phong su ma

Sự thật về "ngôi nhà ma" ở Kim Mã Sự thật về "ngôi nhà ma" ở Kim Mã - Hà Nội

Sức mạnh của lời đồn cũng thật lạ. Thường ngày cả bây giờ lẫn trước kia, tôi vẫn thường xuyên qua lại con phố Kim Mã vì công việc, nhưng chẳng bao giờ tôi để ý tới toà nhà số 300 phố Kim Mã cục mịch ấy. Chỉ từ khi nghe đến hai từ "có ma", thì lần nào qua đó, tôi cũng phải đánh mắt một chút, như để cố gắng tìm thêm được thông tin gì, nhân thể ngắm nghía cho... thoả trí tò mò. Và lần này, tôi "lấy can đảm" một mình vào hẳn bên trong tòa nhà...

Do thường quan sát thấy có bóng người, đoán là bảo vệ cho toà nhà này. Một buổi sáng chuẩn bị đầy đủ sổ sách, bút, máy ảnh, tôi quyết định sẽ gặp trực tiếp những người bảo vệ của toà nhà để hỏi cho ra nhẽ.

Nhìn từ bên ngoài, đó là một toà nhà rất to, với những bức tường dày tới 40cm với kiểu kiến trúc nửa như cơ quan, nửa như nhà riêng, và lại có cả vẻ giống với... lô cốt kín mít, khác xa so với vẻ nhộn nhịp của những toà nhà, công trình kiến trúc hiện đại nằm kề. Thấy bên trong vắng vẻ không bóng người, cửa chỉ khép hờ không khoá, tôi liền khẽ đẩy cửa và dắt xe máy vào trong. Vẫn không có tiếng động nào, chỉ rặt tiếng gió thổi vào lá cây rì rào, tôi cố đảo mắt nhìn xung quanh để tìm ngôi miếu thờ giống như... lời đồn cũng chẳng có. Bỗng có tiếng bước chân và một con chó nhỏ chạy ra, một người đàn ông dáng dấp bảo vệ bước tới gật đầu chào với vẻ thắc mắc. Sau khi nghe tôi trình bày ý định tìm hiểu khu nhà, anh vội vã xua tay: "Giời ạ, tưởng anh là dân xây dựng đến đo đạc chứ là nhà báo thì... thôi thôi, anh làm ơn đi ra ngay khỏi đây, có người biết thì gay lắm". Tôi cố hỏi thêm vài câu về sự thật của những lời đồn, anh ta chỉ cười và nói: "Đúng là thiên hạ đi qua đây đều chỉ trỏ vào ngôi nhà này bảo là nhà ma nhưng làm gì có ma quỷ, thật vớ vẩn. Không hiểu tin đồn từ đâu mà cả trên mạng cũng đầy".

Ngôi nhà này hiện do một đại sứ quán nước ngoài ở Hà Nội quản lý.

Thì ra đây là mảnh đất thuộc đại sứ quán nước ngoài chưa sử dụng đến. Tôi buộc lòng rút lui dù phải bỏ lỡ dịp "tham quan" khu nhà.

Đành phải tìm hiểu thêm về khu nhà qua những người dân gần đó. Chị H. bán nước mía trên phố Vạn Bảo chỉ cười ngặt nghẽo khi thấy tôi nói nghe đồn trong toà nhà... có ma: "Chỉ là những lời đồn thổi thôi, hằng ngày vẫn có người ra vào tại đây. Nghe nói đang có đơn vị đến đo đạc thiết kế lại để sắp tới sẽ tiến hành xây dựng đấy".

Bác Q. là một người dân sống lâu năm ở con phố này tỏ ra ngạc nhiên về những lời đồn: "Tôi chưa từng nghe nói về ma và miếu trong này, cũng chưa từng nghe nói có ai chết trong đó. Có thể trước đây khu nhà chưa có điều kiện phục hồi đưa vào sử dụng nên người ta phải thuê bảo vệ, và vì sợ bị người lạ vào quấy phá nên dựng lên những câu chuyện ma. Bản thân bảo vệ họ đã ngủ trong những căn nhà này nhưng nào có thấy gì".

Tôi lại tìm đến UBND phường Kim Mã, nơi toà nhà tọa lạc để tìm thêm thông tin chi tiết. Ông Tạ Thành Dương, Chủ tịch phường cho biết: "Vì thấy khu nhà ở vị trí đẹp, lại để nhiều năm không sử dụng, nên vừa qua phường đã trao đổi với Cục phục vụ Ngoại giao đoàn để tìm hiểu và có công văn trả lời đây". Theo Công văn trả lời của Cục phục vụ Ngoại giao đoàn thì: Khu nhà, đất tại địa chỉ số 300 Kim Mã có diện tích 3.200m2 do đại sứ quán nước ngoài tại Hà Nội quản lý và sử dụng trên cơ sở Hiệp định ký kết ngày 14/12/1982 về việc trao đổi đất, mua và xây dựng các ngôi nhà cần thiết cho các cơ quan đại diện ngoại giao của hai nước.

Chỉ có một từ "ma" duy nhất mà tôi được chứng kiến có liên quan tới ngôi nhà này là một mảnh giấy nhỏ màu vàng viết tay dán trên tập công văn về khu đất nói trên đề là "Hồ sơ nhà ma", tò mò tôi hỏi ông Cường cán bộ lưu trữ của phường Kim Mã thì ông cười xòa: "À đây là anh em cứ gọi đó là nhà ma vì quen miệng, rồi ghi lên giấy để đánh dấu tập hồ sơ cho dễ tìm. Chứ ngay cả bản thân tôi đã bao giờ được bước chân vào trong đó mà biết, với lại chỉ toàn nghe gọi thế, là do bỏ không lâu ngày mọi người mới gọi thế thôi, chứ ma quỷ gì".

Đến đây thì tôi đã hoàn toàn xác nhận được những lời đồn "nhà ma" vô căn cứ đã được nghe. Chính vì không ai được phép bước vào trong khu nhà và khu nhà nằm giữa thành phố với vẻ tối tối tĩnh mịch tách biệt hẳn với bên ngoài đã khiến cho những lời đồn thổi càng khiến nhiều người tò mò và tin là thật. Lời đồn xưa nay vẫn vậy, người ta chỉ quan tâm tới đối tượng của tin đồn, chứ hầu hết chẳng ai hơi sức đi xác minh và có cơ hội để xác minh. Và thế là người loan tin đồn có thể tha hồ nhắm vào một mục đích nào đó để thu lợi cho mình, còn đối tượng bị đồn thì chịu thiệt vì "tiếng oan" mà khó có cơ hội thanh minh.

Lại nhớ tới chuyện và cả những thước phim tôi được xem về chuyện "Những ngôi nhà ma ở Đà Lạt". Chẳng biết ma với quỷ có hiện lên hại ai không, chỉ thấy ông bảo vệ ngôi nhà bị đồn có ma cứ hằng ngày đứng ra thu tiền khách vào xem, rồi dẫn đi tham quan từ tầng 1 lên tầng 4, vừa đi vừa giới thiệu khu này có người nhảy lầu, chỗ kia có người thắt cổ, ra sân vườn xem miếu thờ mấy anh chị "ma" rồi quay về. Thế là "con ma" đồn thổi chẳng những không hại ông mà còn giúp ông kiếm khối tiền. Có lẽ ông phải cảm ơn những lời đồn và người loan tin đồn nhiều lắm.

Phóng sự điều tra của Hoàng Dương

Thứ Bẩy, 06/06/2009 - 10:59

Nước mắt mồ côi trong "ngôi nhà ma"

Trên con đường đất mịn màng trải dài thẳng tắp giữa bản Na Ngum (Thanh Yên, Điện Biên) có một ngôi nhà hai tầng cũ kỹ, bị đồn thổi là "ngôi nhà ma". Ở đó có ba đứa trẻ mồ côi tội nghiệp tự nuôi nhau đã gần 10 năm nay.

Ngôi nhà vốn được xây nên từ những đồng tiền vận chuyển ma tuý của nguời cha. Ông ta bị bắt, toà xử tử hình. Hơn 3 năm sau, người mẹ túng quẫn, "đánh liều" một lần đi theo "vết xe đổ" của chồng. Bà bị bắt đi tù, cải tạo ở tận Trại giam Thanh Xuân (Hà Nội). Từ đó đến nay, ba đứa trẻ trở thành mồ côi. Chúng tự nuôi nhau đã gần 10 năm nay và đã có lúc bị lãng quên trong "ngôi nhà ma", giữa "bản không chồng"...

"Bản không chồng" giữa đại ngàn

Cánh đồng lúa đang mùa gặt trước bản Na Ngum.

Chập choạng tối, cả "bản không chồng" bắt đầu le lói ánh đèn. Cánh đồng trước bản, lúa đang ngả màu vàng ruộm. Tìm mỏi mắt không kiếm ra một người đàn ông nào trên cánh đồng ấy. Chỉ có những người phụ nữ nhỏ bé, lúi húi cắt, bó, gánh những đụn lúa, chất đầy lên chiếc xe công nông đỗ ở đầu bờ ruộng. Khi xe lúa đầy rồi, lại đích thân những người đàn bà ấy trở thành "tổ lái", vận chuyển lúa về.

Ở Na Ngum, cả bản có chưa đầy 100 nóc nhà, nhưng đã có gần 100 người (chủ yếu là đàn ông) bị bắt vì dính đến ma tuý. Gần chục năm nay, người ngoài bản cũng "vin" vào đó mà "gán" cho Na Ngum cái biệt danh là "bản không chồng".

Trưởng bản Lò Văn Dịch là một trong những người đàn ông "trong sạch" hiếm hoi của bản. Mới "lên chức" chưa được hai năm nhưng ông đã tận mắt chứng kiến nhiều "cái chết trắng". Ma tuý cướp đi sự thanh bình vốn có của Na Ngum, lấy đi niềm hạnh phúc rạng ngời trong ánh mắt của trẻ thơ Na Ngum, thiêu đốt bao nhiêu xuân thì của người phụ nữ Na Ngum. Ông đếm nhẩm những gia đình tan nát vì ma tuý ở Na Ngum, cha mẹ bị tử hình, hoặc bị chết vì ma tuý... chỉ còn lại những đứa trẻ bơ vơ giữa bản. Chúng được những người họ hàng nuôi lớn, đứa tử tế, thành người cũng có; đứa chết vì ma tuý, HIV cũng nhiều...

Lò Thị Duyên, 22 tuổi, làm Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ bản Na Ngum hơn nửa năm nay. Có điều rất lạ là khi hỏi đến bất cứ chuyện gì liên quan đến công tác phong trào, cô đều bỡ ngỡ... Duyên giải thích: "Em mới nhận nhiệm vụ hồi tháng 10/2008, đang loay hoay chưa biết nên triển khai công tác hội như thế nào. Chị em phụ nữ ở đây có hoàn cảnh đặc biệt hơn các địa phương khác, nên cũng khó lắm. Bản thân bà Chi hội trưởng cũ vừa bị bắt đi thi hành án ma túy nên càng khó khăn hơn trong việc tuyên truyền, vận động "nói không với ma túy"".

Tôi ngỏ ý muốn tìm hiểu một số hoàn cảnh đặc biệt, hoặc những đứa trẻ mồ côi cha mẹ vì ma túy... nhưng không hiểu sao, Duyên lại lắc đầu, xua tay từ chối một cách thẳng thừng: "Chị nên đi một mình, chứ đừng kéo em vào cuộc, sau này khó cho em lắm". Bản Na Ngum có hàng chục, thậm chí hàng trăm người đàn ông bị bắt, tử hình hoặc đang thụ án, liên quan đến ma túy. Duyên tính nhẩm trong giây lát, cũng có đến hơn 10 chị em phụ nữ của bản Na Ngum bị "dính chàm" do chồng, con họ đã mang mầm họa về nhà.

Sự tích "ngôi nhà ma"

Ở Na Ngum, không mấy người biết trong ngôi nhà hai tầng có vẻ ngoài hoang tàn lại là nơi sinh sống của ba chị em mồ côi cha, mẹ đang thụ án tù vì ma túy. Chủ nhân của ngôi nhà ấy là cô gái có tên Vì Thị Tinh vừa tròn 20 tuổi, cáng đáng nuôi hai người em trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Hồi Tinh còn là một cô bé mới bước vào năm cuối tiểu học thì bố bị bắt vì ma túy. Cô bé không hiểu nhiều về ma túy, càng không hiểu vì sao cha mình lại biến mất vĩnh viễn trên đời.

Tinh kể: "Hôm đó em đi học về, thấy mẹ đang khóc thảm thiết. Vài ngày sau mẹ bảo: "Cha con bị bắt vì vận chuyển ma túy cho người chủ khác". Lúc đó em nghĩ, rồi cha cũng sẽ về. Vài tháng sau, mẹ khuân hết đồ đạc trong nhà đem đi bán tháo. Em thắc mắc, mẹ chỉ giải thích: "Cha bị ốm trong tù, bán đi để chữa bệnh cho cha". Nhà có vài sào ruộng, mẹ cũng phải cắn răng bán hết.

Một thời gian sau, mẹ nói: "Cha của các con đã chết". Lúc đó đứa em gái út của em mới được 3 - 4 tuổi, em trai kế đang học tiểu học. Mẹ một mình nuôi ba đứa con, cuộc sống rất khó khăn nhưng nhất định mẹ không cho các con bỏ học. Em lên lớp 8 thì đứa em út cũng bắt đầu đi học. Nhà quá nghèo, không còn gạo ăn, mùa đông cũng không có đủ chăn ấm đắp cho các con... đêm đêm em thấy mẹ ngồi như tượng ở đầu giường, giàn giụa nước mắt.

Cô chị cả Vì Thị Tinh trong ngôi nhà thiếu vắng hơi cha mẹ gần 10 năm nay.

Một sáng mẹ gọi em ra góc vườn dặn dò: "Chăm sóc các em thật cẩn thận, dù có chuyện gì xảy ra đi nữa thì con phải thay mẹ chăm sóc các em. Mẹ đi chợ đây...". Rồi mẹ đi theo một người đàn ông lạ. Chưa đầy 3 ngày sau, em nghe tin mẹ bị công an bắt vì vận chuyển ma túy thuê cho một người bạn của cha".

Tinh vừa kể vừa khóc. Cô chẳng khóc được thành tiếng, mà nước mắt cứ tràn ra không cách nào ngăn được. Mẹ bị bắt lúc Tinh đang học lớp 9, các em cô cũng đang đi học. Cuộc sống của ba đứa trẻ khó khăn có lẽ ngoài sức tưởng tượng của người cha, người mẹ. Tinh kể: "Bị bạn bè xa lánh vì cả cha lẫn mẹ đều gây tội lớn, có lúc em đã nghĩ đến chuyện bỏ học hẳn ở nhà kiếm tiền nuôi hai đứa em.

Nhưng nghĩ đến những đêm trắng của mẹ, nghĩ đến những bữa cơm đạm bạc mà mẹ cố gắng dành dụm nuôi các con mình. Bữa ăn mẹ luôn âu yếm ngồi nhìn các con, còn mình thì nhịn đói... em hiểu mẹ đã làm liều vì quẫn bách. Mẹ định đi một lần để "kiếm cơm" cho các con thôi. Nghĩ đến lời dặn dò của mẹ khi ra đi, em đã cố gắng đi học tiếp và dặn các em tuyệt đối không được nghỉ học. Những đứa em khóc đòi mẹ, em nói dối chúng nó là mẹ đi làm xa kiếm tiền nuôi chị em mình".

"Mẹ bị xử hơn 10 năm tù giam, cải tạo ở tận Trại giam Thanh Xuân - Hà Nội. Ở nhà còn lại ba chị em côi cút, họ hàng đều nghèo khổ cả. Ông nội em nghèo, nên sự giúp đỡ cũng hạn hẹp. Chúng em sống khép mình, toàn đi cửa sau, nên ngôi nhà trở nên vắng vẻ như không có người ở. Năm em tốt nghiệp cấp 3, được ông nội cho xuống Hà Nội thăm mẹ một lần. Lần đó em không nhận ra mẹ, vẻ ngoài của mẹ thay đổi quá nhiều, gầy đi quá nhiều. Mẹ cũng không nhận ra em ngay mà phải một lát sau mới dám nhận. Trông thấy nhau, hai mẹ con đứng ngây ra một lúc rồi nước mắt tuôn như suối...

Em và mẹ không nói chuyện được mà chỉ khóc cho hết một giờ thăm. Thời gian xa cách dài bao nhiêu năm, đến khi gặp nhau trong non một giờ đồng hồ thì làm sao kể được chuyện gì? Em mới được gặp mẹ một lần, tính ra cũng đã gần 7 năm rồi chị ạ. Chúng em muốn được gặp mẹ lắm nhưng tiền ăn còn không đủ thì làm gì có tiền để xuống tận Hà Nội thăm mẹ".

Mầm xanh giữa tro tàn

Tôi quặn lòng khi động đến nỗi đau của Tinh. Cô gái Thái 20 tuổi còn trẻ măng vừa phải làm mẹ, vừa làm cha, làm chị của hai đứa em thơ dại... Ba chị em cô sống trong ngôi nhà vắng lạnh, không có bất cứ thứ tài sản nào đáng giá. Tinh ước có tiền mua vài con gà về làm giống... gây thành đàn gà để thỉnh thoảng thịt cho các em cải thiện. Nhưng đó mới chỉ là giấc mơ của Tinh. Hiện tại cô vẫn phải động viên các em học xong phổ thông, sau đó kiếm thêm một thứ nghề để kiếm sống.

Em gái Vì Thị Nga 11 tuổi tự chăm sóc bản thân mình.

Nhà ông nội Tinh có một ao cá, theo quy định một tuần em trai cô sẽ sang đó câu cá để cải thiện bữa ăn. Đó là thứ chất đạm duy nhất để duy trì sức khỏe cho ba chị em. Lắm lúc nhà hết gạo, nghe ngóng thấy tình hình nhà ông nội cũng khó khăn, ba chị em Tinh lại cầm hơi bằng cách uống nước canh nấu với rau dại hái ở rìa đường.

Mùa lúa chiêm năm ngoái, cả họ xúm vào góp tiền chuộc lại đám ruộng mẹ Tinh đã bán trước khi bị bắt. Có ruộng, Tinh đổi công cho hàng xóm rồi sớm chiều làm lụng, hy vọng sớm vượt qua những cơn đói triền miên. Tinh học lực rất khá nhưng không dám nghĩ đến chuyện thi đại học.

Em trai Tinh năm nay thi tốt nghiệp THPT, còn em gái út học lớp 6. Tinh sụt sùi kể: "Em hứa với em trai rằng, nếu thi đỗ với số điểm cao, chị sẽ thưởng cho một chuyến đi Hà Nội thăm mẹ. Nhưng đó mới chỉ là lời hứa mà em biết chắc chắn rằng mình sẽ không thể thực hiện được. Tiền đâu để mua vé xe xuống Hà Nội bây giờ hả chị?". Nói đến đây, Tinh lại khóc òa lên.

Tôi trở về Thủ đô, ám ảnh mãi về "ngôi nhà ma", cái tổ ấm của ba chị em mồ côi chẳng chút tội tình. Tôi day dứt khi nhớ lại những lời của Tinh: "Chúng em không có tội, chúng em chỉ muốn được như bạn bè cùng trang lứa, có cơm bỏ vào bụng, có cha mẹ đỡ đần, dạy bảo... Nhưng giờ đã mất tất cả những thứ đó, lẽ nào chúng em không được sống bình đẳng trong xã hội? Tại sao chúng em lại bị bỏ quên ngay ở quê hương bản quán của mình?".

Hỏi ra mới biết, Tinh chưa bao giờ nhận được bất cứ món quà nào từ các đoàn thể địa phương, ngoại trừ Tết Nguyên đán năm 2009, chị em cô được hưởng 200.000 đồng tiền Chính phủ cho người nghèo ăn Tết.

Nhớ lại buổi trò chuyện lúc sẩm tối với ba đứa trẻ mồ côi trong ngôi nhà vắng vẻ ấy, tôi thầm ngưỡng mộ bản lĩnh của chúng. Bằng nghị lực phi thường nào mà chúng có thể vượt qua gần 10 năm dài lay lắt đói ăn, thiếu mặc, chịu sự ghẻ lạnh của người đời, để tiếp tục đến trường, quyết tâm không bỏ cái chữ?

(dịch theo yêu cầu các bác không nghe được tiếng hoa! khi đám phóng viên vào gặp cô ý tá người thái đề nghị cô dẫn đến bệnh viện bỏ hoang bên thái,khi đến nơi cô nói chỉ dẫn đến tầng trệt thì không dám dẫn nữa chắc vừa sợ và vừa bận. (đây là bệnh viện bị đóng cửa do một lần bị cúp điện thì toàn bộ những người cấp cứu trong bệnh viện chết hết từ đó bị đóng cửa và bỏ hoang) vì theo những bảo vệ xung quanh bệnh viện thì thường xuyên nghe những tiếng động lạ bên trong bệnh viện.khi đám PV vào tầng thấy chiếc xe lăn mọi người chú ý phần này nhé(chiếc xe lăn có xu húơng tự chạy)trước khi vào bệnh viện thì ông thầy(ông mập mập) có dặn đám Pv là không được đụng vào thứ gì.nhưng tới khúc có xe lăn thì anh bạn quay phim tò mò đá chiếc xe lăn vì không tin cho là gió thổi,nhưng khi đá xong thì hình họ nỗi giận những cửa kiếng xung quanh xe lăn tự nứt!!! và mọi người nhớ vị trí xe lăn nhé khi họ lên lầu xong quay lại để đi ra thì ngay tầng có chiếc xe lăn chiếc xe lăn tự chạy đến chân cầu thang như chặn đường!!! tạm dịch như vậy để mọi người dễ hình dung.

mitsuLan1.6

Xem hồ sơ

Gởi nhắn tin tới mitsuLan1.6

Tìm bài gởi bởi mitsuLan1.6

#2 13-02-2009, 00:16

dawnglow

Xe đạp

Sự thật về ma cà rồng thành Venice đã hé mở

27/03/2010 06:00

(VTC News) - Sau cuộc khai quật bộ hài cốt của người đàn bà bị cho là ma cà rồng hồi tháng 3-2009, mới đây, kênh truyền hình và tạp chí của National Geographic giới thiệu một series phim và các bài viết tập trung vào việc giải thích bí ẩn về ma cà rồng làm hoảng sợ cả một châu Âu thế kỷ 16.

Tin liên quan

» Nữ nhân viên... ma cà rồng!

» Những vai diễn ma cà rồng ấn tượng nhất

» Cận cảnh "ma cà rồng" của đại dương

» Teen nữ mê tình yêu ma cà rồng, vì sao?

» Ngắm chàng Ma cà rồng điển trai trên Vanity

Hài cốt của người đàn bà bị coi là ma cà rồng được khai quật từ mồ chôn tập thể.

Từ một hộp sọ cổ của người được cho là ma cà rồng thành Venice, được chôn cùng với một viên gạch nhét vào trong miệng để ngăn không cho xác chết sống trở lại, đến những truyền thuyết về kẻ nuốt vải liệm và hồn ma trở lại... đều khiến người ta kinh hãi liên tưởng đến ma cà rồng.

Di cốt của một nữ ma cà rồng được các nhà khảo cổ học khai quật ở một nghĩa trang tập thể gần thành phố Venice, Italia có thể trước kia từng bị quy kết một tội lỗi khác: bà ta là một phù thủy.

Người phụ nữ sống ở thế kỷ 16 này được các nhà khảo cổ phát hiện năm 2009, nằm trong số những nạn nhân của căn bệnh dịch hạch xảy ra thời trung cổ. Hàm răng của người đàn bà này bị ép phải mở to bằng một viên gạch được nhồi vào bên trong. Đây được coi là phương pháp xua đuổi tà ma được sử dụng dành cho những người bị nghi ngờ là ma cà rồng ở châu Âu thời gian đó.

Phát hiện này đã đánh dấu những di cốt khảo cổ học đầu tiên được lý giải là của một người đàn bà bị cho là ma cà rồng, chỉ huy công trình nghiên cứu Matteo Borrini, một nhà khảo cổ học chuyên về giám định pháp y thuộc Đại học Florence - Italia cho biết khi chiếc hộp sọ về người đàn bà bí ẩn lần đầu tiên được công cố vào tháng 3-2009.

Những cuộc điều tra mới đây đã vén dần lên bức màn bí ẩn về lai lịch của "ma cà rồng" bí ẩn này và tại sao người ta lại nghi ngờ bà ta có dính dáng đến "nghệ thuật hắc ám" và cả hình dáng của bà ta trông như thế nào nữa.

Trong một tư liệu mới của kênh National Geographics, Borrini nói: "Chúng ta có một chút lịch sử để viết lại, để thấy lại được con người bí ẩn này sau 500 năm và cũng để cố hiểu được tại sao những câu chuyện huyền bí về ma cà rồng phát sinh".

Thần thoại về ma cà rồng sinh ra từ... máu

Borrini đã phát hiện ra hộp sọ của "ma cà rồng" trong khi tiến hành khai quật những mồ chôn tập thể trên đảo, Lazzaretto Nuovo, Venice, Italia.

Bộ hài cốt này được khai quật ở một nghĩa địa tập thể chôn những người chết do đại dịch xảy ra ở Venice năm 1576 trên đảo Lazzaretto Nuovo, cách thành phố Venice 3km về hướng đông bắc.

Người ta đã nhét gạch vào miệng người phụ nữ bị cho là ma cà rồng.

Sau những đại dịch liên miên đã tàn phá châu Âu từ năm 1300 đến 1700, làm bùng lên mạnh mẽ niềm tin vào sự tồn tại của ma cà rồng.

Niềm tin vào sự tồn tại của ma cà rồng trong thời Trung cổ cực kỳ phổ biến, phần lớn là do sự hiểu biết kém cỏi của con người thời bấy giờ về quá trình phân hủy của xác chết, Borrini cho biết.

Lấy thí dụ như thế này: khi dạ dày của người phân hủy, nó thải ra một chất lỏng có màu đen máu. Loại chất lỏng giống như máu này có thể chảy tự do ra ngoài từ mũi và miệng của thi hài người chết.

Do những ngôi mộ và khu chôn cất tập thể thường được mở lại sau những đại dịch liên tiếp để bổ sung thêm các thi thể mới, những người làm nghề bốc mả ở Italia có lẽ đã nhìn thấy những thi thể đang trong quá trình phân hủy này và đã nhầm lẫn cái chất lỏng màu máu đen đó với những vết tích máu của những nạn nhân của ma cà rồng.

Ngoài ra, loại chất lỏng này thường làm ẩm tấm vải liệm ở gần miệng của xác chết, do vậy tấm vải sẽ bị hút vào trong miệng. Quá trình này có thể đã tạo ra những vết rách trên tấm vải làm cho có vẻ như xác chết đang nhai tấm vải liệm.

Đối với những cư dân châu Âu thời Trung cổ thì ma cà rồng bị quy là nguyên nhân của các đại dịch và sự mê tín đã ăn sâu vào tiềm thức của họ rằng hiện tượng nhai vải liệm là "ma thuật" mà ma cà rồng làm cho con người bị nhiễm bệnh dịch, Borrini giải thích.

Nhét những vật như gạch và đá vào miệng của những kẻ bị nghi là ma cà rồng được cho là phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch.

Tuổi thọ của "ma cà rồng" là bao nhiêu?

Để các thông tin chi tiết về "Ma ca rồng thành Venice" được đầy đủ hơn, Borrini đã tập hợp một nhóm các nhà khoa học.

Các chuyên gia về dinh dưỡng học cổ đại đã nghiền thành bột một phần di cốt của người đàn bà này được phát hiện cùng với hộp sọ để kiểm tra một số thành phần nhất định trong thức ăn có trong xương và còn tồn tại đến tận sau khi chết.

Khuôn mặt của "ma cà rồng" sau khi phục dựng từ hộp sọ!

Nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng thức ăn chủ yếu của người đàn bà này là rau và ngũ cốc, điều đó chỉ ra người này thuộc tầng lớp xã hội thấp.

Phân tích ADN hé lộ thông tin người đàn bà này là người châu Âu và một bác sĩ nha khoa giám định pháp y đã xác định tuổi của người này bằng cách giám định những chiếc răng nanh dài trên hộp sọ bằng một thiết bị chụp tia X kỹ thuật số tiên tiến.

Những kết quả sau giám định cho thấy, khi chết người đàn bà này có tuổi từ khoảng 61 đến 71. Borrini cảm thấy khá sốc với phát hiện này vì đa số phụ nữ thời điểm thế kỷ 16 không đạt được độ tuổi cao như vậy.

Ở châu Âu thời Trung Cổ, khi mà nỗi sợ hãi về những phù thùy với tà ma hắc ám lan rộng, nhiều người đã tin rằng chính ma quỷ đã trao cho những phù thủy sức mạnh tà thuật, trong đó có cả khả năng đánh lừa thần chết.

Điều đó có nghĩa là một người đàn bà có tuổi cao như vậy, bị nghi ngờ sau khi chết đi đã biến thành ma cà rồng, và khi sống từng bị quy kết là một mụ phù thủy tà độc, các nhà nghiên cứu nói.

Phù thủy là những kẻ ăn thịt trẻ con?

Nhưng chỉ tuổi cao thôi có lẽ sẽ không làm cho sự nghi ngờ về những trò ma thuật bùng lên như vậy được, Jason Coy, chuyên gia nghiên cứu về ma thuật và mê tín của người châu Âu, thuộc Đại học Charleston, nam Carolina nhận xét. (Charleston Coy không nằm trong số những nhà khoa học trong cuộc nghiên cứu mới này).

Nhà khảo cổ Mattero Borrini.

Mặc dù tuổi thọ trung bình ở châu Âu thế kỷ 16 tương đối thấp, chỉ khoảng 40 tuổi, nhưng không có nghĩa là hầu hết cư dân ở thời kỳ này đều chết ở tuổi 40. Điều này có nghĩa là tỉ lệ tử vong ở trẻ em khi đó là cao, làm tuổi thọ trung bình giảm xuống. Song nhiều người vẫn có khả năng sống thọ đến tuổi 60.

Do vậy ma cà rồng thành Venice có nhiều tuổi, song đó chẳng phải là điều gì quái đản cả, Coy nói.

Hơn nữa, một xã hội châu Âu khinh ghét phụ nữ thời đó hay quy kết những bà già với trò tà thuật vì người ta cho rằng những bà già, nhất là những góa phụ thường nghèo khó, cô đơn, ốm yếu và đau khổ. Chính vì thế, họ thường bị dụ dỗ bởi những hứa hẹn của ma quỷ về của cải, dục vọng, và sức mạnh khi liên minh với chúng.

Vào thời đỉnh điểm của những cuộc lùng bắt phù thủy ở châu Âu diễn ra vào giữa những năm 1550 và 1650, đã có hơn 100.000 người bị cáo buộc là phù thủy và 60.000 người nữa bị đưa ra hành quyết mà phần lớn họ đều là những người đàn bà đã nhiều tuổi.

Nước Đức là trung tâm của những cuộc săn lùng phù thủy này. Trong khi đó Italia lại khá mềm tay trong cách đối xử với các phù thủy dù nạn mê tín dị đoan và tín ngưỡng vào những lá bùa hộ mệnh ở nước này lúc đó cũng đang lan rộng.

Trong nhiều đối chiếu lịch sử có nói rằng các phù thủy hay ăn thịt trẻ con. Đây có lẽ là nguồn gốc của câu chuyện Hansel và Gretel, ông nói thêm.

"Như thế, bạn có thể nói rằng có một mối liên hệ lờ mờ giữa những thây ma (zombies) ăn thịt người giống như ma cà rồng thành Venice và những mụ phù thủy: Cả hai đều bị khiếp sợ bởi đã phá vỡ điều cấm kỵ tối thượng là ăn thịt người".

"Ma cà rồng thành Venice" là một phụ nữ bình thường

Bước cuối cùng trong công trình của nhà giám định pháp y khảo cổ học Borrini, ông tập hợp các chuyên gia về xử lý ảnh 3D để tạo ra một mô hình kỹ thuật số dựng lại hộp sọ.

Sau đó ông đặt những vật làm dấu nơi mối nối các cơ có lẽ đã tồn tại để xây dựng lại và tái tạo khuôn mặt của ma cà rồng thành Venice bí ẩn. Kết quả là khuôn mặt của một "người phụ nữ bình thường" từng bị buộc tội nhiều thế kỷ sau khi chết.

"Sẽ rất lạ nếu bây giờ chúng ta bỏ bà ta lại," ông thương xót nói, "vì sau năm nay giữa tôi và người đàn bà này đã có một cái gì đó nảy sinh được gọi là tình bạn".

» Nữ nhân viên... ma cà rồng!

» Những vai diễn ma cà rồng ấn tượng nhất

» Cận cảnh "ma cà rồng" của đại dương

» Teen nữ mê tình yêu ma cà rồng, vì sao?

» Ngắm chàng Ma cà rồng điển trai trên Vanity

Tân Vũ (Theo National Geographics)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #duykhanh