Phật và Đạo
Chuyển Pháp Luân, quyển II
Phật và Đạo
Đạo gia là tu đơn độc; Đạo giáo là không nên tồn tại. Đạo giáo trên thực tế là sản phẩm của một cải cách thời cận đại. Các thời tiền sử xưa nay đều không hề có Đạo giáo. Vì Đạo gia không giảng phổ độ chúng sinh, nó giảng 'độc tu', nó giảng 'thanh tĩnh'. Do đó nó ngộ 'Chân'; ngộ chuyên về chữ 'Chân' trong Chân-Thiện-Nhẫn mà tu; tu chân dưỡng tính, phản bổn quy chân. Đạo giảng Thanh Tu, vậy nên nó hoàn toàn không nguyện vọng có phổ độ chúng sinh. Sau khi tu thành thì chính là du Thần tản Tiên. Thiên thượng cũng có non nước, họ ở trên thiên thượng là ngụ ở những núi ấy. Thực ra Đạo giáo xuất hiện cũng là do chủng tâm chấp trước ấy của người thường tạo thành. Người ta rất muốn tạo những khối quyền lực, lập ra những nhóm người, người ta có cái loại tâm công lợi ấy; nên rất dễ làm ra những thứ đó.
Thực ra Đạo giáo là không tồn tại. Họ dạy đồ đệ là tu đơn độc. Tuy lập ra Đạo giáo với rất nhiều đệ tử, cũng đều không được chân truyền. Thấy đệ tử nào tốt, họ tìm lấy một [vị] để chân truyền; không có đồ đệ tốt thì họ tự do tự tại, muốn làm gì thì làm. Vì họ đắc Đạo rồi nên chính là đại tự tại.
Phật chính là Phật, Đạo chính là Đạo. [Pháp] Lý của hai 'gia' đó mà dung hoà làm một thì không thể. Nhưng điều chúng ta luyện là quá to lớn rồi. Chiểu theo vũ trụ mà luyện, bao quát hết thảy. Chúng ta có cơ điểm đặt tại Phật gia; từ lý luận và đặc điểm chủ yếu thì đều là Phật gia. Nhưng Pháp này là siêu quá khỏi Phật, siêu xuất khỏi Đạo. Tầng thứ khác nhau có lý giải khác nhau, tầng thứ khác nhau có hiển hiện khác nhau. Trong thế giới Pháp Luân, họ có nhận thức của họ, siêu xuất khỏi thế giới Pháp Luân thì còn có nhận thức cao hơn nữa; siêu xuất tiếp nữa, là còn có nhận thức cao hơn.
Còn có một tầng những thứ chính là 'Thần Nguyên Thuỷ'. Hiện nay không cần giảng điều ấy nơi những người tu luyện, [nó] là không thể nghĩ bàn. Chưa đạt tới bước đó. Do đó chỉ giảng Phật gia và Đạo gia. Giảng cao quá thì không được, con người cũng không tiếp thu được. Không cho phép con người biết.
● ● ● ● ● ● ● ● ●
Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo).
Dịch ngày 16-2-2008.
▪ cơ điểm: điểm nền tảng, điểm xuất phát.
▪ du Thần tản Tiên: Thần Tiên du ngoạn (diễn trên chữ nghĩa).
▪ dung hoà: trong bài này là dịch từ chữ dung bộ thuỷ (hoà tan).
▪ độc tu: tu đơn độc.
▪ phổ độ chúng sinh: cứu độ chúng sinh trên diện rộng.
▪ thanh tĩnh: thanh vắng, yên tĩnh; từ này khác với thanh tịnh của cụm từ tâm thanh tịnh trong cuốn Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ chín.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top