HỒ SƠ XIN VIỆC

Những từ nên tránh khi viết CV

Sơ yếu lý lịch (CV) là một trong những công cụ "tiếp thị" đầu tiên với nhà tuyển dụng, vì vậy hãy làm sao cho bản CV của mình thật ấn tượng. Tránh dùng những từ ngữ vô nghĩa, khó hiểu và sáo rỗng, bởi nhà tuyển không có thời gian để tìm hiểu những cụm từ mơ hồ hay những biệt ngữ.

"Trợ lý", "hỗ trợ", "đóng góp"

Nhà tuyển dụng sẽ không thể biết được bạn đã làm gì nếu từ ngữ bạn sử dụng quá mơ hồ, chung chung. Những từ như "trợ lý", "hỗ trợ", "đóng góp" tương tự nhau. Chúng chỉ cho thấy bạn có tham gia, giúp đỡ vào dự án chứ không hề chỉ ra bạn đã giúp đỡ dự án đó như thế nào.

Tốt nhất bạn nên trình bày bạn làm trợ lý cho ai, bạn đóng góp và hỗ trợ dự án đó như thế nào. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn làm được gì, và hiệu quả công việc ra sao.

"Thành công"

Bạn muốn thể hiện thật tốt bản thân mình trong bản CV, tuy nhiên bạn chỉ có thể "ghi điểm" với nhà tuyển dụng khi đưa ra những dẫn chứng cụ thể về những việc bạn đã làm và những thành công bạn nhận được khi giải quyết công việc.

Bạn không nhất thiết phải sử dụng những từ như "thành công", "hiệu quả" để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những kinh nghiệm của bạn sẽ nói lên tất cả. Thay vì chỉ nói chung chung, hãy tập trung đưa ra những bằng chứng cụ thể tại sao dự án bạn tham gia lại thanh công, và thành công như thế nào.

"Chịu trách nhiệm về..."

Cụm từ này khiến CV của bạn giống như một danh sách giặt ủi. Thay vì liệt kê những công việc của bạn, hãy nhấn mạnh những thành quả bạn đạt được. Hồ sơ của bạn sẽ được đánh giá cao hơn nếu bạn thể hiện rõ những thành quả đó.

Hãy sử dụng những con số để chỉ ra bạn đã có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ tăng trưởng của công ty, giá thành sản phẩm hạ là do đâu, sắp xếp hợp lý và nâng cao năng suất làm việc... Liệt kê số lượng nhân viên bạn từng quản lý, số ngân sách bạn chi ra và lợi tức bạn thu lại cho công ty.

Từ ngữ văn chương và những từ thông thường khác

Đừng tô vẽ cho CV của bạn những lời lẽ hoa mỹ. Hãy cố gắng sử dụng từ ngữ thông minh, có chất lượng và dễ hiểu. Tránh sử dụng những từ ngữ thông thường hay những từ ngữ văn chương, chúng sẽ biến CV của bạn thành bài văn nhiều cảm xúc hay quá tầm thường.

_____________________________   CV cho vị trí quản lý dự án: Cần những gì? Khi viết resume (hay còn gọi là CV, tức bản lý lịch tự thuật) cho vị trí quản lý dự án, hầu hết các ứng viên đều mắc một sai lầm chung: không nhắc đến những điều nhà tuyển dụng muốn. Đó là những gì? Kỹ năng của ứng viên   Một trong những sai lầm lớn nhất của các ứng viên khi viết resume cho vị trí quản lý dự án là đưa ra quá nhiều chi tiết về các dự án của họ.   Trên thực tế, nhà tuyển dụng không bận tâm đến những chi tiết của các dự án đó và họ không có thời gian để đọc tỉ mỉ về nó. Họ chỉ quan tâm đến các kỹ năng của ứng viên. Do đó, bạn nên chú ý nêu bật các kỹ năng và những thành quả mà bạn đã đạt được.   Những gì ứng viên có thể làm được cho công ty   Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có thể làm được những gì cho họ, cũng như họ muốn biết:   - Bằng cách nào mà những dự án của bạn lại dẫn đầu trong các dự án khác? - Cơ hội nào và qui mô của các dự án? - Bạn đã sử dụng phương pháp nào và thành tích đã đạt được khi thực hiện dự án đúng với khoản ngân sách được chi? - Bạn thay đổi cách quản lý như thế nào? - Làm thế nào để nhận được sự nhất trí của toàn thể mọi người để thực hiện dự án của bạn? ----------------------------------------------  

7 bước thể hiện giá trị bản thân trên CV

Để thuyết phục nhà tuyển dụng và chứng minh mình là ứng viên xuất sắc cho vị trí họ đang cần, bạn phải làm nổi bật, thậm chí "quảng bá" những thành quả đã đạt được của bản thân. 7 bước sau đây sẽ giúp bạn:

1. Bắt đầu bằng việc viết một dòng các kinh nghiệm ở các khía cạnh khác nhau (ở trường, trong công việc và trong cả các hoạt động xã hội…). Sử dụng bảng thống kê của CV để sắp xếp những ý tưởng đó.

2. Đưa mỗi hoạt động gắn với một thành quả cụ thể. Khi trình bày thành quả, cần bắt đầu bằng một động từ mạnh, miêu tả các hoạt động của bạn và kết thúc bằng điều bạn đã đạt được.

3. Tạo một danh sách các thành quả đạt được một cách toàn diện. Sau đó, bạn có thể sắp xếp lại cho hoàn chỉnh.

4. Sau khi đã hoàn thành danh sách đó, hãy chỉnh sửa chúng; diễn giải bằng những lời lẽ chắc chắn và những ví dụ rõ ràng, cụ thể cho kết quả đó.

5. Nếu bạn sử dụng CV viết theo trình tự thời gian, hãy chắc rằng bạn phải tạo được list các kết quả ngay bên dưới công ty mà bạn đã từng làm trong thời gian đó.

6. Nếu bạn sử dụng CV chức năng, bạn cần tạo một nhóm các thành quả có liên quan trình bày bên dưới tiêu đề các kỹ năng chủ yếu của bạn (dù bạn đã đạt được nó khi nào và ở đâu).

7. Xem lại toàn bộ những kết quả đó xem chúng có đúng với mục tiêu nghề nghiệp của bạn hay không; sau đó, tổ chức và sắp xếp chúng theo một trật tự phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng.

___________________________________-

Slogan cho sơ yếu lý lịch

Các giám đốc nhân sự thường nhận được hàng trăm hồ sơ cho một vị trí tuyển dụng. Vậy làm thế nào để hồ sơ của bạn thực sự nổi bật và được chọn?

Điều nhà tuyển dụng muốn biết là bạn làm thế nào để mang lại lợi nhuận cho công ty, và bạn sẽ giúp công ty tiết kiệm tiền như thế nào? Hãy sử dụng một slogan lột tả được những lợi ích chính bạn có thể mang lại cho nhà tuyển dụng.

Tạo khác biệt

Hãy thêm các điểm mạnh của bạn trong phần kỹ năng. Giả sử, là một giám đốc dự án, bạn có rất nhiều kỹ năng cứng, kỹ năng mềm khác nhau và kinh nghiệm quản lý. Hầu hết những ứng viên nộp hồ sơ cho vị trí này đều có những kỹ năng đó.

Hãy nghĩ xem điểm mạnh đặc biệt của mình khi quản lý dự án là gì? Và hãy viết câu slogan thật khác biệt trong hồ sơ của bạn: Một giám đốc dự án với thế mạnh trong việc nhận diện và giải quyết các vấn đề.

Thêm giá trị

Thêm những giá trị có thể quy thành tiền. Điểm mạnh này sẽ khiến bạn hoàn toàn tách biệt với các ứng viên khác. Hãy đưa ra những con số về việc bạn làm ra cho công ty bao nhiêu tiền hay tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho 1 dự án trong một khoảng thời gian nhất định.

Nhà tuyển dụng sẽ thực sự ấn tượng với một slogan như thế này: Một giám đốc dự án với thế mạnh trong việc nhận diện và giải quyết các vấn đề, đã tiết kiệm cho công ty trên 3 triệu USD; và hoàn thành một dự án trị giá trên 12 triệu USD trong thời gian 3 năm.

Câu slogan sẽ làm nên điều kỳ diệu. Ứng viên đó không còn là "hàng hóa" mà là một tài sản cho công ty. Ai có thể chối từ một nhân viên có tài năng đặc biệt có khả năng giúp công ty tiết kiệm đến 3 triệu USD?

_______________________

CV trực tuyến cho vị trí chuyên viên IT

Công nghệ thông tin ngày càng cần thiết cho mọi công ty, dẫn đến sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường lao động. Nhà tuyển dụng "săn" những nhân viên có năng lực còn người đi tìm việc "săn" những vị trí công việc mơ ước.

Nếu bạn là một chuyên viên IT đang chuẩn bị tìm việc, dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có được một CV trực tuyến chuyên nghiệp và ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng:

Tóm lược ngắn gọn những thành tích về lĩnh vực chuyên môn, giúp nhà tuyển dụng nhận biết một cách nhanh chóng năng lực của bạn. Hãy viết khoảng 5-6 câu cho phần này để nêu lên những thành tích nổi bật của bạn.

Trình bày những phạm trù chuyên môn mà bạn có vào CV:

- Bằng cấp, học vị, giấy chứng nhận về công nghệ thông tin.

- Trình bày những kinh nghiệm về tin học phần cứng và phần mềm.

- Trình bày khả năng sử dụng thành thạo lập trình và ngôn ngữ chuyên ngành.

- Trình bày kinh nghiệm lập trình web.

- Thêm vào những hiểu biết khác của bạn về lĩnh vực này. Mỗi phạm trù nên bôi đen tiêu đề hay gạch dưới để làm nổi bật chúng.

Giới thiệu chuyên môn của bạn. Giới thiệu ngắn gọn khoảng 3-4 dòng, tóm tắt công việc chuyên môn của bạn và nhấn mạnh vì sao những điều đó cần thiết cho nhu cầu công việc của nhà tuyển dụng.

Tóm tắt những thành công trước đây. Bạn có thể nêu khoảng 3-4 thành tích hoặc dự án mà bạn đã đạt được. Điều đó sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có một cái nhìn khát quát về khả năng của bạn, và làm nổi bật lên sự thành thạo trong lĩnh vực chuyên môn của bạn.

Dùng nhiều từ khóa và thuật ngữ chuyên ngành cho CV, điều đó thể hiện tính chuyên nghiệp và sự thành thạo của bạn.

Hình thức trình bày lôi cuốn. Sáng tạo một giao diện trông thật chuyên nghiệp, một CV tinh tế bằng cách sử dụng kiểu chữ Arial, Verdana, hoặc Times New Roman, đó là những kiểu chữ chuẩn, thông dụng và dễ đọc.

Cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin về bạn. Có nhiều người quên ghi những điều rất đơn giản như họ tên, địa chỉ email, số điện thoại vào trong CV. Nên nhớ mục tiêu của bạn là làm sao để nhà tuyển dụng chú ý và liên lạc với bạn, vì thế hãy cung cấp số điện thoại và địa chỉ sao cho họ có thể liên lạc với bạn một cách nhanh nhất.

___________________________-

Những từ cần có trong resume

Trong một thị trường lao động đang có sức cạnh tranh mãnh liệt như hiện nay, việc sử dụng đúng từ ngữ trong hồ sơ xin việc là rất cần thiết. Trong đó, có một số từ đặc biệt quan trọng mà một bản hồ sơ nào cũng có, đặc biệt khi viết về các kỹ năng mềm.

Hiện nay, kỹ năng mềm ngày càng được các nhà tuyển dụng chú ý. Thực tế, 86% các nhà tuyển dụng cho biết kỹ năng mềm là tiêu chí quan trọng nhất trong việc tuyển chọn nhân viên.

Dưới đây là những từ bạn cần lưu ý khi viết bản tóm tắt cá nhân quá trình làm việc và kinh nghiệm (resume):

Làm việc theo nhóm

Trong các công ty hiện nay, các nhân viên được chia theo từng nhóm và quản lý từng dự án nhất định. Nếu ai cũng có khả năng làm việc theo nhóm thì công việc sẽ hoàn thành hiệu quả hơn.

Một nhân viên có khả năng làm việc theo nhóm là những người luôn biết lắng nghe, có tinh thần hợp tác và biết giúp đỡ những người khác.

Linh động

Các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng cử viên linh động, nhanh nhẹn và có khả năng làm nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nói cách khác, đôi khi bạn biết làm nhiều việc tốt hơn nhiều so với bạn chỉ giỏi một công việc.

Bạn có thể cho các nhà tuyển dụng thấy sự linh động của bạn qua việc sẵn sàng dấn thân vào những lĩnh vực mới, những dự án đa dạng và khả năng giải quyết các vấn đề khẩn cấp hoặc sắp đến hạn chót. Sự linh động còn thể hiện tinh thần ham học hỏi và một thái độ dám nghĩ dám làm.

Cẩn thận

Tính cẩn thận là một đức tính quan trọng đối với mỗi nhân viên. Không nhà tuyển dụng nào hài lòng khi thấy nhân viên mình làm việc không đến nơi đến chốn, làm đâu hỏng đấy. Họ cần phải biết họ có thể tin vào khả năng giải quyết vấn đề một cách triệt để của bạn hay không.

Là một nhân viên cẩn thận có nghĩa là bạn cần phải có khả năng quản lý tốt, có trách nhiệm cao. Hơn thế nữa, đức tính này cũng cho thấy bạn có thể làm việc mà không cần giám sát và có khả năng làm việc độc lập.

Có ý chí và nghị lực vươn lên

Các nhà tuyển dụng luôn chú ý đến những nhân viên có các đức tính này. Những nhân viên như vậy có khả năng thích nghi cao và luôn là những người có những ý tưởng mới.

Các nhân viên có ý chí và nghị lực vươn lên bao giờ cũng có khả năng tiến xa trong sự nghiệp hơn những người khác. Họ luôn sẵn sàng làm những công việc không thuộc phạm vi công việc của mình, họ làm việc chăm chỉ không chỉ vì đó là việc họ phải làm mà còn vì họ yêu thích công việc và có trách nhiệm.

_________________________

Lần đầu viết sơ yếu lý lịch (CV), bạn không khỏi cảm thấy lúng túng. Chúng tôi xin giới thiệu 6 lưu ý cơ bản giúp bạn có thể "ghi điểm" với nhà tuyển dụng qua bản CV:

1. Bắt đầu với những điều cơ bản

Nghe có vẻ hiển nhiên quá nhưng CV của bạn nhất định phải có tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email.

Về địa chỉ, tốt nhất bạn nên ghi địa chỉ của bố mẹ. Với email, nên dùng email có tên của bạn trong đó để các nhà tuyển dụng dễ dàng nhận ra. Đồng thời, tránh dùng những email với những biệt danh đặc biệt đại loại như " meo_con@...", " co_gai_xinh_dep@...".

2. Chọn đúng phong cách CV

Có ba dạng CV cơ bản:

- CV theo thời gian tập trung vào kinh nghiệm nghề nghiệp, liệt kê lại theo một trình tự thời gian.

- CV theo chức năng tập trung vào những kỹ năng.

- CV tổng hợp thích hợp nhất cho sinh viên mới ra trường, vì kỹ năng và kinh nghiệm các bạn chưa có nhiều. Viết theo dạng này, bạn vừa có thể nhấn mạnh vào các kỹ năng vừa có thể gây ấn tượng bằng một số kinh nghiệp mà bạn có. Nói chung bạn có thể chia CV ra làm 3 phần: Kinh nghiệp nghề nghiệp, kinh nghiệm học thuật, các hoạt động cộng đồng/ngoại khóa.

3. Khi bạn viết về kinh nghiệm, tốt nhất đi kèm luôn với các kỹ năng

Ví dụ, bạn đã từng bán hàng, như vậy chắc chắn bạn phải có kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng, đáng tin cậy, có khả năng làm việc theo nhóm cũng như độc lập và quản lý tiền bạc. Nếu bạn có kinh nghiệm trông trẻ, điều này có nghĩa là bạn có khả năng sắp xếp thời gian tốt, có tinh thần trách nhiệm.

Khi làm bất cứ một việc gì, bạn sẽ có kinh nghiệm về việc đó. Vì vậy đừng ngần ngại viết ra những công việc bạn làm nhưng tự cho rằng chẳng có gì quan trọng.

4. Chương trình học và các hoạt động tình nguyện phải rõ ràng

Đừng bao giờ nghĩ rằng trường học không có ý nghĩa gì đối với các nhà tuyển dụng. Những kỹ năng máy tính của bạn sẽ rất hấp dẫn và cần được nhấn mạnh. Bạn cũng nên nhấn mạnh thái độ học tập và những thế mạnh của bạn trong những bài tập ở trường, hay các dự án bạn tham gia.

Ví dụ, bạn từng cộng tác cho tờ báo của trường, hãy chỉ rõ các bài viết của bạn và những cố gắng của bạn để hoàn thành những công việc đó. Bạn cũng đừng bỏ qua các hoạt động ngoại khoá và các chương trình tình nguyện. Nếu bạn đã từng tham gia vào một chương trình nào đó, bạn sẽ có nhiều thứ để viết. Và như vậy, các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn tốt hơn.

5. Cần biết một vài nguyên tắc khi viết CV

Trước tiên, cần sử dụng các động từ mạnh và tránh sử dụng "tôi". Các từ như "phát triển", "thúc đẩy", "tổ chức", "điều phối" có hiệu quả hơn "tôi đã làm" rất nhiều. Tiếp theo, hãy nhớ kiểm tra lại trước khi gửi đi. Lỗi chính tả là một lỗi lớn, thể hiện sự không cẩn thận và không chuyên nghiệp.

6. Đừng bao giờ nói dối

Nói dối là một điều tối kỵ trong một bản CV. Bạn nói dối để cố gắng gây ấn tượng đối với các nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn hãy nghĩ xem mình sẽ như thế nào khi bị phát hiện?

_____________________________

Bạn gửi CV đi nhưng lại không nhận được hồi âm của nhà tuyển dụng. Bạn thắc mắc không biết vì sao mình không được chọn và cảm thấy khó chịu.

Dưới đây là các suy nghĩ của nhà tuyển dụng khi xem một CV. Biết được suy nghĩ của họ, bạn sẽ phần nào giải tỏa được nỗi thắc mắc và tâm lý khó chịu của mình. Quan trọng hơn, bạn có thể rút ra cho mình những kinh nghiệm quí báu cho lần xin việc sau:

+ Liệu ứng viên này có phù hợp với nhu cầu của công ty?

Đây là câu hỏi thường trực và gần như là quan trọng nhất khi các nhà tuyển dụng xem một bản CV. Họ sẽ tìm kiếm những kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc. Có thể bạn rất tự tin về chuyên môn và có một danh sách dài những kinh nghiệm, nhưng bạn vẫn không được gọi đơn giản vì những kinh nghiệm và kỹ năng đó không phù hợp với yêu cầu của công ty.

Hãy dẫn dắt CV của bạn theo đúng những gì mà công việc yêu cầu. Thay vì viết một bản CV phù hợp với mọi công việc, hãy chú ý vào những điểm phù hợp với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Bạn nên tìm hiểu xem công việc đó là công việc gì, đòi hỏi những kỹ năng gì, kinh nghiệm nào của bạn phù hợp với vị trí đó. Một ứng viên biết tìm tòi, có khả năng và kinh nghiệm phù hợp là điều mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm.

+ Liệu ứng viên này có khả năng làm việc lâu dài?

Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng phải trăn trở. Thực tế cho thấy mỗi một lần thay nhân viên, công ty sẽ phải gánh chịu nhiều tổn thất. Một là về tiền bạc. Hai là mất công tìm kiếm nhân viên mới và đào tạo nhân viên đó làm việc cho tốt. Vì vậy, yếu tố ổn định lâu dài luôn được các nhà tuyển dụng đề cao. Họ sẽ tìm hiểu mức độ nhảy việc của bạn, thời gian làm việc.

Nếu bạn từng nhảy việc, hãy chú ý đến chức năng và nhiệm vụ công việc, đừng đề cập chi tiết về thời gian. Một bản CV chức năng tập trung vào những kỹ năng, kinh nghiệm, những thành tựu bạn đạt được. Bạn cũng cần chú ý đến điều này trong buổi phỏng vấn. Chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn đấy.

+ Bạn là một ứng viên tiềm năng?

Hãy tưởng tượng bạn cố gắng thuyết phục ai đó một sản phẩm, cung cấp cho họ một tờ mô tả nhưng lại không cho xem cũng như kiểm tra. Nghe có vẻ rất khó hiểu? Thực tế, đó chính là thách thức của bạn khi viết một bản CV. Các nhà tuyển dụng chỉ qua một vài trang giấy để đánh giá khả năng của bạn và đưa ra quyết định tuyển dụng. Vì vậy, hãy thật cẩn thận đến lỗi in ấn, sai chính tả và đảm bảo tính dễ hiểu của văn bản.

Bạn nên biết, có hàng trăm ứng viên như bạn nộp đơn vào cùng một vị trí, nhà tuyển dụng phải thật cẩn thận và sáng suốt để lựa chọn ứng viên phù hợp nhất. Nếu thắc mắc về kinh nghiệm của bạn (do thiếu, hoặc lỗi đánh máy), họ cũng không có thời gian để kiểm tra lại.

Cách tốt nhất, hãy nhờ ai đó đọc trước và kiểm tra thật cẩn thận. Sau đó, nhờ họ tóm tắt lại nội dung và kiểm tra xem liệu anh/chị ta có thể nhớ được vị trí cũ hay những trách nhiệm của bạn hay không? Có thể nêu ra mong ước nghề nghiệp của bạn là gì? Với một bản CV như vậy, bạn phù hợp với công việc gì? Nếu họ không trả lời được, bạn nên xem xét lại, chú ý thông tin rõ ràng và đơn giản hơn

________________________________

Bạn cứ thắc mắc tại sao hồ sơ xin việc của mình không được nhà tuyển dụng chú ý? Có thể bạn đã mắc phải những sai lầm nào đó, chẳng hạn với sơ yếu lý lịch (CV).

Dưới đây là những lỗi bạn cần tránh tuyệt đối khi viết CV:

1. Đưa ra những thông tin không rõ ràng, không cần thiết: Những thông tin kiểu như: "Khi không có việc gì để làm, tôi biểu diễn các màn ảo thuật. Tôi yêu thích các ứng dụng của năng lượng mặt trời, các công nghệ độc đáo...

Hay "Tôi có ý định học tiếp hai bằng đại học và nhận thêm ba chứng chỉ nữa trong lĩnh vực máy tính. Khi rảnh rỗi, tôi làm việc trên máy vi tính và làm nhiều việc khác"...

2. Tập trung quá nhiều những chi tiết vụn vặt: Chẳng hạn: "Khi dự án tôi tham gia gần đến hạn chót, tôi đã rất lo lắng và cố gắng hoàn thành công việc. Nhưng ngay sau khi lỗi cuối cùng trong hệ thống được sửa, tôi bị sa thải. Và tôi thực sự khó khăn trong việc tìm kiếm công việc mới. Có lẽ do sếp cũ của tôi đã cung cấp những thông tin về tôi cho các nhà tuyển dụng khác khiến tôi không thể tìm được việc".

3. Thể hiện sự thiếu lạc quan trong bản CV.

4. Quá tự cao về bản thân: "Mục đích của tôi rất đơn giản: có được công việc trong công ty ông. Tất nhiên tôi không phải là ứng cử viên duy nhất, nhưng có lẽ tôi là người rất phù hợp với vị trí này. Tôi là một chuyên gia về lĩnh vực truyền thông, từng làm việc tại trường học ở California. Tôi nghĩ sớm muộn ông cũng sẽ biết đến tiếng tăm của tôi"!

5. Lỗi chính tả: Đây được coi là một lỗi rất nghiêm trọng, thể hiện sự không cẩn thận. Bạn cũng nên biết một điều, ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng là ấn tượng quan trọng nhất. Với một bản CV đầy lỗi chính tả, các nhà tuyển dụng cũng đánh giá phần nào tính cách chủ nhân của nó.

6. Những kinh nghiệm làm hạ thấp bản thân: Có những kinh nghiệm nâng cao giá trị của bạn, nhưng cũng có những kinh nghiệm làm hạ thấp bản thân bạn kiểu như: "Tôi có kinh nghiệm trong việc sắp xếp bàn ghế trong rất nhiều hoạt động của trường, rửa bát...".

7. Thông tin cá nhân: "Tôi sẽ đợi cho đến khi có được một vị trí thích hợp. Tôi năm nay đã 42 tuổi, có một vợ xinh đẹp và hai đứa con tuyệt vời. Tôi yêu Chúa Jesu với tất cả trái tim của mình".

8. Nói xấu sếp cũ và đồng nghiệp: "Sếp cũ của tôi là một tên ngốc. Các đồng nghiệp thì thật khó chịu. Tôi nghĩ công ty đó sẽ khó có khả năng tiến xa hơn".

------------------------------------------------------------

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top