Pháp luật đại cương

Câu hỏi ôn tập và thi cuối kì

Pháp luật Đại cương

1.     Bản chất và vai trò của Pháp luật

2.     Quan hệ Pháp luật

3.     Văn bản Qui phạm Pháp luật

4.     Hệ thống Pháp luật

5.     Luật hành chính ( đối tượng, quan hệ, phương pháp)

6.     Hình thức và phương pháp quản lí hành chính

7.     Quản lí hành chính về đối ngoại

8.     Đối tượng điều chỉnh luật dân sự

9.     Hợp đồng dân sự

10.                        Tội phạm, phân loại tội phạm, cấu thành tội phạm.

I. Bản chất và vai trò của Pháp luật

     1. Bản chất của Pháp luật:

a, Khái niệm: Pháp luật là những qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.

b, Bản chất của Pháp luật:

ØThuộc tính bên trong quyết định sự vận động và phát triển của Pháp luật.

ØGiai cấp là những phân tầng xã hội có chung mục đích, tư tưởng và riêng biệt với các phân tầng khác; giai cấp có ảnh hưởng bởi chính trị.

_ Tính giai cấp của PL thể hiện: PL phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, bảo vệ lợi ích, quyền lợi của lực lượng cầm quyền.

_ Ý chí của giai cấp thống trị: những mong muốn mà giai cấp thống trị muốn duy trì, đảm bảo.

à PL có ưu thế là tính qui phạm phổ biến.

_ PL do nhà nước ban hành à có tính giai cấp; do nhà nước bảo đảm tổ chức, thực hiện.

_ Tính xã hội của PL: Theo C. Mác: “ Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.

     + PL thể hiện ý chí chung của toàn thể xã hội.

     + Bảo vệ lợi ích của tất cả giai cấp, tầng lớp xã hội.

     + Điều chỉnh quan hệ XH vì sự phát triển chung của toàn XH

c, Các mối quan hệ của PL:

ØPL với Kinh tế:

_ Kinh tế quyết định sự ra đời và tồn tại của PL; nội dung của PL do KT quyết định.

_ PL có tác động ngược trở lại vs KT

     + Tích cực: Khi PL phản ánh đúng thực tại khách quan, phản ánh trung thực đk KT.

     + Tiêu cực: Khi PL phản ánh thiếu tính khách quan.

          2. Vai trò của PL:

a, PL là cơ sở thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực NN:

ØPL do NN ban hành nhưng không chỉ là kết quả của tư duy chủ quan 1 cách đơn thuần, mà nó còn xuất phát từ những nhu cầu khách quan của XH. PL có thể đi vào cuộc sống nếu nó phù hợp vs trình độ phát triển KT-XH.

ØPL cũng cần có quyền lực NN đảm bảo mới có thể phát huy tác dụng trong thực tế đời sống.

ØNhu cầu về PL còn là nhu cầu tự thân của Bộ máy NN.

b, PL là phương tiện để NN quản lí KT-XH:

ØNhờ những đặc điểm riêng của mình, PL có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của NN một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất trên qui mô lớn nhất.

ØNhờ có PL, NN có cơ sở để phát huy quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của các tổ chức, các cơ quan, các nhân viên NN và mọi công dân.

c, PL góp phần tạo dựng những quan hệ mới.

d, PL tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ bang    giao giữa các quốc gia.

II, Quan hệ Pháp luật

1, Khái niệm: Là quan hệ XH được các quy phạm PL điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những đk do NN quy định, có những quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của PL.

2, Đặc điểm của QHPL:

a, QHPL là các quan hệ được QPPL điều chỉnh.

b, QHPL mang tính ý chí NN.

c, QHPL là quan hệ mà các bên tham gia có quyền, nghĩa vụ Pháp lý và được NN đẳm bảo thực hiện.

3, Chủ thể của QHPL:

a, Khái niệm: Cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện do NN quy định cho mỗi loại QHPL và tham gia vào QHPL đó được gọi là chủ thể của QHPL.

b, Năng lực chủ thể: gồm 2 yếu tố:

ØNăng lực PL: là khả năng hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của PL.

ØNăng lực hành vi: là khả năng của cá nhân, tổ chức được NN thừa nhận, bằng hành vi của mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý và độc lập chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

ØNăng lực PL là điều kiện cần, năng lực hành vi là đk đủ để cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể QHPL.

ØNăng lực PL và năng lực hành vi đều được quy định cụ thể trong các VBQPPL.

ØĐối vs các quốc gia khác nhau hoặc trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau ở mỗi NN, năng lực chủ thể của mỗi cá nhân, tổ chức được quy định khác nhau.

c, Các loại chủ thể:

ØCá nhân ( công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch)

_ Năng lực PL có từ khi người đó sinh ra cho tới khi người đó chết đi.

_ Năng lực hành vi xuất hiện muộn hơn năng lực PL và phát triển theo qua trình phát triển tự nhiên của con người. Khi cá nhân đạt được những đk nhất định như độ tuổi, khả năng nhận thức, trình độ chuyên môn… thì được xem là có năng lực hành vi.

ØPháp nhân: Là một khái niệm pháp lý phản ánh địa vị pháp lý của một tổ chức. Để một tổ chức được công nhận là một pháp nhân thì phải có những đk sau:

_ Là tổ chức được thành lập một cách hợp pháp.

_ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

_ Có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tái sản đó khi tham gia QHPL.

_ Nhân danh mình tham gia các QHPL.

vNăng lực chủ thể của pháp nhân:

_ Năng lực PL của pháp nhân: mang tính chuyên biệt.

+ Phát sinh: từ thời điểm cơ quan NN thành lập, cho phép thành lập hoặc có giấy phép hoạt động.

+ Chấm dứt: từ thời điểm chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân trong một số trường hợp như: phá sản, giải thể, chia nhỏ, hợp nhất,…

_ Năng lực hành vi của pháp nhân: phát sinh và chấm dứt cùng thời điểm vs năng lực PL pháp nhân.

ØNhà nước: Là chủ thể đặc biệt trong QHPL, vì NN là chủ thể của quyền lực chính trị toàn XH, là chủ sở hữu lớn nhất trong XH. NN là chủ thể ủa QHPL quan trọng.

4, Quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý:

a, Quyền chủ thể là khả năng xử sự của các cá nhân tổ chức tham gia QHPL được QPPL quy định trước và được NN bảo vệ bằng sự cưỡng chế.

b, Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự bắt buộc được QPPL qui định đối vs chủ thể nhằm đáp ứng quyền thực hiện của chủ thể bên kia.

          5, Khách thể của QHPL:

     Là những giá trị vật chất, tinh thần và những giá trị XH khác mà chủ thể QHPL mong muốn đạt được khi tham gia vào QHPL và thực hiện quyền chủ thể - nghĩa vụ pháp lý.

     6, Sự kiện pháp lý: Là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được QPPL gắn vs sự phát sinh thay đổi hay sự chấm dứt một QHPL.

Phân loại:

ØCăn cứ theo tiêu chuẩn ý chí, sự kiện pháp lí được phân chia thành:

_ Sự biến pháp lí

_ Hành vi pháp lí

ØCăn cứ vào kết quả tác động của sự kiên pháp lý đối vs QHPL, có 3 loại sự kiện:

_ Sự kiện pháp lí làm phát sinh

_ Sự kiện pháp lí làm thay đổi

_ Sự kiện pháp lý làm chấm dứt QHPL

III, Văn bản Qui phạm pháp luật

1, Khái niệm: Văn bản quy phạm PL là văn bản do cơ quan NN ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành VBQPPL của hội đồng nhân dân, UBND, trong đó có quy tắc xử sự chung có hiệu lực bắt buộc chung, được NN bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ XH.

2, Đặc điểm:

ØPhải do cơ quan NN hoặc người có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành.

ØTrình tự, thủ tục ban hành VB được quy định chặt chẽ trong Luật ban hành VBQPPL và các văn bản PL có liên quan khác.

ØChứa các quy tắc xử sự chung mà mọi cơ quan, các nhân phải tuân theo khi tham gia quan hệ XH.

ØNN đảm bảo thi hành bằng các biện pháp: tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục,…

3, Hệ thống VBQPPL bao gồm:

ØHiến pháp, luật, nghị quyết.

ØPháp lệnh, lệnh.

ØNghị định, quyết định.

ØThông tư.

4, Nguyên tắc ban hành VBQPPL:

a, Đảm bảo tiến trình hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của VBQPPL trong hệ thống PL:

ØNguyên tắc quan trọng nhất phải tuân thủ.

ØKo được trái vs Hiến pháp.

ØVBQPPL của cơ quan NN có thẩm quyền bãi bỏ, hủy bỏ hoặc sửa đổi theo quy định PL.

b, Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL:

ØKhi ban hành VBQPPL, các cơ quan ban hành phải thực hiện đầy dủ các bước:

_ Lập chương trình xây dựng Luật.

_ Soạn thảo Luật

_ Thẩm tra dự án, xem xét, cho ý kiến.

_ Thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý.

_ Công bố VBQPPL.

à tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn, ko có khả thi khi thực hiện VBQPPL.

c, Đảm bảo tính công khai trong quá trình xây dựng ban hành VBQPPL, trừ trường hợp VBQPPL mang bí mật quốc gia, và đảm bảo tính minh bạch trong các quy định của VBQPPL.

IV, Hệ thống Pháp luật

ØHệ thống PL: là 1 chỉnh thể thống nhất của các QPPL.

ØHệ thống PL bao gồm các đặc điểm:

_ Sự thống nhất, nhất quán trong hệ thống:

_ Các QPPL trong các VBQPPL của cơ quan NN cấp dưới phải phù hợp và ko được trái vs QPPL trong VBQPPL của cơ quan NN cấp trên.

_ Tất cả các QPPL của toàn hệ thống ko được trái vs tất cả các QPPL trong Hiến pháp và Luật của Quốc hội.

ØSự phân chia hệ thống PL thành các bộ phận cấu thành:

_ Các quan hệ XH cần điều chỉnh bao gồm nhiều lĩnh vực, vs những tính chất, đặc điểm khác nhau, trong mỗi lĩnh vực đó lại bao gồm nhiều nhóm quan hệ XH với tính chất, đặc điểm không giống nhau, tồn tại 1 cách độc lập nên sự phân chia này là tất yếu.

_ Hệ thống PL chia thành nhiều ngành Luật, và trong mỗi ngành Luật chia thành các chế định PL.

ØTính khách quan của hệ thống PL:

_ Xây dựng hệ thống PL phải xuất phát từ sự phát triển của các quan hệ XH đang tồn tại khách quan trong XH.

ØCăn cứ để phân chia ngành Luật:

_ Mỗi quốc gia chia hệ thống PL một cách khác nhau nhưng nhìn chung, căn cứ để phân chia ngành luật vẫn là sự khác biệt của các lĩnh vực quan hệ XH mà tổng thể QPPL điều chỉnh.

_ Lĩnh vực quan hệ XH đó gọi là đối tượng điều chỉnh của ngành luật và là căn cứ để phân chia ngành luật.

_ Bên cạnh đó, các ngành luật còn được phân chia bởi phương pháp điều chỉnh – là cách thức mà NN sử dụng trong PL để tác động lên cách xử sự của người tham gia vào các quan hệ XH đó.

V, Luật hành chính (đối tượng, phương pháp, quan hệ)

Luật hành chính là tổng hợp những QPPL điều chỉnh các quan hệ XH phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan NN đối vs mọi lĩnh vực của đời sống XH.

1, Đối tượng điều chỉnh:

ØCác quan hệ XH phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý NN khi thực hiện việc quản lý NN đối vs mọi mặt của đời sống XH.

ØCác quan hệ trong hoạt động tổ chức và công tác nội bộ của các cơ quan quản lý NN.

ØNhững quan hệ XH mang tính chất chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động tổ chức và công tác nội bộ của các cơ quan kiểm soát, cơ quan xết xử, cơ quan quyền lực.

ØMột số quan hệ XH mang tính chất chấp hành và điều hành các cơ quan NN ko phải là cơ quan quản lý và 1 số tổ chức chính trị được trao quyền thực hiện 1 số chức năng quản lý NN cụ thể.

2, Phương pháp điều chỉnh:

ØLà những quan hệ XH thuộc lĩnh vực quản lý NN, các quan hệ XH mà luật hành chính điều chỉnh có một đặc điểm quan trọng là trong đó bao giờ cũng có ít nhất một bên chủ thể mang quyền lực NN, nhân danh NN và bên kia phải chấp hành quyền lực đó.

ØTrong các quan hệ này không có sự bình đẳng về ý chí mà luôn luôn có một bên phải phục tùng ý chí của bên kia. Đồng thời bên mang quyền lực NN, nhân danh NN cũng phải kiểm tra xem xét các quyết định mà mình đưa ra.

3, Quan hệ PL hành chính:

ØLà hình thức pháp lý của các quan hệ XH mang tính chất chấp hành và điều hành, xuất hiện trên cơ sở sự điều chỉnh của QPPL hành chính tương ứng đối vs quan hệ đó mà các bên tham gia quan hệ (các chủ thể) đều mang những quyền và nghĩa vụ mà quy phạm đó đã dự kiến trước.

ØQuan hệ Pháp luật hành chính chỉ xuất hiện khi đồng thời tốn tại 3 đk:

_ Tồn tại QPPL hành chính điều chỉnh quan hệ quản lý tương ứng.

_ Xuất hiện sự kiện pháp lý.

_ Tồn tại các chủ thể cụ thể.

ØĐặc điểm của quan hệ Pháp luật hành chính:

_ Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia quan hệ Pháp luật hành chính luôn gắn liến vs hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý NN.

_ Quan hệ PL hành chính có thể phát sinh do yêu cầu hợp pháp của bất kì bên nào, sự thỏa thuận của bên kia ko phải là đk bắt buộc phải có.

_ Trong quan hệ PL hành chính bao giờ cũng có ít nhất 1 chủ thể mang quyền lực NN, nhân danh NN và để thực hiện quyền lực của NN.

_ Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ PL hành chính được giải quyết theo trình tự, thủ tục hành chính.

_ Bên vi phạm trong quan hệ PL hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý trước NN.

VI, Hình thức và phương pháp quản lí hành chính

1, Hình thức quản lí hành chính:

Thông thường có 3 hình thức sau:

ØRa văn bản pháp quy quy phạm pháp luật hành chính:

_ Các chủ thể quản lí hành chính nhà nước có thể giải quyết định bằng chữ viết, bằng lời nói, bằng dấu hiệu, ký hiệu, trong đó bằng chữ viết là chủ yếu, là đảm bảo tính pháp lí cao nhất.

_ Văn bản pháp quy quy phạm pháp luật hành chính là quyết định hành chính được ghi thành chữ viết, để cho các khách thể quản lí căn cứ vào đó mà thực hiện và là chứng cứ để các chủ thể quản lí kiểm tra các khách thể thực hiện có đầy đủ và đúng hay không và tùy theo đó mà truy cứu trách nhiệm, xử lí theo pháp luật.

ØHội nghị: là hình thức để tập thể lãnh đạo ra quyết định:

_ Hội nghị còn sử dụng để bàn bạc một công việc có liên quan đến nhiều cơ quan hoặc nhiều bộ phạn trong một cơ quan, cần có sự kết hợp, phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau. Hội nghị còn dùng để truyền đạt thông tin, học tập, biểu thị thái độ, tuyên truyền, giải thích..

_ Hội nghị bàn công việc sẽ có nghị quyết hội nghị. Các nghị quyết hội nghị được thể hiện bằng văn bản pháp quy mới có đầy đủ tính pháp lý.

_ Hội nghị là hình thức cần thiết và quan trọng. Cần phải tổ chức và chủ trì hội nghị theo phương pháp khoa học ít tốn thời gian mà hiệu quả cao.

ØHoạt động thông tin điều hành bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại:

_ Theo hình thức này, máy móc có thể thay thế lao động chân tay và cả lao động trí óc cho công chức hành chính.

_ Hình thức này hiện nay dang phát triển mạnh mẽ. Chẳng hạn: sử dụng điện thoại, ghi âm, ghi hình, vô tuyến truyền hình, fax, photocopy, máy vi tính, máy điện toán, internet..

_ Nói chung là tin học hiện đại được sử dụng vào công tác nghiệp vụ điều hành quản lí hành chính nhà nước.

Trong ba hình thức trên, hình thức ra văn bản pháp quy quy phạm pháp luật hành chính là chủ yếu.

2, Phương pháp quản lý hành chính:

a, Trong họat động quản lý, cơ quan hành chính Nhà nước sử dụng nhiều phương pháp của các ngành khoa học khác. Đó là:

ØPhương pháp kế hoạch hoá: Được dùng để quy hoạch, dự báo xu thế phát triển, xây dựng chiến lược, xây dựng chương trình mục tiêu,lập chỉ tiêu kế hoạch.

ØPhương pháp thống kê: Dùng trong các trường hợp:

   _ Điều tra, thu thập, phân tích thông tin.

   _ Đánh giá tốc độ phát triển...

ØPhương pháp toán học: Dùng trong các trường hợp:

   _ Lập chương trình qua hệ thống máy điện toán.

   _ Lập ma trận, sơ đồ mạng, vận trù học trong quản lý, điều hành.

ØPhương pháp tâm lý - xã hội học: Sử dụng để:

   _ Nghiên cứu các vấn đề xã hội và tâm lý.

   _ Suy tôn những người có công.

ØPhương pháp sinh lý học: Được sử dụng để:

   _ Nghiên cứu các điều kiện lao động của  con người trong cơ quan.

   _ Tạo sự thoải mái dễ chịu trong lao động.

b, Các phương pháp đặc thù của quản lý hành chính:

ØPhương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức: Nội dung chính của phương pháp này gồm:

   _ Sự tác động về tinh thần và tư tưởng để đối tượng giác ngộ lý tưởng, ý thức chính trị, pháp luật.

   _ Nhận thức được tốt, xấu, thiện, ác.

   _ Có hành động tích cực.

ØPhương pháp tổ chức: Đây là phương pháp đưa con người vào khuôn khổ, kỷluật, kỷ cương. Nội dung bao gồm:

   _ Phải có quy chế, quy trình, nội dung hoạt động của cơ quan và nghiêm chỉnh thực hiện.

   _ Kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra.

ØPhương pháp kinh tế: Đây là biện pháp mà chủ thể quản lý hành chính tác động gián tiếp đến khách thể quản lý dựa trên lợi ích vật chất để khách thể tự giác thực hiện trách nhiệm của mình. Nội dung bao gồm hai mặt:

   _ Làm tốt được tăng lương, thưởng, phụ cấp.

   _ Làm không tốt thì bị xử lý như hạ lương, cắt lương, phạt tiền.

ØPhương pháp hành chính: Đây là biện pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý Nhà nước lên khách thể bằng các mệnh lệnh hành chính dứt khoát, bắt buộc.

VII, Quản lý hành chính về đối ngoại

ØLà quy chế pháp lý hành chính đối vs người nước ngoài, người không quốc tịch. Bao gồm các nội dung chủ yếu là:

_ Các quy định về xuất nhập cảnh, đăng ký thường trú, tạm trú tại Việt Nam.

_ Các quy định riêng về cư trú, đi lại.

_ Các loại ngành nghề, công việc mà họ không làm được.

ØNgười nước ngoài là người cư trú ở một nước nhưng mang quốc tịch của một nước khác.

ØNgười không quốc tịch là người không mang quốc tịch một nước nào cả. Những trường hợp không có quốc tịch có thể do:

_ Mất quốc tịch, thôi quốc tịch mà chưa có quốc tịch mới;

_ Luật quốc tịch của các nước có xung đột;

_ Cha mẹ mất quốc tịch hoặc không quốc tịch thì con sinh ra cũng có thể là người không quốc tịch.

VIII, Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự

Trả lời:

Với tư cách là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của nhà nước ta, luật dân sự có đối tượng điều chỉnh là : các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân.

-         Quan hệ tài sản là những quan hệ xã hội gắn liền và thông qua một tài sản :

·        Tài sản là các vật cụ thể, hữu hình, ngoài ra còn là những quyền và nghĩa vụ mang nội dung tài sản (quyền tài sản)

·        Có nhiều quan hệ tài sản đc xác lập và giải quyết trên cơ sở của pháp luật dân sự trong các cuộc giao lưu dân sự diễn ra hàng ngày

·        Quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của ngành luật dân sự

-         Quan hệ nhân thân là những quan hệ xã hội phát sinh từ một giá trị tinh thần của một cá nhân hay một tổ chức và luôn luôn gắn với một chu thể nhất định:

·        Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản là những quan hệ xã hội về những lợi ích tinh thần, tồn tại một các độc lập, hok liên quan đến tài sản, như quyền đối với họ tên, quyền đc bảo vệ danh dự, uy tín, ...

·        Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản là những quyền nhân thân có thể làm phát sinh tài sản như quyền lao động, quyền tự do kinh doanh,… Và quyền tài sản này là 1 loại  tài sản theo quy định của pháp luật dân sự…

IX, Hợp đồng dân sự

Trả lời:

1.     Khái niệm hợp đồng dân sự

Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

2.     Phân loại hợp đồng dân sự

·        Theo tính chất của nghĩa vụ và hiệu lực của hợp đồng dân sự

a.     Hợp đồng song vụ

b.     Hợp đồng đơn vụ

c.      Hợp đồng chính

d.     Hợp đồng phụ

e.      Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

f.       Hợp đồng có điều kiện

·        Theo đặc điểm về nội dung của quan hệ hợp đồng

a.     Nhóm một, hợp đồng dân sự thông dụng: mua bán, trao đổi, tặng cho, vay, thuê, mượn,…

b.     Nhóm hai, hợp đồng chuyền quyền sử dụng đất: chuyển quyền, chuyển nhượng, thuê quyền,…

c.      Nhóm ba, Hợp đồng trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ và chuyền giao công nghệ

3.     Giao kết hợp đồng

·        Nguyên tắc:

Tự do giao kết hợp đồng nhưng hok được trái pháp luật, đạc đức xã hội, đạo đức xã hội, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng

·        Chủ thể:

Phải đạt những điều kiện về chủ thể của một  giao dịch dân sự

a.     Đủ 18 tuổi trở lên

b.     Từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng đủ để thanh toán nghĩa vụ thì được phép giao kết hợp đồng trừ những trường hợp pháp luật quy định

c.      Chưa đủ 15 tuổi: được phép tham gia giao kết hợp đồng dân sự nhưng phải có bố mẹ hoặc người giám hộ đồng ý

·        Hình thức:

Có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể

·        Nội dung:

a.     Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc hok được làm

b.     Số lượng, chất lượng

c.      Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

d.     Quyền và nghĩa vụ của đôi bên

e.      Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

f.       Các nội dùng khác

·        Hiệu lực

a.     Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ cấc điều kiện sau đây:

i.                   Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự

ii.                 Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội

iii.              Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện

b.     Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định

4.     Thực hiện hợp đồng dân sự

·        Nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự.

a.     Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;

b.     Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau

c.      Không được xâm phạm đến lợi ích Nhà Nước, lợi ích công cộng, quyền lợi ích hợp pháp của người khác

·        Giải thích hợp đồng dân sự

Việc giải thích hợp đồng dân sự thực hiện theo quy định về giải thích giao dịch dân sự (Điều 126 và Điều 409 Bộ luật dân sự)

·        Bảo đảm thực hiện hợp đồng dân sự

a.     Để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận áp dùng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được nghiên cứu.

b.     Ngoài ra, Bộ luật dân sự cũng quy định những trường hợp sửa đổi, hủy bỏ, đơn phương đình chỉ thực hiện và chấm dứt hợp đồng dân sự

c.      Trong quá trình thực hiện hợp đồng dân sự, bên vị phạm hợp đồng phải cịu trách nhiệm dân sự

X, Định nghĩa về tội phạm. Phân loại tội phạm. Nêu các cấu thành của tội phạm

Trả lời:

1.     Định nghĩa về tội phạm

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

2.     Phân loại tội phạm

Bộ luật hình sự Việt Nam căn cứ vào tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự để chia tội phạm thành bốn loại:

·        Tội phạm ít nghiêm trọng: là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy là đến ba năm tù

·        Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hạn lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù

·        Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù

·        Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình

3.     Cấu thành tội phạm

·        Tổng hợp những dự liệu được quy định nhằm xác định hành vi phạm tội, là cơ sở cần và đủ của trách nhiệm hình sự

·        Một người chỉ có thể chịu trách nhiệm hình sự khi hành vi của người đó có dấu hiệu của một cấu thành tội phạm cụ thể do luật quy định

·        Có bốn nhóm các dấu hiêu đặc trưng của cấu thành tội phạm

a.     Khách thể của tội phạm

i.                   Khách thể chung: trườn hợp các quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ

ii.                 Khách thể cụ thể: trường hợp quan hệ xã hội cụ thể

iii.              Khách thể loại: nhóm quan hệ xã hội cùng tình chất được pháp luật hình sự bảo vệ

b.     Mặt khách quan của tội phạm: là mặt bên ngoài, bao gồm:

i.                   Hành vi khách quan ( bao gồm tác hại về thể chất, vật chất, tinh thần và các biểu hiện biến đổi khác)

ii.                 Hậu quả nguy hiểm cho xã hội

iii.              Các biểu hiện

c.      Chủ thể tội phạm: là con người cụ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và có năng lực hình sự

d.     Mặt chủ quan của tội phạm: là những mặt tâm lí bên trong của chủ thể phạm tội ( lỗi, động cơ, mục đích)

ðĐộng lực bên trong chủ thể muốn đạt đến

·        Tùy theo mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, cấu thành tội phạm được phân thành:

a.     Cấu thành cơ bản

b.     Cấu thành tăng nặng

c.      Cấu thành giảm nhẹ

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: