Pháp luật đại cương

Câu 1: Phân tích bản chất, chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

1.Định nghĩa Nhà nước:

Theo Mác: Nhà nước là 1 phạm trù lịch sử có quá trình phát sinh và tiêu vong.

Theo Lê-nin: Nhà nước là 1 bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này với giai cấp khác.

2.Các đặc điểm của nhà nước Việt Nam:

* Theo điều 2 hiến pháp năm 1992:

Bản chất của Nhà nước VN là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân do dân vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa  giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, quyền là thống nhất nhưng có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

*Bản chất đó được thể hiện trên 4 mặt sau: tính nhân dân, tính giai cấp công nhân, tính dân tộc, tính xã hội.

 1.  Tính nhân dân:

            - Là thuộc tính xuyên suốt từ năm 1945 đến nay.

            - Thể hiện ở chỗ:    + nhân dân là quyền lực tối cao của chủ thể Nhà nước, làm chủ Nhà nước trên mọi lĩnh vực

                                               + nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình chủ yếu thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

 2. Tính giai cấp công nhân:

            - Mang bản chất của giai cấp công nhân.

            - Thể hiện ở chỗ: + Đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN; mục đích, lí tưởng của Đảng là xây dựng CNXH trên cở sở lí luận của CNg Mac- Lênin, tư tưởng HCM.

                                              + Chính sách, pháp luật, đường lối đều trên cơ sở đường lối của ĐCS VN xây dựng: Nhà nước ta phải là Nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

3. Tính dân tộc:

            - Việt Nam là 1 quốc qia đa dân tộc.

            - Nhà nước ta xác định thực hiện nhiệm vụ đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ của toàn xã hội. Cụ thể:

            + Chính trị: quy định các dân tộc đều có quyền và trách nhiệm tham gia vào việc thiết lập quyền lực Nhà nước.

+ Kinh tế:+ đều có quyền bình đẳng về các lợi ích kinh tế đồng thời Nhà nước ưu tiên hỗ trợ vùng sâu vùng xa để kịp tiến độ chung

                  + chính sách kinh tế: hỗ trợ đầu tư và xây dựng điện-đường-trường-trạm và khu công nghiệp.

+ Tổ chức: thành lập các đoàn hướng dẫn cho người dân về nghề nghiệp.

+ Văn hóa: các dân tộc có quyền dùng tiếng nói và chữ viết cảu mình, giữ gìn phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp.

                    Nhà nước chấp nhận sự khác biệt của các dân tộc, lấy điểm chung của các dân tộc làm mục đích hướng tới: ”Dân giàu nước mạnh,xã hội công bằng-dân chủ-văn minh”.

4. Tính xã hội:

            - Nhà nước đảm bảo cho công dân phát triển theo khả năng của mình, đảm bảo cho mọi ng được sống trong môi trường ổn định, đc hưởng thụ các giá trị văn hóa,đc quan tâm về giáo dục,chăm sóc về y tế, đảm bảo sự phát triển của xã hội, gắn liền với sự tăng tiến của cá nhân.

3. Các chức năng của Nhà nước CHXHCN VN:

-  Chức năng của Nhà nước ta là hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước của nhân dân, trong các lĩnh vực đời sống xã hội.

- Chức năng của Nhà nước không phải bất biến nó cũng phát triển và biến đổi theo từng giai đoạn lịch sử.

- Có 2 phương pháp thực hiện: thuyết phục và cưỡng chế.

- Có 2 chức năng chính: đối nội và đối ngoại.

a.ĐỐI NỘI:

- Tổ chức quản lí kinh tế:    + Nhà nước là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất, hiện nay xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ và lập quan hệ sản xuất XHCN.

                                              + Xây dựng và quản lí nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Quản lí kinh tế bằng pháp luật, chính sách.kế hoạch, quy hoạch và quản lí trên tầm vĩ mô.

                                              + Thực hiện phân phối theo:               + Kết quả lao động.

                                                                                                    + Hiệu quả kinh tế.

                                                                                                    + Nguồn vốn đóng góp.

                                                                                                    + Phúc lợi xã hội.

                                                                                                    + Các nguồn lực khác.

-  Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

-  Quản lí xã hội:                   + Giáo dục: coi giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu, đào tạo và bồi dưỡng nhân cách con ng góp phần vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

+ Văn hóa: xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập với thế giới.

                     Phát triển đồng bộ các ngành khoa học và tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ thế giới. Nghiên cứu,ứng dụng,tôn vinh các nhà khoa học và khuyến khích Việt kiều làm giàu cho đất nước.

b. ĐỐI NGOẠI:

- Bảo vệ Tổ quốc:

+ BẢO VỆ:                   +bảo vệ độc lập chủ quyền

                                                  +Toàn vẹn lãnh thổ

                                                  +Chế độ kinh tế - văn hóa.

                                                  + Quyền làm chủ của nhân dân.

+ XÁC ĐỊNH bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân, phải kết hợp chặt chẽ quốc phòng – an ninh và quốc phòng – ngoại giao.

- Mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại:

Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền,toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi.

KẾT LUẬN: Những thuộc tính của Nhà nước được thể hiện rất cụ thể qua 4 mặt: tính nhân dân,tính giai cấp công nhân,tính dân tộc và tính xã hội. Song, để củng cố, phát huy bản chất và thực hiện tốt chức năng của Nhà nước cần có 1 số phương hướng như: đổi mới hoạt động,thay đổi phương pháp quản lí của Nhà nước; phải cải cách bộ máy,thực hiện tốt nguyên tắc quyền lực thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan; xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Câu 2: Trình bày khái niệm,đặc điểm, những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của N2 CHXHCN VN

1.KHÁI NIỆM:

Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan từ TW đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung thống nhất tạo thành 1 cơ chế hoạt động đồng bộ để thể hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

2.ĐẶC ĐIỂM: (3 đặc điểm lớn)

1. Quyền lực Nhà nước là thống nhất, nhưng luôn có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền hành pháp, lập pháp, tư pháp.

    Cụ thể:+ Tại điều 2 hiến pháp năm 1992 quy định quyền lực Nhà nước thống nhất ở nhân dân và cơ sở quan, thực hiện việc thống nhất đó là Quốc hội.

                 + Quốc hội là cơ quan cao nhất, thống nhất cả 3 quyền: lập-hành-tư pháp nhưng thực ra Quốc hội trực tiếp lập pháp,Chính phủ-hành pháp, Tòa án và VKS-tư pháp.

2. Bộ máy Nhà nước CHXHCN VN vừa là tổ chức hành chính cưỡng chế vừa là tổ chức quản lí kinh tế- văn hóa xã hội. Vì vậy trong bộ máy song song tồn tại 2 loại cơ quan:  Cơ quan hành chính cưỡng chế:cảnh sát, tòa án, nhà tù, quân đội.

             Cơ quan chuyên làm nhiệm vụ quản lí n~ lĩnh vực quan trọng của đời sống: Bộ giáo dục, Bộ Công thương…

3. Đội ngũ cán bộ công chức của Nhà nước ta là công bộc của nhân dân có trách nhiệm phục vụ nhân dân và chịu sự kiểm soát của nhân dân, kiên định quan điểm và tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

3.CƠ CẤU TỔ CHỨC: 5 hệ thống cơ quan

            1.Cơ quan quyền lực: Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp(tỉnh- huyện-xã)

            2.Chủ tịch nước: Đứng đầu Nhà nước và thay mặt Nhà nước ta về đối nội và đối ngoại.

            3. Cơ quan quản lí: Chính phủ. Các bộ. Cơ quan ngang bộ khác thuộc chính phủ. UBND các cấp ở địa phương.

            4.Cơ quản kiểm sát: Viện KSND tối cao. Viện KS quân sự các cấp. Viện KS quân sự các cấp.

            5.Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tối cao. Tòa án nhân dân địa phương. Tòa án quân sự các cấp.

4.NHỮNG NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG: 6 nguyên tắc

            1. Đảm bảo sự lãnh đạo của ĐCS VN đối với Nhà nước:

                        Đảng lãnh đạo đảm bảo Nhà nước đi theo đường lối, chính sách đúng đắn, thể hiện bản chất cách mạng và khuynh hướng của chủ nghĩa Mác- Lênin.

                        Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở việc: vận dụng chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng HCM để đề ra đường lối, chính sách phù hợp thực tiễn; Đảng kiểm tra,chỉ đạo Nhà nước và gương mẫu, tiên phong trong các hoạt động.

            2. Quyền lực N2 là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước trong thực hiện quyền lực Nhà nước(lập-hành-tư pháp)

            3. Đảm bảo sự tham gia của nhân dân vào quản lí Nhà nước:

                        -Nhân dân tham gia quản lí Nhà nước dưới 4 hình thức cơ bản:

                                    +Bầu ng đại diện cho mình vào cơ quan Nhà nước.

                                    +Tham gia làm việc trong các cơ quan Nhà nước.

                                    +Thảo luận góp ý kiến vào  những dự án luật.

                                    +Giám sát hoạt động của cán bộ, công chức Nhà nước, cơ quan Nhà nước.

Từ đó sẽ phát huy sức mạnh,trí tuệ của nhân dân;chống quan liêu,cửa quyền của các bộ máy Nhà nước.

            4. Tập trung,dân chủ: đc quy định ở điều 6 hiến pháp năm 1992

                        -Tập trung: đảm bảo sự lãnh đạo,quyết định của cơ quan cấp trên,của đa số, của ng lãnh đạo cơ quan tổ chức.

                        -Dân chủ: phải đảm bảo sự vận dụng sáng tạo của đại phương, của các cơ sở khi thực hiện các quyết định, quy định của cơ quan cấp trên,của tập thể.

            5. Nguyên tắc pháp chế XHCN: (quan trọng nhất)

                        -Đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của cơ quan Nhà nước phải được tiến hành theo đúng luật,trên cơ sở pháp luật.

                        -Mọi cán bộ Nhà nước, các tổ chức KT-XH,đơn vị vũ trang và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành hiến pháp và pháp luật. Mọi hành vi vi phạm PL của cán bộ Nhà nước, cơ quan Nhà nước,công dân phải đc xử lí nghiêm minh theo quy định của PL.

            6.Nguyên tắc bình đẳng,đoàn kết giữa các dân tộc trên các mặt chính trị,kinh tế,văn hóa.

Câu 3:Trình bày khái niệm, yêu cầu cơ bản và các biện pháp tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

1.Khái niệm:

            Pháp chế là việc tuân thủ PL 1 cách đầy đủ, chính xác của các chủ thể.

            Cụ thể: Pháp chế XHCN là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước XHCN; là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội và các đoàn thể quần chúng; là nguyên tắc xử sự của công dân; có mối guan hệ mật thiết với chế độ dân chủ XHCN.

2.Yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN: 4 yêu cầu cơ bản

            1.Tôn trọng tính tối cao của hiến pháp và luật:

               Yêu cầu có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống PL XHCN và bảo đảm PL luôn thể hiện ý chí của nhân dân.

            2.Đảm bảo tính thống nhất của pháp chế trên quy mô toàn quốc:

              Mọi văn bản quy phạm pháp luật phải được hiểu và áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

              Những văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lí thì tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện.

            3. Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật phải hoạt động một cách tích cực, chủ động và có hiệu quả.

            4. Không tách rời công tác pháp chế với văn hóa và văn hóa pháp lí.

3. Các biện pháp tăng cường pháp chế XHCN ở nước ta trong giai đoạn hiện nay: 4 biện pháp

            1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế.

            2. Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống PL XHCN.

            3. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật.

            4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lí nghiêm những hành vi hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 5: Trình bày hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta.

1.Định nghĩa:

            Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định trong đó có các quy tắc xử sự chung được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng XHCN.

2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta: 7 loại vb QPPL

            1. Văn bản QPPL của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội:

            Gồm:  Hiến pháp nc CHXHCN VN.

                        Luật

                        Nghị quyết của Quốc hội

                        Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội

                        Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

            2. Văn bản QPPL của Chủ tịch nước:

            - Chủ tịch nước ban hành các văn bản để thực hiện n~ nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước do Hiến pháp, pháp luật quy định.

            -Gồm: lệnh của Chủ tịch nước và quyết định của Chủ tịch nước.

            3. Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, của Thủ tướng chính phủ

            Gồm:  Nghị quyết của Chính phủ

                        Nghị định của Chính phủ

                        Quyết định của thủ tướng Chính phủ

                        Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ.

            4.Văn bản QPPL của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ:

            Gồm:  Quyết định của Bộ trưởng

                        Chỉ thị của Bộ trưởng

                        Thông tư của Bộ trưởng

            5. Các văn bản QPPL của hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, của Viện trưởng viện KSND tối cao:

            Gồm:  Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

                        Quyết định, chỉ định, thông tư của Chánh án toàn án nhân dân tối cao.

                        Quyết định, chỉ thị, thông tư của viện trương VKS nhân dân tối cao.

            6. Văn bản QPPL liên tịch:

            - Nghị quyết: giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với cơ quan TW của tổ chức chính trị-xã hội (như Mặt trận Tổ quốc VN, Đoàn thanh niên cọng sản VN…)

            - Thông tư: giữa các bộ, cơ quan với nhau và với tòa án nhân dân tối cao, VKS nhân dân tối cao.

            7. Văn bản QPPL của hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân:

            - Gồm: Nghị quyết của hội đồng nhân dân

                         Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân

KẾT LUẬN: Hệ thống văn bản QPPL của VN quá nhiều, trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn. Văn bản luật chưa có giá trị thi hành thực tế, chưa áp đụng vào thực tế cuộc sống. Vì vậy, quốc hội cần phải chú trọng vấn đề khả thi của luật và sửa đổi luật, ban hành các vb QPPL theo hướng giảm bớt các cơ quan ban hành.

Câu 6: Phân tích khái niệm, các dấu hiệu của tội phạm:

1.KHÁI NIỆM:

Tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do ng có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện 1 cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm vào: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc; chế độ chính trị, kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức; tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; những lĩnh vực khác của trật tự PL XHCN.

2.CÁC DẤU HIỆU CỦA TỘI PHẠM: 4 dấu hiệu(thiếu 1 dấu hiệu ko phải tội phạm)

            1. Tính nguy hiểm cho xã hội: (dấu hiệu quan trọng nhất)

            - N~ hành vi gây nguy hiểm đáng kể cho XH được quy định trong Bộ luật hình sự mới đc coi là tội phạm.

            - Nguy hiểm cho xã hội thể hiện về mặt khách quan là gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho các quan hệ XH đc luật hình sự bảo vệ.

            2. Tính có lỗi của tội phạm:

            - Lỗi là thái độ tâm lí chủ quan của 1 ng đối với hành vi gây nguy hiểm cho XH của mình và đối với hậu quả của hành vi đó, thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý.

            - Luật hình sự ko quy tội khách quan, ko quy trách nhiệm 1 ng chỉ dựa vào việc ng đó đã thực hiện hành vi gây ra thiệt hại cho XH mà dựa vào lỗi của họ.

            3. Tính đc quy định trong Bộ luật hình sự:        

            - 1 hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, có lỗi nhưng phải đc quy định trong Bộ luật hình sự mới đc coi là tội phạm.

            - Tính này phản ánh và biểu hiện về mặt pháp lí tính nguy hiểm cho XH của tội phạm.

            4. Tính chịu hình phạt:

            - 1 hành vi đc coi là tội phạm thì phải bị xử lí bằng hình phạt. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước chỉ đc quy định trong Bộ luật hình sự và chỉ áp dụng đối vs ng phạm tội.

Câu 7: Phân tích khái niệm, các dấu hiệu của vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

1. KHÁI NIỆM:

VPPL là hành vi(hành động hoặc không hành động) trái PL do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại tới các quan hệ XH được pháp luật bảo vệ.

2. CÁC DẤU HIỆU: 4 dấu hiệu

            1.Dấu hiệu hành vi:

            - VPPL trước hết là 1 hành vi xác định của con người, tức là n~ xử sự có ý thức của con ng xâm hại đến các quan hệ xã hội đc PL bảo vệ.

            - N~ điều mới tồn tại trong tư tưởng mà ko biểu hiện bằng hành vi thì dù nguy hiểm vẫn ko phải VPPL.

            2. Dấu hiệu trái PL:

            - VPPL phải là hành vi xác định của con người trái với quy định của PL, xâm hại đến các QHXH đc PL bvệ.

            3.Dấu hiệu lỗi của chủ thể vi phạm:

            VPPL là hành vi xác định của con ng, trái với quy định của PL nhưng phải chứa đựng lỗi của chủ thể vi phạm.

                        Ví dụ: ng bị tâm thần dù gây thiệt hại cho XH nhưng ko có lỗi vì ng đó ko có tự do ý chí, ko có khả năng nhận thức.

            4. Dấu hiệu về năng lực, trách nhiệm pháp lí:

            Chủ thể thực hiện hành vi trái PL phải có năng lực trách nhiệm pháp lí, tức là đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí và có khả năng nhận thức điều khiển hành vi của mình.

3. TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ:

- Đó là hậu quả mà ng VPPL phải gánh chịu trc Nhà nước.

- Bao gồm 4 loại cơ bản sau:

            +Trách nhiệm pháp lí hình sự:chỉ áp dụng vs cá nhân khi ng đó phạm tội.

            +Trách nhiệm pháp lí HC:do cq có thẩm quyền áp dụng đvs cá x, tổ chức VPPL.

            +Trách nhiệm pháp lí dân sự:do tòa án áp dụng vs cá nhân,chủ thể vi phạm trách nhiệm dân sự.

            +Trách nhiệm kỉ luật:do thủ trưởng cq,tổ chức áp dụng cho cán bộ, nhân viên thuộc cq, tổ chức của mình.

KHÁI QUÁT LIÊN HỆ:

Việt Nam là 1 nước có tình trạng VPPL phổ biến và rộng rãi do yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Khách quan:chịu nhieuf ảnh hưởng từ các nền văn hóa. Chủ quan: cán bộ Nhà nước chưa có năng lực cao; hệ thống PL chưa hoàn thiện; ng dân có trình độ văn hóa kém; nguyên tắc pháp chế chưa đc công nhận.

Câu 8: Trình bày khái niệm vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính.

1. KHÁI NIỆM:

VPHC là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện 1 cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lí hành chính Nhà nước, ko phải là tội phạm hình sự, phải bị xử phạt hành chính hoặc áp dụng các biện pháp xử lí hành chính theo quy định của PL.

2. TRÁCH NHIỆM HÀNH CHÍNH:

- Khái niệm:là hậu quả bất lợi mà cá nhân hay tổ chức VPHC phải gánh chịu trc N2.

- Trách nhiệm hành chính phát sinh khi có VPHC, ko phát sinh trong các trường hợp sau: sự kiện bất ngờ; tình thế cấp thiết phòng vệ chính đáng; ko có năng lực trách nhiệm hành chính, hết thời hiệu truy vứu trách nhiệm hành chính; VPHC chuyển hóa thành tội phạm.

- Truy cứu trách nhiệm hành chính là việc N2 áp dụng n~ biện pháp xử phạt hành chính phù hợp để GD cá nhân hay tổ chức VPHC và GD, phòng ngừa cấ nhân, tổ chức khác. Việc truy cứu ko phụ thuộc vào việc ng VPHC đã gây ra thiệt hại hay chưa.

Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VPHC:

Lĩnh vực hành chính bao trùm nhiều mặt của XH. VPHC ko chỉ là hành vi của cá nhân mà còn có thể của tổ chức, cquan. VPHC xảy ra tuy ko nguy hiểm nhưng xảy ra thường xuyên, liên tục và nh nhất trong các loại vi phạm. VPHC gây ảnh hưởng tới trật tự quản lí hành chính N2 và quyền tự do dân chủ của nhân dân. Vì vậy phải nghiên cứu và tìm ra các biện pháp phòng ngừa, biện pháp trách nhiệm hành chính, góp phần duy trì trật tự, ổn định xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #phuogthuy