Chương 1: Quá Khứ Chôn Giấu
Cái không khí sân bay quả thật vẫn luôn khiến tôi cảm thấy thật tệ, rất tệ, tệ hơn cả chữ tệ. Chẳng biết phải miêu tả làm sao cho hết cái cảm giác khó chịu cùng cực ở sân bay, nhưng chắc chắn không phải là do say máy bay. Dòng người kín mít, ở đây tồn tại đủ thứ cảm xúc khác nhau, nào là đoàn tụ, hạnh phúc, vỡ òa của một gia đình nhỏ nào đó, nào là chia ly, vụn vỡ của một cặp đôi sắp phải yêu xa, một người con xa cha mẹ để đặt chân đến nơi đất khách quê người? Đống cảm xúc hỗn tạp ấy tôi đều có thể cảm nhận rõ ở cái nơi gọi là "sân bay" này. Đối với những người khác thì "sân bay" chẳng khác gì nơi để họ ngồi chờ hay nghĩ ngơi trước khi bước vào một cái hộp sắt to khủng khiếp, cất cánh bay lên trời cao để đưa họ đến với một bầu trời mới. Nhưng với tôi,sao nó không thể đơn giản như vậy. Đến tôi còn chẳng hiểu được cái suy nghĩ đầy mẫu thuẫn của chính mình. Thật khó chịu khi phải nghe những tiếng thông báo của sân bay, tiếng trò chuyện liên tục của những hành khách. Nó như chiếc xẻng đào lại những ký ức đau buồn mà tôi luôn cố che giấu đi vậy. Khốn nạn làm sao...
Tôi đã trở về quê hương của mình sau một khoảng thời gian dài ở Pháp, phục vụ cho buổi giao hưởng lớn ở nhà hát có tiếng với vị trí là một tay chơi violin, tôi chơi rất khá, tôi được bố chỉ dạy từ bé và được mọi người nhận xét là có thiên phú bẩm sinh với môn nghệ thuật này. Thoát khỏi cái cảm giác ngột ngạt, bí bách đến kinh người ở Sân Bay Buôn Ma Thuột, tôi bắt ngay cho mình một tài xe xe ô tô để trở về nhà. Trước khi về, tôi đã báo trước cho mẹ tôi một tuần. Có lẽ bà ấy đang rất mong chờ thằng con trai cưng của bà ấy quay trở về đây. Ngồi trên chiếc taxi chạy vun vút trên những con đường đầy ắp xe cộ, chúng mang dáng dáng vẻ hiện đại, trẻ trung hơn trước nhiều, con người trở lại sinh hoạt đầy sôi nổi sau những năm dịch bệnh đầy khó khăn, và đó cũng là lí do tôi kẹt lại ở Pháp khá lâu mà chẳng thể trở về. Tôi mở kính chắn gió trên xe taxi ra, ngồi chống tay trên nhìn đăm chiêu ra những con đường với những chiếc phương tiện lao vút qua bên cạnh, trông chẳng khác gì tài tử điện ảnh trong phim Hollywood. Bỗng tiếng chuông điện thoại phá tan đi khoảng yên tĩnh, vô định trong đầu tôi, là mẹ gọi, tôi móc túi của mình ra và đặt chiếc điện thoại lên tai.
- Sắp về chưa hả con? – Mẹ tôi gỏi.
- Đang trên đường ạ.
- Ừ nhanh lên nhé, cá Hoa nó mong con lắm đấy!
Tôi nhắn nhủ lại với mẹ vài điều rồi nhẹ nhàng cất chiếc điện thoại vào túi quần và trở về ngay tư thế chống tay ban đầu sau cuốc điện thoại của mẹ. "Hoa à", tôi nghĩ thầm trong đầu, đó là một người bạn từ thuở bé của tôi, tôi đã chẳng gặp Hoa trong một khoảng thời gian mà tôi còn chẳng nhớ nó là bao lâu nữa. Con bé ấy thua tôi 2 tuổi, trong mắt tôi con bé cũng chỉ là đứa em gái thân thiết không hơn không kém. Hoa có một mái tóc ngắn năng động, chắc tầm ngang vai. Mắt của hoa lúc nào cũng sáng rực cả lên như mèo nhìn thấy mỡ, con bé trông rất khỏe khoắn và đầy năng lượng, tôi chưa bao giờ thấy Hoa diện những bộ đầm, váy nhẹ nhàng, thục nữ như những cô gái đồng trang lứa cả, mà lúc nào cũng khoác lên cho mình những chiếc áo thun rộng thoải mái cũng với quần kaki, và quần đùi ngang đầu gối. Con bé trông cũng khá xinh xắn, tô thêm nét độc lập, cá tính. Con bé có kha khá chàng trai tán tỉnh và muốn tiến vào mối quan hệ yêu đương với con bé, nhưng lại chẳng có mấy anh chàng bước chân vào trái tim của Hoa cả. Tuy vậy, con bé lại chẳng phải hình mẫu bạn gái của tôi dù con bé có mấy lần cố tán tỉnh tôi khi còn đi học. Hoa năm nay đã lên 26 tuổi và đang làm công việc trong đội bóng chuyền nữ của tỉnh, tôi nghe qua lời kể của mẹ tôi khi tôi còn ở Pháp là như vậy dù tôi chẳng biết công việc cụ thể là Hoa làm gì nhưng khá chắc chắn là con bé đã sống đúng với đam mê của mình. Hoa yêu bóng chuyền hơn tất cả ai, ngay từ ngày còn bé xíu nó đã có đam mê mãnh liệt với cái bộ môn này, khi con bé xem bố tôi và bố của con bé cùng chơi một trận ở cơ quan, và tôi luôn luôn là đối tượng để con bé ấy đem ra thử nghiệm những kỹ thuật mới của nó. Đối với một đứa gầy gò, yếu ớt như tôi chỉ biết làm bạn với những nốt nhạc cùng cây đàn violin thì việc đỡ những cú đập bóng của nó khiến tôi như muốn bay ra xa cả nghìn mét. Đến giờ nghĩ lại vẫn thật hài hước làm sao, thậm chí với thân hình của một người 28 tuổi như tôi cũng chưa chắc chịu được quả đập bóng của Hoa.
Ngồi lì chiếc taxi cũng khoảng mười lăm đến hai chục phút. Tôi trả tiền taxi, bước xuống xe, xách theo một đống hành lí cồng kềnh như một lữ khách cùng với chiếc vĩ cầm gắn bó biết bao nhiêu năm trên lưng. Tôi đứng ngoài ngõ, có đôi chút thất vọng vì nghĩ mọi người sẽ đón tiếp mình nồng nhiệt như một ông quan lớn mới về làng.
- Haha, mình đang trông chờ cái gì vậy nhỉ? – Tôi cười trừ với chính mình.
Bước vào trong, con đường khác nhiều với trí nhớ của tôi, con đường đầy sỏi đá đã thành đường bê tông mới tinh. Những đứa trẻ chơi ở đường nhìn thấy tôi liền dọn sang một bên và dùng cặp mắt dè chừng để nhìn một ông chú lạ mặt với một đống hành lí lềnh kềnh như một loại sinh vật lạ để đáp xuống trái đất. Những ngôi nhà cũng có đôi chút thay đổi, có những căn đã cải tạo lại nhưng tôi vẫn có thể nhận ra, một số căn vẫn như vậy nhưng lại mang thêm bét sờn cũ. Đi không bao lâu, tôi gặp được bà Lan, hàng xóm thân thiết nhất của bọn tôi, bà ấy nhìn tôi đầy ngạc nhiên và đầy mừng rỡ.
- Trời ạ! Thằng Dương đây chứ đâu! Mày về mà tao lại chẳng biết gì – Bà Lan hét to đầy vui mừng
- Vâng, cháu cũng tính về bất ngờ ạ. – Tôi cười
- Ôi dào, mới mấy năm mà nhìn phong độ hẳn lên ấy nhỉ! Thế tính về luôn hay sao đấy!
- Dạ. Cháu cảm ơn, cháu chỉ về chơi thôi bác ạ.
Nói xong bà ấy chỉ vô chỗ đường vào nhà tôi bảo tôi rằng mẹ tôi đang rất mong ngóng tôi đấy. Tôi chào tạm biệt bà Lan và tiếp tục đi vào nhà. Trong trí nhớ thời còn bé của mình, bà Lan cũng chạc tuổi mẹ tôi thôi, bà làm nghề may đồ, đồng phục học sinh, quân nhân,... Chồng bà Lan là ông Duy, làm cán bộ viên chức nhà nước. Họ có đứa con trai tên Hùng, nó bằng tuổi tôi, và là thằng bạn thân chí cốt đầu tiên và duy nhất của tôi, theo tôi được biết hiện tại nó đang làm nhân viên tư vấn bất động sản trong một công ty đất đai nào đó. tôi, thằng Hùng và Hoa cùng sống chung một ngõ, lớn cùng nhau nhưng sau này lớn lên rồi cũng mỗi đứa một phương, chẳng mấy khi liên lạc. Nghĩ đến đây lòng tôi lại cứ bồi hồi xao xuyến chẳng nguôi. Cuối cùng cuộc hành trình kéo dài từ Pháp về nhà đã kết thúc. Nhà của tôi không khóa, tôi bước thẳng vào nhà. Nó không quá khác biệt với lúc trước, ngôi nhà hai tầng nhỏ bé nhưng thật ấm cúng làm sao, chiếc sân không quá to cũng chẳng quá bé, đủ để vừa 4 chiếc xe máy cỡ to. Trong sân có 2 chiếc xe máy cùng đậu về phía mép phải, bên trái là tủ để giày, dép cùng với một số đồ dùng xây dựng mà cha tôi để lại. Bên trong phòng khách không có người, chỉ có một bố sô pha đơn giản cùng một đống đồ ăn nhẹ để rãi trên bàn, có vẻ vừa có khách. Tôi nghe rõ được mùi đồ ăn, quả vậy, nó làm tôi xúc động vô cùng. Tôi say mê vô cùng với các món ăn đơn giản mà mẹ tôi nấu, cũng đã lâu rồi tôi chưa được nếm lại mùi vị của chúng. Phải công nhận mẹ tôi nấu ăn thực sự ngon.
Tôi đặt đống hành lí nặng trịch của mình vào một góc phòng khách, bước vào bếp cùng một chút phàn nàn trong suy nghĩ rằng mẹ tôi để cổng vậy sẽ rất nguy hiểm. Trong bếp, một bóng hình quen thuộc đập vào mắt tôi. Dáng người nhỏ nhắn, phúc hậu với mái tóc đuôi ngựa hơi bù xù cùng chiếc tạp dê hoa gắn bó với người phụ nữ ấy cả một thập kỷ.
- Mẹ! – Tôi kêu lên
- Dương à?
Mẹ tôi giật bắn người và quay ngoắt về sau khi nghe tôi hét lớn. Tuy đã thông báo trước rằng hôm nay tôi sẽ về nhà nhưng về một cách lặng lẽ như thế này có lẽ vẫn làm mẹ bất ngờ. Mẹ vội vã cởi tạp dề, phủi tay trên áo đầy sơ sài và chạy lại chỗ tôi, mắt mẹ dần rớm nước mắt. Mẹ hỏi thăm tôi, trách tôi sao lại gầy gò hơn lúc trước, tôi có thể nhìn thấy rõ được sự mừng rỡ khôn xiết trong đôi mắt và từng cử chỉ của mẹ. Sau một hồi đoàn tụ, tôi hỏi về chiếc xe trong sân, đống đồ ăn nhẹ trên bàn rằng nhà mình đang có khách hay đang tiếp đãi một ai đó thì bỗng có giọng nói vang vọng vào. Cũng đã mấy năm nhưng giọng nói ấy vẫn chả thay đổi tẹo nào. Là Hoa, vẫn cái ngữ điệu thoải mái như một ông chú trung niên cao tuổi, có thể nói là hơi chát.
- Bác ơi cháu mua được thịt heo rồi nè! – Hoa hét vang vào nhà
Tôi nghe tiếng đóng cổng và thấy con bé chạy vội vào bếp, có lẽ nhìn thấy đống hành lí ngỗn ngang của tôi ở phòng khách thì con bé cũng đã hiểu ngay rằng tôi đã trở về nhà.
- A! Anh Dương về rồi hả? Anh vẫn khỏe đấy chứ
- Ừ, anh vẫn khỏe lắm, em tới phụ mẹ anh hả? Cảm ơn em nhé
- Hihi, có gì đâu anh... Anh tính ở đây lâu không
- Chắc cũng chỉ ở 1-2 tuần thôi.
- Vội thế hả con? – Mẹ tôi hỏi.
- Vâng, vì có một số công chuyện ở bên đấy
Nhìn Hoa trông con bé bỗng ủ rũ hơn khi nghe tôi nói như vậy, nhưng rồi Hoa cũng tươi tỉnh lại và thúc giục mẹ con tôi vào bếp còn con bé thì lo đống hành lí của tôi. Mẹ tôi đeo chiếc tạp dề có chút sờn cũ của bà lên và tiếp tục công việc bếp núc để chuẩn bị cho bữa ăn.
Tôi chậm rãi bước qua các gian phòng, chúng vẫn vậy, chỉ có một số phòng được thay đổi vị trí. Có một chiếc phòng ngủ nhỏ ở bên dưới,là phòng của mẹ, bên trong chỉ có một cái tủ quần áo bằng gỗ nhìn còn rất mới, có lẽ là mẹ chỉ vừa mua nó mới đây. Một cái giường nhỏ nằm ở mép phòng, bên cạnh là một cái tủ gỗ hơi cũ, bên trên để một chiếc kính lão và một bức ảnh gia đình. Tôi tiến đến phía sau nhà, là nhà vệ sinh và một cái giếng trời kiểu chuẩn mà lâu rồi tôi chưa thấy, nó vừa được xây thêm vào bởi khi tôi còn ở nhà thì vẫn chưa có cái này. Sau khi tham quan hết thảy tầng dưới của ngôi nhà, tôi chạy lại bếp và nói nhỏ với người mẹ đang bận bịu với đống thức ăn của tôi.
- Con thắp hương cho bố nhé?
- Ừ, con đi đi, trên tầng hai, chắc ông ấy nhớ con lắm! – Mẹ tôi đáp
Tôi đi những bước chân hơi vội lên trên tầng hai, trên này vẫn vậy, có hai phòng, trước đó cái phòng ngoài cùng gần cầu thang là phòng của tôi, bây giờ nó đã cải tạo thành nhà kho nho nhỏ để chứa những thứ đồ lặt vặt, trông nó tối tăm hơn hẳn so với lúc trước, trên tường vẫn còn dính những vết keo do những tấm poster hồi trước tôi dán vào, tuy là kho nhưng căn phòng lại vô cùng sạch sẽ. Còn phòng bên cạnh hồi trước là nơi của tôi và bố cùng tập violin với nhau. Bước vào, tôi thấy hoa đang dọn dẹp thật gọn gàng quần áo vào hành lí của tôi vào một góc phòng, nó vẫn giữ bộ bàn ghế nhỏ ở đó, là nơi bố thích ngồi nhất, có một tủ nhỏ để ở góc bên trái, và bàn thờ của bố tôi ở đối diện.
- Anh thắp nhang cho bố, em cứ làm đi.
- Vâng! – Hoa đáp lại tôi.
Đứng trước bàn thờ của bố, tôi tự cảm thấy mình thật đáng hổ thẹn làm sao, mình lại vẫn chưa lo cho mẹ một cuộc sống tốt đẹp như lời tôi hứa với ông ấy lúc lâm chung. Tôi nhớ rõ lúc ấy là năm tôi lên mười một tuổi, mọi chuyện vẫn thật tốt đẹp làm sao, gia đình tôi vẫn thật yên ấm và hạnh phúc thì một tờ giấy khám bệnh đã phá nát tất cả. Bố tôi được bệnh viện chuẩn đoán là bị mắc bệnh ung thư gan và đã di căn. Bố tôi đã cố đi khám tổng quát ở khắp nơi nhưng ở đâu thì kết quả vẫn cứ cho ra như vậy. Gia đình tôi gần như suy sụp khi nghe được tin dữ từ bố, bố đã cố giấu đi bệnh tình của mình để không cho tôi và mẹ biết, nhưng rồi mẹ vẫn vô tình tìm được tờ giấy khám bệnh đó. Mẹ tôi khóc rất nhiều, mẹ sút cân hẳn đi trông thấy nhưng vẫn không tệ bằng bố, có lẽ là do bệnh mà trông ông thật tiều tụy, làn da khỏe khoắn nay đã thay đi bằng nét nhợt nhạt, mất ngủ thường xuyên, tầng suất nghỉ làm của bố ngày càng tăng và dường như chẳng ngó ngàng hay dạy tôi violin. Mẹ tôi dốc hết tiền để chạy chữa cho bố mặc ông hết sức phản đối. Người đàn ông đó là như vậy, lúc nào cũng muốn một mình, chẳng liên lụy đến ai, lúc nào cũng chỉ muốn người khác được hạnh phúc, vui vẻ mặc cho bản thân đang đi đến gần với lưỡi hái tử thần. Hai bên nội ngoại cũng dốc hết sức để bố tôi được sống, nhưng rồi Thần Chết cũng đưa bố tôi đi, đi một các yên lặng. Đáng ghét. Phải đón nhận điều đó, khi trí óc lúc ấy của tôi chỉ mới là một thằng nhóc mười một tuổi như tôi là một thứ gì đó quá nặng nề. Cảm giác ong ong nhức óc dù chẳng nghe âm thanh nào phát ra, trái tim cũng cảm nhận được một phần gì đó vừa bị mất đi. Đó là lần đầu tiên tôi chứng kiến cái chết. Nó nghiệt ngã, thật khủng khiếp. Thượng đế cho con người cái quyền được sống và tước nó đi một cách tàn nhẫn. Hóa ra, con người cũng thật nhỏ bé, thật tuyệt vọng khi đứng trước số mệnh, nó có thể tước đi mạng sống của ta theo cách mà nó muốn. Một buổi chiếu tối, đó là thời điểm bố tôi ra đi, khi xạ trị chẳng còn tác dụng, các tế bào ung thư lan rộng, bố tôi cũng đã quá mệt mỏi sau hai năm xạ trị và không muốn gia đình phải khổ sở vì mình nữa.
- Dương, con hãy chăm sóc cho mẹ con nhé! – Bố tôi xoa đầu tôi một cách yếu ớt.
- Con hãy tiếp tục ước mơ của con, bố kì vọng vào con, sau này không có bố, con hãy thay bố làm trụ cột, chỗ dựa tinh thần cho mẹ con nhé.
- Hứa với bố, đừng làm bố thất vọng
Không kịp để tôi đáp lại, bố trút hơi thở cuối cùng. Cả phòng bệnh lúc ấy thật nặng nề, cảm giác như trời sắp sập đến nơi vậy. Mẹ tôi chỉ ôm mặt và thút thít như không để òa lên. Bà nội thì khóc nấc cả lên, gào thét tên bố tôi một cách đầy bi thương. Còn tôi, chỉ nhìn bố, nhìn một cách vô định, những tiếng khóc than dường như im bặt đi. Để rồi, tôi chấp nhận, bố đã ra đi, ra đi ở tuổi ba mươi hai. Tôi nghĩ học mấy ngày để chịu tang cho bố, mọi người ai cũng tiếc thương cho bố tôi và an ủi tôi và mẹ cùng vượt qua cú sốc này, một vài người còn cho mẹ con tôi một khoản để trang trải cuộc sống. Nhà của Hùng và Hoa giúp đỡ mẹ tôi rất nhiều và giúp mẹ mở một quán ăn nhỏ. Sau cái chết của bố, tiếng violin của tôi cũng mất đi giai điệu trong trẻo ngày nào, nếu bố còn sống và nghe được cái giai điệu khủng khiếp ấy thì chắc chắn ông sẽ nổi đóa lên và cốc vào đầu tôi một cái. Hoa và Hùng cố an ủi và khích lệ tôi hết lần này đến lần khác nhưng nó vẫn vậy. Tiếng đàn vẫn sáo rỗng, vô hồn, tôi cảm nhận rõ rằng tiếng piano của tôi đã mất đi màu sắc và thay bằng một màu trắng đen. Mọi chuyện chỉ ổn hơn khi tôi 16.
Nhìn vào di ảnh một hồi lâu, tôi lấy một nén hương và đốt cho bố. Tôi thở dài ngay một tiếng nặng nề khi nhớ lại ký ức đau lòng của thời thuở bé. Hoa chạy lại hỏi ngay
- Anh ổn không?
- À, không sao... chỉ là... cảm giác nặng nề thôi
- Dạ, dù gì anh cũng đừng buồn, có lẽ trên cao chú cũng đang tự hào về anh lắm đó
- Anh cảm ơn em
- Mình xuống ăn cơm thôi anh!
Tôi cùng Hoa trở về bếp, trên bàn ăn có biết bao nhiêu là món. Chả biết ba người có ăn hết không đây. Mẹ tôi cất vội tạp dề đi, kéo ghế ra và mời hai đứa chúng tôi ngồi xuống cùng ăn cơm. Bữa cơm hôm nay đầm ấm đến lạ, có lẽ vì tôi đã lâu rồi chưa được ở bên gia đình của mình rồi. Những món mẹ tôi nấu vẫm ngon tuyệt. Chúng tôi vừa ăn vừa nói chuyện. Tôi kể về Pháp, kể về công việc, về Paris, kể về việc lần đầu đi tới tháp Eiffel và lần đầu dạo chơi trên công viên Luxemborg và cách xử lí những gã mũi to, mắt xanh say rượu. Chúng tôi ăn uống no say và vui vẻ, không khí đoàn viên xúc động làm sao sau bao cái Tết Nguyên Đán chỉ được nhìn gia đình qua chiếc điện thoại di động. Sau bữa ăn, Hoa xin phép về trước sau khi cùng mẹ con tôi dọn dẹp nhà cửa, tôi xung phong ra tiễn Hoa như một người đàn ông tinh tế.
- Anh Hùng trưa nay mắc công việc nên không đến được. – Hoa nói
- Bận bĩu quá nhỉ? – Tôi nói
- Haha, tính chất công việc đó anh, anh Hùng có hẹn tối nay làm kèo nhậu, anh đi nha?
- Được chứ! – Tôi đồng ý
- Quán cũ nhé, chỗ hồi xưa ba đứa mình thường ngồi
- Nhất trí!
- Chốt! Nào rãnh đi bóng chuyền với em nhé
- Thôi miễn đi
Hoa cười phá lên sau khi tôi nói vậy và phóng xe chạy đi, nói gì thì nói, bây giờ tôi cũng khỏe hơn ngày xưa nên chắc chắn sẽ đỡ được vài quả đập bóng của Hoa thôi. Tôi đóng cổng lại, vào nhà, mẹ tôi đã vào phòng ngủ thiếp đi từ lúc nào, tôi tắt điện phòng ngủ và đóng cửa lại cho mẹ ngủ và cũng đánh một giấc để chuẩn bị cho tối nay. Đã quá lâu tôi chưa được gặp lại Hùng, nó là thằng bạn trí cốt của tôi từ hồi bé đến tận bây giờ, suốt khoảng thời gian đi Pháp, chúng tôi cũng gọi điện cho nhau để chia sẻ về cuộc sống, có vẻ cuộc sống của nó vẫn ổn, có thể nói là dư dả, bằng chứng là sự sôi nổi của nó trên mạng xã hội, khoe nhà, khoe xe, đồng hồ như một thằng đa cấp chính hiệu, và nó cũng khá tự hào với công việc bất động sản của nó. Tôi nhớ lại những kỉ niệm cùng nó, nhớ những lần nó rủ rê tôi phá làng phá xóm, những lần bày trò trêu chọc Hoa đến mức con bé phát khóc và những lần Hùng nhờ tôi đưa những bức thư tình sến súa đến rợn người cho Hoa. Chìm trong những suy nghĩ ấy, tôi thiếp đi. Mở mắt ra thì đã năm giờ chiều, mẹ tôi cũng đã đi mở quán ăn, tôi vội tắm rửa sạch sẽ, cạo râu và chải chuốt bản thân để gặp lại thằng bạn thân lâu năm xa cách. Hoa nhắn cho tôi mau đến đi và gửi một tấm ảnh chụp chung của Hoa và Hùng. Tôi bắt vội một chiếc taxi đi đến điểm hẹn, trong lòng háo hức không thôi và thầm nghĩ rằng thằng Hùng sẽ la toáng lên khi thấy tôi. Chỉ ít phút là đã đến nơi, và đúng như tôi nghĩ, thằng Hùng hét lên một cách không biết ngại là gì.
- DƯƠNG! – nó vừa la lớn vừa vẫy tay
Tôi trả tiền taxi và cũng chạy lại quán nhậu mà bọn tôi hồi xưa hay lén ra ngồi để hàn huyên cùng nhau, nơi đây cũng là nơi tổ chức tiệc chia tay tôi khi tôi chuẩn bị lên máy bay đi du học.
Hùng ôm chặt lấy tôi, mừng rỡ rồi cười to lên, tôi cũng không ngại mà ôm lại và vỗ vào vai nó. Trông nó cũng không khác so với trên hình là mấy, nhưng so với hồi xưa thì một trời một vực. Trông nó bảnh bao hơn hẳn, nó vẫn cao lớn và đô con trông rất sang đi cùng với bộ sơ mi, quần tây lịch sự, trên tay đeo chiếc đồng hồ mắc tiền lấp lánh mà ai ai cũng phải ghen tị. Diện mạo bây giờ khác hẳn với hình ảnh thằng nhóc ngổ ngáo quần áo xộc xệch, mặt lúc nào cũng đầy vẻ ngông cuồng và bướng bỉnh, chúng tôi vui mừng khôn xiết khi gặp lại nhau. Hùng cũng đã giúp tôi vượt qua nhiều biến cố trong quá khứ, cho nên tình bạn của chúng tôi mới khăng khít đến tận bây giờ. Hoa cũng đang ngồi đó. Thật bất ngờ, Hoa đã thay đổi phong cách từ bao giờ, con bé mặc một chiếc đầm trắng đẹp đẽ, nữ tính, mái tóc uốn nhẹ phập phồng như sóng nước, phải thừa nhận rằng con bé trông thật xinh xắn. Bọn tôi ổn định chỗ ngồi ngay lập tức và gọi món. Ba đứa chúng tôi thống nhất sau khi ăn xong vẫn sẽ chia ba như năm xưa, giống như một trò chơi trở về quá khứ, về cái thời chúng tôi còn trẻ con.
Chúng tôi vừa ăn vừa tán gẫu thật sôi nổi, chúng tôi cùng nhau uống bia hàn huyên những thứ ngày xưa, những năm tháng học sinh đầy mộng mơ. Hùng thì kể về ước mơ làm diễn viên của mình, nghĩ rằng nó thật hài hước làm sao và bày tỏ sự ghen tị của nó cho tôi và Hoa vì cả hai đứa đều làm công việc giống với mơ ước hồi còn tấm bé. Hoa thì luôn nhắc lại những kỉ niệm hài hước của thời học sinh như cách Hùng thường xuyên tán tỉnh mình như thế nào, hồi đó con bé cảm thấy thằng Hùng thật phiền phức biết bao, những lần trốn học đi ăn hàng của cả ba đứa. Còn tôi thì ngồi nghe trong niềm hạnh phúc lâu năm không có cùng bạn bè. Chúng tôi ăn uống và tâm sư một khoảng thời gian khá lâu, cả ba đứa đều thấm say và cũng khá muộn thì bỗng nhiên Hoa hỏi tôi.
- Anh vẫn còn nhớ về chị ta hả?
- Chị ta? – tôi thắc mắc
Hùng đang ngồi ăn cũng phải bỏ đũa xuống nhìn Hoa, dường như đang muốn con bé dừng lại và lén nhìn trộm tôi.
- Phải, về chị ta và chuyện đó nữa
- C-chuyện đó... – tôi bỗng trở nên rỗng tuếch
- À, à không không... chắc do em say quá nên em nói bừa thôi!
Nói xong chúng tôi im lặng một khoảng thoài gian, không ai nói với nhau điều gì, Hoa cũng chẳng thiết đụng đũa mà chỉ lén lén nhìn tôi, dương như con bé đang muốn khơi gợi lên một điều gì đó, bầu không khí vui vẻ bỗng trở nên thật bối rối. Sau đó, Hùng đã cố phá tan đi cái bầu không khí bối rối nhưng không thành và tôi xin ra về trước. Tôi gọi cho taxi và đứng là bên ngoài chờ xe, tôi lấy một điếu thuốc và châm lửa lên hút. Hùng và Hoa vẫn ngồi đó, hai đứa đang nói với nhau một điều gì đó mà tôi chẳng nghe được. Trong lúc chờ xe đầu tôi cứ buâng khuâng hai chữ "chị ta" và "chuyện đó" của Hoa, đó là cái gì, có thứ gì diễn ra trong quá khứ mà mình quên đi?
Tôi trở về nhà với nhiều mạch cảm xúc bị đứt đoạn liên tục, cứ như tiếng ong vỗ cách bên tai nghe thật nhức óc, cảm giác khó chịu như ở sân bay. Tôi ngồi phịch vào ghế sô pha, người thấm mùi rượu nhưng chưa say, mẹ tôi vẫn chưa trở về. Tôi nhìn lên trần nhà, nhìn mãi, nhìn mãi một cách không chủ đích, suy nghĩ về những lời Hoa nói. Những điều đó chạy liên tục trong đầu khiến não tôi dường như quá tải, tôi đi lấy cho mình một ly nước, và trong một phút chốc, dường như có thứ gì đó mách bảo tôi đi đến nhà kho ở tầng hai dù chẳng có cái lí do gì để vào đó cả. Tôi vẫn bước lên đó như có ai đó sai khiến, cùng với suy nghĩ biết đâu sẽ tìm được gi đó , đứng trước căn phòng kho cũ, tôi nắm tay nắm cửa và chậm rãi bước vào, bật điện lên, là vô vàn những cái thùng cát tông chồng chất lên nhau. Tôi dò xét một hồi và phát hiện ra một hộp gỗ có chốt lại, đó là cái hộp mà ông nội làm cho tôi khi tôi còn bé, tôi thường xuyên dùng nó để giữ những thứ đồ quý giá hồi đó vào chiếc hộp này và coi nó như một báu vật, một hộp khó báu cần phải gìn giữ. Tôi dùng bàn tay phủi hết những mảng bụi bám trên chiến hộp, nó cầm rất vừa tay và tôi mở nó ra, bên trong là những món đồ chơi hồi trước tôi được mẹ mua cho, những tấm thẻ bài, tôi lấy hết ra, ngắm nghía từng cái một. Sau khi lấy hết những gì có trong hộp ra bên ngoài, tôi thấy một mảnh giấy nhỏ vuông vức, mảnh giấy khiến người tôi như đông cứng lại, người tôi tê rân rân lên như có hàng nghìn mũi kim may đâm vào, đầu tôi ong cả lên, bỗng trở nên trống không như chiếc hộp rỗng. Phải rồi, làm sao mình có thể quên được, làm sao mình lại không nhớ cho được, về "người con gái ấy" và quá khứ tôi vô tình chôn giấu năm mười sáu tuổi.
"từ Hoàng Diệu Linh
13-01-2011"
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top