phần 2

thời Phục hưng, mô hình mà từ đó sinh ra các quân đội quan trọng trong thời hiện đại, không do hệ thống tuyển mộ cũng chẳng nhờ bộ chỉ huy cao cấp, mà vì có centurionate, khung cán bộ quân đoàn của nó. Centurionate của La Mã gồm các chỉ huy trưởng đơn vị phục vụ lâu năm được rút từ những chiến sĩ giỏi nhất trong quân đội, hình thành một nhóm sĩ quan chiến đấu chuyên nghiệp nổi tiếng trong lịch sử. Chính họ đã tạo nên sức mạnh chính yếu cho các quân đoàn và truyền tiếp từ thế hệ này đến thế hệ khác tinh thần kỷ luật và kho kỹ năng chiến thuật, nhờ đó quân đội La Mã chiến thắng trước hàng trăm kẻ thù trong năm thế kỷ chiến tranh gần như liên tục.Sử gia La Mã Livy đã lưu lại cho chúng ta bản hồ sơ thành tích quân vụ của một đại đội trưởng Cộng hòa La Mã, truyền đạt chính xác tinh thần của đơn vị xuất sắc này, và nhấn mạnh tính cách mạng của thiết chế centurionate trong một thế giới, nơi mà từ trước cho đến khi đó phần lớn không phục vụ trong quân ngũ liên tục mà chỉ trong một tình huống khẩn cấp hoặc để được trả tiền; quả thực, bản hồ sơ này chỉ cần sửa vài chỗ thì hoàn toàn có thể nói về một chuẩn úy chính quy trong bất cứ quân đội lớn nào ngày nay. Spurius Ligustinus kể với quan chấp chính vào năm 171 TCN: 432Tôi trở thành một người lính dưới quyền quan chấp chính[vào năm 200 TCN]. Trong đoàn quân được đưa sang Macedonia, tôi phục vụ hai năm trong đội quân chống lại vua Philip vào năm thứ ba, bởi lòng dũng cảm, tôi được phong làm đại đội trường đại đội thứ mười của đội hastati? [một thuật ngữ vẫn còn tồn tại, cùng với những từ như triari và principes, xuất phát từ cách phân chia các đơn vị của quân đoàn theo mức1. Centurionate, một bộ phận các cán bộ chỉ huy cấp thấp - các "bách phu trưởng" (centurion - tương tự như đại đội trưởng, chỉ huy một trăm quân). (ND) 2. Đội hastati, một tầng lớp quân sĩ bộ binh La Mã trang bị nhẹ, chiến đấu bằng giáo, về sau bằng gươm, thuộc lớp người nghèo nhất trong binh đoàn, chỉ có thể tự sắm cho mình áo giáp mỏng nhẹ và một chiếc khiên lớn. Ngoài trận địa, vị trí của họ là ở chiến tuyển thứ nhất. (ND)độ tài sản]. Sau khi Philip bại trận, chúng tôi được đưa trở về Ý và cho giải ngũ, tôi đi ngay sang Tây Ban Nha với tư cách quân tình nguyện cùng với quan chấp chính M. Porcius [195 TCN]. Vị chỉ huy này cho là tôi xứng đáng được chỉ định làm đại đội trưởng đại đội thứ nhất của đội hastati. Lần thứ ba đăng lính làm tình nguyện quân trong đội quân đó, tôi được đưa đi đánh người Aetolia và vua Antiochus [năm 191 TCN]. Nhờ Manicus Acilitus, tôi được làm đại đội trưởng của các đội principes. Khi đã đánh đuổi được Antiochus và trấn áp xong người Aetolia, chúng tôi được đưa trở về Ý. Sau đó trong một năm tôi tham gia hai lần trong những chiến dịch của các quân đoàn. Rồi tôi theo chiến dịch ở Tây Ban Nha hai lần [năm 181 và 180 TCN]... Flaccus đưa tôi về nhà cùng với nhiều người khác mà ông mang từ tỉnh đó về để dự lễ mừng chiến thắng bởi sự dũng cảm của họ. Chỉ trong vài năm tôi bốn lần giữ chức vụ primus pilus [chức đại hội trưởng của đội triarii2 ở thế kỷ thứ nhất]. Đã 34 lần tôi được các cấp chỉ huy tưởng thưởng vì lòng dũng cảm. Tôi đã được nhận sáu vòng nguyệt quế chiến thắng. Tôi đã phục vụ hai mười hai năm trong quân đội và năm nay tôi đã ngoài năm mươi tuổi. (3) 433Ligustinus, có sáu con trai và hai con gái đã có gia đình, yêu cầu được thông thường hoặc chỉ định chức vụ cao hơn, và dựa trên hồ sơ dày thành tích, ông được cử làm primus pilus, đại đội trưởng cao cấp, trong Đệ nhất Quân đoàn.Với một đội sĩ quan có năng lực, mà Ligustinus là tiêu biểu, hợp thành từ những người coi cuộc sống là binh nghiệp, không có mong đợi tiến thân vào tầng lớp cai trị và tham vọng1. Đội principes, đội lính bộ binh trang bị nặng, chiến đấu bằng giáo về sau bằng gươm. Đây là đội quân gồm trai tráng con nhà giàu có, có thể tự sắm cho mình các trang thiết bị cần thiết. Ngoài chiến trường vị trí của họ thường là tại chiến tuyến thứ hai. (ND) 2. Trari, một thành phần trong quân đội La Mã gồm những người lớn tuổi nhất trong tầng lớp giàu có nhất, trang bị áo giáp nặng và thiết bị tốt. Vị trí của họ thường là tại trận tuyến thứ ba ở chiến trường. (ND) 3. Keppie, The Making of the Roman Army, tr. 53.hoàn toàn giới hạn ở những thành công trong phạm vi có thể được hiểu, lần đầu tiên trong lịch sử, là một nghề nghiệp đáng trọng và đủ sống, không có gì ngạc nhiên khi biên giới La Mã được mở rộng từ Đại Tây Dương đến Caucasus. Dù bằng cách nào đi nữa, nó đã thành công trong việc chuyển đổi đạo lý chiến binh của một thành bang nhỏ thành một nền văn hóa quân sự thực thụ, một Weltanschauung hoàn toàn mới mẻ, được các tầng lớp cao nhất và thấp nhất trong xã hội La Mã cùng chia sẻ. Thế nhưng, nó bắt rễ và biểu lộ qua các giá trị của một tập thể riêng biệt gồm những nhà chuyên môn chịu phục tùng. Cuộc sống của họ không có một đặc quyền đặc lợi nào về vật chất. Mặc cho toàn bộ tính hiệu quả về mặt cơ giới của quân đoàn trong trận chiến, chiến tranh của người La Mã vẫn rất đẫm máu và cực kỳ nguy hiểm. Đại đội trưởng, cũng như binh lính trong quân đoàn, sát cánh trong hàng ngũ chiến đấu với địch, thường là cận chiến, và chấp nhận nguy cơ bị thương tích như một rủi ro không thể tránh trong cuộc sống mà ông đã chọn. Chẳng hạn, Julius Ceasar mô tả giây phút nguy cấp trong trận đánh chống lại quân Nervii trên sông Sambre thuộc nước Bỉ ngày nay vào năm 57 TCN như sau: : 434Quân lính đông đảo dồn quá sát vào nhau nên không thể chiến đấu dễ dàng, các cờ của Quân đoàn Mười hai đều bị dồn vào một chỗ. Tất cả đại đội trưởng của đội quân đầu tiên đã bị giết cùng những người cầm cờ và cờ của đội quân đã thất lạc. Trong đội quân khác, hầu hết các đại đội trưởng đều tử trận hay bị thương và đại đội trưởng, Sextius Baculus, một người rất can trường, bị kiệt sức vì các vết thương, nhiều và nặng đến nỗi không đứng lên được.(2)Đây là miêu tả sinh động về thực tế chiến tranh binh đoàn, trong đó trật tự hằng ngày không đổi của quân trại, với1. Weltanschauung, tiếng Đức: thế giới quan. (ND) 2. Keegan, The Face of Battle (Bộ mặt của chiến trận), London, 1976, tr. 65.nhiệm vụ canh gác cố định cùng những sự mệt mỏi và các tiện nghi thường lệ là nhà bếp và nhà tắm - hoàn toàn không khác với cuộc sống hằng ngày của các đội quân đồn trú châu Âu một trăm năm trước - có thể bất thần bị cắt ngang bởi một đám đông người lạ râu ria không cao, tóc tai bờm xờm la hét ầm ĩ, có lẽ toàn thân bôi vẽ, vung vũ khí chết người, bốc mùi bẩn thỉu, sợ hãi và đầm đìa mồ hôi bởi đã dốc toàn bộ sức mạnh cơ bắp vào chiến đấu. Ta thấy rõ mà chẳng cần bằng chứng gì thêm rằng người lính La Mã không vì phần thưởng tiền bạc mà anh ta có nhờ đi lính. Giá trị của anh ta là thứ mà vì nó các chiến hữu của anh trong thời hiện đại tiếp tục sống: kiêu hãnh về một lối sống khác biệt và đầy nam tính), quan tâm thưởng thức lời hay ý đẹp của đồng đội, thỏa mãn với những biểu hiệu (mang tính tượng trưng là chính) cho thấy thành công trong nghề nghiệp, hy vọng được thông thường, kỳ vọng những năm về hưu trong vinh dự và an nhàn.Khi đế quốc ngày một lớn mạnh và khi quân đội xét lại các điều khoản tòng quân để thu nhận những người không có gốc Ý làm tân binh, bất kể là lính bộ binh thuộc quân đoàn hay kỵ binh hay phụ tá bộ binh trang bị nhẹ, binh nghiệp trở nên có tính chất đa dân tộc, các thành viên của nó gắn bó phần lớn và nghĩa vụ của họ đối với La Mã. Một khảo sát đáng chú ý về sự nghiệp của mười quân nhân La Mã bỏ mình vì nhiệm vụ của đế quốc trong hai thế kỷ đầu, theo như mộ bia của họ cho biết, cho thấy một kỵ binh từ Mauritania (Marốc hiện đại) tử trận trên tường thành Hadrian; người lính cầm cờ của binh đoàn II Augustus, sinh tại Lyon, chết ở xứ Wales, một đại đội trưởng của quân đoàn X Gemina, sinh ở Bologna, bị giết ở Đức tại thảm họa rừng Teutoburg, một cựu binh cùng binh đoàn ấy sinh gần vùng thượng nguồn sông Rhine, chết trên sông Danube ở nơi bây giờ là Budapest; và một lính bộ binh binh đoàn II Adiutrix, 4351, G. Watson, The Roman Soldier (Người lính La Mã), London, 1985, các trang 72-74. 436sinh ở nước Áo hiện đại, chết tại Alexandria. Có lẽ cảm động nhất trong tư liệu tang tóc này - về việc các quân đoàn đã mộ lính rộng rãi như thế nào là từ mộ bia của người vợ và người chồng đi lính nằm ở hai đầu đối diện của thành Hadrian: nàng là một cô gái địa phương, còn chàng sinh ở Syria thuộc La Mã.Dù sao, đó là một quân đội chính quy, được tạo ra để xây dựng đế quốc một cách đều đặn chứ không theo cách ồ ạt. Quá trình các binh đoàn đi phục vụ ở những nơi cách xa quê hương của quân đội La Mã, và tuyển mộ binh lính rộng rãi như vậy - nhiều người là từ những vùng hoang dã vào lúc La Mã nổi lên hình thành đế quốc - bắt đầu ráo riết trong các cuộc chiến tranh Punic với Carthage. Thành phố đó là một thuộc địa của người Phoenicia, lần đầu tiên xung đột với người La Mã khi người La Mã đè bẹp và xua những người Ý láng giềng xuống phía nam đến Sicily,nơi người Carthage vốn coi là thuộc vùng ảnh hưởng của mình; sự đối đầu của La Mã với Pyrrhus, cũng là một kẻ thù của Carthage, làm suy yếu vị thế của La Mã trên đảo. Vào năm 265 TCN, hai lực lượng này đánh nhau để giành Sicily và cuộc chiến tranh nhanh chóng mở rộng cả trên đất liền lẫn dưới biển, cho đến khi người Carthage bại trận và chịu sự kiểm soát của người La Mã ở miền tây đảo Sicily. Trong khi La Mã nhập Corsica và Sardinia vào thành các vùng đất ở hải ngoại đầu tiên của đế quốc và có những bước xâm nhập đầu tiên vào xứ Gaul, Carthage đáp lại bằng cách mở chiến dịch dọc theo bờ biển Địa Trung Hải của Tây Ban Nha, đánh vào các thành phố đồng minh của La Mã. Cuộc vây hãm Saguntum vào năm 219 TCN khiến chiến tranh bùng phát trở lại; cuộc chiến kéo dài mười bảy năm, chỉ chấm dứt bằng thất bại của Carthage sau khi chính La Mã cũng phải đối mặt với thảm họa và thiết lập sự thống trị của thế lực La Mã tại khu vực Địa Trung Hải.Với đội chiến thuyền lớn, quân đội Carthage chủ yếu phụ thuộc vào lính đánh thuê tuyển mộ từ vùng duyên hải1, Van der Heyden, và Scullard, The Atlas, tr. 125.Bắc Phi và nhận lương từ nguồn thu nhập của mình, vào những mối liên kết buôn bán mở rộng đến tận các vùng cung cấp thiếc của Anh quốc. Thật tình cờ là trong cuộc chiến tranh Punic thứ hai, Carthage sản sinh được hai vị chỉ huy tài năng kiệt xuất, hai anh em Hannibal và Hasdrubal, mà năng lực lãnh đạo và khả năng đổi mới chiến thuật đã vượt qua giới hạn về năng lực hoạt động ở xa căn cứ mà bản chất đánh thuế của binh sĩ dưới quyền họ cho phép. Hannibal mở những cuộc hành quân với các chiến dịch mà về sau trở thành nổi tiếng nhất trong lịch sử, cuộc tiến quân chớp nhoáng từ Tây Ban Nha xuyên qua miền nam xứ Gaul, băng qua dãy núi Alps đi vào miền trung bán đảo Ý, mang theo cả một đoàn voi. Đánh bại một đạo quân La Mã tại hồ Trasimene vào năm 217 TCN, ông vượt qua La Mã, tìm được các đồng minh ở miền nam, thoát khỏi một chiến dịch cản trở của Fabius Maximus và chiếm lấy một vị trí nơi ông hy vọng hội quân với vua Philip V xứ Macedonia, một trong những người kế vị Alexander. Lúc này, người La Mã mất kiên nhẫn với các chiến thuật của Fabius và vào năm 216 TCN, quân đội lâm thời của họ tiến đến chạm trán với quân Carthage gần thị trấn Apullian ở xứ Cannae. Tại đây, vào ngày 2 tháng Tám, mười sáu binh đoàn gồm khoảng 75.000 quân tiến lên tấn công. Tư lệnh La Mã Varro, đặt khối bộ binh ở giữa, kỵ binh ở hai cánh, cách dân quân theo tiêu chuẩn cổ điển. Hannibal đảo ngược cách bố trí, trung quân thì yếu nhưng ông tập trung bộ binh tinh nhuệ nhất ở hai bên sườn. Khi quân La Mã tiến tới, họ bị bao vây ngay tức khắc, đường rút lui của họ bị một đội kỵ binh cắt đứt ngang qua hậu quân; những kẻ chạy trốn bị thảm sát trong khi bỏ chạy, khoảng năm chục nghìn người. Chính từ trận Cannae mà nhà phân tích chiến thuật người Pháp thế kỷ 19 Ardant du Picq là người đầu tiên đưa ra nhận định quan trọng rằng chính trong khi rút lui mà một quân đội phải gánh chịu tổn thất nặng nề.Bằng một đòn nghi binh chiến lược, quân La Mã mới Có thể thoát khỏi thảm họa tại Cannae. Tại quê nhà, các 437 438binh đoàn mới được thành lập từ những người nghèo không có tài sản mà bình thường được miễn quân dịch, và thậm chí miễn làm nô lệ, giúp La Mã lại có đủ lực lượng để cầm chân Hannibal ở miền nam Ý là nơi Carthage có đồng minh. Tại Tây Ban Nha, nơi chấp chính tối cao Cornelius Scipio đã đặt sẵn hai binh đoàn để ngăn ngừa Hannibal tuyển quân từ vùng đó hòng củng cố quân lực, quân La Mã chuyển sang tấn công. Năm 2009, con trai của Scipio, về sau sẽ nổi tiếng với tên gọi Scipio Africanus (Người Phi châu), tung ra một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Cartagena, nơi những hành vi tàn bạo mà quân đội của ông gây ra có tác động lôi kéo các thành phố láng giềng còn đứng ngoài cuộc về phía ông. Khi Hasdrubal vừa đánh vừa lui quân về Adriatic, dọc theo con đường mà người anh Hannibal của ông đã đi qua mười một năm trước, ông chạm trán với địch và bị đánh bại tại sông Metaurus. Người kế vị ông ở Tây Ban Nha, một Hasdrubal nữa, chịu nỗi nhục bị đánh bại trong một trận chiến nơi Scipio áp dụng đúng các chiến thuật mà Hannibal đã dùng ở Cannae. Thất bại này, mà Scipio lợi dụng để vượt sang châu Phi, buộc Carthage phải triệu hồi Hannibal; tại Zama, nước Tunisia ngày nay, hai đội quân của họ chạm trán nhau vào năm 202 TCN, Một đội voi của quân Carthage bị cách bố trí quan theo đội hình bàn cờ của Scipio vô hiệu hóa; khi Scipio tung quân phản công, quân Carthage bị đè bẹp và Hannibal phải bỏ chiến trường mà chạy thoát thân.Phải sau năm mươi năm nữa thì Carthage mới bị hủy diệt, trong thời gian đó năng lực quân sự của La Mã ném vào những cuộc can thiệp ở Hy Lạp và phần còn lại của thế giới chịu ảnh hưởng văn hóa Hy Lạp. Vào năm 196 TCN, các thành bang Hy Lạp chấp nhận sự bảo hộ của La Mã và khi vương quốc Syria chịu ảnh hưởng Hy Lạp xen vào hòng đảo ngược tình thế, La Mã chuyển các quân đoàn đến đó trước rồi đến Tiểu Á,nơi chẳng bao lâu nữa rơi vào vòng kiểm soát của La Mã; Ai Cập của dòng họ Ptolemy, vương quốc quan trọng nhất trong số các vương quốc nằm dưới sự kiểm soátcủa các tướng lĩnh của Alexander còn tồn tại, cũng sụp đổ vào năm 30 TCN.Vào thời kỳ này, Julius Caesar, người La Mã nổi tiếng nhất, đã sáp nhập xứ Gaul vào đế quốc sau một loạt chiến dịch từ năm 58 đến năm 51 TCN. Theo sau việc đánh đuổi các bộ lạc người Gaul ra khỏi miền bắc Ý trước đó vào năm 121 TCN, La Mã chiếm được một bàn đạp đặt chân tại Gaul bằng cách mở rộng tỉnh của mình ở Tây Ban Nha. Năm 58 TCN, để chặn trước cuộc di dân quy mô lớn đầu tiên đượC ghi nhận của người Helvetii từ nơi ngày nay là Thụy Sĩ, Caesar lập các vị trí chốt chặn trong thung lũng Rhône và nhận trợ giúp của người Gaul để chống lại cuộc xâm lăng. Sau khi đánh bại người Helvetii, giờ đây ông nhận thấy khu vực kiểm soát mới của mình bị một cuộc xâm lăng khác của một bộ lạc người Teuton dưới sự chỉ huy của Ariovistus đe dọa, thế là ông tiến quân lên phía bắc để buộc người Teuton quay ngược lại. Thành công của ông tuy được người Gaulphương nam hoan nghênh nhưng lại gây lo ngại cho các bộ lạc Gaul phương bắc bấy giờ đã mở rộng lãnh thổ vượt qua sông Rhine vào đất Đức. Ông đánh nhau bốn năm với những người cực kỳ hiếu chiến này, bị gián đoạn vì những cuộc viễn chinh chống người Veneti ở bán đảo Brittany (Pháp) và những người anh em Celtic của họ ở Anh quốc (56-54 TCN), nhưng cuối cùng ông thắng lợi, đạt được hòa bình trên danh nghĩa toàn xứ Gaul. Vào năm 53 TCN, người Gaul đã bị bình định nổi dậy đồng loạt trong nỗ lực tuyệt vọng hòng chống việc bị sáp nhập vào đế quốc và, dưới sự lãnh đạo của Vercingetoirix, buộc Caesar lại phải trấn áp. Giai đoạn cuối cùng này của những cuộc chiến tranh chống người xứ Gaul, một kẻ thù đã học hỏi được nhiều từ phương pháp của người La Mã, kéo dài một năm cho đến khi Vercingetoprix lui về một doanh trại có thành lũy rộng lớn ở Alesia, gần nguồn sông Seine. Quyết định này là một sai lầm: người La Mã có kinh nghiệm và kỹ năng đáng sợ trong chiến tranh vây thành - có thể là một số kỹ thuật mà họ biết nhờ được các nhà phát minh người Assyria 439440chuyển giao thông qua thị trường quốc tế về khoa học quân sự vốn đã thâm nhập vào Trung Đông trong nhiều thế kỷvà họ nhanh chóng cách ly doanh trại của người Alesia bằng cách xây dựng những vòng thành lũy lớn hơn (phòng tuyến thành và hào lũy) vây bọc doanh trại này, mỗi vòng có chu vi trên 22 cây số, khiến người Alesia mất đường nhận cứu viện. Lính bộ binh La Mã là những người đào hầm hố thiện nghệ; trong cuộc tiến quân vào đất địch, mỗi binh đoàn hằng đêm đều tự động lập trại có hầm hào theo một dạng thống nhất. Khi quân tiếp viên người Celtic xuất hiện, ước tính khoảng 250.000 quân, Caesar xua hết 55.000 quân ra ngăn chặn quân tấn công và giữ vững vòng bao vây Vercingetorix. Cuối cùng, sau ba lần nỗ lực phá vây, viên chỉ huy người Gaul chịu đầu hàng, bị mang về La Mã trong cuộc khải hoàn của Caesar và sau đó bị hành quyết. Với cái chết của thủ lĩnh, cuộc kháng chiến của người Gaul chống sáp nhập vào đế quốc La Mã đã sụp đổ.Lúc này đế quốc La Mã gần như rộng lớn nhất ở phía tây và gần đạt quy mô trọn vẹn nhất ở châu Phi và vùng Cận Đông; chỉ có vùng biên giới giáp với Trung Đông, nơi các vương quốc Parthia và Ba Tư vẫn còn đủ mạnh để chống lại sự kiểm soát của La Mã, thì vẫn còn ở đó cho La Mã chính phục. Tuy nhiên, chính thành công của sự bành trướng đế quốc này đã khiến trật tự xã hội và chính trị ở quê nhà họ rơi vào khủng hoảng. Việc ráo riết tìm kiếm tân binh, đặc biệt là trong số người Ý vốn không nhận được quyền lợi công dân nào từ việc sáp nhập thêm lãnh thổ vào La Mã, và quyền lực ngày càng lớn mạnh của quan chấp chính tối cao trở về từ các chiến dịch thắng lợi hằng năm mang theo những đòi hỏi tiền bạc và quyền bính, đương đầu với các pháp quan ở La Mã, làm cho hệ thống tuyển quân cho quân đoàn và chính quyền tuyển cử truyền thống ngày càng trở nên lỗi thời. Người ta đã dự cảm được mối bất ổn vào cuối thế kỷ 2 TCN khi anh em nhà Gracchus toan tính giảm bớt gánh nặng thu thuế quân sự và giảm quyền tự chủ của các nhà cầm quyền quân sự. Tình trạng bất ổn trở nên trầm trọng vào năm 90 TCNkhi những người Ý không có quyền công dân nổi dậy chống thu thuế và người ta chỉ trấn an được họ bằng cách cấp cho họ quyền công dân đầy đủ. Dù vậy, những khó khăn trong việc cung cấp nhân lực cho các quân đoàn vẫn còn nguyên đó, dù vào cuối thế kỷ thứ nhất TCN, hệ thống tuyển quân cũ dựa trên sở hữu tài sản bị bãi bỏ hẳn, khi quan chấp chính Marius cho phép người thuộc tầng lớp thấp nhất được tình nguyện vào quân ngũ. Biện pháp nghịch lý này làm trầm trọng thêm xung đột ngày càng lớn giữa các tướng tối cao trực tiếp chỉ huy chiến dịch và giai cấp chính trị của thành phố, vì nó khiến cho bộ binh của các binh đoàn thêm gần gũi với vị chỉ huy, đồng nhất quyền lợi của họ với ông ta (đặc biệt là nếu vị này hứa ban thưởng đất đai cho người lập được công trạng, như Marius đã làm) mà như thế là củng cố thêm quyền lực của các tướng lĩnh chống lại viện nguyên lão và các pháp quan."Cuộc khủng hoảng trở nên nghiêm trọng với việc Caesar hoàn tất công cuộc chinh phục người Gaul. Khi ông tìm cách kéo dài thời gian nắm quyền thì bị viện nguyên lão từ chối, khi ông rời lãnh thổ của mình, mà bên ngoài phạm vi đó quyền hạn của ông không còn hiệu lực pháp lý nữa, dẫn đầu binh đoàn XIII trở về La Mã, thực tế là ông đã thách thức gây nội chiến. Cuộc nội chiến kéo dài trong bảy năm (50-44 TCN) và diễn ra trên các mặt trận xa, tận Tây Ban Nha, Ai Cập và châu Phi, khi viện nguyên lão tìm được các binh đoàn và tướng lĩnh, nổi bật là Pompey, để chống lại sự nổi loạn của Caesar. Sự việc kết thúc với chiến thắng của Caesar, sau đó xảy ra vụ ám sát ông bởi tay những người căm ghét chế độ độc tài cũng như các kẻ thù oán hận ông. Trong cuộc tranh giành quyền lực sau đó, Octavian, cháu của Caesar, chiến thắng tất cả các đối thủ trong một cuộc nội chiến mới và vào năm 27 TCN, tuy đã được một viện nguyên lão dễ bảo phong tước hiệu Hoàng đế (tuy trên danh nghĩa chỉ là "Công dân hạng nhất", Princeps), thêm vào cái 441442tên Augustus của mình. Các hình thức cộng hòa, tuy vẫn được bảo lưu trên danh nghĩa, đã hoàn toàn bị triệt tiêu kể từ giờ phút đó và từ đó trở đi La Mã là một đế quốc về bản chất cũng như vềquymô. Hệ thống đế quốc giải quyết được những bất thường vốn có trong nỗ lực cai trị một nhà nước quân sự thông qua nền chính trị có tính cạnh tranh của một tầng lớp độc quyền và không còn tính dân biểu nữa. Các tác động đầu tiên là trong chính quân đội. Augustus thấy cuộc nội chiến khiến cho quân đội phình lên một cách dị hợm với tận nửa triệu lính, phần nhiều trong số đó không khá hơn lính đánh thuê dưới trướng các tướng lĩnh kẻ thù; ông mạnh tay cắt giảm quân số và thiết lập một lực lượng gồm hai mươi tám binh đoàn. Để bảo đảm an ninh cho chính quyền trung ương chống lại sự tái diễn của chủ nghĩa Caesar, ông thành lập một lực lượng mới, Vệ binh của hoàng đế (Praetorian), trấn giữ thành La Mã. Lục quân được phân bố chủ yếu ra các vùng biên giới, tập trung mạnh nhất vào vùng hạ lưu sông Rhine, đối diện Đức, nơi áp lực dân số bấy giờ có thể được cảm nhận rõ; trên phần thượng lưu sông Danube, một vùng khác bị dân man di quấy nhiễu; và ở Syria. Những lực lượng đồn trú nhỏ hơn được duy trì ở Tây Ban Nha, châu Phi và Ai Cập. Quan trọng tương đương là những thay đổi trong điều kiện lựa chọn phục vụ trong quân ngũ. Nghĩa vụ dân quân vốn chỉ còn trên hình thức bị bãi bỏ và các binh đoàn trở thành quân đội chuyên nghiệp. Công dân vẫn đượC ưu tiên, song những người chưa có quyền công dân mà đầu quân và [có thể chất] phù hợp thì được ban quyền công dân, thời gian phục vụ là mười lăm năm (thực tế thường là hai mươi năm), trong thời gian đó người lính không được phép lấy vợ - tuy rằng gia đình họ thường ở luôn trong trại binh, theo lẽ tự nhiên dẫu rằng không hợp pháp; lương được trả cố định, đều đặn và, khi giải ngũ, cựu chiến binh được nhận trợ cấp hưu trí đủ sống. Các sắc thuế mới, bằng tính toán chi li, thu được những khoản tiền lớn để giải quyết cho số cựu chiến binh, qua đó cũng khích lệ quân nhân tại ngũ luôn trung thành và giữ đạo đức tốt.Số quân trong quân đội của Augustus ổn định ở mức 125.000 người. Một số lượng tương tự phục vụ trong các đơn vị kỵ binh và bộ binh trang bị nhẹ hỗ trợ các quân đoàn La Mã đã sử dụng những đơn vị như thế từ khi bắt đầu các cuộc chinh phục Ý, nhưng quân hỗ trợ không được coi là công dân và thời gian phục vụ của họ cũng không đều đặn. Từ đây trở đi, chắc chắn là từ triều đại của Claudius, người kế vị Augustus, họ được trả lương tương xứng, nhưng điều thúc đẩy lớn lao đối với họ là sau hai mươi lăm năm quân ngũ: khi giải ngũ họ sẽ được cấp quyền công dân, các con trai cũng được cấp quyền công dân, bất kể sinh vào lúc nào. Những điều khoản này cải thiện rất nhiều năng lực của những đội quân trí chiến, một số đơn vị phục vụ rất đắc lực nên đượC cấp quyền công dân hàng loạt. Hơn nữa, theo thời gian, các cánh quân kỵ và các đội bộ binh không còn được tuyển mộ phục vụ tại chỗ (một khuynh hướng khiến phẩm chất của họ trở nên rất gần với phẩm chất của các quân đoàn), mà được điều chuyển sang cho các sĩ quan của đế quốc theo lệnh của các thủ lĩnh địa phương và được điều đi phục vụ ở bất cứ đâu trong đế quốc. (1)Augustus làm tất cả mọi thứ để bảo đảm sự tin cậy của quân đội trong tương lai bằng cách bố trí nhân sự trong tầng lớp chỉ huy quân đội. Dưới thời cộng hòa, viễn thống đốc một tỉnh cũng là chỉ huy các binh đoàn trong phạm vi tỉnh đó. Augustus tự bổ nhiệm mình làm thống đốc hầu hết các tỉnh, cho nên ông trực tiếp chỉ huy các binh đoàn đồn trú ở các tỉnh đó, trong khi ban sắc lệnh rằng trong các tỉnh còn lại, nghị viện vẫn chỉ định người cai trị, các binh đoàn trong tỉnh đó cũng được đặt dưới quyền chỉ huy của viên thống đốc này, thông qua các thông số vốn là đại diện của nhà vua. Để điều hành và tài trợ cho hệ thống có tính tập trung cao độ và phức tạp này, Augustus tạo ra một sở dân sự đế chế, với nhân sự cao cấp là người trong tầng lớp chính trị, những người này được giao trách nhiệm 443 - 444cần thiết cũng như được trả lương từ ngân sách nhà nước. Các viên chức đế chế này có nhiệm vụ thu thuế để hỗ trợ cho hệ thống hành chính và quân đồn trú trong tỉnh, đưa về ngân khố nhà nước; ở Ai Cập và châu Phi, thu mua thóc lúa để cung cấp khẩu phần miễn phí cho các gia đình trong thành phố, 400.000 tấn lương thực được nhập khẩu mỗi năm.Hệ thống Julio-Claudia này, như các sử gia thường gọi, được thực hiện tốt dưới thời những người kế vị trực tiếp của ông nhưng tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường. Mỗi khi có một sự kế vị gây tranh cãi, hoặc một cuộc chiến tranh thất bại, quyền lực có xu hướng trở về tay quân đội, toàn bộ cơ cấu quyền lực nằm ở đó. Sự thành công của đế quốc La Mã đưa đế quốc này đến chiến tranh như một tất yếu, vì La Mã không thể dung túng những xáo trộn trên đường biên giới của mình, trong khi sự thịnh vượng ngày càng tăng của La Mã khiến cho người ngoài ganh tị tìm cách xâm nhập bằng vũ lực. Sự xáo trộn là nguy cơ chính ở phía đông, nơi những vương quốc cổ và các đế quốc kinh địch Parthia và Ba Tư đang tồn tại thấy phật lòng trước nỗ lực nhằm thiết lập một tuyến kiểm soát ổn định của La Mã; còn sự xâm lăng là nguy cơ ở phía tây, dọc theo sông Rhine và sông Danube, nơi từ thế kỷ thứ nhất người ta đã nhận thấy những chuyển động lớn của dân số do sức ép từ vùng thảo nguyên.Vào năm 69, cuộc khủng hoảng có thể thấy trước đã xảy ra. Trước đó triều đại Julio-Claudia đã từng chứng kiến những thành tựu về mặt quân sự. Đảo Anh (bị xâm lăng từ năm 43) bị sáp nhập vào đế quốc và vào năm 63, Armenia phải thừa nhận quyền bá chủ của La Mã. Song song với đó lại có những cuộc nổi dậy, đặc biệt là ở Đức, nơi Arminus tiêu diệt một đội quân La Mã trong rừng Teutoburg (năm 9), và ở Judaea, nơi người Do Thái nổi lên chống lại sự cai trị của La Mã vào năm 66. Năm 68, hoàng đế trị vì Nero tâm trí mất cân bằng, có lẽ là điên khùng, mất sự tín nhiệm của binh sĩ và bị lật đổ do đảo chính quân sự, sự kiện nàydẫn đến nội chiến giành quyền kế vị và cuối cùng là sự xuất hiện của một hoàng đế quân nhân, Vespasian, không thuộc dòng dõi Julio-Claudia. Có năng lực và thận trọng, ông vẫn hồi sự ổn định của đế quốc nhưng vì là một kẻ đảo chính quân sự, ông thiếu tính chính danh. Điều này rốt cuộc được Nerva, người nối ngôi ông, tái lập. Nerva thiết lập nguyên tắc chỉ định những nhà cai trị mạnh mẽ bằng quy trình chấp nhận chính thức người có triển vọng thừa kế. Bằng cách đó, bốn người kế vị sau đó, Trajan, Hadrian, Antoninus Pius và Marcus Aurelius, tất cả đều là những nhà cầm quyền lỗi lạc và nhà chỉ huy quân sự thành công. Dưới triều các hoàng đế Antonine này (từ năm 98 đến 180), quân đội La Mã giành một loạt chiến thắng và sáp nhập vùng Lưỡng Hà, Assyria và tỉnh Dacia hai bên sông Danube (bây giờ là nước Hungary) vào đế quốc.Thành công của các hoàng đế Antonine là do họ áp dụng một sách lược ổn định quân sự bất cứ nơi nào có thể đạt được, có nghĩa là ở mọi nơi trừ vùng biên giới để ngỏ với Parthia và Ba Tư. Đây từng được gọi là "một chiến lược lớn dựa trên an ninh phòng ngừa - thiết lập một tuyến rào cản phòng ngự ngoại vi quanh đế quốc".2 Các sử gia bất đồng sâu sắc với nhau về những chi tiết của chiến lược này. Có người bác bỏ rằng chiến lược ấy dựa trên một cơ sở có ý thức của người La Mã, rằng sự nỗ lực rõ ràng hòng đạt và giữ được các đường biên giới "có tính khoa học" trên sông Rhine, sông Danube, các vùng cao nguyên miền bắc đảo Anh và rìa sa mạc Sahara, thể hiện qua việc xây dựng các đồn lũy mà đôi khi các phế tích đồ sộ vẫn còn cho thấy rõ tầm vóc của chúng, không cho ta biết gì hơn ngoài mong muốn của các vị tư lệnh địa phương hoặc của các hoàng đế ghé qua, muốn thành lập những chất cảnh vệ và đồn kiểm soát thuế quan ở rìa một khu vực nằm trong địa giới hành chính chính 4451. Bốn người này được gọi là các hoàng đế Antonine, có tài năng, trong số bảy vị hoàng đế (của triều đại) Nerva-Antonine kế tiếp ngôi vị của hoàng đế Nerva. (ND) 2. A. Ferrill, The Fall of the Roman Empire (Sự sụp đổ của đế quốc La Mã), London, 1986, tr. 25.446thức. Những người có quan điểm đó rất đáng được chú ý vì sự am tường của họ về các tiểu tiết của sách lượC quân sự La Mã là bao quát và chính xác; sức mạnh trong các quan điểm của họ cũng được củng cố thêm bằng cách dùng từ để thể hiện các đặc tính của quan điểm quân sự La Mã: rằng quan điểm đó dựa trên "một lòng khao khát vinh quang" nhiều hơn là lý thuyết chiến lược. Nhận định đó nghe có vẻ đúng. Clausewitz và các lý thuyết gia đương đại của ông có thể đã lấy cảm hứng từ hoạt động quân sự thực tế của La Mã, nhưng ý niệm cho rằng cách tiến hành chiến tranh của La Mã là theo đúng thuyết Clausewitz (nhiều hơn so với của Hy Lạp), về thực chất, không mấy thuyết phục. Dù sự phân tích của Clausewitz về các tình huống quân sự đặc thù có hợp logic chăng nữa thì việc Alexander bị lôi kéo sang phía đông là chỉ vì khao khát hư vinh mà thôi, có lẽ La Mã cũng khao khát hư vinh, và chắc chắn họ không có ý niệm nào về "chiến tranh như sự tiếp nối của chính trị" vì họ không ban cho bất cứ kẻ thù nào của mình, kể cả người Parthia hay người Ba Tư, phẩm giá dân sự. Cũng như người Trung Hoa, người La Mã chia thế giới thành văn minh và các vùng đất nằm ngoài văn minh tuy đôi lúc cần dùng đến chính sách ngoại giao (trong việc đối phó với người Armenia và các vương quốc đã thiết lập từ xưa khác, chẳng hạn) song họ làm như thế chỉ vì thủ lợi thôi, chứ không như một nhà nước cư xử với một nhà nước ngang hàng. Thực ra, không có lý do nào để họ phải cư xử như thế. Không phải chỉ vì qua những thử thách về tổ chức quân sự và quan lại, La Mã tỏ ra vượt xa mọi dân tộc mà họ có chung biên giới. Cái "tư tưởng" của La Mã, mà vào năm 212 đã mở rộng quyền công dân cho tất cả những người tự do trong đế quốc, là độc nhất vô nhị, không có ở những nơi khác; và cũng chẳng ở nơi đâu có những cơ sở hạ tầng ưu việt như đường sá, cầu cống đê điều, kho vũ khí, doanh trại và công trình công cộng hỗ trợ cho sức mạnh quân sự, đời sống hành chính và kinh tế như của La Mã. 447Dù vậy, sự tồn tại của các đường biên giới có đồn lũy của La Mã, phần nhiều giống với Vạn Lý Trường Thành của Trung Hoa, là một thực tế. Người Trung Hoa biết rằng bản thân việc xây dựng một tuyến phòng thủ cố định không mang lại an toàn - muốn an toàn thì cần phải thực hiện đồng thời chính sách "tiến tới", như nhà Đường đi vào Dzungaria và người Mãn Châu tiến vào thảo nguyên. Đúng là các triều đại Trung Hoa không có nguồn gốc thảo nguyên đã không thể theo đuổi hoặc không thành công trong chính sách như thế, nhưng điều đó không làm mất đi ý nghĩa của việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành ngay từ đầu, vì việc ấy đánh dấu đường biên của một vùng văn hóa mà mọi chính quyền Trung Hoa đều tìm cách bảo tồn. Cũng như vậy, quan điểm hồi cố phủ nhận những nỗ lực xây dựng công sự của La Mã là thứ yếu trong các mục tiêu mang tính chiến lược thật sự của đế quốc của một số học giả hiện nay sẽ vấp phải chướng ngại là bản thân các hòn đá tảng xây nên thành lũy đó. Có thể trong hai thế kỷ đầu sau triều đại của Augustus, đế quốc phụ thuộc vào sức mạnh của các binh đoàn được triển khai đa dạng để duy trì an ninh bằng các biện pháp gián tiếp. Đó là quan điểm của Edward Luttwak, ông cho rằng sách lược của các hoàng 448đế thuộc triều đại Julio-Claudia, những vị vua vẫn còn mở những cuộc chiến tranh bành trướng, là dùng các quân đoàn như nguồn bảo đảm an ninh tối hậu cho một tuyến phòng ngự hợp nên trước hết bởi các nước mới bị chinh phục, như những nước ở bắc Hy Lạp, Tiểu Á và châu Phi, trong khi dưới triều Nerva-Antonine, các binh đoàn được phân bố ở các vùng biên giới lập nên những đơn vị đồn trú, các trở ngại chủ yếu mà những kẻ đe dọa xâm lược từ bên ngoài sẽ buộc phải phá vỡ. Ông cho rằng khi những cuộc nổi dậy cụ thể xảy đến, chúng sẽ được xử lý bằng cách tập trung các quân đoàn rút từ những vùng biên giới đang có hòa bình. Quan điểm này bị nhiều người khác phản bác bằng các quan điểm đa dạng như người La Mã vẫn tiếp tục bành trướng trên các vùng biên giới, nơi kẻ thù, đặc biệt là Parthia và Ba Tư, thách thức quyền lực của họ, hay mối bận tâm chính của quân đội là những bất ổn mang tính địa phương có gốc rễ từ tập quán cướp bóc, đạo tặc, hoặc sự kỷ luật của các bộ lạc du mục.Dù vậy, không ai chối cãi rằng từ thế kỷ 3 trở đi, khi áp lực dân số ở phía tây và sức ép của cuộc chiến tranh với Ba Tư ở phía đông tăng lên, đã có sự đồng nhất tuyệt đối giữa các quân đoàn với các đường biên giới có đồn lũy. Đã có sự hợp thức hóa các đường biên giới, đặc biệt là trên sông Danube nơi La Mã phải từ bỏ tỉnh Dacia vào năm 270, trên sông Rhine, trên hạ lưu sông Nile, nơi người La Mã thấy không thể làm cho người Numidia xiêu lòng như các pharaoh đã làm, và ở châu Phi nơi nhiều vùng của Mauritania phải di tản vào năm 298. Tuy vậy, trên những tuyến ngắn hơn, các binh đoàn phải chiến đấu thêm một thế kỷ nữa và chiến lược của người La Mã tập trung vào việc bảo vệ các vùng lãnh thổ nội địa với tính toàn vẹn của nó được xác định bằng các đường biên giới có đồn lũy. Nếu chính xác là thế, sẽ đúng khi cho rằng cho dù sức mạnh đã suy giảm, các đường biên giới, dù xê dịch đôi chút từ thời điểm Augustus lên ngôi trong thế kỷ 1 TCN cho đến khi La Mã từ bỏ đảo Anh vào đầu thế kỷ 5, đã có ảnh hưởngmang tính quyết định đối với quan điểm quân sự của La Mã. Các sử gia với một hiểu biết nhất định về một giai đoạn hay một tỉnh, cũng như về toàn bộ đế quốc La Mã, đều có thể chỉ ra những mâu thuẫn rành rành trong quan điểm, có lẽ là của Gibbon truyền lại, rằng La Mã tự coi mình là trung tâm vững vàng của một thế giới man di hỗn độn. Nhưng nói như thế tức là bỏ qua ảnh hưởng về mặt tâm lý của một quân đội chuyên nghiệp gây ra đối với các sách lược đế quốc của chính quyền mà quân đội này phục vụ. Khi các đường biên giới đã được xác định bằng các đồn lũy và trở thành nơi đồn trú thường trực của các đơn vị chính thức được đặt tên, hoặc ít ra là nơi dừng nghỉ quen thuộc của các đơn vị luân chuyển, các đường biên giới ấy mang ý nghĩa tượng trưng cho những người lính bảo vệ chúng; sự xuất hiện một hình ảnh tượng trưng như thế là dễ nhận thấy trong lịch sử của quân đội La Mã, chẳng hạn ta có thể thấy quân đoàn Vũ Victrix từ sông Rhine di chuyển đến đảo Anh vào khoảng năm 122 và sáu mươi năm sau vẫn còn ở đó, hay quân đoàn III Cyrenaica do Julius Ceasar thành lập trên sông Nile vẫn còn đóng quân tại Ai Cập trong thế kỷ 3, hay hai trung đoàn kỵ binh Ala Augusta Gallorum Petriana được thành lập tại Gaul và Ala I Pannoniorum Sabiniana được thành lập tại Pannonia (nay là Hungary) đều phục vụ tại tường thành Hadrian từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 3, trung đoàn thứ hai đóng quân suốt ở nơi bây giờ là Stanwix. Rất nhiều ví dụ cụ thể: từ năm 69 đến năm 215, binh đoàn III Gallica đóng ở Syria; từ năm 85 đến năm 215, binh đoàn II Adiutrix đóng ở Hungary và từ năm 71 đến năm 215, binh đoàn VII Gemina đóng ở sông Rhine. 2)Với một quân đội mà lực lượng nòng cốt là đội lính chuyên nghiệp và truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác danh sách điểm đóng quân của các binh đoàn và hiểu 449 ,450biết về cuộc sống của họ ở những nơi đó, rốt cuộc ý thức của người lính không thể nào không bị địa lý của các vùng biên cương giới hạn. Dĩ nhiên, có nhiều thứ khiến họ xao nhãng khỏi việc bảo vệ đế quốc, nhất là những tranh chấp thường xuyên về việc kế vị ngôi hoàng đế trong thế kỷ 3, khiến binh đoàn này xung đột với binh đoàn kia do phục vụ những kẻ soán đoạt và các thống đốc tỉnh muốn giành ngôi. Việc tái tổ chức lực lượng đồn trú dưới thời hoàng đế Constantine (312-337), người giành được ngôi hoàng đế do chiến thắng một trong những cuộc nội chiến này, đã rút các quân đoàn về thành quân dự bị ở trung ương, làm giảm bớt quy mô của chúng và thêm vào quân đội một lượng kỵ binh đáng kể. Những thay đổi này làm biến đổi mạnh mẽ kết cấu của quân đội, làm suy yếu vĩnh viễn nền tảng bộ binh vốn đã tạo nên quân đội từ thời cộng hòa. Dù vậy nó vẫn còn là một quân đội đế quốc, được hỗ trợ bằng thuế dẫu rằng việc thu thuế gặp nhiều khó khăn hơn, vẫn được dành riêng để bảo vệ biên giới, dù xa căn cứ hơn. Chất lượng của các đội quân trợ chiến, vốn do những cải cách của Constantine nên bị lâm vào thế cách ly không thoải mái trên những vùng biên giới càng nhiều tranh chấp, bị suy giảm do hậu quả của việc không còn tiếp xúc với quân đoàn; ngày càng nhiều những đơn vị limitanei(2) được thành lập từ các dân quân gốc nông dân được tuyển tại chỗ. Dù vậy, giá trị quân sự của lính chínhquyvẫn còn đáng sợ. Sau thời hoàng đế Diocletian (284-305), đế quốc bị chia làm hai phần đông và tây vì mục đích hành chính, sự chia cắt này gây ra hệ quả là lực lượng quân sự của hai phần đông và tây ngày càng phân rẽ khỏi nhau. Nhưng cuộc khủng hoảng tiếp theo và cuối cùng làm triệt tiêu sức mạnh của quân đội đế quốc thì mãi đến thế kỷ 5 mới xảy ra. Bất chấp các thảm họa do chiến dịch của quân Ba Tư gây ra năm 363, trong đó hoàng đế Julian kẻ bội giáo tử trận, vàtai họa ở thành Adrianople (396) trong đó hoàng đế Valens chết dưới tay người Goth, trật tự trong đế quốc và tuyến phòng thủ biên giới của nó được vãn hồi nhờ nỗ lực to lớn của hoàng đế Theodosius, người đã tái thống nhất hai nửa đế quốc đông và tây, đồng thời mở một loạt chiến dịch đẩy lùi ngoại nhân ra khỏi lãnh thổ đế quốc. Dù vậy, như chúng ta đã thấy, chính Theodosius đã tiến hành một nước đi cực kỳ nguy hiểm thỏa hiệp tỉnh La Mã của quân đội bằng cách chấp nhận những đơn vị lớn gồm các "liên đoàn" man di vào dưới quyền chỉ huy của mình; các liên đoàn này không phục vụ với tư cách lực lượng hỗ trợ trong các đơn vị do sĩ quan của đế quốc thành lập và chỉ huy như trước kia, mà như những đồng minh dưới quyền chỉ huy của các lãnh tụ của chính họ. Một khi đã thực thi, biện pháp này sẽ không còn cách nào vãn hồi được nữa. Trong suốt nửa đầu thế kỷ 5, những người lính gốc Teuton đổ vào đế quốc phía tây, tuy cấu trúc quân đội của đế quốc ở đó vẫn tồn tại trên danh nghĩa, và các tướng lĩnh địa phương như Constantius hay Aẹtius vẫn còn nắm trong tay đủ lực lượng để kiềm chế một số bộ lạc trong một số vùng chinh phục hạn chế, và thậm chí thỉnh thoảng khiến người man di đánh lẫn nhau, song người ta phải bỏ lo việc kiểm soát vùng biên giới trong khi kiểm soát nội bộ trở nên yếu ớt và thất thường. Các đội quân "La Mã" của Constantius và Aetius gồm người Teuton, mang vũ khí của người Teuton, không hề có tính kỷ luật của binh đoàn, thậm chí còn dùng tiếng thét xung trận của người Giéc-manh (baritus).Ngay trước mặt Attila và quân Hung, một số kẻ xâm lắng người man di này, vốn đã chịu khổ sở trong tay quân Hung bên ngoài đế quốc, đã đến dưới trướng Aetius; họ cầu thành một phần lớn trong quân đội của ông tại Chalons vào năm 451. Trong khi chiến thắng này giúp xứ Gaul, và có lẽ cả La Mã, thoát khỏi sự tàn phá của một dân tộc du mục, thì Ý và thủ đô La Mã đang chịu mối đe dọa từ một hướng khác. 451Gaiseric, lãnh tụ của bộ lạc Vandal, đã băng qua xứ Gaul và Tây Ban Nha để xây dựng một vương quốc ở Bắc Phi, đi theo đường biển tới chiếm các đảo Corsica và Sardinia rồi từ đó đánh chiếm và cướp phá La Mã vào năm 455. Leo, hoàng đế Đông La Mã mở cuộc phản công bằng kỵ binh nhưng thất bại; và quân Vandal thiết lập một chế độ cướp bóc kiểm soát các hải phận Địa Trung Hải từ căn cứ của họ ở Sicily và châu Phi, điều này tiếp tục được những tên cướp biển người Saracen và Barbary thực hiện trong suốt một nghìn năm. Ở xứ Gaul và Ý, quyền lực được chuyển sang tay ba thủ lĩnh người Giéc-manh là Ricimer, Orestes và Odoacer, những người về sau đã dựng nên một loạt hoàng đế kế vị bù nhìn. Một trong các hoàng đế ấy, Marjorian (457-461) khôi phục được quyền lực hoàng đế thực sự trong một thời gian ngắnmiền nam xứ Gaul nhưng rồi bị buộc phải thoái vị. Năm 476, Odoacer, người nắm lực lượng lớn nhất ở Ý, lấy danh nghĩa là một đội quân La Mã tuân phục hoàng đế bù nhìn Romulus, đánh bại Ricimer trong cuộc chiến tranh giành quyền lực, hạ bệ Romulus và tự xưng là vua chứ không phải hoàng đế. Nghị viện, vẫn còn tồn tại dưới hình thức mờ nhạt, chuyển nghi trượng hoàng đế cho vị hoàng đế ở phía đông tại Constantinople, quân đội La Mã phía tây từ lâu đã không còn tồn tại nữa.(1) 452CHÂU ÂU SAU THỜI KỲ LA MÃ: MỘT LỤC ĐỊA KHÔNG CÓ QUÂN ĐỘIQuân đội La Mã vẫn còn tồn tại ở phía đông và bảo vệ đế quốc Đông La Mã với những khoảng cách rất khác nhau từ Constantinople - có lúc xa tận Caucasus hay sông Nile, có lúc ngay dưới chân những tường thành khổng lồ của kinh đô - cho đến khi tàn dư của nó bị Mehmet Nhà Chinh phục người Ottoman đè bẹp trong cuộc bao vây thành Constantinoplenổi tiếng vào năm 1953. Nhưng từ khi đế quốc phía đông bắt đầu tự trị, quân đội La Mã tại đây rất khác với quân đội của các quân đoàn. Dưới thời Belisarius và Narses, các tướng lĩnh đã giúp hoàng đế vĩ đại Justinian (527-565) khôi phục quyền kiểm soát ở Ý và Bắc Phi (tiêu diệt thế lực Vandal trong quá trình đó), quân đội La Mã rất giống với quân đội của Aẹtius và Marjorian. Tại Tricameron (453), nơi Belisarius lật đổ Gelimer người Vandal, và tại Taginae (455), nơi Narses giành được chiến thắng đưa Ravenna và thành La Mã về lại dưới sự cai trị của đế quốc, quân đội của cả hai vị tướng được hình thành bằng binh lính không phải người La Mã, bao gồm người Hung ở châu Phi và một lực lượng cung thủ người Ba Tư ở Ý. Tuy nhiên, khi biên giới của Đông La Mã được thiết lập, đại khái trên tuyến sông Danube và vùng núi Caucasus và một đường biên giới biển bao quanh các đảo Cyprus, Crete và đầu mút của bán đảo Ý (Ai Cập, Syria và Bắc Phi bị mất vào tay người Á Rập trong khoảng thời gian từ năm 641 đến 685), cách tổ chức quân sự của đế quốc có thể đã được đặt trên một nền tảng khác. Về cơ cấu, nó giống với quân đội của Augustus: đế quốc được chia thành nhiều tỉnh, gọi là themes, dưới quyền các vị chỉ huy, với quân lính của mình, tuân theo chỉ thị của hoàng đế. Quân lính được tổ chức thành các đơn vị vốn phát xuất từ cải cách của Constantine vào thế kỷ 4 hơn là từ các quân đoàn bộ binh trang bị nặng; chúng là các trung đoàn bộ binh và kỵ binh nhỏ độc lập mà khi cần thiết có thể được kết hợp để tăng cường cho lực lượng dân quân biên phòng. Trong thế kỷ 2, có mười ba themes, bảy ở Tiểu Á, ba ở các xứ vùng Balkan và ba ở vùng Địa Trung Hải và biển Aegea; vào thế kỷ 10 số các theme tăng lên thành ba mươi, nhưng quân đội vẫn luôn giữ ở mức 15 vạn quân, một nửa là bộ binh, một nửa là kỵ binh, gần như bằng quân đội dưới thời Augustus. Được hỗ trợ bằng hệ thống quan lại và thuế má hiệu quả, 453 454đồng thời được giai cấp nông dân giàu có nuôi dưỡng và cung cấp quân nhu, quân đội của Đông La Mã vẫn có thể duy trì sự tồn tại của đế quốc, tuy đã thay đổi nhiều, và dĩ nhiên đã cải theo Thiên Chúa giáo cho đến khi bắt đầu có những cuộc tiến công của người Thổ vào năm 1071.0Ở phía tây không có quân đội nào như thế được phục hồi để bảo tồn những tàn dư của nền văn minh La Mã, nền văn minh mà những kẻ hủy diệt nó cũng vô cùng khâm phục. Thực ra, sự phục hồi là bất khả bởi cơ sở đã hỗ trợ cho một quân đội như thế - là chế độ thuế má cân đối và hợp lý, tuy đã trở nên rất bất công vào mạt kỳ của đế quốc - đã bị hủy diệt. Các vua của người man di mặc sức đánh thuế vô tội vạ, nhưng phần thu vào vẫn không đủ để cung cấp cho quân lính có kỷ luật, dù sao đi nữa những kẻ chinh phục, vốn có ác cảm sâu sắc với kỷ luật, vẫn còn giữ trong thâm tâm niềm tin thô thiển của dân Teuton vào sự tự do của người chiến binh mang vũ khí và vào sự bình đẳng của anh ta với đồng đội. Người Goth, người Lombardy và người Burgundy tùng là nông dân trước khi sức ép từ thảo nguyên đẩy họ vượt qua Sông Rhine, cho nên họ chỉ mong muốn sống bằng nghề cày cấy khi được chia đất. Ở Ý, mỗi người lính được chia một phần ba mảnh đất của người dân nơi anh ta trú đóng, một sự cải biên từ hệ thống đế quốc cũ vốn ấn định dành một phần ba đất đai của mỗi cư dân cho một người lính trú đóng; ở Burgundy và miền nam Pháp, sự phân bổ này được ấn địnhmức hai phần ba. Thế là những người lính định cư để cày cấy trên những nông trang rải rác, trong khi người dân chẳng ưa gì họ và họ dần làm tiêu hao đi những phẩm chất quân sự từng khiến họ đáng sợ trong chiến trận; họ không nộp cho chính phủ phần thặng dư thường lệ có thể dùng tái xây dựng một quân đội văn minh gìn giữ hòa bình. "Các vương quốc man di kết hợp các thói xấu đặc trưng của đế quốc La Mã". chủ yếu là thói xấu của bọn giàu có luôn cưỡng đoạt nhữngmảnh đất nhỏ để mở rộng thêm điền trang của mình - "và của tình trạng dã man thô lỗ... Vốn dĩ chúng đã quen mang thói lộng hành, giờ đây lại thêm bạo lực vô luật pháp của người dân bộ lạc man di và của những người La Mã [sống sót] bắt chước các thói đó của chúng."(1)Nhìn lại, thật dễ nhận thấy phần đóng góp chủ yếu của La Mã vào hiểu biết của nhân loại về việc làm thế nào cho cuộc sống trở nên văn minh là thiết chế của nó về một quân đội chuyên nghiệp và có kỷ luật. Dĩ nhiên La Mã đã không nghĩ đến mục đích như thế khi lao vào các chiến dịch bành trướng bên trong bán đảo Ý và rồi khai chiến chống lại Carthage; quân đội được chuyển hóa từ dân quân thành lực lượng viễn chinh tầm xa là để thuận theo đòi hỏi của chiến trường chứ không phải theo một quyết định có ý thức. Việc La Mã chấp nhận một hệ thống tuyển quân chính quy "binh nghiệp trọng tài năng" khắp đế quốc và cho cả công dân lẫn người chưa phải công dân phát xuất là từ sự cần thiết; các cải cách của Augustus chỉ hợp thức hóa một tình huống đã có sẵn rồi. Tuy nhiên, như thể do một bàn tay vô hình đun đẩy, sự tiến hóa của quân đội La Mã chính là để phục vụ cho nền văn minh của La Mã. La Mã, không giống như Hy Lạp cổ điển, là một nền văn minh của những thành tựu về luật pháp và vật chất, chứ không về tư duy tư biện và sáng tạo nghệ thuật. Sự ban bố luật pháp và việc quyết liệt mở rộng hạ tầng cơ sở vật chất phi thường của nó không đòi hỏi nhiều nỗ lực tri thức cho bằng đòi hỏi năng lực vô hạn và tinh thần kỷ luật đạo đức. Chính nhờ những phẩm chất này mà quân đội là nguồn lực tối hậu và thường là công cụ trực tiếp, đặc biệt là trong xây dựng các công trình công cộng. Vì thế, điều không thể tránh khỏi là một quân đội suy yếu - cho dù những thất bại bên trong về mặt kinh tế và hành chính cũng là nguyên nhân chủ chốt chẳng kém gì những khủng hoảng quân sự ở biên giới - sẽ dẫn đến đế quốc suy yếu và quân đội sụp đổ đấy chính đế quốc phía tây sụp đổ. 455 456Các vương quốc kế nghiệp ở phía tây không hề biết cái thiết chế mà chúng đã hủy diệt là vô giá ra sao, thay thế nó là khó khăn thế nào. Thế nhưng quyền lực đạo đứcchâu Âu hậu La Mã không hoàn toàn mất chỗ đứng; nó chuyển sang các thiết chế của giáo hội Thiên Chúa giáo, thiết lập một cách vững chắc trong hình thức Công giáo hom là trong hình thức Cảnh giáo (Nestorism) nhờ vào việc cải đạo cho người Frank vào năm 496, và ở nơi ý chí Giáo hội, dẫu không phải về bản chất, đế quốc đã tìm thấy kẻ kế tục của mình. Tuy vậy, không có gươm đao thì các giám mục Thiên Chúa giáo không thể mang lại sức mạnh cho thỏa ước Thiên Chúa giáo; và cho dù các vị bảo trợ vương giả của họ có gươm đao, các vị ấy dùng chúng để gây chiến tranh với nhau hơn là để tạo nên và duy trì một nền hòa bình Thiên Chúa giáo. Lịch sử Tây Âu cuối thế kỷ 6 và 7 là một lịch sử buồn thảm của những cuộc tranh cãi liên miên giữa hoàng gia của các vương quốc nối nghiệp, có chăng là chỉ được giảm đi vào đầu thế kỷ 8, khi những người đầu tiên của dòng họ Carolingian thiết lập chức giáo trưởng của họ trong các vùng đất của người Frank ở cả hai bờ sông Rhine. Sự xuất hiện của dòng họ Carolingian là kết quả của một cuộc đấu tranh nội bộ, nhưng nó cũng có thể được coi như một phản ứng trước những đe dọa mới - đặc biệt là việc người Hồi giáo từ Tây Ban Nha tiến vào miền nam nước Pháp và những cuộc tấn công của người Frisia, người Saxon và người Bavaria ngoại đạo ở trên vùng biên giới phía tây. Chiến thắng của Charles Martel trước người Hồi giáo tại Poitiers vào năm 732 đẩy họ vĩnh viễn ra khỏi vùng núi Pyrénées; các chiến dịch của cháu nội ông ta, Charlemagne hay Charles Đại Đế, củng cố một đường biên giới xa tận sông Elbe và thượng nguồn sông Danube trong nước Đức và mang vương quốc Ý của người Lombard, bao1. Cảnh giáo (Nestorism), một hệ phái của Thiên Chúa giáo do Nestorius sáng lập vào thế kỷ 5, chủ trương trong Chúa Jesus tồn tại hai con người riêng biệt, thành và phàm. (ND)gồm cả thành La Mã, vào trong đế quốc mới được thành lập vào ngày đăng quang của ông do giáo hoàng Leo III chủ trì đúng ngày Giáng sinh năm 800.Tính hợp pháp của Charlemagne là do giáo hoàng thừa nhận như người kế vị của hoàng đế La Mã thông qua một dòng dõi do hư cấu mà ra; quyền lực của ông phụ thuộc vào các lực lượng vũ trang của ông, vốn chẳng giống một tí nào với quân đội La Mã, kể cả là quân đội La Mã trong giai đoạn cuối suy tàn. Các vua người Frank trước đó, như các nhà cai trị man di khác, duy trì những nhóm chiến binh chọn lọc có thể tin cậy làm nòng cốt cho đoàn cận vệ của mình, những người mà ông tin sẽ chiến đấu dũng cảm và luôn luôn sẵn sàng nhận lệnh - tương đương đội kỵ binh cận vệ của Alexander. Trong thời đại của những cuộc chinh phục, vấn đề cần phải duy trì họ như thế nào hãy còn chưa nảy sinh và trong những thời kỳ chưa ổn định, họ sống bằng các cách ứng biến. Nhưng khi một vương quốc có các đường biên giới rồi, dù được vạch ra được chăng hay chớ thế nào, và tìm cách duy trì ổn định bên trong các đường biên giới đó, các chiến binh của nhà cai trị cần có nguồn tài trợ bền vững hơn chứ không phải từ nguồn của cải cướp bóc hoặc cưỡng đoạt tạm thời. Giải pháp là dung chứa các thành viên của những "chiến đoàn Giéc-manh (mà trong tiếng La tinh, thứ tiếng cung cấp cho các vương quốc mới rất nhiều thuật ngữ về luật pháp, được gọi là comitatus) theo tập quán precarium cũ của người ta Mã, mô hình thuê đất mà theo đó người canh tác cày cấy trên đất thuộc điền trang của một địa chủ. Trong thời thịnh vượng của đế quốc La Mã, precarium được trả bằng tiền; khi những loạn lạc bất ổn của thế kỷ 5 và 6 khiến tiền tệ không còn được lưu hành, việc trả tiền thuê đất được thay thế bằng các hình thức trả công phục vụ. Đó không phải một tiến trình phức tạp, tuy rằng thực tế, đối với những 457I(1) : 458người đi theo một nhà cai trị, có nghĩa vụ cá nhân đối với ông ta và đổi lại được nhận sự bảo trợ (patrocinium) của ông ta, nó dần dần làm mối quan hệ đó chuyển hóa, trong đó sự phục vụ về quân sự được đáp lại bằng việc phân phong, nhưng vai trò patrocinium được thể hiện bằng một precarium. Mối quan hệ phù hợp cho cả hai bên: kẻ chư hầu (từ "oassal" [chư hầu] của người Celt có nghĩa là kẻ phụ thuộc) nhận được một phương tiện để sinh sống: "còn nhà cai trị thì được bảo đảm về phục vụ quân sự từ phía kẻ chư hầu; và mối ràng buộc giữa họ với nhau được khẳng định bằng việc thực hiện một hành động tôn kính mà, khi được Kitô hóa với sự can thiệp của giáo hội, nó được gọi là lời thề trung thành hay trung nghĩaº."Sự dàn xếp mà chúng ta gọi là chế độ phong kiến (feudalism, là do từ feudum, hay thái ấp, được nhà bảo trợ ban cho kẻ chư hầu) trở thành cơ sở chung mà từ đó các vua chúa xây dựng quân đội và giai cấp quân sự giữ lấy đất ở châu Âu dưới triều đại dòng họ Carolingian từ giữa thế kỷ 9 trở về sau, từ đó nó cũng là một tập quán được chính thức hóa: các thái ấp được thừa kế trong dòng họ chừng nào dòng họ đó vẫn còn phục vụ. Sự chính thức hóa các yếu tố này thường được cho là bắt đầu từ năm 877 khi vua Charles Đầu Trọc của Tây Frank, và là cháu nội của Charlemagne, ra sắc lệnh trong Thỏa ước đầu hàng Kiersey rằng các thái ấp có thể cha truyền con nối, trước đó ông đã ban hành sắc lệnh rằng mọi người tự do, có nghĩa là những người có sở hữu đất đai hay có mang vũ khí, phải theo một vị thánh hay nhà bảo trợ nào đó, và rằng bất kỳ kẻ nào có một con ngựa, hay đáng ra phải có một con ngựa, đều phải cưỡi ngựa đến gia nhập quân đội, ít ra là hằng năm. "Khi mỗi người phải theo một ông chủ, khi mọi kẻ có tài sản1, J, Beeler, War in Feudal Europe, 730-1200 (Chiến tranh ở châu Âu thời phong kiến, 730-1200), Ithaca, 1991, các trang 2-5. 2. Phong kiến là cách nói tắt của cụm từ Hán Việt "phong tước kiến điền" - nhà vua phong cho bề tôi chức tước và ban cho thái ấp tương xứng với chức tước đó để bề tôi cai trị. (ND)đều phải phục vụ với tư cách một kỵ binh và khi các chức vụ, tài sản và nghĩa vụ quân sự có tính thế tập, thì chế độ phong kiến đã hoàn chỉnh."(1)Chế độ phong kiến của triều đại Carolingian có nhấn mạnh việc sở hữu ngựa nhưng không nên bị đánh đồng với hệ thống quân sự của người du mục. Những vùng đất đượC canh tác ở Tây Âu không thể nuôi được một đàn ngựa đông đảo, và các quân đội phong kiến đáp lời triệu tập vào quân ngữ không có gì giống với đoàn người cưỡi ngựa của dân du mục. Phần lớn sự khác nhau này là do văn hóa quân sự riêng biệt của các bộ lạc người Teuton, những kẻ thích chiến đấu trực diện bằng vũ khí sắc bén, một truyền thống đã được củng cố bằng những cuộc đối đầu của họ với quân đội La Mã trước khi quân La Mã mất đi nền tảng huấn luyện theo phong cách quân đoàn. Nền văn hóa này vẫn được gìn giữ khi các chiến binh phương Tây lên ngựa và được tăng cường nhờ những trang bị họ mang trên người và các loại vũ khí họ dùng từ trên yên ngựa. Bản thân chiếc yên ngựa đã phát triển thành một chỗ ngồi vững chắc, một phần vì từ đầu thế kỷ 8 nó trở thành chỗ để treo chiếc bàn đạp mới được đưa vào sử dụng.Nguồn gốc của bàn đạp yên ngựa có lẽ là từ Ấn Độ, nhưng từ thế kỷ 5, nó đã được người Trung Hoa rồi các dân tộc thảo nguyên tiếp nhận, sau đó nhanh chóng du nhập vào châu Âu. Người ta tranh cãi rất gay gắt về ý nghĩa quan trọng của nó. Một bên là những người cho rằng, nhờ có nó người cưỡi có một chỗ ngồi vững chắc, do vậy nó biến người cưỡi thành một tay phóng lao trên ngựa; còn những người nghi ngờ thì cho rằng người du mục cưỡi ngựa không bàn đạp nhưng sự hợp nhất giữa người và ngựa không hề kém hơn một chút nào; vì không có dữ kiện đương thời để xác nhận quan điểm nào đúng, cho nên những ai không tha thiết với vấn đề này thì chẳng nên tham gia.? Nhưng chúng ta biết 459 460chắc rằng ở phương Tây, từ thế kỷ 8 trở về sau, người kỵ binh cưỡi ngựa trên một chiếc yên cao, xỏ hai bàn chân vào bàn đạp và nhờ đó có thể vận dụng vũ khí và mang những trang bị mà cho đến lúc đó chỉ đi liền với bộ binh mà thôi. Đúng là người Ba Tư và người Đông La Mã đã có những đội kỵ binh dã chiến gồm những kỵ sĩ mang áo giáp; thậm chí trước đó người ta mặc áo giáp cho cả ngựa, nhưng chúng ta không biết họ đã trang bị hoặc đánh nhau như thế nào, cho nên gán họ thành nguồn gốc của kỵ binh trang bị nặng là một việc khá rủi ro. Trái lại, chắc chắn là đến thế kỷ 9,người kỵ sĩ phong kiến ở tây châu Âu mang áo giáp kết bằng các vành kim loại, cầm khiên và hai bàn tay khá thoải mái điều khiển lao hoặc gươm khi chiến đấu.Những cách tân này xuất hiện rất đúng lúc vì trong thế kỷ 9, một làn sóng tấn công vào phương Tây đã bắt đầu, các chiến binh của những vương quốc kế tục hậu La Mã phần đông không có ngựa, trang bị cồng kềnh và ít được triệu tập sẽ không thể chống đỡ các làn sóng này được. Về nguồn gốc, các cuộc tấn công này xuất phát từ ba nơi: các vùng đất Hồi giáo, thảo nguyên và các vùng duyên hải Scandinavia vẫn còn ngoại đạo và man rợ. Một chế độ hải tặc cướp bóc Địa Trung Hải được dựng nên từ những vùng đất Hồi giáo; hành vi cướp bóc của họ gợi nhớ tới người Vandal trong thế kỷ 6 và họ cũng phụ thuộc cùng các hải cảng của Bắc Phi. Người Saracen, theo cách người châu Âu gọi những kẻ xâm lăng Hồi giáo này, sở dĩ hoạt động tự do như thế là vì từ khi đội chiến thuyền La Mã tan rã vào thế kỷ 5, phía tây Địa Trung Hải không có hải quân của nhà nước nào để bảo vệ các vùng bờ biển và giữ cho việc sử dụng đường biển được an toàn. Vào năm 827, đảo Sicily, từng không ít lần đã là mục tiêu tranh đoạt của các thế lực - Athens, Carthage, người Vandal - đã bị chiếm đóng, không lâu sau, bọn hải tặc lập căn cứ ở điểm tận cùng bán đảo Ý và miền nam nước Pháp; trong thế kỷ 10, các đảo Corsica, Sardinia và cả La Mãbị tấn công. Rốt cuộc người Saracen bị người Byzantine, thế lực duy nhất còn duy trì được một hạm đội chiến thuyền, đẩy lui ra khỏi miền nam nước Ý, nhưng chỉ sau khi họ đã cướp bóc và tàn phá, thường là sâu trong đất liền, từ sông Rhône đến biển Adriatic.Mối đe dọa từ thảo nguyên là do người Magyar; họ bị người Thổ vừa mới nổi lên đuổi về phía tây, năm 862 họ xuất hiện ở bình nguyên sông Danube, vùng đất chăn thả ngày trước của Attila. Từ đó, họ tung ra một loạt cuộc càn quét kiểu du mục điển hình với tầm xa khác thường, kể cả theo tiêu chuẩn của người Hung: năm 898 họ xâm nhập vào nước Ý, đẩy vua Ý là Berenger cùng với quân đội của ông gồm mười lăm nghìn kỵ sĩ mang giáp phục vào một trận đánh đầy tai họa trên sông Brenta vào tháng Chín năm 899. Năm 910, người Magyar đối đầu với đoàn quân của Đông Frank do Louis Trẻ Con, hoàng đế cuối cùng của dòng họ Carolingian, triệu tập ở gần Augsburg, trong trận này người Magyar giành được chiến thắng lớn, cho phép họ mặc sức tung hoành khắp nước Đức trong suốt mười năm kế tiếp. Henry Săn Chim, vua Đức năm 919-936, dần dần thu hẹp tầm cướp phá của người Magyar bằng cách xây dựng nhiều đồn lũy trên vùng biên giới phía đông, dù vậy họ vẫn tìm được cách xâm nhập vào sâu tận nước Pháp và Burgundy vào năm 924 và 926; tuy bại trận trước Henry Săn Chim năm 933 song họ lại vào được nước Ý năm 954. Năm kế tiếp, Otto I, hoàng đế của La Mã Thần thánh, cuối cùng đã có đủ sức mạnh và thời cơ để tổ chức đánh lại người Magyar dựa vào chướng ngại vật, một trong số ít phương tiện mà nhờ nó kỵ binh trang bị nặng có thể nghiền nát kỵ binh nhẹ vốn cơ động hơn nhiều trong trận chiến. Với một đội quân 8.000 người, khá lớn vào thời đó, đa số là người Barvaria và người Swabia, ông vượt qua doanh trại1. Tên ông ta trong tiếng Đức: Heinrich der Finkler or Heinrich der Vogler - Henry Nhà Sản Chim. Sở dĩ có tên như thế là vì khi còn là Quận công xứ Saxony, ông ta rất say mê săn bắn, và tương truyền khi sử giả đến bảo tin ông được tôn làm vua thì ông ta đang thảm một tổ chim, (ND) 462của địch bên ngoài Augsburg mà họ đang bao vây, bằng qua sông Lech để chặn đường rút lui của địch và chờ cuộc tấn công. Người Magyar, cũng giống như quân Hung, bấy giờ vẫn còn dùng cây cung đa vật liệu làm vũ khí chính; về đội hình chiến thuật, họ vẫn chỉ là một đám người ô hợp kiểu thảo nguyên, cho dù họ đã biết về cách tiến hành chiến tranh kiểu phương Tây từ lâu, đúng như Henry hy vọng. Vượt qua sông Lech để đánh tháo lấy đường chạy thoát, người Magyar bị kéo vào một thế trận hỗn loạn dựa lưng vào sông và bị kẻ địch mặc áo giáp tiêu diệt. Tàn quân rải rác của họ bị dân quê có vũ khí rượt đánh chạy thẳng về quê nhà và không bao giờ còn có thể tạo ra cuộc tấn công quan trọng nào nữa từ bình nguyện Hungary vào các vùng đất canh tác của phương Tây."Người Scandinavia thì không thể bị đánh giết gọn ghẽ như thế vì những cuộc tấn công của họ được tung ra theo phương cách mà không một ai trong các vương quốc phía tây châu Âu có cách nào chống đỡ, ấy là tàu chiến đi biển. Những dân tộc ở các vùng duyên hải Bắc Âu đã từng là những nhà đi biển táo bạo suốt nhiều thế kỷ, người La Mã từng duy trì một đội chiến thuyền trên vùng "bờ biển Saxon" ở đảo Anh và xứ Gaul để ngăn ngừa sự cướp bóc của họ; chính nhờ sự sụp đổ của đội chiến thuyền đó vào thế kỷ 5 mà người Angle, Saxon và người Jute từ Đan Mạch và miền bắc Đức mới có thể đến định cư tại Anh. 2) Việc dọn sạch các vùng đất cách xa sông Rhine trong những đợt di dân của người man di dẫn đến một thời gian việc di cư bằng đường biển tạm lắng xuống. Nhưng vào cuối thế kỷ 8, sự khao khát đất đai ở Na Uy và Thụy Điển đã buộc người phương Bắc ngoại đạo lại phải tìm kiếm những nơi có người định cư để cướp bóc và tìm cơ hội buôn bán với điều kiện độc đoán có lợi cho họ. Đây chính là thời điểm họ đã làm ra một chiếc tàu hoàn hảo Có thể mang nhiều chiến binh đi xa trên những vùng biểnnhiều bão tố. Điểm then chốt tạo nên tính ưu việt của chiếc tàu dài so với những chiếc tàu đương thời chạy ven bờ là cạnh nghiêng của nó hẹp và sống tàu sâu cho phép nó chạy về hướng có gió; mặt ngang giữa tàu rộng nên dễ cho việc chèo khi không có gió và đưa tàu vào bờ biển bỏ ngỏ cách xa các cảng được bảo vệ.(1)Nói tóm lại, đó là một chiếc tàu hoàn hảo để tập kích bằng đường biển, miễn là người ta đủ dày dạn để chịu đựng những bất tiện trong những chuyến đi dài trong cái vỏ tàu không mui với khẩu phần thức ăn nguội ngắt giữa những chặng dừng. Người Viking - theo ngôn ngữ của người phương Bắc, nghĩa là nghề cướp biển - nằm trong số những dân tộc dày dạn nhất và hiếu chiến nhất từng tấn công vào nền văn minh; sự sẵn sàng xáp trận cận chiến đến mức đáng sợ của họ được tăng cường trong một thế kỷ tranh giành đất đai trước thời kỳ đi biển của họ. Hơn nữa, từ khoảng năm 840 trở về sau, họ bắt đầu chở theo ngựa trên tàu, bằng cách đó họ có phương tiện cướp bóc sâu vào đất liền từ những hướng bất ngờ, đánh lừa quân phòng thủ địa phương. Bắt đầu với cuộc đổ quân đầu tiên của họ lên tu viện Lindisfarnemiền bắc nước Anh vào năm 793, người Viking mạo hiểm mở mặt trận xa hơn, tập kích vào Seville ở Tây Ban Nha Hồi giáo vào năm 844 và dấn sâu vào Địa Trung Hải năm 859. Năm 834, họ tàn phá điểm buôn bán nổi tiếng Dorstadt ở cửa sông Rhine và vào năm 877, họ bắt đầu xâm lăng nước Anh của người Anglo-Saxon và cuối cùng biến toàn bộ vùng trungdu và miền bắc nước Anh thành một vương quốc Đan Mạch ở hải ngoại vào giữa thế kỷ 10. Việc thực hiện những chuyến hải hành xa hơn - bằng sự nhảy vọt đáng kinh ngạc của nghề hàng hải, với độ táo bạo tương đương với những người Polynesia ở Thái Bình Dương, mang người Viking đến Iceland vào năm 870 và đến Greenland trong thế kỷ tiếp theo - Có phần nào đã làm nhẹ bớt tính hung hãn từ những cuộc 464tấn công của họ vào phía tây châu Âu nhưng nó không giới hạn sự xâm nhập của họ vào những vùng đất chưa có chính quyền ở miền trung và đồng châu Âu. Người Viking, màvùng đó được gọi là người "Rus", sống bằng nghề buôn bán vũ khí, đến từ Thụy Điển bên kia biển Baltic và theo những con sông vĩ đại của Nga đưa họ đến tiếp xúc với người Hồi và Đông La Mã. Ở phía tây, người Na Uy cổ vừa chinh phục miền trung nước Anh, vừa chiếm lấy một chỗ đứng chân ở miền bắc Pháp mà vào năm 911, vua Pháp buộc phải nhượng cho họ như một thái ấp. Từ thái ấp có được này, vùng Normandy, người Norman trong thế kỷ 11 chinh phục nước Anh vào năm 1066 và từ 1027 trở đi, họ thiết lập gần Naples những tiền đồn của vương quốc tương lai của họ ở Ý và Sicily.Chỉ phương tiện quân sự không thôi thì không đủ để kiềm giữ chừng ấy kẻ cướp phá khỏi gây họa trong thế kỷ 9 và 10. Như Trung Hoa khi đối mặt với dân du mục thảo nguyên phía tây châu Âu cần có, một sức mạnh văn hóa nào đó để trung hòa chủ nghĩa hư vô của dân ngoại bang và đồng hóa họ vào thế giới có trật tự kỷ cương. Người Saracen thì không thể đồng hóa được: họ tập kích và cướp phá với tinh thần vô liêm sỉ của ghazi, các chiến binh vùng biên giới theo đạo Hồi. Tuy nhiên, người Viking và Magyar ngoại đạo thì vẫn đang sinh sống trong thế giới sơ khai của những thần thánh đầy thù hận và không biết lắng nghe, vốn cũng là thế giới của người Teuton và các sắc dân thảo nguyên trước khi họ nghe đến tên Chúa Kitô hay Muhammad. Giáo hội Kitô đã làm được một điều phi thường khi bình định được phía tây châu Âu, bắt đầu với việc cải đạo cho người Frank vào năm 496 và dần dần cải đạo mọi kẻ xâm lược các vùng đất La Mã sang cùng một tín ngưỡng Giáo hội cũng làm cho các sắc dân ấy biết tôn kính các thiết chế của Thiên Chúa giáo - ngôi vị giáo hoàng, chức giám mục, các nhà nguyện - còn tồn tại từ thời La Mã; với một sứ mệnh cao cả, không chỉ mang tính tôn giáo mà còn mang tính khai minh, Giáo hội đã đưa Thiên Chúa giáo LaMã đi lên phía bắc và về phía đông đến những người Đức và người Xlavơ ở xa hơn. Sự cải đạo thường được áp đặt bằng gươm đao, song cũng như thánh Boniface người Anh, vị thành bảo trợ cho các dân tộc Đức, nhiều nam nữ tín đồ Thiên Chúa giáo tử vì đạo trong nỗ lực gieo cấy phúc âm vào giữa những tộc người man dã. Chính bằng các phương cách như thế mà người Magyar đã được cải đạo vào cuối thế kỷ 10 - để rồi Hungary trở thành pháo đài kháng cự các cuộc xâm lăng từ thảo nguyên - còn người Scandinavia vào thế kỷ 11 và 12.Một châu Âu sau thời La Mã mà không có giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã thì cầm chắc là một nơi man rợ, các tàn tích của những thiết chế dân sự La Mã là quá yếu, không thể cung cấp một cơ cấu khôi phục trật tự, và trong sự thiếu vắng những quân đội có kỷ luật, toàn bộ lục địa này có thể rơi trở lại xuống dưới "đường chân trời quân sự", sa vào xung đột mang tính đặc thù địa phương về sở hữu đất đai và quyền bộ lạc. Tuy vậy, công cuộc bình định của giáo hội Thiên Chúa giáo cũng có những giới hạn, vốn xuất phát từ hai yếu tố có tác động hầu như ngang nhau: khát vọ quyền lực của chính Giáo hội và ngăn cấm mang tính chủ thuyết của nó về cách thực thi quyền lực trong thực tế trên thế giới. Ở phía đông, các giám mục vẫn kiên trì theo tập quán thời Constantine là làm theo ý hoàng đế Đông La Mã; trong những vùng đất Thiên Chúa giáo trước kia mà nay rơi vào tay đạo Hồi, quyền lực tôn giáo và thế tục được thống hợp vào bản thân vị caliph. Nhưng bên phía tây, Giáo hội chống lại cả hai cách dàn xếp đó. Là người kế vị La Mã và trị vì tại thành La Mã từ thời điểm sụp đổ của La Mã, Giáo hội tìm cách thiết lập ranh giới giữa quyền lực thế tục và quyền lực tôn giáo, biện minh cho việc quyền lực thế tục phải lệ thuộc vào quyền lực tôn giáo. Charlemagne khôi phục đế quốc La Mã trên danh nghĩa bằng thanh kiếm, nhưng danh hiệu hoàng đế của ông có được tính hợp pháp trong con mắt của các giáo hoàng qua lễ đăng quang của ông dưới sự chủ trì của giáo hoàng Leo III tại tòa giám mục thánh Peter. 465Mã đi lên phía bắc và về phía đông đến những người Đức và người Xlavơ ở xa hơn. Sự cải đạo thường được áp đặt bằng gươm đao, song cũng như thánh Boniface người Anh, vị thánh bảo trợ cho các dân tộc Đức, nhiều nam nữ tín đồ Thiên Chúa giáo tử vì đạo trong nỗ lực gieo cấy phúc âm vào giữa những tộc người man dã. Chính bằng các phương cách như thế mà người Magyar đã được cải đạo vào cuối thế kỷ 10 - để rồi Hungary trở thành pháo đài kháng cự các cuộc xâm lăng từ thảo nguyên - còn người Scandinavia vào thế kỷ 11 và 12.Một châu Âu sau thời La Mã mà không có giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã thì cầm chắc là một nơi man rợ, các tàn tích của những thiết chế dân sự La Mã là quá yếu, không thể cung cấp một cơ cấu khôi phục trật tự, và trong sự thiếu vắng những quân đội có kỷ luật, toàn bộ lục địa này có thể rơi trở lại xuống dưới "đường chân trời quân sự", sa vào xung đột mang tính đặc thù địa phương về sở hữu đất đai và quyền bộ lạc. Tuy vậy, công cuộc bình định của giáo hội Thiên Chúa giáo cũng có những giới hạn, vốn xuất phát từ hai yếu tố có tác động hầu như ngang nhau: khát vọng quyền lực của chính Giáo hội và ngăn cấm mang tính chủ thuyết của nó về cách thực thi quyền lực trong thực tế trên thế giới. Ở phía đông, các giám mục vẫn kiên trì theo tập quán thời Constantine là làm theo ý hoàng đế Đông La Mã; trong những vùng đất Thiên Chúa giáo trước kia mà nay rơi vào tay đạo Hồi, quyền lực tôn giáo và thế tục được thống hợp vào bản thân vị caliph. Nhưng bên phía tây, Giáo hội chống lại cả hai cách dàn xếp đó. Là người kế vị La Mã và trị vì tại thành La Mã từ thời điểm sụp đổ của La Mã, Giáo hội tìm cách thiết lập ranh giới giữa quyền lực thế tục và quyền lực tôn giáo, biện minh cho việc quyền lực thế tục phải lệ thuộc vào quyền lực tôn giáo. Charlemagne khôi phục đế quốc La Mã trên danh nghĩa bằng thanh kiếm, nhưng danh hiệu hoàng đế của ông có được tính hợp pháp trong con mắt của các giáo hoàng qua lễ đăng quang của ông dưới sự chủ trì của giáo hoàng Leo III tại tòa giám mục thánh Peter. 465 466Các hoàng đế thì mạnh trong khi các giáo hoàng thì yếu, ít nhất theo nghĩa thế tục, ng không xảy ra xung đột nào giữa một bên là quyền lực và một bên đòi quyền lực. Tuy vậy, vào thế kỷ 11, giáo hội Thiên Chúa ở khắp nơi trở nên giàu có hơn và tự tin hơn. Đất đai của Giáo hội, thường các di sản từ thiện, cung cấp cho các nhà cai trị nhiều đất phong mang tính quân sự, các cơ sở tu viện, đượC xây dựng trên di sản từ thiện trở thành trung tâm của một nền thần học mạnh mẽ tìm được lý lẽ bênh vực cho những đòi hỏi vị thế tối cao cho giáo hoàng. Những lý lẽ đó phản đối tập quán mà theo đó các hoàng đế và nhà vua, những người bổ nhiệm hoặc truyền chức" cho các giám mục và tu viện trưởng, dùng những người dễ bảo như các công cụ của chính quyền dân sự, đặc biệt là trong việc xây dựng và duy trì lực lượng quân sự. Các nhà thần học miễn cưỡng thừa nhận đạo lý của cuộc giao chiến nếu nó được tiến hành nhằm áp đặt hay khôi phục quyền hợp pháp của một nhà vua; sự nhắc nhở của chúa Kitô,"trả lại cho Caesar những gì của Caesar", được mở rộng ra nhằm cung cấp lý lẽ biện minh cần thiết. Dù vậy, nó vẫn khép cả hành vi giết người lẫn gây thương tích thành một tội phải ăn năn hối cải: sau trận Hastings vào năm 1066, các giám mục người Norman đã buộc hiệp sĩ của chính họ ăn chay và cầu nguyện một năm cho tội giết một người, bốn mươi ngày cho tội làm bị thương một người - mặc dù William Nhà Chinh phục tấn công Harold và người Anglo-Saxon với sự chấp thuận của giáo hoàng cho yêu cầu giành lại vương quyền của ông. Trong "mâu thuẫn lớn về lễ tấn phong" giữa giáo hoàng Gregory VII và hoàng đế La Mã Thần thánh Henry IV, vào thế kỷ 11, mà vấn đề ngoài mặt là quyền ưu tiên bổ nhiệm giám mục, giáo hoàng Gregory không hề đắn đo khi tổ chức một liên minh người Norman và người Đức để chiến đấu chống vị hoàng đế. Tuy nhiên, ở hậucảnh luôn thấp thoáng sự ngờ vực của người Thiên Chúa giáo về việc phước lành ban cho những người hòa giải của Chúa Kitô sẽ được dung hòa ra sao với con kích động của người kỵ sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ giáo hoàng, muốn thuận theo con khát máu khi cầm gươm trong tay, đối diện với một sinh linhanh em.Đó là một vấn đề lương tâm không thể tránh được ở châu Âu, nơi một nửa xã hội thượng lưu không hề lao động mặc chiếc áo thầy tu sùng đạo còn nửa kia mặc áo giáp và nuôi chiến mã. Tầng lớp hiệp sĩ của thế kỷ 11 vẫn còn thô lỗ và phong cách hiệp sĩ của họ phải sau này mới có. Mới hai trăm năm trước, triều đình Carolingian đã ra sắc lệnh rằng "bất kỳ kẻ nào có một con ngựa đều phải cưỡi ngựa đến gia nhập quân đội" đã "biến đội ngũ những nhà quý tộc có đất đai thành một đội quân gồm những kẻ phiêu lưu mới nổi, họ cao quý chủ yếu chỉ bởi... họ cưỡi một con vật cao quý". Châu Âu vẫn còn là một xã hội chiến binh tận trong xương tủy. Luật của Chúa bị phớt lờ khi máu nam nhi nổi lên và khi luật dân sự chỉ có phạm vi duy nhất là bảo đảm uy lực của một lãnh chúa trong việc thực thi các quyền hạn mà tước hiệu của ông ta cho phép.Chính vì thế mà, vào cuối thế kỷ 11, lời kêu gọi gia nhập quân đội mới chống lại một kẻ thù chung không theo Kitô giáo khiến cho cả Giáo hội lẫn các vua chúa thở phào nhẹ nhõm vì nó che lấp đi cuộc tranh cãi về lễ tấn phong. Tân giáo hoàng Urban II, thầy dòng của chủng viện Cluny, một trong những tu viện là nơi thần học về quyền lực của giáo hoàng "đóng đô", được bầu vào năm 1088 và ngay tức khắc dùng phương cách ngoại giao để khôi phục lại quan hệ tốt đẹp với hoàng đế La Mã Thần thánh; cùng lúc đó ông bắt đầu rao giảng về tội lỗi của người Kitô khi đánh giết người Kitô. Tại Công đồng Clermont vào năm 1095, ông nhắc lại ý tưởng về Hưu chiến vì Chúa, ngưng chiến vào mùa chay và các ngày lễ thánh, và tiếp tục thúc đẩy người Kitô "nên ngừng chém giết nhau và thay 467vào đó chỉ chiến đấu trong một cuộc chiến tranh chính đáng". Ông nhắc nhở những người lắng nghe ông rằng sau thảm họaManzikert hai mươi bốn năm trước, người Đông La Mã đã kêu gọi phương Tây đi bảo vệ người Kitô ở phương Đông rằng người Thổ Hồi giáo ở đó đang tiếp tục tiến vào các vùng đất của người Thiên Chúa giáo, và rằng thành phố Jerusalem thiêng liêng đang nằm trong tay người Hồi giáo. Ông kêu gọi mở ngay một chiến dịch không chậm trễ khôi phục lại thành phố đó cho Giáo hội.1)Ý tưởng"Thập tự chinh", chính là điều giáo hoàng Urban II đưa ra, vốn đã trở nên thịnh hành. Trong thế kỷ 10, người Hồi giáo ở Tây Ban Nha dưới sự lãnh đạo của al-Mansur năng nổ đã đoạt lấy lãnh thổ của các vương quốc Thiên Chúa giáo nhỏ nhoi còn tồn tại ở phía bắc bán đảo Iberia. Các hiệp sĩ trẻ sùng đạo từ khắp nơi ở châu Âu, người Norman, người Ý và người Pháp, đã đến đó để chiến đấu, họ nhận được sự khuyến khích từ các tu viện trưởng tu viện Cluny, những người đặc biệt chú ý đến cuộc chiến của những người hành hương hướng đến ngôi đền bị đe dọa của thánh tông đồ James tại Compostela. Người bảo trợ cho cuộc viễn chính năm 1073 là giáo hoàng Gregory VII, người giữ vai chính trong cuộc xung đột về lễ tấn phong, trong khi nhắc nhở thế giới rằng "vương quốc Tây Ban Nha trực thuộc tòa giám mục thánh Peter, ông đã tuyên bố rằng các hiệp sĩ Thiên Chúa giáo có thể hưởng lấy những phần đất họ chinh phục được từ những người ngoại đạo." Như thế 4681khi thế kỷ 11 khép lại, ý tưởng về thánh chiến đã được đưa vào thực tế. Các hiệp sĩ và binh lính Thiên Chúa giáo đã được lãnh đạo Giáo hội khuyến khích xóa bỏ hết những tranh cãi vụn vặt để lên đường tới vùng biên giới của thế giới Thiên Chúa và chiến đấu chống lại bọn ngoại đạo. Để tưởng thưởng cho sự phục vụ của họ, họ có thể chiếm hữu những đất đai mà họ tái chinh phục được và còn được thêm các lợi ích về tinh thần...[Hơn thế], ngôi Giáo hoàng đang điều khiển những cuộc thánh chiến, thường là phát động chúng và chỉ định người chỉ huy. Đất đai chinh phục được đều đặt dưới quyền bá chủ tối hậu của giáo hoàng. Các vương tôn vẫn còn đứng ngoài, song các hiệp sĩ phương Tây đáp ứng ngay lời kêu gọi thánh chiến. Một phần động cơ của họ thực sự là xuất phát từ tôn giáo. Họ xấu hổ phải tiếp tục cảnh đồng đạo đánh giết nhau, họ muốn chiến đấu cho cây Thập tự. Nhưng đồng thời cũng có sự khao khát đất đai xui giục họ, đặc biệt là ở miền bắc Pháp, nơi có chế độ con trai trưởng thừa kế. Các lãnh chúa vốn không muốn phân chia tài sản và các chức vụ của mình nên giờ đây đã bắt đầu tập trung quanh một lâu đài xây dựng bằng đá, các con trai thứ buộc phải đi tìm vận may ở nơi khác. Có một sự xê dịch và sở thích phiêu lưu nói chung trong giai cấp hiệp sĩ ở Pháp, đặc biệt đậm nét ở người Norman, những kẻ chỉ mới vừa thoát ra khỏi đời lục lâm thảo nguyên vài thế hệ. Cơ hội để kết hợp nghĩa vụ Thiên Chúa giáo với việc thu chiếm đất đai trong một vùng khí hậu miền nam là rất hấp dẫn. 469Cuộc Thập tự chinh đầu tiên do các hoàng thân người người Sicily gốc Norman, Normandy, Pháp và Burgundy khởi xướng từ châu Âu bằng đường biển và đường bộ vào năm 1096. Những thành phần đi theo đường bộ tiến quân qua vùng Balkan nhờ thiện chí của hoàng đế Đông La Mã và chiến đấu mở đường xuyên qua đất của người Thổ dưới triều đại SeljukTiểu Á để đến được Syria vào năm 1098; ở đó họ hội quân với các đội quân đi đường biển từ Anh, Ý và xứ Flander. Họ bị cầm chân trong cuộc vây hãm thành phố Antioch kéo dài, một điểm then chốt trên tuyến đường duyên hải xuyên qua Syria; nhưng cuối cùng, họ cũng đến vùng Đất Thánh vào năm 1099 và vào ngày 15 tháng Bảy năm đó, sau một cuộc công thành như vũ bão, họ chiếm được thành Jerusalem. Lúc này, Jerusalem trở thành thủ đô của một vương quốc La tinh dưới quyền một công tước người Burgundy, lấy danh hiệulà Vua Jerusalem; các lãnh tụ khác của cuộc Thập tự chinh dựng nên các nhà nước dọc theo bờ biển Syria và miền nam Tiểu Á. Các vương quốc Thập tự chinh trải qua những vận mệnh khác nhau cho đến năm 1991 khi vương quốc cuối cùng trong số chúng bị quét sạch trong cuộc phản công cuối cùng của các Mameluke. Thế giới của người Thiên Chúa giáo phương Tây đều đặn khơi lại và khôi phục các nhà nước ta tinh bằng cách tung ra những cuộc Thập tự chinh mới, lòng say sưa Thập tự chinh tồn tại dai dẳng ở Pháp và trong đó quốc La Mã Thần thánh, nhưng thành công của chúng thì cứ teo tóp dần dần khi người Hồi giáo thu góp lực lượng để giành lại những gì mà với họ cũng là thánh địa và đuổi sạch những kẻ xâm lăng ra khỏi cầu đất liền huyết mạch nối liền Ai Cập và Baghdad.Bo Der 470Cuộc phản công của Hồi giáo có lẽ về thực chất là phản ứng trước một "vấn đề biên giới", cũng giống như vấn đề gây khó chịu cho Hồi giáo trên biên giới tiếp giáp với thảo nguyên. Nhưng những cuộc chiến chống lại người Thiên Chúa giáo đạt đến cường độ mà người Hồi giáo không gặp phải trên bất cứ mặt trận nào khác, hơn nữa, một tác động rất đáng tiếc của cuộc Thập tự chinh thứ tư (1198-1204) là nó gây ra thiệt hại không thể vãn hồi cho đế quốc Đông La Mã:sự can thiệp thiếu khôn ngoan trong một loạt xung đột làm suy kiệt khả năng chống chọi lại bước tiến của người Thổ Hồi giáo vào miền nam châu Âu của đế quốc Đông La Mã; sự sụp đổ của Constantinople 250 năm sau là hệ quả muộn của những đợt cướp phá từ những kẻ tham dự cuộc Thập tự chinh thứ tư.Về mặt quân sự, những cuộc Thập tự chinh mang lại cho chúng ta hình ảnh chính xác của cả văn hóa lẫn bản chất của chiến tranh ở châu Âu trong khoảng thời gian cách quãng khá dài giữa sự biến mất của quân đội có kỷ luật của La Mã và sự tái xuất hiện các lực lượng nhà nước trong thế kỷ 16. Chiến tranh thập tự chinh là một cuộc chiến lạ lùng, trong đó các chiến binh cận chiến truyền thống Bắc Âu đương đầu với chiến thuật luồn lách quấy rối của các kỵ sĩ thảo nguyên. Khởi đầu nó không hoàn toàn như thế. Trước khi bị các Momeluke soán đoạt, ngôi caliph của Ai Cập, nương tựa chủ yếu vào các lực lượng kỵ binh nhẹ Á Rập và Berber chiến đấu bằng lao và kiếm hơn là bằng cung đa vật liệu, do vậy cạnh tranh không cân sức với Thập tự quân mang giáp phục. Tại Ascalon vào năm 1099 chẳng hạn, Godfrey, chúa tể tương lai của Jerusalem, đã đánh tan tác một quân đội như thế. Nhưng với sự xuất hiện của Saladin từ ngôi caliph ở Baghdad vào năm 1174, nhất là sau khi Baybar thiết lập nên thế lực của người Mameluke tại Ai Cập vào năm 1960, các Thập tự quân phải đặt cược toàn bộ thắng lợi của mình vào một đợt xung phong sống còn, luôn phải chiến đấu ở thế kém hơn về số lượng, cán cân lợi thế nhanh chống nghiêng xa khỏi họ.Dù vậy, họ kiên định nỗ lực tăng cường hiệu quả chống lại những phương pháp quân sự không phải của chính họ, đáng chú ý là bằng cách kết hợp lực lượng kỵ binh với những đơn vị bộ binh lớn mang vũ khí bén nhọn, cung tên và cuối cùng là nỏ cơ học, đáp trả dữ dội các đội kỵ binh nhẹ bất cứ khi nào họ lao tới phía trước để chia cắt đoàn quân hiệp sĩ và hạ gục từng người. Lính đánh bộ ít có dịp chiến đấu trong các cuộc chiến tranh chống lại người 471 472Magyar và người Viking, càng ít hơn trong những cuộc chiến tranh giành quyền bính, vốn là điều ám ảnh ở châu Âu phong kiến. Ở châu Âu, những người đi ngựa quyết liệt ngăn cản không cho những người không ngừa mang vũ khí, vì với vũ khí đó - nhất là cư dân thành phố - họ có thể bảo vệ và thậm chí đòi những quyền lợi mà các chiến binh không chịu nhường cho họ. Tuy vậy, ở Đất Thánh thì bộ binh lại có giá trị, nhất là để bảo vệ các xe chở hàng hóa vốn không thể thiếu để Thập tự quân có thể chiến đấu, cũng như bảo vệ hai bên sườn đội quân kỵ vốn rất dễ bị tấn công khi họ dàn thành hàng.Từ lâu các sử gia lý luận rằng một chiến thuật chính của quân Hồi giáo khi đối đầu với quân Thập tự là khôn ngoan chia tách quân kỵ ra khỏi quân bộ và, tuy hiện nay điều này đang được tranh cãi, thực tế cho thấy quả thật là cách chia cắt đó thường dẫn đến chiến bại của Thập tự quân. Chiến thuật chia cắt như thế đã được áp dụng tại Ramla vào năm 1102, tại MarjAyyun năm 1179, tại Cresson năm 1187 và cùng năm đó là trong thảm họa tại Hattin, một chiến thắng giúp Saladin thâu lại hầu hết đất đai của vương quốc Jerusalem. Tuy nhiên, điều đưa đến thất bại của Thập tự quân trong tất cả những trận này không phải là rủi ro về chiến thuật mà là một khiếm khuyết về mặt cơ cấu trong phương pháp tiến hành chiến tranh của họ: trông mong vào một đơn vị mặc giáp phục xông tới trước tấn công để giành chiến thắng trước một kẻ địch không hề chủ tâm đứng một chỗ để nghênh chiến. Quân Thập tự chinh tin rằng thành công nằm ở chỗ chọn thời điểm tiến công để giáng một đòn thẳng vào đội quân chủ lực của địch". (2) Ở châu Âu, đó là vấn đề danh dự: người chiến binh không được chùn bước trước tác động dữ dội từ một cuộc tấn công như thế - một sự tiếp nối quy tắc của người lính trong độihình phalanx trong hình thức tinh tế hơn. Trong những cuộc Thập tự chinh, người chiến binh phương Tây chạm trán với một đối phương có truyền thống hoàn toàn khác vốn cho rằng chẳng có gì nhục nhã khi chiến đấu ở tầm xa và tìm cách tránh né một cuộc tấn công kịch liệt. Qua thời gian, các Thập tự quân thích nghi với sự thách thức xa lạ này bằng cách tuyển mộ ngày càng nhiều bộ binh địa phương và chọn chiến đấu ở các địa điểm có chướng ngại vật bảo vệ cạnh sườn cho họ đôi khi phù hợp với tập quán của địa phương; đồng thời, quân Hồi giáo cũng tiến lại gần hơn với tập quán phương Tây - có bằng chứng cho thấy trong thế kỷ 13 họ bắt chước nghi thức cưỡi ngựa đấu thương của phương Tây.Tuy vậy, phản ứng chính yếu của Thập tự quân đối với việc gượng ép tiến hành chiến tranh nơi Đất Thánh là mang tính văn hóa, một sự hòa hợp sâu sắc hơn giữa bộ quy tắc của giới chiến binh mà họ đang thực hành với lời kêu gọi phục vụ Hội thánh đã khiến họ vượt Địa Trung Hải. Trong thế kỷ 11, những nét chính của ý tưởng nghĩa hiệp này đã thể hiện rõ ở châu Âu: đối với một người đàn ông, để trở thành chiến binh, việc có ngựa để cưỡi, có áo giáp để mặc và có chủ để theo là chưa đủ. Nền tảng cho lòng trung thành đang chuyển từ việc thụ hưởng vật chất thuần túy - được ban thưởng đất đai để có thể duy trì khả năng phục vụ quân sự đúng như chủ anh ta kỳ vọng - sang việc tạo ra một mối quan hệ mang tính nghi lễ và tôn giáo giữa hai bên. Lời thề xưa về lòng trung thành, mà căn cứ vào đó giáo hội Thiên Chúa nghi thức hóa việc một chư hầu đón nhận phúc lợi từ một vị đại nhân, được biến thành lời thề mà người hiệp sĩ dùng để tự ràng buộc mình phục vụ cho ông chủ và thề không chỉ tuân phục mà còn cư xử theo phong cách hiệp sĩ, nghĩa là sống một cuộc sống đầy danh dự và thậm chí có đức hạnh.Việc truyền trọng tâm của lý tưởng hiệp sĩ trong thế giới Thập tự chinh từ các tôi tớ của vua chúa sang chính tôi tớ của Giáo hội không phải là một bước tiến dài. Vào cuối 473thế kỷ 12, một số dòng tu mới được thành lập, tuy khởi đầu là dành cho các sự vụ mang tính sùng mộ truyền thống, như duy trì bệnh viện cho người hành hương đến Đất Thánh và hỗ trợ vật chất cho họ trong cuộc hành trình, nhưng đã nhanh chóng đảm nhận một chức năng mới: chiến đấu để phòng vệ chính Đất Thánh. Các dòng tu có tính hiệp sĩ này, dòng Tu sĩ Cứu tế (Hospitallers) và các Hiệp sĩ dòng Đền (Templars) nhanh chóng trở thành trụ cột của công cuộc Thập tự chinh cũng như là những thế lực độc lập, những người xây dựng các thành quách đồ sộ ở Palestine và Syria, vận động tiền bạc cũng như tuyển quân cho nỗ lực Thập tự chinh ở châu Âu. Ảnh hưởng của họ nhanh chóng lan tràn, vì 474cách sống của họ khiến họ trở thành những chiến binh gương mẫu. Họ tuân phục và thể hiện kỷ luật trong chiến trận; trong cuộc sống tu hành, họ tỏ ra đạm bạc và khắc khổ, xa lánh phụ nữ và trẻ con. Họ cùng sống chung dưới một mái nhà, được các thủ lĩnh cung cấp y phục và lương thực và không có tài sản gì riêng. Họ luôn luôn hoạt động. Khi không chiến đấu, họ làm những việc tay chân... Thứ bậc của họ không căn cứ trên dòng dõi quý tộc mà dựa trên công trạng. Họ từ bỏ mọi tiếng tăm dục lạc thích hợp với phong cách hiệp sĩ thế tục - yêu thích vũ khí tốt, hết sức chăm chút cơ thể và tóc tai, say mê thể thao và săn bắn - [để đổi lấy] một dòng tu mới được lập nên dựa trên sự nghèo khó, đời tu hành và phụng sự Chúa Kitô.2)Chúng ta có thể nhận ra nguồn gốc của những quân đội tổ chức theo trung đoàn xuất hiện ở châu Âu hồi thế kỷ 16 trong quá trình thành lập các dòng tu quân sự, chắc chắn người ta có cơ sở vững chắc để tranh biện rằng việc các dòng tu ở những xứ theo đạo Tin Lành giải thể trong thời kỳ Cải cáchđã mang vào các quân đội nhà nước - thông qua các thầy tu-chiến binh đã rời nhà dòng để trở thành lính thế tục - hệ thống thứ bậc của các chỉ huy và các đơn vị dưới quyền, làm cho các dòng tu trở thành những đơn vị chiến đấu có kỷ luật và tự quyết đầu tiên mà châu Âu biết đến kể từ khi các binh đoàn La Mã biến mất. Tuy vậy, điều đó mãi về sau mới xảy ra. Ảnh hưởng trực tiếp của các Tu sĩ Cứu tế và Hiệp sĩ dòng Đền trên chiến trường là gợi ý cho các chiến binh Thiên Chúa giáo ở những nơi khác, đặc biệt là những người chiến đấu chống người Hồi giáo ở Tây Ban Nha và cả những người Đức đang chiến đấu chống người Phổ và người Lithuania ngoại đạo, rằng họ hãy thành lập các dòng tu tương tự cho chính mình. Trong số này, quan trọng nhất là các hiệp sĩ Teuton tại nước Phổ bị chinh phục, những người đã xây dựng một chế độ quân sự mà năm trăm năm sau, từ các đẳng cấp đã thế tục hóa của nó, Frederick Đại Đế tuyển mộ các hạt nhân cho đoàn sĩ quan của mình.Sự suy yếu và biến mất hẳn của các vương quốc Thập tự chinh vào cuối thế kỷ 13 diễn ra quá từ tốn nên khó đánh dấu được một bước ngoặt trong cách tiến hành chiến tranh ở châu Âu; có quá nhiều cuộc Thập tự chinh bị người Hồi giáo đánh bại đến nỗi không còn có thể kích động được một cuộc trả đũa mang tính cao trào nào và dù sao các vua chúa châu Âu cũng đã có quá nhiều cuộc chiến tranh của họ ở quê nhà rồi. Dù vậy, các cuộc Thập tự chinh đã để lại những thay đổi không bao giờ có thể xóa đi được trong thế giới quân sự châu Âu. Chúng tái lập sự hiện diện của các nhà nước La tinh (Thiên Chúa giáo La Mã) ở phía đông Địa Trung Hải, không chỉ ở Palestine và Syria mà về lâu dài hơn là ở Hy Lạp, Crete, Cyprus và biển Aegea; thông qua đó, các thành phố Bắc Ý, đặc biệt là Venice (nơi lối sống thành thị và thương mại không bao giờ tàn lụi hoàn toàn), có thể mở lại việc buôn bán thịnh vượng với Trung Đông và cuối cùng là với Viễn Đông, đồng thời phục hồi tuyến vận chuyển hàng hóa an toàn giữa các cảng trên khắp Địa Trung Hải. Tiền bạc các thành phố này tạo ra từ việc giao thương buôn bán 475 476rồi sẽ nuôi dưỡng hầu hết các cuộc chiến tranh trong suốt thế kỷ 15 giữa chúng với nhau và về sau giữa Pháp với triều Habsburg của đế quốc La Mã Thần thánh để giành quyền thống trị phía nam dãy Alps. Các cuộc chiến này mạnh mẽ thôi thúc việc giải phóng Tây Ban Nha khỏi Hồi giáo (Reconquista – cuộc Tái chinh phục) cũng như sự bành trướng của biên giới Thiên Chúa giáo về phía đông hướng đến Nga và thảo nguyên. Các cuộc Thập tự chinh đã hủy hoại sức mạnh của đế quốc Đông La Mã rồi cũng chẳng có động thái nào nhằm chặn bước tiến của người Thổ Ottoman vào vùng Balkan: vào đầu thế kỷ 15, quân Thổ đã tiến đến sông Danube, tràn qua vương quốc Thiên Chúa giáo Serbia và đe dọa vương quốc Thiên Chúa giáo Hungary. Tuy nhiên, để bù lại, quân Thập tự chinh đã bắt các vua chúa ưa gây chiến của châu Âu và các chư hầu nổi loạn của họ phải chấp nhận ý tưởng rằng chiến tranh là nhằm một mục đích lớn hơn chứ không phải chỉ nhằm giải quyết những tranh cãi liên miên giữa họ về quyền này quyền nọ, họ cũng có quyền lực của giáo hội Thiên Chúa giáo với nỗ lực kìm giữ thôi thúc gây chiến trong khuôn khổ đạo đức và luật pháp, và dẫu điều này nhìn qua thật ngược đời - giáo dục giai cấp hiệp sĩ châu Âu về các nguyên tắc của cách tiến hành chiến tranh có mục đích - các cuộc Thập tự chinh cũng đã đặt nền tảng cho sự xuất hiện của những vương quốc thực thụ. Bằng cách khắng định quyền lực trung ương bên trong biên giới của mình, các vương quốc này cuối cùng đưa đến sự ra đời của một châu Âu, nơi sự xung đột không còn là tình trạng mang tính cục bộ xảy ra như cơm bữa, mà trở thành hoạt động chỉ lâu lâu mới xảy ra và rồi chỉ ở bên ngoài.Người đương thời có phần khó nhận ra sự phát triển của mô hình này trong các thế kỷ 14 và 15 lắm rối ren. Trong cuộc tranh chấp lớn về quyền bính dẫn tới cuộc Chiến tranh Trăm năm giữa Pháp và Anh (1337-1457), trong những cuộc chiến tranh giữa các hoàng đế dòng họ Habsburg, dòng họ Wittelsbach và dòng họ Luxembourg về ngôi vị hoàng đế của đế quốc La Mã Thần thánh, và của các hoàng đế để trấnáp các dân bị trị nổi loạn ở Bohemia và Thụy Sĩ, trong những cuộc chiến tranh nội đô tại Ý, nếu có ai nghĩ rằng sự thống trị về mặt xã hội và chính trị - chưa nói đến về quân sự - của người kỵ sĩ có thể đang đến hồi kết thúc thì có vẻ như chỉ đang mơ ngủ. Thế nhưng, thực tế đúng là như vậy. Chiến tranh giữa những kỵ binh mặc áo giáp, chiến đấu với niềm tin rằng tránh né một cuộc tấn công ở chiến trường là một sự xúc phạm không những đối với nghĩa vụ pháp lý mà với cả danh dự cá nhân, cuối cùng cũng sẽ tự kết liễu giống như quy tắc chiến tranh với đội hình phalanx ở Hy Lạp cổ điển. Quả vậy, có bằng chứng quan trọng cho thấy rằng ngay cả trong thời kỳ đỉnh cao vào thế kỷ 15, chiến tranh kiểu hiệp sĩ không phải như chúng ta hay như những người hâm mộ kiểu chiến tranh này tin rằng thời đó nó phải là như thế. Áo giáp nặng hơn và khó xuyên thủng hơn của các chiến binh cưỡi ngựa (giáp tấm chứ không phải giáp xích như hồi nửa sau thế kỷ 14) không phải phù hợp nhất cho nhu cầu khẩn cấp ở chiến trường - thế kỷ đó xuất hiện ngày càng nhiều quân bộ cầm cung dài và nỏ nhưng khả năng gây chết chóc của chiến tranh đã không tiến bộ nhiều lắm - mà là phù mà cho tính chất giả tạo của trò cưỡi ngựa đấu thương. Cũng như chiến tranh hiện đại với những cuộc tấn công chớp nhoáng bằng chiến xa và không kích chỉ đạt được sự chính xác tuyệt đối về mặt lý thuyết trên đất diễn tập của quân đội mà thôi, rất có thể là bộ áo giáp bóng loáng của chiến binh thế kỷ 15 đạt được mục đích bảo vệ về lý thuyết trước mũi giáo đối phương trong một cuộc đấu thường trên ngựa hom là trước mũi tên hay nhất chém bằng gươm trên chiến địa. Theo lẽ thường, phẩm chất đã cho phép Victor Hanson làm sáng tỏ sự bí ẩn của đội hình phalanx thuyết phục chúng ta rằng sự không thể chắc chắn ấy sẽ xảy ra trong những trường hợp khác.Những trận đánh thời Trung cổ, như bậc thầy về thuật chép sử thời Thập tự chinh R. C. Smail đã chỉ ra, rất khó có thể 477tái phục dựng từ bằng chứng. Nhưng trong ba trận đánh của cuộc Chiến tranh Trăm năm mà chúng ta có hiểu biết cặn kẽ là Crécy (1346), Poitiers (1356) và Agincourt (1415), các hiệp sĩ Anh chiến đấu trong cả ba trận đều không cưỡi ngựavà được cung thủ yểm trợ", trong trận thứ hai và thứ ba, quân Pháp cũng không cưỡi ngựa. Ý tưởng cho rằng các hiệp sĩ mặc giáp Có thể cưỡi ngựa kề sát nhau, ngọn giáo hướng ngang, tiến lên thành những làn sóng liên tiếp dày đặc, có thể xông vào nhau mà không xảy ra kết cục thê thảm tức thời cho cả hai bên ngay khoảnh khắc đụng nhau là không thể tin được.Chiến tranh với vũ khí bằng sắt của thời Trung cổ, như chiến tranh của người Hy Lạp, vốn đã là "chuyện khủng khiếp" và đẫm máu, giờ lại càng tồi tệ thêm bởi quy nương tay và sự can đảm khát máu của những kẻ gắn mình vào nó. Kể cả với tất cả những động cơ cao cả có dự phần vào đó - như độc lập dân sự giữa những người Hy Lạp, sự trung thành và tinh thần thượng võ của các hiệp sĩ - ẩn dưới bề mặt nó là một "chủ nghĩa sơ khai khắc nghiệt" nào đó. Người Hy Lạp đánh lẫn nhau đến kiệt quệ bằng logic của các phương pháp của chính họ, sự suy tàn của phong cách hiệp sĩ trong tiến hành chiến tranh là có nguyên do từ bên ngoài sự xuất hiện của thuốc súng. Nhưng dù trong trường hợp nào đi nữa, sắt, thứ kim loại phổ biến và rẻ tiền ấy, đã hoàn thành sứ mệnh của nó.tắc không478Dạo Khúc 4Hậu cần và tiếp tếĐá, đồng thau và sắt đã tạo ra vũ khí để đánh nhau, hành động trung tâm của chiến tranh từ những giai đoạn bắt đầu của nó cho đến khi tính chất của nó bị thuốc súng làm biến đổi chỉ mới hai mươi thế hệ trước mà thôi. Tuy nhiên, hai bên chỉ có thể xác vào đánh nhau nếu các chiến binh tìm được phương tiện để đi tới chiến địa, và việc cung cấp hậu cần cho họ trên đường đến với chiến trận luôn gặp nhiều khó khăn, chỉ đứng sau chính những thách thức để giành thắng lợi trong trận đánh. Duy chỉ có dân du mục là tránh được những khó khăn ấy nhưng về mặt lịch sử, họ chỉ thuộc nhóm thiểu số. Còn lại đại đa số chiến binh phụ thuộc vào sức mạnh cơ bắp của chân và vai để mang theo vũ khí và những thứ cần thiết đến bất cứ chiến trường nào trong chiến dịch, hạn chế này làm thu hẹp cả tầm hoạt động lẫn sức bền bỉ của các lực lượng chiến đấu, bất kể là khi tiến công hay phòng ngự. Thật ra, hầu hết chiến tranh trên bộ, cho đến thời gian gần đây nhất vẫn là một hoạt động ngắn hạn và trong khoảng cách ngắn.Có cách giải thích đơn giản nhất cho điều này. Khi một đoàn người kết hợp với nhau thực hiện nhiệm vụ của một ngày, từ sáng đến tối họ cần phải ăn ít nhất một lần. Nếu nhiệm vụ kéo dài hơn một ngày và nếu các chiến binh di chuyển cách xa nơi họ trữ lương thực, họ phải mang theo bữa ăn. Vì tất cả các hoạt động chiến tranh, trừ những hoạt động sơ khai nhất, đều kéo dài và cần di chuyển nên chiến binh nhất thiết phải mang gánh nặng là khẩu phần ăn và vũ khí. Tuy nhiên, kinh nghiệm rút ra từ những trận chiến trên bộ hiện đại cho thấy sức nặng mà binh sĩ mang theo trên người không thể vượt quá ba mươi kí - trong đó quần áo, quán tự trang thiết yếu sẽ chiếm ít nhất một nửa trọng , 481482lượng; vì một khẩu phần lương khô cho một người làm việc nặng trong một ngày ít nhất là 1,3 kí nên một người lính đi bộ không thể mang theo nhiều hơn mười hay mười một ngày thực phẩm; và dĩ nhiên, sự nặng nề đó chỉ đáng giá nếu thực phẩm được cung cấp dưới dạng không bị hư hỏng. Những con số này đã không thay đổi qua nhiều thế kỷ. Vegetius, nhà lý thuyết quân sự La Mã vào thế kỷ 4, đề xuất rằng "những người lính trẻ phải thường xuyên được rèn luyện mang theo những vật nặng đến 27 kí lô và đi theo tốc độ hành quân vì trong những chiến dịch vất vả, họ sẽ phải đối mặt với nhu cầu mang theo lương thực cũng như vũ khí."(1 Binh lính Anh, khi tấn công Somme vào năm 1916, mang theo khẩu phần lương khô vài ngày phòng khi bị gián đoạn tiếp tế, đã gánh một sức nặng bình quân ba mươi kí.2) Khi "hành quân vác nặng" qua quần đảo Falklands vào năm 1982, do thiếu trực thăng tiếp vận, dù đã mang được một khối lượng tương đương cơ thể mình, songlính dù và lính thủy đánh bộ Anh vẫn kiệt quệ vì phải cố quá sức, dù rằng họ là những người được chọn lọc và có thể chất khác thường.)Đương nhiên những người lính có thể "tự cung tự cấp", bằng cách lấy lương thực của dân chúng, thực chất là tước đoạt - điều này giải thích tại sao, cho mãi đến thời đại gần đây, ngay cả với một quân đội có kỷ luật tốt nhất đi nữa, cứ hỗ họ đến nơi nào là y như rằng dân chúng nơi đó cất giấu hết những vật tiêu dùng có thể bị lấy mang đi. Có khi, nếu có một quân đội nào lập ra một cái chợ, như Wellington luôn luôn cẩn thận làm ở Tây Ban Nha, hiệu quả có thể ngược lại vì nông dân lũ lượt mang hàng tới bán, nhưng ấy là vì Wellington có tiền mặt để chi trả.4 Trong lịch sử, hầu hết quân đội đều thiếu tiền mặt tìm cách trả bằng tín phiếu hoặc, chỉ việc lấy những gì họ cần nếu hành quân trong đất địch. Cách đó không manglại hiệu quả lâu dài. Ngay cả khi có thể tìm thấy lương thực ở nơi cất giấu, quân đội cũng phải chia lương thực ra để dành, như thế là làm yếu đi sức chiến đấu của họ, và dù thế nào thì họ cũng ăn sạch lương thực trong khu vực hành quân. Đối với các đội quân kỵ, ngoại trừ trên những khu đồng cỏ bao la (nơi không có đủ thức ăn cho con người, khó khăn này làm cho tình thế thêm phức tạp), ngựa của họ sẽ gặm hết có trong khu vực còn nhanh hơn nữa.Các đội kỵ binh mạnh ở tốc độ ập tới tấn công rồi rút đi ngay và vì tính chất đạm bạc đặc biệt của các dân tộc du mục thường chiếm phần đông trong đó, nên thông thường họ thoát được tình cảnh ngặt nghèo là cạn nguồn thức ăn cho ngựa nếu họ ở gần hoặc ngay tại một vùng đồng cỏ. Bộ binh thì không được tự do hành động như vậy. Di chuyển khoảng hơn 30 cây số mỗi ngày, tốc độ nhanh nhất mà con người có thể đạt được một cách đều đặn khi đi bộ - đó là tốc độ của các binh đoàn trên các tuyến đường bên trong đế quốc La Mã và của quân đội của Von Kluck tiến từ Mons đến Marne trong chiến dịch ở Pháp vào năm 1914; họ tiến quá chậm nên khó có thể tìm thấy những kho dự trữ còn nguyên vẹn đủ gần đường tiến quân của họ để tiếp tế cho nhu cầu hằng ngày. Hậu quả là hoặc họ phải dừng lại từng chặng để có thì giờ đi xa kiếm cái ăn hoặc phải vận chuyển hàng tiếp tế theo cùng.Vận chuyển hàng tiếp tế đòi hỏi phải tiếp cận được đường thủy gần với đường tiến quân - một con sông hay một tuyến đường ven biển - nếu không thì phải dùng xe. Súc vật mang chở hàng, tuy được dùng nhiều vào thời xưa và ở những vùng địa thế khó khăn trong thời hiện đại (trong cuộc chinh phục Khiva ở Trung Á vào năm 1874, người Nga đã sử dụng 8.800 con lạc đà để tiếp vận cho 5.500 quân), là một giải pháp thay thế kém cỏi.2) Vận chuyển bằng đường thủy là vấn đềsống còn của nhiều chiến dịch - cuộc tiến quân của quận công Marlborough đến Bavaria vào năm 1704, vận chuyển tiếp tế cho binh sĩ dọc theo sông Rhine là một ví dụ nổi tiếng nhưng trực tiếp tế lúc này lại quyết định trục tiến quân của chiến dịch: có thể là nếu con sông chảy sai hướng thì trận đánh quyết định không thể xảy ra. Hệ thống đường sá cho vận chuyển bằng xe, nếu đủ nhiều, sẽ làm cho tiếp vận hậu cần linh hoạt hơm; nhưng cho đến khi kỹ thuật làm đường bộ được thực hiện trên quy mô lớn ở châu Âu từ thế kỷ 18 trở đi, trước hết là ở Pháp, sau đó ở Anh và Phổ, không có mấy vùng có được hệ thống đường sá như thế (chiều dài của đường sá tính trên mỗi một nghìn dân vào năm 1860 là: 8 cây số ở Anh, gần 5 cây số ở Pháp, gần 4 cây số ở Phổ và chỉ 1,2 cây số ở Tây Ban Nha). Cho đến khi có kỹ thuật trải đá mặt đường phát triển vào đầu thế kỷ 19, đường sá nói chung không có bề mặt chịu được mọi thời tiết. (1)Ngoại lệ cho tình trạng này chỉ có nhiều ở đế quốc La Mã và một phần ở Trung Hoa (mặc dù các thủy lộ của Trung Hoa, đặc biệt là kênh Đại Vận Hà, bắt đầu vào năm 608, chỉ có mục đích chính là phục vụ giao thông nội địa). Chính những con đường ở La Mã mới làm cho các quân đoàn - cũng chính là người xây dựng chúng - trở thành một lực lượng hữu hiệu đến vậy đối với quyền lực của đế quốc. Chỉ trong một tỉnh châu Phi thuộc La Mã trải dài từ Marốc hiện nay tới vùng bồn trũng sông Nile, các nhà khảo cổ học đã nhận diện được khoảng trên 16.000 cây số đường có bề rộng mặt đường lớn nhỏ khác nhau. Xứ Gaul, đảo Anh, Tây Ban Nha và Ý cũng có hệ thống đường sá tương tự, giúp cho các viên chỉ huy La Mã có thể tính toán chính xác thời gian tiến quân giữa các kho dự trữ quân sự và các doanh trại được dùng làm chặng dùng để tiếp tế lương thực: từ Cologne đến La Mã mất sáu mươi bảy ngày, từ La Mã đến Brindisi mười lăm ngày, từ La Mã tới Antioch (kể cả hai ngày ngoài biển) 124ngày. Tuy nhiên, trong các đế quốc lân cận không có hệ thống đường sá nào tương đương như của La Mã, thậm chí ở cả các đồng bằng tương đối dễ kiến thiết của vùng Lưỡng Hà và Ba Tư cũng không (con đường hoàng gia" mà ngày trước Alexander đã dùng không có tiêu chuẩn như đường La Mã), và khi chính quyền La Mã sụp đổ trong thế kỷ 5, những con đường quan trọng của đế quốc cũng hư hỏng dần. Đường sá hư hỏng đã chấm dứt các cuộc hành quân mang tính chiến thuật ở mọi nơi trong hơn một nghìn năm. Ví dụ, ở Anh quốc, con đường Hardway mà Alfred Đại Đế đã nhọc nhằn đưa quân đội của ông ra khỏi Somerset để chiến đấu với quân Đan Mạch vào giữa thế kỷ 9 là một lối đi lầy lội không thể sánh với bất cứ đường nào mà người La Mã đã dùng, tuy một vài con đường tuyệt vời thời La Mã đã chạy gần tuyến đường đó từ bốn trăm năm trước.Không có đường sá, quân đội không thể tiếp tế bằng xe, ngoại trừ loại xe thô sơ nhất, và họ phải phụ thuộc vào tàu thuyền hoặc bò kéo; bò là vật kéo thông thường nhất từ thiên niên kỷ năm TCN (được xác nhận bằng các phát hiện khảo cổ học ở nơi ngày nay là nước Ba Lan) cho đến đầu thế kỷ 9 ở Ấn Độ và Tây Ban Nha.2) Chẳng hạn, trong cả hai chiến trường đó, tâm trí Wellington lúc nào cũng đau đáu việc tìm kiếm những con vật có sức kéo tốt nhất. Vào tháng Tám năm 1804, ông viết: "Không có con vật mạnh mẽ, được hướng dẫn tốt và được chăm sóc tốt thì không thể nào di chuyển nhanh được", trước đó, tại Ấn Độ, ông đưa ra cùng quan điểm như thế: "thành công của các hoạt động quân sự phụ thuộc vào Công tác tiếp tế; mọi khó khăn trong chiến đấu và tìm phương tiện để đánh bại địch đều có hoặc không có tổn thất, nhưng để đạt được mục tiêu đặt ra, ta phải có cái ăn đã."(3) Đối với một người chỉ huy có tiền để mua với số lượng lớn như Wellington, thì bò có lợi thế là vừa có thể ăn thịt, vừa có thể dùng để vậnchuyển hàng tiếp tế và ông đã dùng chúng cho cả hai mục đích đó. Ít có vị chỉ huy nào lại có điều kiện tốt đến thế. Các đàn bò nhìn chung được coi là quá quý giá đến nỗi không thể đem giết thịt cho binh sĩ ăn, vì việc này mặc nhiên sẽ hạn chế tốc độ lẫn tầm hoạt động của quân đội.Trong vận động chiến thuật, Alexander Đại Đế cũng phụ thuộc vào bò kéo và bò cày nhiều như Wellington. Nhưng ông nhận định rằng tầm hoạt động chiến thuật là không quá tám ngày hành quân từ điểm tái tiếp tế, thường là một trạm quân nhu gần biển, vì một con bò sẽ ăn hết một khối lượng bằng tải trọng của nó trong khoảng thời gian đó. Kết quả là ông chỉ có thể mở chiến dịch xa nếu luôn giữ cho đoàn quân ở gần hạm đội tiếp tế hoặc sai tiền quân đi trước để mua lương thực và cỏ cho ngựa bằng tiền mặt hoặc bằng lời hứa sẽ trả nợ sau khi chiến thắng, một giao dịch mà các viên chức phản bội của Ba Tư ngày càng sẵn sàng tham gia khi cuộc tấn công của Alexander chống Darius ngày càng đạt nhiều thành tựu. Với cuộc tiến quân xa nhà nhất của ông, cuộc tiến quân trên 480 cây số vào năm 326 TCN từ sông Ấn đến dải đất Makran ở Baluchistan, ông thu gom được một kho dự trữ 52.600 tấn lương thực, đủ để cung cấp cho quân đội của ông gồm 87.000 bộ binh, 18.000 kỵ binh và 52.000 người đi theo trong bốn tháng. Vìmỗi bầy súc vật sẽ tiêu thụ một lượng bằng trọng lượng nó mang và con người ăn hết gần một kí rưỡi khẩu phần lương thực cá nhân nên ngay trướC khi hoàn tất cuộc tiến quân, ông dựa vào một hạm đội tùy tùng để tái tiếp tế dọc theo bờ Ấn Độ Dương và những cơn mưa gió mùa khiến các con sông đầy nước để có thể lấy nước ngọt ở các cửa sông. Các tính toán hậu cần hoàn toàn có căn cứ. Kho dự trữ, nếu được bốc dỡ khỏi tàu và phân phối đều đặn, sẽ đủ để cung cấp dồi dào cho quân đội của ông. Nhưng trong năm đó, gió mùa khiến đội thuyền tiếp vận của Alexander bị kẹt tại của sông Ấn, hậu quả là ba phần tự quân đội của ông bị tổn thất trong cuộc tiến quân qua sa mạc xứ Baluchistan.1)1. D. Engels, Alexander the Great and the Logistics of the Macedonian Army (Alexander Đại Đế và hậu cần của quân đội xứ Macedon), Berkeley, 1978, tr. 112,Thảm họa này đưa ra một ví dụ cực đoan cho thấy việc tiếp tế hậu cần dự phần mạnh mẽ thế nào vào việc tiến hành chiến tranh, ngay cả đối với vị tướng có tài năng và thận trọng nhất, nó chứng minh một cách khủng khiếp khẩu hiệu của Wellington: "để đạt được mục tiêu đặt ra, ta phải có cái ăn đã". Ngoại trừ các chỉ huy của quân đội La Mã hoạt động tại những đầu mút xa nhất của hệ thống đường sá của đế quốc, hay những người giữ cho quân mình luôn ở gần một trạm tiếp tế đường thủy, rất ít có chỉ huy thời cổ và tiền hiện đại có thể mở chiến dịch hoạt động bên ngoài lãnh thổ của mình một cách tự do mà không bị gò bó bởi tiếp vận hậu cần. Ngay cả người La Mã cũng gặp khó khăn khi phải rời xa các con đường của mình, trong khi những quân đội lớn có thể gặp nguy cơ chịu đói khát ngay trong những lãnh thổ mà mình kiểm soát, như các thống chế của Napoléon đã hứng chịu ở Tây Ban Nha vào năm 1809-1813. Phần khó khăn nhất về tiếp vận là sự dễ hư hỏng của lương thực trong tất cả các thời kỳ và nơi chốn trước khi người ta biết cách đóng hộp và cung cấp thực phẩm chế biến sẵn vào thế kỷ 19. Các loại ngũ cốc rang và xay là lương thực chính cho người lính xuyên suốt lịch sử, giữ họ ở thể trạng có thể chiến đấu khi được bổ sung thêm dầu, mỡ, phô mai, các sản phẩm từ cá (một phần thiết yếu trong bữa ăn của người lính quân đoàn La Mã) rượu vang, giấm hay rượu bia, và có lẽ một ít thịt, được ướp, muối, phơi khô, hoặc thịt tươi được giết tại chỗ. Tuy vậy, ngay cả bữa ăn đầy đủ nhất của sĩ quan quân nhu cũng thiếu chất tươi, thế nên trong những khi thiếu thốn, cũng giống như thủy thủ đi biển dài ngày, những người lính dễ bị các chứng bện do kém dinh dưỡng. Hệ quả là tình trạng suy nhược trở thành thứ bệnh dịch lây lan trong các đội quân tập trung cho một trận chiến hoặc trong các cuộc vây hãm kéo dài.Chế độ ăn trong quân đội đã được cách mạng hóa vào giữa thế kỷ 19 với sự xuất hiện của thịt đóng hộp (từ năm 4871845, tuy bằng một quá trình khiến cho những người lính dùng thứ này có nguy cơ bị ngộ độc chì, vốn là nguyên nhân khiến nhiều người chết trong cuộc thám hiểm Bắc Cực của Franklin), sữa cô đặc (1860), bột sữa khô (1855) và bơ thực vật được phát minh theo các quy định cạnh tranh do Napoléon III đặt ra để tìm thứ thay thế cho bơ làm từ sữa cung cấp cho quân đội của ông vào những năm 1860.2 Các quân đoàn miền Bắc trong cuộc Nội chiến của Mỹ tồn tại trên chiến trường phần lớn nhờ sản phẩm của các khu chăn nuôi ở Chicago, tuy thường được ướp muối hơn là đóng hộp, trong khi đối phương thuộc phe liên minh (miền Nam) buộc phải ăn thứ thức ăn truyền thống khó nuốt chủ yếu là ngô và đậu phộng rang, và thiếu thịt trầm trọng vì không thể tiếp cận được nguồn tiếp tế các loài gia súc lớn từ bang Texas do quân miền Bắc kiểm soát mặt sông Mississippi. Đầu năm 1862, một người lính miền Nam viết thư cho vợ. "Bọn anh phải sống qua nhiều ngày bằng tảo sống, táo nướng và luộc, thỉnh thoảng ăn ngô non và lắm khi chẳng có gì ăn".3) Lính miền Bắc cũng từng thử nghiệm với khoai tây, rau quả sấy khô công nghiệp và đủ thứ đóng hộp gồm cà phê hòa tan, sữa và đường, mà đều chẳng mấy ai ưa, nhưng là cao lương mỹ vị đối với những người lính miền Nam đói khát nào vớ được.Tuy vậy, cuối cùng, các quân đoàn miền Bắc được nuôi ăn ngon hơn binh sĩ miền Nam vì vào năm 1860, các sĩ quan quân nhu của họ kiểm soát phần lớn trong số hơn 48.000 cây số đường sắt đã được lắp đặt tại Mỹ (dài hơn tổng các tuyến đường sắt còn lại của cả thế giới), với tỷ lệ 2,4:1. Đường sắt tiếp tục được lắp đặt thêm mỗi tháng , 4881. Ngài John Franklin (16 tháng 4 năm 1786 - 11 tháng 6 năm 1847) là chuẩn đô đốc của Hải quân Hoàng gia Anh. Ông chỉ huy một đội thám hiểm Bắc Cực của Hải quân Hoàng gia gồm hai tàu, tiến vào vùng biển bằng giá phía bắc Canada năm 1845. Ông cùng thủy thủy đoàn mắc kẹt trên một hòn đảo ở đây vào năm 1846 và chết dần chết mòn trong điều kiện khắc nghiệt một năm sau đó. (BT) 2. Derry và Williams, sđd, các trang 691-695. 3. B. Wiley, The Life of Johnny Reb (Cuộc đời của Johnny Reb), Baton Rouge, 1918, tr. 92.trong một cuộc chiến tranh mà nhiệm vụ hàng đầu của lính miền Bắc là cứ hễ gặp thanh đường sắt nào của miền Nam là đều tháo cho bằng hết - với nền tảng kinh tế eo hẹp, quân miền Nam không thể lắp đặt lại được. Đường sắt đã cách mạng hóa việc tiến hành chiến tranh trên bộ và cuộc nội chiến Mỹ đã lần đầu tiên cho thấy xu hướng đó. Thực ra, ngày nay người ta vẫn hay nói về cuộc chiến tranh này như một cuộc chiến tranh đường sắt thuần túy, trong đó thành công của miền Bắc trước tiên là trong việc cắt đứt các tuyến đường sắt nối liền miền Đông Nam đông dân cư với miền Tây Nam có năng lực sản xuất cao tại tu sông Mississippi, sau là chia cắt hệ thống nội địa miền Đông Nam bằng cách chiếm tuyến đường sắt Chattanoopa nối với Atlanta vào năm 1864, băm nhỏ lãnh thổ thành những vùng thiếu khả năng tự túc về kinh tế, bảo đảm thế thất bại không tránh khỏi của khối miền Nam ly khai do thiếu quân nhu tiếp tế cho các đoàn quân chiến đấu - dù thế bất chấp đói khát và rách rưới các đội quân này, vẫn kháng cự quân miền Bắc đến cùng.Tuy nhiên, quan điểm đó bóp méo phần đóng góp tương đối của các trận chiến và sự tiếp vận hậu cần cho chiến thắng. Bản thân ưu thế về tiếp vận hậu cần hiếm khi dẫn tới chiến thắng trong chiến dịch chống lại một kẻ địch đầy quyết tâm, như McClellan đã nhận ra trong chiến dịch Bán đảo của quân miền Bắc vào năm 1862, khi các nước kiệt sức về kinh tế, như hai nước Đức và Nhật vào năm 1944-1945, vẫn có thể tiếp tục giáng những đòn bất ngờ làm đối phương mất tinh thần. (2) Dù vậy, khẩu hiệu thẳng thừng của Napoléon chứa đựng một chân lý tối quan trọng: chiến thắng tối hậu sẽ về tay những đạo quân lớn và thời đại đường sắt đã đảm bảo rằng ít nhất thì các nhà nước có khả năng lập ra những đạo quân lớn cũng như vận chuyển chúng một cách nhanh chóng, tức khắc vàtrong mọi thời tiết tới nơi đã chọn để triển khai quân. Các quốc gia, nằm trong các khu vực đang kỹ nghệ hóa của Tây Âu và Trung Âu, nơi những mạng lưới đường sắt rộng lớn lần đầu tiên được lắp đặt để nối các nhà máy với bến cảng ở Anh và Bỉ, nhanh chóng được mở rộng ở nước Pháp và Phổ và chậm rãi đi về phía đông để kết nối các vùng nông nghiệp của Áo-Hungary và Nga vào hệ thống chung. Trong khoảng từ năm 1825 đến năm 1900, tổng chiều dài của đường sắt ở châu Âu từ con số không đã lên đến gần 282.000 cây số; nó xuyên qua các đường hầm, vượt qua các cây cầu và băng qua mọi rào cản tự nhiên của châu lục, kể cả sông Rhine, rặng núi Alps và Pyrenees. Xưa kia một quân đoàn hành quân từ thành La Mã đến Cologne mất sáu mươi bảy ngày thì vào năm 1900, hành trình ấy chỉ mất chưa tới hai mươi bốn giờ.Tuy nhiên, chính trục đường sắt đông-tây, chứ không phải bắc-nam, mới làm cho đường sắt có ý nghĩa về mặt quân sự, bởi vùng biên giới giữa Pháp và Đức, Đức và Áo, Đức và Nga mới là nơi xung đột tiềm tàng. Hệ thống đường sắt quan trọng với việc phòng thủ quốc gia đến độ chính phủ Phổ, sau này là đế quốc Đức vào năm 1860, đã tiến hành công hữu hóa phân nửa và hai mươi năm sau là toàn bộ bộ hệ thống này. Vào năm 1866, Binh đoàn Vệ binh Phổ được triển khai nội trong một tuần lễ, trên mười hai chuyến tàu hỏa một ngày từ Berlin đến mặt trận Áo, là bằng chứng thuyết phục về sự vượt trội của đường sắt so với đường bộ trong các hoạt động quân sự và cảnh báo mạnh mẽ rằng nhà nước nào không hợp nhất chính sách về phương tiện vận chuyển với huy động quân đội thì trong tương lai sẽ có thể thất bại trong tay một quốc gia khác đã thực hiện điều đó. Phổ đánh bại Áo vào năm 1866 phần lớn nhờ quân số vượt trội: Phổ có thể chuyển quân cấp kỳ tới nơi cuộc giao chiến bắt đầu, trong khi đó, việc Phổ đánh bại Pháp tại Alsace-Lorraine vào năm 1870 xuất phát trực tiếp từ cách quản lý tệ hại của Pháp, với một hệ thống tiếp viện và tái tiếp tế bằng đường sắt phải thừa nhận là yếu kém hơn)Những bài học của các cuộc chiến tranh năm 1866 và năm 1870-1871 được các bộ tham mưu châu Âu nhớ nằm lòng, trong số đó có bộ tham mưu của chính nước Đức. Vào năm 1876, Đức đã thành lập cục đường sắt với thẩm quyền giám sát việc xây dựng đường mới trong phạm vi nước Đức để bảo đảm nhu cầu quân sự được phục vụ kịp thời cho chiến tranh, các nhà ga nhỏ ở thôn quê tại biên giới với Pháp và Bỉ được trang bị sân ga dài hơn một cây số rưỡi sao cho các đoàn tàu chở binh sĩ có thể nhả ra trọn vẹn một sự đoàn cả người lẫn ngựa chỉ trong một lần vào bến. Vào tháng Tám năm 1914, công tác triển khai quân đội đã sẵn sàng. Từ ngày 1 đến ngày 17 tháng Tám, từ quân số thời bình chỉ có 800.000 người, nước Đức không chỉ tăng gấp sáu lần con số đó bằng tổng động viên quân dự bị mà còn vận chuyển được 1.485.000 người tới mặt trận Bỉ và Pháp với trang bị và sẵn sàng chiến đấu ngay sau khi xuống tàu. Các đối thủ của Đức cũng có thành tựu tương ứng. Giới quân sự Pháp vào năm 1870 quản lý đường sắt yếu kém đến chừng nào thì vào năm 1914 lại xuất sắc chừng ấy. Nhân viên vận tải Pháp thực sự tỏ ra uyển chuyển hơn người Đức trong việc di chuyển binh sĩ cần thiết đến khu vực chiến trường trong hoàn cảnh chiến sự gay go của trận sông Marne vào tháng Chín. Việc chuyển quân của Áo cũng hiệu quả như của Đức; ngay cả người Nga cũng vậy. Bộ Tham mưu Đức từng cho rằng có thể dựa vào khả năng tổ chức được cho là kém cỏi của người Nga hòng giành chiến thắng nhanh gọn trong sáu tuần ở mặt trận phía đông, tiếp đó hoàn tất chiến thắng ở mặt trận phía tây, thế những người Nga đã khiến cho chính mình, các đồng minh của mình và - đặc biệt là - cả người Đức phải bất ngờ bằng tốc độ tập trung các phương diện quần thứ nhất và thứ hai Ba Lan.Tốc độ động viên quân đội trong năm 1914 biện minh cho tất cả nỗ lực mà các bộ tham mưu châu Âu dồn vào hoàn thiện tổ chức đường sắt phục vụ chiến tranh trong bốn mươi năm hòa bình trước đó: những đội quân khổng lồ - 62 sư đoàn bộ binh Pháp (mỗi sự đoàn mười lăm nghìn quân), 87sư đoàn của Đức, 48 sư đoàn của Áo, 114 sư đoàn của Nga - được đón từ những điểm đồn trú thời bình và đổ vào chiến trường cùng vài triệu con ngựa chỉ trong vòng một tháng nổ ra chiến sự. Tuy nhiên, khi đến nơi, họ nhận ra rằng tính lưu động mầu nhiệm do hoạt động đường sắt mang lại đã hầu như bị bốc hơi. Khi đối diện nhau, họ di chuyển và chuyên chở tiếp tế quân nhu chẳng giỏi gì hơn các binh đoàn La Mã ngày xưa, từ ga xe lửa, lính phải đi bộ và phương tiện duy nhất để tiếp tế cho họ là xe ngựa kéo. Quả thật số mệnh của họ còn tệ hơn của những quân đội được tổ chức tốt thời trước vì pháo binh đương thời tạo ra một vùng hỏa lực nhiều cây số trong chiến địa khiến cho tiếp tế bằng ngựa không thể thực hiện được và việc tái cung cấp quân nhu cho bộ binh - đạn dượC cũng như lương thực - chỉ có thể do sức người mang vác.Dĩ nhiên, việc mất tính cơ động tỏ ra cấp bách về phương diện chiến thuật hơn là trong hình thức tiếp vận hậu cần: trong trung tâm vùng hỏa lực, bộ binh gần như không di chuyển được, hoặc phải đổi bằng tổn thất rất nặng về người; chỉ đến khi xe tăng đưa ra chiến trường vào năm 1916 thì các đơn vị chiến đấu mới lại có thể vận động trong khi tiếp xúc trực tiếp với địch. Dù vậy, vấn đề tiếp tế hậu cần vẫn ám ảnh các đội quân trong suốt Thế chiến thứ nhất, vì nỗ lực giành ưu thế trong khu chiến địa bằng cách gia tăng cường độ hỏa lực bắn ra đòi hỏi tần suất vận chuyển đạn dược càng lớn hơn giữa nhà ga và họng súng, vốn chỉ có thể thực hiện bằng ngựa. Kết quả là cỏ khô cho ngựa đã trở thành thứ hàng hóa lớn nhất được bốc dỡ tại các cảng của Pháp cho quân đội Anh trên Mặt trận phía tây trong suốt giai đoạn 1914-1918.Vấn đề này lại tái xuất hiện trong Thế chiến thứ hai, khi Đức không có đủ xe cơ giới để vận chuyển vì nền công nghiệp cơ khí Đức dồn hết nguồn lực để chế tạo xe tăng,máy bay và tàu ngầm U-boat; cũng do tình trạng thiếu hụt nhiên liệu triền miên mà quân đội Đức sử dụng nhiều ngựa hơn cả thời kỳ 1914-1918, với con số lên đến 2.750.000 con so với 1.400.000 trước kia; phần lớn ngựa chết trong khi phục vụ chiến đấu, phần lớn ngựa trong số 3,5 triệu con được Hồng quân huy động cho cuộc chiến tranh từ 1941 đến 1945 cũng có số phận tương tự. Về mặt chiến thuật, chỉ lực lượng vũ trang Anh và Mỹ là có thể tái tiếp tế cho quân của mình ngoài tiền tuyến chỉ bằng phương tiện cơ giới và đó là nhờ vào năng lực sản xuất vô song của ngành công nghiệp dầu khí và các nhà máy chế tạo ô tô của Mỹ. Thực vậy, với tài nguyên dồi dào, Mỹ không những cung cấp đủ xe cộ và xăng dầu cho lục quân và hải quân của mình mà còn trang bị cho Hồng quân 395.883 xe tải và 2.700.000 tấn xăng; như về sau chính Liên Xô thoải mái thừa nhận, điều đó đã cung cấp phương tiện cho Hồng quân tiến quân từ Stalingrad đến Berlin.(2)Gánh nặng dồn lên việc vận chuyển bằng đường sắt, ngựa và xe cơ giới trong hai cuộc đại chiến của thời đại công nghiệp là lớn hơn gấp bội so với gánh nặng của việc vận chuyển bằng đường sắt của các quân đội trước kia, kể cả trong thời đại thuốc súng. Lương thực, cỏ cho ngựa và hàng hóalều bạt, dụng cụ, có lẽ cả một số thiết bị cầu cống - là tất cả những gì mà quân đội sử dụng đao kiếm cần chuyên chở, trong khi nhu cầu đạn dược của các quân đội thời đại thuốc súng cũng chẳng đáng là bao. Nhưng kỹ nghệ của thời đại sản xuất hàng loạt, vốn sản xuất ra thép cuốn và lốc máy mà nhờ đó đã cách mạng hóa ngành vận tải, cũng sản xuất ra đạn pháo và đạn súng mà các quân đội lớn sẽ ngốn ngấu với số lượng ngày càng nhiều. Mức tiêu thụ tăng lên theo cấp số nhân. Chẳng hạn như pháo binh của Napoléon tại trận Waterloo có 246 khẩu, mỗikhẩu bắn khoảng một trăm viên đạn trong trận đó; năm 1870 tại Sedan, một trong những trận đánh nổi tiếng nhất trong thế kỷ 19, quân đội Phổ bắn ra 33.134 viên đạn đại bác; trong tuần lễ trước khi mở đầu trận đánh ở Somme, vào ngày 1 tháng Bảy năm 1916, pháo binh Anh bắn một triệu viên đạn, trọng lượng tổng cộng là 20 nghìn tấn kim loại và thuốc nổ. Nhu cầu đạn dược đó gây ra một cuộc "khủng hoảng đạn pháo" vào năm 1915, nhưng "nạn đói đạn" được chặn đứng bằng một chương trình công nghiệp hóa khẩn cấp ở Anh và nhiều hợp đồng lớn được ký với các nhà máy làm việc chưa hết công suất ở những nơi khác. Sau đó nền kỹ nghệ Anh và Pháp không bao giờ lùi bước; nền công nghiệp Pháp, vốn trước chiến tranh đã có kế hoạch sản xuất 10 nghìn viên đạn đại bác 75 ly mỗi ngày, đã tăng lên 200 nghìn viên mỗi ngày vào năm 1915 và trong hai năm 1917-1918 đã cung cấp cho quân viễn chinh Mỹ (mới đến) 10 triệu viên đạn cho dàn pháo do Pháp chế tạo, cùng với 4.791 trong số 6.287 máy bay không quân Pháp đưa vào sử dụng khi ấy. Mặc dù buộc phải tìm vật liệu nhân tạo thay thế cho chất nitrat do bị cấm vận, Đức đã gia tăng sản xuất từ một nghìn tấn một tháng vào năm 1914 đến sáu nghìn tấn vào năm 1915, ngay cả hệ thống nhà máy bị coi thường của Nga sản xuất 45 vạn đạn pháo một tháng vào năm 1915 đã tăng lên đến bốn triệu rưỡi viên trong năm 1916, gấp mười lần.(2)Khả năng và sự phức tạp của các nền công nghiệp vũ khí của châu Âu và Mỹ nổi lên trong thế kỷ 19 là chưa từng có trước kia. Con người thời đại Đồ đá đã từng khai mỏ và gia công đá lửa làm ra sản phẩm có tính thương mại, nhưng ngành chế tạo vũ khí và áo giáp bằng đồng vẫn luôn là một nghề thủ công. Thời đại Đồ sắt đã dẫn đến sự mở rộng sản lượng và thậm chí là tiêu chuẩn hóa: quân đội La Mã duy trì một hệ thống xí nghiệp chế tạo vũ khí để sản xuất áo giáp1. J. Thompson, The Lifeblood of War (Huyết mạch của chiến tranh), London, 1991, tr. 38. 2. McNeill, Pursuit of Power (Mưu cầu quyền lực), các trang 322 324, 329.bằng vành sắt, mũ sắt, kiếm và lao cho lính của quân đoàn; kỹ năng của thợ được nhà nước coi là quan trọng đến nỗi vào năm 198, một sắc lệnh được ban hành buộc họ phải chịu đóng dấu sắt nung để ngăn ngừa họ bỏ trốn. Tuy vậy, các cuộc xâm lăng của người man di đã khiến cho ngành sản xuất vũ khí lại chuyển về tay tư nhân, tuy rằng kỹ nghệ chế tạo áo giáp xích được coi là quý hiếm đến mức phải tuân theo luật định của nhà nước. Năm 779, Charlemagne ra lệnh bất cứ lái buôn nào bị bắt gặp đưa áo giáp xích ra nước ngoài sẽ bị tịch thu tất cả tài sản, lệnh này được tái ban hành vào năm 805; người ta đã ước tính tổng khối lượng áo giáp xích do kỵ binh của ông mặc khi ra trận là khoảng một trăm tấn, sản lượng do các thợ rèn trong đế quốc của ông tạo ra trong suốt vài năm.Việc chế tạo áo giáp tấm, một quy trình luyện kim và tạo dáng cực kỳ phức tạp, khiến cho ngành chế tạo vũ khí càng tập trung hẹp hơn: sản phẩm tốt nhất được làm ra tại các xưởng của hoàng gia, trong đó xưởng tại Greenwich là trung tâm sản xuất của Anh. Tuy nhiên, thời cực thịnh của việc chế tạo áo giáp tấm trùng với thời điểm xuất hiện thuốc súng, áo giáp trở nên lỗi thời cùng lúc tạo nên một làn sóng mới về nhu cầu thuốc súng, đạn đại bác, súng đại bác và súng cá nhân. Đạn đại bác bằng kim loại thoạt đầu còn quá đắt đỏ nên các thợ nề bên chế tạo đạn bằng đá để thay thế. Việc sản xuất thuốc súng bị giới hạn bởi hợp chất kali nitrat vốn dĩ thiếu hụt, thứ mà - cho đến khi người ta phát triển được một quy trình công nghiệp để sản xuất chất này vào thế kỷ 19 - chỉ có thể tìm thấy ở những nơi có sự hoạt động của vi khuẩn trên nước tiểu và phân đã phân hủy vào đất, thường là trong hang động và chuồng nuôi gia súc; việc thu gom và sử dụng chất này hầu hết được đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.(2) Vũ khí cá nhân, tuy ngày càng có xu hướng do nhà nước chế tạo độc quyền (ví dụ như ở Anh tại tháp - 495 496London), cũng được các lò sản xuất súng tư nhân, đặc biệt làcác bang nhỏ của Đức, chế tạo với số lượng lớn. Tuy nhiên, ngay từ đầu, các vua chúa đã nhất thiết xem việc đúc đại bác là một đặc quyền của họ và cuộc cách mạng pháo binh xuất hiện vào cuối thế kỷ 15 đã thực sự bắt đầu lịch sử của các kho vũ khí nhà nước.Đúc đại bác là một nghệ thuật trước tiên do những người thợ đúc chuông phát triển; họ là những người thợ thủ công duy nhất hiểu cách thức rót kim loại nóng chảy vào những khuôn lớn (một kỹ thuật được phát triển vào thế kỷ 8), và làm với vật liệu duy nhất là đồng thau, vốn ban đầu được cho là phù hợp để chịu được sức giật của thuốc súng. Tuy vậy, trong thế kỷ 16, người ta bắt đầu thí nghiệm với gang: thoạt đầu người ta thấy sản phẩm làm ra chỉ thích hợp dùng ngoài biển, vì chúng phải được làm dày hơn và nặng hơn một khẩu súng bằng đồng thau tương đương thì mới có thể hấp thụ năng lượng của một trọng lượng thuốc súng nhất định; cuối cùng, hầu hết các sủng công thành, cũng như đại bác dùng trên tàu thủy, đều được đúc bằng gang. Đồng thời, các thử ngh đúc súng cũng mang lại những cải tiến lớn cho pháo dã chiến bằng đồng thau. Jean Martiz, một người Thụy Sĩ được nhà nước Pháp thuê vào năm 1734, nhận thấy có thể sản xuất một nòng súng tốt hơn nếu đúc đặc thay vì đúc rỗng, theo kiểu đúc chuông, và sau khi đúc xong thì khoan nòng súng. Việc khoan nòng súng giúp làm cho quả đạn và nòng súng ăn khớp với nhau tốt hơn, làm giảm bớt khối lượng thuốc súng cần thiết để đạt được một tầm xa nhất định, cuối cùng là tạo ra một vũ khí nhẹ hơn và dễ di chuyển hơn. Lúc bấy giờ người ta chưa có máy khoan đủ mạnh - chạy bằng thủy lực - những người con trai của ông chế tạo hoàn thiện được một cỗ máy như thế; và vì thế anh này đã được phong làm chỉ huy trưởng kho vũ khí hoàng gia tại Ruelle, rồi làm tổng chỉ huy tất cả các xưởng đúc súng quốc gia ở Pháp.1)Cỗ máy khoan của Pháp được sao chép đưa vào Anh vào năm 1774; nhưng ngành sản xuất đại pháo ở Pháp, tập trung trong các kho vũ khí của nhà nước, vẫn vượt trội hơn tất cả các quốc gia châu Âu khác cho đến cuối thời đại thuốc súng, phần lớn là nhờ chương trình tiêu chuẩn hóa và hợp lý hóa do nhà sản xuất đại pháo vĩ đại Jean Gribeauval thực hiện vào những năm 1763-1767; pháo do ông sản xuất vẫn còn được quân đội Pháp sử dụng vào năm 1829. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, hệ thống kho vũ khí nhà nước đang chịu sự đe dọa từ những lực lượng thương mại được khai phóng nhờ cuộc cách mạng công nghiệp và cuối cùng, âu là điều không tránh khỏi, nó cũng phải khuất phục. Kỹ thuật sản xuất quy mô lớn với sắt, nung nóng đến độ có thể dát mỏng được trong lò nung đốt bằng than đá, thứ nhiên liệu rất dồi dào được khai thác từ mỏ nhờ các động cơ hơi nước, tỏ ra là một khoản đầu tư béo bở đến nỗi các nhà sản xuất sắt thành công vào giữa thế kỷ 19 có thể huy động vốn hầu như cho bất cứ vụ kinh doanh nào một khi đã thuyết phục được ngân hàng rằng nó sẽ có lãi. Đường sắt, đầu máy xe lửa, tàu sắt và máy móc công nghiệp là những sản phẩm được ưa thích ban đầu; khi lục quân (và cả hải quân) ngày càng phát triển về quy mô thì súng lớn và nhỏ cho tàu thủy, cho dàn pháo và cho cá nhân người lính bắt đầu hứa hẹn một lợi nhuận hấp dẫn. William Armstrong, một nhà sản xuất thiết bị thủy lực người Anh, sau khi đọc thấy đại pháo tỏ ra hiệu quả như thế nào trong chiến tranh Crimea, liền quyết định "đã đến lúc kỹ thuật quân sự được nâng lên ngang tầm với kỹ thuật hiện hành". Chẳng bao lâu sau, ông bắt đầu chế tạo các pháo cỡ lớn có xẻ rãnh nòng cho lục quân, thậm chí pháo lớn hơn nữa dành cho hải quân; từ 1857 đến 1863, ông chế tạo hơn 1.600 khẩu pháo xẻ rãnh nòng nạp đạn hậu tại các xưởng của mìnhElswick. Whitworth, một đối thủ cạnh tranh người Anh khác, nhanh chóng nhảy vào thị trường - cả hai đều được 497 498chính phủ trợ cấp để thực hiện thí nghiệm nhưng đều gặp phải đối thủ khác ở nước ngoài.Alfred Krupp, một nhà chế tạo thép người Đức, trước năm 1850 đã bắt đầu thí nghiệm dùng thép để làm súng, ông trưng bày khẩu đại pháo nạp đạn hậu bằng thép tại cuộc Đại Triển lãm năm 1851. Thép là thứ kim loại khí chế tác, người ta chưa hiểu biết đầy đủ tính chất hóa học của nó và rất nhiều mô hình thí nghiệm của ông cho thấy nó quá giòn và nổ tung khi thử. Cuối cùng, ông cũng nắm vững được công nghệ này và trong năm 1863, công việc chế tạo súng của ông bắt đầu có lãi khi ông nhận đơn đặt hàng lớn của Nga. Đến cuối thế kỷ đó, những khẩu pháo bằng thép của Krupp với đường kính nòng từ 77 mm đến 155 mm (đường kính nòng 420 mm đạt được vào năm 1914), đã trang bị cho nhiều quân đội, tuy không phải quân đội của Anh, Pháp, Nga và Áo (hai quốc gia sau tự xây dựng xưởng sản xuất pháo cho riêng mình). Các khẩu pháo cho hải quân của Krupp sản xuất với đường kính nòng 11inch (279,4 mm) tốt hơn pháo cùng loại của Anh có đường kính nòng súng 13,5 inch (342,9 mm).Cùng thời gian đó, việc chế tạo vũ khí cá nhân cũng được doanh nghiệp tư nhân cách mạng hóa, phần lớn tập trung ở Mỹ. Các nhà phát minh và nhà chế tạo người Mỹ, chủ yếu ở thung lũng sông Connecticut, là những người đầu tiên nắm được khái niệm về các "bộ phận có thể thay thế". Những bộ phận này được sản xuất bằng máy cán tự động hay bán tự động chạy bằng sức nước, và sau đó bằng hơi nước, cắt các bộ phận theo hình dạng đã định trước với tốc độ cao và độ chính xác rất lớn, qua đó xóa bỏ hoàn toàn công đoạn thủ công tốn kém để làm các bộ phận khớp vào nhau như trước kia. Nếu chế tạo súng trường theo quy trình này - và súng trường nòng xẻ rãnh nhanh chóng thay thế súng hỏa mai nòng trơn trong những năm 1850 - thì các công nhân không giỏi lắm cũng có thể lắp ráp hoàn chỉnhcây súng từ những giỏ đựng bộ phận và nhà cung cấp có thể bảo đảm rằng người mua sẽ thấy tất cả súng đều chất lượng như nhau. Quy trình này cũng nhanh chóng được áp dụng để chế tạo vỏ đạn bằng kim loại cho loại súng trường mới, kết quả là kho vũ khí Woolwich của Anh, với các máy móc chạy theo quy trình lặp đi lặp lại được lắp đặt vào những năm 1850, chẳng bao lâu có thể sản xuất 25 vạn vỏ đạn một ngày.Chính vì đã nhìn thấy trước nguy cơ của khủng hoảng thùa, với kết quả là thị trường trong nước bão hòa, mà các nhà chế tạo vũ khí đã tiếp tục nghiên cứu những thiết kế mới, khiến cho các thiết kế đã có trở nên lỗi thời, và tìm thị trường mới ở hải ngoại. Và ở đây, chính người Mỹ lại là những người tiên phong. Trong năm 1870, người Pháp đã triển khai một mô hình thực tiễn của loại vũ khí mà từ lâu thợ làm súng đã tìm cách hoàn thiện, đấy là khẩu súng máy. Súng máy quay tay thuở đầu (mitrailleuse) chỉ là một vũ khí bán tự động và Còn thô sơ. Một số nhà phát minh, như Nordenfeldt người Thụy Điển và Gardner người Mỹ, chạy đua để sản xuất một mẫu có tính thương mại và ưu việt hơn. Nhà phát minh người Mỹ Hiram Maxim đã thắng cuộc đua này trong năm 1884, ông lập công ty để chế tạo một loại súng máy đúng nghĩa, bắn 600 phát đạn trong một phút thông qua một cơ chế nạp đạn bằng sức giật, người điều khiển khẩu súng máy Maxim Có thể được coi như một công nhân công nghiệp mặc quân phục vì chức năng của anh ta chỉ có mỗi một việc kéo cần khởi động, tức cò súng, và rê súng theo một loạt vòng cung được kiểm soát cơ học.(1)Súng máy và người họ hàng ít chết chóc hơn của nó, súng trường Cỡ nòng nhỏ nạp hậu dùng đạn hộp, được trang bị cho quân đội của tất cả các cường quốc tham gia cuộc Thế chiến năm 1914. Tầm bắn tối đa trên chín trăm mét và hiệu quả chính xác ở tầm bốn trăm năm mươi bảy mét, chúng nhanh chóng thiết lập được ưu thế phòng thủ 499 , 500trên chiến trường và khiến cho các cuộc tấn công bằng bộ binh phải trả giá đắt, thường giống như tự sát. Ngay từ giây phút đầu tiên bộ binh phải đào chiến hào để có thể nấp tránh cơn bão thép này, các tướng lĩnh đã tìm kiếm một phương cách hòng chế ngự tác động của súng máy. Tăng số đại pháo theo cấp số nhân là giải pháp đầu tiên được thử nghiệm; nó chỉ đưa đến hệ quả là pháo binh hai bên tiêu hao lẫn nhau trong các cuộc đấu pháo, tàn phá chiến địa và tăng gánh nặng cho cả ngành công nghiệp sản xuất đạn pháo ở hậu phương lẫn công tác tiếp tế ở gần mặt trận. Phát minh xe bọc thép là giải pháp thứ hai, nhưng xe tăng được sản xuất quá ít về số lượng, quá chậm và quá kềnh càng nên không thể tạo nên một thay đổi mang tính quyết định cho điều kiện chiến thuật. Đến cuối cuộc thế chiến, cả hai phe đều trông đợi vào công cụ mới mẻ là sức mạnh không quân để gây tổn thất cho tinh thần dân chúng và khả năng sản xuất của đối phương; tuy nhiên, cả máy bay lẫn khí cầu đều chưa có được khả năng tấn công đủ làm thay đổi cán cân quân sự. Thế chiến thứ nhất cuối cùng không được giải quyết bằng bất cứ phát minh hay ứng dụng kỹ thuật quân sự mới mẻ nào từ các bộ chỉ huy cao cấp, mà do sản phẩm công nghiệp gây tiêu hao khốc liệt sức người. Việc người Đức bị đánh bại trong cái Materialschlacht này hầu như là ngẫu nhiên, bất cứ ai trong số kẻ thù của Đức cũng có thể bị đánh bại như vậy, trong số đó Nga quả thực đã phải chịu hậu quả nặng trong năm 1917. Phương tiện mà các bộ tham mưu đã thuyết phục các chính phủ rằng sẽ bảo đảm hòa bình và nếu chiến tranh xảy ra thì sẽ mang lại chiến thắng - tuyển quân càng rộng hơn nữa, mua sắm vũ khí càng tốn kém hơn nữa - đã triệt tiêu lẫn nhau. Sự tiếp liệu và hậu cần đã làm thiệt hại cho tất cả các bên tham chiến hầu như mức độ bằng nhau.Dù vậy, tiếp tế và hậu cần sẽ mang lại chiến thắng rõ ràng trong Thế chiến thứ hai và hầu như với chi phí không , 500trên chiến trường và khiến cho các cuộc tấn công bằng bộ binh phải trả giá đắt, thường giống như tự sát. Ngay từ giây phút đầu tiên bộ binh phải đào chiến hào để có thể nấp tránh cơn bão thép này, các tướng lĩnh đã tìm kiếm một phương cách hòng chế ngự tác động của súng máy. Tăng số đại pháo theo cấp số nhân là giải pháp đầu tiên được thử nghiệm; nó chỉ đưa đến hệ quả là pháo binh hai bên tiêu hao lẫn nhau trong các cuộc đấu pháo, tàn phá chiến địa và tăng gánh nặng cho cả ngành công nghiệp sản xuất đạn pháo ở hậu phương lẫn công tác tiếp tế ở gần mặt trận. Phát minh xe bọc thép là giải pháp thứ hai, nhưng xe tăng được sản xuất quá ít về số lượng, quá chậm và quá kềnh càng nên không thể tạo nên một thay đổi mang tính quyết định cho điều kiện chiến thuật. Đến cuối cuộc thế chiến, cả hai phe đều trông đợi vào công cụ mới mẻ là sức mạnh không quân để gây tổn thất cho tinh thần dân chúng và khả năng sản xuất của đối phương, tuy nhiên, cả máy bay lẫn khí cầu đều chưa có được khả năng tấn công đủ làm thay đổi cán cân quân sự. Thế chiến thứ nhất cuối cùng không được giải quyết bằng bất cứ phát minh hay ứng dụng kỹ thuật quân sự mới mẻ nào từ các bộ chỉ huy cao cấp, mà do sản phẩm công nghiệp gây tiêu hao khốc liệt sức người. Việc người Đức bị đánh bại trong cái Materialschlacht1) này hầu như là ngẫu nhiên, bất cứ ai trong số kẻ thù của Đức cũng có thể bị đánh bại như vậy, trong số đó Nga quả thực đã phải chịu hậu quả nặng trong năm 1917. Phương tiện mà các bộ tham mưu đã thuyết phục các chính phủ rằng sẽ bảo đảm hòa bình và nếu chiến tranh xảy ra thì sẽ mang lại chiến thắng - tuyển quân càng rộng hơn nữa, mua sắm vũ khí càng tốn kém hơn nữa - đã triệt tiêu lẫn nhau. Sự tiếp liệu và hậu cần đã làm thiệt hại cho tất cả các bên tham chiến hầu như mức độ bằng nhau.Dù vậy, tiếp tế và hậu cần sẽ mang lại chiến thắng rõ ràng trong Thế chiến thứ hai và hầu như với chi phí khôngđáng kể cho người thắng chính, ngoài sự đau khổ của con người. Nước Mỹ - kẻ tham gia muộn màng trong Thế chiến thứ nhất và vào lúc đó thiếu phần lớn nền công nghiệp quân sự, vì nó làm ra của cải trong những năm sau năm 1865 nhờ công nghiệp hóa là để phục vụ cho sự phát triển nội bộ và hòa bình - đã tham dự Thế chiến thứ hai ở giai đoạn sớm, năm 1941, và sau hai năm đã thực hiện tái vũ trang để tiếp tế cho Anh rồi cho Nga các phương tiện để chiến đấu với Đức Quốc xã. Cuộc tái vũ trang đã phục hồi nền công nghiệp của Mỹ vốn đã chịu tác động tai hại từ cuộc Đại Suy thoái, nhưng vẫn còn nhiều tiềm lực thặng dư. Từ năm 1941 đến năm 1945, nền kinh tế Mỹ trải qua cuộc phát triển lớn, nhanh chóng và bền vững chưa từng thấy: tổng sản lượng quốc dân tăng năm mươi phần trăm, trong khi tỷ lệ hàng hóa quân sự tăng từ hai đến bốn mươi phần trăm trong khoảng thời gian 1939-1945, phần lớn nguồn tài chính là doanh thu thay vì vay mượn. Năng suất lao động được cải thiện hai mươi lăm phần trăm và cường độ hoạt động của nhà máy tăng từ bốn mươi đến chín mươi giờ mỗi tuần; kết quả là sản lượng công nghiệp đóng tàu tăn mười lần, sản lượng cao su tăng gấp đôi, sản lượng thép tăng gần gấp đôi, sản lượng máy bay tăng mười một lần, đến độ trong số 750.000 chiếc máy bay do các nước tham chiến sản xuất thì có 300.000 chiếc là của Mỹ, 90.000 chiếc trong số đó được sản xuất chỉ trong năm 1944.0Chính nền công nghiệp của Mỹ đã lấn át các đối thủ Đức và Nhật, cho dù được như vậy là bởi các xưởng đóng tàu của Mỹ còn cung cấp luôn phương tiện vận chuyển để đưa thành phẩm của nó đi. Một đội tàu thương mại có tổng khối lượng chuyên chở tới hơn 51 triệu tấn được đóng tại các xưởng đóng tàu Mỹ trong khoảng thời gian 1941-1945, cho ra khoảng 10.000 chiếc tàu hàng Tự do và Chiến thắng và tàu chở dầu T2, theo một quy trình tiền chế mang tính cáchđịnh chiến thắng. Sau cuộc chiến năm 1945, việc chưa có xung đột tương tự như thế xuất hiện là kết quả từ nỗ lực của người Mỹ, song song với những năm thành tựu công nghiệp vô tiền khoáng hậu, hàng sản xuất thứ thay thế cho chiến tranh tiến hành ngoài mặt trận: bom nguyên tử. Thứ vũ khí đó là đỉnh cao của quá trình phát triển công nghiệp đã bắt đầu từ năm trăm năm trước đó, nó tìm cách chuyển nhu cầu năng lượng cần thiết cho mục đích quân sự từ cơ bắp con người và con vật sang một nguồn năng lượng đượC dự trữ sẵn. Cuộc tìm kiếm đó đã bắt đầu với việc khám phá ra thuốc súng. 503

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top