Tạo động lực
là yếu tố duy trì và khai thác năng lượng làm việc của người lao động tốt nhất. Và tạo động lực cho nhân viên là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp sở hữu nguồn nhân sự chất lượng.
Trong bài viết dưới đây, sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin về động lực làm việc là gì và cách để tạo động lực làm việc cho nhân viên.
N
I. Động Lực Làm Việc Là Gì?
Động lực làm việc là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.
Biểu hiện của động lực làm việc là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của người lao động. Định nghĩa chung nhất động lực làm việc là sự khao khát và tự nguyện của mỗi cá nhân nhằm phát huy mọi nỗ lực để hướng bản thân đạt được mục tiêu của cá nhân và mục tiêu của tổ chức.
Thông thường có hai loại động lực là động lực bên trong và động lực bên ngoài
- Động lực bên ngoài (Extrinsic motivation): Là những yếu tố bên ngoài khiến nhân viên hành động hướng tới hoàn thành nhiệm vụ hoặc mục tiêu công việc.
Chúng thường là hình phạt hoặc phần thưởng. Một hình phạt sẽ thúc đẩy nhân viên hành động để tránh hình phạt, trong khi phần thưởng sẽ thúc đẩy hành động để được nhận phần thưởng.
- Động lực bên trong (Intrinsic motivation): Động lực xuất phát từ sự hài lòng cá nhân về chính công việc đang làm. Là sự thỏa mãn khi cá nhân thực hiện tốt một công việc hay đạt mục tiêu đề ra, khi cá nhân thấy rằng công việc của mình có đóng góp lớn cho doanh nghiệp.
Nhân viên thường hài lòng hơn với công việc của họ nếu họ có quyền kiểm soát và tự chủ hơn. Cho nhân viên khả năng sáng tạo và đổi mới cũng sẽ cải thiện sự hài lòng trong công việc và giúp tạo điều kiện thúc đẩy động lực từ bên trong.
II. Cách Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Biên
Tạo động lực làm việc là quá trình vận dụng các chính sách, biện pháp, cách thức quản lí tác động tới người lao động, tác động tới môi trường làm việc và các mối quan hệ xung quanh nhằm làm cho người lao động có động lực làm việc, hài lòng hơn với công việc.
Từ đó họ sẽ phát huy hết khả năng để thực hiện công việc được giao, đạt mục tiêu của doanh nghiệp, đáp ứng làm thỏa mãn nhu cầu, gia tăng sự thỏa mãn công việc của người lao động và độ gắn kết của người lao động với doanh nghiệp.
Dưới đây, các bạn có thể tham khảo một số cách tạo động lực làm việc hiệu quả cho doanh nghiệp
1. Ghi nhận những nhân viên xứng đáng
Theo kết quả từ nghiên cứu sự công nhận là 17% tác động trực tiếp đến động lực của mỗi người.
Trong thực tế, kết quả kinh doanh tốt lên đáng kể khi nhà quản lý, lãnh đạo công nhận nhân viên trong các hình thức khen ngợi mang tính xây dựng chứ không phải là tiền thưởng.
Hình thức khen ngợi và ghi nhận sự thành công của các nhân viên nhằm đem đến cho họ những động lực lớn nhất để hoàn thành các công việc của mình cũng như tạo một môi trường làm việc tích cực, hiệu quả.
»»» - Tương Tác Trực Tiếp Với Chuyên Gia Nhân Sự Hàng Đầu
2. Khen ngợi, khuyến khích mọi nỗ lực, thành công của nhân viên
Khen ngợi, tuyên dương và khuyến khích nhân viên hàng tuần hoặc hàng tháng cũng là cách nhà quản lý thể hiện sự trân trọng và công nhận những nỗ lực mà nhân viên đã bỏ ra.
Bạn cần xây dựng chương trình dành cho nhân viên một cách thân thiện cũng như trao tặng phần thưởng tháng để khuyến khích nhân viên.
3. Đãi ngộ công bằng, minh bạch
Sự công bằng trong các đãi ngộ của công ty được nhân viên quan tâm nhất là chi trả lương. Đưa ra các đãi ngộ về lương, thưởng rõ ràng, công khai và công bằng cho các nhân viên từ cũ đến mới, từ cấp cao đến cấp thấp.
Bạn phải đưa ra một mức lương mà các nhân viên cảm thấy hợp lý, tùy theo năng lực của mỗi người và trả thêm cho các công việc ngoài giờ.
Cần thiết lập những kỳ vọng cho mức lương cơ bản trong khi cũng có các khoản tiền thưởng và xác định rõ mục tiêu. Điều này sẽ buộc nhân viên phấn đấu để đạt được các mục tiêu mà bạn đã vạch ra.
4. Tổ chức đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên theo định kỳ
Cách tốt nhất để tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả đó là tổ chức đào tạo nhân sự cho nhân viên thường xuyên. Với những kỹ năng được trang bị, đào tạo sẽ giúp các nhân viên hoàn thành công việc được tốt hơn đồng thời tăng khả năng thu hút và giữ chân nhân tài ở lại với doanh nghiệp.
Để nâng cao kỹ năng cho nhân viên, bạn có thể cung cấp tài liệu, nguồn lực để họ tự nghiên cứu học tập, hoặc tổ chức các đợt tập huấn để giúp họ phát triển năng lực được hiệu quả hơn.
Nhà quản lý cần cân nhắc và lựa chọn những nhân viên ưu tú, trung thành để có những các kế hoạch đào tạo, nâng cao kỹ năng hiệu quả mà không lãng phí tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.
5. Phân quyền cho nhân viên, cho nhân viên cơ hội tự do phát triển bản thân
Phân quyền là cho phép nhân viên của mình tự đưa ra các quyết định và chịu trách nhiệm về phạm vi quyền hạn đã được trao.
Khi đó nhân viên của bạn sẽ có cơ hội phát huy tài năng, năng lực của mình đồng thời nhìn nhận được vai trò và trách nhiệm của mình về công việc được giao.
Hình thức trao quyền này thường được áp dụng đối với các nhân viên ưu tú, có tiềm năng vì vậy đây là một trong các cách tạo động lực cho nhân viên chuyên nghiệp và hiệu quả.
6. Tạo môi trường làm việc năng động
Môi trường làm việc cũng là một trong những nguyên nhân khiến căng thẳng và chán nản của nhân viên khi làm việc.
Để thư giãn và khuyến khích tinh thần cho nhân viên của mình, các nhà quản lý có thể tổ chức các hoạt động giải trí ngay trong giờ làm. Thiết kế khu vực uống nước, ăn nhẹ lúc giải lao và khu vực nghỉ ngơi cho nhân viên
Hoặc có thể tạo động lực cho nhân viên bằng việc làm mới, trang trí lại văn phòng, tạo không gian thoải mái, tươi mới, thúc đẩy tinh thần làm việc mỗi ngày cho nhân viên như: những họa tiết trang trí độc đáo thú vị kích thích sự sáng tạo, áp phích treo tường để truyền cảm hứng, sử dụng sticker, các lọ hoa, bình nước, cốc...để trang trí.
7. Tạo sự tin tưởng cho nhân viên
Nhà quản lý bạn cần phải cho nhân viên thấy họ được tin tưởng đồng thời bạn cần chịu trách nhiệm với mọi lời nói và giải thích để họ không thất vọng. Niềm tin sẽ được xây dựng nhanh chóng nếu bạn làm mọi việc tốt nhất có thể.
Nếu bạn không tin tưởng nhân viên của mình có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, họ sẽ dễ rơi vào trạng thái tự ái, chán nản trong công việc khi không được công nhận và tin tưởng.
8. Luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu
Khi rơi vào trạng thái lo lắng, khó chịu, nhân viên sẽ có những ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động của mỗi người. Do đó, nhà quản lý cần lắng nghe các ý kiến, sự giãi bày của từng nhân viên để có những giải pháp phù hợp và kịp thời.
Lắng nghe, tập trung và tôn trọng nhu cầu của nhân viên không chỉ giúp tạo động lực cho nhân viên mà còn tăng khả năng làm việc nhóm hiệu quả cũng như tạo được mối quan hệ hòa đồng, tin tưởng giữa nhân viên và cấp quản lý.
Trên đây, Lê Ánh Hr vừa chia sẻ với các bạn những thông tin hữu ích về động lực làm việc. Hiểu và tạo được động lực làm việc cho nhân viên sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút nhân tài và giữ chân được nhân viên trung thành, có năng lực.
Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều , ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.
Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.
Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các - offline, chất lượng tốt nhất hiện nay.
Lê Ánh HR chúc bạn thành công!
ong song với đó, đại dịch COVID-19 đã mang đến không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Nếu không có sự đổi mới và đầu tư vào nguồn lực con người, doanh nghiệp khó có thể "bắt nhịp" với thị trường, đối mặt với nguy cơ "tụt hậu" so với nền kinh tế.
Thấu hiểu mức độ cấp thiết của vấn đề này, ELSA Speak sẽ chia sẻ cho quý doanh nghiệp quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, toàn diện. Từ đó, ban lãnh đạo có thể đưa ra các giải pháp sáng tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên.
Khái niệm đào tạo và phát triển nhân lực
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hoạt động có tổ chức, được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Hoạt động này nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên, khắc phục những thiếu sót để cải thiện năng suất làm việc.
Song song với đó, doanh nghiệp cũng tập trung phát triển kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân sự, giúp họ hòa nhập với văn hóa tổ chức, kết nối với đồng nghiệp và cùng nhau làm việc theo định hướng tương lai của doanh nghiệp.
Đồng thời, với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp còn đẩy mạnh về công nghệ mới. Việc ứng dụng quy trình tự động hóa sẽ giúp việc sản xuất hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí vận hành lẫn chi phí nhân sự. Đây cũng là một trong những mục tiêu tiên quyết của mọi doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong thời kỳ "bình thường mới", các doanh nghiệp cũng đang tập trung phát triển nguồn nhân lực để sớm bắt nhịp với thị trường. Hoạt động này còn mang lại nhiều lợi ích về chiến lược dài hạn của doanh nghiệp lẫn đội ngũ nhân viên.
Mục đích – Vai trò của việc đào tạo và phát triển nhân lực
Mục đích cuối cùng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là sử dụng tối ưu lực lượng lao động hiện có để nâng cao hiệu suất công việc. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, đạt lợi nhuận bền vững trong dài hạn. Cụ thể như sau:
Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp
Đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức trước những thay đổi của môi trường xung quanh. Đặc biệt, trong bối cảnh "bình thường mới", doanh nghiệp cần đội ngũ nhân sự đủ mạnh để thực hiện các chiến lược "phục hồi", bắt nhịp với sự phát triển của xu hướng tự động hóa. Đồng thời, hoạt động này còn giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Tạo tiền đề cho những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi mọi khía cạnh làm nên sự khác biệt cho doanh nghiệp như công nghệ, sản phẩm, dịch vụ,... đều phải có sự điều khiển của con người. Nhân sự giỏi sẽ là mũi nhọn tiên phong, là cái khiên vững chắc cho doanh nghiệp trước thị trường đầy biến động. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp nâng cao hiệu quả làm việc, gia tăng suất lao động. Đồng thời, doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên. Chương trình đào tạo chuyên sâu sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin mới, công nghệ mới vào hoạt động sản xuất. Từ đó, tạo điều kiện cho việc áp dụng kỹ thuật vào công tác quản lý doanh nghiệp. Đồng thời, đội ngũ nhân viên sẽ được phát triển tư duy, cách nhìn mới nhằm tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Giảm bớt sự giám sát từ quản lý vì những nhân viên được đào tạo có khả năng tự giám sát công việc của mình.
Có thể bạn quan tâm:
Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với nhân viên
Đáp ứng nhu cầu học tập, tinh thần học hỏi của nhân viên. Từ đó, đội ngũ nhân viên có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đời sống. Đặc biệt, điều này còn tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa doanh nghiệp và nhân viên, là sợi dây "vô hình" níu giữ nhân tài cho tổ chức. Thông qua các chương trình đào tạo, đội ngũ nhân viên sẽ có cái nhìn mới, tư duy mới trong công việc. Đây cũng chính là cơ sở để nhân viên nâng cao khả năng sáng tạo, cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Theo báo cáo từ , 91% công ty và 81% nhân viên nói rằng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã thúc đẩy năng suất làm việc của họ, 80% nhân viên được cải thiện sự tự tin trong công việc.
Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực toàn diện cho doanh nghiệp
Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Bước đầu tiên để doanh nghiệp xây dựng chương trình một cách toàn diện là xác định mục tiêu. Hầu hết doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu là nhân viên được trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm phục vụ cho công việc.
Tuy nhiên, để hoạt động đào tạo diễn ra hiệu quả, doanh nghiệp cần xác lập mục tiêu cụ thể, khả thi, có thể đo lường được, có liên quan và có thời hạn chắc chắn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách và thời gian, tránh những việc gây lãng phí.
Dự đoán nhu cầu nhân sự
Những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp là kinh tế, văn hóa xã hội, pháp luật, dân số, lực lượng lao động, khách hàng... Những yếu tố bên trong tác động đến nhu cầu nhân sự tại doanh nghiệp là sứ mệnh, tầm nhìn, viễn cảnh, chính sách, chiến lược, văn hóa công ty, cổ đông, công đoàn...
Nhà quản lý phải phân tích tất cả những điều trên để đưa ra dự đoán về nhu cầu nhân sự trong công ty. Song song với đó, doanh nghiệp cần xác định các phương án, chính sách phù hợp để đáp lại những nhu cầu này.
Ngoài ra, để xác định cơ cấu lao động phù hợp, nhà quản lý cần cân nhắc đến mức độ phức tạp của sản phẩm. Những mặt hàng khi tung ra thị trường sẽ có có yêu cầu về chất lượng, số lượng và trình độ lao động khác nhau. Vậy nên, không thể áp dụng một chính sách chung cho các doanh nghiệp đa ngành nghề.
Phân tích và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực
Quá trình phân tích và đánh giá nguồn nhân lực sẽ giúp nhà quản lý xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp đang gặp phải. Đây là hoạt động rất quan trọng, bởi thông qua thực trạng này, doanh nghiệp mới có thể dự báo nhu cầu cũng như nguồn cung nhân sự trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm:
Thực hiện tăng/ giảm nguồn nhân lực (nếu có)
Dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng về nguồn lao động hiện có, nhà quản lý sẽ đưa ra quyết định tăng/ giảm hoặc luân chuyển nhân sự để đáp ứng sự thay đổi trong chiến lược.
Ngoài ra, thực hiện luân chuyển còn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, đa năng hóa đội ngũ nhân sự. Tuy nhiên, với quyết định luân chuyển phòng ban, ban quản lý phải đảm bảo rằng nhân viên đó có đủ kiến thức, kỹ năng để đảm nhận vị trí mới thông qua các hoạt động đào tạo. Đặc biệt, để người lao động có thể sớm "bắt nhịp" với vị trí mới, nâng cao năng lực cá nhân, việc đào tạo tiếng Anh là vô cùng quan trọng.
Bởi tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, giúp nhân viên giao tiếp, trao đổi công việc với đồng nghiệp, đối tác cũng như khách hàng. Lúc này, họ có thể hòa nhập với môi trường mới, hoàn thành công việc năng suất hơn. Bên cạnh đó, nền tảng ngoại ngữ tốt còn tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến cho người lao động trong tương lai.
Thấu hiểu được tầm quan trọng của ngoại ngữ, ELSA Speak đã thiết kế , nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian cho ban lãnh đạo lẫn nhân viên.
Đây là giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp một cách hiệu quả, bài bản. Khi tự tin , người lao động sẽ mở ra cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.
Với ứng dụng này, đội ngũ nhân sự của bạn có thể học tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi. Công nghệ nhận diện giọng nói độc quyền của sẽ giúp bạn sửa lỗi sai phát âm đến từng âm tiết. Chỉ cần một thời gian ngắn, đội ngũ nhân viên đã có thể tiến bộ rõ rệt, chuẩn như người bản ngữ. Đồng thời, nhà quản lý sẽ theo dõi được tiến độ luyện tập của từng nhân viên cũng như đánh giá năng lực của ứng viên trong quá trình tuyển dụng nhân sự.
Có thể bạn quan tâm:
Thiết kế chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Bước tiếp theo chính là thiết kế chương trình đào tạo và phát triển lực lượng lao động. Cụ thể là hệ thống nội dung các bài giảng, các kỹ năng cần được đưa vào và thời gian triển khai chương trình.
Bản thiết kế sẽ được lên ý tưởng từ nhu cầu đào tạo và mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định trước đó. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc đến tình hình tài chính, nguồn nhân sự... để lựa chọn phương án phù hợp nhất.
Thực hiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Sau khi lên kế hoạch, doanh nghiệp sẽ bắt đầu tiến hành thực hiện quy trình đào tạo và phát triển lực lượng lao động. Đặc biệt, nhà quản lý nên chia nhóm nhân viên để việc đào tạo diễn ra hiệu quả hơn. Bởi những nhóm nhân viên có trình độ, kỹ năng giống nhau thì khả năng tiếp thu sẽ có sự đồng đều.
Ngoài ra, khi được đào tạo với đồng nghiệp cùng trình độ, nhân viên sẽ gia tăng sự tương tác với người hướng dẫn cũng như mạnh dạn nêu ra quan điểm của mình hơn. Bên cạnh việc chia nhóm, nhà quản lý cũng nên theo sát tiến độ để nắm bắt tình hình, rút kinh nghiệm cho những hoạt động sau này.
Có thể bạn quan tâm:
Kiểm tra, đánh giá quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Bước cuối cùng nhưng rất quan trọng chính là kiểm tra và đánh giá. Việc này giúp doanh nghiệp nhận thấy được sự chênh lệch giữa bản kế hoạch đã vạch ra và thực tế triển khai.
Từ đó, nhà quản lý có thể phát hiện nguyên nhân dẫn đến sai lệch này, đưa ra giải pháp khắc phục cũng như rút ra bài học kinh nghiệm cho lần sau. Đồng thời, ban lãnh đạo cũng sẽ đo lường được kết quả mà hoạt động đào tạo mang lại, thông qua phiếu trả lời, phản hồi của nhân viên hay hiệu suất làm việc của từng cá nhân...
Có thể bạn quan tâm:
Kết luận
Trên đây là quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, phù hợp với mọi thay đổi của thị trường. Nhà quản lý có thể áp dụng thông tin hữu ích này để nâng cao chất lượng bộ máy nhân sự của mình, tiết kiệm thời gian lẫn chi phí đào tạo.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top