phi cau14.15
Câu 14
Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ.
a.Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ.
- Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân.
Dân chủ là khát vọng muôn đời của con người, là chìa khóa bằng vàng để giải quyết những vấn đề của đời sống xã hội “ở đâu có dân chủ ở đó có thắng lợi”. HCM quan niệm dân chủ có nghĩa là “dân là chủ” và “dân làm chủ”.
- Dân chủ là cơ sở đảm bảo quyền làm chủ, các quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động: dân chủ thể hiện ở việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân…
- Dân là chủ và dân làm chủ.
+ Quan niệm của Hồ Chí Minh quan niệm dân chủ được diễn đạt qua hai mệnh đề ngắn gọn có nghĩa là “ Dân là chủ” và “ Dân làm chủ” – thể hiện vị thế, vài trò, quyền và trách nhiệm của dân.
+ Quyền lực tối nhượng trong cấu tạo quyền lực của Nhà nước là của nd.
+ Quyền hành và lực lượng là ở nơi dân.
+ Dân lập ra Đảng, chính quyền.
- Cơ chế bảo đảm quyền dân chủ: Tất cả vì lợi ích của nd.
+ Các tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể phải phục vụ nhân dân.
+ Cán bộ, đảng viên, chính quyền làm công bộc chon d.
+ Nhân dân phải làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
b. Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
- Dân chủ thể hiện ở việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Dân chủ trong xh VN được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kt, vh – xh..
Trong đó dân chủ được thể hiện trên lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất, nổi bật nhất và được biểu hiện tập trung trong hoạt động Nhà nước.
- HCM khẳng định 1 chế độ dân chủ ở nước ta: “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “ quyền hành và lực lượng đều ở dân”, hệ thống chính trị “do dân cử ra” và “do dân tổ chức nên”.
c,Thực hành dân chủ.
- Thực hành dân chủ là động lực động lực phát triển cảu CM: “Chế độ nước ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi mà cũng là một phần một nghĩa vụ của mọi người. Khi mọi người đã phát bểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý.
- Phương thức thực hành dân chủ:
+ Thực hành dân chủ rộng rãi: xâu dựng và hoàn thiện các thiết chế bảo đảm dân chủ, trên nền tảng xủa khối đại đoàn kết dân tộc, nòng cốt là liên minh công – nông – trí.
+ Thực hành dân chủ thông qua các thiết chế chính trị - xã hội: Xây dựng các tổ chức Đảng, nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị- xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong xã hội.
+ Thực hành dân chủ thông qua việc đề ra và thực hiện đường lối, chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước.
Câu 15
Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.
HCM có quan điểm nhất quán về xây dựng một nhà nước mới ở VN là một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Quan điểm XD nhà nước của HCM ko những kế thừa mà còn phát triển học thuyết M-L về nhà nước CM.
a. Nhà nước của dân.
- Quan điểm nhất quán của HCM là xác lập tất cả mọi quyền lực trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân
- Hiến pháp 1946 nêu rõ: Tát cả quyền bính trong nước đều là của toàn thể nhân dân Vn, không phân biệt nòi giống, gái trai giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa toàn dân phúc quyết.
- Theo HCM muốn bảo đảm được tính chất nhân dân của nhà nước, phải xác định được và thực hiện được trách nhiệm của cử tri và đại biểu do cử tri bầu ra
- Nhà nước của dân thì quyền lực của nd phải được đặt ở vị trí tối thượng.
- HCM đã nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Dân là chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác định quyền , nghĩa vụ của dân
- Trong nhà nước của dân, với ý nghĩa đó, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ. Bằng thiết chế dân chủ, Nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực của xã hội
- Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà do HCM khai sinh ngày 2-9-1945 chính là nhà nước tiến bộ chưa từng có trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc VN bởi vì nhà nước đó là nhà nước của dân, nhân dân có vai trò quyết định mọi công việc của đất nước
b. Nhà nước của dân.
- Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Chính vì vậy, HCM thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là làm sao cho dân hiẻu, làm cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của mình
- Người nêu rõ quyền của dân, Nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lý là ở chỗ:
+ Toàn bộ công dân bầu ra quốc hội- cơ quan quỳên lực cao nhất của nhà nước, cơ quan duy nhất có quyền lập pháp
+ Quốc hội bầu ra chủ tịch nước, uỷ ban thường vụ quốc hội và hội đồng chính phủ
+ Hội đồng chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nhà nước, thực hiện các nghị quyết của quốc hội và chấp hành pháp luật
+ Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý chí của dân (thông qua quốc hội do dân bầu ra)
c. Nhà nước vì dân.
- Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của dân làm mục tiêu, tất cả vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra ko có bất cứ một lợi ích nào khác
- HCM đã nhấn mạnh: Mọi đường lối, chính sách đều chỉ nhằm đưa lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng làm, viêc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh. HCM luôn luôn tâm niệm: phỉa làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành
- Một nhà nước vì dân, theo quan điểm của HCM, là từ chủ tịch nước đến công chức bình thường đếu phải làm công bộc, làm đầy tớ cho dân chứ ko phải làm ;quan cách mạng; để ;đè đầu cưỡi cổ nhân dân;. Đối với chức vụ chủ tịch nước của mình, HCM cũng quan nịêm là do dân uỷ thác cho và như vậy phải phục vụ nhân dân, tức là làm đày tớ cho dân
ð Như vậy: Một nước của dân, do dân và vì dân, HCM khẳng định:
“ Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đêu vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xd là trách nhiệm của dân, Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã dến chính phủ TW do dân cử ra.. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.”
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top