Thù lao và phúc lợi
có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198
Thù lao là gì?
Thù lao là khoản tiền công bù đắp cho sức lao động đã bỏ ra để thực hiện một công việc, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc theo thời gian lao động hoặc theo thoả thuận giữa các bên.
Về nguyên tắc, thù lao chỉ được trả khi công việc đã hoàn thành.
Hiểu thêm về vấn đề tiền lương khác gì với thù lao, vui lòng xem thêm bài viết:
Khái niệm thù lao trong lĩnh vực lao động
Ở các nước phát triển người ta dùng khái niệm trả công lao động (hay thù lao lao động) để chỉ các giá trị vật chất và phi vật chất mà người lao động nhận được trong quá trình làm thuê.
Hiểu cách khác "Thù lao lao động bao gồm mọi hình thức lợi ích về tài chính và phi tài chính và những dịch vụ đích thực mà nhân viên được hưởng trong quá trình làm thuê".
Thù lao lao động còn được hiểu như Tiền lương tổng thể có cơ cấu như sau:
Tiền lương tổng thể = Tiền lương tài chính + Tiền lương phi tài chính
Cơ cấu của thù lao lao động là gì?
Cơ cấu thù lao lao lao động gồm 3 thành phần: thù lao cơ bản, các khuyến khích, các phúc lợi.
Thứ nhất, thù lao cơ bản. Thù lao cơ bản là phần thù lao cố định mà người lao động nhận được một cách thường kỳ dưới dạng tiền lương (theo tuần, theo tháng) hay là tiền công theo giờ. Thù lao cơ bản được trả dựa trên cơ sở của loại công việc cụ thể, mức độ thực hiện công việc, trình độ và thâm niên của người lao động.
(i) Tiền công: là số tiền trả cho người lao động tùy thuộc vào số lượng thời gian làm việc thực tế (giờ, ngày), hay số lượng sản phẩm được sản xuất ra, hay tùy thuộc vào khối lượng công việc đã hoàn thành. Tiền công thường được trả cho công nhân sản xuất, các nhân viên bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhân viên văn phòng.
(ii) Tiền lương: là số tiền trả cho người lao động một cách cố định và thường xuyên theo một đơn vị thời gian (tuần, tháng, năm). Tiền lương thường được trả cho các cán bộ quản lý và các nhân viên chuyên môn, kỹ thuật. Tuy nhiên, trong thực tế hai thuật ngữ này thường được dùng lẫn lộn để chỉ phần thù lao cơ bản, cố định mà người lao động được nhận trong tổ chức. Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường. Tiền lương do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc.
Thứ hai, các khuyến khích tài chính: là Khoản thù lao ngoài tiền công hay tiền lương để trả cho những người lao động thực hiện tốt công việc. Loại thù lao này gồm: tiền hoa hồng, các loại tiền thưởng, phân chia năng suất, phân chia lợi nhuận.
Thứ ba, các phúc lợi và dịch vụ: là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ cuộc sống của người lao động như: bảo hiểm sức khỏe; bảo đảm xã hội; tiền lương hưu; tiền trả cho những ngày nghỉ: nghỉ lễ; nghỉ phép; các chương trình giải trí, nghỉ mát; nhà ở; phương tiện đi lại và các phúc lợi khác gắn liền với các quan hệ làm việc hoặc là thành viên trong tổ chức.
Ngoài ra, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thù lao lao động còn gồm cả các yếu tố mang tính phi tài chính. Đó là các yếu tố thuộc nội dung, bản chất công việc và môi trường làm việc.
(i) Bản chất công việc gồm: mức độ hấp dẫn của công việc; mức độ thách thức của công việc; yêu cầu về trách nhiệm khi thực hiện công việc; tính ổn định của công việc; cơ hội thăng tiến, đề bạt hoặc phát triển,...
(ii) Môi trường làm việc gồm: điều kiện làm việc thoải mái; chính sách hợp lý và công bằng của tổ chức; lịch làm việc linh hoạt; đồng nghiệp thân ái; giám sát viên ân cần, chu đáo; biểu tượng địa vị phù hợp;...
Phúc lợi là gì? Tầm quan trọng của phúc lợi trong doanh nghiệp
Lưu
Chia sẻ
Nội dung bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Th.S Lê Thị Ánh - người sáng lập Trung tâm đào tạo thực hành Lê Ánh đồng kiêm là giảng viên các tại Lê Ánh HR.
là một trong những điều người đi làm quan tâm khi tìm kiếm và quyết định công việc bên cạnh lương thưởng. Chế độ phúc lợi phản ánh được môi trường làm việc và chất lượng lao động của nhân viên.
Trong bài viết dưới đây, sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin liên quan đến phúc lợi và tầm quan trọng của phúc lợi trong doanh nghiệp.
Nội dung bài viết:
·
·
·
·
·
·
·
1. Khái Niệm Về Phúc Lợi
Theo Tổ chức Lao động quốc tế ILO, phúc lợi dành cho người lao động có thể được hiểu là "Các loại cơ sở vật chất, các dịch vụ, tiện nghi được xây dựng theo cam kết để tạo điều kiện cho người lao động được làm việc trong môi trường lành mạnh, cũng như tận dụng các lợi ích có sẵn để cải thiện sức khỏe, tinh thần và năng suất làm việc."
Phúc lợi là một thuật ngữ được dùng trong ngành quản trị nhân sự. Phúc lợi hay Benefits là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động.
Phúc lợi thường chiếm tới 30% thù lao tài chính, ở các nước phát triển khi tiền công/tiền lương của người lao động ở một ngưỡng cao thì các tổ chức có xu hướng tăng các phúc lợi để thu hút và gìn giữ nhân tài trong doanh nghiệp.
Chế độ phúc lợi là một trong những quyền lợi của người lao động được hưởng do pháp luật bảo hộ. Chi phí phúc lợi được chi trả bởi doanh nghiệp và trích một phần từ lương của người lao động. Các hoạt động phúc lợi buộc phải tuân theo các quy định của luật pháp, và cũng có thể được cung cấp tự nguyện bởi doanh nghiệp.
Phúc lợi là mọi lợi ích về vật chất và cả tinh thần được tạo được thực hiện nhằm mục đích cải thiện chất lượng sống và hiệu suất làm việc của người lao động. Chính sách phúc lợi thường bao gồm các loại tiền thưởng mà người lao động được nhận trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua các sản phẩm bảo hiểm, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất.
»»» Khóa Online - Tương Tác Trực Tiếp Với Chuyên Gia Nhân Sự Hàng Đầu Khóa
2. Phân Loại Phúc Lợi Cho Người Lao Động
Hiện nay, trong doanh nghiệp có hai loại phúc lợi chính là phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyện. Bên cạnh đó, đứng trên quan điểm của doanh nghiệp về các gói phúc lợi hiện nay thì có 5 phân loại phúc lợi được cho là quan trọng nhất gồm: Chế độ thưởng hấp dẫn, chế độ tiền lương hấp dẫn, tăng lương hàng năm, các loại bảo hiểm và nghỉ phép năm.
2.1. Phúc lợi bắt buộc
Phúc lợi bắt buộc là các phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức phải đưa ra theo yêu cầu của pháp luật. Theo Bộ Luật lao động và Luật bảo hiểm xã hội, chế độ phúc lợi bắt buộc bao gồm 5 loại bảo hiểm xã hội:
- Trợ cấp ốm đau
- Tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp
- Thai sản
- Hưu trí
- Tử tuất
Đây là những phúc lợi nhằm đảm bảo về vật chất và tinh thần cho người lao động hoặc người thân trong gia đình khi họ không may bị mất hoặc giảm một phần khả năng lao động do ốm đau, thai sản, tai nạn, hết tuổi lao động hoặc qua đời. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải đóng bảo hiểm y tế cho nhân viên theo quy định của pháp luật.
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam, quy định tỷ lệ đóng, mức đóng tiền lương đóng, đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTNLĐ, BNN (Bệnh nghề nghiệp) cụ thể như sau
Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTNLĐ, BNN và KPCĐ (Kinh phí công đoàn):
STT
Các khoản trích theo lương
Tỷ lệ trích vào Doanh nghiệp
Tỷ lệ trích vào Lương NLĐ
Tổng cộng
1
BHXH
17,5
8
25,5
2
BHYT
3
1,5
4,5
3
BHTN
1
1
2
4
Tổng cộng
21,5%
10,5%
32%
5
KPCĐ
2%
-
2%
Như vậy, hàng tháng doanh nghiệp đóng cho người lao động và trích từ tiền lương tháng của người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ BHXH, BHYT, BHTNLĐ, BNN (Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) với tỷ lệ đóng là 32%. Và đóng cho Liên đoàn Lao động Quận, Huyện với tỷ lệ đóng KPCĐ là 2%.
Quỹ BHXH được phân bổ như sau:
- Doanh nghiệp đóng BHXH: 17,5% (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).
- Người lao động đóng BHXH 8% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2.2. Phúc lợi tự nguyện
Bên cạnh các loại phúc lợi bắt buộc, nhiều doanh nghiệp có khả năng kinh tế còn thể hiện sự quan tâm đến người lao động thông qua các phúc lợi tự nguyện. Chế độ phúc lợi tự nguyện là các loại phúc lợi mà tổ chức, doanh nghiệp đưa ra căn cứ vào khả năng tài chính và chính sách của lãnh đạo có thể thay đổi linh hoạt bởi doanh nghiệp, trong đó phổ biến nhất là mua bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm nhân thọ cho người lao động và người thân của họ.
Có rất nhiều phúc lợi tự nguyện để doanh nghiệp có thể áp dụng thực hiện như: Chế độ thưởng hấp dẫn, Chế độ tiền lương hấp dẫn, Tăng lương hàng năm, Nghỉ phép năm, Du lịch cùng công ty, Thực hiện các chương trình đào tạo chuyên môn, Kiểm tra sức khỏe định kỳ, Trợ cấp làm thêm giờ, Trợ cấp ngày nghỉ lễ, Trợ cấp ăn trưa, Thưởng cổ phiếu, Trợ cấp điện thoại, Trợ cấp đi lại, Trợ cấp nơi ở và nhiều trợ cấp khác.
Ngoài ra, một số tổ chức còn sáng tạo nhiều loại phúc lợi khác nhau tùy vào nhu cầu, đặc điểm nhân khẩu học của người lao động như chi phí di chuyển khi đi làm, chi phí ăn uống hàng ngày. Nhiều doanh nghiệp chú trọng cung cấp các phúc lợi liên quan đến đời sống tinh thần và giải trí của nhân viên như gói tập gym, spa, chăm sóc sắc đẹp hay các hoạt động thể thao.
Tham khảo: Cơ Bản - Đào Tạo Thực Hành Thực Chiến
3. Tầm Quan Trọng Của Phúc Lợi Trong Doanh Nghiệp
Phúc lợi có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp và người lao động trong việc đảm bảo toàn thể đội ngũ nhân viên và người lao động trong tổ chức nhận được sự chăm sóc tốt nhất và phản ánh tầm nhìn và mức độ phát triển của doanh nghiệp.
3.1. Tầm quan trọng của phúc lợi đối với người sử dụng lao động
Chính sách phúc lợi giúp doanh nghiệp quản trị rủi ro cao với chi phí thấp và làm giảm gánh nặng tài chính. Phí bảo hiểm được khấu trừ thuế như chi phí của công ty, và sẽ giúp tiết kiệm cho tổ chức.
Giảm chi phí tuyển dụng: bên cạnh lương bổng thì phúc lợi là yếu tố nhân tài quan tâm hàng đầu khi tìm việc. Chính sách phúc lợi tốt sẽ là công cụ hữu hiệu, giúp người sử dụng lao động thu hút và giữ chân nhân viên, gia tăng uy tín doanh nghiệp, từ đó tiết kiệm đáng kể các khoản chi dành cho tuyển dụng.
Nâng cao hiệu suất làm việc: chính sách phúc lợi giúp xây dựng lực lượng lao động khỏe mạnh, giảm thiểu tình trạng vắng mặt hoặc làm việc khi ốm, gia tăng tinh thần làm việc cũng như sự hài lòng với công việc của nhân viên. Năng suất của nhân viên được cải thiện khi họ được đảm bảo an sinh cho bản thân và cả gia đình của họ.
Phát triển văn hóa doanh nghiệp: người lao động cảm thấy được quan tâm sẽ tin tưởng và trung thành hơn với doanh nghiệp, từ đó các mối quan hệ trong tổ chức được cải thiện, lan tỏa năng lượng tích cực và các giá trị cốt lõi mà tổ chức đang xây dựng.
3.2. Tầm quan trọng của phúc lợi Đối với người lao động
Người lao động có thể cảm thấy an tâm và tăng năng suất làm việc cũng như mức độ hài lòng bằng cách đảm bảo rằng họ và gia đình họ được bảo vệ. Người lao động sẽ có động lực làm việc, gắn bó với tổ chức.
Nâng cao tài chính bên cạnh mức lương cơ bản: Nhân viên có thể nhận các khoản tiền trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các gói bảo hiểm, các dịch vụ, hoạt động đãi ngộ hàng ngày, từ đó nâng cao mức sống của mình.
Củng cố sức khỏe tinh thần: được quan tâm bằng những chính sách phúc lợi hợp lý sẽ nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên về doanh nghiệp, giảm đáng kể lo âu và căng thẳng trong công việc.
Cải thiện sức khỏe thể chất: nhân viên khỏe mạnh hoặc được chăm sóc y tế kịp thời sẽ giảm thiểu tình trạng nghỉ ốm, cũng như tập trung tốt hơn cho công việc.
Người lao động có bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tàn tật có thể được bảo đảm thêm về thu nhập trong trường hợp bị bệnh nặng hoặc tàn tật. Nhân viên có thể cảm thấy tự hào về công ty của họ nếu họ hài lòng với mức bảo hiểm nhận được.
Gia tăng sự gắn bó: chế độ phúc lợi thúc đẩy gắn kết mối quan hệ tốt đẹp giữa người lao động với nhau, và giữa người lao động với doanh nghiệp thông qua môi trường làm việc lành mạnh, hài hòa và ổn định.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top