Chương II - ( tiếp ) - 3
3. VI PHẠM PHÁP LUẬT
a) Khái niệm
- Vi phạm PL là hành vi trái PL, hành động hoặc không hành động có lỗi do chủ thể có trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại tới các QHXH được PL bảo vệ.
- Các dấu hiệu của vi phạm PL :
+ Hành vi ( hành động hoặc không hành động của con người ).
+ Hành vi trái PL xâm hại tới các QHXH được PL bảo vệ.
+ Lỗi là do yếu tố không thể thiếu để xác định vi phạm PL :
• Lỗi cố ý : ¤ Cố ý gián tiếp
¤ Cố ý trực tiếp
• Lỗi vô ý : ¤ Vô ý vì cẩu thả
¤ Vô ý vì quá tự tin
+ Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
b) Các yếu tố cấu thành vi phạm PL
- Mặt khách quan : là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm PL mà con người có thể nhận ra bằng trực quan sinh động.
- Mặt chủ quan : là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm PL. Có yếu tố " Lỗi " là do lỗi cố ý và lỗi vô ý.
- Khách thể của vi phạm PL : là những QHXH được PL bảo vệ bị hành vi vi phạm PL xâm hại tới.
- Mặt chủ thể : là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý; là khả năng của chủ thể tự chịu hành vi của mình trước nhà nước.
c) Các loại vi phạm PL
- Vi phạm hình sự : là hành vi nguy hiểm cho XH được quy định của bộ luật hình sự do chủ thể có năng lực pháp lý thực hiện.
- Vi phạm hành chính : là hành vi trái PL có lỗi nhưng mức độ nguy hiểm cho XH thấp hơn, xâm hại tới các QHXH được quy định trong luật hành chính.
- Vi phạm kỷ luật : là những hành vi có lỗi trái PL, kỷ luật của đơn vị, bị kỷ luật tại các cơ quan nhà nước và đơn vị.
- Vi phạm dân sự : là hành vi trái PL, xâm hại tới các quan hệ tài sản, quân hệ nhân thân chủ yếu được quy định trong luật dân sự.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top