phieu cong tac
Phieu cong tac
1.PCT. Đối với đơn vị công tác là đơn vị ngoài Điện lực, khi đăng ký kế hoạch công tác cần có đủ nội dung gì sau đây?
Đáp án:
a. Nội dung công việc.
b. Nội dung công việc và phạm vi làm việc.
c. *Nội dung công việc, phạm vi làm việc và thời gian thực hiện.
2.PCT. Đối với đơn vị công tác như thế nào cần phải kiểm tra đủ tư cách pháp nhân theo quy định về hoạt động điện lực khi ký hợp đồng thi công các công trình điện?
Đáp án:
a. Tất cả các đơn vị vào công tác.
b. Đối với các đơn vị đã trúng thầu do Công ty hoặc đơn vị đấu thầu.
c. *Tất cả các đơn vị vào công tác trừ đơn vị đã trúng thầu do Công ty hoặc đơn vị đấu thầu.
3.PCT. Đối với nhân viên đơn vị công tác của đơn vị ngoài Điện lực, trước khi cho vào làm việc trên thiết bị điện hoặc ở gần thiết bị trong lưới điện phải kiểm tra về thẻ an toàn theo quy định như thế nào?
Đáp án:
a.* Kiểm tra thẻ từng người, nếu không có thì phải có danh sách ghi bậc an toàn do Lãnh đạo đơn vị quản lý trực tiếp ký, đóng dấu.
b. Kiểm tra thẻ từng người một.
c. Không cần kiểm tra.
4.PCT. Khi người chỉ huy trực tiếp đơn vị vào làm việc trên thiết bị điện hoặc ở gần thiết bị trong lưới điện mà không đủ trình độ về an toàn điện (thợ nề, mộc, cơ khí v.v...) thì xử lý như thế nào?
Đáp án:
a. Không được vào làm việc.
b. Phải hợp đồng với đơn vị quản lý lưới điện giám sát an toàn điện.
c. *Đơn vị cử người đi công tác đó phải cử người có đủ trình độ làm giám sát an toàn điện, nếu không có thì phải hợp đồng với đơn vị quản lý lưới điện để giám sát an toàn điện.
5.PCT. Trường hợp đơn vị công tác có chuyên gia người nước ngoài vào làm việc thì ai là người chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục chế độ phiếu công tác.
Đáp án:
a. Người nước ngoài.
b. *Phải là người Việt Nam.
c. Người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện công việc.
6.PCT. Nếu trong phạm vi làm việc có liên quan đến nhiều đơn vị quản lý vận hành thì đơn vị nào có trách nhiệm làm văn bản liên hệ trực tiếp với các đơn vị liên quan đó để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về điện?
Đáp án:
a.* Đơn vị thi công.
b. Theo phân công trong hợp đồng thi công.
c. Đơn vị trực tiếp quản lý vận hành thiết bị công tác.
7.PCT. Nếu trong phạm vi làm việc có liên quan đến nhiều đơn vị quản lý vận hành thì ai phải thực hiện biện pháp an toàn trên các thiết bị có liên quan đó để đảm bảo an toàn về điện cho đơn vị công tác?
Đáp án:
a. Đơn vị quản lý vận hành phải tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn trên các thiết bị có liên quan đó.
b. *Đơn vị quản lý vận hành thực hiện biện pháp an toàn trên thiết bị do mình trực tiếp quản lý vận hành, còn đơn vị liên quan phải làm biện pháp an toàn trên thiết bị do họ quản lý.
c. Đơn vị quản lý vận hành phải tổ chức thực hiện các biện pháp an toàn trên các thiết bị do mình trực tiếp quản lý vận hành còn đơn vị công tác có trách nhiệm thực hiện các biện pháp an toàn trên các thiết bị có liên quan đó.
8.PCT. Những công việc như thế nào trước khi tiến hành công tác phải lập biên bản khảo sát hiện trường?
Đáp án:
a. Tất cả các công việc làm có liên quan đến an toàn điện.
b. *Tất cả các công việc làm theo kế hoạch có liên quan đến an toàn điện.
c. Các công việc làm theo kế hoạch có liên quan đến an toàn điện đồng thời có đặc điểm khó khăn phức tạp nguy hiểm về an toàn điện.
9.PCT. Khi tổ chức lập biên bản khảo sát hiện trường những thành phần nào sau đây là bắt buộc phải có?
Đáp án:
a.* Bộ phận quản lý vận hành trực tiếp thiết bị công tác và đơn vị công tác.
b. Bộ phận quản lý vận hành trực tiếp thiết bị công tác + đơn vị công tác và cán bộ kỹ thuật đơn vị quản lý.
c. Bộ phận quản lý vận hành trực tiếp thiết bị công tác + đơn vị công tác + cán bộ kỹ thuật đơn vị quản lý và bộ phận điều độ lưới điện.
10.PCT. Khi tổ chức lập biên bản khảo sát hiện trường tại nơi có liên quan đến đơn vị quản lý vận hành khác thì những thành phần nào sau đây là bắt buộc phải có?
Đáp án:
a. Bộ phận quản lý vận hành trực tiếp thiết bị công tác và đơn vị công tác.
b. * Bộ phận quản lý vận hành trực tiếp thiết bị công tác + đơn vị công tác và đại diện các đơn vị có liên quan.
c. Bộ phận quản lý vận hành trực tiếp thiết bị công tác + đơn vị công tác + đại diện các đơn vị có liên quan và bộ phận điều độ lưới điện.
11.PCT. Tổ chức lập biên bản khảo sát hiện trường nhằm mục đích gì?
Đáp án:
a. Để làm hồ sơ đăng ký cắt điện.
b. Để xác định các vị trí cần thiết phải làm biện pháp an toàn.
c. *Để xác định phương án tổ chức thi công đồng thời với các biện pháp an toàn phù hợp với phương án thi công đó.
12.PCT. Khi tổ chức lập biên bản khảo sát hiện trường tại nơi có liên quan đến đơn vị quản lý vận hành khác thì trên sơ đồ một sợi cần thể hiện phần lưới điện nào.
Đáp án:
a. Phần lưới điện trong phạm vi đơn vị công tác sẽ làm việc.
b. *Phần lưới điện công tác cùng với các phần lưới điện khác có liên quan.
c. Đơn vị quản lý vận hành phần lưới điện nào thì đơn vị đó tự vẽ sơ đồ phần lưới điện đó.
13.PCT. Biên bản khảo sát hiện trường được lập bao nhiêu bản và giao cho những ai như thế nào?
Đáp án:
a. Lập thành hai bản, một bản gửi cùng hồ sơ đăng ký cắt điện, một bản giao cho đơn vị công tác.
b. Lập thành hai bản, một bản cho đơn vị quản lý vận hành giữ, một bản gửi cùng hồ sơ đăng ký cắt điện.
c. *Lập thành hai bản. Một bản chính cho đơn vị công tác, một bản chính để đăng ký cắt điện. Sao thêm để giao cho người cho phép và các đơn vị có liên quan.
14.PCT. Thủ tục đăng ký cắt điện được thực hiện theo quy định nào?
Đáp án:
a. *Theo quy định của Quy trình Điều độ lưới điện Hà Nội.
b. Theo quy định của Quy trình Điều độ hệ thống điện Quốc gia.
c. Theo quy định của Quy trình Điều độ lưới điện Hà Nội và quy định thực hiện phiếu công tác, phiếu bàn giao và lệnh công tác.
15.PCT. Khi Điện lực, Xí nghiệp nhận được kết quả đăng ký được phê duyệt thì phải thực hiện việc gì?
Đáp án:
a. Thực hiện việc cho phép đơn vị công tác vào làm việc.
b. Thông báo kết quả phê duyệt đăng ký cắt điện cho đơn vị công tác và các đơn vị có liên quan để phối hợp thực hiện.
c. * Thông báo cho đơn vị công tác và các đơn vị quản lý vận hành có liên quan về nội dung, địa điểm và thời gian chính thức được phép công tác để phối hợp thực hiện việc cắt điện, làm các biện pháp an toàn và cho phép vào làm việc.
16.PCT. Khi Điện lực, Xí nghiệp nhận được kết quả đăng ký được phê duyệt nhưng có sự thay đổi về thời gian, phạm vi cắt điện khác với bản đăng ký ban đầu thì xử lý như thế nào?
Đáp án:
a. Huỷ kế hoạch công tác mà tổ chức khảo sát và đăng ký cắt điện lại từ đầu.
b. Phải có sự liên hệ trao đổi để đơn vị công tác bố trí lại nhân lực, phương tiện phù hợp theo lịch được duyệt.
c. *Phải có sự liên hệ trao đổi để đơn vị công tác bố trí lại nhân lực, phương tiện phù hợp theo lịch được duyệt. Nếu cần thì tổ chức khảo sát lập lại biên bản hiện trường.
17.PCT. Cán bộ, nhân viên thuộc đơn vị nào thì được đảm nhiệm chức danh người cho phép của phiếu công tác?
Đáp án:
a. Đơn vị Công tác.
b. * Đơn vị trực tiếp Quản lý vận hành thiết bị công tác.
c. Căn cứ thực tế hiện trường công tác mà quy định cho phù hợp.
18.PCT. Trước khi bắt đầu công việc theo kế hoạch, người cho phép cần xem xét và chuẩn bị những gì?
Đáp án:
a. Xem xét lại biên bản, sơ đồ khảo sát hiện trường.
b. Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để làm các biện pháp an toàn như bút thử điện, tiếp đất lưu động, rào chắn tạm thời, biển báo… để mang ra hiện trường.
c. *Thực hiện đủ cả hai công việc trên.
19.PCT. Việc tổ chức thử đèn hết điện làm tiếp đất các thiết bị, đường dây công tác do ai thực hiện?
Đáp án:
a. *Do người cho phép thực hiện.
b. Do đơn vị công tác thực hiện.
c. Do Điều độ Điện lực thực hiện.
20.PCT. Trước khi cho phép đơn vị công tác vào làm việc, những chức danh nào có nhiệm vụ kiểm tra phiếu công tác và thực tế hiện trường?
Đáp án:
a. Người cho phép.
b. *Người cho phép và người chỉ huy hoặc người lãnh đạo công việc đơn vị công tác.
c. Người cho phép cùng người chỉ huy và người lãnh đạo công việc đơn vị công tác.
21.PCT. Khi kiểm tra phiếu công tác và thực tế hiện trường nếu phát hiện có điểm không phù hợp thì xử lý như thế nào?
Đáp án:
a. * Báo cáo lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành để có ý kiến chỉ đạo.
b. Ngừng mọi thủ thục cho phép làm việc và báo cáo lãnh đạo đơn vị biết, khi làm việc phải làm phiếu công tác mới.
c. Người cho phép cùng người chỉ huy hoặc người lãnh đạo công việc đơn vị công tác khắc phục những tồn tại và thực hiện thủ tục cho phép làm viêc.
22.PCT. Khi làm thủ tục cho phép làm việc tại nơi có liên quan đến nhiều thiết bị, đường dây của nhiều đơn vị quản lý vận hành thì cần thực hiện những việc gì sau đây?
Đáp án:
a. Người cho phép làm các biện pháp an toàn trên tất cả các thiết bị, đường dây có liên quan đó để đảm bảo an toàn cho đơn vị công tác.
b. * Người cho phép làm các biện pháp an toàn trên thiết bị, đường dây do mình quản lý và thông báo cho các đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện theo phiếu bàn giao.
c. Người cho phép làm các biện pháp an toàn trên thiết bị, đường dây do mình quản lý và mời các đơn vị liên quan đến hiện trường làm các biện pháp an toàn trên thiết bị, đường dây của họ.
23.PCT. Khi tiếp nhận thiết bị, đường dây công tác, người cho phép nhận thông tin bàn giao từ đâu?
Đáp án:
a. Từ ca điều độ B1.
b. *Từ ca điều độ vận hành của Đơn vị.
c. Từ trưởng đơn vị quản lý vận hành.
24.PCT. Khi ca điều độ vận hành bàn giao thiết bị, đường dây công tác cho người cho phép được tiến hành theo phương thức nào sau đây?
Đáp án:
a. Bằng hẹn giờ.
b. Bằng phiếu bàn giao.
c. * Bằng điện thoại hoặc trực tiếp.
25.PCT. Sau khi nhận được thông tin chính thức bàn giao thiết bị, đường dây, người cho phép có thể tiến hành lần lượt các bước theo thứ tự nào sau đây?
Đáp án:
a. *1: kiểm tra phiếu và hiện trường; 2: thử hết điện, 3: đấu tiếp đất; 4: đặt rào chắn, treo biển báo; 5: ghi, ký phiếu cho phép vào làm việc; 6: báo ca trực vận hành bắt đầu làm việc.
b. 1: kiểm tra phiếu và hiện trường; 2 báo ca trực vận hành bắt đầu làm việc; 3: thử hết điện, 4: đấu tiếp đất; 5: đặt rào chắn, treo biển báo; 6: ghi, ký phiếu cho phép vào làm việc.
c. 1: kiểm tra phiếu và hiện trường; 2: ghi, ký phiếu cho phép vào làm việc; 3: báo ca trực vận hành bắt đầu làm việc; 4: thử hết điện, 5: đấu tiếp đất; 6: đặt rào chắn, treo biển báo.
26.PCT. Khi được người cho phép báo đơn vị công tác bắt đầu làm việc, trực ca vận hành phải tiến hành đủ các việc gì dưới đây?
Đáp án:
a. Ghi nội dung công việc vào sổ nhật ký vận hành.
b. Ghi nội dung công việc vào sổ nhật ký vận hành, treo cờ hiệu trên sơ đồ đánh dấu các vị trí đang công tác.
c. * Ghi đầy đủ tên đơn vị công tác, người chỉ huy trực tiếp, nội dung công tác và thiết bị, đường dây công tác vào sổ nhật ký vận hành, treo cờ hiệu trên sơ đồ đánh dấu các vị trí công tác.
27.PCT. Sau khi ký phiếu cho phép đơn vị công tác vào làm việc, người cho phép tiếp tục thực hiện công việc gì dưới đây?
Đáp án:
a. *Về đơn vị làm công việc khác.
b. Giám sát an toàn cho đơn vị công tác.
c. Chờ đơn vị công tác làm xong để tiếp nhận lại nơi làm việc.
28.PCT. Sau khi ký phiếu cho phép đơn vị công tác vào làm việc, người cho phép kẹp phiếu công tác đang làm việc và biên bản khảo sát hiện trường tại đâu?
Đáp án:
a. Cặp quản lý riêng của người cho phép.
b. *Cặp theo dõi công tác tại ca trực vận hành.
c. Cặp quản lý riêng của bộ phận quản lý vận hành.
29.PCT. Sau khi ký phiếu cho phép đơn vị công tác vào làm việc, cặp lưu phiếu đang công tác phải được thường xuyên để tại đâu?
Đáp án:
a. *Tại phòng ca trực vận hành.
b. Tại trưởng bộ phận quản lý vận hành.
c. Tại hồ sơ quản lý riêng của người cho phép.
30.PCT. Khi kết thúc công việc, người lãnh đạo công việc hoặc người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác cần phải báo cho ai để bàn giao lại nơi làm việc?
Đáp án:
a. Ca trực vận hành.
b. Người cho phép hoặc trưởng bộ phận quản lý vận hành.
c. * Có thể báo cho một trong những người nêu trên.
31.PCT. Khi kết thúc công việc, việc bàn giao hiện trường công tác được tiến hành bằng phương thức nào sau đây?
Đáp án:
a. *Bàn giao trực tiếp tại hiện trường.
b. Bàn giao qua điện thoại cho trực ca vận hành hoặc người cho phép.
c. Có thể thực hiện một trong hai cách trên.
32.PCT. Khi đến hiện trường đã công tác xong, người được cử đi nhận lại thiết bị, đường dây phải mang theo những gì?
Đáp án:
a. Không cần thiết phải mang theo gì.
b. * Mang theo phiếu bàn giao (nếu có), phiếu đang công tác.
c. Mang theo phiếu bàn giao, biên bản khảo sát hiện trường (nếu có) phiếu đang công tác.
33.PCT. Khi đến hiện trường đã công tác xong, người được cử đi nhận lại thiết bị, đường dây sẽ cùng người chỉ huy trực tiếp hoặc lãnh đạo công việc kiểm tra những gì?
Đáp án:
a. Không cần thiết phải kiểm tra thêm gì.
b. *Kiểm tra lại nội dung công việc theo phiếu công tác.
c. Kiểm tra chất lượng kỹ thuật thi công của toàn bộ công trình.
34.PCT. Khi tổ chức giao nhận hiện trường đã công tác xong, nếu kiểm tra nội dung công tác theo phiếu phát hiện thấy có những sai khác thì xử lý như thế nào?
Đáp án:
a. Yêu cầu đơn vị công tác tổ chức khắc phục ngay những sai khác.
b. Báo cáo lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành để có ý kiến chỉ đạo giải quyết.
c*. Nếu không giải quyết được như đáp án a thì phải thực hiện theo đáp án b.
35.PCT. Khi tổ chức giao nhận hiện trường đã công tác xong, nếu kiểm tra nội dung công tác theo phiếu phát hiện thấy có những sai khác thì cần giải quyết như thế nào đối với các biện pháp an toàn đã làm lúc đầu?
Đáp án:
a * Để nguyên như lúc ban đầu.
b. Được phép tiến hành song song vừa tháo bỏ, vừa xử lý khắc phục sai khác.
c. Có thể tháo bỏ những phần không liên quan đến việc xử lý khắc phục những sai khác.
36.PCT. Khi tổ chức giao nhận hiện trường đã công tác xong, trước khi tháo bỏ các biện pháp an toàn, ai là người có trách nhiệm đặt lại biển báo vận hành và rào chắn cố định?
Đáp án:
a. *Đơn vị công tác.
b. Đơn vị vận hành sẽ cử người đến đặt lại sau đó.
c. Người cho phép đến nhận lại hiện trường công tác.
37.PCT. Khi tổ chức giao nhận hiện trường đã công tác xong, ai là người có trách nhiệm đặt lại biển báo vận hành và rào chắn cố định?
Đáp án:
a. *Đơn vị công tác đặt lại trước khi tháo bỏ các biện pháp an toàn.
b. Đơn vị vận hành sẽ cử người đến đặt lại sau đó sau khi tháo bỏ các biện pháp an toàn.
c. Người cho phép đến nhận lại hiện trường công tác sẽ đặt lại trước khi tháo bỏ các biện pháp an toàn.
38.PCT. Khi tổ chức giao nhận hiện trường đã công tác xong, ai là người dọn vệ sinh, hoàn thiện lại mặt bằng khu vực làm việc?
Đáp án:
a. * Đơn vị công tác thực hiện trước khi tháo bỏ các biện pháp an toàn.
b. Đơn vị vận hành sẽ cử người đến thực hiện sau đó sau khi tháo bỏ các biện pháp an toàn.
c. Phải căn cứ thực trạng hiện trường mà phân công người chịu trách nhiệm thực hiện một phần hay toàn bộ.
39.PCT. Khi tổ chức giao nhận hiện trường đã công tác xong, việc tháo dỡ các biện pháp an toàn được thực hiện khi nào?
Đáp án:
a. Sau khi ký khoá phiếu.
b. *Trước khi ký khoá phiếu.
c. Căn cứ thực tế hiện trường để thực hiện cho phù hợp.
40.PCT. Khi tổ chức giao nhận hiện trường đã công tác xong, ai là người chịu trách nhiệm tháo dỡ các biện pháp an toàn, kể cả biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm thêm?
Đáp án:
a. Đơn vị công tác.
b. Người được giao nhiệm vụ đến nhận lại hiện trường công tác.
c. *Người được giao nhiệm vụ đến nhận lại hiện trường công tác tháo dỡ phần người cho phép đã thực hiện còn đơn vị công tác tháo dỡ phần do đơn vị công tác làm thêm.
41.PCT. Khi tổ chức giao nhận hiện trường đã công tác xong, việc tháo dỡ tiếp đất an toàn được thực hiện khi nào?
Đáp án:
a. Sau khi đơn vị công tác rút hết người, thiết bị, dụng cụ, vật liệu ra ngoài khu vực công tác và cảnh báo cấm lại gần.
b. Sau khi đã tháo hết toàn bộ các biện pháp an toàn khác.
c* Sau khi đã thực đủ cả hai việc trên.
42.PCT. Sau khi hoàn thành thủ tục ký khoá phiếu công tác, người cho phép phải thực hiện công việc gì dưới đây?
Đáp án:
a. Thông báo nội dung công tác đã hoàn thành cho trực ca vận hành.
b. Nếu công tác có liên quan đến nhiều đơn vị vận hành thì phải báo cho tất cả các đơn vị liên quan đó biết để tiến hành làm thủ tục theo phiếu bàn giao trước khi trả thiết bị cho trực ca vận hành.
c. * Phải thực hiện theo các đáp án trên.
43.PCT. Sau khi hoàn thành thủ tục ký khoá phiếu bàn giao xong hiện trường công tác, người cho phép phải lưu phiếu công tác đã hoàn thành tại đâu?
Đáp án:
a. Cặp quản lý riêng của người cho phép.
b. *Cặp lưu phiếu đã công tác tại ca trực vận hành.
c. Cặp quản lý riêng của bộ phận quản lý vận hành.
44.PCT. Nếu đơn vị công tác là đơn vị trực tiếp quản lý vận hành thì người lãnh đạo công việc hoặc người chỉ huy trực tiếp được phép kiêm nhiệm chức danh nào sau đây?
Đáp án:
a. Người cho phép.
b. Người cấp phiêu.
c. * Cả hai chức danh trên.
45.PCT. Cán bộ, nhân viên đơn vị công tác phải thực hiện đầy đủ các biện pháp gì sau đây?
Đáp án:
a. An toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
b. An toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định của cơ quan chủ quản.
c. *Thực hiện đủ các quy định của cả hai cơ quan trên.
46.PCT. Trong khi đơn vị công tác đang làm việc, người chỉ huy trực tiếp và người giám sát (nếu có cử riêng) phải thực hiện việc nào sau đây?
Đáp án:
a. Phải có mặt tại nơi đang làm việc có yếu tố nguy hiểm nhất.
b. Phải thường xuyên đi kiểm tra biện pháp an toàn tại các vị trí có người đang làm việc.
c. *Phải có mặt liên tục tại nơi đơn vị đang làm việc và phải quan sát được toàn bộ công nhân đang làm việc.
47.PCT. Khi tổ chức công việc, nếu có nhiều nhóm công tác tại các vị trí khác nhau mà người chỉ huy trực tiếp và người giám sát (nếu có cử riêng) không thể quan sát được thì phải làm như thế nào?
Đáp án:
a. *Phải cấp phiếu công tác riêng cho từng nhóm và mỗi nhóm phải có người chỉ huy riêng và người giám sát riêng (nếu có cử đi).
b. Cấp một phiếu công tác chung cho tất cả các nhóm nhưng phải phân công thêm người giám sát an toàn tại từng nhóm công tác.
c. Cấp một phiếu công tác chung cho tất cả các nhóm nhưng người chỉ huy trực tiếp và người giám sát (nếu có cử riêng) phải thường xuyên đi kiểm tra biện pháp an toàn tại các vị trí có người đang làm việc.
48.PCT. Trong khi đơn vị công tác đang làm việc, nếu tại nơi công tác có xảy ra những hiện tượng bất thường như thời tiết, sự cố, tai nạn... hay đột suất ngừng công việc thì người chỉ huy trực tiếp phải xử lý như thế nào?
Đáp án:
a. Báo ngay cho đơn vị vận hành để làm thủ tục giao trả lại hiện trường, khoá phiếu như kết thúc công tác.
b. *Báo ngay cho trực ca điều độ vận hành biết để có giải pháp xử lý hoặc báo cáo cấp trên xin ý kiến chỉ đạo.
c. Để nguyên các biện pháp an toàn, rút hết người của đơn vị ra khỏi nơi làm việc, trước khi làm việc lại phải kiểm tra bảo đảm còn đầy đủ các biện pháp an toàn.
49.PCT. Trong khi đơn vị công tác đang làm việc, trực ca vận hành cần nắm những thông tin gì dưới đây?
Đáp án:
a. Nắm rõ tên đơn vị công tác và địa điểm công tác trên địa bàn quản lý.
b. Nắm rõ số lượng đơn vị công tác, nội dung, địa điểm công tác trên địa bàn quản lý.
c. *Nắm rõ tên, số lượng đơn vị công tác, nội dung, địa điểm, thời gian công tác trên địa bàn quản lý.
50.PCT. Đơn vị nào có trách nhiệm cấp phiếu công tác?
Đáp án:
a. *Đơn vị công tác.
b. Đơn vị điều độ lưới điện.
c. Đơn vị trược tiếp quản lý vận hành (không phải là đơn vị công tác).
51.PCT. Đối với đơn vị công tác không phải là đơn vị vận hành vào làm việc mà họ không có phiếu công tác, cũng không có mẫu phiếu để viết thì đơn vị quản lý vận hành giải quyết như thế nào?
Đáp án:
a. Không cho đơn vị công tác đó vào làm việc.
b. *Cấp mẫu phiếu và hướng dẫn đơn vị đó tự viết.
c. Viết cấp phiếu công tác cho đơn vị công tác đó.
52.PCT. Phần góc phía bên trái ở đầu mẫu phiếu công tác được ghi tên đơn vị như thế nào?
Đáp án:
a. * Dòng trên ghi tên đơn vị trên một cấp, dòng dưới ghi tên đơn vị ban hành phiếu.
b. Dòng trên ghi tên Công ty Điện lực TP. Hà Nội, dòng dưới ghi tên Điện lực, Xí nghiệp.
c. Dòng trên ghi tên Tập đoàn Điện lực Việt Nam, dòng dưới ghi tên Công ty Điện lực TP. Hà Nội.
53.PCT. Số phiếu công tác được ghi như thế nào?
Đáp án:
a. Ghi thứ tự của phiếu ban hành trong 1 năm / quý ban hành phiếu / năm.
b. Ghi thứ tự của phiếu ban hành trong 1 quý / tháng ban hành phiếu / năm (phần năm chỉ ghi 2 con số cuối).
c. *Ghi thứ tự của phiếu ban hành trong 1 tháng / tháng ban hành phiếu / năm (phần năm chỉ ghi 2 con số cuối).
54.PCT. Phần chức danh người lãnh đạo công việc phải được ghi họ tên trong trường hợp nào sau đây?
Đáp án:
a. *Công tác trên thiết bị cao áp.
b. Công tác trên thiết bị cao áp và hạ áp.
c. Chỉ phải cử khi cần thiết kể cả công tác cao áp hay hạ áp.
55.PCT. Người lãnh đạo công việc phải có trình độ bậc mấy an toàn?
Đáp án:
a. Bậc 3/5 khi công tác trên thiết bị hạ áp.
b. Bậc 4/5 khi công tác trên thiết bị cao áp.
c. *Bậc 5/5 khi công tác trên thiết bị cao áp.
56.PCT. Người chỉ huy trực tiếp phải có trình độ bậc mấy an toàn?
Đáp án:
a. Bậc 3/5 khi công tác trên thiết bị hạ áp.
b. Bậc 4/5 khi công tác trên thiết bị cao áp.
c. *Cả hai trường hợp trên.
57.PCT. Nếu đơn vị công tác không có trình độ an toàn về điện (nề, mộc, cơ khí...) thì ghi bậc an toàn là bao nhiêu?
Đáp án:
a. *Bậc 1/5.
b. Bậc 2/5.
c. Không ghi.
58.PCT. Nếu số nhân viên đơn vị công tác nhiều hơn số hàng kẻ danh sách trong mẫu phiếu công tác thì làm thế nào?
Đáp án:
a. Viết sang mẫu phiếu tiếp theo.
b. Viết phiếu bằng máy tính tạo đủ dòng kẻ để ghi đủ tên.
c. *Lập tờ phụ lục kẻ bảng theo nội dung của mẫu phiếu để ghi.
59.PCT. Tại mục 1.4 “địa điểm công tác” trong mẫu phiếu công tác cần ghi cụ thể nội dung gì?
Đáp án:
a. Ghi vị trí mà đơn vị công tác làm việc tại đó.
b. Ghi tên lộ đường dây có liên quan đến thiết bị, đường dây mà đơn vị công tác làm việc đó.
c. *Ghi cụ thể tên thiết bị (nếu là đoạn đường dây thì ghi: cột, từ cột ... đến cột ...) địa danh (thôn, phố, xã, phường, huyện, quận).
60.PCT. Tại mục 1.5 “nội dung công việc” trong mẫu phiếu công tác cần ghi cụ thể nội dung gì?
Đáp án:
a. *Ghi đúng, đủ, rõ tên những việc cần thực hiện.
b. Ghi nội dung chung bao quát nhất như “xử lý sự cố”, “đại tu tuyến dây”, “sửa chữa đột xuất” ...
c. Cả hai cách trên đều được.
61.PCT. Tại mục 1.7 “điều kiện tiến hành công việc” trong mẫu phiếu công tác cần ghi cụ thể nội dung gì?
Đáp án:
a. Căn cứ các điều kiện ghi trong biên bản khảo sát hiện trường.
b. Ghi điều kiện “không cắt điện”, “được cắt điện một phần ở ... (khu vực, phạm vi, thiết bị ...)”, “được cắt điện hoàn toàn ở ... (khu vực, phạm vi, thiết bị ...)”.
c. *Cả hai cách trên đều được.
62.PCT. Tại mục 1.7, ngày tháng phát hành phiếu được ghi theo ngày nào?
Đáp án:
a. Ngày viết phiếu.
b. Ngày cấp phiếu đi thực hiện công việc.
c. *Cả hai cách trên đều được.
63.PCT. Tại mục 2.1 “những thiết bị, đường dây, đoạn đường dây đã cắt điện” cần ghi cụ thể nội dung gì?
Đáp án:
a. Ghi chung “đã cắt hết điện tại các địa điểm công tác đảm bảo an toàn”.
b. Ghi tên những thiết bị, đường dây, đoạn đường dây đã cắt điện tại các vị trí công tác.
c. *Ghi tên thực tế các thiết bị, đường dây, đoạn đường dây đã được cắt hết điện do điều độ bàn giao hoặc tự người cho phép thực hiện.
64.PCT. Tại mục 2.2 “đã tiếp đất tại các vị trí” cần ghi cụ thể như thế nào?
Đáp án:
a. Ghi chung “địa điểm công tác đã được tiếp đất đảm bảo an toàn”.
b. *Ghi rõ các dao tiếp đất đã đóng và vị trí đã đặt tiếp đất lưu động do người cho phép làm.
c. Ghi rõ các dao tiếp đất đã đóng và vị trí đã đặt tiếp đất lưu động do người cho phép và đơn vị công tác làm.
65.PCT. Tại mục 2.4 “phạm vi được phép làm việc” cần ghi cụ thể nội dung gì?
Đáp án:
a. Ghi chung “đúng theo địa điểm đã ghi ở phần người cấp phiếu viết”.
b. * Ghi phạm vi thực tế đơn vị công tác được phép làm việc theo yêu cầu của vận hành hệ thống.
c. Ghi phạm vi thực tế đơn vị công tác được phép làm việc nhưng phải trong phạm vi theo đúng nội dung của phần người cấp phiếu đã ghi.
66.PCT. Tại mục 2.5 “cảnh báo, chỉ dẫn cần thiết” cần ghi cụ thể nội dung gì?
Đáp án:
a. *Ghi những cảnh báo, chỉ dẫn cần thiết về an toàn điện cho đơn vị công tác.
b. Ghi trích những điều quy định của Quy trình, Quy phạm về an toàn có liên quan đến công việc sẽ tiến hành.
c. Ghi nhắc nhở chung “đơn vị công tác chấp hành đầy đủ quy định về an toàn lao động và trang phục làm việc”.
67.PCT. Tại mục 2.6 “cho phép đơn vị công tác bắt đầu làm việc” cần ghi cụ thể thời gian nào?
Đáp án:
a. Thời gian đơn vị bắt đầu vào làm việc.
b. Thời gian khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn.
c. *Thời gian chính thức giao vị trí công tác cho đơn công tác vào làm việc.
68.PCT. Tại mục 3.1 “đã kiểm tra những biện pháp an toàn tại hiện trường”, sau khi đã kiểm tra những biện pháp an toàn tại hiện trường đúng và đủ theo thực tế công việc, người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác cần ghi cụ thể nội dung gì?
Đáp án:
a. * Ghi câu: “đã kiểm tra lại đầy đủ như ở mục 2”.
b. Ghi câu: “Nhất trí như phần người cho phép đã thực hiện”.
c. Ghi lại tất cả nội dung các biện pháp an toàn mà người cho phép đã thực hiện.
69.PCT. Tại mục 3.2 “đã làm thêm các biện pháp an toàn và tiếp đất tại”, người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác cần ghi cụ thể nội dung gì?
Đáp án:
a. *Ghi những vị trí tiếp đất và biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm thêm.
b. Ghi những vị trí tiếp đất và biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm thêm theo cách cố định.
c. Ghi những vị trí tiếp đất và biện pháp an toàn mà đơn vị công tác làm thêm do người cho phép yêu cầu.
70.PCT. Tại mục 4 “thay đổi nhân viên đơn vị công tác”, người nào có quyền quyết định việc thay đổi nhân viên công tác?
Đáp án:
a. Người cấp phiếu công tác.
b. Người lãnh đạo công việc.
c. *Cả hai chức danh trên.
71.PCT. Tại mục 4: khi thay đổi nhân viên đơn vị công tác, người nào có nhiệm vụ viết vào phiếu công tác?
Đáp án:
a. Người ra quyết định.
b. Người chỉ huy trực tiếp.
c. *Nếu người ra quyết định không trực tiếp ghi thì người chỉ huy trực tiếp ghi.
72.PCT. Trong trường hợp công tác phải kéo dài nhiều ngày mà sau mỗi ngày có đóng trả lại điện vào thiết bị công tác thì phiếu công tác được sử dụng như thế nào?
Đáp án:
a. Cho phép một lần đầu, đơn vị công tác phải chịu trách nhiệm về biện pháp an toàn.
b. * Cấp phiếu công tác từng ngày và làm thủ tục cho phép từng ngày như một công việc mới.
c. Dùng phiếu đang công tác đồng thời phải thực hiện chế độ cho phép hàng ngày và ghi vào bảng tại mục 5 của phiếu công tác.
73.PCT. Trong trường hợp công tác phải kéo dài nhiều ngày và sau mỗi ngày không đóng trả lại điện vào thiết bị công tác thì phiếu công tác được sử dụng như thế nào?
Đáp án:
a. Làm thủ tục phép lần đầu, đơn vị công tác phải chịu trách nhiệm về biện pháp an toàn.
b. Cấp phiếu công tác từng ngày và làm thủ tục cho phép từng ngày như một công việc mới.
c. *Dùng phiếu đang công tác đồng thời phải thực hiện chế độ cho phép hàng ngày và ghi vào bảng tại mục 5 của phiếu công tác.
74.PCT. Tại mục 5: khi thực hiện cho phép làm việc và kết thúc công tác hàng ngày ở người đường dây, phải ghi vào bảng trong mẫu phiếu như thế nào?
Đáp án:
a. * Người chỉ huy trực tiếp và người cho phép ký hoặc ghi tên cùng ở thời gian bắt đầu ngày làm việc và lúc hết ngày làm việc.
b. Người chỉ huy trực tiếp ký hoặc ghi tên ở thời gian bắt đầu ngày làm việc còn người cho phép ký hoặc ghi tên lúc hết ngày làm việc.
c. Người chỉ huy trực tiếp và người cho phép ký hoặc ghi tên cùng ở thời gian bắt đầu cho phép vào làm việc và lúc kết thúc công tác.
75.PCT. Tại mục 5: khi thực hiện cho phép làm việc và kết thúc công tác hàng ngày trong trạm biến áp, phải ghi vào bảng trong mẫu phiếu như thế nào?
Đáp án:
a. Người chỉ huy trực tiếp và người cho phép ký hoặc ghi tên cùng ở thời gian bắt đầu ngày làm việc và lúc hết ngày làm việc.
b. *Người chỉ huy trực tiếp và người cho phép trực tiếp ký tại hiện trường cùng ở thời gian bắt đầu ngày làm việc và lúc hết ngày làm việc.
c. Người chỉ huy trực tiếp ký trực tiếp tại hiện trường ở thời gian bắt đầu ngày làm việc còn người cho phép ký trực tiếp tại hiện trường lúc kết thúc công tác.
76.PCT. Tại mục 5: khi thực hiện cho phép làm việc và kết thúc công tác hàng ngày phải ký hoặc ghi vào bảng tại mẫu phiếu ai đang giữ?
Đáp án:
a. Tại một bản người cho phép giữ.
b. Tại một bản người chỉ huy trực tiếp giữ.
c. *Tại cả hai bản ở người chỉ huy trực tiếp và người cho phép giữ.
77.PCT. Phiếu công tác chỉ có hiệu lực trong bao nhiêu ngày?
Đáp án:
a. 10 ngày.
b. *15 ngày.
c. 01 tháng.
78.PCT. Khi giao giữ phiếu công tác cho người chỉ huy trực tiếp và người cho phép, trong phiếu phải được ghi đủ những nội dùng nào?
Đáp án:
a. *Ghi đủ đến hết mục 3 trong cả 02 bản với nội dung và ký giống nhau.
b. Phiếu người cho phép giữ đã ghi đủ đến hết mục 2, Phiếu người cho phép giữ đã ghi đủ đến hết mục 3.
c. Phiếu người cho phép giữ đã ghi đủ đến hết mục 2, Phiếu người cho phép giữ đã ghi đủ đến hết mục 3. Nếu người chỉ huy kiêm là người cho phép thì ghi trên một phiếu đến hết mục 3.
79.PCT. Trường hợp đơn vị công tác là đơn vị trực tiếp quản lý vận hành, người chỉ huy trực tiếp không phải là người cho phép thì thực hiện cấp phiếu như thế nào?
Đáp án:
a. Chỉ cần cấp 01 bản.
b. * Phải cấp đủ 02 bản đem ra hiện trường công tác.
c. Phải cấp đủ 02 bản, một bản để tại nơi cấp phiếu, một bản đem ra hiện trường công tác.
80.PCT. Trường hợp đơn vị công tác là đơn vị trực tiếp quản lý vận hành đồng thời người chỉ huy trực tiếp kiêm nhiệm người cho phép thì thực hiện cấp phiếu như thế nào?
Đáp án:
a. *Chỉ cần cấp 01 bản.
b. Phải cấp đủ 02 bản đem ra hiện trường công tác.
c. Phải cấp đủ 02 bản, một bản để tại nơi cấp phiếu, một bản đem ra hiện trường công tác.
81.PCT. Trường hợp đơn vị công tác là đơn vị trực tiếp quản lý vận hành đồng thời người chỉ huy trực tiếp kiêm nhiệm người cho phép thì phiếu công tác được lưu giữ như thế nào?
Đáp án:
a. Chỉ cần cấp 01 bản và lưu tại nơi cấp phiếu.
b. *Chỉ cần cấp 01 bản và lưu tại cặp lưu phiếu đã công tác của trực ca vận hành.
c. Phải cấp đủ 02 bản, một bản lưu tại cặp lưu phiếu đã công tác của trực ca vận hành, một bản lưu tại nơi cấp phiếu để kiểm tra hoàn thành phiếu.
82.PCT. Phiếu công tác sau khi hoàn thành được lưu giữ bao nhiêu lâu?
Đáp án:
a. 15 ngày.
b. *01 tháng.
c. 03 tháng.
83.PCT. Sổ theo dõi cấp phiếu và lệnh công tác được lập tại bộ phận nào?
Đáp án:
a. *Nơi cấp phiếu.
b. Trực ca vận hành.
c. Bộ phận quản lý vận hành.
84.PCT. Người cấp phiếu công tác cao áp phải có trình độ ít nhất bậc mấy an toàn?
Đáp án:
a. Bậc 3/5.
b. Bậc 4/5.
c. *Bậc 5/5.
85.PCT. Người cấp phiếu công tác hạ áp phải có trình độ ít nhất bậc mấy an toàn?
Đáp án:
a. Bậc 3/5.
b. * Bậc 4/5.
c. Bậc 5/5.
86.PCT. Người lãnh đạo công việc cao áp phải có trình độ ít nhất bậc mấy an toàn?
Đáp án:
a. Bậc 3/5.
b. *Bậc 4/5.
c. Bậc 5/5.
87.PCT. Người lãnh đạo công việc hạ áp phải có trình độ ít nhất bậc mấy an toàn?
Đáp án:
a. Bậc 3/5.
b. Bậc 4/5.
c. * Không có.
88.PCT. Người chỉ huy trực tiếp công tác cao áp phải có trình độ ít nhất bậc mấy an toàn?
Đáp án:
a. Bậc 3/5.
b. *Bậc 4/5.
c. Bậc 5/5.
89.PCT. Người chỉ huy trực tiếp công tác hạ áp phải có trình độ ít nhất bậc mấy an toàn?
Đáp án:
a. *Bậc 3/5.
b. Bậc 4/5.
c. Bậc 5/5.
90.PCT. Người cấp phiếu công tác phải có tiêu chuẩn như thế nào?
Đáp án:
a. Có chức vụ từ cấp tổ trưởng trở lên.
b. *Được Phó Giám đốc kỹ thuật đơn vị ra quyết định công nhận.
c. Những người đủ trình độ an toàn theo quy định của Quy trình KTAT điện.
91.PCT. Người lãnh đạo công việc phải có tiêu chuẩn như thế nào?
Đáp án:
a. Có chức vụ từ cấp tổ trưởng trở lên.
b. * Được Phó Giám đốc kỹ thuật đơn vị ra quyết định công nhận.
c. Những người đủ trình độ an toàn theo quy định của Quy trình KTAT điện.
92.PCT. Người chỉ huy trực tiếp phải có tiêu chuẩn như thế nào?
Đáp án:
a. Có chức vụ từ cấp tổ trưởng trở lên.
b. *Được Phó Giám đốc kỹ thuật đơn vị ra quyết định công nhận.
c. Những người đủ trình độ an toàn theo quy định của Quy trình KTAT điện.
93.PCT. Người cho phép công tác cao áp phải có trình độ ít nhất bậc mấy an toàn?
Đáp án:
a. Bậc 3/5.
b. *Bậc 4/5.
c. Bậc 5/5.
94.PCT. Người cho phép công tác hạ áp phải có trình độ ít nhất bậc mấy an toàn?
Đáp án:
a. Bậc 3/5.
b. * Bậc 4/5.
c. Bậc 5/5.
95.PCT. Người được cử làm giám sát an toàn điện cao áp phải có trình độ ít nhất bậc mấy an toàn?
Đáp án:
a. Bậc 3/5.
b. * Bậc 4/5.
c. Bậc 5/5.
96.PCT. Người được cử làm giám sát an toàn điện hạ áp phải có trình độ ít nhất bậc mấy an toàn?
Đáp án:
a. *Bậc 3/5.
b. Bậc 4/5.
c. Bậc 5/5.
97.PCT. Đối với đơn vị công tác chuyên về nề, mộc, cơ khí, không có trình độ an toàn điện thì người cấp phiếu công tác phải có tiêu chuẩn như thế nào?
Đáp án:
a. Là người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác.
b. Là người quản lý vận hành thiết bị điện có liên quan đến nơi công tác.
c. * Là người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác nhưng cũng phải có hiểu biết nhất định về an toàn điện tùy theo nhiệm vụ và yêu cầu của công việc.
98.PCT. Trường hợp trong lúc đơn vị công tác đang làm việc mà người chỉ huy trực tiếp phải đột xuất vắng mặt thì xử lý như thế nào?
Đáp án:
a. Nếu có người đúng chức danh được phép thay thế thì phải bàn giao nơi làm việc và phiếu công tác cho người đó.
b. Nếu không có người thay thế thì phải rút toàn đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc.
c. * Thực hiện một trong hai biện pháp trên.
99.PCT. Đối với đơn vị công tác có người chỉ huy trực tiếp đủ trình độ an toàn điện thì cử người giám sát như thế nào?
Đáp án:
a. Đơn vị quản lý vận hành cử người giám sát an toàn điện.
b. *Người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm về giám sát an toàn điện.
c. Đơn vị cử người đi công tác phải cử nhân viên kỹ thuật điện đủ trình độ để làm người giám sát an toàn về điện.
100.PCT. Đối với đơn vị công tác có người chỉ huy trực tiếp không đủ trình độ an toàn điện thì cử người giám sát như thế nào?
Đáp án:
a. Đơn vị quản lý vận hành cử người giám sát an toàn điện.
b. Người chỉ huy trực tiếp chịu trách nhiệm về giám sát an toàn điện.
c. *Đơn vị cử người đi công tác cử nhân viên kỹ thuật điện đủ trình độ để làm người giám sát an toàn về điện, nếu không có thì phải ký hợp đồng với đơn vị quản lý vận hành để cử người giám sát an toàn điện.
101.PCT. Trường hợp đơn vị công tác có người giám sát an toàn điện rồi nhưng đơn vị quản lý vận hành vẫn phải có trách nhiệm cử người giám sát an toàn điện trong tình huống nào sau đây?
Đáp án:
a. Làm việc tại những nơi đặc biệt nguy hiểm khi được Phó Giám đốc kỹ thuật (cấp Điện lực, Xí nghiệp v.v) phê duyệt.
b. Thi công lắp đặt dây dẫn và dây chống sét ở những nơi có đường dây điện cao áp hiện hành giao chéo (không cắt điện).
c. *Cả hai trường hợp trên.
102.PCT. Phiếu bàn giao theo mẫu quy định mới của EVN được sử dụng trong trường hợp nào?
Đáp án:
a. Khi chứng minh thiết bị, đường dây đã hết điện cho đơn vị công tác.
b. Khi ca trực điều độ giao thiết bị, đường dây công tác cho đơn vị trực tiếp quản lý vận hành.
c. *Trong trường hợp nơi làm việc của đơn vị công tác có liên quan đến biện pháp an toàn về điện của nhiều đơn vị quản lý vận hành.
103.PCT. Phiếu bàn giao theo mẫu quy định mới của EVN được sử dụng để bàn giao những gì?
Đáp án:
a. Giao thiết bị, đường dây đã thử đèn tiếp đất chứng minh hết điện cho đơn vị công tác.
b. Giao nhận thiết bị, đường dây công tác giữa ca trực điều độ và đơn vị trực tiếp quản lý vận hành.
c. *Để ghi chép về biện pháp an toàn phối hợp tại hiện trường khi tiến hành tiếp nhận hay giao trả thiết bị, đường dây với đơn vị quản lý vận hành khác.
104.PCT. Đơn vị nào sau đây được cử người đại diện cho phép?
Đáp án:
a. Đơn vị công tác.
b. *Đơn vị quản lý vận hành.
c. Cả hai trường hợp trên.
105.PCT. Trường hợp đơn vị công tác làm việc trên thiết bị, đường dây do một đơn vị trực tiếp quản lý vận hành nhưng có liên quan đến nhiều đơn vị quản lý vận hành khác thì đơn vị nào phải cử người đại diện cho phép?
Đáp án:
a. *Đơn vị trực tiếp quản lý vận hành.
b. Đơn vị quản lý vận hành ở gần nơi làm việc nhất.
c. Đơn vị quản lý vận hành thiết bị có cấp điện áp cao nhất.
106.PCT. Trường hợp đơn vị công tác làm việc ở gần hoặc trên nhiều thiết bị, đường dây do nhiều đơn vị quản lý vận hành liên quan thì đơn vị nào phải cử người đại diện cho phép?
Đáp án:
a. Đơn vị quản lý vận hành ở gần nơi làm việc nhất.
b. Đơn vị quản lý vận hành thiết bị có cấp điện áp cao nhất.
c. *Đơn vị quản lý vận hành thiết bị có cấp điện áp cao nhất và ở gần nơi làm việc nhất.
107.PCT. Khi thực hiện phiếu bàn giao phần cho phép vào làm việc (mẫu quy định mới của EVN), việc tổ chức cắt điện, làm tiếp đất các thiết bị, đường dây do đơn vị nào thực hiện?
Đáp án:
a. *Đơn vị quản lý vận hành từng thiết bị, đường dây đó thực hiện tại.
b. Đơn vị quản lý vận hành thiết bị có cấp điện áp cao nhất và ở gần nơi làm việc nhất.
c. Đơn vị quản lý vận hành thiết bị, đường dây công tác hoặc đơn vị có thiết bị, đường dây công tác ở gần nơi làm việc nhất.
108.PCT. Khi thực hiện phiếu bàn giao phần kết thúc công tác (mẫu quy định mới của EVN), việc tổ chức tháo gỡ tiếp đất, tháo các biện pháp an toàn và đóng lại điện do đơn vị nào thực hiện?
Đáp án:
a. *Đơn vị quản lý vận hành từng thiết bị, đường dây đó thực hiện tại.
b. Đơn vị quản lý vận hành thiết bị có cấp điện áp cao nhất và ở gần nơi làm việc nhất.
c. Đơn vị quản lý vận hành thiết bị, đường dây công tác hoặc đơn vị có thiết bị, đường dây công tác ở gần nơi làm việc nhất.
109.PCT. Phiếu bàn giao được lưu giữ như thế nào?
Đáp án:
a. 10 ngày.
b. 15 ngày.
c. * Như phiếu công tác.
110.PCT. Khi thực hiện phiếu bàn giao, nếu người bàn giao của đơn vị quản lý vận hành liên quan, không có mặt tại hiện trường thì làm thế nào?
Đáp án:
a. Không thực hiện thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc.
b. *Theo thỏa thuận thì người cho phép sau khi kiểm tra đủ biện pháp an toàn, ghi họ tên người giao vào phiếu.
c. Chờ đơn vị quản lý vận hành đó cử người khác đến hiện trường làm đủ biện pháp an toàn mới làm chủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc.
111.PCT. Khi thực hiện phiếu bàn giao tiếp nhận nơi làm việc lúc kết thúc công tác, nếu người bàn giao của đơn vị quản lý vận hành liên quan, không có mặt tại hiện trường thì làm thế nào?
Đáp án:
a. Không thực hiện thủ tục khoá phiếu công tác.
b. *Được phép nhận bàn giao qua điện thoại và ghi họ tên người giao vào phiếu.
c. Chờ đơn vị quản lý vận hành đó cử người khác đến hiện trường rút hết biện pháp an toàn mới làm chủ tục khoá phiếu công tác.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top