

+ Đặc trưng:

(1) Quan hệ đối chọi trên: không thể có giá trị cùng chân thực nhưng lại có thể có giá trị cùng giả dối

VD1: Phán đoán “Mọi kim loại đều có tính dẫn điện” chân thực, phán đoán “Mọi kim loại đều không dẫn điện” giả dối

VD2: Phán đoán “Mọi sinh viên VN đều học logic học” giả dối, phán đoán “Mọi sinh viên VN đều không học logic học” giả dối

VD3: Phán đoán “Trong XH có giai cấp, đấu tranh giai cấp không phải là động lực để phát triển xã hội” giả dối, phán đoán “Trong XH có giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực để phát triển xã hội” chân thực.

(2) Quan hệ đối chọi dưới có đặc trưng không thể cùng có giá trị logic giả dối nhưng có thể cùng có giá trị logic chân thực.

VD1: Phán đoán “Một số số lẻ chia hết cho 2” giả dối, phán đoán “Một số số lẻ không chia hết cho 2” chân thực

VD2: Phán đoán “Một số động vật dạ dày có vách ngăn là loài ăn cỏ” chân thực, phán đoán “Một số động vật dạ dày có vách ngăn không là loài ăn cỏ” giả dối

VD3: Phán đoán “Một số sinh viên là sinh viên bưu điện” chân thực. phán đoán “Một số sinh viên không phải sinh viên bưu điện” chân thực.

- Quan hệ mâu thuẫn:

+ Là quan hệ trái ngược nhau cả về chất và lượng. Đó là quan hệ giữa các cặp Asp và Osp, Isp và Esp.

+ Đặc trưng: hai phán đoán có quan hệ mâu thuẫn thì bao giờ cũng có giá trị logic phủ định nhau nghĩa là chúng không thể cùng chân thực cũng không thể cùng giả dối.

VD1: “Mọi kim loai không dẫn điện” (Asp) giả dối => “Có kim loại dẫn điện” (Osp) chân thực

VD2: “Có kim loại không dẫn điện” (Osp) giả dối => “Mọi kim loại dẫn điện” (Asp) chân thực

VD3: “Mọi số chẵn chia hết cho 2” (Asp) chân thực => “Có số chẵn không chia hết cho 2” (Osp) giả dối

VD4: “Có số lẻ không chia hết cho 2” (Osp) chân thực => “Mọi số lẻ chia hết cho 2” (Asp) giả dối.

Câu 12. Tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán đơn.

* Tính chu diên của các thuật ngữ là mối tương quan về mặt số lượng Giữa lớp SP với lớp S và lớp P (Lớp S là chủ từ logic, Lớp P là vị từ logic, Lớp SP là lớp đối tượng được lấy trong S và được trực tiếp phản ánh trong nội dung của phán đoán) làm nên đặc trưng về mặt logic cho bản thân các thuật ngữ logic S và P.

- Phán đoán khẳng định toàn thể Asp:

+ Quan hệ đồng nhất: S+, P+

+ Quan hệ bao hàm: S+. P-

- Phán đoán khẳng định bộ phận Isp:

+ Quan hệ giao nhau: S-, P-

+ Quan hệ bao hàm: S-, P+

- Phán đoán phủ định toàn thể Esp:

+ Quan hệ tách rời: S+, P+

- Phán đoán phủ định bộ phận Osp:

+ Quan hệ bao hàm: S-, P+

+ Quan hệ giao nhau: S-, P+

Câu 13. Phán đoán phức hợp là gì? Căn cứ vào đâu để phân chia phán đoán phức hợp

* Phán đoán phức hợp là phán đoán được cấu tạo nên từ những phán đoán đơn liên kết lại với nhau bởi liên từ logic.

* Căn cứ phân chia phán đoán phức hợp là liên từ logic

- Phán đoán phức hợp có điều kiện (Phán đoán phức hợp kéo theo):

+ Liên từ logic: nếu…thì, hễ…là, cứ…là,….

+ Kí hiệu: →

+ Đặc trưng: chỉ mang giá trị logic giả dối khi phán đoán điều kiện là chân thực còn phán đoán hệ quả là giả dối.

- Phán đoán phức hợp liên kết tồn tại (phán đoán phức hợp hội)

+ Liên từ logic: vừa…vừa, tuy thế….nhưng mà, mặc dù…nhưng vẫn,….

+ Kí hiệu: ˄

+ Đặc trưng: chỉ mang giá trị logic chân thực khi tất cả các phán đoán thành phần là chân thực

- Phán đoán phức hợp lựa chọn (Phán đoán tuyển)

+ Liên từ logic: có hai kiểu liên từ logic tương ứng với hai kiểu lựa chọn “tuyển mạnh” hoặc “tuyển yếu”: “hoặc là…”, “hay là…”….

+ Kí hiệu: tuyển mạnh ( v ), tuyển yếu ( v )

+ Đặc trưng: Phán đoán tuyển mạnh chỉ có giá trị logic chân thực khi duy nhất có một phán đoán thành phần mang giá trị logic chân thực; phán đoán tuyển yếu chỉ có giá trị logic giả dối khi tất cả các phán đoán thành phần đều mang giá trị logic giả dối.

- Phán đoán phức hợp phủ định

+ Liên từ logic: không…, không phải là…, làm gì có chuyện…,….

+ Kí hiệu: ˥a hoặc

+ Đặc trưng: giá trị chân lý của phán đoan phức hợp phủ định luôn phụ thuộc vào giá trị logic của phán đoán thành phần

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #phiêulưu