Hoc tieng anh lekien

1.                              Chỉ đường

Lời chỉ dẫn

Go straight on Elm Street.

Đi thẳng đường Elm.

Go along Elm Street.

Đi thẳng đường Elm.

Go down Elm Street.

Đi xuống đường Elm.

Follow Elm Street for 200 metres.

Đi thẳng đường Elm 200 mét.

Follow Elm Street until you get to the church.

Đi theo đường Elm cho đến khi bạn nhìn thấy nhà thờ.

Turn left into Oxford Street.

Rẽ trái vào đường Oxford.

Turn right into Oxford Street.

Rẽ phải vào đường Oxford.

Take the first turning on the right.

Rẽ phải ở ngã rẽ đầu tiên.

Go past the pet shop.

Đi qua cửa hàng bán thú nuôi.

Go along the river.

Đi dọc bờ sông.

Go over the bridge.

Đi qua cầu.

Go through the park.

Băng qua công viên.

Go towards the church.

Đi theo hướng đến nhà thờ.

Go up the hill.

Đi lên dốc.

Go down the hill.

Đi xuống dốc.

Cross Oxford Street.

Băng qua đường Oxford.

The bookshop is opposite the church.

Hiệu sách ở đối diện nhà thờ.

The bookshop is between the church and the pet shop.

Hiệu sách nằm giữa nhà thờ và cửa hàng bán thú nuôi.

The bookshop is on/at the corner.

Hiệu sách nằm ở góc phố.

The bookshop is in front of the church.

Hiệu sách nằm trước nhà thờ.

The bookshop is behind the church.

Hiệu sách nằm sau nhà thờ.

The bookshop is next to the church.

Hiệu sách nằm sát cạnh nhà thờ.

The bookshop is beside the church.

Hiệu sách nằm cạnh nhà thờ.

The bookshop is near the church.

Hiệu sách nằm gần nhà thờ.

car park

parking lot

Bãi đỗ xe

crossroads

Đường giao nhau

roundabout

Đường vòng

traffic lights

Đèn giao thông

Một số đoạn hội thoại mẫu về cách hỏi và chỉ đường:

Hội thoại 1:

Bạn: Do you know where is the central bus station?

Anh có biết trạm xe buýt trung tâm ở đâu không?

A: Yes. Turn right at the next traffic light. It’s near the post office.

Có chứ. Anh đi đến cột đèn giao thông tiếp theo thì rẽ phải. Trạm xe buýt ở gần bưu điện đấy

Hội thoại 2:

Bạn: How can I get to the train station?

Làm thế nào để tôi có thể đi đến ga tàu hỏa?

A: Take this road until you see the shopping center. The train station is across from the park.

Anh đi theo đường này cho đến khi nhìn thấy khu mua sắm. Ga tàu nằm ở bên kia đường của công viên.

Hội thoại 3:

Bạn: Where is the Supermarket?

Xin hỏi siêu thị nằm ở đâu?

A: It is in the mall.

Nó nằm trong khu mua sắm.

Bạn: How far is it from here?

Nó ở cách đây bao xa?

A: About 5 minutes drive. At the next junction make a U-turn on the one-way street. The mall will be on your left.

Khoảng 5 phút lái xe. Ở chỗ đường giao nhau tiếp theo anh quay đầu lại vào làn đường một chiều. Khu mua sắm sẽ nằm ở bên trái.

Hội thoại 4:

Bạn: Is this the direction to the beach?

Xin hỏi đây có phải đường ra bãi biển không?

A: You are going in the wrong direction. Turn around. Go back that way you came and turn left at the lights.

Các bạn đang đi sai hướng rồi. Quay xe và đi lại con đường mà các bạn vừa đi, đến cột đèn giao thông thì rẽ trái.

Hội thoại 5:

Bạn: Is there a pharmacy nearby?

Xin hỏi có hiệu thuốc nào gần đây không?

A: Yes, it is just up the walkway, after the stop sign on your right.

Có, nó nằm ngay trên tuyến phố đi bộ, sau biển báo dừng, ở bên tay phải.

Bạn: Is there a Church nearby?

Xin hỏi có nhà thờ nào ở gần đây không?

A: Yes, drive straight, through the roundabout. You will see a Church  along the boulevard. You can park in the adjacent parking lot.

Có, anh lái xe đi thẳng. đi qua đường vòng. Bạn sẽ thấy nhà thờ nằm dọc trên đại lộ. Anh có thể đỗ xe ở bãi đỗ ngay cạnh đó.

Hội thoại 6:

Bạn: Where is the museum?

Viện bảo tàng nằm ở đâu?

A: Next to the church on the boardwalk.

Nó ở cạnh nhà thờ trên đường dọc theo bãi biển.

Hội thoại 7:

Bạn: How can I get to the airport from here?

Từ đây làm thế nào để tôi có thể ra đến sân bay?

A: To get there, take the freeway north. Turn off at the 3rd exit. You will see signs from there.

Từ đây anh đi theo đường cao tốc phía Bắc, dừng lại ở ngã rẽ số 3. Anh sẽ thấy biển chỉ dẫn từ đó.

Hội thoại 8:

Bạn: What is the fastest way to get to the hospital?

Đường nhanh nhất đến bệnh viện là đường nào?

A: Drive south on highway. Leave the highway at the 2nd exit. From there, follow the signs at every traffic light.

Đi về phía Nam trên đường quốc lộ. Rẽ khỏi đường quốc lộ ở ngã rẽ thứ  2. Từ đây, đi theo các biển chỉ dẫn ở mỗi cột đèn giao thông.

Văn Nói

gonna = is / am going to (do something)

"I'm gonna call him now." - Tôi định gọi anh ấy bây giờ

wanna = want to

"I wanna speak to you." - Tôi muốn nói chuyện với bạn

gotta = has / have got to (or have got)

"I gotta go!" - Tôi phải đi

innit = isn't it

"It's cold, innit?" - Trời lạnh có phải không?

ain't = isn't / haven't / hasn't

"He ain't finished yet." - Anh ấy vẫn chưa làm xong.

"I ain't seen him today." -Tôi vẫn chưa gặp anh ấy hôm nay.

ya = you

"Do ya know what I mean?" Bạn có hiểu tôi nói gì không?

lemme = let me

"Lemme see … tomorrow's a good time." - Để tôi xem nào ... ngày mai thì tốt đấy.

whadd'ya = what do you …

"Whadd'ya mean, you don't want to watch the game?" - Ý bạn là sao, bạn không muốn xem trận đấu à?

dunno = don't / doesn't know

"I dunno. Whadd'ya think?" - Tôi không biết. Bạn nghĩ sao?

Tin nhắn và internet

Số

2 = to / two

4 = for / four

8 = ate / eight

Letters

U = you

C = see

B = be

CU L8r = see you later

msg - message

pls = please

cld = could

gd = good

vgd = very good

abt = about

ths = this

asap = as soon as possible

tks = thanks

txt = text

LOL = lots of love / laugh out loud

x = a kiss!

* ALLOW DOING SOMETHING: cho phép làm gì đó

- They don't allow taking photographs in this supermarket. (Họ không cho phép chụp ảnh trong siêu thị này).

* AVOID DOING SOMETHING: tránh né làm gì đó

- People should avoid eating after 8 p.m (Mọi người nên tránh ăn sau 8 giờ tối)

* BEAR DOING SOMETHING = STAND DOING SOMETHING: chịu đựng được khi làm gì đó

- I can't stand listening to their singing.  (Tôi không thể chịu được khi phải nghe họ hát)

* CAN’T HELP DOING SOMETHING: không thể không làm gì đó, không thể nín nhịn làm gì đó (thường là không thể nhịn cười)

- I can't help laughing every time I watch Mr.Bean (Tôi không thể nhịn cười mỗi lần xem Mr Bean)

* CONSIDER DOING SOMETHING: xem xét, nghĩ đến khả năng sẽ làm gì đó

- He seriously considered resigning. (Ông ấy đã nghiêm túc nghĩ đến việc từ chức)

* DENY DOING SOMETHING: chốí đã làm gì đó

- The woman denied killing her husband (Người đàn bà đó đã chối tội giết chồng

* DISLIKE DOING SOMETHING: không thích làm gì đó

- I dislike being the center of attention (Tôi không thích làm trung tâm của sự chú ý)

* DREAD DOING SOMETHING: rất rất sợ phải làm gì đó

- After a long holiday, many people dread going back to work (Sau một kỳ nghỉ dài ngày, nhiều người rất sợ phảiđi làm trở lại)

 * ENDURE DOING SOMETHING: chịu đựng phải làm điều gì đó

- He can't endure being alone in a foreign country (Anh ấy không chịu được cảnh cô độc một mình ở nước ngoài)

* ENJOY DOING SOMETHING: thích thú, có được niềm vui  khi làm điều gì đó, thích làm gì đó như là một thú vui

- Young children enjoy helping around the house (Trẻ nhỏ thường thích giúp đỡ làm công việc trong nhà)

* FINISH DOING SOMETHING: hoàn tất làm điều gì đó, làm xong việc gì đó

- When I finish typing this lesson, I will reward myself with a coffee. (Khi tôi đánh máy xong bài học này, tôi sẽ tự thưởng cho mình một ly cà phê)

* GIVE UP DOING SOMETHING = QUIT DOING SOMETHING: từ bỏ làm gì đó

- I wonder when my father will stop/quit smoking (Tôi không biết khi nào ba tôi mới bỏ hút thuốc lá)

* GO ON DOING SOMETHING: tiếp tục làm gì đó

- Please go on working! (Hãy tiếp tục làm việc!)

* HATE DOING SOMETHING: ghét làm gì đó

- Paul hates having his pictures taken (Paul ghét bị chụp ảnh)

* IMAGINE DOING SOMETHING: tượng tượng làm gì đó

- She can't imagine living with a husband 40 years older than she. (Cô ấy không thể tưởng tượng được việc sống chung với một ông chồng lớn hơn mình 40 tuổi)

* INVOLVE DOING SOMETHING: đòi hỏi phải làm gì đó,đồng nghĩa với việc phải làm gì đó

- Running your own business involves working long hours (Điều hành doanh nghiệp riêng của mình đồng nghĩa với việc bạn phải làm việc nhiều giờ liên tục)

* KEEP DOING SOMETHING: mãi làm điều gì đó, liên tục làm điều gì đó

- If you can keep studying English 2 hours a day for 2 years, you will certainly be very good at it (Nếu bạn có thể học tiếng Anh liên tục mỗi ngày 2 tiếng trong vòng 2 năm, chắc chắn bạn sẽ rất giỏi môn này)

* LIKE DOING SOMETHING: thích làm gì đó

- I like watching documentaries. (Tôi thích xem phim tài liệu)

* MIND DOING SOMETHING: phiền lòng khi làm gì đó (dùng trong phủ định hoặc nghi vấn xin phép, nhờ vả)

- Would you mind opening the window? (bạn có ngại mở cửa số giúp tôi không?)

- I don't mind lending him some money as long as he promises to pay me back (Tôi không ngại cho anh ấy mượn tiền miễn là anhấy hứa trả lại cho tôi)

* MISS DOING SOMETHING: suýt đã làm gì đó

-  As he crossed the street, the bus just missed hitting him (Lúc anh ấy băng qua đường, xe buýt suýt chút nữa đã đâm vào anh ấy)

* POSTPONE DOING SOMETHING: trì hoãn làm gì đó

- They have decided to postpone having a child for a while (Họ đã quyết định trì hoãn việc có con thêm 1 thời gian nữa).

* PRACTISE DOING SOMETHING: thực tập, thực hành làm gì đó

- You must practise speaking English as much as possible to become more fluent (Bạn phải thực hành nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt để trở nên lưu loát hơn)

* REMEMBER DOING SOMETHING: nhớ đã làm gì đó (khi nghĩ về quá khứ)

- Do you remember locking the door? (anh có nhớ là đã khóa cửa rồi hay chưa?)

* RESENT DOING SOMETHING: ghét làm gì đó

- He resented having to work such long hours (anh ấy ghét phải làm việc nhiều giờ liên tục như vậy).

* RISK DOING SOMETHING: có nguy cơ bị làm gì đó

- If you invest in the stock market now, you will risk losing your money (Nếu bạn đầu tư vào thị trường chứng khoán lúc này, bạn sẽ có nguy cơ mất tiền.

* START DOING SOMETHING = BEGIN DOING SOMETHING: bắt đầu làm gì đó

- After his business started bringing in profits, his health started going downhill. (Sau khi việc làm ăn của ông ta bắt đầu đem lại lợi nhuận thì sức khỏe ông ấy bắt đầu xuống dốc) 

* SUGGEST DOING SOMETHING: đề nghị làm gì đó

- For those who want to improve their spoken English without spending money, I suggest finding a job in the back-packers'area. (Đối với những người nào muốn cải thiện kỹ năng nói mà không cần phải tốn tiền, tôi đề nghị tìm việc làm ở khu Tây ba lô)

* TO BE USED TO DOING SOMETHING: quen với việc làm gì đó

- She is still not used to getting up early. (Cô ấy ẫn chưa quen với việc dậy sớm).

* TRY DOING SOMETHING: thử làm gì đó

- If you want to know how the poor feel, try living on one dollar a day. (nếu bạn muốn biết người nghèo cảm giác thế nào, thử sống bằng 1 đô mỗi ngày đi)

* SPEND TIME DOING SOMETHING: bỏ (thời gian) làm gì đó

-  He spends 4 hours playing computer games every day. (Mỗi ngày, nó bỏ ra 4 tiếng đồng hồ để chơi game vi tính) 

Trước hết bạn cần biết cách hỏi giờ:

what time is it now?

what's the time ?

do you have the time?

đều có nghĩa là "Mấy giờ rồi?"

Ngoài ra bạn cũng có thể hỏi:

can you tell me the time, please?

do you know what time it is?

("Làm ơn cho hỏi mấy giờ rồi?")

Tiếp theo, chúng ta sẽ nói đến cách trả lời trực tiếp và trả lời gián tiếp, như trong bảng sau:

Trực tiếp

Gián tiếp

Giờ hơn

one oh three

1 : 03

three past one

three after one

five ten

5 : 10

ten past five

ten after five

seven fifteen

7 : 15

a quarter past seven

a quarter after seven

ten thirty

10 : 30

half past ten

Giờ kém

ten fifty-five

10 : 55

five to eleven **

eight forty-five

8 : 45

a quarter to nine

** Giờ kém: 10 : 55 thì Phút = 60-55=5 và Giờ =10+1=11

Hay ta có thể nghĩ là "còn 5phút nữa tới 11h" nên 10 : 55 được đọc "five to eleven"

12 : 00 It's twelve

hoặc It's noon

hoặc It's midnight

PM là từ Latin viết tắt của Post Meridiem

AM : Ante Meridiem

Một số động từ bổ sung:

still up? (vẫn thức à? /ngủ chưa?)

it's not early (giờ không còn sớm nữa)

to have an early night (ngủ sớm) # to stay up late (thức khuya)

to get sleep (đi ngủ) # to wake up = to get up (thức dậy)

Home: [trừu tượng] nhà ở, gia đình, tổ ấm, quê hương...

Sit down and make yourself at home=Xin ngồi và tự nhiên như ở nhà

Home away from home=Một nơi ta coi thân mật ấm cúng như ở nhà

Take home=Mang lương/đồ ăn về nhà

Home sweet home=Căn nhà êm ấm

Hearth=Phần nhà quanh lò sưởi. Hearth and home=Hai tiếng chỉ sự ấm cúng trong nhà và trong gia đình. Hay dùng chung với nhau trong văn thơ. The joys of hearth and home=Niềm vui trong gia đình.

Home is where the heart is=Gia đình là nơi lòng ta cảm thấy ấm cúng

[Xem thêm: Random House Dictionary of Popular Proverbs and Sayings, by Gregory Y. Titelman (1996).]

Home còn chỉ nhà dưỡng lão: I never want to put my mother in a home=Tôi không muốn để má tôi vào ở nursing home-viện dưỡng lão

Home economics=Môn tề gia nội trợ dạy khâu vá, nấu ăn

On the home front=Ở hậu phương. The president also praised the families on the home front=Tổng thống cũng ngợi khen các gia đình binh sĩ ở mặt trận hậu phương

The Home Office=Tiếng dùng bên Anh chỉ Bộ Nội Vụ (bên Mỹ: Department of the Interior). Bộ trưởng Nội Vụ bên Anh: The Home Secretary, hay: Secretary of State for Home Affairs.

Home-grown vegetables=Rau trồng trong vườn ở nhà

Home page=Trang nhà (=Main page)

Home-school=Dạy học con cái ở nhà, chứ không gửi chúng tới trường

On my way home=Trên đường về nhà

To see (take) someone home=Đưa ai về nhà

Anybody home?=Có ai có nhà không?

Home folks=Cha mẹ. This weekend I’m driving to see my folks=Cuối tuần này tôi lái xe về thăm gia đình.

Homecoming event=Đấu banh và khiêu vũ hàng năm ở trường đại học.

"Khi đi ăn chung, văn hóa người Mỹ là phần ai nấy trả?

Bạn [email protected] hỏi:

"Khi đi ăn chung, văn hóa người Mỹ là phần ai nấy trả? "

Chào bạn [email protected] !

Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi !

Chúng ta đi ăn tiệm, khi ăn xong mọi người hay tranh nhau trả tiền. Vì vậy khi đi ăn với bạn bè trong túi bạn không có tiền cũng chẳng sao. Tuy vậy khi đi ăn tiệm với người Âu Mỹ thì bạn hãy coi chừng.

Người Âu Mỹ có thói quen trả tiền riêng, cho dù ngồi cùng bàn và cùng một hóa đơn tính tiền.

Đối thoại ví dụ:

M: That was a great meal. (Quả là một bữa ăn tuyệt vời.)

W: It was. Are we ready to have them bring the check? (Đúng vậy. Chúng ta đã ăn xong chưa để bảo họ mang hóa đơn đến ?)

M: I think so. (Rồi.)

W: How do you wanna handle the bill? (Anh muốn chia hóa đơn như thế nào?)

M: I had a little more to drink, so we will split the bill in half, and i will get the tip. (Tôi có uống nhiều hơn một chút, vì vậy chúng ta sẽ chia đôi hóa đơn và tôi sẽ cho tiền boa.)

W: Sounds fine to me. (Tôi thấy hay đấy.)

Chú thích:

meal nghĩa là bữa ăn, thường dùng để chỉ các bữa ăn trưa và tối. Khi nói That was a great meal ngoài Quả là một bữa ăn tuyệt vời còn ý nói Tôi no rồi, gọi tính tiền đi.

Sounds fine to me viết đầy đủ là It sounds fine to me. It là chỉ phương thức thanh toán. Chú ý Sounds phải có s.

Handle có nghĩa là xử lý. Nếu bạn nói The meal is on me tức là Để tôi lo cho, giống như chúng ta thường nói Bữa nay tôi mời mà.

Bạn nghĩ gì về tập quán này của người Âu Mỹ?

Trong giao tiếp tiếng Việt của chúng ta, cách xưng hô với nhau cũng là một điều cần phải thận trọng và cân nhắc, vậy còn trong tiếng Anh – ngôn ngữ thứ II, cách xưng hô sẽ như thế nào ?

Người học tiếng Anh thường cảm thấy khó khăn trong cách xưng hô với người khác. Rất nhiều người cảm thấy không thoải mái khi hỏi câu “What should I call you?”. Thậm chí cả người bản ngữ cũng thấy rắc rối. Rất nhiều cô gái không biết nên gọi mẹ của bạn trai như thế nào hay một số bậc cha mẹ cũng không biết xưng hô thế nào với thầy cô giáo của con mình.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về cách xưng hô trong tiếng Anh như thế nào ?

First name      Surname / Family name / Last name

Lưu ý rằng:

Mr là viết tắt của "Mister"

Mrs      - - -        "Misses"

Miss    - - -     "Miss"

Ms      - -   -      "Mizz"

Tại sao câu hỏi “What should I call you?” lại khó trả lời đến vậy? Có thể bởi vì bạn đang mong muốn người khác cung cấp thêm thông tin về mối quan hệ, vị trí hoặc địa vị của họ với mình. Đó có thể bao gồm tuổi tác, nghề nghiệp, học vấn, tôn giáo và thậm chí cả tình trạng hôn nhân.

Một số người đòi hỏi sự trang trọng hơn những người khác. Cách xưng hô trong văn viết cũng có nhiều quy tắc và trang trọng hơn trong văn nói. 

Đặt câu hỏi

Nếu bạn không chắc chắn, cách tốt nhất là dùng kiểu xưng hô trang trọng hoặc, đơn giản hơn, là hỏi một trong những câu hỏi sau:

What should I call you?

What should I call your mum / the teacher / the manager?

Can I call you [tên] ?

Is it okay if I call you [tên mà bạn thấy những người khác đã dùng để gọi người đó] ?

What's your name? (sử dụng trong các tình huống thông thường như trong một bữa tiệc hoặc trong lớp học)

Trả lời câu hỏi

Bạn có thể không phải là người duy nhất còn băn khoăn về cách xưng hô. Sinh viên, đồng nghiệp hoặc người quen có thể cũng không biết cách xưng hô với bạn như thế nào. Nếu họ không chắc chắn, hoặc bạn muốn họ gọi mình như thế nào, thì có thể nói những câu như sau:

Please, call me [tên của bạn]

You can call me [biệt danh hoặc dạng viết tắt]

Cách xưng hô trang trọng 

Trong môi trường kinh doanh, nếu như không được nói trước thì bạn hãy sử dụng những chức danh mang tính trang trọng. Để thu hút sự chú ý, bạn có thể nói "Excuse me, Sir" hoặc "Pardon me, Madam/Ma'am.". Khi chào ai đó, bạn cũng có thể chào như: "Hello Sir" hoặc "Good morning, Madam/Ma'am."

Các từ như “Yes, Sir!” hoặc "Yes, Madam/Ma'am!" đôi khi cũng được sử dụng với hàm ý châm biếm. Ví dụ: khi đứa trẻ nói với cha mình rằng hãy gấp tờ báo lại, người cha có thể trả lời là “Yes, sir!” và cười. Bạn cũng có thể nghe thấy một bà mẹ nói với con gái của mình là "No Madam/Ma'am" đối với yêu cầu vô lý của cô bé.

Sau đây là một số chức danh người Anh thường dùng:

Sir ( dùng cho nam giới, đã trưởng thành, ở mọi lứa tuổi)

Ma'am (nữ giới đã trưởng thành - ở Bắc Mỹ)

Madam (nữ giới, đã trưởng thành)

Mr + họ (bất cứ nam giới nào)

Mrs + họ (người phụ nữ đã kết hôn, sử dụng tên nhà chồng)

Ms + họ (người phụ nữ đã hoặc chưa kết hôn; thường sử dụng trong kinh doanh)

Miss + họ (người phụ nữ chưa kết hôn)

Dr + họ (dùng với bác sĩ: Dr + tên)

Professor + họ (trong các trường học)

Khi bạn lần đầu tiên viết thư cho người khác, hãy sử dụng cách xưng hô trang trọng: Mr hoặc Ms + tên.

Nếu bạn không biết tên của người nhận, hãy sử dụng các chức danh mang tính chung chung như Sir hoặc Madam. Người nhận có thể đề tên và ký bằng tên đó. Từ những bức thư sau, bạn có thể sử dụng theo cách mà người nhận viết. Nếu họ xưng hô với bạn bằng tên và kí tên bằng tên, bạn cũng có thể làm tương tự vậy

Đôi khi bạn có những mối quan hệ thân thiết với những người đã quen được gọi là Sir, Madam, Mr hoặc Mrs (như giám đốc, người nổi tiếng, giáo sư hay người nào đó hơn tuổi bạn). Người này có thể sẽ cho phép bạn xưng hô theo tên, chứ không cần gọi theo cách trang trọng. Trong tiếng Anh ta sử dụng thuật cụm từ “on the first name basis” hoặc “on the first name terms” để miêu tả những mối quan hệ không trang trọng như mặc định. Bạn có thể nói: "Pete's mom and I are on a first name basis" hoặc "My teacher and I are on first name terms."

Cách xưng hô thân mật 

Cách xưng hô này thích hợp với các mối quan hệ thông thường và gần gũi

Tên (bạn bè, học sinh, sinh viên, trẻ em)

Miss/Mr + tên (sometimes used by dance or music teachers or childcare workers)

Cách xưng hô hàm chứa tình cảm

Khi gọi người yêu, bạn thân, thành viên trong gia đình hoặc trẻ em (thường là những người nhỏ tuổi hơn), người ta thường dùng các thuật ngữ biểu lộ tình cảm, tên con vật cưng ….như:

Honey (gọi đứa trẻ, người yêu, hoặc người ít tuổi hơn)

Dear

Sweetie

Love

Darling

Babe or Baby (với người yêu)

Pal (đây là từ mà ông thường dùng để gọi cháu, cha thường dùng để gọi con)

Buddy or Bud (mang t ính thân mật, suồng sã, dùng giữa bạn bè với nhau, người lớn với trẻ em; đôi khi mang nghĩa tiêu cực) 

Một số câu hỏi thường gặp:

-Tôi nên gọi cô giáo, phụ huynh của bạn hoặc mẹ của bạn trai như thế nào?

Cách xưng hô có thể thay đổi tùy thuộc vào tuổi tác và địa vị. Nếu không chắc chắn thì bạn hãy dùng cách trang trọng. Nếu như cách xưng hô của bạn là quá trang trọng thì người đó sẽ bảo bạn cách xưng hô khác, như gọi bằng tên chẳng hạn

-Tôi nên gọi thầy/cô giáo của mình như thế nào?

Lúc đầu, hãy xưng hô một cách trang trọng. Thầy/ cô giáo của bạn, qua phần giới thiệu, có thể sẽ nói cho bạn cách xưng hô thích hợp nhất. Nếu không, hãy cứ gọi một cách trang trọng cho tới khi họ bảo. Không nên sử dụng những từ chung chung như “teacher”, bởi cách gọi này nghe có vẻ như là bạn không biết tên thầy cô mình. ( bạn cũng không muốn bị gọi là “Student” đúng không?). Thậm chí nếu bạn có giáo viên dạy thay, hãy gọi bằng tên cụ thể. 

-Tôi nên gọi bạn học của mình như thế nào?

Phụ thuộc vào tuổi tác. Trong hầu hết các lớp học, học sinh, sinh viên thường gọi nhau bằng tên. Trong lớp có thể có một số người hơn tuổi. Để bày tỏ sự tôn trọng, hãy gọi những người này bằng họ ( trừ phi họ đề nghị bạn gọi họ bằng tên)

-Tôi nên gọi giáo viên của con như thế nào?

Hãy gọi họ bằng Mr hoặc Mrs: hãy gọi theo cách xưng hô của con bạn với giáo viên. Họ có thể sẽ yêu cầu bạn gọi họ bằng tên khi không có sự hiện diện của con bạn ở đó

-Tôi nên xưng hô như thế nào với những người trên mạng?

Phụ thuộc vào từng tình huống. Trên các mạng xã hội, bạn có thể gọi tên với giáo viên hoặc quản trị viên. Trong email, hãy xưng hô một cách trang trọng trong lần đầu tiên liên lạc. Nếu trong thư trả lời, họ ký bằng tên thì khi viết email lần sau bạn có thể xưng hô bằng tên với họ được. 

-Tôi nên gọi người quản lý ở trường học ra sao?

Xưng hô trang trọng cho tới khi người đó yêu cầu bạn điều khác

-Tôi nên xưng hô với người hàng xóm như thế nào?

Phụ thuộc vào tuổi tác. Những người hàng xóm thường gọi nhau bằng tên, mặc dù nó còn phụ thuộc vào từng người và tuổi tác của họ. Hãy tự giới thiệu bản thân, dùng tên của mình và xem cách người khác tự giới thiệu như thế nào. Nếu người hàng xóm lớn tuổi hơn bạn, trong lần gặp thứ hai, bạn cũng có thể hỏi câu: "Is it okay if I call you [ tên của người đó]?"

-Tôi nên gọi đồng nghiệp như thế nào?

Phụ thuộc vào từng lĩnh vực. Trong nhiều ngành, người ta sử dụng tên. Nếu bạn là nhân viên mới thì những người khác sẽ tự giới thiệu bản thân họ với bạn

-Với cấp trên, tôi nên xưng hô ra sao?

Ngôn ngữ trang trọng. Thậm chí nếu họ gọi bạn bằng tên thì bạn cũng nên gọi họ là Mr hoặc Mrs/Ms + họ cho đến khi họ yêu cầu bạn gọi khác đi

-Gọi người lái xe buýt/taxi như thế nào?

Hãy gọi một cách trang trọng. Bạn hãy bắt đầu bằng Sir hoặc Madam/Ma’am. Lưu ý không nói: “Excuse me “bus driver”.” vì đó là nghề nghiệp của họ chứ không phải chức danh.

-Tôi nên gọi bố/mẹ của bạn như thế nào?

Trang trọng. Những người ít tuổi hơn nên gọi Mr hoặc Mrs/Ms + họ. Nếu bạn của bạn nói bạn có thể gọi cha mẹ họ bằng tên, thì bạn vẫn cứ nên hỏi người lớn câu “Is it okay if I call you [tên]?”. Nếu hai bạn đều trưởng thành rồi thì vẫn có thể gọi bằng tên được (first name)

-Tôi nên xưng hô như thê nào với những người bồi bàn, hoặc chiêu đãi viên hàng không?

Trang trọng, hoặc dùng tên. Hãy gọi Sir hoặc Madam/Ma’am nếu bạn không biết tên của họ. Tuyệt đối không dùng “Hey waiter!" or "Hey waitress!” vì cách này bị coi là thiếu lịch sự và có thể bạn sẽ không nhận được sự phục vụ thân thiện. Nếu là khách hàng thường xuyên, hãy xây dựng mối quan hệ với nhân viên, và bạn có thể gọi tên của họ

-Tôi có thể gọi những nhân viên chăm sóc khách hàng như thế nào?I

Hãy xem biển tên của họ. Một số người thường đeo biển tên. Nếu trên đó ghi: "Hi, my name is Danny.""Thank you, Danny" Thì bạn hoàn toàn có thể gọi người đó bằng tên: hoặc "Danny, could you help me find the hamburgers?". Nếu không có biển tên hãy gọi họ là Sir hoặc Ma'am. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top