Phát triển nền nông nghiệp bền vững.(V)
V- Phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Nông nghiệp bền vững là vấn đề thời sự được nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm, như: nông học, sinh thái học, xã hội học... Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau, trong đó đáng quan tâm là định nghĩa của tổ chức sinh thái và môi trường thế giới (WORD) bởi tính tổng hợp và khái quát cao: nông nghiệp bền vững là nền nông nghiệp thoả mãn được các yêu cầu của thế hệ hiện nay, mà không giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau. Điều đó có nghĩa là nền nông nghiệp không những cho phép các thế hệ hiện nay khai thác tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích của họ mà còn duy trì được khả năng ấy cho các thế hệ mai sau, cũng có ý kiến cho rằng sự bền vững của hệ thống nông nghiệp là khả năng duy trì hay tăng thêm năng suất và sản lượng nông sản trong một thời gian dài mà không ảnh hưởng xấu đến điều kiện sinh thái. Như vậy, nền nông nghiệp bền vững phải đáp ứng được hai yêu cầu cơ bản là: đảm bảo nhu cầu nông sản của loài người hiện nay và duy trì được tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ mai sau, bao gồm gìn giữ được quĩ đất, quĩ
20
nước, quĩ rừng, không khí và khí quyền, tính đa dạng sinh học v.v... Xây dựng nền nông nghiệp bền vững là việc làm cấp thiết và là xu hướng tất yếu của tiến trình phát triển.
- Tài nguyên nông nghiệp chủ yếu là đất đai. Nó vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động. Nhiệm vụ cơ bản của nông nghiệp bền vững là quản lý tốt đất đai: sử dụng hợp lý, bảo vệ và không ngừng bồi dưỡng đất đai, làm cho đất đai ngày càng màu mỡ.
Xét về nguồn gốc có hai nhóm đất: nhóm đất phù sa được bồi tụ ở các châu thổ và nhóm đất hình thành tại chỗ - các loại đất được ohong hoá trên các loại đá mẹ khác nhau.
Các loại đất sa bồi châu thổ nước ta tương đối dễ sử dụng, chủ yếu là hệ thống lúa nước. Hệ thống lúa Việt Nam phát triển khá bền vững, lịch sử ghi chép lại cho biết đồng ruộng ở khu vực đền hùng - Phong Châu, Phú Thọ đã tồn tại hơn bốn ngàn năm, đồng bằng sông Hồng cũng trên ba ngàn năm với năng suất từ 4 tạ/ha (theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong sách “cổ kim chi”, đến nay vẫn là vựa lúa thứ hai của cả nước với năng suất hơn 50 tạ/một ha một vụ.
Các loại đất hình thành tại chỗ có địa hình cao, thấp khác nhau, nói chung khó sử dụng, dễ bị thoái hoá, hiện nay diện tích đất trống đồi núi trọc lên tới 11 triệu ha. Việc sử dụng các loại đất này cần coi trọng vấn đề phát triển nông nghiệp bền vững. Trước hết phải chống tình trạng suy thoái đất do xuống cấp, sa mạc hoá, kết von hoá, mặn hoá. Thế giới có hơn 3 tỷ ha đất canh tác đang có nguy cơ suy thoái làm giảm mất 20-30% (FAO, 1992). ở vùng Tây Bắc nước ta chỉ sau một vụ mưa xói mòn đã cuốn đi 150-200 tấn đất mầu trên 1 ha (Viện Khoa học nông nghiệp, 1970). Mất đất là tổn thất lớn, mất khả năng sản xuất của đất là tổn thất lớn hơn nhiều.
Thứ đến, thực hiện tốt nông nghiệp sinh thái học nhằm đảm bảo việc sử dụng đất bền vững, ở vùng khí hậu nhiệt đới với lượng mưa lớn, cường độ mưa cao, nắng nhiều, cường độ ánh sáng lớn, phải lựa chọn những mô hình nông nghiệp sinh thái thích hợp, nhất là vùng trung dụ, bán sơn địa. Các vườn cây, đồi cây nên sử dụng các tầng sinh thái, bao gồm cây cao ưa ánh sáng trực xạ ở tầng trên, tầng dưới là những cây cao ưa ánh sáng tán xã và tầng thấp dưới cùng là cây ưa bóng râm. Có rất nhiều mô hình nông nghiệp sinh thái nhiều tầng này, như: mô hình cao su, quế ở tầng cao, ca cao, cà phê ở tầng giữa và rừng cây bụi ở sát đất. Trong vườn có mít ở tầng cao, tiêu ở tầng giữa, dưa ở tầng thấp v.v... Như vậy nông nghiệp bền vững là phạm trù tổng hợp, vừa đảm bảo các yêu cầu về sinh thái, kỹ thuật vừa thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Ngoài việc bảo vệ và sử dụng tốt quĩ đất, cần coi trọng việc duy trì và bảo vệ quĩ rừng, nhất là rừng nhiệt đới. ở nước tình trạng chặt phá rừng rất nghiêm trọng, cần chặn đứng và coi trọng việc bảo vệ rừng, đẩy mạnh chương trình trồng 5 triệu ha rừng. Bảo vệ và khai thác hợp lý quĩ nước, giữ ginf tính đa dạng sinh học, bảo vệ không khí và khí quyền.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top