phoi mau

NGUYÊN TẮC PHỐI MÀU

Có 10 nguyên tắc phối màu cơ bản như sau:

1.1 Phối màu không sắc (Achromatic)

Nguyên tắc này chỉ dùng đen, trắng và xám.

1.2 Phối màu tương đồng (Analogous)

Dùng 3 màu liền nhau trên vòng tròn màu và phối hợp thêm độ sáng tối.

1.3 Phối màu chỏi (Clash)

Nguyên tắc này thường dùng các màu bên phải hoặc bên trái màu bổ túc trên vòng tròn màu.

Ví dụ:

Màu bổ túc của màu đỏ là xanh lá. Như vậy màu chỏi là màu xanh dương nằm bên trái màu bổ túc.

1.4 Phối màu đơn sắc (Monochromatic)

Dùng một màu chính kết hợp với những màu có sắc thái tương tự hoặc có độ bóng.

1.5 Phối màu bổ túc (Complementary)

Dùng các màu đối diện nhau trên vòng tròn màu.

Ví dụ:

Vàng – Tím.

Xanh dương – Cam.

1.6 Phối màu trung tính (Neutral)

Dùng một màu chính rồi phối với màu sáng hơn hoặc sậm hơn.

1.7 Phối màu cận bổ túc (Split Complementary)

Dùng một màu chính và hai màu ở hai bên màu bổ túc.

1.8 Phối màu căn bản (Primary)

Dùng ba màu chính căn bản Đỏ - Vàng – Xanh.

1.9 Phối màu bổ túc - nhị nguyên (Secondary)

Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ túc - nhị nguyên.

Ví dụ:

Xanh lá cây nhạt – Tím – Cam.

1.10 Phối màu bổ túc - tam nguyên (Tertiary)

Dùng một màu chính rồi phối với hai màu bổ túc tam nguyên.

Ví dụ:

Đỏ cam – Xanh tím và Vàng xanh.

Lục lam – Vàng cam - Đỏ tím.

Các hệ màu trong thiết kế

    Phối màu phát xạ

    Phối màu hấp thụ

Phối màu hấp thụ và phối màu phát xạ là hai phương pháp phối màu phổ biến được biết đến hiện nay. Cả hai loại phối màu đều dựa trên việc thay đổi tỷ lệ kết hợp của ba màu ánh sáng (đỏ, lục, và lam) phát ra từ vật thể.

Với 3 màu cơ bản này chúng ta có thể phối thành hàng tỉ màu khác, tùy vào mục đích sử dụng. Điểm khác nhau duy nhất là phối màu hấp thụ sử dụng nguồn sáng bên ngoài, còn phối màu phát xạ sử dụng ánh sáng phát ra từ vật thể.

a.     RGB ( phối màu phát xạ )

Phối màu phát xạ là việc tạo nên các màu sắc bằng cách chồng vào nhau ánh sáng ra từ vài nguồn sáng.

Phối màu phát xạ còn được gọi là phối màu cộng, pha màu theo phép cộng, phối màu bổ sung, hay nôm na là phối màu màn hình, mặc dù phối màu màn hình có sự khác biệt nhất định với các cách gọi trên.

b.     CMY ( phối màu hấp thụ )

Phối màu hấp thụ giải thích nguyên lý tạo ra nhiều màu sắc từ việc trộn một số loại sơn, thuốc nhuộm, mực, các chất màu tự nhiên sẵn có để tạo được màu sắc từ việc hấp thụ một vài vùng quang phổ và phản xạ các vùng khác.

Phối màu hấp thụ còn được gọi là phối màu trừ, phối màu loại trừ hay nôm na là phối màu vẽ, phối màu in ấn, tuy rằng giữa chúng có một số khác biệt nhất định.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: