Phapluat

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

I./ Nhà nước và pháp luật:

1. Nhà nước:

_ Khái niệm: là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng bức và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị giai cấp thống trị trong xã hội.

_ Ra đời và tồn tại cùng xã hội có giai cấp

_ Bản chất của nhà nước là tính giai cấp và tính xã hội

_ Dấu hiệu nhận biết:

+Thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt để duy trì địa vị giai cấp thống trị

+Phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính không phụ thuộc vào huyết thống, giới tính.

+Có chủ quyền quốc gia

+Là tổ chức duy nhất có quyền ban hành luật pháp

+Là tổ chức duy nhất quyết định và thực hiện các loại thuế

_ Chức năng: +Đối nội +Đối ngoại

2. Pháp luật:

_ Khái niệm: là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành vào bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, nhân tố điều chỉnh xã hội

_ Nguồn gốc: cùng ra đời với nhà nước và luôn luôn gắn liền với nhà nước

_ Bản chất: +Giai cấp +Xã hội

_ Đặc trưng:

+Tính quy phạm phổ biến +Tính bắt buộc

+Nhà nước đảm bảo thực hiện +Thể hiện dưới một hình thức nhất định

_ Chức năng: điều chỉnh, bảo vệ và giáo dục

_ Vai trò: +Là phương tiện quan trọng nhất để quản lý xã hội

+Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân

II./ Nhà nước CHXHCNVN:

1. Bản chất: là nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Tất cả quyền lực của nhà nước đều thuộc về nhân dân, mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp nông dân, giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức.

2. Đặc trưng:

_ Ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở liên minh XH rộng lớn

_ Nhân dân là chủ thể tối cao quyền lực nhà nước

_ Tổ chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật, chịu sự điều chỉnh của pháp luật

_ Tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.

3. Bộ máy nhà nước CHXHCNVN:

a. Hệ thống bộ máy nhà nước:

_ Cơ quan quyền lực: +Quốc hội +Hội đồng nhân dân

_ Chủ tịch nước

_ Cơ quan quản lý nhà nước (Ủy ban nhân dân)

_ Cơ quan kiểm sát, tòa án

b. Nguyên tắc tổ chức hoạt động cơ bản của bộ máy nhà nước CHXHCNVN:

_ Bảo đảm quyền lực của nhân dân trong tổ chức và hoạt động

_ Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước

_ Tập trung dân chủ

_ Pháp chế XHCN

_ Bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc, không gây chia rẽ mất đoàn kết dân tộc

III./ Hệ thống pháp luật:

1. Khái niệm: là hệt thống các văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp theo một trình tự nhất định: ngành luật -> chế định pháp luật -> quy phạm pháp luật

2. Khái niệm về quy phạm pháp luật:

a. Khái niệm: là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Mỗi quy phạm pháp luật đặt ra là để tác động lên một quan hệ XH nhất định.

b. Cơ cấu của quy phạm pháp luật có 3 bộ phận: _Giả định _ Quy định _ Chế tài

IV./ Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý:

1. Vi phạm pháp luật:

a. Khái niệm: vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ XH được pháp luật bảo vệ

b. Các loại trách nhiệm pháp lý:

_Vi phạm hình sự _Vi phạm hành chính _Vi phạm dân sự _Vi phạm kỷ luật

2. Trách nhiệm pháp lý:

a. Khái niệm: là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật. Trong đó, bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu nhưng hậu quả pháp lý, pháp lệnh, những biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

b. Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý:

_ Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật

_ Trách nhiệm pháp lý là thái độ, cách xử lý của nhà nước và XH đối với chủ thể vi phạm pháp luật, là sự chế tài pháp luật của nhà nước đối với vi phạm pháp luật.

_ Trách nhiệm pháp lý liên quan mật thiết tới sự cưỡng chế của nhà nước

_ Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c. Những yêu cầu cơ bản khi truy cứu trách nhiệm pháp lý:

_ Chỉ truy cứu đối với những hành vi trái pháp luật, có lỗi, có năng lực trách nhiệm pháp lý

_ Bảo đảm tính pháp chế trong thực hiện pháp lý

_ Bảo đảm tính nhân đạo

_ Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý phải thực hiện nhanh, chính xác

V./ Sự cần thiết và biện pháp tăng cường pháp chế XHCN:

1. Khái niệm: pháp chế là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị XH. Trogn đó, tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức XH và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, chính xác.

2. Sự cần thiết phải tăng cường pháp chế:

_ Yêu cầu khách quan cấp thiết của công cuộc đổi mới,đề cao vai trò quản lý của nhà nước, thoát ly quyền làm chủ của nhân dân

_ Nền kinh tế hàng hóa đa thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN chỉ phát triển năng động và hiện quả khi có pháp luật đúng và nghiêm.

_ Chỉ có tăng cường pháp chế thì các quyền lợi hợp pháp mới trở thành thực tế.

_ Hiện nay, những vi phạm pháp luật (đặc biệt là tham nhũng) rất phổ biến, cần tăng cường pháp chế loại trừ vi phạm pháp luật.

3. Biện pháp tăng cường:

_ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với pháp chế

_ Đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật

_ Tăng cường tổ hức thực hiện pháp luật

_ Tăng cường kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật

_ Tăng cường công tác phổ biến giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật trong dân

LUẬT DÂN SỰ

I./ Khái niệm, nội dung quan hệ xã hội do luật dân sự điều chỉnh quan hệ pháp luật dân sự:

1. Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh:

a. Khái niệm: là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ nhân thân và tài sản trên cơ sở bình đẳng, độc lập và quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia các quan hệ đó.

b. Đối tượng điều chỉnh:

_ Quan hệ tài sản: là quan hệ giữa người với người bởi một tài sản.

+Theo điều 172 luật dân sự 1995, người ta xác định: tài sản gồm các vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản khác.

+Thuộc tính của tài sản: thực chất của quan hệ tài sản là quan hệ hàng hóa và tiền tệ. Vì vậy, tài sản không chỉ bao hàm nó thuộc về ai, do ai chiếm hữu và định đoạt; mà nó còn bao hàm cả việc chuyển dịch những tài sản đó từ chủ thể này sang chủ thể khác, cũng như quyền yêu cầu một hay nhiều chủ thể mà nghĩa vụ tương ứng của một hay nhiều chủ thể khác.

_ Quan hệ nhân thân phi tài sản: là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân hay tổ chức, là quan hệ không liên quan đến hàng hóa và tiền tệ, mà từ một giá trị tinh thần và trí tuệ của một cá nhân hay tổ chức, giá trị đó gắn liền với chủ thể gọi là quyền dân sự tuyệt đối của các chủ thể.

+Quan hệ nhân thân phi tài sản liên quan đến tài sản là những giá trị nhân thân được xác lập, phát sinh các quyền về tài sản

+Quan hệ nhân thân phi tài sản không liên quan đến tài sản biểu hiện ở danh dự, uy tín, nhân phẩm và các quyền nhân thân của con người.

c. Phương pháp điều chỉnh: là những cách thức, biện pháp tác động lên các quan hệ tài sản làm cho các quan hệ này phát sinh, thay đổi và chấm dứt theo ý chí của nhà nước.

d. Nội dung điều chỉnh:

_ Các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ dân sự độc lập, bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý, về tổ chức và tài sản. Đây là cơ sở dẫn đến sự tự định đoạt.

_ Khi nói tới sự tự định đoạt là nói tới các quyền của chủ thể, nhưng khi đã tham gia vào quan hệ dân sự thì các chủ thể không thể tự do tùy tiện tạo lập, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ dân sự đó.

_ Khi phải giải quyết tranh chất dân sự thì phương pháp điều chỉnh chủ yếu là hòa giải và tự thỏa thuận giữa các bên.

2. Quan hệ pháp luật dân sự:

a. Khái niệm: là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh. Trong đó các bên tham gia độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lý, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

b. Đặc điểm: chủ thể quan hệ rất đang dạng.

_ Địa vị pháp lý: tất cả các chủ thể pháp luật bình đẳng với nhau, có quyền lựa chọn cách thực hiện các quyền và nghĩa vụ sao cho hợp pháp.

_ Quan hệ dân sự chủ yếu là quan hệ tài sản. Vì vậy, yếu tố tài sản là cơ sở tiền đề để phát sinh quan hệ tài sản.

_ Các biện pháp cưỡng chế rất đa dạng nhưng đặc tính tài sản là đối tượng chủ yếu của các biện pháp cưỡng chế.

c. Thành phần của pháp luật dân sự gồm ba bộ phận

_ Quyền dân sự: là quyền của chủ thể được phép tiến hành trong quan hệ dân sự

_ Nghĩa vụ dân sự: là cách xử sự bắt buộc chủ thể này phải tiến hành nhằm thỏa mãn quyền của chủ thể kia. (còn thiếu)

LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

I./ Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản:

1. Khái niệm: là một ngành luật độc lộc trong hệ thống pháp luật VN, tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân gia đình về quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

_ Khái niệm gia đình: là hình thức cộng đồng xã hội của con người trên cơ sở hôn nhân (quan hệ vợ chồng và quan hệ huyết thống cha mẹ với các con, anh em với nhau) được hình thành trên cơ sở tình nghĩa và tự nguyện, huyết tộc, thuần hôn.

2. Đối tượng điều chỉnh:

_ Quan hệ phát sinh giữa các thành viên trong gia đình với nhau

_ Đối tượng liên quan tới các thành viên gia đình bởi quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân

3. Nguyên tắc cơ bản:

_ Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ

_ Hôn nhân một vợ một chồng

_ Hôn nhân giữa công dân VN thuộc các dân tộc tôn giáo với người nước ngoài được pháp luật tôn trong và bảo vệ.

_ Vợ chồng bình đẳng

_ Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái thành người có ích cho xã hội.

_ Nhà nước thừa nhận con trong giá thú và ngoài giá thú, con trai, con gái, con nuôi

_ Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ và trẻ em, giúp các bà mẹ thực hiện tốt các thiên chức của mình.

II./ Điều kiện kết hôn:

1. Điều kiện kết hôn: _ Nam > 20 tuổi, nữ > 18 tuổi.

_ Phải có sự tự nguyện của cả hai bên _ Tuân theo nguyên tắc một vợ một chồng

LUẬT LAO ĐỘNG

I./ Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản:

1. Khái niệm: luật lao động là một ngành luật độc lập, gồm tổng thể các quy phạm của pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng lao động.

2. Những nguyên tắc cơ bản của luật lao động:

_ Nhà nước tôn trọng-bảo vệ quyền-lợi ích hợp pháp của mỗi bên trong quan hệ lao động

_Các bên trong quan hệ lao động phải tuân theo các quy định của luật lao động, đồng thời khuyến khích các thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với các quy định của luật lao động.

_ Nhà nước tôn trọng quyền đại diện hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động

_ Bảo đảm quyền việc làm, nghề nghiệp và kh6ong bị phân biệt đối xử

_ Trả lương, bảo đảm quyền nghỉ ngơi, thực hiện chế độ BHXH cho người lao động.

II./ Những chế định của luật lao động:

1. Việc làm: là mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập hợp pháp.

a. Trách nhiệm của nhà nước và người sử dụng lao động đối với việc làm:

_ Việc tạo ra việc làm là trách nhiệm của nhà nước

_ Nhà nước phải quy định các chỉ tiêu về việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm.

_ Có chính sách đối tượng cải chính và các biện pháp khuyến khích để người lao động tự tạo việc làm và các thành phần kinh tế phát triển nhiều ngành nghề thu hút lao động

_ Các chính sách đào tạo nghề, đào tạo lại cho người lao động, hỗ trợ cho những địa phương và những ngành nghề có thay đổi cơ cấu sản xuất.

_ Chính phủ lập chương trình quốc gia, phát triển hệ thống giới thiệu việc làm

b. Trách nhiệm sử dụng lao động:

_ Người lao động có quyền tìm việc làm theo khả năng, trình độ và nguyện vọng

_ Người sử dụng lao động có thể tuyển dụng trực tiếp người lao động hoặc thông qua các tổ chức giới thiệu việc làm.

2. Học nghề: mọi người đều có quyền lựa chọn nghề phù hợp với nhu cầu việc làm

a. Các quy định về việc học nghề:

_ Người học có quyền lựa chọn bất kỳ cơ sở đào tạo nào nhưng phải đủ 13 tuổi

_ Phải có hợp đồng văn bản giữa bên học và bên đào tạo

_ Đi học do cơ quan tổ chức cử thì phải làm việc theo hợp đồng, nếu không sẽ phải bồi hoàn học phí theo hợp đồng.

_ Khi người học nghề làm ra sản phẩm thì phải trả công ít nhất là 70% mức lương.

_ Nếu đang học mà tự nghỉ thì không được hoàn trả học phí, nghỉ do nghĩa vụ quân sự mà bị bệnh, không đủ sức khỏe thì được hoàn trả học phí theo thời gian còn lại

_ Nếu đang học mà có thai thì được nghỉ không phải hoàn trả học phí, sau khi sinh nếu có nhu cầu, có điều kiện thì được học tiếp.

3. Hợp đồng lao động:

a. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

b. Nguyên tắc: tự do thỏa thuận, bình đẳng và phải phù hợp pháp luật.

c. Hình thức hợp đồng: văn bản, miệng

d. Có 3 loại hợp động: _ Vô thời hạn _ Xác định thời hạn (1-3 năm) _Mùa vụ

e. Sự thay đổi hợp đồng lao động phải được sự thỏa thuận của 2 bên

f. Hệ quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng:

_ Đúng luật thì người lao động được trợ cấp chế độ thôi việc, mất việc; được hưởng BHXH theo quy định.

_ Trái luật:

+Người sử dụng lao động vi phạm thì phải nhận người lao động vào làm lại công việc đã ký; phải trả tiền lương, phụ cấp những ngày người lao động không làm việc và bồi thường ít nhất 2 tháng lương. Nếu người lao động kh6ong muốn trở lại thì nhận thêm trợ cấp thôi việc và BHXH

+Người lao động vi phạm thì không được nhận trợ cấp thôi việc, phải trả cho người sử dụng lao động tối thiểu ½ tháng lương và chi phí đào tạo (nếu có), nhưng vẫn được nhận BHXH.

4. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi:

a. Thời gian làm việc:

_ Chuẩn: 8h/ngày, 48h/tuần. Làm thêm

_ Làm 7 ngày liên tục được bố trí nghỉ 24h liên tục

_ Không áp dụng làm thêm giờ với phụ nữ có thai từ tháng thứ 7 trở đi, phụ nữ có con nhỏ

_ Làm việc ban đêm: Nam 21:00-6:00, Nữ 22:00-6:00

b. Thời gian nghỉ ngơi:

_ Nghỉ giữa ca: 8h thì nghỉ (ít nhất) 30'; ca đêm 45'.

_ Nghỉ 12h trước khi chuyển ca

_ Nghỉ giãn: 1 ngày/tuần, 4 ngày/tháng. Lễ tết nghỉ 9 ngày/năm.

_ Phép năm: 12 ngày/năm (làm việc nặng, độc hại, dưới 18 tuổi: 14 ngày/năm), làm việc rất nặng: 16 ngày/năm. Kết hôn: nghỉ 4 ngày. Con kết hôn: nghỉ 1 ngày. Cha-mẹ, vợ-chồng, con mất: nghỉ 3 ngày.

_ Nghỉ không lương: thảo thuận.

5. Tiền lương:

a. Tiền lương của người lao động do 2 bên thỏa thuận trả theo năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.

b. Các nguyên tắc trả lương cơ bản:

_ Căn cứ vào điều kiện lao động của từng loại công việc

_ Trả lương trên cơ sở năng suất chất lượng công việc

_ Bình đẳng trong trả lương.

c. Chế độ trả lương trong các trường hợp đặc biệt:

_ Khi ngưng việc: Lỗi của người sử dụng lao động thì vẫn phải trả lương, lỗi của người lao động thì không phải trả lương. Các trường hợp khác: (ít nhất) 70%

_ Tăng ca: thường 150%, nghỉ tuần 200%, nghỉ lễ tết 300% (ban đêm +30%ban ngày)

_ Người lao động bị tạm giam, tạm giữ:

+Lỗi do người lao động thì người lao động được ứng ½ tháng lương

+Lỗi do người sử dung lao động thì phải trả đầy đủ lương cho người lao động

+Lỗi do cơ quan tố tụng thì cơ quan tố tụng phải trả tiền tạm ứng cho người sử dụng lao động, bồi thường cho người lao động.

d. Các hình thức trả lương: thời gian, sản phẩm, khoán

e. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên:

_ Trả lương đúng hợp đồng, đúng thời hạn, tạm ứng khi người lao động gặp khó khăn

_ Người lao động biết lý do trừ lương, chịu trách nhiệm khi trả lương qua trung gian.

f. Thưởng: nhà nước khuyến khích.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #science