Phần 1
bằng đường biển; những đợt sóng xâm lăng về sau dường như có mang theo ngựa và vũ khí bằng sắt và được cho là đã đến bằng đường bộ, có lẽ là bị các sắc dân cưỡi ngựa khác phát xuất từ rìa thảo nguyên dồn xuống.Trước những kẻ xâm lăng này, số ít người Hy Lạp ở Mycenae, nhất là những người sống ở Attica, chung quanh Athens, đã giữ vững các vị trí có thành lũy của họ; việc họ về sau lại di cư đến các đảo này lần nữa những đợt di dân của người Ionia) đã tái lập nền văn hóa Hy Lạp trong vùng biển Aegea suốt đến các vùng bờ biển Tiểu Á; tại đây, trong thế kỷ 10 TCN, họ đã xây dựng mười hai thành phố có thành lũy chắc chắn, coi Athens là nơi khởi nguyên của mình và liên lạc với Athens cũng như với nhau bằng đường biển. Trên đất liền, không một vương quốc nào của người Mycenae tồn tại độc lập. Quân xâm lăng Dorian chiếm lấy những vùng đất tốt nhất, bắt cư dân ở đó làm nô lệ và bóc lột họ như nông nô; tuy nhiên giữa họ có vẻ như có rất ít sự thống nhất. "Làng này đánh nhau với làng kia, đàn ông đi xa phải mang theo vũ khí."Hình thái chinh phục và định cư tiêu biểu này của chiến binh đặt nền tảng cho sự xuất hiện thiết chế đặc thù và có ảnh hưởng nhất của người Hy Lạp: thiết chế thành bang. Người ta đã truy nguyên được nguồn gốc của nó tại những khu định cư của người Dorian trên đảo Crete, nơi hiến pháp có hiệu lực trong giai đoạn 850-750 TCN bảo đảm quyền chính trị cho những người mang vũ khí, hậu duệ của những nhà chinh phục, và phủ định quyền này đối với mọi đối tượng khác; "tính chất quan trọng của các thiết chế của người Crete này là hướng cho công dân không phải về phía gia tộc mà về phía phục vụ thành bang".2) Đến tuổi mười bảy, con trai của các gia tộc lãnh đạo được tuyển vào lính, được khép vào kỷ luật và được huấn luyện thể lực, săn bắn hay đánh trận giả. Những kẻ không may không được chấp nhận sẽ bị tước quyền côngdân và có ít quyền hơn trước pháp luật. Đến tuổi mười chín, những kẻ tốt nghiệp sẽ được chấp nhận tư cách thành viên của một nhóm nam nhi để từ đó cùng ăn ở và đi chinh chiến với nhau. Các nhóm nam nhi này được nuôi sống bằng sự đài thọ của toàn dân và thực sự trở thành gia đình của các thành viên; tuy họ được phép cưới vợ, song những người vợ bị tách riêng và cuộc sống gia đình bị giảm tới mức tối thiểu.Những kẻ ở bên ngoài tầng lớp chiến binh này được phân làm nhiều bậc thần dân bị trị khác nhau. Con cái của những người bị chinh phục đầu tiên bị coi là nông nô, bị ràng buộc vào đất đai riêng của chủ nhân hoặc vào đất công; các chủ ruộng đất cũng sở hữu nô lệ riêng mà họ mua ngoài chợ nô lệ. Những người bị chinh phục sau các đợt xâm lăng đầu tiên được ban quyền sở hữu tài sản nhưng phải nộp cống phẩm và bị tước quyền công dân. Như một bài ca chúc rượu của người Crete thế kỷ 9 TCN bày tỏ: "Tài sản của ta là cây lao, cây kiếm và cái khiên chắc chắn bảo vệ da thịt ta; với thứ này ta đi cày, với thứ này ta gặt hái, với thứ này ta ép trái nho thành rượu ngọt, với thứ này ta được làm chủ các nông nô".391Nguồn gốc của polis (thành bang) khiến nó có những đặc tính rõ rệt. Nó thừa hưởng một cảm thức mạnh mẽ về mối quan hệ họ hàng từ các yếu tố cấu thành là komai (làng), cho nên tư cách công dân nói chung được định nghĩa bằng thế hệ kế thừa ở cả hai bên. Nó giữ vĩnh viễn sự khác biệt giữa ông chủ và nông nô, và duy trì đặc quyền của tầng lớp công dân trong Cộng đồng. Nó thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp vốn tự cung tự cấp và bảo đảm cho giai cấp công dân một mức độ nhàn nhã đủ để thực hiện các nghệ thuật hòa bình và chiến tranh."(2)Trong hình thức gần gũi nhất với các nguồn gốc Crete của nó, thành bang này và thiết chế thành bang đã du nhập vào lục địa Hy Lạp và cắm rễ đáng kể nhất ở Sparta, thành bang đậm chất 392chiến binh nhất ở Hy Lạp. Tại Sparta, sự phân chia giữa một bên là các chiến binh tự do còn bên kia là các nông nô bị tước vũ khí hầu như chẳng có quyền gì đạt đến mức cực đoan nhất, sự bất cân xứng giữa hai nhóm cũng vậy. Các bé trai bắt đầu được đưa vào các nhóm huấn luyện từ lúc mới lên bảy; các bé gái cũng bị tách riêng và theo một chế độ huấn luyện thể lực, khiêu vũ và âm nhạc. Tuy vậy, khi đến tuổi hôn nhân, các cô gái về sống ở nhà, trong khi các cậu trai được giữ ở riêng dưới sự chỉ huy của các cậu trai trưởng nhóm và chịu sự giám sát của một giám quan. Cuộc sống của họ nhằm tôi luyện thân thể cho quen với gian khổ, và họ tranh tài thể thao hay thử thách sức chịu đựng với nhóm khác cùng tuổi. Đến mười tám tuổi, họ bắt đầu chính thức được huấn luyện chiến đấu và được điều đi làm công tác mật vụ chống lại nông nó trong một thời gian. Đến hai mươi tuổi, họ sống luôn trong trại lính - tuy họ có thể kết hôn vào tuổi đó nhưng họ không thể cùng sống với vợ - và đến tuổi ba mươi, họ tiến hành bầu chọn để có được tư cách công dân đầy đủ. Chỉ những ứng viên được nhất trí bầu chọn mới trở thành công dân hoàn toàn và thực hiện các nghĩa vụ chính của một người Sparta "ngang hàng": có quyền kiềm chế giai cấp nông nô (tức nô lệ) và sẵn sàng cho chiến tranh. Thực tế là mỗi năm, những người "ngang hàng" đều mở một cuộc nội chiến chống lại các nô lệ, quyết định số phận của những nông nô mà mật vụ đã nhận diện là không thể tin cậy được.Không có gì ngạc nhiên khi người Sparta thống trị các láng giềng ít hiếu chiến hơn, có lẽ chưa từng có xã hội nào các sử gia từng biết đến lại có một hệ thống chiến binh hoàn hảo hơn thế. Trong thế kỷ 8 TCN, người Sparta trước hết làm chủ hàng trăm ngôi làng bao quanh năm ngôi làng ban đầu của họ và sau đó đi chinh phục vùng Messenia lân cận trong một cuộc chiến tranh kéo dài hai mươi năm (940-920 TCN). Từ đó về sau, bước tiến quyền lực của Sparta ở Peloponnese không còn suôn sẻ nữa. Người Sparta bị thành bang Argos láng giềng thách thức và bị đánh bại tại Hysiae vào năm 669 TCN sau một khoảng thời gian các thành bang bị trị nổi lênchống lại sự cai trị của họ. Người Sparta chiến đấu để tồn tại trong mười chín năm nhưng đến thế kỷ 6 TCN, sau một trận đánh với người Argos vốn phát triển lên từ một sự xung đột giữa "ba trăm nhà vô địch" ở mỗi bên, họ vượt qua được thử thách và trở thành lực lượng quân sự mạnh nhất trên bán đảo Peloponnese.Đồng thời, những thành bang hàng đầu khác của Hy Lạp phát triển theo một cách khác và theo các hướng hoàn toàn khác nhau, mang khu vực ảnh hưởng của họ đi xa khỏi vùng đất liền, về phía các hòn đảo và quay trở lại vào các vùng bờ biển Tiểu Á. Cuối cùng, những con đường biển Hy Lạp này kéo dài ra nối liền những trung tâm sáng lập với các thuộc địa xa tận Sicily, vùng duyên hải phía nam nước Pháp, các hải phận trong đất liền của Biển Đen và các vùng bờ biển Libya. Trong khi người Sparta hoàn thiện vũ khí, chiến thuật và tổ chức quân sự của họ để sau đó chiếm ưu thế trong chiến trận giữa những người Hy Lạp với nhau trên đất liền thì các thành bang khác, tiêu biểu là Athens, xây dựng lực lượng hải quân và đóng những con tàu để tranh quyền kiểm soát biển Aegean và phía đông Địa Trung Hải với Ba Tư và các dân tộc hàng hải bị Ba Tư thống trị.Các cuộc chiến tranh Ba Tư (499-448 TCN) đã nung nấu trong khoảng thời gian dài, vì mãi đến khi Cyrus Đại Đế xuất hiện thì Ba Tư mới thiết lập thành công một đế quốc thống nhất. Trong thế kỷ 6 TCN, chiến tranh đối với người Hy Lạp phần lớn là chiến tranh giữa người Hy Lạp với nhau, vì các thành bang tranh chấp dai dẳng về đất đai, quyền lực và quyền kiểm soát mậu dịch. Trong quá trình đó, chiến tranh phát triển thành một hình thức mới: đánh nhau bằng vũ khí sắt, trang bị cho số người đông hơn nhiều so với toàn bộ quân của người Mycenae ngày trước hợp lại, binh lính là các nông dân thấp cổ bé họng, cũng là công dân ngang hàng, và sử dụng để tiến hành những trận chiến bạo liệt và tàn khốc chưa từng có. Những trận chiến của các dân tộc khác và các dân tộc thuở trước - kể cả các trận chiến của người Assyria, dù chúng ta không biết đích xác về hành vi của họ trên chiến393..trường - vẫn tiếp tục mang những yếu tố đặc thù của chiến tranh từ thuở sơ khai - chần chừ, thích đánh nhau ở khoảng cách xa, dựa vào tên bắn hay lao phóng và miễn cưỡng xác vào cận chiến trừ phi nắm chắc phần thắng. Người Hy Lạp vứt bỏ những sự do dự này và tự tạo cho mình một kiểu chiến tranh mới, xác lập chức năng của trận đánh như là một hành động quyết định, chiến đấu theo quy luật thời gian, nơi chốn và hành động bất ngờ, và dồn hết nỗ lực để đảm bảo chiến thắng, thậm chí chấp nhận rủi ro gặp thảm bại đẫm máu trong một thử thách về kỹ năng và lòng dũng cảm duy nhất. Ảnh hưởng của tinh thần tiến hành chiến tranh mới mẻ này có tính cách mạng đến nỗi sử gia lỗi lạc nhất về chiến thuật của các thành bang Hy Lạp đã đưa ra ý tưởng thú vị, dù gây nhiều tranh cãi, rằng người Hy Lạp đã phát minh ra "chiến tranh theo cách phương Tây", mà theo đó người châu Âu cuối cùng đã khuất phục mọi vùng trên thế giới nơi họ mang vũ khí đến.(1) · 394CHIẾN TRANH VỚI ĐỘI HÌNH PHALANAHy Lạp là đất nhiều núi non, chỉ phát triển nông nghiệp ở các thung lũng và tại một số ít khu vực đất bằng phẳng ở phía bắc bán đảo Peloponnese, Thessaly và dọc theo duyên hải phía tây. Cây ô liu và nho có thể trồng trên các vùng đất dốc, nơi mà nếu canh tác kiểu bậc thang thì cũng có thể khai khẩn thành đồng ruộng. Thóc lúa, một sản phẩm chủ lực khác của cuộc sống Hy Lạp bên cạnh dầu ô liu và nho, chỉ có thể trồng nhiều ở những nơi rộng rãi hơn trong thung lũng hoặc đồng bằng. Bởi vậy, việc cuộc sống người lính-Công dân Hy Lạp gắn bó chặt chẽ vào mảnh đất nhỏ của anh ta, thường là sáu mươi hecta đất hoặc ít hơn, là hoàn toàn dễ hiểu. Trên mảnh đất ấy, anh ta làm ra sản phẩm vừa để nuôi sống mình, vừa đểcó phần thặng dư cho phép anh ta tự trang bị cho mình như một người lính mặc giáp phục, nhờ đó có được một vị trí trong nhóm những người bỏ phiếu bầu ra các pháp quan và thông qua các đạo luật cho thành phố. Do vậy, bất cứ sự đe dọa xâm lăng nào vào đồng ruộng của anh ta, phá hủy cây cối hay cây nho của anh ta, giày xéo hay đốt phá mùa vụ của anh ta không những đe dọa sự sống sót trong mùa đông khó khăn đang tới mà còn đe dọa cả tư cách người tự do của anh ta. Tàn phá, "làm cho tan hoang", là một đặc tính lặp đi lặp lại của chiến tranh giữa các thành bang Hy Lạp và từ lâu người ta đã cho rằng sự khích động mà việc đó khơi lên là nguyên nhân cho sự tàn bạo kỳ lạ của các trận đánh. Nhà cổ điển học người Mỹ Victor Hanson mới đây đã đưa ra một sự giải thích khác. Sinh trưởng trong một gia đình trồng nho ở California, ông nghi ngờ hành vi "làm cho tan hoang" liệu có thể gây ra những ảnh hưởng kinh tế khốc liệt như người ta đã tưởng tượng. Từ kinh nghiệm bản thân, ông biết rằng cây nho, dù bị ngược đãi đến đâu, vẫn có một sức hồi phục gần như phi thường, cho dù bị cắt tận rễ, mùa xuân tới nó vẫn cứ đâm chồi nảy lộc và đến mùa hè là um tùm rậm rạp. Nhổ bật rễ cây nho, biện pháp duy nhất có hiệu quả để tiêu diệt nó, thì cần nhiều thời gian: ông tính rằng để nhổ sạch một vườn nho rộng một mẫu Anh, Có chừng 2.000 gốc, cần ba mươi ba giờ công lao động. Cây ô liu càng khó phá hom; nó là một loại cây cứng và lắm mấu khi trưởng thành, không thể thiêu rụi cách đốt gốc, trong khi rùi cũng chịu thua cái thân dày của nó, có thể đạt đường kính chừng sáu mét. Cũng như cây nho, cây ô liu hồi phục rất tốt Sau khi bị cắt tỉa, dù không nhanh bằng, và chỉ chịu chết hẳn nếu bị nhổ bật rễ; mà nhổ bật rễ một vườn cây ô liu thì tốn sức hơm phá một vườn nho.3) Vì vậy, với một kẻ xâm lược muốn phá vỡ một chu kỳ nông nghiệp của một nhóm các nông trang của người Hy Lạp thì phải đánh vào một nguồn sản xuất dễ395 396bị thương tổn hơn là các ruộng lúa: một năm mùa vụ thất bát sẽ gây thiếu ăn, thất thu hai năm liên tiếp, kho lẫm cạn kiệt, sẽ gây nạn đói. Thế nhưng tàn phá đồng ruộng cũng rất khó khăn. Vào mùa xuân ngô còn xanh quá nên không đốt cháy được; còn giẫm đạp, như đôi khi những kẻ xâm lược đi ngựa muốn làm, thì tốn rất nhiều thời gian và kém hiệu quả. Sau khi thu hoạch, bắp được trữ trong nhà kho an toàn để chuẩn bị tách lấy hạt. Do đó, chỉ có một khoảng thời gian ngắn ngủi khi hoa màu đã chín khô chưa được thu hoạch là dễ bốc cháy và có thể đốt được. Thời gian đó chỉ ngắn chừng vài tuần lễ trong tháng Năm.Tuy nhiên, hình thái đồng ruộng của người Hy Lạp khiến cho những kẻ tấn công rắp tâm gây tổn thất cũng không thể tàn phá nhanh được. Nông dân Hy Lạp nói chung thường đắp lũy hay xây tường bảo vệ đất đai của họ, thường là những mảnh đất nhỏ gộp lại, và họ cũng làm như thế cho dù họ sống xa làng xóm; kết quả là, "những kẻ tàn phá không thể điên cuồng dong ngựa khắp vùng nông thôn Hy Lạp đột phá theo ý muốn... Tường rào, các ngọn đồi, các vườn cây ăn trái và vườn nho nhỏ bé, đều làm chậm bước tiến của chúng". Nói tóm lại, lãnh thổ của các thành bang Hy Lạp là có tính phòng ngự, dễ phòng ngự đến nỗi việc hợp lực lại để phòng thủ cho tất cả là lựa chọn quân sự hợp lý. Nếu kẻ địch - những kẻ hẳn nhiên là ở rất gần và do đó không thể bí mật chuẩn bị chiến tranh - có thể bị chặn lại nơi biên giới, trong khoảng thời gian ngắn ngủi trước khi địch kịp gây ra tai họa, nông trang của các điền chủ - nơi sinh ra sản phẩm nuôi sống họ với tư cách công dân-người lính cũng như người chủ gia đình - có thể cùng nhau tránh được thiệt hại.Sự phân tích này được chấp nhận rộng rãi ngay cả trước khi Hanson bắt đầu nghiên cứu của ông, dẫu không phải là trong chi tiết do ông cung cấp. Tuy nhiên, ông đã thêm vào phân tích đó một ý tưởng khác hẳn. Cứ cho là có thể tungmột cuộc tấn công hiệu quả vào các nông trang Hy Lạp trong một thời gian cực ngắn - theo như ông chỉ ra, ít nhất tám mười phần trăm số người được gọi "công dân" của các thành bang là dân quê chứ không phải dân thành thị - và xét đến việc những kẻ tấn công cũng bỏ ngỏ ruộng đồng của chính mình trước nguy cơ cướp phá trong lúc họ mở chiến dịch chống lại kẻ khác, thì chiến quả quan trọng nhất hay mục tiêu chính của trận đánh sẽ là giải quyết xung đột một cách nhanh chóng và dứt khoát nhất có thể. Cái "ý tưởng" về quyết định quân sự đã ăn sâu vào tâm trí người Hy Lạp bên cạnh các ý tưởng khác - như ra quyết định chính trị dựa trên của đa số, tính tất yếu của cốt truyện trong kịch nghệ, đi đến kết luận nhờ suy luận logic trong học thuật - những điều mà chúng ta thường gắn với di sản Hy Lạp. Điều quan trọng là đừng đặt hệ quả lên trước nguyên nhân. Những thành tựu tri thức của Hy Lạp thuộc về một thời kỳ cách đó ít nhất hai thế kỷ, khi người Hy Lạp bắt đầu chiến đấu trong những đội hình phalanx đông đảo, trên một chiến trường hợp, khiến giáo chạm nhau. Tuy đã văn minh, song họ vẫn liên hệ với quá khứ đủ gần để giữ lại ham muốn phục thù nguyên thủy, đáp trả sự nhục mạ mà các vị thần vĩ đại của họ vẫn thực hiện không chút đắn đo trong các câu chuyện thần thoại mà tất cả người Hy Lạp đều thuộc lòng. Kết quả là, như Hanson , 397nêu ra:kiểu chiến đấu của người Hy Lạp [có thể] được giải thích như là một ý niệm tiến hóa theo thời gian, một nhận thức trong tâm trí những người nông dân cho rằng phải gìn giữ bằng mọi giá đất đai của tổ tiên, không để đất bị xâm phạm - aporthetos2) - không bị bất cứ ai xéo lên ngoài chính họ, vùng đất mà tất cả mọi công dân đều quyết chiến đấu ngay lập tức để giữ cho toàn vẹn... hầu hết người Hy Lạp cảm thấy phục hận theo lối đánh trận lớn ngày xưa là cách vinh dự và thiết thực nhất đểrửa mối nhục cho chủ quyền của họ. Truyền thống của họ, nghĩa vụ của họ, thực ra là mong muốn của họ, là có một cuộc chạm trán nghi thức, trực diện trước mũi giáo của giặc, để kết thúc mọi sự nhanh chóng và hiệu quả.1) · 398Cũng có thể hình thức cạnh tranh khác, mà thế giới hiện đại tìm thấy nguồn gốc từ người Hy Lạp, đã giúp cung cấp thêm cho họ ý tưởng chiến đấu đạt được một kết quả rõ ràng trên chiến trường. Đó là các môn thể thao tranh tài và các cuộc đua xe chiến mã hay đua ngựa, đấu võ hay đấu vật, do các thành bang có uy tín của Hy Lạp bắt đầu tổ chức từ năm 776 TCN, diễn ra bốn năm một lần tại Olympia 2), miền tây Peloponnese, trong lãnh thổ của thành phố Elis; những cuộc thi đấu đó diễn ra liên tục trong hơn một nghìn năm cho đến năm 261. Sự tranh tài trong thể thao và trò chơi đã có một lịch sử lâu dài ở Hy Lạp; thi hào Homer mô tả các anh hùng của cuộc chiến tranh thành Troy tham dự những cuộc đua xe song mã, đấm bốc, đấu vật, ném tạ và chạy tại các buổi lễ do Achilles tổ chức "cùng lúc với tang lễ người chiến hữu Patroclus bị Hector giết trong một cuộc đấu tay đôi trước cổng thành Troy".3)Nhiều dân tộc khác cũng đã có hay rồi sẽ phát triển những phong tục tương tự: người Hopi ở Arizona tổ chức những cuộc chạy đua, trong đó những người tham dự tượng trưng cho mây và mưa, với hy vọng cuộc đua sẽ đem lại một vài trận mưa trong mùa trồng trọt; nhiều sắc dân săn bắn, như người Huron và Cherokee ở Bắc Mỹ, đặt ra những trò chơi hay cuộc thử thách về kỹ năng để đưa người chơivào cuộc rượt đuổi bằng phương tiện mang tính nghi thức hoặc thực tiễn, ngay cả dân du mục theo chủ nghĩa cá nhânthảo nguyên cũng cưỡi ngựa ganh đua nhau mang một vật về đến vạch chiến thắng. Thế nhưng nếu một cuộc đối thoại được bịa ra giữa Solon và người khách Scythia đến xem thế vận hội Olympic được coi bằng chứng đáng tin thì nói chung, thể thao tranh tài hoàn toàn xa lạ với các sắc dân du mục, nhất là nếu môn thể thao có sự tiếp xúc cơ thể thô bạo mà người Hy Lạp tin là chúng gắn liền với sự sỉ nhục cá nhân. Những hình khắc trong lăng mộ của người Ai Cập thời kỳ Tân vương quốc cho thấy hình các người lính đấu vật, nhưng cuộc tranh tài là giữa người Ai Cập và người Syria hay người Numidia, những người được mô tả như là những kẻ chiến bại. Nó không mô tả cuộc đấu giữa hai người ngang tài cân sức, điều mà người Hy Lạp cho là mang lại ý nghĩa cho trò chơi." Khi Herodotus từ Hy Lạp viếng thăm La Mã vào thế kỷ 5 TCN, "ông kinh ngạc thấy người ta không tổ chức một trò chơi nào, nhưng những cuộc tranh tài cởi mở thì không tương thích với những xã hội được phân chia tầng lớp một cách cứng nhắc như các xã hội Cận Đông cổ đại, với các pharaoh và những ông vua ngự ở trên cao vòi vọi, tự coi mình là thiêng liêng và đôi khi là những vị thần". (3)Trong thế giới Hy Lạp, các trò chơi, đặc biệt là những trò bạo lực như đấm bốc và đấu vật, bị một số người phê phán, với những lý lẽ tương tự như điều chúng ta nghe ngày nay: rằng những người chiến thắng được thưởng quá đáng, tạo gương xấu về chủ nghĩa cá nhân phi xã hội và họ mang thương tật đến mức không còn đủ sức sống cuộc sống tích cực. Plato nói huych toẹt ra rằng chiến thuật của những tay đấm bốc, đô vật là "vô giá trị trong thời chiến và không đáng để bàn luận". Sự399 400phê phán của ông là quá lý tưởng. Những môn thể thao thô bạo, ganh đua cho đến khi có kết quả rõ ràng, củng cố cho đạo lý quân sự của người Hy Lạp; và đằng nào thì chiến tranh của người Hy Lạp tự nó đã tàn bạo đến độ không có một sự mô phỏng nào đủ tàn bạo để tạo dựng trước cho người ta khả năng chịu đựng những nỗi kinh hoàng của nó.1)Các chiến binh Hy Lạp trên chiến trường đứng sắp hàng vai kề vai tạo thành một khối chặt chẽ, thường là theo tám hàng dọc. Sau thế kỷ 8 TCN, họ được trang bị quân phục, mặc dù các cá nhân phải tự sắm lấy vũ khí và áo giáp; chi phí cho quân trang, đặc biệt là mũ trụ bằng đồng thau, giúp che ngực hay xà cạp để bảo vệ hai ống chân, là rất đắt đối với thu nhập của người lính và chỉ người giàu mới sắm nổi.2) (Áo giáp bằng đồng thau tồn tại cả ở thời đại Đồ sắt được giải thích là do các thợ rèn sắt đương thời không có khả năng sản xuất được sắt đủ độ dẻo để có thể rèn thành những tấm lớn có sức đàn hồi tương đương đồng thau; tuy ở những nơi khác sắt đã được dùng làm áo giáp cho binh sĩ với những tấm vảy và vòng khoen gắn vào áo chẽn da thú, còn mũ trụ sắt có lẽ cũng đã được dùng phổ biến ở vùng Cận Đông, song chúng không bảo vệ cơ thể tốt như đồng thau). Sự bảo vệ như thế là thiết yếu cho người lính trong đội hình phalanx - từ này (nghĩa đen là "cái trục xoay") có họ hàng với từ chỉ ngón tay, có lẽ vì các ngón tay chĩa ra từ bàn tay giống những ngọn giáo song song - vì anh ta phải chịu đựng lực đâm không phải là từ một lời kiếm hay mũi tên, vốn có thể bị gạt đi bằng bề mặt dốc của tấm khiên, mà từ mũi nhọn bén bằng sắt gắn trên đầu một cái cán dài chắc bằng gỗ tần bì khi đối thủ đâm bằng tất cả sức mạnh cơ bắp của y, có thể xuyên thủng mọi thứ, trừ thứ kim loại tốt nhất,Người lính trong đội hình phalanx cũng tự bảo vệ mình bằng tấm khiên tròn lồi (lhoplon), từ gốc của từ hopliteđể chỉ những người lính Hy Lạp trong chiến tranh với đội hình phalanx. Chiếc khiên bằng gỗ được gia cố thêm sắt có đường kính khoảng 90 phân, có một quai da để đeo vào vai và một quai nắm để tay trái cầm điều khiển. Như thế tay phải người lính được rảnh để kẹp ngọn giáo giữa cùi chỏ và sườn, chĩa mũi nhọn vào đối thủ trong hàng quân địch trước mặt. Thucydides1 là người đầu tiên đưa ra nhận xét nổi tiếng rằng đội hình phalanx có khuynh hướng dịch chuyển trượt về phía bên phải vì mỗi người lính di chuyển gần hơn vào tầm bảo vệ của tấm khiên của người bên cạnh. Người ta thấy rằng, khi tiếp xúc với nhau, hai đội hình phalanx đối nhau trông như thể xoay từ từ quanh một trục vô hình dưới một lực tập thể đến từ thôi thúc tự vệ cá nhân này.Đội hình phalanx không giao chiến với nhau nếu không có những sự chuẩn bị ban đầu mà mọi người Hy Lạp đều thấy cần thiết. Hiến tế là một trong những sự chuẩn bị đó. "Đối với người Hy Lạp, không một công việc nào diễn ra mà không có nghi lễ thích đáng với nó, mang lại sự bảo đảm hay chấp thuận hay ít nhất cũng ngăn cản sự thù địch từ phía các thế lực siêu nhiên... mỗi giai đoạn của quá trình dẫn đến cuộc đụng độ giữa các đội hình phalanx trên chiến trường đều được các vị thần chú ý." Một đội quân ra chiến trận đều lùa theo những con cừu để hiến tế tại nơi sắp vượt sông hay băng qua biên giới, tại các vị trí hạ trại và cuối cùng ngay trên chiến trường. Nghi lễ sphagia, tức "nghi lễ hiến máu", được thực hiện "với hy vọng bảo đảm chắc chắn bằng các dấu hiệu rằng kết quả sẽ thuận lợi, đó có thể là một nghi lễ để lấy lòng thần thánh; nó có thể là một thứ gì đó thô thiển hơn, một sự tiên liệu cảnh máu chảy đầu rơi của trận chiến được đánh dấu bởi khởi đầu mang tính nghi thức của nó, được đưa ra trong lời cầu xin các vị thần: "Chúng tôi giết. Hãy cho phép chúng tôi được giết." (12) Tuy nhiên, đến lúc thực hiện nghi lễ sphagia này,401402lính hoplite thường tăng cường nhuệ khí của họ không chỉ bằng nghi lễ. Theo lệ thường, cả hai phe đều ăn bữa ăn có tính nghi thức vào giữa buổi sáng trước khi xảy ra trận chiến; bữa ăn cuối cùng này chắc chắn có khẩu phần rượu nho, có lẽ nhiều hơn ngày thường. Uống rượu trước khi lâm trận hầu như là một thói quen phổ biến ở những nơi có rượu nho hay các loại rượu mạnh. Lính hoplite còn được nghe lời cổ vũ của chỉ huy rồi ngay tức khắc sau lễ hiến sinh, họ tự xông lên phía trước, thét lên lời khích lệ (paean), tiếng thét xung trận được Aristophanes mô phỏng lại như tiếng ru "eleleleu".Các chỉ huy có đúng ở hàng đầu hay không là điều còn gây nhiều tranh cãi; đội hình phalanx của thành bang Sparta thì có, như thi hào Homer đã cho các nhân vật của mình xông tới trước trong mô tả của ông về cái mà ngày nay gọi là "đội hình tiền phalanx" trong trường ca Iliad. Thucydides, một cựu chiến binh cũng là sử gia về chiến trận, cũng ngụ ý như thế vì ông nói rằng có thể nhận ra sự chia nhỏ mang tính chiến thuật bên trong bức thành bằng khiên của quân Sparta qua y phục khác biệt của các chỉ huy đứng ở hàng đầu. Việc họ chọn vị trí nguyhiểm nhất như thế chủ yếu phản ánh sức mạnh của đạo lý chiến binh trong xã hội của họ. Ở những nơi khác, đặc biệt là ở Athens, các tập quán lại khác hẳn. "Tầng lớp sĩ quan đơn giản là không hề tồn tại trong các thành bang Hy Lạp cổ điển" - các chức vụ trong quân đội cũng được bầu chọn như ở giới dân sự - và không có quan điểm chiến thuật nào trong việc những người lãnh đạo tự xông tới phía trước. Chiến tranh với đội hình phalanx không chiến thắng bằng sự cổ vũ theo cách nêu gương, mà bằng sự dũng cảm đồng lòng của những người lính tron trong một cuộc va chạm kinh hoàng, ngắn ngủi của cơ thể và vũ khí ở cự ly gần nhất. (2)Hanson đã tái dựng một cách xuất sắc và đầy hình ảnh kiểu tiến hành chiến tranh mang tính cách mạng rùng rợn và(1)toàn diện này. Ông gạt bỏ tầm quan trọng của những giao tranh lẻ tẻ lúc đầu bằng bộ binh trang bị nhẹ, những người không có đủ tài sản để mua áo giáp cho mình, hay của số ít chiến binh giàu có đi ngựa có thể đã đi theo quân đội. Nông thôn Hy Lạp vốn không thể nuôi một số ngựa đông đúc, cũng không phù hợp cho hoạt động của kỵ binh. Khi những đoàn quân phalanx đối đầu nhau đi đến một trong số ít những địa điểm bằng phẳng được thừa nhận là hội đủ điều kiện cho một cuộc thử thách sức mạnh - "một khi người Hy Lạp ra trận", Herodotus viết, "họ chọn nơi tốt nhất, bằng phẳng nhất và đến đó để đánh nhau" - họ không phí thời giờ.Băng ngang qua một khoảng đất trống có lẽ rộng khoảng 135 mét, vụng về chạy dưới sức nặng hơn 30 cân của áo giáp và vũ khí, các hàng ngũ xông thẳng vào nhau. Mỗi người sẽ chọn một kẻ khác làm mục tiêu lúc xáp trận, chọc mũi giáo của mình vào kẽ hở nào đó giữa hai tấm khiên, và tìm cách đâm vào chỗ da thịt không được áo giáp che chắn - Cổ họng, nách hay háng. Cơ hội lướt qua rất nhanh. Khi lính ở hàng thứ hai và các hàng kế tiếp bị bất ngờ do hàng phía trước dừng lại, đội hình phalanx bị dồn ép, sức nặng của bảy người phía sau dồn lên lưng những người ở hàng đầu đang tiếp chiến với quân địch. Dưới sự tác động này, một số người ngã quỵ ngay tức khắc, chết, bị thương hay bị giẫm đạp do phía sau dồn đến. Điều này có thể tạo ra một lỗ hổng trong bức thành khiên chắn. Những người ở hàng thứ hai hay thứ ba dùng giáo đánh rộng lỗ hổng đó ra, từ vị trí tương đối được bảo vệ họ đâm, chọc vào bất cứ kẻ nào họ với tới được. Nếu lỗ hổng ấy bị dãn rộng ra thêm thì tiếp theo đó là othismos,"dùng khiên để đẩy", nhằm mở rộng nó thêm nữa sao cho có được chỗ trống để có thể rút gươm, vũ khí thứ hai của bộ binh Hy Lạp, chém vào chân kẻ địch. Tuy nhiên, othismos là phương pháp chắc chắn hơn: nó có thể dẫn đến pararrexis hay "vỡ trận", khi những kẻ chịu sức ép nặng nề nhất từ phía địch bắt đầu cảm thấy thôi thúc phải bỏ chạy, thế là họ bắt chạy từ hàng phía sau hoặc, - 403 404đáng xấu hổ hơn, rời bỏ vị trí chiến đấu mà chen ngược ra sau khiến đồng đội cũng bị hoảng loạn.Khi đội hình phalanx bị vỡ, thảm bại là chắc chắn. Những người lính trong đội hình phalanx đối phương phát hiện chỗ trống trước mặt sẽ đâm giáo hoặc đốn hạ những kẻ đã quay lưng tháo chạy; "khi kỵ binh và đội quân đánh lẻ trang bị nhẹ nhập cuộc thì hiểm nguy càng lớn... kể từ sau cuộc chạm trán nhỏ trước trận đánh chính, đây là cơ hội đầu tiên và duy nhất để họ xông vào chiến trường và chứng tỏ dù sao họ cũng là những tay chiến đấu cừ khôi khi họ cưỡi ngựa hoặc chạy vào chém giết đội lính giỏi giang đang vô phương chống đỡ của địch."0 Thoát khỏi đội quân trang bị nhẹ này là rất khó. Lính hoplite có thể vứt cả thiên hoặc giáo để tháo chạy, nhưng không thể nào vừa chạy vừa cởi bỏ áo giáp. Giá cởi được ra thì họ cũng cởi. Thucydides ghi nhận rằng sau trận thất bại của người Athens trong cuộc viễn chinh của người Sicily vào năm 413 TCN trên chiến trường có nhiều vũ khí hạm tử thi"; vào giây phút phải chọn giữa sống và chết, người lính-Công dân nào chắc chắn cũng sẽ vứt bỏ ngay cả cái áo giáp che thân đắt tiền kia, thứ vốn cho thấy anh ta là người có địa vị ở quê nhà, nếu điều đó giúp anh ta sống sót. Thế nhưng làm thế cũng không giúp anh ta chạy trốn nhanh được. Chỉ sau nửa giờ hay một giờ đánh trận, lính hoplite kiệt sức, có lẽ vì kinh hoàng cũng như vì cơ bắp quá tải, và không thể chạy nhanh hơn những người lính trang bị nhẹ đuổi rát phía sau. Những người lính dũng cảm và có tinh thần kỷ luật có thể rút lui khỏi trận đánh trong những nhóm nhỏ; triết gia Socrates, người sống sót trong trận chiến bại của người Athens tại Delion vào năm 424 TCN, đã làm như thế bằng cách chỉ huy một toán quân và "từ khoảng cách xa đã tỏ rõ rằng nếu bất cứ ai muốn tấn công vào một người như ông, ông sẽ quyết liệtkháng cự". Tuy nhiên, đa số những người rời bỏ hàng ngũ đã vỡ trận chỉ cố mà chạy thoát lấy thân, thường bị hạ gục lúc chen nhau chạy.Người ta ước lượng rằng một đội hình phalanx khi bị đánh bại có thể tổn thất mười lăm phần trăm lực lượng, hoặc do bị giết ngay tại chỗ, chết vì bị thương nặng - tiêu biểu là bị viêm trong ổ bụng sau khi bị đâm vào ruột - hoặc bị tàn sát sau khi họ chạy trốn. Dù vậy, tổn thất còn lớn hơn nữa nếu kẻ chiến thắng thừa thắng xông lên. Nói chung thì họ không làm vậy. "Việc đuổi tận giết tuyệt những người trốn chạy không được cho] là quan trọng: hầu hết các đội quân Hy Lạp chiến thắng thấy chẳng có lý do gì họ lại không thể đánh tiếp và giành thêm thắng lợi nếu địch tập hợp lại sau đó vài ngày và sai lầm khi thử tìm vận may lần nữa." Kết quả là "hai bên bằng lòng trao đổi thi thể quân sĩ trong một cuộc hữu chiến" - tất cả người Hy Lạp coi việc an táng theo nghi thức danh dự cho những người ngã xuống trong cuộc chiến là một nghĩa vụ thiêng liêng - rồi "sau khi dựng lên tại chiến địa vật kỷ niệm hoặc đài kỷ niệm chiến thắng đơn giản, kẻ chiến thắng hát khúc khải hoàn trở về háo hức đón nhận lời ca ngợi của gia đình và bè bạn".(2) Vậy thì tại sao, khi trận chiến của người Hy Lạp mang sự tàn bạo chưa từng có tiền lệ như thế, chiến tranh của người Hy Lạp lại thiếu điều mà thế giới hiện đại sẽ coi là thành quả tất yếu sau khi tiêu diệt được một đội quân bại trận? Sự thiếu vắng này là điều mà Hanson cương quyết khẳng định: "Chiến thắng cuối cùng theo nghĩa hiện đại và sự nô dịch hóa kẻ bị chinh phục đều không được cả hai bên coi là một lựa chọn. Những trận đánh với đội hình phalanx của người Hy Lạp là những cuộc giao tranh giữa các địa chủ nhỏ đã đồng thuận với nhau rằng giới hạn chiến tranh (và do đó giới hạn sự giết chóc) chỉ trong một dịp duy nhất, ngắn ngủi, như một cơn ác mộng mà thôi."(3) - 405 , 406Chúng ta có thể đề xuất hai cách giải thích cho tình trạng không trọn vẹn kỳ lạ trong chiến tranh của người Hy Lạp thời cổ điển: một liên quan tới những gốc rễ rất lâu đời, còn một thì phát sinh từ bản thân đặc tính mới của thành bang Hy Lạp. Cho dẫu chiến tranh của người Hy Lạp có nhiều giết chóc đến vậy, vốn rất xa lạ với những người sơ khai chỉ chọn chiến thuật tránh né miễn cưỡng hoặc gián tiếp mà giờ ta thấy quen thuộc, thì trong lối tiến hành chiến tranh của họ vẫn còn hằn rõ những dấu vết của thuở nguyên sơ. Một là thôi thúc phục thù: có thể người Hy Lạp không gây chiến vì tranh đoạt vợ - mặc dù các học giả ngày nay cũng thừa nhận rằng có lẽ chuyện như thế là lý do, nếu không muốn nói là nguyên do sâu xa, của cuộc chiến thành Troy trong thời đại anh hùng - nhưng có lẽ họ coi việc tấn công các đồng ruộng của một thành bang là sự lăng mạ cũng mang tính sỉ nhục như khi vi phạm điều cấm kỵ, tuy theo cách khác. Nếu đó là bản chất của sự khiêu khích thì nó giải thích phần nào sự đáp trả trực tiếp của các chiến binh hoplite. Vậy thì, việc tìm sự thỏa mãn, vốn cũng là một cảm xúc sơ khai, có thể giải thích tại sao phản ứng đó không hướng tới quyết định kiểu Clausewitz. Người Hy Lạp đã có cả một bước nhảy phi thường vào tương lai để khắc phục nỗi khiếp sợ hết sức tự nhiên của con người là đẩy mình tới điểm giới hạn chịu đựng và đó là cách họ tiếp nhận chiến thuật giao tranh theo đội hình bộ binh trang bị nặng: chiến đấu mặt đối mặt với những vũ khí chết người, thách thức lại tự nhiên chỉ vì tất cả đều chịu rủi ro như nhau, họ khích lệ sự can đảm của nhau, cũng như giữ vững vị trí trong chiến tuyến bằng cách vai tì vai. Sau khi trải qua sự rủi ro ấy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi những kẻ còn sống sót cảm thấy mình làm vậy là đủ rồi. Việc rời khỏi bãi chiến trường để đuổi theo địch, truy giết những kẻ đã đối đầu với mình, giả như những người lính hoplite kiệt sức ấy còn có thể gắng làm như vậy, sẽ thêm một khía cạnh nữa vào việc tiến hành chiến tranh mà ngay cả tâm trí người Hy Lạp phóng khoáng nhất hẳn cũng chưa sẵn sàng tiếp nhận.Hom nữa, chẳng có gì đảm bảo rằng người Hy Lạp chấpnhận ý tưởng về chinh phục theo nghĩa hiện đại của chúng ta, ít ra là giữa người Hy Lạp và người Hy Lạp. Những xung đột giữa các thành bang - Argon, Corinth, Thebes và nhất là Athens và Sparta - là có thực ở thời đại các bạo chúa" trong thế kỷ 7 và 6 TCN, cho dù như thế, mục đích tiến hành chiến tranh thường là mở rộng một liên minh chứ không phải khuất phục và thống trị một đối thủ. Từ những thời đại xa xưa nhất trước đó, "người Hy Lạp luôn luôn tự biết họ khác với các dân tộc khác... chẳng hạn, tù binh người Hy Lạp theo lý thuyết là không bị buộc làm nô lệ, không như những kẻ "man di"... Những lễ hội tôn giáo lớn trong năm của người Hy Lạp, khi người dân ở nhiều thành phố khác cùng tụ lại với nhau" - nhất là các kỳ thế vận hội Olympic - "là dịp mà chỉ người nói tiếng Hy Lạp mới được vào dự". Đối với người Hy Lạp, đặc biệt là người Athens và người Ionia họ hàng ở Tiểu Á vốn vẫn trông về metropolis (thành phố mẹ) để lấy cảm hứng, chinh phục là việc chỉ được tiến hành ở hải ngoại mà thôi. Họ đi chinh phục nhiều nơi, ít nhất cũng nhiều ngang với nhu cầu cần thiết để tạo lập thuộc địa ở các bờ biển ngoại bang, tuy nhiên tại quê nhà, dù đánh nhau thường xuyên và đẫm máu, họ không hề - có lẽ ngoại trừ Sparta - tìm cách tước bỏ các quyền đã được chấp nhận của người khác. Vào thế kỷ 6 TCN, các thành bang đều hướng tới mô hình chính phủ tập thể; "chế độ quyền lực tập trung (oligarchy), các chính phủ hợp hiến hay chính quyền dân chủ lan tràn khắp nơi."(1) Tuy tất cả các bang giữ lại chế độ nô lệ, song các nghiên cứu gần đây cho rằng tỷ lệ người nô lệ So với người tự do ở các thành bang đã bị phóng đại quá mức. Ví dụ, vào thế kỷ 5 TCN, số nông dân tự do ở thành Athens đông hơm nô lệ rất nhiều, điều này loại trừ cái giả định rằng lính hoplite Hy Lạp - trừ người Sparta - sở dĩ có thể tự do gây chiến là bởi Công việc điền trang ở nhà họ đã được các lao động không tự do đảm nhiệm rồi. 22 - 407 408Trong thế kỷ 7 TCN, thông qua hệ thống quân sự hiệu quả một cách ngặt nghèo của mình, người Sparta đã trở thành một thế lực không ai có thể thách thức ở miền nam Hy Lạp; chỉ nhờ một mô thức thay đổi liên minh mà các đối thủ chính của Sparta mới kiềm chế được họ mà thôi. Thế nhưng, vào năm 510 TCN, xung đột leo thang khi Sparta can thiệp trực tiếp nhằm cản trở quyết định tán thành nền dân chủ của Athens, điều này chắc chắn là sự mở đầu một cuộc tranh chấp kéo dài một trăm năm về nguyên tắc, giữa một bên là giới chiến binh ưu tú của Sparta còn một bên là tấm gươngvề thể chế đại diện từ đối thủ chính Athens. Thế nhưng trong phần lớn giai đoạn này do sự thôi thúc của lòng ái quốc Sparta và Athens bị đẩy vào thế liên minh với nhau. Người Ba Tư đang nổi lên: Vào năm 511 TCN họ đã củng cố một đế quốc thâu tóm toàn bộ vùng Lưỡng Hà và Ai Cập cũng như những vùng đất kéo dài đến tận sông Oxus và Jaxartes; họ thừa thể tiếp tục tấn công vào các khu vực định cư của người Ionia ở Tiểu Á. Những thành phố này vốn trước đó đã bị Croesus xứ Lydia thu phục, bấy giờ chuyển sang quyền kiểm soát của người Ba Tư, và năm 499 TCN, với sự hỗ trợ của người Athens, họ nổi lên khởi nghĩa khẳng định nền độc lập của mình. Darius, hoàng đế cai trị Ba Tư, nghiền nát cuộc khởi nghĩa vào năm 494 TCN nhưng quyết tâm tiêu diệt tận gốc rễ của vấn đề, mà ông nhận định là xuất phát từ nội địa Hy Lạp này. Năm 490 TCN, dẫn đầu một đội quân năm vạn người được trang bị tốt, ông đáp một chiến thuyền của hải quân Ba Tư hùng hậu và đổ bộ lên vùng đồng bằng Marathon, cách phía bắc Athens khoảng 58 cây số. Được các đồng minh từ Plataea đến tham chiến, người Athens tức khắc xua quân ra ngăn cản người Ba Tư tiến vào đất liền, nhưng cũng gửi lời kêu gọi khẩn cấp đến Sparta. Người Sparta trả lời họ sẽ đến ngay sau khi hoàn tất một buổi lễ tôn giáo. Khi tiền quân của Sparta đến nơi xảy ra giao tranh thì trận đánhMarathon đã kết thúc. Người Athens đã tiêu diệt một phần bảy lực lượng của Ba Tư mà chỉ bị tổn thất rất ít, còn địch phải rút xuống tàu.Đây là lần xung đột trực tiếp đầu tiên giữa đội hình phalanx của quân Hy Lạp với đội hình kém chặt chẽ hơn của một quân đội Trung Đông thuộc một vương triều hùng mạnh, bao gồm quân lính các xứ bị trị với giá trị rất không đồng đều. Hanson cho rằng địch vừa thấy quân Hy Lạp tiến tới là đã mất tinh thần. Ông lưu ý rằng Herodotus đã để Mardonios, cháu của hoàng đế Darius và là chỉ huy hạm đội cập bờ tại Marathon, nhận xét về sự khát máu bất thường của quân Athens và các đồng minh Plataea của họ.Với vẻ dữ dằn và sự ồn ào huyên náo, tất cả các đạo quân khác nhau của đại quận Ba Tư, đã bộc lộ vẻ ngoài rất khác và có thể đoán trước trên chiến trường... Nhưng người Ba Tư gánh chịu khuynh hướng nguy hiểm nhất trong chiến tranh: muốn giết địch nhưng sợ chết trong chiến đấu... Tại Marathon họ nghĩ một "cơn cuồng hủy diệt" đã nhiễm vào hàng ngũ quân Hy Lạp khi thấy đám lính mang giáp nặng nề ấy đang tiến về phía họ. Chắc chắn là, khi đội lính hoplite Hy Lạp với quân số ít hom ào vào trận tuyến của họ, quận Ba Tư rốt cuộc hẳn cũng hiểu rằng đám quân kia không chỉ thờ thần Apollo mà còn thờ cả thần rượu Dionysus phi lý và man dại nữa.1)409Người Sparta chua chát tự trách mình đã không có mặt kịp thời tại Marathon, càng cay cú hơn nữa vì tất cả vinh quang chiến thắng về tay người Athens. Dù vậy họ thừa nhận rằng sự gây hấn của người Ba Tư, đe dọa tiêu diệt các quyền của Hy Lạp, buộc họ phải tiếp tục ra tay trong trợ; họ đã cùng với người Athens tiến hành hợp tác lập ra các kế hoạch kháng cự nếu kẻ thù chung xuất hiện trở lại. Người Ba Tư không từ bỏ quyết tâm trở lại. Từ năm 484 đến năm 481 TCN, Xerxes nối ngôi hoàng đế sau khi Darius chết và đã lôi kéo Carthage vào một liên minh để bảo đảm dân Hy Lạp định cư ở Sicily sẽ không giúp cho các anh em của họ ở trong đất liền; trong khi đó, ông hoàn tất khâu 410sắp xếp tiếp vận hậu cần kỹ lưỡng bao gồm việc xây dựng một cầu nối gồm các thuyền ghép lại với nhau bằng qua eo biển giữa châu Á và châu Âu để giữ vững thông tin liên lạc cho đường tiến quân của mình. Hay được tin này, nhiều thành bang nhỏ của Hy Lạp tìm cách cầu hòa với Xerxes. Duy chỉ Athens và các thành bang ở Peloponnese kiên trì ái quốc. Sparta toan thuyết phục Athens đưa lực lượng của mình từ phía nam doi đất Corinth vốn dễ phòng bị sang Peloponnese để hợp với các thành bang khác trong Liên quân Peloponnese. Người Athens, dưới quyền chỉ huy của Themistocles, từ chối làm theo kế hoạch đó, vì như thế là bỏ rơi thành phố của họ; trái lại, họ cho rằng hải quân rất mạnh của họ phải bảo vệ cạnh sườn đường thủy của lực lượng viễn chinh Liên quân sẽ chọn đường tiến quân của Ba Tư lên phía bắc.Vì không có mấy đồng minh muốn đưa quân của họ ra khỏi Peloponnese, Sparta miễn cưỡng thuận theo chiến lược của Athens và đồng ý giữ một trận tuyến nơi con đường duyên hải từ đồng bằng Thessaly băng qua hẻm núi Thermopylae. Ngoài khơi, đội chiến thuyền mà hai phần ba là của Athens và dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Themistocles giáng đòn đánh chặn xuống quân Ba Tư (tháng Tám năm 480 TCN), đoàn quân vốn đã bị tổn thất nặng nề trong một trận cuồng phong; ngay tại hẻm núi Thermopylae, vua Sparta là Leonidas ngăn được bước tiến của quân Ba Tư, cho đến khi ông bị phản bội và bị đánh úp phía sau. Dù vậy, trong một hành động quyết tử mà về sau trở thành câu ngạn ngữ cho sự dũng cảm trong vô vọng, Leonidas và các vệ sĩ của ông - "ba trăm con người trên đường đèo" - vẫn cố thủ, trong khi đoàn chiến thuyền phân tán ra, di tản dân Athens đến đảo Salamis đợi giờ hành động. Lúc này lực lượng còn lại của liên quân đã rút về phía nam eo đất Corinth, bỏ lại Themistocles gánh nặng phải chứng tỏ rằng quận Ba Tư có thể thực sự bị hải quân Athens đánh bại. Bằng một chiêu phao tin giả đầy thủ đoạn tuy có thể tha thứ được, Themistocles khiến Xerxes nghĩ rằng nếu đội chiến thuyền của Ba Tư tiến đánh thì quânAthens sẽ bỏ mà theo họ ngay, bằng cách đó ông dụ Ba Tư vào hải phận chật hẹp nơi số chiến thuyền vượt của họ, 700 chiếc đối đầu với 500 chiếc của Athens, sẽ không mang lại lợi thế nào. Chỉ trong một ngày giao tranh duy nhất (có lẽ 23 tháng Chín năm 480 TCN), quân Athens tiêu diệt một nửa số chiến thuyền của quân Ba Tư mà về phần họ chỉ tổn thất có 40 chiếc, và buộc số quân Ba Tư còn lại phải rút lên phía bắc.CHIẾN LƯỢC THỦY BỘ CỦA NGƯỜI HY LẠP411.Cuộc xâm lăng của Xerxes không bị đánh bại hoàn toàn. Người Hy Lạp chỉ đạt được kết quả đó vào năm sau, trong trận đánh trên bộ tại Plataea vào tháng Bảy và trận thủy chiến ở Mycale vào tháng Tám. Quân Athens và Sparta cùng các đồng minh Hy Lạp (chủ yếu là người Thebes) hợp sức đánh tan đội quân còn lại của lực lượng viễn chinh Ba Tư, không những đuổi chúng ra khỏi Hy Lạp trên đất liền mà còn tái chiếm các eo biển nối liền Biển Đen.Chiến dịch năm 480-479 TCN củng cố thêm chiến tích đầu tiên tại Marathon mười năm trước, chứng tỏ cho người bên ngoài thấy muốn đánh bại được quân đội Hy Lạp với đội hình phalanx thì đòi hỏi phải có sự can trường của người Hy Lạp hoặc chính binh lính của Hy Lạp, hoặc một chiến thuật mới và phức tạp hơn. Sự can trường của người Hy Lạp thì không ai khác có thể lấy làm của mình được, nhưng lính đánh thuê Hy Lạp tìm thấy một thị trường còn "béo bở cho họ hơn so với thị trường họ đã lập ra trước đó - người Ba Tư đã sử dụng người Hy Lạp trong cuộc chinh phục Ai Cập vào năm 550 TCN - và từ đó các thử nghiệm về chiến thuật, nhất là kỵ binh mang áo giáp, đã tiến một bước lớn. Tuy nhiên, di sản lớn hơn của chiến dịch năm 480-479 TCN không phải là về bộ binh mà về hải quân. Nó đã nâng sức mạnh của các đội chiến thuyền lên ngang tầm với bộ binh ở các nhà nước có biên giới giáp biển nội địa và đặt ra lề lối cho một phương 412pháp tiến hành chiến tranh mới, thực sự mang tính chiến lược, đã chi phối cuộc đấu tranh giành vị thế ở phía đông Địa Trung Hải trong hết phần còn lại của thế kỷ đó, các nguyên tắc của nó rốt cuộc đã trở thành tri thức chung của tất cả các dân tộc hàng hải.Công cụ của người Hy Lạp, mà chủ yếu là của người Athens, trong chiến lược hải quân là chiến thuyền có người chèo, có lẽ do người Phoenicia ở vùng bờ biển Syria phát triển từ các hình mẫu trước đó của địa phương hay trên đảo Cyprus trong khoảng đầu thiên niên kỷ thứ nhất TCN. Người Phoenicia bị người Ba Tư cai trị dưới thời Xerxes, nhưng công nghệ của họ đã chuyển sang Hy Lạp từ trước tại Athens, các chiến thuyền ba tầng chèo, một loại thuyền nặng có mũi thuyền bọc giáp sắt, dài gần bốn mươi mét, rộng gần bốn mét rưỡi, với những tay chèo được xếp thành ba đội phối hợp ăn ý với nhau, có thể đẩy thuyền đi với tốc độ đủ để húc chìm chiến thuyền đối phương. Athens tuyển mộ thủy thủ cho loại chiến thuyền này trong tầng lớp dân chúng có địa vị thấp hơm tầng lớp cung cấp linh hoplite phục vụ chiến đấu trên các tàu chiến đó. Khi cận chiến, tàu này ép sát vào tàu kia, các phụ chèo có thể tham gia chiến đấu, người đấu tay đôi với người chứ không còn là cuộc đấu tàu đối tàu. 2)Sức mạnh của hải quân Athens và tầm quan trọng về quân sự mà thành bang này gán cho nó phát xuất từ hướng phát triển của nền kinh tế và các mối quan hệ với bên ngoài của thành bang trong hai thế kỷ trước đó. Trong khi Sparta tận dụng các lợi ích quân sự nhờ trật tự xã hội riêng biệt của mình để vượt trội hơn hẳn trên bán đảo Peloponnese thì Athens bị thúc đẩy một phần do khó khăn phải nuôi khối cư dân với đất đai quá nghèo nàn nên đã trở thành một đế quốc mậu dịch có ảnh hưởng chính trị ngày càng tăng đối với các thành bang liên minh hay độc lập xa tận vùng Tiểu Á. Chính thông qua hệ thống liên minh này mà Athens nắm quyền lãnh đạotrong cuộc chiến kéo dài với Ba Tư tiếp theo sau trận Salamis và Plataea; trong những năm 460-454 TCN, Athens đưa hải quân và lực lượng viễn chinh tới tham gia cuộc chiến giành quyền kiểm soát Ai Cập. Sparta, an toàn và tự túc, rút khỏi cuộc chiến, trong khi Athens, đứng đầu Liên minh Delia với các thành bang nhỏ hơn, vẫn tiếp tục mạnh mẽ theo đuổi cuộc chiến, phần lớn bằng cách áp đặt yêu cầu đóng góp càng nặng nề hơn nữa lên các thành bang hỗ trợ, rốt cuộc 150 thành bang phải đóng góp cho Athens.Năm 448 TCN, Athens đã khiến Ba Tư thoái chí không còn muốn kéo dài cuộc chiến và hòa bình được tạo lập. Tuy nhiên, hòa bình với ngoại bang không mang lại hòa bình cho xứ sở. Những đòi hỏi quá đáng của Athens gây nhiều oán trách trong các tầng lớp đóng thuế ở các thành bang thuộc Liên minh Delia; những nơi Athens can thiệp đôi khi còn nổ ra cả cách mạng hòng thiết đặt nền dân chủ kiểu Athens. Các tác động kết hợp của việc vơ vét của cải, lật đổ chính trị và sự thống trị rộng rãi về chiến lược và thương mại của Athens đã khiến cho trước hết là Corinth và cuối cùng là các thành bang khác lần lượt quay lưng chống lại Athens và đe dọa bùng nổ xung đột, trong đó Sparta về phe Corinth và Thebes. Cuộc chiến tranh Peloponnese lần thứ nhất này kết thúc vào năm 445 TCN mà không gây tổn thất nặng cho bên nào. Nhưng Athens đã tự đặt mình vào một tiến trình khiến cho một cuộc tái chiến là khó tránh khỏi. Bằng cách phong tỏa chính mình phía sau các thành lũy - các "trường thành" bao bọc cả Athens và cảng Piraeus - biến thành bang này trở nên bất khả xâm phạm từ trong đất liền, trong khi duóisự thúc giục của Pericles, nhà lãnh đạo năng động của Athens, tập trung nguồn lực tài chính và quân sự để bành trướng ra nước ngoài, thành bang Athens đã tự tách mình khỏi các thành bang khác, tàn nhẫn áp đặt quyền thống trị lên các đồng minh cũ trong Liên minh Delia và thách thức cả quyền lợi của những thành bang mậu dịch lớn khác lẫn vị thế quân sự chủ chốt trên đất liền của Sparta. Năm 433 TCN, chiến tranh bùng nổ giữa Athens và Corinth. Năm 432,413(1) • 414Sparta nhảy vào, kéo theo các thành bang của người Boeotia và Liên minh Peloponnese.Cuộc xung đột này, cuộc chiến tranh Peloponnese thực sự, kéo dài đến năm 404 TCN, kết thúc với thất bại của Athens và chiến thắng của Sparta, đồng thời làm suy kiệt vĩnh viễn hệ thống các thành bang Hy Lạp. Những thù địch còn sót lại dai dẳng sau cuộc chiến khiến Hy Lạp bị bỏ ngỏ cho ngoại bang chinh phục và thúc đẩy sắc dân anh em Macedon thống nhất Hy Lạp, dù người Hy Lạp chỉ coi người Macedon là giống người bán hoang dã. Sau đó, sự huy hoàng của nền độc lập Hy Lạp, một nền văn minh của các dân tộc tự do nằm ở ngoại vị một đế quốc châu Á bành trướng, cùng những vinh quang của đời sống tri thức và nghệ thuật phát sinh từ Hy Lạp cuối cùng đã bị vùi lấp. Bản thân cuộc chiến là cuộc xung đột của những điều trái ngược, sức mạnh trên đất liền chống lại sức mạnh trên biển, trong đó không bên nào có được lợi thế. Vào giai đoạn mở đầu, Sparta đã ra sức hủy diệt Athens bằng cách tấn công vào nguồn lương thực, gần như năm nào cũng xâm lăng vào sâu trong nội địa của Athens; Athens thoát khỏi sự phong tỏa chiến lược đó bằng cách buông bỏ hẳn số dân cư ở nông thôn và sống nhờ hàng hóa nhập khẩu từ đường biển, đặc biệt là hàng hóa được vận chuyển theo các tuyến buôn bán từ các trung tâm lúa gạo quanh Biển Đen. Vào năm 424 TCN, khi Sparta đưa quân chiếm những cảng duy trì các đường vận chuyển đó ở Thracia, Athens buộc phải tìm cách yêu cầu ngưng chiến, nhưng Sparta lại thất bại trong đường lối ngoại giao đáng ra có thể đã mang lại nền hòa bình lâu dài. Một số đồng minh rời bỏ Sparta, khiến Athens có lại hy vọng về chiến thắng cuối cùng và năm 415 TCN, họ đã thúc đẩy thành bang mở rộng chiến tranh với mục đích tạo một khủng hoảng quyết định. Athens tiến hành cuộc viễn chinh chống lại Syracusa ở Sicily với hy vọng chiếm được toàn bộ hòn đảo và nắm giữ trung tâm tiếp tế bảo đảm chắc chắn vì thế kinh tế của mình.Cuộc viễn chinh Sicily mang đến một cuộc khủng hoảng, nhưng là một khủng hoảng lớn hơn so với mong đợi của Athens. Nhận thấy vấn đề khi ấy là xác lập vị thế thành bang tối cao trong thế giới Hy Lạp, Sparta từ bỏ lập trường yêu nước mà họ đã duy trì từ thời Thermopylae và cầu khẩn sự trợ giúp của Ba Tư. Từ 412 đến 404 TCN, trong một loạt chiến dịch trên bộ và trên biển kéo dài đến tận cửa ngõ vào Biển Đen, quân đội Sparta và hải quân Ba Tư liên tục đánh bại người Athens, và cuối cùng đẩy lực lượng của Athens vào trú ẩn bên trong trường thành. Đội chiến thuyền của Ba Tư, sau khi tiêu diệt hải quân Athens tại trận đánh Aegospotami vào năm 405, xuất hiện ngoài khơi Piraeus; vào tháng Tư năm 404 TCN, bị phong tỏa cả trên bộ và dưới biển, Athens buộc phảiđầu hàng.MACEDON VÀ ĐỈNH CAO CỦA CHIẾN TRANH VỚI ĐỘI HÌNH PHALANX415Cuộc chiến tranh Peloponnese kết thúc không có nghĩa là kết thúc chiến tranh giữa người Hy Lạp với nhau. Thực ra, thế kỷ 4 TCN là khoảng thời gian buồn thảm cả trên đất liền lẫn trên các thuộc địa ở hải ngoại của Hy Lạp vì các đối thủ chính kiên trì trong cuộc đấu tranh nhằm giành lợi thế đang thay đổi đồng minh theo lối ngày càng khó lường và lôi kéo sự giúp đỡ của Ba Tư trong tinh thần ích kỷ, hoàn toàn trái ngược với phong trào yêu nước đã từng thống nhất người Hy Lạp chống lại Darius và Xerxes. Từ 395 đến 397 TCN, Athens và các đồng minh liên kết với Ba Tư chống lại Sparta mà bấy giờ đã đứng ra đại diện cho quyền lợi của thành bang Hy Lạp ở Tiểu Á: một đội thuyền chiến kết hợp giữa Athens và Ba Tư đã tiêu diệt hải quân của Sparta trong trận Cnidus năm 384 TCN. Hệ quả là thế lực của Athens dần lớn mạnh đến đáng báo động khiến Ba Tư lén lút gửi quân cứu viện đến Sparta và qua sự bế tắc nảy sinh từ đó, người Hy Lạp buộc phải thực sự thừa nhận 416quyền bá chủ trên danh nghĩa của Ba Tư tại quê hương mình và ở hải ngoại. Dù vậy, Sparta vẫn kiên trì nỗ lực duy trì kết quả của cuộc chiến tranh Peloponnese, đặc biệt là nỗ lực trấn áp người Thebes, địch thủ chính của họ trên đất liền. Người Thebes giành được hai chiến thắng quan trọng tại Leuctra vào năm 371 và tại Mantinea vào năm 362, nơi vị tướng spaminonday kiệt xuất của họ đã chứng minh rằng đội hình phalanx có thể được vận dụng để đạt được sự vận động chiến thuật có tính quyết định khi đương đầu với địch. Tại Leuctra, với sáu ngàn quân chống lại mười một ngàn, ông tăng gấp bốn lần sức mạnh của cánh trái, ngụy trang sự yếu kém bên cánh phải và đưa khối quân lính của ông xáp trận. Nghĩ rằng trận đánh sẽ phát triển theo đội hình phalanx bình thường, khi hai bên với sức mạnh tương đương đối đầu nhau trên toàn bộ mặt trận trong cuộc giao chiến, quân Sparta không kịp củng cố cánh quân bị đe dọa cho nên bị tan vỡ, tổn thất rất nặng, trong khi quân của Thebes hầu như không thiệt hại gì. Bất chấp sự cảnh báo này, chín năm sau tại Mantinea, họ lại để bị bất ngờ đúng theo lối đánh đó và lại bị đánh bại. Epaminondal tử trận trong thời điểm chiến thắng, một phần do vị chỉ huy đưa mình vào tình huống rủi ro hơn nhằm thử nghiệm đội hình phalanx, khiến Thebes mất người lãnh đạo trong khi cuộc khủng hoảng vẫn tồn tại.Quyền lực của Hy Lạp lúc này chuyển từ các thành bang vốn đã tồn tại vững chắc ở phía nam và trung tâm lên phía bắc, nơi Macedon, dưới sự lãnh đạo của một ông vua mới nhiều năng lực là Philip, đang trở mình thành bá chủ trong khu vực. Philip, người đã biết và ngưỡng mộ Epaminondas, tái tổ chức quân đội Macedon theo những hàng lối nhằm tăng cường sức vận động chiến thuật, đè bẹp các kẻ thù trên các vùng biên giới phía tây và phía bắc, rồi chuyển sang can dự vào các vấn đề của Hy Lạp. Trong cuộc Chiến tranh Thần thánh thứ ba (355-346 TCN), ông giành được quyền lãnh đạo Hội đồng Amphictyonic (đông bắc) sau khi đánh bại Athens và nắm được nhiềuđồng minh của thành bang này. Khi đã củng cố vị thế vững vàng và mở rộng cuộc chinh phục ra bên ngoài Hy Lạp, ông đã mở rộng quyền lực của mình xa hơn. Demosthenes đã cảnh báo những người Athens anh em và toàn thể dân Hy Lạp rằng hiểm nguy từ phía Macedon thách thức họ phải đoàn kết lại, như họ đã từng đoàn kết để chống lại Ba Tư, nhưng chẳng ai nghe lời ông. Năm 339, trong một nỗ lực mới, Athens và Thebes tuyên chiến chống lại Hội đồng Amphictyonic song bị Philip đón đánh tại Chaeronea (338) và hoàn toàn bị nghiền nát. Trong năm tiếp theo, Demosthenes triệu tập một hội đồng tất cả các thành bang Hy Lạp; tại đó, ngoại trừ Sparta, tất cả đều chấp nhận quyền lãnh đạo của ông và lời kêu gọi của ông rằng họ hãy gia nhập với Macedon trong một chiến dịch nhằm xóa bỏ ảnh hưởng của Ba Tư trên đất Hy Lạp bằng một cuộc viễn chinh sangTiểu Á. Alexander, cậu con trai mười tám tuổi của Philip, đã có mặt tại Chaeronea, nơi anh ta dẫn đầu đoàn kỵ binh cánh trái trong đòn tấn công quyết định trong ngày. Hai năm sau bản thân Alexander trở thành vua; liệu ông có dính líu gì trong âm mưu dẫn đến cái chết của cha mình hay không, điều đó đến nay vẫn còn như trêu người các nhà viết tiểu sử về ông. Không có sự bất đồng nào trong chính sách của Macedon sau khi ông lên nối ngôi. Thực ra Alexander chap nhận thử thách của một cuộc "thập tự chinh" Ba Tư một cách hăm hở hơn cả những gì thân phụ đã hứa thực hiện. Sau khi đè bẹp hẳn các kẻ thù của thân phụ ông trên vùng biên giới phía bắc Macedon và dẹp yên mỗi thách thức mới nổi lên lại của Thebes, ông sắp xếp lại quân đội của Macedon, tăng cường sức mạnh bằng các đội quân đánh thuê được tuyển mộ từ đám binh sĩ bị thải hồi đang không có công ăn việc làm sau các cuộc chiến tranh Hy Lạp, ông băng đến châu Á trong mùa xuân năm 334 và ra tay lật đổ Darius III, vị hoàng đế đang cai trị Ba Tư. Đây là một hành động táo bạo ngoạn mục. Ba Tư đã trở thành bá chủ đất đai của tất cả các đế quốc Trung Đông trước đó và có biên giới mở rộng ra bao gồm417không chỉ chính Ba Tư mà cả vùng Lưỡng Hà, Ai Cập, Syria và Tiểu Á với các thuộc địa của Hy Lạp ở đó. Tuy vẫn lấy xe chiến mã làm nòng cốt, quân đội Ba Tư bấy giờ đã có lực lượng kỵ binh trang bị nặng và một số lớn bộ binh là lính đánh thuế Hy Lạp.Hy Lạp cổ điển và những cuộc chinh phạt của Alexander:GHI CHÚ Các cuộc hành quả của Alexander Các khu vực. thuốc đi hái của Hua Biên giới của de quoc Ba Tu Trän chienthuo sua Hy LapMECEDONGranicusIssusW ArbeiaĐẾ QUỐC BA TƯ 418500 damQuân đội của chính Alexander phản ánh tổ chức quân đội của người Ba Tư. Tuy không có xe chiến mã, thứ đã trở nên lỗi thời từ lâu ở Hy Lạp, quân đội của ông bao gồm các trung đoàn kỵ binh trang bị nặng, cưỡi những con ngựa được gây giống ở các vùng đồng cỏ trên vùng núi Macedon. Lực lượng cận vệ tấn công riêng của ông, những kỵ sĩ (văn cưỡi ngựa không có bàn đạp và yên ngựa rất thô sơ) mặc áo giáp, mang giáo và gươm, và một đội hình phalanx cột lõi hùng mạnh gồm quân sĩ mặc áo giáp che người truyền thống của Hy Lạp nhưng cầm sarissa, một loại giáo dài hơn bình thường, nên đội hình phalanx có thể xếp được hàng ngũ sâu hơn đội hình cũ. Các đơn vị hợp thành phalanx được hình thành trên cơ sở bộ lạc nhưng, quan trọng hơn, yếu tố Macedon được thể hiện bằng một tinh thần quốc gia mạnh mẽ, trong khi Alexander đạt được thành công lớn trong việc gieo tinh thần yêu nước chung vào lòng những chiến binh Hy Lạp mà ông mang theo đến Ba Tư. Tổng cộng(1)quân đội của ông có đến năm vạn quân, hầu hết là bộ binh - đây là một lực lượng khổng lồ nếu so với số quân lính đánh nhau trong các chiến dịch lớn nhất của cuộc chiến tranh Peloponnese, trong đó Sparta hiếm khi huy động được nhiều hơn một vạn quân.Alexander chinh phạt ở châu Á trong mười hai năm và tinh thần hăng hái khôn nguôi của ông đã mang ông đi tìm kiếm những cuộc chinh phục mới ở tận các vùng đồng bằng miền bắc Ấn Độ. Tuy nhiên, những đòn tấn công quyết định vào Ba Tư đã được thực hiện từ khá sớm trong ba trận đánhsông Granicus (năm 334), Issus (năm 333) và Gaugamela (năm 331), từng bước tiêu diệt khả năng đề kháng của quân đội đế quốc Ba Tư và cuối cùng đánh bại Ba Tư. Trận đánh trên sông Granicus là trận mở màn, điểm nổi bật chủ yếu là tài lãnh đạo năng động của Alexander khi chỉ huy đội kỵ binh. Arrian, nhà viết tiểu sử của ông viết: "Đó là một cuộc chiến đấu bằng kỵ binh," mặc dù trên chiến tuyến bộ binh; ngựa sát với ngựa... cố đẩy lùi quân Ba Tư ra khỏi bờ sông và buộc họ phải xuống đất bằng, quận Ba Tư cố giữ vững trận địa của mình và đẩy kỵ binh trở lại bờ sông." Alexander chọn điểm tấn công bằng cách quan sát cánh quân Ba Tư tìm chỗ che chắn phía sau bờ sông, bằng chứng rõ ràng cho sựgan và tàn tích "sơ khai" kỳ thú của chiến thuật tránh né mà chúng ta biết vẫn còn tiếp tục thâm nhập trong tinh thần các quân đội ở Trung Đông trong một thiên niên kỷ nữa. Sự nôn nóng chỉ muốn đánh nhau trực diện trong con người Alexander, vốn đặc trưng cho người Hy Lạp, thúc đẩy ông đánh vào nơi trông có vẻ mạnh nhất của quân Ba Tư, một sự mạo hiểm tỏ ra là cực kỳ đúng đắn khi quân địch tan Vẽ trước mắt ông. Đội hình phalanx của lính đánh thuế Hy Lạp ở hàng thứ hai "ngây ra như phỗng trước tai họa không mong đợi", bị bao vây và đốn ngã.(3) Bản thân Alexander , 419nhát 420bị thương, nhưng so với chiến thắng tuyệt đối của ông thì chuyện đó không đáng nhắc tới. Ông cho thấy đội hình phalanx Hy Lạp kết hợp với kỵ binh có mang áo giáp đã có thể đưa chiến tranh vào tận lãnh thổ của người Ba Tư và tận dụng lợi thế của nó. Tại trận Issus vào năm sau, ông đã củng cố quan điểm này. Bị áp đảo về quân số với tỷ lệ ba chống một (nếu ước lượng tốt nhất chúng ta có - là đúng - rằng Darius, người đích thân có mặt tại đó, có 160 nghìn quân dưới quyền chỉ huy của ông), một lần nữa Alexander chọn tấn công vào cánh quân mạnh nhất được ông chọn ra vì "một vài bộ phận [quân Ba Tư] đã dựng lên những hàng cọc rào nhọn [nên ban tham mưu của Alexander nhận định rằng Darius không có tinh thần chiến đấu."(1) Băng thật nhanhqua khu vực phóng lao và bắn tên của địch, dũng cảm đương đầu với mối hiểm nghèo do những loạt tên bắn chặn của các cung thủ Ba Tư dùng cung đa vật liệu, ông đưa kỵ binh đánh trực tiếp vào cạnh sườn địch nơi Darius đang đúng. Trung tâm, đội hình phalanx của ông giáp chiến và bị đội hình tương tự của lính đánh thuê Hy Lạp chặn lại, nhưng sau khi đẩy Darius vào thế phải bỏ chạy, ông xoay đoàn kỵ binh của mình sang bọc cạnh sườn của bộ binh địch và chiến thắng.Trận đụng độ thứ ba đến chậm hơn trong khi Alexander xâm lăng và chiếm đóng các phần của đế quốc Ba Tu - Syria, Ai Cập và phía bắc vùng Lưỡng Hà - mà lúc này Darius đã bỏ rơi. Hai mươi ba tháng sau trận Issus, Alexander mới gặp lại quân Ba Tư tại Gaugamela vào ngày mồng một tháng Mười năm 331 TCN. Lúc này quân Macedon dường như đang ở giới hạn cuối cùng của tiếp vận hậu cần, bỏ đoàn thuyền tiếp tế lại xa phía sau, vượt qua sông Euphrates đi vào địa phận vùng Lưỡng Hà. Darius đã tính toán rằng, với lợi thế của mình, nếu ông có thể cầm chân Alexander thì quân Macedon hoặc sẽ bị đánh bại tại chỗ hoặc buộc phải tháo lui mà như thế là quân đội sẽ tan rã. Ông tạo cho mình một vị trí vữngchãi tại Gaugamela, dọn sạch một khu vực hơn 20 cây số vuông trên một phụ lưu của sông Tigris để xe chiến mã của ông - với bánh xe có thể đã gắn lưỡi hái - có đủ chỗ để xoay trở không bị vướng víu, và mở ba con đường lớn song song để tấn công (người Trung Hoa, như chúng ta đã thấy, cũng tin tưởng vào việc chuẩn bị một chiến trường như thế). Quân đội của ông không chỉ gồm đoàn quân xe chiến mã (bản thân ông đi duyệt quân trên xe chiến mã, tiếp tục truyền thống đế vương của Trung Đông) mà gồm các đội quân của hai mươi bốn nước chư hầu khác nhau hay lính đánh thuê mang nhiều quốc tịch, trong đó còn lại một ít người Hy Lạp, các kỹ sĩ người Scyth đến từ thảo nguyên, một số kỵ sĩ người Ấn và cả một toán voi. Cũng như tại Granicus và Issus, lực lượng của Darius áp đảo quân Macedon - có ít nhất bốn vạn quân kỵ Ba Tư có mặt và đóng trên vùng đất được bảo vệ kỹ lưỡng do họ chọn. Thành công là điều có vẻ chắc chắn và lẽ ra có thể đã thực sự thành công, nếu trước hết Alexander đã không cao tay hom Darius ngay trong chính trò phục sẵn rồi giáng đòn tấn công bằng chiến thuật hoàn toàn mới mẻ. Alexander hoãn tiến quân giao tranh trong bốn ngày để cho quân Ba Tư bất động trên trận đồ của họ, đến lúc tiến quân, ông dàn quân củ mình cho khớp với cách dàn quân của Darius, kỵ binh ở hai cánh, bộ binh ở giữa, nhưng với sự cải biến đầy sáng tạo cách điều động của Epaminondas tại trận Leuctra, ông đưa quân băng ngang qua trước mặt trận tuyến Ba Tư để đánh vào cánh trái của địch. Bị bất ngờ, nên mãi đến lúc đã chạm mặt quân Macedon thì quân Ba Tư mới phản công; khi cuối cùng quân Ba Tư cũng tấn công, Alexander cùng đội kỵ binh cận vệ của ông đã đến đủ gần để lao vào kẽ hở được tạo ra trước đó khiến cho Darius, đang đứng ngay trên đường tiến quân của Alexander, phải hoảng sợ quay , 421đầu chạy thẳng.Mười tháng sau Alexander mới gặp lại vị hoàng đế, khi ấy ông ta đã chết vì những vết thương do bọn triều thần hènfnhát đâm ông. Alexander, trước đó đã tuyên cáo mình vừa là pharaoh của Ai Cập vừa là vua của Babylon, nhận danh hiệu hoàng đế Ba Tư, giờ đây tự xưng là vua của châu Á. Tại quê nhà, các cuộc nổi dậy của người Sparta và Athens luôn chống đối đã bị nghiền nát; Liên minh Hy Lạp đã tái xác nhận rằng ông được tôn làm chúa tể trọn đời; giờ đây ông bắt đầu thực hiện lời tuyên bố của mình. Ông nhận định về đường hướng hành động mở ra trước mắt:... rút khỏi các trận tuyến sông Euphrates, bỏ mặc cho sức mạnh quân sự và kinh tế của Ba Tư sụp đổ; dừng lại, như Trajan sẽ làm sau này, bằng lòng với sự kiểm soát các vùng đồng bằng trù phú vùng Lưỡng Hà; hoặc tiếp tục chinh phục phần còn lại của đế quốc Ba Tư. Alexander chọn phương án thứ ba. Vì đế quốc Ba Tư cũng giống như Macedon ở chỗ các đồng bằng giàu có bị đe dọa bởi những cuộc tấn công của các sắc dân miền núi mạnh mẽ ở phía bắc và các tỉnh xa hơn của nó tạo thành một rào cản chống lại các sắc dân du mục hay gây sự. 422Nói tóm lại, Alexander dù không muốn nhưng phải thừa hưởng các vấn đề về chiến lược của các hoàng đế trước kia trong vùng thung lũng mà giờ đây ông là người kế vị, các vấn đề mà trên thực tế được tái hiện trong mối quan hệ của Trung Hoa với các dân tộc phía bắc tại nơi uốn khúc của sông Hoàng Hà, trong các cuộc chiến tranh của La Mã và của Đông La Mã trên biên giới của họ với châu Á và, cuối cùng, trong nỗ lực của châu Âu Thiên Chúa giáo nhằm xác lập và giữ vững vùng biên giới thảo nguyên phía đông. Alexander giải quyết các khó khăn mà ông thừa hưởng bằng một chính sách đặc biệt tích cực là liên tục đẩy biến giới kiểm soát của ông về phía đông, qua đó không cho phép bất cứ kẻ xâm lăng tiềm năng nào vào được vùngtrung tâm của Ba Tư lấy đó làm bàn đạp tấn công Hy Lạp. Tuy nhiên, thực ra, những cuộc hành quân dài lê thê của ông xuyên qua Trung Á và bắc Ấn Độ chỉ là giấc mộng Nam Kha. Cứ sau mỗi chiến thắng quyết định của ông lại có một kẻ địch mới nổi lên cho đến khi quân đội của ông, mệt mỏi trong cuộc lưu đày, buộc ông phải quay về. Ông bỏ lại phía sau một loạt các vệ tinh Hy Lạp (chỉ Hy Lạp ở bề ngoài thôi) nơi các tướng lĩnh của ông tự cai trị sau khi ông qua đời tại Babylon vào năm 323 TCN. Nhưng nền tảng của chúng không vững chắc, những người cai trị chúng sa vào hục hặc với nhau và trong thế kỷ tiếp theo, hầu hết đều sa sút khỏi tinh thần Hy Lạp mà quay trở lại là đất nước thuở ban đầu.Alexander đã gặp thời cơ thuận tiện. Mục tiêu chính của ông, nước Ba Tư dưới triều đại Achaemenid, đã bành trưởng quyền lực quá mức nên dễ bị tấn công ở hần ngoại biên đặc biệt, để chống lại những chiến binh đánh nhau trực diện của đội hình phalanx của quân đội Macedon và kỵ binh có áo giáp của Alexander, những kẻ mà, như Arrian đã nhận định, chiến đấu như lính hoplite trên lưng ngựa, quận Ba Tư phải phụ thuộc vào số đông những người lính vốn thuộc về truyền thống văn hóa Trung Đông là tránh cận chiến, đánh nhau sau một màn cung tên yểm trợ và trông cậy vào các chướng ngại cản bước tiến của đối phương. Alexander cũng có một may mắn nữa là lúc tấn công Trung Á sau khi chinh phục trung tâm Ba Tư, ông đánh vào các xã hội vẫn còn chưa có được sức mạnh mà họ sẽ có từ đạo Hồi, cũng như chưa có kinh nghiệm tích lũy về chiến tranh bằng ngựa trong thiên niên kỷ kế tiếp. Cuộc đời của Alexander quả là một thiên anh hùng ca; tuy nhiên nếu những người kế vị đế quốc Đông La Mã sau này không lặp lại được thành công của ông trong cuộc đấu tranh của họ để duy trì biên giới đế quốc của mình đến tận núi Caucasus và sông Nile, đấy không phải vì họ không có được ý chí, năng lực hay tài nguyên như của ông, mà vì họ phải đối đầu với một vấn đề quân sự khủng khiếp423hơn nhiều.LA MÃ: QUÊ HƯƠNG CỦA CÁC QUÂN ĐỘI HIỆN ĐẠI 424Sự sụp đổ của chủ nghĩa dân tộc Hy Lạp kiểu Alexanderphương Đông cũng song hành với sự sụp đổ của nó tại quê nhà Hy Lạp, tuy không phải là qua những cuộc tranh cãi về người kế vị ông. Quyền lực của triều đại Macedonvùng đất trung tâm của nó, và cả trên khắp Hy Lạp nữa, rốt cuộc bị La Mã, một dân tộc chẳng hề đáng kể trong thời Alexander, lật đổ. Sự nổi lên của La Mã nhờ rất nhiều vào Hy Lạp. Trong thế kỷ 6 TCN, La Mã chẳng khác gì một ngôi làng trên bờ sông, ở đó có ba bộ lạc mang những cái tên Etruria, bằng chứng về sự thống trị của người Etruriaphía bắc, sống dưới sự cai trị của một vị vua. Dưới triều vua Servius Tullius, 580-530 TCN, dân cư La Mã được tổ chức thành năm đẳng cấp quân sự căn cứ trên tài sản sở hữu và một lực lượng dân quân được thành lập, chắc chắn là thực hiện chiến thuật hoplite. Về sau người La Mã cho rằng họ sử dụng các chiến thuật của người Etruria, nhưng khả năng cao hơn là họ du nhập các chiến thuật ấy từ người Hy Lạp, có lẽ là những người Hy Lạp sống đông đảo ở miền nam Ý. Vào khoảng cùng thời gian đó, một chính phủ theo hình thức cộng hòa đã thay thế nền quân chủ và chính là dưới nền cộng hòa đó mà La Mã lần đầu tiên bắt đầu mở rộng vùng kiểm soát của mình, thoạt tiên bằng xung đột với người truria, những người chịu sức ép từ người Gaulmiền bắc Ý, rồi trực tiếp với người Gaul, cuối cùng là với người Samnite từ phía nam. Khi sự bành trướng về phía nam giúp La Mã chạm tới các thuộc địa của Hy Lạp ở Calabria và Apulia; trong thế kỷ 3 TCN, các thuộc địa này cầu cứu Pyrrhic, người trị vì một trong những vương quốc kế nghiệp Alexander ở Hy Lạp; tuy chiến thắng song ông bị chấn động trước cái giá phải trả khi chiến đấu với một đội quân La Mã,đặc biệt là trong các trận Ausculum (299) và Beneventum (295), đến độ ông từ bỏ chiến dịch.Lúc này, về mặt tổ chức quân đội La Mã, đã bứt ra khỏi mô hình hoplite áp dụng lúc ban đầu. Trong các cuộc chiến với người Gaul, những kẻ chiến đấu theo một trật tự mở lỏng lẻo nhưng năng động, các chỉ huy La Mã nhận thấy đội hình phalanx khiến cho lính của họ chịu thế bất lợi. Do đó, họ đưa ra một hệ thống các phân đội, "đại đội" [maniple] hay một nhóm người, cơ động trên chiến trường và dần dần thôi không sử dụng giáo đâm nữa mà chuyển sang dùng lao, pilum, sau khi phóng lao này đi người lính sẽ cầmguom tiến tới theo. Quân lính trong quân đoàn - khi một nhóm nhiều đại đội hợp thành một sự đoàn và được gọi như thế vào thế kỷ 4 TCN - cũng ngày càng không cần các trang bị nặng kiểu phalanx nữa; họ tiếp nhận cái khiên nhẹ hình thuôn và cuối cùng là bộ áo giáp tiêu chuẩn và nhẹ hơn nhiều: kết bằng vành sắt, hẳn sẽ không chống được giáo đâm trong trận đánh với đội hình phalanx nhưng đủ để làm trượt nhát kiếm chém và các đầu mũi tên hay lao phóng. Cũng có tầm quan trọng tương đương sự thay đổi về trang bị và chiến thuật trong việc mang lại hiệu quả lâu dài cho quân đội La Mã là việc áp dụng nền tảng phục vụ quân sự mới. Dù thường xuyên thuê mướn lính đánh thuê, các thành bang Hy Lạp cuối cùng đã thỏa hiệp với nguyên tắc là Công dân tự hỗ trợ cho bản thân ngoài mặt trận, và tuy khi một số thành bang thậm chí buộc phải trang bị và trả lương cho lính bằng công quỹ - vào năm 440 TCN, chính phủ Athens trả lương cho các thủy thủ chèo tàu chiến và quân lính đồn trú ở nước ngoài - việc lính hoplite có nghĩa vụ tự bỏ tiền túi tham gia chiến dịch vẫn được coi là lý tưởng. Vào thế kỷ 4 TCN, La Mã bỏ hẳn việc này và trả lương hằng ngày cho lính trong quân đoàn. Sự phát triển này đánh dấu quá trình phân ly quan trọng nhất của La Mã khỏi hệ thống quân sự Hy Lạp. Theo chỉ thị của tầng lớp chính trị ngày càng nắm , 425426quyền khuynh loát, các tiểu điền chủ La Mã không còn trói buộc vào đất đai của họ và được hỗ trợ từ đấy nữa mà trở thành lực lượng tuyển mộ cho một quân đội chuyên nghiệp đi chinh phạt từ năm này sang năm khác, càng ngày càng xa nhà hơn, khi Cộng hòa La Mã bành trướng để hình thành một đế quốc (1)Các động cơ đế quốc của La Mã đã được các học giả tranh luận rất nhiều. Theo quan điểm truyền thống, chắc chắn là một quan điểm được rút ra từ các nguồn tư liệu La Mã, thì không có động cơ kinh tế. Chắc chắn La Mã không cần tìm lương thực cho một dân số đang tăng như Athens đã làm, vì những vùng đất giàu có có thể dễ dàng được sáp nhập vào La Mã trong một chiến dịch ngắn không xa thành bang. Mặt khác, nhờ chinh phục mà La Mã giàu lên và sự bành trướng của đế quốc tự nuôi dưỡng chính nó. Chắc chắn là vào giai đoạn đầu của cuộc bành trướng, người La Mã rất hào hứng về việc có thêm đất mới ở Ý, vừa có thêm điền trang cho giai cấp chính trị, vừa có ruộng nương nhỏ cho nhà nông và nhà nước cũng không thiếu người mua hoặc thuê những gì có được nhờ chinh phục; các thuộc địa nông nghiệp mà La Mã xây dựng nhanh chóng được ổn định và nói chung trở nên trù phú. Thế nhưng, lý lẽ cho rằng các cuộc chiến của La Mã được thực hiện một cách có chủ ý nhằm làm tăng số nô lệ lao động trên điền trang mở rộng của giới cầm quyền chính trị có vẻ khiên cưỡng, cũng như lý lẽ khác cho rằng chính quyền La Mã đã suy nghĩ theo lối sơ khai với mục đích cướp bóc; lãnh thổ Ý bị La Mã chinh phục nói chung là một khu vực chẳng có tiền bạc gì và cũng chẳng có bao nhiêu kim loại quý hay khoáng sản hoặc công cụ gì phong phú để cho La Mã chiếm. Dù vậy, "một người La Mã rất khó có thể tách rời kỳ vọng đạt được lợi ích với mong muốn gây chiến tranh và chinh phục thành công". Hai thứ đó đi đôi với nhau trong cách nhìn của người La Mã, như sử gia về thời cổ đại William Harris đã diễn tả rất(1)hay: "đối với người La Mã... các lợi ích kinh tế là một phần không thể thiếu của cuộc chiến thắng lợi và của cuộc bành trưởng quyền lực."(1Điều khác biệt nhất của chiến tranh của người La Mã so với chiến tranh của những dân tộc cùng thời và các láng giềng không phải là động cơ - về mặt đó thì người Hy Lạp bướng bỉnh và có tính cách cá nhân vốn dĩ vượt trội - mà là sự tàn bạo của họ.2) Người La Mã ở cuối thiên niên kỷ thứ nhất TCN đã tàn bạo đến nỗi, nhìn rộng ra trong lịch sử, hành vi của họ chỉ có thể so sánh với người Mông Cổ hay Timurid sau đó 1.500 năm. Cũng như người Mông Cổ, họ coi sự chống cự, đặc biệt là sự chống cự của các thành bị vây là lý do biện minh cho hành vi tàn sát tất cả những người bại trận. Polybius, sử gia La Mã đầu tiên viết về lịch sử quân sự thời kỳ đầu của thành phố La Mã mô tả Scipio Africanus, sau khi chiếm được Tân Carthage (tức thành phố Cartagena của Tây Ban Nha ngày nay) vào năm 2009 TCN trong cuộc chiến tranh Punic thứ hai,427đã chỉ thị [cho quân lính], theo tập quán của người La Mã, trừng phạt người trong thành phố, bảo họ sát hại tất cả những người họ bắt gặp, không chừa một ai và không được cướp bóc nếu chưa được lệnh. Mục đích của tập quán này là để gieo rắc sự kinh hoàng. Theo như có thể nhìn thấy trong những thành phố bị người La Mã chiếm, không chỉ con người bị sát hại mà cả những con chó cũng thân mình đứt đôi và chân cẳng nhiều thú vật khác bị chặt lìa. Trong trường hợp này con số bị tàn sát như thế là cực cao.3)Hành động ở Tân Carthage được lặp lại khắp nơi, đôi khi cả trong những thành phố đã đầu hàng với hy vọng tránh được thảm sát và ngay cả trên chiến trường, những ngườiMacedon ngã xuống trong chiến dịch năm 199 TCN bị chặt lìa tay chân, đó là một sự báng bổ đối với tất cả người Hy Lạp vốn xem việc chôn cất những kẻ tử trận trên chiến trường, bất kể bạn hay thù, là nghĩa vụ của mình. Tập quán đó của người La Mã tồn tại cho đến thế kỷ 1, nếu như bằng chứng khảo cổ học về một cuộc thảm sát tại Lâu đài Trinh nữ (Maiden Castle) ở Dorset, trong cuộc xâm lăng thứ hai của La Mã vào Anh quốc, thực sự đúng với cách giải thích thường được gán cho nó.Harris kết luận: 428Trên nhiều phương diện, hành vi của người La Mã] giống hành vi của nhiều dân tộc không sơ khai thời cổ, thế nhưng người ta không biết có được mấy dân tộc đạt đến trình độ cao về văn hóa chính trị mà lại phô bày một mức độ tàn bạo tột bậc như thế trong chiến tranh. Chủ nghĩa đế quốc La Mã phần lớn là kết quả của hành vi khá lý trí của người La Mã, nhưng nó cũng có những gốc rễ đen tối và phi lý trí. Một trong những đặc tính gây ấn tượng mạnh trong chiến tranh của người La Mã là tính thường xuyên của nó - hầu như năm nào người La Mã cũng xuất quân gây nên chuyện tàn bạo gớm ghê như thế đối với một dân tộc nào đó - và tính quy luật đó khiến cho hiện tượng này mang tính bệnh hoạn.)Trong phạm vi lịch sử quân sự so sánh, chuyện này không làm chúng ta ngạc nhiên. Chúng ta đã thấy thôi thúc muốn gây bạo lực có nhiều hình thức và tuy đa số không bộc lộ nó trực tiếp nếu chính cơ thể họ có thể gặp rủi ro khi làm vậy, thì một thiểu số không ngần ngại thực hiện. Chiến tranh với đội hình phalanx tuy có hiệu quả hạn chế do đặc tính cơ bản là chậm chạp, nhưng nó gây bạo lực ghê rợn vào giây phút hai bên đụng nhau, và trong cuộc giao chiến nó đòi hỏi người ta phải vi phạm cả bản năng tự bảo toàn lẫn sự kiềm chế mang tính văn hóa phổ biến chống lại việc đối mặt sát hại nhau.Điều này được người Hy Lạp khắc phục theo cách này, người La Mã khắc phục bằng cách khác. Dẫu rất phức tạp, tinh tế, chính trị và xã hội của họ, dường như người La Mã vẫn lưu giữ được tâm lý của người thợ săn trong quá khứ sơ khai để tấn công những con người đồng loại của mình như thể đó là mồi săn và đẩy nạn nhân tới chỗ chết mà không mấy bận tâm về sinh mạng, như đôi khi ta vẫn thấy điều đó ở loài thú hoang dã này gây ra cho loài khác.Thế nhưng chiến tranh của người La Mã, bất chấp những chương cực đoan của nó, không bao giờ đạt đến mức độ phi nhân tính và sự hủy diệt như những cuộc chiến tranh của người Mông Cổ và Timurid sau này. Người La Mã sáp nhập và củng cố lãnh thổ từng chút một - cuộc chinh phục xứ Gaul của Caesar là một ngoại lệ - và sau các cuộc chiến tranh Punic, họ không nổi cơn thịnh nộ, gieo rắc nỗi khủng khiếp và tàn phá như Thiếp Mộc Nhi sẽ làm. Họ không xây tòa kim tự tháp bằng đầu lâu nào và tuy dựng nên thuộc địa quân sự trên biển cường các lãnh thổ họ chiếm được, như ở Liguria trong thế kỷ 3 TCN, công dân La Mã muốn ổn định vùng đất này chứ không xua đuổi dân bị chinh phục khỏi quê hương của họ như để trừng phạt cho sự bất trung - một phương cách do người Assyria bày ra và được người Mông Cổ, người Thổ và cuối cùng là người Nga tiếp tục thực hiện.Có vài cách biện giải cho sự kiềm chế tương đối của phương cách bành trướng đế quốc của họ. Cách biện giải thứ nhất là quân đội La Mã thiếu tính cơ động của các dân du mục thảo nguyên. Biên chế một quân đoàn La Mã của thế kỷ 4 TCN cũng có một đội kỵ binh lớn nhưng sau đó, vì các nguyên nhân xã hội và vật chất, đơn vị này sa sút dần chỉ còn là một lực lượng phụ trợ nhỏ: giống như Hy Lạp, Ý không cáng đáng nổi một số ngựa quá lớn, trong khi giai cấp hiệp sĩ nguyên thủy dần dần không còn mặn mà với việc đánh nhau trên chiến trường mà chuyển sang theo đuổi mục tiêu chính trị trong thành phố. Khi hành quân, các - 429sin) 430quân đoàn ngay từ buổi đầu thời đại bành trướng đã thể hiện khả năng hành quân bộ đường dài đáng nể với tốc độ đều đặn ngày này sang ngày khác và nhà nước có khả năng trả lương lẫn cung cấp trang thiết bị cho họ. Tuy vậy, bản chất của quân đội toàn bộ binh là tiến từ từ thận trọng chứ không phải theo từng đợt ồ ạt như của dân du mục đi chinh phục, nên sự bành trướng của La Mã có tính chất lũy tiến hơn là dồn dập.Hơn nữa, mô thức bành trướng lũy tiến này được quyết định bởi bản chất của chính quân đội La Mã, vốn đã trở nên "chính quy" và mang tính quan cách từ thuở đầu và vào thời kỳ diễn ra các cuộc chiến tranh Punic chống Carthage thì nó đã đạt tới một hình thức không thay đổi mãi cho đến khi nảy sinh những rắc rối giữa đế quốc La Mã với các tộc man di Giécmanh vào thế kỷ 3. Các sử gia gán cho Assyria có công mở đầu hệ thống quân chính quy và quả thật, rất có thể những thông lệ mà Assyria đặt ra đầu tiên, bao gồm trả lương đều đặn cho những quân nhân chuyên nghiệp, lập kho vũ khí và kho quân nhu, xây cất trại quân và tập trung việc chế tạo trang thiết bị vào một mối, đã tạo nên một mô hình mẫu cho hệ thống quân chính quy của các đế quốc khác về sau. Từ Trung Đông, nó thâm nhập vào các vùng có hoạt động quân sự ở cường độ lớn xa hơn về phía tây trong thế kỷ 6 và 5 TCN; một phần thông qua sự tiếp xúc của Ba Tư với người Hy Lạp, một phần thông qua sự nổi lên của thị trường lính đánh thuê, vốn phải được hỗ trợ từ ngân khố nhà nước. Tuy nhiên, không một quân đội nào trước đó đạt được trình độ tuyển mộ, tổ chức, chỉ huy và cung ứng được quy định bằng luật pháp và thông qua hệ thống quan lại như quân đội của Cộng hòa La Mã. Từ các cuộc chiến tranh Punic trở đi, nó đứng tách riêng ra khỏi tất cả các thiết chế khác của thế giới văn minh - có lẽ thể chế tương đương duy nhất với nó, dẫu vô hình, là hệ thống quan lại Trung Hoa - như một hiện tượng hoàn toàn độc lập.Khả năng tồn tại lâu dài của nó trong hoàn cảnh chiến tranh liên miên, hoặc trong các cuộc chiến tranh nhằm vào La Mã hoặc chiến tranh do La Mã chủ động khơi lên, phần lớnlà nhờ giải pháp của nhà nước giải quyết được khó khăn trầm kha về quân sự của tất cả các nhà nước tập quyền: khó đảm bảo nguồn cung binh lính tin tuyển ổn định có hiệu quả và đáng tin cậy. Trong thời các cuộc chiến tranh Punic, nghĩa vụ dân quân, tuy vẫn có hiệu lực về mặt lý thuyết, đã không còn hữu dụng và các quân đoàn được cung cấp quân thông qua dilectus (một quá trình chọn lọc) mà qua đó những người giỏi nhất trong số các công dân có thiện chí và tự nguyện sẽ đượC đăng kính trong thời hạn phục vụ sáu năm (có thể gia hạn đến mười tám năm). Việc sử dụng hệ thống dílectus phản ánh tình cảnh sa sút của các tiểu nông và quả thực sự bành trướng các điền trang của người giàu có đang triệt tiêu dần cơ sở của nền sản xuất tiểu nông, dù vậy, việc phục vụ tình nguyện được trả lương có vẻ là một giải pháp thay thế khá đượC ưa chuộng đối với nông dân bởi vì mãi đến cuối thế kỷ 2 TCN thì luật La Mã mới phải rút ngắn thời gian phục vụ. Không cần áp dụng dilectus cho những người được chỉ định cấp bậc cao trong các quân đoàn vì ít nhất cho đến lúc đó hệ thống chính trị của La Mã quy định rằng một điều kiện để có thể ứng cử vào các chức vụ chính trị được bầu chọn, sau là chức vụ chấp chính tối cao, là các nam thanh niên dòng dõi quý tộc trước hết phải hoàn tất thời hạn nghĩa vụ bắt buộc với tư cách một bảo dân quan, mỗi quân đoàn có sáu bảo dân quan như vậy, tiêu chuẩn xác định tư cách có vẻ là thời gian phục vụ mười năm hoặc tham gia mười chiến dịch. Trong đế quốc về sau và đặc biệt là trong các khủng hoảng quân sự vào thế kỷ 3, việc đòi hỏi xác định tư cách này được bỏ qua, nhưng cả nền cộng hòa lẫn đế quốc đều không từ bỏ quan điểm rằng quyền cai trị rốt cuộc phải được hợp thức hóa bằng khả năng chỉ huy ở chiến trường?Thế nhưng sức mạnh tối hậu của quân đội La Mã, và đặc tính khiến nó trở thành khuôn mẫu cho các quân đội nổi lên từ các nhà nước vua chúa ở châu Âu một thiên niên kỷ sau đó, theo sau sự hồi sinh của kiến thức cổ điển trong431
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top