[KỲ ÁN] BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH HÃM HẠI VỢ CHẤN ĐỘNG NGÀNH Y
"Nhằm mục đích đi theo người tình, vị giám đốc Bệnh viện nhi – Nhân tài của nền y học Việt Nam đã lập kế hoạch sát hại vợ bằng cách vô cùng hoàn hảo. Vụ án tưởng chừng như sẽ bị chôn vùi, người xấu số sẽ phải ôm nỗi oan khuất xuống cửu tuyền thì bất ngờ sự thật lại được hé lộ từ chính những tiếng khóc trong đám tang. Đăng tải kỳ án này để thấy rằng, cuộc đấu tranh với tội phạm, với cái ác không phải lúc nào cũng dễ dàng."
CUỘC ĐỜI SỰ NGHIỆP BS. VƯU HỮU CHÁNH
Vưu Hữu Chánh là một trong số hai sinh viên thi tốt nghiệp bác sĩ y khoa kỳ III của trường đại học Y Dược tại vùng kháng chiến vào ngày 28 tháng 7 năm 1947. Bác sĩ Chánh được giữ lại làm phụ giáo của trường, kiêm phụ trách “Quân y đại học” và có thời gian phụ trách Giáo vụ hoặc tham gia hiệu đoàn. Bên cạnh hai giáo sư ngoại khoa, sau thêm giáo sư Đặng Văn Ngữ, chỉ còn có Vưu Hữu Chánh được giữ lại trong biên chế trường. Nhà của bác sĩ Vưu Hữu Chánh nằm ngay lối vào, đi ngược lên phía Bắc cũng là ngược hướng ngòi Quẵng thì tới khu lán ở của gia đình các giáo sư Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng. Gần đó còn có nhà ở của Bộ trưởng Bộ quốc gia giáo dục Nguyễn Văn Huyên, của Vụ trưởng Vụ Đại học Ngụy Như Kontum.
Sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, năm 1955, bác sĩ Vưu Hữu Chánh cùng các bác sĩ thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau được lựa chọn đi học tập và làm Nghiên cứu sinh tại Liên Xô (1955-1960) để nâng cao tay nghề và học tập các chuyên khoa. Sau khi về nước, năm 1961, Vưu Hữu Chánh được bổ nhiệm làm giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương.
Vưu Hữu Chánh kết hôn với y tá Nguyễn Thị N. cũng công tác tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Khi chị N. sinh con thứ 3 được ít ngày thì bỗng nhiên mắc bệnh tiêu chảy khiến người gầy rộc. Sau 20 ngày, dù đã sử dụng nhiều loại thuốc cùng các biện pháp tiên tiến nhất thời bấy giờ, chị N. đã qua đời, để lại nỗi tiếc thương cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
NGHI VẤN VỀ SỰ RA ĐI CỦA NGƯỜI VỢ
Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng lúc đó là phụ trách Phòng bảo vệ y tế, Cục Bảo vệ cơ quan và văn hóa - Bộ Nội vụ (sau này đổi tên thành Bộ Công an) cũng có mặt trong đám tang của y tá N. Tại tang lễ, sự nghi vấn về nguyên nhân dẫn đến sự ra đi của người bệnh từ số đông bác sĩ, y sĩ đã khiến Thiếu tướng lưu ý.
Đem nghi vấn này trao đổi với một số cán bộ trong lĩnh vực y tế chuyên về nhiễm trùng, truyền nhiễm, ông được biết việc chị N. qua đời khá lạ vì dù là vi trùng Escherichia coli hay samunela, thậm chí là vi trùng Vibrio gây tả đi nữa thì cũng không thể khiến chị N tử vong trong thời gian ngắn như vậy.
"Về nguyên tắc, mỗi người mất ở bệnh viện đều phải làm giải phẫu bệnh lý, xem nguyên nhân tử vong nhưng khi hỏi về việc giải phẫu bệnh lý với chị N. thì lại không có. Lý do Vưu Hữu Chánh đã đến nói với Giám đốc bệnh viện rằng vợ tôi mới mất đã đau đớn lắm rồi, xin không mổ xẻ để toàn thân được yên lành"- thiếu tướng Phòng kể.
Trong khi đó, Chánh vẫn tỏ ra vô cùng thương tiếc người vợ trẻ, ngày ngày mang hương hoa đến nghĩa trang Văn Điển. Mối nghi ngờ càng thêm, thúc giục thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng cùng đồng đội phải tìm ra lời giải đáp.
Các mối quan hệ của người chồng được đưa vào tầm kiểm soát, đặc biệt là tại các bệnh viện. Quả nhiên, tại Bệnh viện Đại học Y Dược Trung ương, một dược sĩ cho biết Chánh có đến xin 3 gram thạch tín về để điều chế thuốc cho bệnh nhân. Xem giấy ký nhận bàn giao số thạch tín, điều trùng khớp là ngày Chánh đến xin thạch tín chỉ cách ngày chị N. qua đời đúng 7 ngày.
ĐIỀU TRA
Tập hợp những chứng cứ ban đầu, Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng thấy có cơ sở để nghi ngờ Vưu Hữu Chánh chính là thủ phạm. Thời điểm này, Chánh đã mời nhiều bạn bè thân thiết đến nhà ăn cơm và nói rằng công an đang nghi ngờ anh ta lấy thạch tín về g:ết vợ. Những người bạn đã hiến kế, nếu công an có hỏi thì nói xin 3 gram thạch tín để điều chế ra dung dịch liqueur fowler dùng điều trị cho bệnh nhân. Cùng với đó, Chánh sẽ đi xin các anh em trong ngành mỗi người một ít để bù vào. Chánh còn đến gặp Giám đốc Bệnh viện Việt Xô và được bác sĩ này ký cấp cho 10cc liqueur fowler.
Song từ 3 gram thạch tín này có thể điều chế ra một số lượng lớn liqueur fowler nên y còn đến nhiều chỗ khác để xin nhưng cũng không thể đủ. Do vậy, y đã trục tiếp khám, kê thuốc cho các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện có thành phần dung dịch này rồi sau đó thu lại. Để không bị ai phát hiện, Chánh chỉ kê thành phần này vào đơn thuốc của những bệnh nhân ở tỉnh xa, vùng cao như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai... Tuy nhiên, anh ta không hề biết rằng, tất cả các việc làm này đã không thể qua được mắt lực lượng trinh s.át.
THỦ ĐOẠN TINH VI
Một số tình tiết đã dần hé mở, tất cả các thông tin và các bằng chứng, hồ sơ về một vụ án g:ết người được xây dựng lên khá công phu với nghi vấn số một là bác sĩ Vưu Hữu Chánh. Do vụ án liên quan đến vị bác sĩ đầu ngành của Bộ Y tế, bản thân Chánh cũng rất có uy tín trong xã hội nên vụ việc được báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Quốc Hoàn. Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn quyết định để Phòng Bảo vệ y tế trực tiếp điều tra vụ án.
Vụ việc cũng được báo cáo sang Viện Kiểm s.át Nhân dân (KSND) Tối cao và Viện trưởng lúc đó là Hoàng Quốc Việt đã ký quyết định khởi tố vụ án. Tuy nhiên, do Chánh là một Giám đốc bệnh viện tuyến trung ương, việc điều tra có sự nhạy cảm nên thiếu tướng Phòng sang Bộ Y tế trực tiếp gặp Bộ trưởng lúc đó là Phạm Ngọc Thạch để báo cáo. Lãnh đạo Bộ Y tế chấp thuận cho điều tra vụ án, nhưng phải hết sức bí mật.
Ban chuyên án xác định, yếu tố căn bản của vụ án này là phải chứng minh được trong người y tá N có chất asen, điều đó đồng nghĩa với việc phải khai quật tử thi nạn nhân. Thế nhưng, ngày nào Chánh cũng đến thăm mộ vợ nên việc khai quật tử thi hết sức khó khăn. Thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng đá bàn với Thứ trưởng Bộ Y tế lúc đó là Đinh Thị Cẩn về việc sẽ điều Chánh đi công tác trong 5 ngày - khoảng thời gian vừa đủ để công tác khai quật tử thi cũng như xử lý khu vực khai quật hoàn thành. Cơ hội đã đến khi Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh mở một hội nghị về y khoa. Vưu Hữu Chánh được Thứ trưởng cẩn yêu cầu theo cùng bà xuống Quảng Ninh dự hội nghị.
Tất cả các mẫu phẩm như tóc, móng tay, lục phủ ngũ tạng, não bộ... của chị N. cho đến đất ở trên nắp ván thiên cũng như hai bên thành rồi cả nước trong quan tài cũng đều được lấy làm mẫu vật xét nghiệm. Cục Quân y trực tiếp xét nghiệm các mẫu phẩm, sau khi thử nghiệm với những chất độc bay hơi rồi đến mã tiền, thủy ngân... đều không thấy có trong các mẫu phẩm.
Bằng phương pháp tiên tiến nhất, các bác sĩ đã tìm thấy trong tất cả các mẫu phẩm đều có chứa hàm lượng rất cao chất asen hay còn gọi là thạch tín. Kết luận xét nghiệm khẳng định, trong thi thể của N. chứa nhiều thạch tín và là nguyên nhân dẫn đến sự ra đi của chị. Xâu chuỗi lại tất cả các chứng cứ cũng như tài liệu thu thập được, lúc này thiếu tướng Phòng chính thức khẳng định Chánh đã đầu độc vợ bằng asen.
Sau khi có kết luận xét nghiệm, hồ sơ vụ án đã được chuyển sang Viện Kiểm s.át Nhân dân tối cao và đến tận tay Viện trường Hoàng Quốc Việt. Tiếp đó, hồ sơ vụ án chuyển sang Toà án Nhân dân và Vưu Hữu Chánh được triệu tập ngay lập tức. Trước khi vụ án được đưa ra xét xử, công tố viên Nguyễn Quang Dụ, thuộc Viện KSND TP.Hà Nội đã gặp trước Chánh. Lúc đầu, Chánh khăng khăng chối tội, khẳng định rằng lượng liqueur fowler đã được cấp phát cho bệnh nhân ở các tỉnh. Tuy nhiên, với những chứng cứ mà thiếu tướng Nguyễn Quang Phòng và đổng đội thu thập được, Chánh đã phải nhận tội g:ết vợ bằng thạch tín.
Trong Đông y dùng thạch tín làm thuốc bổ máu, trị hen suyễn. Tây y cũng dùng thạch tín làm thuốc từ lâu với dung dịch Fowler do nhà dược học Thomas Fowler tìm ra từ việc bào chế dung dịch 1% potassium arsenite (KAsO2) thành thuốc trị thiếu máu, suyễn, vảy nến, sốt rét, giang mai… nhưng nay không dùng nữa vì quá độc. Tuy nhiên, vào năm 2001, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã chấp thuận cho dùng lại thạch tín trong điều trị để chữa một loại bệnh ung thư bạch cầu là acute promyelocytic leukemia.
Theo lời khai của hung thủ, do mâu thuẫn gia đình nên y ra tay hãm hại vợ. Tuy nhiên, theo dư luận thì Chánh có nhân tình. Vưu Hữu Chánh sau đó đã bị Tòa án nhân dân tuyên án t.ử hình.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top