CÁCH THỨC TRÌ CHÚ
Mục đích của việc tụng chú là dùng âm thanh của chú, và cách đọc chú làm cho tâm trong sạch, không còn phiền não, không còn suy nghĩ lăng xăng trong đầu, nhờ đó tâm được định tĩnh. Khi tâm được định tĩnh, đây được gọi là giải thoát, nghiệp chướng tiêu trừ.
Vâng, nếu bạn chỉ dựa vào thần chú, nhưng bản chất bên trong bạn là một nhóm những tư tưởng giả dối và ác tâm, những suy nghĩ tiêu cực và không trong sáng, những tư tưởng thèm khát…Trong trường hợp đó, thần chú sẽ không hiệu quả và đôi khi phản tác dụng. Nếu bạn muốn tránh tai hoạ, trước tiên bạn phải làm sạch tâm trí của chính bạn.
Sự thuần khiết trong tâm trí của bạn là điều thực sự xua tan những tai hoạ. Nếu bạn đầy lòng tham, sân hận, và ngu ngốc, không có thần chú nào có hiệu quả. Chúng ta phải tử tế và tràn đầy sự tốt lành, muốn giúp đỡ người khác.
Trì là nắm giữ một cách chắc chắn. Chú là lời bí mật của Chư Phật mà chỉ có Chư Phật mới hiểu được, chứ các hàng Bồ tát cũng không hiểu thấu. Các bài chú đều có oai thần và công đức không thể nghĩ bàn, dứt trừ được nghiệp chướng, tiêu tai giải nạn và tăng trưởng phước huệ, nên gọi là thần chú.
Thần chú có công năng phi thường, nếu người thành tâm trì chú, thì được nhiều hiệu lực không thể tưởng tượng. Chẳng hạn thần chú “Bạc nhứt thế nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh độ Ðà la ni” có hiệu lực tiêu trừ được hết gốc rễ nghiệp chướng, làm cho người được vãng sanh về Tịnh độ. Thần chú “Tiêu tai kiết tường” có hiệu lực làm cho tiêu trừ các hoạn nạn, tai chướng, được gặp những điều lành. Thần chú “Lăng Nghiêm” thì phá trừ được những ma chướng và nghiệp báo nặng nề v.v… Thần chú “Chuẩn Ðề” trừ tà, diệt quỷ. Thần chú “Thất Phật diệt tội” có công năng tiêu trừ tội chướng của chúng ta từ nhiều đời nhiều kiếp v.v… Vì thế nên chúng ta phải trì chú.
Công năng của thần chú được mô tả trong nhiều kinh sách Mật giáo. Tuy nhiên, tựu trung thần chú có 5 công năng vi diệu sau đây:
1. Kính ái: ai đọc thần chú sẽ được người, trời, quỷ thần kính trọng và quý mến;
2. Tăng ích: được gia tăng những lợi ích trong đời sống như tuổi thọ, sức khỏe, sự thành đạt;
3. Tiêu tai: tai ách sẽ dần tiêu trừ theo diễn trình từ nặng hóa nhẹ, từ nhẹ trở thành không còn nữa;
4. Hàng phục: trừ tà, diệt ma, tức là những thế lực xấu ác vô hình gây tổn hại cho con người;
5. Câu triệu: tập trung được những năng lực tinh tế của vũ trụ, từ các cảnh giới cao diệu…
Nhưng đó chỉ là những lợi ích thuộc về pháp hữu vi, chưa nói đến các lợi ích cao siêu hơn thuộc về pháp vô vi.
Trong pháp hội Lăng Nghiêm, đức Phật dạy rằng ngay cả các bậc đại Bồ Tát cũng cần trì chú. Từ đó có thể thấy rằng thần chú thực sự hữu ích cho chúng sanh hữu tình, trong đó có loài người chúng ta. Sau đây là một trích dẫn từ kinh Thủ Lăng Nghiêm để thấy rõ oai lực của thần chú:
“Giả sử có chúng sanh trong tâm còn tán loạn, nhưng nếu trì niệm thần chú này cũng vẫn thường được 84.000 hằng hà sa Kim cang thần ngày đêm đi theo giữ gìn hộ vệ… Các quỷ thần ác phải xa lánh vị thiện nhân này ngoài 10 do-tuần, và chúng ma muốn rình rập quấy nhiễu cũng không thể được…”
(1) Đọc rõ thành tiếng:
Khi tụng chú theo cách này, phải đọc chú từ tốn, rõ ràng, không đọc quá nhanh, cũng không đọc quá chậm. Khi đọc phải chú tâm vào âm thanh của chú, đừng để cho suy nghĩ trong đầu kịp khởi lên. Khi suy nghĩ khởi lên, dùng tâm trụ vào âm thanh của chú. Duyên theo âm thanh đó, tự nhiên suy nghĩ phiền não trong đầu tan mất. Nếu đọc chú quá nhanh, thì miệng đọc, mà đầu suy nghĩ việc khác, tức là Phật tử đang tự não loạn tâm của mình, tâm không được buông lỏng, định tĩnh. Nên dù đọc trăm ngàn biến chú cũng không có lợi ích cho tâm. Khi tâm tĩnh, tâm vui vẻ, lúc đó thiện pháp mới tăng trưởng.
Nếu đọc quá chậm, thì dễ chú ý đến cảm giác trong cơ thể, trong tâm mình, một hồi sẽ dễ sanh chán mỏi, cảm giác khó chịu trong tâm khởi lên, hoặc buồn ngủ.
Khi tụng chú không đọc quá lớn, cũng không đọc quá trầm. Đọc quá lớn sẽ gây khản giọng, mỏi miệng, khô họng, khó thể đọc nhiều lần. Đọc quá trầm thì âm thanh sẽ tập trung trước phần ngực, làm tim loạn nhịp, dễ gây ra cảm giác mệt mỏi, u uất.
Cả 4 trạng thái trên đều không tốt trong quá trình tụng chú.
Do đó, quý Phật tử nên chọn giọng đọc bình thường, phù hợp với âm lượng của mình, chọn cách đọc mà mình cảm thấy dễ chịu nhất. Khi đọc ra, thấy cơ thể nhẹ nhàng, yên vui, không có suy nghĩ lăng xăng trong tâm, chỉ chú ý vào âm chú, đây gọi là tụng chú đúng chánh pháp.
Cách thức tụng đọc :
Chú Đại Bi phải nên được trì tụng lớn tiếng, giọng điệu trầm hùng,
nhanh và liên tục bằng cách lấy hơi từ bụng ra. Lớn tiếng ở đây
không có nghĩa là ta phải la lớn lên, nhưng giọng đọc phải rõ ràng,
nghe đủ tiếng, không lờ mờ, trại giọng.
Kinh “Nghiệp Báo Sai Biệt” cho biết việc niệm Phật, tụng kinh, trì chú
lớn tiếng có mười công đức sau đây :
1.Dẹp được sự buồn ngủ ám ảnh
2.Thiên ma hoảng sợ.
3.Tiếng vang khắp mười phương
4.Ba đường hết khổ
5.Tiếng đời chẳng lọt vào tai
6.Lòng không tán loạn
7.Dõng mãnh tinh tấn
8.Chư Phật vui mừng
9.Tam muội hiện ra trước mắt
10.Vãng sanh Tịnh Độ
Thật sự, ta cũng sẽ không lo ngại cơn buồn ngủ ám ảnh. Bởi vì khi trì
tụng chú Đại Bi, các vị Thiên, Long, Hộ Pháp sẽ luôn ở bên cạnh ta,
khi ta rơi vào cơn buồn ngủ, các Ngài sẽ giúp đánh thức ta -mà rồi
qúy vị sẽ chứng nghiệm khi thực hành trì chú một cách nghiêm túcbằng một âm thanh như tiếng sấm nổ ở trong đầu khiến ta hoảng hồn, giật mình tỉnh thức. Thông thường sau đó ta sẽ không còn (hoặc
không dám) buồn ngủ nữa. Tuy nhiên, nếu việc này xảy ra một lần thứ hai trong buổi hành Thiền, điều này có nghĩa là thể xác ta quá mỏi mệt, ta nên xin phép được xả thiền để nghỉ ngơi.
Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt phải tụng thầm chỉ riêng
cho mình nghe, hoặc chỉ nhép môi không ra tiếng như khi chúng ta �đang làm việc, đi chung xe tàu với người khác, hoặc đi nằm trước khi ngủ.
(2) Đọc nhép miệng, hoặc âm rất nhỏ chỉ người đọc nghe được Cũng giống như đọc rõ thành tiếng, quý Phật tử không được đọc chú quá nhanh, quá chậm. Cách đọc này khác với cách đọc thành tiếng là: Cách đọc thành tiếng thì âm thanh ở bên ngoài, dùng tai để nghe, dùng tâm để trụ. Cách đọc nhép miệng thì âm thanh của chú nằm ở trong đầu, dùng tâm để trụ, nhưng hơi miệng thì thoát ra ngoài.
Trong quá trình tụng chú, quý Phật tử cũng phải thả lỏng tâm. Khi đọc tâm trụ vào âm thanh của chú trong đầu. Nếu có suy nghĩ khác ở trong đầu, thì dùng tâm trụ vào âm thanh của chú trong đầu, tiếp tục trì tụng. Chú ý, quý Phật tử không nên trụ tâm vào vòm miệng và quán hơi miệng thoát ra ngoài trong quá trình tụng chú. Điều này rất hại cho tim, vì loạn nhịp hơi thở, đọc dần lâu sẽ gây ra cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, u uất trước ngực. Đọc xong bài chú thì mệt mỏi, không có ích gì cho mình mà còn làm tăng cảm giác sợ trì chú. Do đó, quý Phật tử khi tụng chú theo cách này, cần trụ tâm, chú ý đến âm thanh của chú trong đầu; đọc từ tốn, không quá nhanh cũng không quá chậm, đọc với một tâm trạng thật thoải mái, khi đọc xong thấy tâm mình bừng sáng, thì lúc đó gọi là trì chú đúng pháp.
(3) Cách đọc thầm trong tâm
Đây là một cách đọc khó, vì dễ bị tư tưởng xen tạp, dễ dẫn đến tán loạn trong tâm. Khó, nhưng không phải không có cách hành trì. Cách đọc thầm này có điểm giống với cách đọc nhép miệng là âm thanh của chú nằm ở trong đầu. Khi đọc chú, Phật tử luôn phải giữ nguyên tắc là không đọc quá nhanh, cũng không đọc quá chậm, vì 2 cách đọc này đều dẫn đến loạn tâm thức. Không có ích lợi cho việc tu hành.
Trong quá trình đọc thầm, quý Phật tử dùng tâm trụ vào âm thanh của chú trong đầu. Nếu có tư tưởng, suy nghĩ xem tạp, thì nên dùng tâm trụ trở lại vào âm thanh của chú. Đọc từ tốn, rõ ràng trong tâm. Ngoài ra, trong quá trình đọc thầm, quý Phật tử dễ dùng tâm trụ vào hơi thở, hoặc trụ vào lỗ tai, hoặc trụ vào con mắt, hoặc trụ ở vùng trán trước. Tất cả việc trụ kể trên đều không tốt cho việc hành trì. Trụ vào lỗ tai thì dễ gây ra căng thẳng đầu óc, tâm không được định, hồi lâu dễ phát cuồng, tâm sân si nổi lên. Trụ vào hơi thở thì sẽ khiến việc hít thở không tự nhiên, dẫn đến tim đập nhanh, loạn nhịp, hồi lâu gây cảm giác khó thở, mệt mỏi, loạn tâm. Trụ vào con mắt thì sẽ gây mỏi mắt, nhức mắt, hồi lâu căng thẳng, không thể tiếp tục đọc chú được nữa. Trụ ở vùng trán trước, hồi lâu sẽ gây căng thẳng cục bộ, vùng trán trước hoạt động quá mức, dễ gây chóng mặt, đau đầu, loạn tâm. Không có ích trong việc định tĩnh tâm mình.
Do đó, quý Phật tử khi tụng chú bằng cách này cần nên trụ vào âm thanh của chú trong đầu, tư tưởng khởi lên, thì dùng tâm trụ trở lại âm thanh. Chỉ trụ nơi này, không duyên trụ nơi khác, hồi lâu tâm dần sáng. Khi đọc xong chú sẽ có cảm giác đầu óc thư thái, thân tâm thanh tịnh. Đây gọi là trì chú đúng pháp.
3. Kết thúc tụng chú
Tùy thuộc vào ý định và bổn nguyện tụng bao nhiêu biến chú của mỗi người, việc lựa chọn số lần tụng chú sao cho phù hợp. Số lần tụng chú không được quá nhiều và cũng không được quá ít. Tụng chú là quá trình điều khiển tâm từ đang loạn động, suy nghĩ lăng xăng trở nên định tĩnh, thư thái dễ chịu.
Khi tụng chú đến một giai đoạn nhất định thì tâm quý Phật tử được định tĩnh, an lạc, rất vui vẻ; nhưng nếu số lần quá nhiều, giai đoạn an lạc này qua đi, thay vào đó là cảm giác cố gắng cho xong, mệt mỏi, dễ dẫn đến tâm loạn, bất định sẽ không tốt.
Nếu tụng chú quá ít, tâm vẫn còn lăng xăng phiền não, giai đoạn tâm được định tĩnh chưa đến, thì cũng không tốt cho tâm. Lúc này tâm vẫn còn loạn động, nên việc tụng chú chưa được lợi ích.
Do đó, khi quý Phật tử tụng chú đến một giai đoạn nhất định, nhận thấy thân tâm mình rất an lạc, không còn phiền não, một cảm giác thư thái, điềm nhiên, định tĩnh rõ ràng, thì nên dừng lại.
Quý Phật tử cố gắng giữ trạng thái an lạc, thư thái, điềm nhiên, định tĩnh này càng lâu càng tốt. Ban đầu, quý Phật tử có thể giữ được 5, 10 phút, về sau lâu dần có thể giữ được 1 giờ, 2 giờ. Về sau nữa quý Phật tự có thể giữ được nguyên một ngày thì khi đó thần lực của Chú Đại Bi phát huy tác dụng. Cho đến quý Phật tử sống trong tâm an lạc đó hằng ngày, thì nơi đâu cũng là tịnh độ, đất Phật thuần ở trong tâm.
Trên đây là phương pháp tu trì Chú Đại Bi, mong quý Phật tử thực hành đúng chánh pháp để được lợi ích quảng đại, đừng để tâm loạn, phiền não, suy nghĩ đầy dẫy trong tâm.
Khi trì tụng, quý vị hãy nhiếp tâm một chỗ, chớ có nghĩ gì khác ngoài niệm chú. Để nhiếp tâm, quý vị hãy nhìn tượng Phật, Bồ tát. Trước khi tụng hãy nghĩ đức Phật, Bồ tát sẽ thương xót mình vì mình không thành tâm niệm chú và mình sẽ không được toại ý nếu không nhiếp tâm lại một chỗ. Vọng tưởng, ý nghĩ có khởi lên thì cứ mặc, đừng quan tâm nó, nó sẽ tự diệt. Nếu bay theo nó, dầu ý nghĩ đó có tốt cách mấy, sự trì tụng của quý vị xem như vô ích.
3. Lưu ý, quý vị nên trì tụng chú đại bi và lăng nghiêm mỗi ngày, công đức vô cùng. Song khi trì tụng, chớ khởi tâm ích kỉ, tự lợi như cầu trúng vé số... tâm hại người, hại vật mà nên khởi tâm từ bi thương xót chúng sanh chịu khổ, hồi hướng công đức về đạo vô thượng bồ đề, nguyện chúng sanh và mình đều thành Phật đạo, v.v... nhất định chư Phật, Bồ tát sẽ gia hộ cho quý vị.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top