Chương II - Một số vấn đề chung về pháp luật, pháp chế XHCN
1.
a) KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT :
- PL là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể chế ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các QHXH phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.
b) CÁC THUỘC TÍNH CỦA PHÁP LUẬT
* Tính quy phạm phổ biến :
- Quy phạm của PL là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu, là quy định cho phạm vi cá nhân hoặc tổ chức nhất định.
- Tính phổ biến được áp dụng nhiều lần trong cuộc sống, trong không gian, thời gian mọi lúc mọi nơi.
* Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức :
- Nội dung phải được quy định rõ ràng, sáng sủa, phải chính xác, dễ hiểu, cụ thể, bất kỳ ai cũng phải tuân thủ theo khuôn mẫu, chỉ được hiểu theo một nghĩa.
* Tính bắt buộc chung :
- Việc tuân theo PL không tuân theo ý thích của mỗi người, nếu không tuân theo thì tùy mức độ vi phạm mà nhà nước áp dụng các biện pháp phù hợp để thực hiện đúng các quy tắc.
c) CHỨC NĂNG CỦA PHÁP LUẬT :
* Chức năng điều chỉnh các QHXH :
- Hướng các hoạt động của tổ chức, tập thể và cá nhân theo quy định của nhà nước nhằm thực hiện đúng các quy phạm PL.
* Chức năng bảo vệ :
- Là công cụ bảo vệ, bảo đảm các QHXH đã được xác lập trong sự quản lí của nhà nước không bị xâm phạm.
* Chức năng giáo dục :
- Được thực hiện thông qua sự tác động của PL vào ý thức của con người, làm cho con người xử sự phù hợp với cách xử sự được quy định trong các quy phạm PL.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top