CÔNG NĂNG TRÌ THẬP CHÚ

10 tiểu Chú thời là tiển đưa Pháp giới hết thảy Phật, Thánh Thần các chúng sanh, mỗi vị được yên chỗ của họ cho nên phải đồng thời trì tụng chẳng thể nào phế bỏ được.

1. Như Ý Bảo Luân Vương Ðà La Ni
Âm Hán:
Nam Mô Phật Ðà Da. Nam Mô Ðạt Ma Da. Nam Mô Tăng Dà Da. Nam Mô Quán Tự Tại Bồ Tát ma ha tát, cụ đại bi tâm giả. Ðát diệt tha. Án chước yết ra phạt để, chấn đa mạc ni, ma ha bát đẳng mế, rô rô rô rô, để sắc tra thước ra a yết rị, sa dạ hồng phấn ta ha. Án, bát đạp ma chấn đa mạt ni, thước ra hồng. Án bát lặc; đà bát đẳng mế hồng.

Âm Phạn:
Namo Buddhaya, Namo Dharmaya, Namo Sanghaya. Namo Avalokitesvaraya bodhisattvaya
mahasattvaya, maha karunikaya.Tadyatha: OM CHAKRA, VARTTI, CHINTAMANI, MAHA
PADMA, RURU, TISTA, JVALA AKARSAYA, HUM, PHAT, SVAHA.

Nghĩa:
Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng. Con xin quy mạng Đức Chuyển luân vương như ý bảo châu đại liên hoa là Bậc đã xa lìa nội trần và ngoại trần. Con xin an trụ theo ánh lửa rực rỡ của Ngài để triệu thỉnh chư Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh Chúng, tám bộ Trời Rồng, chư vị Hộ Pháp giúp cho con phá bại
tâm chấp ngã, phát khởi tâm bồ đề, thành tựu cát tường.

Xuất Xứ:
Như Ý Tâm Đà La Ni Kinh.
Nội dung kinh này nói về Bồ tát Quán Tự Tại được sự chấp thuận của Đức Phật liền tuyên thuyết Vô Chướng Ngại Quán Tự Tại Liên Hoa Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni . Đức Phật lại bảo: Nếu người nào tụng chú này 1 biến thì trừ được tội, qua được tai nạn, thành tựu sự nghiệp. Còn nếu ngày nào cũng tụng 108 biến thì sẽ có cảm ứng khiến thấy được thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà và núi BổTát La nơi Bồ tát Quán Thế Âm cư ngụ, khỏi đọa vào đường ác.

Sự Linh Ứng:
Những người trì tụng mà rõ được nghĩa thâm mật của chú này thì cái thắng lợi ấy cũng thí như cây như ý mà sanh ra những ngọc bảo châu như ý, tùy nguyện muốn cầu việc gì cũng được. Người nào nhất tâm trì tụng chú này, thì các thứ tai nạn đều được tiêu diệt mà đến lúc lâm chung lại được thấy đức
Phật A Di Ðà và ngài Quán Thế Âm tiếp dẫn về cõi Tịnh Ðộ.

Theo Như Ý Tâm Đà La Ni: Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại vì muốn cho chúng sanh tùy ý sở cầu cái gì cũng được như nguyện nên Ngài bạch với Phật xin để Ngài thuyết chú này. Những người trì tụng mà rõ được nghĩa thâm mật của chú này thì cái thắng lợi ấy cũng thí như cây như ý sanh ra những ngọc bảo châu như ý, tuỳ nguyện muốn cầu việc gì cũng được.

Lúc Bồ Tát thuyết chú này rồi, sáu chưởng chấn động, cung điện của Ma Vương đều nổi lửa cháy sợ hãi không cùng, các loài độc ác chúng sanh đều lăn nhào té ngã, còn những kẻ thọ khổ trong địa ngục và ngạ quỷ thì đều đặng sanh về cõi Trời.

Người nào nhứt tâm trì tụng chú này thì các thứ tai nạn đều được tiêu trừ mà đến lúc lâm chung lại được thấy đức Phật A Di Đà và Ngài Quán Thế Âm tiếp dẫn về cõi Tịnh Độ.�

2. Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú
Âm Hán:
Nam mô tam mãn đà, mẫu đà nẫm, a bát ra để hạ đa xá, ta nẳng nẫm, đát điệt tha:
Án khư khư, khư hứ, khư hứ, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát nhập phạ ra,
để sắt sá để sắt sá, sắt trí rị sắt trí rị, ta phấn tra ta phấn tra, phiến để ca, thất rị duệ, ta phạ ha.
Âm Phạn:
Namah samanta, Buddhanam, apratihatasa, sananam, tadyatha:
OM KHA KHA, KHAHI, KHAHI, HUM HUM, JVALA JVALA, PRAJVALA PRAJVALA, TISTA
TISTA, SITIRI SITIRI, SPHATI SPHATI, SHANTIKA, SRIYE SVAHA.
Nghĩa:
Hỡi ánh lửa rực rỡ của Như Lai Vô Kiến Đỉnh Tướng đã thiêu cháy mọi năng chấp, sở chấp hãy tỏa
sáng rực rỡ khiến cho con được an trú trong sự gia trì này nhằm phá tan sự trì độn chậm chạp của Nội
Chướng và Ngoại Chướng. Đồng thời khiến cho con dứt trừ được mọi tai nạn, thành tựu sự an vui tốt
lành.
Xuất Xứ:
Kinh Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức Tiêu Tai Cát Tường Đà La Ni.
Thần chú tiêu trừ các tai nạn, thành tựu việc cát tường. Một trong 4 Đà La Ni thông dụng trong Thiền
lâm, cũng là pháp Tức Tai trong Mật giáo. Thần chú này xuất phát từ Kinh Xí Thạnh Quang Đại Oai
Đức Tiêu Tai Cát Tường Đà La Ni và Kinh Đại Oai Đức Kim Luân Phật Xí Thạnh Quang Như Lai
Tiêu Diệt Nhất Thiết Tai Nạn Đà La Ni.

Theo Kinh Tiêu tai Cát Tường: Khi Phật ở tại từng trời Tịnh Cư nói với các thiên chúng cùng các vị quản lý 28 ngôi sao và 12 cung thần rằng: “Có chú Xí Thạnh Quảng Đại Oai Đức Đà La Ni” của Phật Ta La Vương đã nói hồi trước. Ta nay thuyết ra đây là pháp để trừ những tai nạn. Nếu trong Đế đô quốc giới có các vị đặc trách sao yêu tinh đến làm những điều chướng nạn, hay những vị đặc trách sao quan hệ bổn mạng của nhân loại có gì bất tường phải lập đạo tràng, rồi khắc ký mà niệm chú này 108 biến thì tai chướng tức thời trừ diệt hết.”

3. Công Ðức Bảo Sơn Thần Chú
Âm Hán:
Nam mô Phật đà da, nam mô Đạt ma da, nam mô Tăng dà gia.
Án tất đế, hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà, tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha.
Âm Phạn:
Namo Buddhaya, Namo Dharmaya, Namo Sanghaya.
OM SIDDHI, HOH DHURU, SUDHURU, GARJA, GARBHA, SADHARI, PURNI, SVAHA.
Nghĩa:
Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng.
Vinh quang thay sự thành tựu! Hãy vui vẻ ôm giữ, khéo ôm giữ kho tàng Chân Như! Hãy khéo giữ gìn
tự tính an lạc của Đại Niết Bàn.
Xuất Xứ:
Kinh Ðại Tập (Sutrasamuccaya)
Nếu người tụng chú này một biến, công đức cũng bằng như lễ Ðại Phật Danh kinh bốn vạn năm
ngàn bốn trăm biến. Lại như chuyển Ðại Tạng 60 vạn 5 ngàn 4 trăm biến. Tạo tội quá mười cõi sát độ,
đọa vào A Tỳ địa ngục chịu tội, kiếp hết lại sanh nơi khác để chịu tội. Niệm chú này một biến, tội kia
đều được tiêu diệt, không còn đọa vào địa ngục, khi mạng chung quyết định vãng sanh Tây phương thế
giới, được thấy Phật A Di Ðà, thượng phẩm thượng sanh.
Sự Linh Ứng:
Tập Viên Nhơn vãng sanh" có dẫn trong kinh Ðại Tập nói rằng: "Nếu người tụng chú này một biến, thì
cái công đức cũng như lễ kinh Ðại Phật Danh bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến (45.400), còn như
phạm tội nặng đáng đọa vào địa ngục A tì, mà nhất tâm trì tụng chú này, thì trong lúc mạng chung chắc
đặng sanh về bực thượng phẩm thượng sanh bên cõi Tịnh độ mà đặng thấy Phật A Di Ðà .
Câu nói trên đây, đã được ở các bộ Ðại Tập trong đại tạng mà chưa thấy, hoặc giả có kinh Ðại Tập nào
khác nữa mà chưa nhập tạng chăng

Theo Viên Nhơn Vãng Sanh có dẫn chứng Kinh Đại Tập nói rằng: “Nếu người tụng chú này một biến thì công đức cũng như lễ Kinh Đại Phật Danh bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến (45.400), còn như phạm tội nặng đang đọa vào địa ngục A Tì mà nhứt tâm trì tụng chú này thì trong lúc mạng chung chắc đặng sanh về bậc Thượng Phẩm Thượng Sanh bên cõi Tịnh Độ mà đặng thấy Phật A Di Đà.”

4. Phật Mẫu Chuẩn Đề Thần Chú Thần Chú
Âm Hán:
Khể Thủ quy y Tô tất đế, đầu diện đảnh lễ thất cu chi. Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề, duy nguyện từ
bi thùy gia hộ.
Nam mô tát đa nẩm tam miệu tam bồ đề, cu chi nẩm đát điệt tha. Án, chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề, ta bà
ha.
Âm Phạn:
NAMO SAPTÀNÀM, SAMYAKSAMBUDDHÀYA, KOTINÀM, TADYATHÀ: OM CALE CULE
CUNDHE SVAHA.
Nghĩa:
Quy mạng bảy trăm triệu đấng Chính Đẳng Chính Giác - Chân ngôn nói rằng: Khi Thân, Khẩu, Ý hợp
nhất với sự Giác Ngộ Phật Tính sẽ đi thẳng vào Tự Tính thanh tịnh của Tâm Bồ Đề và thọ nhận mùi vị
an lạc của Đại Niết Bàn.
Xuất Xứ:
Phật Mẫu Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh
Người trì tụng thần chú này đủ chín chục muôn biến, có thể diệt được các tội thập ác, ngũ nghịch, tiêu
trừ tai nạn, bịnh hoạn, tăng nhiều phước thọ

Câu chú này trích trong Kinh Chuẩn Đề. Bốn câu kệ đầu là: “Khể thủ quy y Tô tất Đế,” v.v... cho đến “Duy nguyện từ bi thùy gia hộ” là của Ngài Long Thọ Bồ Tát. Trong bốn câu kệ:

* Câu đầu là nói về Pháp Bảo; câu hai là nói về Phật Bảo; câu thứ ba là nói về Tăng Bảo; câu thứ tư là nói mình xin nhờ ơn sự gia hộ của Tam Bảo.

*) Khể thủ quy y Tô Tất Đế: nghĩa là cúi đầu quy kính Pháp Viên Thành (pháp nhiệm mầu). Chữ Tô Tất Đế: nguyên tiếng Phạn là Susidhi, Tàu dịch là Diệu Thành Tựu, nghĩa là một pháp có năng lực thành tựu được hết thảy sự lý và thành tựu đặng hết thảy tâm nguyện của chúng sanh rất mầu nhiệm.

*) Đầu diện đảnh lễ Thất Cu Chi (cu đê): nghĩa là thành tâm đảnh lễ bảy trăm ức Phật. Chữ “Cu Chi” hay là “Cu Đê”, nguyên tiếng Phạn là “Koti”, Tàu dịch là bách ức, nghĩa là trăm ức; cho nên trên đây nói ”thất cu chi” tức là số bảy trăm ức vậy.

*) Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề: nghĩa là tôi nay xưng tán đức Đại Chuẩn Đề. Chữ “Chuẩn Đề”, nguyên tiếng Phạn là “Candi”, Tàu dịch có hai nghĩa: 1) Thi Vi, 2) Thành Tựu.

Thi Vi: nghĩa là lời nguyện rộng lớn đúng nơi lý và dùng đại trí để dứt vọng hoặc, vì đủ các nhơn hạnh để ra làm việc lợi tha cho chúng sanh, nên gọi là Thi Vi.

Thành Tựu: nghĩa là từ nơi pháp không mà hiện ra pháp giả rồi thành tựu đặng pháp tịch diệt.

Sở dĩ Chú này xưng là “Phật Mẫu Chuẩn Đề” là nói: Pháp là thầy và thiệt trí, là mẹ của chư Phật, cho nên bảy trăm ức Phật đều dùng pháp “Chuẩn Đề Tam Muội” mà chứng đạo Bồ Đề.

Trong kinh Chuẩn Đề nói rằng: Khi Phật ở vườn Kỳ Đà vì có tứ chúng bát bộ đông đủ, Ngài nghĩ thương những chúng sanh đời mạt pháp sau này, tội dày phước mỏng, nên mới nhập “Chuẩn Đề Định” mà thuyết thần chú như vầy:

Nam Mô Tát Đa Nẩm, Tam Miệu Tam Bồ Đề, Cu Chi Nẩm, Đát Điệt Tha, Án, Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề, Ta bà Ha.

Phật nói: Nếu trì chú này mãn chín mươi vạn (900.000) biến thì diệt trừ được các tội thập ác, ngũ nghịch và tứ trọng; cho đến nhà thế tục chẳng luận tịnh hay uế, chỉ cần chí tâm trì tụng, liền được tiêu trừ tai nạn bệnh hoạn, tăng trưởng phước thọ. Khi tụng mãn 49 ngày, Bồ Tát Chuẩn Đề khiến hai vị Thánh thường theo người ấy hộ trì.

Nếu có người hoặc cầu mở trí tuệ, hoặc cầu chống tai nạn, hoặc cầu pháp thần thông, hoặc cầu đạo Chánh Giác, chỉ y theo pháp thiết lập đàn tràng, tụng đủ một trăm vạn (1.000.000) biến thì đặng đi khắp mười phương Tịnh Độ, phụng thờ chư Phật, nghe cả diệu pháp mà được chứng quả Bồ Đề.�

5. Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Đà Ra Ni
Âm Hán:
Án, nại ma ba cát ngỏa đế, a ba ra mật đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nể, thiệt chấp đạp, điệp tá ra tể dã, đát
tháp cả đạt dã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nể dã tháp.
Án, tát rị ba, tang tu cát rị, bót rị thuật đạp, đạt ra mã đế, cả cả nại, tang mã ngột cả đế, ta ba ngỏa, tỷ
thuật đế, mã hắt nại dã, bát rị ngỏa rị tá hắt.
Âm Phạn:
OM NAMO BHAGAVATE, APARAMITA, AJURJNÀNA, SUVINE, SCITA TEJA RÀJAYA,
TATHÀGATÀYA, ARHATE, SAMYAKSAMBUDDHÀYA,
OM SARVA SAMSKÀRA PARI’SUDDHA, DHARMATE, GAGANA, SAMUDGATE
SVÀBHAVA, VISUDDHE, MAHÀ NAYA, PARIVERE, SVÀHÀ.
Nghĩa:
Quy mạng lễ Đức Thế Tôn VÔ LƯỢNG THỌ TRÍ QUYẾT ĐỊNH QUANG MINH VƯƠNG Như Lai
Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác.
OM, tất cả hoạt động Tâm Ý đều là Pháp Tính cực thanh tịnh. Thanh tịnh như Tự Tính thắng thượng
của Hư Không. Hãy phát khởi Thắng Nguyện rộng lớn để mau chóng đạt được sự an lạc thanh tịnh của
Đại Niết Bàn.
Xuất xứ:
Thánh vô lượng thọ quyết định quang minh vương Như Lai đà la ni kinh.

Chú này trích trong Kinh �Đại Thừa Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni. Kinh ấy nói: “Đức Thích Ca Thế Tôn nghĩ thương chúng sanh đoản mạng trong đời vị lai, muốn cho thêm được thọ số, hưởng được hạnh phúc, nên Phật nói với Đại Trí Huệ Diệu Cát Tường Bồ Tát rằng: những nhơn loại ở trong cõi Diêm Phù Đề này thọ mạng chỉ đặng trăm tuổi, mà ở trong số đó lại có phần đông người tạo lắm điều ác nghiệp nên bị tổn đức giảm kỷ thác yểu chết non. Nếu như nhơn loại thấy đặng chú này, hoặc biên chép, hoặc ấn tống, hoặc thọ trì đọc tụng thì lại tăng thọ mạng sống ngoài trăm tuổi và qua đời sau mau chứng quả Bồ Đề.”

6. Dược Sư Quán Đảnh Chơn Ngôn
Âm Hán:
Nam mô Bạc-già-phạt-đế, bệ sát xả lụ-rô, thích lưu-li, bát lạt bà, hắt ra xà giã, đát tha yết đa gia, a ra
hát đế, tam miệu tam bột đà gia, đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.
Nam Mô Dược Sư Lưu ly Quang Vương Phật!
Âm Phạn:
NAMO BHAGAVATE, BHAISAIJYA GURU, VAITURYA, PRABHA, RAJAYA
TATHAGATAYA, ARHATE, SAMYAK SAMBUDDHAYA, TADYATHA. OM BHAISẠIJYE,
BHAISAIJYE, BHAISAIJYA, SAMUDGATE SVÀHÀ.
Nghĩa:
Quy mạng Đức Thế Tôn Dược sư lưu ly quang vương Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác -
Chân ngôn nói rằng: Xin Ngài hãy ban cho con thuốc diệt trừ bệnh Quả Báo, bệnh Nghiệp Ác, bệnh
Kiến Tư, bệnh Trần Sa, bệnh Vô Minh để cho con mau chóng phát sinh được đạo quả Vô Thượng Bồ
Đề.
Xuất Xứ:
Kinh Dược Sư
Nếu ai có bịnh chi, chỉ chuyên nhứt tâm đọc thần chú này 108 biến để chú nguyện vào ly nước sạch rồi
uống thì các bệnh đều tiêu trừ. Còn người nào chuyên tâm trì tụng trọn đời thì được không đau ốm, đến
lúc mạng chung được vãng sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly bên Đông Phương của Phật Dược Sư.

Thần chú này được trích ra từ nơi Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức. Theo như trong kinh, đức Thích Ca Như Lai nói nếu có chứng bệnh gì mà cứ nhứt tâm trì chú này trong nước tịnh thủy đủ 108 biến rồi uống vào thì các bệnh đều lành liền.

Còn như những người mà trọn đời thọ trì chú này thì đặng khỏi bệnh tật và được sống lâu, đến lúc mạng chung lại được sanh về cõi Tịnh Lưu Ly. Nhưng phải biết rằng: chú này được gọi là “Quán Đảnh” là nói chú này do nơi đảnh quang của Phật mà thuyết ra. Người nào nếu thọ trì đọc tụng chú này mà đặng thanh tịnh ba nghiệp (thân, miệng, ý) thì hào quang Phật chiếu ngay đến nơi đảnh môn của người trì tụng ấy một cách mát mẻ như rưới nước cam lồ vậy.

Nên biết ánh quang của Phật khác hơn ánh quang của ma, nguyên vì ánh quang của ma thì chói loà khiến cho người ta sợ hãi, còn ánh quang của Phật thì mát mẻ và làm cho ta vui mừng. Vậy ai là người thọ trì chú này hoặc niệm Phật cần phải phân biệt rõ hai cái ánh quang nói trên. Chớ đừng thấy ánh quang của ma lậo lòe trước mắt như ngoại đạo nhìn nến, như kẻ nhìn nhang kia mà nhận lầm cho là thấy tánh.

7. Quán Âm Linh Cảm Chơn Ngôn
Âm Hán:
Án, ma ni bát di hồng, ma hắt nghê nha nạp, tích đô đặt ba đạt, tích đặt ta nạp, vi đạt rị cát, tát nhi cáng
nhi tháp, bốc rị tất tháp cát nạp, bổ ra nạp, nạp bốc rị, thưu thất ban nạp, nại ma lô kiết, thuyết ra da , tá
ha.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm ứng Quán Thế Âm Bồ Tát.
Âm Phạn:
OM MANI PADME HÙM, MAHÀ JNÀNA, KETU SAVÀDA, KETU SÀNA,
VIDHÀRIYA, SARVÀRTHA, PARISÀDHAYA, NÀPURNA, NÀPARI, UTTÀPANÀ, NAMAH
LOKE’SVARÀYA, SVÀHÀ.
Nghĩa:
OM MA NI BÁT MÊ HÙM là tính chất mầu nhiệm của cây phướng Đại Trí. Hãy ngồi dưới cây
phướng ấy, xa lìa mọi sự chấp giữ mà thành tựu trong khắp các cõi. Hãy luyện các căn cho thanh tịnh
để thành tựu viên mãn các pháp và siêu việt tất cả. Con xin quy mạng công đức nội chứng của Đức
Thế Tự Tại. Nguyện cho con được thành tựu như Ngài.
Xuất Xứ:
Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương
Phật bảo Trừ Cái Chướng Bồ Tát rằng: Sáu chữ Ðại Minh Ðà La Ni này khó được gặp gỡ, nếu có
người nào được sáu chữ Ðại Minh Vương đây, thì người đó tham, sân, si, độc không thể nhiễm ô. Nếu
đeo mang trì giữ nơi thân, người đó cũng không nhiễm trước bịnh ba độc. Chơn ngôn này vô lượng
tương ưng, với các Như Lai mà còn khó biết, huống gì Bồ Tát làm thế nào biết được. Ðây là chỗ bổn
tâm vi diệu của Quán Tự Tại Bồ Tát.

Đức Quán Thế Âm có lòng Đại Bi rất tha thiết, bi nguyện của Bồ Tát rất thâm sâu, công đức độ sanh của Bồ Tát lan rộng khắp mười phương. Người nào thành tâm trì tụng chú này thì liền được lòng Đại Bi của Bồ Tát chắc chắn ủng hộ.

8. Thất Phật Diệt Tội Chơn Ngôn
Âm Hán:
Ly bà lỳ bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nể đế, ma ha dà đế, chơn lăng càng đế, ta
bà ha.
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Thế Nhứt Thiết Phật.
Âm Phạn:
REPA REPATE, KUHA KUHATE, TRANITE, NIGALA RITE, VIMARITE, MAHA GATE,
SANTIM KRITE, SVAHA.
Nghĩa:
Mọi đường lối và tính chất của sự thấp hèn đều tuân theo sự hấp thụ điều cao quý và tính chất cao quý
mà vận chuyển thành ánh sáng rực rỡ vinh quang. Đây là con đường rộng lớn hay chận đứng mọi tai
họa để viên mãn phước trí.
Xuất xứ :
Đại phương đẳng đà la ni kinh
Đây là bài chú của bảy đức Phật đã nói từ những đời quá khứ. Thần chú này hay diệt được các tội tứ
trọng, ngũ nghịch và được vô lượng phước, nếu thành tâm trì tụng.

Chú này được trích ra từ trong kinh Đại Phương Đẳng Đà La Ni. Kinh này nói: “Ngài Văn Thù Sư Lợi nghĩ thương về sau đến đời mạt pháp các chúng Tỳ Kheo có phạm tội Tứ Trọng và các chúng Tỳ Kheo Ni có phạm tội Bát Trọng thì làm sao mà sám hối đặng, nên mới cầu Phật chỉ rõ phương pháp. Lúc ấy Đức Thích Ca Như Lai mới thuyết ra chú này; vì chú này là chú của bảy vị Phật đời trước thường nói, rất có oai lực làm diệt hết các tội Tứ Trọng, Ngũ Nghịch mà đặng phước vô lượng.

Tứ Trọng, Ngũ Nghịch là tội rất nặng, nếu không phải cách sám hối vô sanh thì tưởng không thể nào tiêu diệt cho đặng. Nhưng vì thần chú này là bảy vị Phật đời trước xứng tánh thuyết ra, cho nên những người trì tụng niệm niệm cũng phải xứng tánh để đặng lý vô sanh thì tất cả tội chướng thảy đều tiêu diệt, cũng như nước sôi đổ vào tuyết thì tuyết liền bị tan biến ngay lập tức.

9. Vãng Sanh Quyết Ðịnh Chơn Ngôn
Âm Hán:
Nam mô a di đa bà dạ, đá tha dà đá dạ, đá địa dạ tha: A di rị đô bà tỳ, A di rị đá tất đam bà tỳ, A di rị
đá tì ca lan đế, A di rị đá tì ca lan đá, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ ta bà ha.
Âm Phạn:
NAMO AMITÀBHÀYA TATHÀGATÀYA TADYATHÀ: AMRITOD BHAVE AMRITA
SAMBHAVE AMRITA VIKRÀNTE AMRITA VIKRÀNTA GAMINI GAGANA KÌRTIKARE
SVAHA.
Nghĩa:
Quy mạng A Di Đà Như Lai. Chân ngôn nói rằng: Hiện lên cam lộ, phát sinh cam lộ, cũng mãnh cam
lộ, đạt đến cam lộ dũng mãnh, rải khắp hư không, thành tựu cát tường.
Xuất xứ:
Kinh niệm Phật ba la mật
Người chuyên tụng chú này được Phật A Di Đà thường ngự trên đỉnh đầu ủng hộ, hiện đời an ổn, khi
mạng chung được tuỳ ý vãng sanh.

Thần chú này được trích từ trong kinh Bạt Nhứt Thiết Nghiệp Chướng Căn Bổn Đắc Sanh Tịnh Độ Đà La Ni. Thần chú này có công dụng diệt được các trọng tội như: tội Tứ Trọng, Ngũ Nghịch, Thập Ác, Hủy Bán Chánh Pháp. Người nào nếu y pháp mà chí tâm trì tụng chú này thì Đức Phật A Di Đà thường trụ ở nơi đảnh đầu người ấy luôn cả ngày đêm mà ủng hộ, không cho oan gia thừa tiện nhiễu hại, trong lúc hiện thế đặng an ổn và đến khi mạng chung được vãng sanh Tịnh Độ.

Cách thức hành trì, Trước khi trì tụng chú này, hành giả phải rửa mình, súc miệng cho sạch sẽ, ngày đêm sáu thời, thắp hương lễ Phật, quì gối trước bàn thờ, chấp tay cung kính trì tụng mỗi thời tối thiểu 21 biến thì được linh ứng và hoặc trì tụng đươc ba vạn (300.000) biến thì được thấy đặng Phật A Di Đà thọ ký.

10. Thiên Nữ Thần Chú

Âm Hán:
Nam Mô Phật Đà Da. Nam Mô Đạt Ma Da. Nam Mô Tăng Dà Da.

Nam Mô thất lỵ, ma ha để tỷ da, đát nể dã tha, ba lỵ phú lầu na giá lỵ, tam mạn đà, đạt xá ni, ma ha tỳ
ha ra dà đế, tam mạn đà, tỳ ni dà đế, ma ha ca rị dã, ba nể ba ra, ba nể tát rị phạ lặt tha, tam mạn đà, tu
bác lê đế, phú lệ na, a rị na, đạt mạ đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha Di Lặc đế, lâu phã tăng kỳ đế, hê đế
tỷ, tăng kỳ hê đế, tam mạn đà, a tha nậu đà la ni.
Âm Phạn:
NAMO BUDDHÀYA, NAMO DHARMÀYA, NAMO SANGHÀYA.
NAMO SRÌ MAHÀ DEVÀYA, TADYATHÀ, PARIPÙRNA, CALE, SAMANTA DARSANI,
MAHÀ VIHARA GATE, SAMANTA, VIDHÀNA GATE,MAHÀ KARYA PATI, SUPARIPÙRE,
SARVATHA, SAMANTA, SUPRATI, PÙRNA, AYANA, DHARMATE, MAHÀ VIBHASITE,
MAHÀ MAITRE UPASAMHÌTE, HE ! TITHU, SAMGRHÌTE, SAMANTA ARTHA
ANUPALANI.
Nghĩa:
Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng.
Quy y Cát Tường Đại Thiên. Chú nói như vậy:
Hỡi Đấng quyền năng hay ban bố sự viên mãn thù thắng !
Đấng chủ tể Đại Tác Nghiệp hay nhìn thấy khắp nẻo rộng lớn !
Hãy khéo léo làm cho tất cả đều được đầy đủ.
Hãy khiến cho khắp tất cả mọi nơi đều được sự viên mãn thù thắng tối thượng.
Hãy thể hiện lòng Đại Từ làm cho Lý Pháp Tính tỏa sáng màu nhiệm rộng lớn khiến cho con và chúng
sinh được thích ứng với sự lợi ích chân chính.
Mừng thay Đấng biểu hiện của lòng yêu thương. Đấng chân chính gìn giữ sự lợi ích. Hãy giúp cho con
và chúng sinh đều gìn giữ được khắp mọi tài sản lợi ích.
Xuất xứ:
Kinh Kim Quang Minh.
Trong kinh này nói những kẻ tụng chú này, phàm muốn cần dùng điều chi thì đều được đầy đủ.

T

hần chú này được trích từ trong kinh Kim Quang Minh. Trong kinh Kim Quang Minh nói rằng: “Nếu chúng sanh nghe nói chú này mà một lòng thọ trì đọc tụng hương hoa cúng dường thì nhứt thiết những thứ thọ dụng như vàng, bạc, châu báu, trâu dê, lúa thóc đều đặng đầy đủ hết thảy”.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top