Phuong phap hoa hoc

Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lit khí ở đktc hỗn hợp khí NO và NO2 có khối lượng 15,2 gam. Giá trị của m là:

A. 25,6 gam B. 16 gam C. 2,56 gam D. 8 gam

- Phát hiện vấn đề: Dùng định luật bảo toàn e, thông thường phải tính rõ số mol NO, NO2, nhưng ở bài này nhận thấy khối lượng mol trung bình của 2 khí là 15,2/0,4

= 38 lại là trung bình cộng của phân tử khối hai khí ( 30 và 44). Vậy có thể thay 2 khí bằng 1 khí duy nhất có số mol là 0,4 và SOH của N là +3.

- Giải quyết vấn đề: vì SOH của Cu tăng = SOH của N5+ giảm nên: nCu = n khí = 0,4

Vậy m = 0,4.64 = 25,6 ---> Chọn A.

Câu 2.

Hòa tan hoàn toàn oxit FexOy bằng dd H2SO4 đ,n vừa đủ thu được 2,24 l khí SO2. Cô cạn dd sau pu thu được 120 gam muối khan. Công thức của FexOy là:

A. FeO B. Fe3O4 C. Fe2O3 D. tất cả đều sai.

- Phát hiện vấn đề: FexOy pu với H2SO4 tạo SO2 nên nó phải là FeO hoặc Fe3O4. Quan

sát hai oxit này ta thấy 1 mol mỗi oxit đều nhường 1 mol e.

- Giải quyết vấn đề: Số mol e trao đổi = 0,1.2 = 0,2 mol, nFe2(SO4)3 = 120/400 = 0,3 mol ---> nFexOy = 0,3.2/x = 0,6/x.1 mol oxit nhường 1 mol e nên 0,6/x = 0,2

--> x = 3 --> Fe3O4: chọn B.

Câu 3.

Khi hòa tan hoàn toàn cùng một lượng kim loại R vào dd HNO3 loãng và dd H2SO4 loãng thì thể tích NO và H2 thu dược bằng nhau ở cùng điều kiện, khối lượng muối nitrat thu được bằng 159,21% muối sunfat. R là kim loại nào sau đây:

A. Mg B. Cu C. Al D. Fe

- Phát hiện vấn đề: Để tạo 1 mol NO thì R đã nhường 3 mol e, để tạo 1 mol H2 thì R đã nhường 2 mol e mà nNO = nH2 nên R phải thể hiện hai mức oxi hóa +2, +3

- Giải quyết vấn đề: Dễ dàng chọn D. Fe luôn vì chỉ có Fe mới có hai SOH như trên

còn con số 159,21% dùng để đánh lạc hướng chúng ta, nếu tính theo nó thì sẽ mất rất nhiều thời gian.

Câu 4

. Cho 1,35 gam hỗn hợp X gồm Cu,Mg,Al tác dụng hết với HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2. Khối lượng muối tạo thành trong dd là:

A. 5,69 gam B. 4,45 gam C. 5,07 gam D. 2,485 gam

- Phát hiện vấn đề: Khối lượng muối = Khối lượng kim loại + Gốc axit. Số mol gốc axit = ne cho = ne nhận ( xem bài tập tự luận)

- Giải quyết vấn đề: Số mol e trao đổi = 0,01.3 + 0,04.1 = 0,07 mol -->

m = 1,35 + 0,07.62 = 5,69 gam --> chọn A

Câu 5.

Hòa tan 7,2 gam hh 2 muối sunfat của hai kim loại hóa trị 1&2 vào H2O được dd X. Thêm vào dd X một lượng vừa đủ dd BaCl2 thì thu được 11,65 gam BaSO4 và dd Y. Tổng khối lượng hai muối clorua trong dd Y là:

A. 5,95 gam B. 6,50 gam C. 7,00 gam D. 8,20 gam

- Phát hiện vấn đề: Cation trong dd Y chính là cation trong dd X, anion trong Y là Cl- lấy từ BaCl2. Ta tính được số mol các ion này thông qua nBaSO4 = 0,05 mol

- Giải quyết vấn đề: nCl = 2nBaSO4 = 0,1 mol, khối lượng cation = 7,2 - 0,05.96

= 2,4 gam ---> m = 2,4 + 0,1.35,5 = 5,95 gam ---> Là A

Câu 6.

Hòa tan hoàn toàn 104,25 gam hh X gồm NaCl, NaI vào H2O được dd A. Sục Cl2 dư vào A. Kết thúc thí nghiệm cô cạn dd thu được 58,5 gam muối khan. Khối lượng NaCl có trong X là:

A. 29,25 gam B. 58,5 gam C. 17,55 gam D. 23,4 gam

- Phát hiện vấn đề: Khi thay 1 mol NaI bằng 1 mol NaCl thì khối lượng muối giảm

127 - 35,5 = 91,5 gam.

- Giải quyết vấn đề: Thực tế đã giảm đi 104,25 - 58,5 = 45,75 gam, dùng pp tăng, giảm khối lượng thì: nNaI = 45,75/91,5 = 0,5 mol

---> mNaCl = 104,25 - 0,5.150 = 29,25 gam ---> Chọn A

Câu 7.

Cho 11 gam hỗn hợp Al,Fe vào dd HNO3 loãng, dư thấy thoát ra 6,72 lit NO ở đktc. Khối lượng của Al,Fe trong hỗn hợp tương ứng là:

A. 5,4 và 5,6 B. 5,6 và 5,4 C. 8,1 và 2,9 D. 8,2 và 2,8

- Phát hiện vấn đề:1 mol Fe hay Al đều cho 3 mol e, để tạo 1 mol NO thì N5+ cũng phải nhận 3 mol e. Như vậy nAl + nFe = nNO = 0,3 mol, nếu đến đây đặt ẩn rồi giải hệ thì cũng được, nhưng có cách khác như sau: Nhận thấy khối lượng mol trung bình của 2 kim loại là 11/0,3 = 110/3, có nghĩa 3 mol hh nặng 110 gam, phát hiện ra rằng 110 = 2.27 + 56. ( kiểu thi TN nó hay cho con số đặc biệt như thế đấy! )

- Giải quyết vấn đề: Tỉ lệ nAl:nFe = 2:1 --> Vậy có 0,2 mol Al và 0,1 mol Fe trong hh ---> Chọn A.

Câu 8.

Hấp thụ 2 gam HBr vào dd chứa 2 gam NaOH, cho thêm mẩu giấy quì.Giấy quì chuyển sang mầu gì?

A. Đỏ B. Xanh C. Mất mầu D. Không đổi mầu

-Vì HBr và NaOH phản ứng với nhau theo tỉ lệ 1:1, ta chỉ cần đi so sánh hai phân số cùng tử 2/81 và 2/40. Dễ nhận thấy 2/40 lớn hơn, tức dư kiềm, chọn B.

Câu 9.

Trộn 0,81 gam bột Al với bột Fe2O3,CuO rồi đốt nóng để tiến hành pu nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp A. Hòa tan hoàn toàn A vào HNO3 nóng, thoát ra V lit NO ở đktc. Tính V.

A. 0,224 B. 0,672 C. 2,24 D. 6,72

- Phát hiện vấn đề: SOH của Fe,Cu trong oxit là cực đại nên chúng chỉ đóng vai trò "trạm trung chuyển e" từ Al sang N5+, tức là có thể coi 0,81 gam Al pu trực tiếp với HNO3, lại thấy độ tăng SOH của Al = độ giảm SOH của N5+.

- Giải quyết vấn đề: nNO = nAl = 0,81/27 = 0,03 ---> V = 0,03.22,4 = 0,672 lit

Chọn B.

Câu 10.

Hòa tan 9 gam hh X gồm bột Mg,Al bằng H2SO4 loãng, dư thu được khí A và dd B. Thêm từ từ NaOH vào B tới khi đạt kết tủa lớn nhất thì dừng.Lọc kết tủa, nung hoàn toàn thu được 16,2 gam chất rắn. Thể tích khí a là:

A. 6,72 B. 7,84 C. 8,96 D. 10,08

- Phát hiện vấn đề:16,2 gam chính là khối lượng hai oxit, biết khối lượng kim loại ta tính được khối lượng O2 ---> tính số mol e mà O2 đã nhận, đó cũng chính là số mol e do X nhường.

- Giải quyết vấn đề: mO = 16,2 - 9 = 7,2 ---> ne = (7,2/16).2 = 0,9 mol e

---> nH2 = 0,9/2 = 0,45 mol --> V = 0,45.22,4 = 10,08 lit --> Chọn D

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #asdf