Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng
o Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng
1) Khái niệm
ü Biện chứng :chỉ những mối liên hệ ,tương tác ,chuyển hóa và vận động ,phát triển theo quy luật của các sự vật ,hiện tượng ,quá trình trong tự nhiên ,xã hội và tư duy.
Theo Ph.Ăngghen : Biện chứng bao gồm:
+ Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất.
+ Biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống ý thức của con người.
ü Phép biện chứng : là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn.
2) Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
Trong lịch sử triết học, phép biện chứng phát triển qua ba hình thức cơ bản: phép biện chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin.
1. Phép biện chứng chất phác (tự phát): là phép biện chứng tự phát thời cổ đại. Các nhà biện chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đã xem các sự vật, hiện tượng của vũ trụ sinh ra, thay đổi trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận. Tuy nhiên, những gì các nhà biện chứng hồi đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học .Phép biện chứng thời cổ đại có tác dụng mới chỉ dừng lại ở chỗ chống lại thế giới quan tôn giáo, thần thoại, nhưng chưa đủ sức để chỉ đạo hoạt động thực tiễn, nâng cao tính tự giác của con người.
2. Phép biện chứng duy tâm: biện chứng được bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm. Đỉnh cao của hình thức cơ bản này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức, mà người khởi đầu là nhà triết học Kant (1724-1804) và người hoàn thiện là nhà triết học Hegel. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phép biện chứng;
3. Phép biện chứng duy vật: được thể hiện trong triết học do Karl Heinrich Marx và Friedrich Engels xây dựng, sau đó được Vladimir Ilyich Lenin phát triển. Karl Marx và Friedrich Engels đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển dưới hình thức hoàn bị nhất.Mác và Ănghen đã xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là khoa học chung nhất, quy luật phổ biến nhất của khoa học tư duy.
Đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật
ü Đặc trưng bao gồm 2 đặc trưng cơ bản sau đây:
-Một là, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin là phép biện chứng được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học.
- Hai là, trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật, do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
ü Vai trò của phép biện chứng duy vật.
- Nó khắc phục được hạn chế của PBC cổ đại và PBC duy tâm cổ điển Đức.
- Nó làm cho phép biện chứng duy vật thực sự trở thành khoa học.
- Do vừa là hệ thống lý luận phản ánh khái quát quá trình vận động phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, lại vừa có chức năng phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn.
o Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật
ü Nguyên lý là gì?
Nguyên lý là những tính chất chung nhất của thế giới khách quan, thế giới khách quan xung quanh chúng ta có tính chất biện chứng và tuân theo những nguyên lý chung nhất. Đó là: nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
- Quan điểm khác nhau trong việc xem xét các sự vật, hiện tượng.
+ Quan điểm siêu hình: Các sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia.
+ Quan điểm duy tâm: Các sự vật hiện tượng có mối liên hệ nhưng nguồn gốc sinh ra mối liên hệ ấy là do thực thể tinh thần bên ngoài quy định.
+ Quan điểm duy vật biện chứng: Các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau.
Định nghĩa về mối liên hệ
Dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Khái niệm về mối liên hệ phổ biến
Dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, đó là các mối liên hệ giữa các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái riêng…
● Tính chất của mối liên hệ
Tính khách quan: Tồn tại tự nó, vốn có, không phụ thuộc vào ý muốn con người và cũng không do thượng đế hoặc ý niệm tuyệt đối sinh ra.
Tính phổ biến: Có tính chất chung, bao trùm cả tự nhiên, xã hội, tư duy không có gì nằm ngoài những mối liên hệ này.
Tính đa dạng, phong phú: Trong thế giới khách quan có vô vàn các mối liên hệ, chúng rất đa dạng và giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
ü Ý nghĩa phương pháp luận.
Phải có quan điểm toàn diện đòi hỏi khi xem xét sự vật hiện tượng trong mối quan hệ mà nó tham gia vào, xem xét tất cả các mối quan hệ đó, các khâu trong quá trình vận động của nó.
Quan điểm lịch sử cụ thể yêu cầu trong nhận thức và xử lý tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xem xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn.
ü Nguyên lý về sự phát triển
Khái niệm phát triển
- Quan điểm siêu hình
Coi sự phát triển chỉ là sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về mặt lượng, không có sự thay đổi về mặt chất của sự vật.
- Quan điểm biện chứng
+ Sự phát triển là một quá trình từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
+ Sự phát triển diễn ra trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy
+ Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc.
+ Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật.
Sự phát triển là một phạm trù triết học dùng chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.
ü Tính chất của sự phát triển.
1. Tính khách quan: biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
2. Tính phổ biến: diễn ra mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy
3. Tính đa dạng, phong phú: thể hiện khuynh hướng phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, trong mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau.
ü Ý nghĩa phương pháp luận
Phải có quan điểm phát triển trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Phải phát hiện ra xu hướng biến đổi, chuyển hóa của nó để chủ động trong việc đưa ra những biện phát tác động, chủ động, tự giác trong hoạt động thực tiễn.
Đòi hỏi phải phát hiện cái mới, vun đắp cái mới, tạo điều kiện để cái mới ra đời.
Phải thấy được tính quanh co, phức tạp của quá trình phát triển.
Tránh thái độ bảo thủ, định kiến, kỳ thị cái mới.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top