tạo động lực


 là yếu tố duy trì và khai thác năng lượng làm việc của người lao động tốt nhất. Và tạo động lực cho nhân viên là yếu tố quyết định giúp doanh nghiệp sở hữu nguồn nhân sự chất lượng.

Trong bài viết dưới đây, sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin về động lực làm việc là gì và cách để tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Nội dung bài viết:

I. Động Lực Làm Việc Là Gì?

Động lực làm việc là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.

Biểu hiện của động lực làm việc là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của người lao động. Định nghĩa chung nhất động lực làm việc là sự khao khát và tự nguyện của mỗi cá nhân nhằm phát huy mọi nỗ lực để hướng bản thân đạt được mục tiêu của cá nhân và mục tiêu của tổ chức.

Thông thường có hai loại động lực là động lực bên trongđộng lực bên ngoài

- Động lực bên ngoài (Extrinsic motivation): Là những yếu tố bên ngoài khiến nhân viên hành động hướng tới hoàn thành nhiệm vụ hoặc mục tiêu công việc.

Chúng thường là hình phạt hoặc phần thưởng. Một hình phạt sẽ thúc đẩy nhân viên hành động để tránh hình phạt, trong khi phần thưởng sẽ thúc đẩy hành động để được nhận phần thưởng.

- Động lực bên trong (Intrinsic motivation): Động lực xuất phát từ sự hài lòng cá nhân về chính công việc đang làm. Là sự thỏa mãn khi cá nhân thực hiện tốt một công việc hay đạt mục tiêu đề ra, khi cá nhân thấy rằng công việc của mình có đóng góp lớn cho doanh nghiệp.

Nhân viên thường hài lòng hơn với công việc của họ nếu họ có quyền kiểm soát và tự chủ hơn. Cho nhân viên khả năng sáng tạo và đổi mới cũng sẽ cải thiện sự hài lòng trong công việc và giúp tạo điều kiện thúc đẩy động lực từ bên trong.

II. Cách Tạo Động Lực Làm Việc Cho Nhân Biên

Tạo động lực làm việc là quá trình vận dụng các chính sách, biện pháp, cách thức quản lí tác động tới người lao động, tác động tới môi trường làm việc và các mối quan hệ xung quanh nhằm làm cho người lao động có động lực làm việc, hài lòng hơn với công việc.

Từ đó họ sẽ phát huy hết khả năng để thực hiện công việc được giao, đạt mục tiêu của doanh nghiệp, đáp ứng làm thỏa mãn nhu cầu, gia tăng sự thỏa mãn công việc của người lao động và độ gắn kết của người lao động với doanh nghiệp.

Dưới đây, các bạn có thể tham khảo một số cách tạo động lực làm việc hiệu quả cho doanh nghiệp

1. Ghi nhận những nhân viên xứng đáng

Theo kết quả từ nghiên cứu sự công nhận là 17% tác động trực tiếp đến động lực của mỗi người.

Trong thực tế, kết quả kinh doanh tốt lên đáng kể khi nhà quản lý, lãnh đạo công nhận nhân viên trong các hình thức khen ngợi mang tính xây dựng chứ không phải là tiền thưởng.

Hình thức khen ngợi và ghi nhận sự thành công của các nhân viên nhằm đem đến cho họ những động lực lớn nhất để hoàn thành các công việc của mình cũng như tạo một môi trường làm việc tích cực, hiệu quả.

»»» - Tương Tác Trực Tiếp Với Chuyên Gia Nhân Sự Hàng Đầu

2. Khen ngợi, khuyến khích mọi nỗ lực, thành công của nhân viên

Khen ngợi, tuyên dương và khuyến khích nhân viên hàng tuần hoặc hàng tháng cũng là cách nhà quản lý thể hiện sự trân trọng và công nhận những nỗ lực mà nhân viên đã bỏ ra.

Bạn cần xây dựng chương trình dành cho nhân viên một cách thân thiện cũng như trao tặng phần thưởng tháng để khuyến khích nhân viên.

3. Đãi ngộ công bằng, minh bạch

Sự công bằng trong các đãi ngộ của công ty được nhân viên quan tâm nhất là chi trả lương. Đưa ra các đãi ngộ về lương, thưởng rõ ràng, công khai và công bằng cho các nhân viên từ cũ đến mới, từ cấp cao đến cấp thấp.

Bạn phải đưa ra một mức lương mà các nhân viên cảm thấy hợp lý, tùy theo năng lực của mỗi người và trả thêm cho các công việc ngoài giờ.

Cần thiết lập những kỳ vọng cho mức lương cơ bản trong khi cũng có các khoản tiền thưởng và xác định rõ mục tiêu. Điều này sẽ buộc nhân viên phấn đấu để đạt được các mục tiêu mà bạn đã vạch ra.

4. Tổ chức đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên theo định kỳ

Cách tốt nhất để tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả đó là tổ chức đào tạo nhân sự cho nhân viên thường xuyên. Với những kỹ năng được trang bị, đào tạo sẽ giúp các nhân viên hoàn thành công việc được tốt hơn đồng thời tăng khả năng thu hút và giữ chân nhân tài ở lại với doanh nghiệp.

Để nâng cao kỹ năng cho nhân viên, bạn có thể cung cấp tài liệu, nguồn lực để họ tự nghiên cứu học tập, hoặc tổ chức các đợt tập huấn để giúp họ phát triển năng lực được hiệu quả hơn.

Nhà quản lý cần cân nhắc và lựa chọn những nhân viên ưu tú, trung thành để có những các kế hoạch đào tạo, nâng cao kỹ năng hiệu quả mà không lãng phí tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.

5. Phân quyền cho nhân viên, cho nhân viên cơ hội tự do phát triển bản thân

Phân quyền là cho phép nhân viên của mình tự đưa ra các quyết định và chịu trách nhiệm về phạm vi quyền hạn đã được trao.

Khi đó nhân viên của bạn sẽ có cơ hội phát huy tài năng, năng lực của mình đồng thời nhìn nhận được vai trò và trách nhiệm của mình về công việc được giao.

Hình thức trao quyền này thường được áp dụng đối với các nhân viên ưu tú, có tiềm năng vì vậy đây là một trong các cách tạo động lực cho nhân viên chuyên nghiệp và hiệu quả.

6. Tạo môi trường làm việc năng động

Môi trường làm việc cũng là một trong những nguyên nhân khiến căng thẳng và chán nản của nhân viên khi làm việc.

Để thư giãn và khuyến khích tinh thần cho nhân viên của mình, các nhà quản lý có thể tổ chức các hoạt động giải trí ngay trong giờ làm. Thiết kế khu vực uống nước, ăn nhẹ lúc giải lao và khu vực nghỉ ngơi cho nhân viên

Hoặc có thể tạo động lực cho nhân viên bằng việc làm mới, trang trí lại văn phòng, tạo không gian thoải mái, tươi mới, thúc đẩy tinh thần làm việc mỗi ngày cho nhân viên như: những họa tiết trang trí độc đáo thú vị kích thích sự sáng tạo, áp phích treo tường để truyền cảm hứng, sử dụng sticker, các lọ hoa, bình nước, cốc...để trang trí.

7. Tạo sự tin tưởng cho nhân viên

Nhà quản lý bạn cần phải cho nhân viên thấy họ được tin tưởng đồng thời bạn cần chịu trách nhiệm với mọi lời nói và giải thích để họ không thất vọng. Niềm tin sẽ được xây dựng nhanh chóng nếu bạn làm mọi việc tốt nhất có thể.

Nếu bạn không tin tưởng nhân viên của mình có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, họ sẽ dễ rơi vào trạng thái tự ái, chán nản trong công việc khi không được công nhận và tin tưởng.

8. Luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu

Khi rơi vào trạng thái lo lắng, khó chịu, nhân viên sẽ có những ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động của mỗi người. Do đó, nhà quản lý cần lắng nghe các ý kiến, sự giãi bày của từng nhân viên để có những giải pháp phù hợp và kịp thời.

Lắng nghe, tập trung và tôn trọng nhu cầu của nhân viên không chỉ giúp tạo động lực cho nhân viên mà còn tăng khả năng làm việc nhóm hiệu quả cũng như tạo được mối quan hệ hòa đồng, tin tưởng giữa nhân viên và cấp quản lý.

Trên đây, Lê Ánh Hr vừa chia sẻ với các bạn những thông tin hữu ích về động lực làm việc. Hiểu và tạo được động lực làm việc cho nhân viên sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hút nhân tài và giữ chân được nhân viên trung thành, có năng lực.

Lê Ánh HR - Nơi đào tạo hành chính nhân sự uy tín nhất hiện nay, đã tổ chức thành công rất nhiều , ... và hỗ trợ kết nối tuyển dụng cho hàng nghìn học viên.

Để biết thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline: 0904.84.88.55 để được tư vấn trực tiếp về các khoá học này.

Ngoài các khóa học hành chính nhân sự chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các - offline, chất lượng tốt nhất hiện nay.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #hcns