phát triển kinh tế với tăng cường quốc phòng. liên hệ
1. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng – an ninh là một tất yếu khách quan.
- Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng – an ninh là một quy luật lịch sử, được thực hiện trong mọi quốc gia có độc lập chủ quyền, không phải là quy luật riêng cho chế độ nào.
- Loài người từ khi xuất hiện, đồng thời gắn hai việc sản xuất ra công cụ lao động và chế tạo ra vũ khí để bảo vệ cuộc sống, bảo vệ lãnh thổ và thành quả lao động.
- Xây dựng phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng – an ninh là yêu cầu nội sinh của sự phát triển kinh tế - xã hội; yêu cầu tự vệ và được bảo vệ của nền kinh tế.
*2. Chủ nghĩa Marx – Lenine đã chỉ rõ: Kinh tế - xã hội và quốc phòng – an ninh có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó kinh tế giữ vai trò quyết định, kinh tế phát triển tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật làm cơ sở cho củng cố quốc phòng – an ninh.
- Khi bàn về vai trò của kinh tế đối với quốc phòng – an ninh, F.Engels đã khẳng định: “Không có gì phụ thuộc vào kinh tế tiên quyết hơn là chính quân đội và hạm đội”, hoặc “Thằng lợi hay thất bại của chiến tranh đều phụ thuộc vào điều kiện của kinh tế”. [F.Engels (1970), “Chống Đuy rinh”, Nxb Sự Thật, HN, tr. 283].
Như vậy => Muốn có một nền quốc phòng – an ninh vững mạnh phải bắt đầu từ xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội vững mạnh.
- Khi nói về vai trò tác động quan trọng cuả quốc phòng – an ninh đối với sự tồn tại của một xã hội, nhất là đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã giành thắng lợi, V.I. Lenine đã chỉ ra “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ”, cho nên phải “chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh như chăm lo con ngươi của mắt mình”.[V.I.Lenine (1.29)(1968), “Toàn tập”, Nxb Sự Thật, HN, tr.67].
*3. Trong giai đoạn cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, quốc phòng – an ninh với kinh tế, đối ngoại “là một nội dung của đường lối kinh tế, là một trong những nguồn lực của sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
b) Cơ sở thực tiễn
*1. Trong lịch sử “dựng nước và giữ nước” của dân tộc, tổ tiên ta thực hiện xây dựng phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng – an ninh cả trong thời bình lẫn thời chiến.
*2. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển kinh nghiệm xây dựng phát triển kinh tế- xã hội gắn với quốc phòng – an ninh của tổ tiên với chất lượng mới.
- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp:
+ Giai đoạn đầu: Chúng ta tự lực để kháng chiến, thực hiện “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”, thực hiện cuộc kháng chiến “toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh”, “đồng ruộng là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sĩ”;
+ Trong quá trình phát triển của cuộc kháng chiến: Chúng ta kết hợp xây dựng hậu phương chiến lược, từng bước xây dựng chế độ mới; xây dựng một bộ phận kinh tế phục vụ trực tiếp cho chiến đấu (sản xuất vũ khí, trang bị);
- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ: Đảng chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc - hậu phương lớn của miền Nam, chi viện cho miền Nam, cụ thể:
+ Khẩu hiệu: Tay cày tay súng, tất cả vì miền Nam ruột thịt, tất cả cho đánh thắng giặc Mỹ xâm lược…
+ Về con người: Theo số liệu chưa đầy đủ, từ năm 1955 đến năm 1975, miền Bắc đã huy động 2.220.000 người tham gia quân đội; trong 17 năm từ năm 1959 đến 1975 miền Bắc đã tăng cường lực lượng cho miền Nam gần 98 vạn người.
+ Về vật chất: Hậu phương miền Bắc chi viện cho các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia từ năm 1959 đến 1975 với tổng khối lượng vật chất là 1.035.660 tấn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top