MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: Nhận thức chung về pháp luật

1. Nguồn gốc của pháp luật

Khi xã hội có sự phân hóa các giai cấp khác nhau

- Pháp luật chỉ xuất hiện khi nhu cầu quản lí xã hội thực sự cần thiết và chỉ khi điều kiện kinh tế, xã hội đạt đến một trình độ pháp triển nhất định

+ Thứ nhất, về mặt kinh tế có sự chuyển đổi từ nền kinh tế tự nhiên nguyên thủy sang nền kinh tế sản xuất xã hội trao đổi .

+ Thứ hai, về mặt xã hội có sự phân chia thành các giai cấp đối kháng và mâu thẫn giai cấp không thể điều hòa được .

-Trong lịch sử, có các hình thức cơ bản tạo nên pháp luật như sau:

+ Một là, giai cấp thống trị thông qua nhà nước chọn lọc , thừa nhận các quy tắc xử sự thông thường trong xã hội ( các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán) nâng lên thành các quy định pháp luật .

+ Hai là, nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật . Văn bản quy phạm pháp luật là những văn bản do các cơ quan nhà nước , các cá nhân có thẩm quyền ban hành theo một trình tự nhất ,thủ tục được pháp luật quy định , chứa dựng các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích cụ thể .

+ Ba là, nhà nước thừa nhận các cách thức xử lí được đưa ra trong các quyết định áp dụng pháp luật như của tòa án , cơ quan hành chính nâng lên thành các quy định pháp luật

2. Bản chất của pháp luật

Xét về bản chất , pháp luật luôn có tính giai cấp và tính xã hội

- Tính giai cấp

+ xuất hiện khi có sự xuất hiện của giai cấp

+ phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền

+ là công cụ của giai cấp cầm quyền quản lí xã hội

+ thiết lập trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền

- Tính xã hội

+ là kết quả của quá trình phát triển của xã hội

+ giải quyết các vấn đề xã hội

+ bảo vệ các quan hệ xã hội

+ chứa đựng các giá trị nhân văn của xã hội

3. Đặc trưng cơ bản của pháp luật

a. Tính quyền lực nhà nước

b. Tính quy phạm phổ biến

c. Tính hệ thống

d. Tính xác định chặt chẽ về hình thức

e. Tính có ý chí

4. Chức năng của pháp luật

Pháp luật có ba chức năng cơ bản : chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ và chức năng giáo dục

5. Quy phạm pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật

a. Quy phạm pháp luật

- KN: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo hướng nhất định và nhằm đạt được mục đích mà nhà nước đặt ra

- Đặc điểm : quy phạm pháp luật

+ là quy tắc mang tính bắt buộc chung

+ do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện , nó luôn thể hiện ý chí của nhà nước

+ thể hiện hai mặt bắt buộc và cho phép

+ luôn mang tính xác định chặt chẽ

- Cơ cấu của quy phạm pháp luật

Gồm 3 thành phần chính : phần giả định , phần quy định và phần bảo đảm

Phần giả định

Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên hoàn cảnh , điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống mà con người có thể gặp phải và cần phải xử sự theo quy định của pháp luật . Bộ phận này trả lời cho câu hỏi: Ai? Khi nào? Trong những điều kiện hoàn cảnh nào?

Phần quy định

Quy định là biện pháp nêu lên bằng cách thức xử sự bắt buộc mà mọi người phải tuân theo khi ở vào hoàn cảnh , điều kiện đã nêu lên trong phần giả định . Bộ phận này trả lợi cho câu hỏi : Phải làm gì ? Được làm gì ? Làm ntn?

Phần chế tài

Chế tài là bộ phận nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng đối với những chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh đã nêu ở bộ phận quy định . Đây chính là hậu quả bất lợi đvs chủ thể vi phạm pháp luật . Bộ phận này trả lời cho câu hỏi : Hậu quả gìnếu không làm đúng mệnh lệnh nêu ở phần quy định mà chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu

Có 4 loai chế tài : Hình sự

Hành chính

Dân sự

Kỷ luật

- Cách trình bày quy phạm pháp luật trong các điều luật

Phù hợp với từng trường hợp cụ thể

b. Văn bản quy phạm pháp luật

- KN: VBQPPL là một trong những hình thức thể hiện của pháp luật . Dó là văn bản do cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành ra theo trình tự , thủ tục và hình thức do pháp luật quy định , trong đó có các quy tắc xử sự chung được nhà nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích của nhà nước

- Đặc điểm :

+ Chỉ do chủ thể có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành ( QH, UBTVQH, chủ tịch nước , chính phủ, TTCP( thanh tra cp), HĐTP TANDTC(hội đồng thẩm phán , tòa án nhân dân tối cao ), chánh án TANDTC, viện trưởng VKSNDTC, Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ , Tổng kiểm toán nhà nước ,cơ quan TW của tổ chức CTXH, HĐND và UBND)

+ Được ban hành theo thẩm quyền , hình thức, trình tự , thủ tục luật định

+ Có nội dung chứa đựng các quy phạm pháp luật (quy tắc xử sự ) mang tính bắt buộc chung điều chỉnh các quan hệ XH cơ bản

+ Được NN đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế

+ Đc áp dụng nhiều lần trong đời sống

- Hệ thống VBQPPL

+ Hiến pháp , luật ,nghị quyết của QH

+ Pháp lệnh , nghị quyết của UBTVQH

+ Lệnh quyết định của CT nước

+ Nghị định của CP, quyết định của thủ tướng CP

+ Nghị quyết của HĐTP TANDTC

+ Thông tư của Chánh án TANDTC , Viện trưởng VKSNDTC và của các Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

+ Quyết định của tổng kiểm toán NN

+ Nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH hoặc CP với cơ quan TW của các tổ chức CT-XH tham gia quản lý NN

+ Tổ chức liên tịch giữa Chánh án TANDTC vs Viện trưởng VKSNDTC ; giữa Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang bộ vs Chánh án TANDTC , Viện trưởng VKSNDTC; giữa các Bộ trưởng , Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

+ Nghị quyết của HĐND các cấp , quyết định ,chỉ thị của UBND các cấp

- Hiệu lực của VBQPPL

là giá trị tác động của VBQPPL lên các qhxh đc xđ trong phạm vi thời gian, không gian và đối tượng tác động nhất định

+ Hiệu lực về thời gian : là xđ giới hạn thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của VBQPPL

Về xđ thời điểm có hiệu lực : đc quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc kí ban hành ; VBQPPL quy định các biện pháp thi hành trong trường hợp khẩn cấp thì có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc kí ban hành nhưng phải được đăng trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải đc đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng , đăng công báo chậm nhất sau 2 ngày kể từ ngày công bố hoặc kí ban hành; VBQPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc kí ban hành , VBQPPL của HĐND, UBND cấp huyện có hiệu lực sau 7 ngày..., VBQPPL của HĐND, UBND cấp xã có hiệu lực sau 5 ngày ...

Về xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực : hết thời hạn có hiệu lực được quy định trong văn bản; được sửa đổi,bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của cơ quan NN đã ban hành văn bản đó ; bị hủy bỏ hoặc bải bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ; không còn đói tượng điều chỉnh

Hiệu lực trở về trước của VBQPPL( hiệu lực hồi tố ) : áp dụng với những hành vi xảy ra trước thời điểm vawnbanr có hiệu lực

+ Hiệu lực về không gian : là giá trị tác động của văn bản được xác định trong phạm vi lãnh thổ , vùng hay khu vực nhất định

Hiệu lực theo không gian của văn bản được xác định trong chính văn bản hoặc xác định theo thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản

+ Hiệu lực theo đối tượng tác động : là giá trị tác động của văn bản lên các qhxh với những chủ thể nhất định . Hiệu lực theo đối tượng tác động của văn bản thường được xác định trược tiếp trong văn bản đó

- Áp dụng VBQPPL

Là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những trường hợp cụ thể

Một số nguyên tắc cơ bản khi tiến hành áp dụng VBQPPL

VBQPPL được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiêu lực

Trong trường hợp VBQPPL có quy định khác nhau về cùng 1 vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lí cao hơn

Trong trường hợp VBQPPL do cùng 1 cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng 1 vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau

Nếu có sự quy định khác nhau giữa luật chung và luật chuyên ngành thì áp dụng quy định của luật chuyên ng ành

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #meo