Phỏng vấn xin việc

10 kinh nghiệm phỏng vấn xin việc của tân cử nhân

- Sau đây là một số kinh nghiệm đi phỏng vấn xin việc của các tân cử nhân.

1. Cho họ thấy bạn luôn hứng thú

Hãy cho người phỏng vấn thấy bạn là ai. Hãy kết thúc buổi phỏng vấn với những câu như “Tôi thực sự mong muốn đóng góp cho công ty những thứ tốt nhất mà tôi có thể làm và tôi sẽ rất hạnh phúc nếu công ty chọn tôi”.

Cùng với đó, đừng rời phòng phỏng vấn mà không yêu cầu họ nói rõ cho họ biết bạn sẽ phải làm gì nếu có giấy gọi trở lại. Liệu những người được chọn sẽ quay lại gặp mọi người trong công ty? Vào ngày nào họ mong muốn kí hợp đồng?

Và những câu hỏi thể hiện bạn rất hào hứng với công việc. Cùng với đó, hỏi người phỏng vấn thời gian họ sẽ gọi điện cho bạn để tránh bị áp lực trong khi chờ đợi.

2. Chuẩn bị cho cách liên lạc trong tương lai

Không có ai muốn quá vồ vập nhưng đôi khi sự im lặng của bạn lại khiến người ta nghĩ bạn thờ ơ. Cũng đừng nên ngồi đoán mò mà hãy tìm hiểu trước xem nhà tuyển dụng lao động ưa thích cách liên lạc ra sao.

3. Hãy luôn đúng giờ

Nếu như bạn hứa sẽ gửi tài liệu tham khảo cho người phỏng vấn vào sáng mai, hãy làm theo những gì bạn hứa. Giữ lời hứa và trả lời ngắn gọn xúc tích về cách làm việc của bạn nếu bạn được nhận.

4. Biết giữ vững tâm lý

Nếu như bạn được thông báo rằng bạn sẽ được trả lời trong một tuần, hãy tôn trọng thông báo đó. Việc gọi điện ngay vào ngày hôm sau sẽ khiến bạn bị cho là nôn nóng, cập rập.

5. Hãy gửi một tấm thiệp cảm ơn

Một cách tích cực mà không quá lấy lòng người phỏng vấn chính là việc bạn gửi một tấm thiệp có ghi lời cảm ơn của bạn. Nên gửi tấm thiệp 24h sau khi bạn phỏng vấn.

6. Hãy gửi cho từng người trong nhóm phỏng vấn một bức thư

Công cụ trao đổi thông tin này sẽ là một cơ hội để bạn tỏa sáng, vì thế đừng nói chung chung. Nên viết kèm theo từng bức thư những tài liệu cụ thể và những gì bạn đạt được dựa vào những nhu cầu của công ty.

Đồng thời qua đó bạn cũng có thể cho họ thấy bạn có thể làm những điều bạn chưa kịp nói cho họ trong buổi phỏng vấn

7. Hãy cho họ biết họ cần gì

Một cách hữu hiệu nữa là hãy cư xử như bạn là một nhà tư vấn chứ không phải một người dự tuyển. “Trong cuộc phỏng vấn, hãy tìm hiểu xem điểm yếu của công ty là gì hay những mặt mà họ muốn phát triển mạnh”.

Hãy luôn giữ trong đầu ý tưởng đưa ra lời khuyên cho họ. Làm như vậy bạn sẽ chứng tỏ rằng bạn thông minh, có kiến thức và có thể đưa ra những đóng góp quan trọng.

8. Luôn luôn tìm hiểu về công ty bạn xin việc

Hãy chuẩn bị cho mình tâm lý khi bạn được gọi phỏng vấn hoặc trả lời điện thoại thêm vài lần sau cuộc phỏng vấn. Tích lũy thêm những thông tin về công ty, nghĩ về những câu hỏi mà bạn nghĩ bạn sẽ được hỏi, về những chủ đề bạn muốn bàn tới.

Những hành động này sẽ cho họ, người phỏng vấn, thấy bạn vẫn luôn tìm hiểu sát xao về công ty này dù rằng cuộc phỏng vấn chính đã qua.

9. Hãy dựa cả vào những tác động bên ngoài

“Nếu bạn có quen biết hay có mối quan hệ nào đó với người có ảnh hưởng hoặc biết rõ người phỏng vấn, hãy nhờ họ nói tốt về bạn” – Myers nói.

10. Chấp nhận sự từ chối một cách lịch sự

Cuối cùng là luôn giữ cho tâm trạng bạn bình tĩnh và đừng hành động quá đáng nếu như bạn thấy ai đó trúng việc còn bạn thì không. Không ai biết tương lai sẽ ra sao. Có thể công việc này không chấp nhận bạn nhưng sẽ có một cánh cửa, một tương lai khác mở ra cho bạn.

“Nếu như bạn bị từ chối, hãy gửi thêm tấm thiệp cảm ơn tới người phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn khác biệt với những người bị từ chối khác, đưa bạn lên một vị trí cao hơn” – Myers nói.

__________________________________

Trang phục khi đi phỏng vấn xin việc

11/08/2012 10:49

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh 85% giao tiếp của con người là giao tiếp không lời. Do vậy, lựa chọn trang phục phù hợp là một phần quan trọng trong sự thể hiện của bạn trước nhà tuyển dụng. Hiển nhiên, trang phục không thể giúp “chữa cháy” cho những câu trả lời kém thuyết phục, nhưng chúng có tác dụng truyền tải những thông điệp tích cực về tính cách của bạn đến người phỏng vấn.

Sau đây là một số màu sắc phổ biến cần được lưu ý cho các cuộc phỏng vấn xin việc:

* Màu xanh dương: đây là màu sắc được ưa thích trong các cuộc phỏng vấn xin việc, đặc biệt là sắc đậm. Màu xanh dương thể hiện tính cách tự chủ của người mặc và gợi lên niềm tin, sự tin tưởng, tính ổn định và ôn hòa đối với nhà tuyển dụng.

* Màu xám: tiếp sau màu xanh dương, màu xám chính là sự lựa chọn lý tưởng cho một cuộc phỏng vấn. Đây là một màu trung tính, không làm cho nhà tuyển dụng mất tập trung, để từ đó họ có thể chăm chú lắng nghe và đánh giá các câu trả lời của ứng viên. Màu xám cũng thể hiện sự nhã nhặn.

* Màu đen: đây là màu biểu trưng cho mệnh lệnh, uy quyền và kịch tính. Do vậy, cần phối hợp màu đen vào trang phục một cách thận trọng khi đi phỏng vấn xin việc. Màu đen phát huy vai trò tích cực với tư cách là màu phụ kiện hoặc điểm nhấn - chẳng hạn như cà vạt hoặc khăn quàng cổ màu đen - chứ không nên là màu sắc chính của bộ trang phục.

* Màu đỏ: đây là một màu sắc mạnh mẽ, chỉ nên dùng với phụ kiện hoặc điểm nhấn. Màu đỏ thường mang ý nghĩa gắn liền với đam mê, năng lượng, khát vọng, quyền lực và sự hiếu chiến. Vì vậy, cần cẩn trọng khi phối hợp màu đỏ trên trang phục, vì nếu không nó có thể truyền tải những thông điệp không đứng đắn đến nhà tuyển dụng.

* Màu trắng: áo sơmi và áo cánh màu trắng luôn là những sự lựa chọn an toàn, tạo ấn tượng về sự giản đơn, sạch sẽ, chuẩn xác và tích cực đối với hầu hết các nhà tuyển dụng.

Nếu như trang phục là ấn tượng đầu tiên thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai, thì màu sắc phù hợp sẽ góp phần củng cố những ưu điểm của bạn trong suốt cuộc phỏng vấn.

*** 

Chọn giày khi đi phỏng vấn xin việc

Trong khi mọi người đều thừa nhận rằng dép lê hoặc dép xỏ ngón hoàn toàn không phù hợp với một cuộc phỏng vấn tuyển dụng, thì với một số công ty, ngay cả xăng-đan cao gót cũng không được hoan nghênh. Một số công ty thì không đồng ý cho nhân viên nữ đi giày dép hở ngón, số khác thì lại đồng ý. Vì có sự khác biệt như vậy, bạn nên tìm hiểu quy định về trang phục của công ty trước khi quyết định sẽ mặc như thế nào để tăng mức độ thành công của buổi phỏng vấn tuyển dụng... 

Giày dép có gót quá cao cũng không phù hợp khi đi phỏng vấn. Chúng không chỉ khiến bạn khó khăn khi đi lại - một cú ngã trật mắt cá chân ngay trước buổi phỏng vấn thì chẳng nên chút nào - mà còn thu hút quá nhiều sự chú ý vào đôi giày và đôi chân bạn. Mà trong một cuộc phỏng vấn xin việc thì bạn nên nhấn mạnh đến khả năng của mình chứ không phải là chân hay giày.

Bạn cũng nên tránh những đôi giày quá lóng lánh, diêm dúa. Một buổi phỏng vấn xin việc không phải là lúc để bạn tỏ ra quá đỏm dáng. Ngay cả khi đã được nhận vào làm việc thì bạn cũng không nên dùng giày dép hoặc trang phục có nhiều thứ quá lấp lánh như kim loại, pha lê... nếu muốn tạo dựng hình ảnh một nhân viên nghiêm túc và có năng lực. Ngoài ra, để gây được ấn tượng tốt đẹp với người đối diện ngay từ phút ban đầu, giày của bạn nên được đánh bóng, làm sạch bụi bẩn và xóa đi những vết trầy xước có thể thấy được bằng mắt thường. Một đôi giày mới có thể giúp bạn loại bỏ những lo ngại này.

Nói chung, đôi giày phù hợp cho hầu hết các buổi phỏng vấn nên là giày đế bằng hoặc cao vừa phải, bít ngón, sạch sẽ, gọn ghẽ, bổ sung vẻ hoàn thiện cho trang phục nhưng không gây quá nhiều sự chú ý tới đôi bàn chân. Đôi giày đó không nên trang trí quá nhiều kim loại hoặc quá diêm dúa. Ngoài ra, chọn giày cũng cần lưu ý vị trí bạn đang nhắm tới. Chẳng hạn, một kiểu giày cổ điển nhưng hợp thời trang, có những  điểm xuyết tinh tế và quyến rũ thì hợp với một buổi tuyển dụng của một tạp chí thời trang... Kết hợp giày với trang phục, trang sức phù hợp, bạn sẽ gây ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng .

__________________________--

Phỏng vấn xin việc: Nói bao nhiêu là vừa?

Nói quá nhiều là một trong những điều cấm kị trong một cuộc phỏng vấn xin việc. Dưới đây là bốn cách để tránh sự dài dòng trong cuộc phỏng vấn:

Chuẩn bị trước những câu ngắn nói về sự phù hợp của bạn với công việc.

Khi nhà tuyển dụng yêu cầu "Hãy cho tôi biết về bạn", bạn nên đề cập những câu chuyện có liên quan đến công việc. Rich Gee, trưởng phòng quản lý ở Stamford cho rằng "Những câu chuyện đó phải thật hấp dẫn và mỗi câu chuyện không quá 2 phút". Gee là người đã giúp cho Ward Smith, một nhà hướng dẫn chơi golf nói nhiều trở thành nhân viên marketing cho tập đoàn Black & Decker.

Smith đã nhận ra rằng mình nên nói điều mà Black & Decker đang tìm kiếm thay vì điều mà tôi đang làm. Trong suốt cuộc phỏng vấn, anh đã dùng nhiều từ ngữ về marketing để miêu tả ngắn gọn phương pháp dạy học của mình, giải thích làm cách nào anh có thể xác định được vấn đề của từng học viên, khuyến khích họ giải quyết vấn đề ra sao. Hiện anh là điều phối viên marketing cho Black & Decker ở Atlanta.

Đảm bảo rằng mình hiểu câu hỏi. Thỉnh thoảng nên dừng lại để kiểm tra.

Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu nói về quá trình làm việc của bạn, bạn có thể hỏi lại: "Anh/chị muốn tôi bắt đầu từ vị trí hiện tại hay lúc khởi đầu?". "Điều đó chứng tỏ ứng viên đã chuẩn bị chi tiết cho từng câu hỏi", Peter D.Crist, chủ tịch hội Crist Associates ở Hinsdale nói.

Dừng lại sau mỗi lần nói giúp bạn khái quát lại những ý trước và tìm sự liên kết với ý sau. Trước khi kết thúc phần nói, bạn có thể hỏi lại: "Thế đã đủ cho câu hỏi của anh/chị chưa? Anh/chị có cần thêm ví dụ không?".

Quan sát biểu hiện của người phỏng vấn để biết câu trả lời của bạn có quá chán không.

Nhà phỏng vấn ngừng ghi chép, xem đồng hồ, liếc nhìn máy tính sau 15 phút bạn thao thao bất tuyệt về những chuyện không đâu... Khi đó bạn cần có sự điều chỉnh cho phù hợp, ví dụ như kể những câu chuyện hấp dẫn, hành động gây sự chú ý hơn.

Thu thập những ý kiến phản hồi sau cuộc phỏng vấn.

Nhà tuyển dụng đã nhận xét về một ứng viên: "Bạn đã kể rất nhiều chuyện nhưng chúng không liên quan đến vấn đề ở đây. Hãy tận dụng từng phút để thể hiện bản thân". Dù không trúng tuyển, bạn cũng nên lắng nghe những ý kiến như vậy, chúng sẽ cho bạn những kinh nghiệm quý báu ở cuộc phỏng vấn lần sau.

_______________

"Giải cứu" cuộc phỏng vấn trước nguy cơ thất bại

 Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho buổi phỏng vấn của bạn trở nên tồi tệ: bạn đến muộn, tâm trạng nhà tuyển dụng không tốt... Dưới đây là một số gợi ý có thể giúp bạn thay đổi tình huống ngoài ý muốn này.

Nụ cười

Ngôn ngữ cơ thể đóng một phần quan trọng trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn thả lỏng cơ thể, hít một hơi thật sâu, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Các nhà phỏng vấn cũng vậy.

Nụ cười khiến mọi người thân thiết hơn. Nó cũng giúp bạn tăng thêm sức mạnh và sự tự tin - những yếu tố "ghi điểm" với nhà tuyển dụng.

Đặt ra những câu hỏi

Đây được coi là bước chuyển hướng. Nếu bạn cảm thấy những câu trả lời của bạn không thỏa mãn câu hỏi của nhà tuyển dụng, hãy thử một cách khác bằng việc đặt ra những câu hỏi cho họ. Nếu bạn có thể chuyển sự tập trung từ bạn sang nhà tuyển dụng, bạn sẽ cơ hội trấn tĩnh và suy nghĩ lại. Ngoài ra, khi các nhà tuyển dụng nói, họ có thể hé lộ cả những mong muốn của mình.

Bạn có thể thử những câu hỏi sau:

• Điều gì khiến anh/chị thích làm việc tại công ty này?

• Môi trường làm việc ở đây như thế nào?

• Một ngày làm việc thường diễn ra như thế nào?

Phản hồi nhanh

Nếu nhà tuyển dụng tỏ ra chán nản, không hài lòng với câu trả lời của bạn, có thể bạn đã hiểu nhầm ý câu hỏi, hoặc câu hỏi có một số cụm từ không rõ ràng. Trong trường hợp này, bạn nên lịch sự hỏi lại những điều chưa hiểu, sau đó trả lời ngắn gọn và nhanh chóng đặt câu hỏi với họ.

Khen ngợi nhà tuyển dụng

Nếu bạn muốn tâm trạng của nhà tuyển dụng tốt hơn, hãy ca ngợi một điều gì đó ở họ. Ví dụ, nói những điều tốt đẹp về công ty, địa điểm văn phòng hay quang cảnh bên ngoài cửa sổ. Lời khen cho thấy bạn là người suy nghĩ tích cực, một thái độ mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ở các ứng viên.

Việc khen ngợi đôi lúc cũng thể hiện bạn đã có sự tìm hiểu về công ty và có sự chuẩn bị tốt. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đừng nên khen ngợi quá nhiều, tốt nhất lời khen của bạn nên đơn giản và an toàn, chẳng hạn như "Mọi người ở đây thật thân thiện!".

Tin tưởng bản thân

Bạn cảm thấy mình trả lời khá tốt, thỏa mãn yêu cầu của nhà tuyển dụng nhưng họ vẫn tỏ ra lãnh đạm? Lời khuyên dành cho bạn là hãy tin tưởng bản thân, tiếp tục làm những gì tốt nhất trong khả năng của mình. Có thể nhà tuyển dụng vừa gặp một vấn đề nào đó và tâm trạng họ không được tốt, điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

"Vì sao chúng tôi nên chọn bạn?"

"Bí quyết" trả lời phỏng vấn xin việc:

 Đây là một câu hỏi mở, tạo cho bạn cơ hội tiếp thị bản thân. Nếu trả lời không đúng trọng tâm, bạn rất dễ bị loại khỏi danh sách ứng viên tiềm năng của nhà tuyển dụng.

Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

Những câu không nên trả lời:

Bởi vì tôi cần một công việc. Đây là câu trả lời nhằm đem lại lợi ích cho cá nhân bạn, trong khi nhà tuyển dụng muốn biết bạn có thể làm được gì cho “họ”.

Tôi là một người làm việc chăm chỉ. Đây là một câu trả lời tầm thường, cũ rích. Hầu hết ứng viên nào cũng trả lời như vậy.

Tôi đã đọc mẫu thông báo tuyển dụng của công ty và tôi nghĩ tôi có thể làm được công việc đó. Đây là câu trả lời thiếu sự thuyết phục và quả quyết.

Những câu trả lời có hiệu quả nhất:

- Bởi tôi có 3 năm kinh nghiệm làm việc với khách hàng trong một môi trường năng động.

- Tôi có những kiến thức cũng như kinh nghiệm phù hợp với nhu cầu đòi hỏi của các ông. Tôi rất xuất sắc trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn của khách hàng.

- Tôi có kinh nghiệm và thành thạo về chuyên môn trong phạm vi làm việc với khách hàng, những điều đó là điều kiện để tôi phù hợp với vị trí này.

Đây là lúc để bạn giới thiệu với người phỏng vấn biết bạn có thể đem lại những lợi ích nào khi họ chọn bạn và vì sao họ phải lắng nghe lời mời chào của bạn. Hãy nhớ lại và trình bày những thành tích nổi bật nhất của bạn, nhấn mạnh bạn phù hợp thế nào với những yêu cầu của họ

Xử trí khi gặp những câu hỏi “khó chịu”

Khi tham dự phỏng vấn, ngoài việc thể hiện bản thân, sự nhiệt tình, bạn còn phải luôn tươi cười, vui vẻ thậm chí cả với những câu đùa “nhạt thếch” của nhà tuyển dụng. Nhưng khi bị hỏi những câu “khó chịu”, bạn nên giải quyết ra sao?

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều phỏng vấn theo cảm tính với từng ứng viên, nhiều khi họ đặt những câu hỏi không được phép với ứng viên mà không hề chủ tâm. Nếu là người khéo xử trí, bạn sẽ làm cho nhà tuyển dụng nhận ra sai lầm và ngay lập tức họ sẽ hủy bỏ những kiểu câu hỏi đó.

Dưới đây là ba cách xử trí khi gặp những câu hỏi “khó chịu”:

Trả lời câu hỏi: Nếu không muốn làm mất lòng người phỏng vấn, bạn có thể trả lời câu hỏi. Tuy nhiên cần lưu ý chỉ trả lời khi bạn thực sự cảm thấy thoải mái, nếu không nó sẽ “ám ảnh” bạn.

Từ chối trả lời câu hỏi: Bạn có thể nói thẳng với nhà tuyển dụng đây là câu hỏi không liên quan gì đến yêu cầu công việc, và việc trả lời câu hỏi này ảnh hưởng đến đời tư, có thể gây rắc rối cho bạn và xin được từ chối trả lời.

Trả lời gián tiếp câu hỏi: Đó thường là lựa chọn thông minh nhất đối với hầu hết các ứng viên. Trả lời gián tiếp câu hỏi ở đây nghĩa là bạn cần phải hiểu được mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt ra câu hỏi này, thông tin mà họ muốn biết đằng sau câu hỏi.

______________-

"Đánh bóng" bản thân bằng sự trung thực

Trong "cuộc chiến" săn lùng công việc, bạn có thể nhanh chóng tự loại chính mình nếu không trung thực. Với kinh nghiệm công tác nhiều năm trong lĩnh vực tuyển dụng, tác giả bài viết này hy vọng những chia sẻ sau đây sẽ hữu ích cho bạn.

Đừng “nổ” bất kỳ chi tiết nào

Là một quản lý dự án dạn dầy kinh nghiệm, không hài lòng với mức lương tại một công ty tư nhân, Đình Toàn ứng tuyển vào một tập đoàn đa quốc gia. Trong buổi phỏng vấn, để có được mức lương như mong muốn, Toàn đã “kê khống” tổng thu nhập của mình ở công ty cũ cao gấp đôi sự thật.

Với kinh nghiệm và năng lực của Toàn, nhà tuyển dụng mới sẵn sàng trả cho anh mức lương đó. Nhưng họ đã không liên lạc với anh sau khi "thăm dò" từ công ty cũ và phát hiện anh đã thiếu trung thực. Giới chuyên môn gọi đây là chiêu “hét giá”. Và Toàn đã phải trả giả...

Còn Hoài Dũng thì lại khác, anh xin ứng tuyển vào vị trí quản lý nhân sự tại một công ty kinh doanh game trực tuyến. Khi nhà tuyển dụng hỏi: “Anh có thích chơi game online không?”, sợ mất điểm, anh trả lời: “Tôi thích chơi võ lâm truyền kỳ và từng đạt đến cấp 140”. Sự thật thì anh chỉ thích chơi game offline ở các thể loại đua xe và quản lý các câu lạc bộ bóng đá, và câu trả lời anh đưa ra dựa vào những lần nghe bạn bè kể về thể loại game này. Do đó khi nhà tuyển dụng hỏi tiếp: “Con anh thuộc môn phái nào, có vũ khí gì đặc biệt không, anh từng buôn bán ảo trên nhân vật này chưa…”, anh “nín thinh”.

Trung thực, thẳng thắn sẽ thành công

Nếu bạn nêu không đúng sự thật dù chỉ là một chi tiết nhỏ, khi bị phát hiện, ngay lập tức bạn sẽ bị loại ra khỏi tầm ngắm của nhà tuyển dụng. Bạn có thể tự “đánh bóng” hình ảnh của mình bằng tính trung thực và sự khôn ngoan:

• Nếu cảm thấy trong kinh nghiệm làm việc hay quá trình học tập của mình có điều gì đó bất lợi khi đi xin việc, hãy tập trung làm nổi bật những ưu điểm của bản thân (thay vì nói dối).

Trong trường hợp của anh Hoài Dũng, anh hoàn toàn có thể lấy điểm bằng cách khác: “Tôi chưa quan tâm đến game online vì đặc thù các công việc trước đây của mình. Tôi thích chơi game offline quản lý các câu lạc bộ bóng đá vì nó giúp tôi cải thiện vốn tiếng Anh cũng như tư duy kỹ năng quản lý phù hợp với chuyên môn của tôi hiện nay. Nếu được quý công ty tuyển dụng, chắc chắn tôi sẽ tiếp cận dần với thể loại game online”.

• Trong khi phỏng vấn, thay vì nói chung chung rằng bạn tuyệt vời và có nhiều khả năng thì hãy đưa ra những ví dụ cụ thể về đóng góp mà bạn có thể mang lại cho công ty. Bạn không cần phải nói dối hay nói quá lên. Năng suất và năng lực sẽ chứng minh tất cả.

• Đừng đề cập đến những điều có thể gây bất lợi cho bạn. Thay vào đó, bạn có thể nêu những ví dụ thể hiện khả năng hợp tác tốt với người khác của mình. Biết nêu những điểm tích cực, bạn sẽ có thêm cơ hội được tuyển dụng.

-______________

Vì sao tôi đổi chỗ làm?

- Khi chuyển sang chỗ làm mới, chắc chắn bạn phải có nhiều lý do để rời bỏ công việc cũ: không đáp ứng được chuyên môn, môi trường không thể thích nghi, “chê” lương thấp, công ty giải thể... thậm chí bạn bị sa thải.

Với những lý do mang tính tiêu cực, bạn phải biết cách giải thích hợp lý với nhà tuyển dụng để làm họ hài lòng về mình.

Chuyện của người bị sa thải

Ngọc Hiển là trưởng phòng kinh doanh tại một công ty xuất nhập khẩu có thương hiệu khá uy tín trên thương trường. Anh là người năng nổ, chuyên môn cao và rất có trách nhiệm với công việc, được mọi người tin yêu và kính nể. Tuy nhiên, do sơ suất, anh đã để mất một số hợp đồng quan trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín cũng như doanh thu của công ty. Không còn lựa chọn nào khác, Giám đốc điều hành phải ra quyết định sa thải anh theo quy định.

Ngay khi ra khỏi công ty, anh được một tập đoàn đa quốc gia mời phỏng vấn. Nhìn vào C.V của anh, nhà tuyển dụng không khỏi thắc mắc: “Vì sao anh rời bỏ công ty này với những thành quả rất ấn tượng?”. Do đã chuẩn bị từ trước, Hiển từ tốn giải thích: “Với tôi, đây thật sự là một tai nạn chứ không phải vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Do sơ suất, tôi đã để mất một số hợp đồng của công ty. Tôi đã giải quyết mọi hậu quả, hàn gắn mọi tổn thất cũng như các mối quan hệ với đối tác cho công ty cũ nhưng theo quy định, tôi vẫn bị đình chỉ công tác. Từ bài học này, tôi đã rút ra cho mình rất nhiều kinh nghiệm quý báu, nhất là vấn đề quản lý công việc hiệu quả nhất. Tôi tin rằng những sai lầm trong quá khứ sẽ không bao giờ lặp lại nữa”.

Cách lý giải của Ngọc Hiển đã để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Trên lý thuyết, nếu đã từng bị sa thải, bạn không nên nói với các nhà tuyển dụng lý do bạn rời bỏ công việc trước (nếu họ không hỏi). Nếu có, bạn nên tôn trọng sự thật, tuy nhiên hãy giải thích khôn khéo và mang ý nghĩa tích cực như cách nói của Hiển.

Chuyện của người “nhảy việc”

Nhảy việc đã trở thành xu hướng bình thường (nhất là trong lực lượng lao động trẻ hiện nay). Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng thật sự luôn “phập phồng” khi thâu nhận những người có quá khứ ưa nhảy việc bởi họ rất sợ nhân viên này không chóng thì chày cũng ra đi. Một trưởng phòng nhân sự từng bộc bạch: “Những người thích nhảy việc luôn bị hoài nghi tính trung thành. Chúng tôi không dám đề bạt họ lên chức vụ cao hơn hoặc đào tạo dài hạn, vì khó biết khi nào họ chia tay mình”.

Chỉ trong vòng 1 năm, Thùy Dung đã làm ở hai công ty khác nhau. Ở công ty thứ nhất, chỉ sau 2 tháng thử việc, cô đã không được nhận vì năng lực không đáp ứng nổi (cô quá ít kinh nghiệm trong môi trường cạnh tranh chuyên nghiệp ở đây). Ở công ty thứ hai, cô xin nghỉ việc vì “chê” lương thấp và môi trường kém thú vị. Và cô đang chuẩn bị phỏng vấn ở công ty thứ ba.

Thay đổi nhiều chỗ làm chỉ trong thời gian ngắn, cô đã giải thích thế nào với nhà tuyển dụng? “Ở công ty thứ nhất, công việc của tôi không được thuận lợi lắm. Sau khi được tuyển dụng, tôi phát hiện công việc khác xa với những gì mình mong chờ. Thị trường thay đổi quá nhanh. Tôi chưa đủ kinh nghiệm để thích nghi. Ở công ty thứ hai, tôi đã chủ động xin nghỉ việc vì tôi muốn mức lương cao hơn. Đó là công việc tốt nhưng nhà tôi quá xa công ty, chi phí đi lại hàng ngày thật sự quá cao so với mức thu nhập hàng tháng của tôi”.

Trường hợp của Thùy Dung không phải là hiếm. Đối với bất kỳ việc làm ngắn hạn nào, cần cân nhắc việc đề cập đến chúng trong C.V (hồ sơ xin việc). Nếu bị nhà tuyển dụng yêu cầu, bạn hãy kể sơ qua một cách tích cực và tránh tạo ấn tượng không tốt với nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, theo các chuyên gia tư vấn, nếu nhảy việc liên tục, bạn cũng cần phải chứng minh tính liên tục trong công việc của mình để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn luôn tích lũy được kỹ năng và kinh nghiệm trong những lần nhảy việc đó. Đó là cách tốt nhất giúp bạn "lấy điểm" từ họ, che đi chuyện “nhảy chỗ” của mình:

- Bạn đã dùng kỹ năng nào trong các công việc đã qua?

- Bạn học được gì từ những người quản lý khác nhau?

- Bạn học hỏi được gì ở các công ty và công việc đó?

- Chuyển chỗ làm cũng là cách tự đào tạo nghề nghiệp, cầu tiến. Trong thời gian ngắn, vẫn có thể học hỏi được kinh nghiệm nếu biết xác định đâu là những kỹ năng cơ bản và đâu là những kỹ năng có thể chuyển đổi.

Sau đây là một vài lý do nên và không nên giải thích cho hiện tượng nhảy việc khi bạn tham gia phỏng vấn:

Lý do tích cực của việc thay đổi chỗ làm (điều nên nói trong cuộc phỏng vấn)

Thay đổi chỗ ở; Công việc bạn thuần thục lại không có ở chỗ mới này.

Tốt nghiệp chương trình đào tạo và bây giờ đã đủ trình độ cho vị trí mới.

Thiếu sự phát triển, ít cơ hội, không có khả năng thăng tiến.

Lĩnh vực mới xuất hiện với những thử thách mới.

Một phần trong kế hoạch dài hạn.

Lòng đam mê từ lâu, hợp với ước mơ và khát vọng.

Lý do tiêu cực của việc thay đổi chỗ làm (điều không nên nói trong cuộc phỏng vấn)

Ngành nghề cũ đã suy thoái, các yếu tố khác đã nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi.

Bạn thân làm việc ở đây nên bạn cũng muốn làm cùng chỗ cho vui.

Văn phòng đẹp, chế độ đãi ngộ tốt, lương cao.

Xem qua quảng cáo.

Tôi cần một cuộc sống mới.

Tôi ghét làm việc ở công ty cũ.

Giám đốc công ty cũ bắt tôi phải ra đi.

Tôi thấy chán công việc cũ: không thú vị, không học hỏi được.

Kiệt sức

Lá số tử vi khuyên tôi thay đổi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top