Phuong phap
2. Phương pháp liệt kê số lượng
Phương pháp liệt kê số lượng về thông số môi trường. Theo phương pháp này, khi phân tích đánh giá ĐTM của một hoạt động phát triển, người đánh giá chọn ra một số các thông số có liên quan đến môi trường, liệt kê ra và cho các số liệu có liên quan đến các thông số đó, chuyển đến người ra quyết định xem xét.
Bản thân người đánh giá không có các ý kiến, nhận xét và đánh giá gì cả. Người ra quyết định sẽ lựa chọn phương án mà theo cảm tính sau khi đọc bản liệt kê các số liệu này.
Ưu điểm :
- Đơn giản, sơ lược và rất có ích trong các đánh giá mang tính chất sơ bộ ban đầu hoặc không có đủ các điều kiện về chuyên gia, số liệu hoặc kinh phí thực hiện việc ĐGTĐMT một cách đầy đủ.
Hạn chế: - Các số liệu vẫn còn mang tính chất rất sơ lược,chung chung. Chưa phản ánh được bản chất của sự tác động.
3.3. Phương pháp danh mục các điều kiện MT
Được sử dụng rất phổ biến vào các năm 70 thế kỷ 20. (phổ biến)
1. Nguyên tắc chung là liệt kê thành một danh mục tất cả các nhân tố môi trường có liên quan đến hoạt động phát triển được đưa ra đánh giá.
2. Danh mục này sẽ được gởi đến tất cả các chuyên gia đánh giá để từng người cho ý kiến riêng của mình. Ý kiến có thể là của một nhóm chuyên gia, tập thể liên ngành thảo luận để đi đến đánh giá chung.
3. Thu thập và xử lý số liệu.
Các loại danh mục:
· Danh mục dạng đơn giản: chỉ liệt kê các nhân tố môi trường cần được xem xét, tương ứng với một hoạt động phát triển.
· Danh mục có mô tả: cùng với việc liệt kê các nhân tố môi trường có thuyết minh thêm về sự lựa chọn các nhân tố môi trường đó, phương pháp thu thập số liệu, đo đạc các số liệu đã ghi vào trong danh mục.
· Danh mục có ghi rõ các mức độ tác động tới từng nhân tố của môi trường (Scaling checklist) bên cạnh phần mô tả có ghi thêm mức độ tác động của hoạt động phát triển tới từng nhân tố.
· Danh mục có xét đến độ đo của tác động (weighting Checklist): bên cạnh phần mô tả có ghi thêm độ đo của của các tác động của hoạt động phát triển tới từng nhân tố môi trường.
· Danh mục dạng câu hỏi (Quetionait Checklist) bao gồm những câu hỏi liên quan đến từng khía cạnh môi trường cần đánh giá.
Các quốc gia, các tổ chức quốc tế đã biên soạn các mẫu danh mục cho từng loại hình hoạt động phát triển.
Ưu điểm:
- Rõ ràng, dễ hiểu nếu người đánh gía am hiểu về nội dung của hoạt động phát triển, về điều kiện tự nhiên và các điều kiện xã hội tại nơi thực hiện dự án.
- Đưa ra kết quả tốt cho việc quyết định.
Hạn chế:
- Chứa đựng nhiều nhân tố chủ quan của người đánh giá.
- Phụ thuộc nhiều vào những quy ước có tính chất cảm tính về tầm quan trọng, các cấp bậc và các điểm số của từng thông số.
- Hạn chế trong việc tổng hợp các tác động, đối chiếu, so sánh các phương án khác nhau.
Kết quả đạt được:
- Quá chung chung, hoặc không đầy đủ. Một số tác động dễ bị lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Khi sử dụng cần lưu ý loại bỏ hoặc giảm bớt thành phần chủ quan trong kết quả đánh giá chung.
3.4. Phương pháp ma trận MT (Matrix Method)
Phương pháp ma trận môi trường là sự phối hợp liệt kê các hành động (action) của hoạt động phát triển với liệt kê các nhân tố môi trường có thể bị tác động vào một ma trận (bảng).
Trong ma trận, các nhân tố chịu tác động được liệt kê vào trục tung và các hoạt động phát triển được liệt kê vào hoành hoặc ngược lại.
Cách làm này có thể cho chúng ta thấy được mối quan hệ nhân-quả giữ các tác động khác nhau đén một nhân tố môi trường một cách đồng thời
Uu điểm:
- Phương pháp ma trận môi trường tương đối đơn giản.
- Được sử dụng một cách khá phổ biến, không đòi hỏi quá nhiều các số liệu về môi trường, sinh thái.
- Cho phép chúng ta xem xét một cách tổng thể và đồng thời các tác động của hoạt động phát triển đến từng các nhân tố môi trường. cũng như nhân tố môi trường nào sẽ chịu tác động nhiều nhất khi dự án phát triển được triển khai.
Hạn chế :
- Chưa xem xét các mối quan hệ giữ các tác động với nhau.
- Chưa xét được sự diễn biến của các tác động theo không gian và thời gian.
- Chưa phân biệt được các tác động trước mắt, cũng như lâu dài đối với từng nhân tố môi trường.
- Việc xác định tầm quan trọng của NTMT, chỉ tiêu CLMT còn mang tính chất chủ quan.
- Việc quy tổng tác động của một phương án vào một con số không giúp thiết thực cho việc ra quyết định.
- Sự phân biệt khu vực chịu tác động, khả năng tránh, giảm các tác động chưa thể hiện trên ma trận.
3.5. Phương pháp chập bản đồ môi trường
-Sử dụng các bản đồ vẽ các đặc trưng cơ bản về môi trường tại các khu vực nghiên cứu. Các bản đồ thường được sử dụng ở dạng trong suốt.
-Mỗi một bản đồ diễn tả từng đại lượng đặc trưng môi trường đã được xác định qua các số liệu, dữ liệu điều tra cơ bản hay thu thập được. Các đặc trưng cơ bản được thể hiện qua độ đậm nhạt của màu sắc.
-Chập các bản đồ này lại với nhau theo các vấn đề cần quan tâm. Việc đánh giá dựa trên cơ sở độ đậm nhạt của tổ hợp các màu sắc. Từ đó đưa ra các đánh giá và nhận định theo các phương án khác nhau.
Ưu điểm:
-Phương pháp này đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và có tính thuyết phục cao do kết quả được hiển thị bằng trực giác qua các hình vẽ.
-Phương pháp này trong những năm gần đây bắt đầu được áp dụng rộng rãi với sự phát triển của kỷ thuật GIS. Thích hợp đối với các dự án quy hoạch, vấn đề sử dụng đất cho các mục đích kinh tế khác nhau.
Hạn chế :
-Chi phí tương đối cao nên ít được áp dụng rộng rãi.
-Các yếu tố môi trường, tự nhiên chỉ thực hiện ở trạng thái tĩnh.
-Độ đo các yếu tố môi trường chỉ có tính khái quát, các đánh giá cuối cùng về tác động phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của người đánh giá.
Thường được áp dụng đối với các dự án: đánh giá cảnh quan và vấn đề quy hoạch thành phố, sử dụng đất cho các mục đích khác nhau.
3.6. Phương pháp sơ đồ mạng lưới
Dựa trên nguyên lý của việc nghiên cứu các dòng năng lượng, dòng tuần hoàn vật chất trong mạng lưới, các chuỗi thức ăn trong các hệ thống tự nhiên (hệ sinh thái).
Nội dung:
-Phân tích các tác động song song và nối tiếp do các hành động của các hoạt động phát triển gây ra.
-Liệt kê toàn bộ các hành động (action) trong hoạt động (activity) và xác định các mối quan hệ nhân quả trong các hành động đó.
Như vậy các mối quan hệ trực tiếp thẳng và các mối quan hệ ngang của mỗi hành động hình thành một sơ đồ mạng lưới.
-Trên mạng lưới có thể phân biệt các tác động bậc I (do hành động trực tiếp gây ra) Tác động bậc II là do các tác động bậc I gây ra. Tiếp tục xem xét các tác động bậc III, IV...và các tác động cuối cùng (trong phạm vi không gian và trong khoảng thời gian mà chúng ta cần xem xét và đánh giá).
Việc xem xét, đánh giá các tác động trên cơ sở các tác động có lợi hoặc không có lợi đến các nhân tố môi trường.
Ví dụ
Giải quyết mâu thuẫn giữa các yêu cầu của các ngành kinh tế khác nhau đối với việc ngăn chặn sự suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Ưu điểm :
-Cho chúng ta biết được các nguyên nhân, con đường dẫn đến các tác động bất lợi đến môi trường. Từ đó đề xuất các biện pháp phòng tránh ngay từ các khâu quy hoạch, thiết kế và tổ chức các hành động phát triển.
Hạn chế:
-Chỉ tập trung vào các tác động tiêu cực. Nừu tập trung đến khía cạnh tích cực thì không thể so sánh được cái được và cái mất khi hoạt động phát triển được triển khai.
Không xem xét được sự thay đổi theo không gian và thời gian. Trước mắt cũng như lâu dài.
Phạm vi ứng dụng
Phân tích các tác động đến môi trường sinh thái, khó sử dụng đối với các tác động xã hội. Các vấn đề về thẩm mỹ và cảnh quan.
3.7. Phương pháp mô hình
Dùng các mô hình để ĐGTĐMT. Trong các năm gần đây phương pháp này được sử dụng tương đối rộng rãi (đặc biệt trong lĩnh vực dự báo).
Thích hợp cho các mô tả về hoạt động phát triển, xác định những hành động chủ yếu của hoạt động.
Trình tự diễn biến của hoạt động:
- Thành lập các mối quan hệ định lượng giữa các các hành động cũng như các nhân tố môi trường với nhau cũng như mối quan hệ giữa các nhân tố đó với nhau.
- Xây dựng mô hình toán học (Phương trình toán học) chung cho toàn bộ sự hoạt động, phản ánh một cách đầy đủ cấu trúc và các mối quan hệ trong mô hình.
Như vậy, mô hình cho phép chúng ta dự báo được các diễn biến có thể xảy ra của môi trường. Từ đó chúng ta có thể lựa chọn các phương án tối ưu (các kịch bản khác nhau) để đưa môi trường vào trạng thái tối ưu và dự báo môi trường ở trong các thời điểm khác nhau cũng như các điều kiện khác nhau.
Tổ chức thực hiện
-Cần dược thực hiện bởi các nhóm chuyên gia liên ngành, cùng xây dựng mô hình. Xác định các mối liên quan, các mối quan hệ giữa các thành phần trong mô hình. Xác định các điều kiện biên, điều kiện ban đầu và giả định các chiến lược chiến thuật khác nhau để điều khiển hoạt động. Cho mô hình chạy để đoán nhận các kết quả mong muốn. Cần tiến hành, hiệu chỉnh nhiều lần để có được các kết quả như mong muốn.
- Sử dụng rất rộng rãi trong các công tác quy hoạch và quan trắc môi trường (Monitoring).
- Phương pháp này đòi hỏi kinh phí cao, tiến hành đo đạc và quan trắc môi trường để xác định các hệ số của các quá trình xảy ra trong hệ thống. Đòi hỏi nhiều nhà chuyên gia và các tập thể các nhà khoa học chuyên ngành.
ưu điểm:
-Xem xét được các tác động theo không gian và thời gian.
Hạn chế:
-Thời gian kéo dài, kinh phí cao (mô hình vật lý).
Mô hình toán học (sử dụng rất phổ biến).
3.8. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng
Sử dụng các kết quả mà các phương pháp đánh giá khác đã đem lại, tiếp tục đi sâu vào khía cạnh kinh tế, so sánh những lợi ích mà việc thực hiện hoạt động mang lại cũng như các chi phí và tổn thất do việc thực hiện dự án gây ra.
Lợi ích và chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các chi phí lợi ích về môi trường và tài nguyên thiên nhiên (chi phí lợi ích mở rộng).
Trình thực hiện
-Liệt kê tất cả các tài nguyên được chi dùng cho hoạt động của dự án, kể cả tài nguyên con người. Tất cả các sản phẩm thu được, kể cả các chi phí cho phế thải có giá trị hoàn nguyên.
-Xác định tất cả những hành động tiêu thụ hoặc làm suy giảm tài nguyên, kể cả các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm.
Liệt kê những khía cạnh có lợi cho tài nguyên, nhưng chưa xét đến trong đề án hoạt động, các khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.
-Những việc cần bổ sung để để sử dụng hợp lý và phát huy được tối đa các khả năng của tài nguyên.
-Báo cáo kết quả đưa vào ĐTM. Sử dụng cách báo cáo tương tự như trong các báo cáo kinh tế thuần tuý.
Ưu điểm
-Thể hiện rõ ràng cái được và cái mất bằng hiện vật (tiền) dễ dàng thấy được cái được và cái mất của dự án phát triển.
-Thích hợp cho các nước đang phát triển.
Hạn chế
-Không xét được những tác động lâu dài, các tác động gián tiếp.
-Khó khăn do các hạng mục cần phân tích đánh giá lớn. Các dạng tài nguyên khó định giá.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top